1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận so sánh ias 16 và vas 03 tài sản cố định hữu hình

21 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận so sánh IAS 16 và VAS 03 - Tài sản cố định hữu hình
Tác giả Hà Hương Trà, Bùi Nghi Thường, Lê Thị Thanh Tuyền, Trần Thị Thúy Trinh, Trương Mộng Trinh, Hồ Thị Cẩm Tú
Người hướng dẫn ThS. Cao Thị Nhân Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán Tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Theo VAS 03, giá trị có thể thu hồi là giá trị được thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồmgiá trị còn lại của tài sản khi thanh lý.Ghi nhận PPE được mua, mà các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

**********

MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

TIỂU LUẬN

SO SÁNH IAS 16 VÀ VAS 03 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

GVHD: ThS Cao Thị Nhân Anh SVTH:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023

Hà Hương Trà 20125234Bùi Nghi Thường 20125250

Lê Thị Thanh Tuyền 21125182Trần Thị Thúy Trinh 21125355Trương Mộng Trinh 21125356

Hồ Thị Cẩm Tú 21125361

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

NỘI DUNG 1

1 Khác biệt chung giữa IAS 16 và VAS 03 1

2 Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình 3

3 Ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình 4

3.1 Nguyên tắc ghi nhận 4

3.2 Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình 4

3.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm 4

3.2.2 TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế 5

3.2.3 TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp 5

3.2.4 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi 5

3.2.5 TSCĐ hữu hình bao gồm đất, các công trình kiến trúc gắn liền với đất 6

3.3 Ví dụ 6

4 Ghi nhận sau ban đầu tài sản cố định hữu hình 7

4.1 Phương pháp giá gốc 7

4.2 Phương pháp đánh giá lại 8

4.3 Ví dụ 9

5 Khấu hao và thanh lý tài sản cố định hữu hình 10

6 Thuyết minh 12

6.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 12

6.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

i

Trang 3

- Các tài sản sinh học liên quan

đến hoạt động nông nghiệp

- Các quyền về khoáng sản và trữ

lượng khoáng sản như dầu, khí và

các nguồn tài nguyên không tái

sử dụng trong tương lai nhưbất động sản đầu tư nhưngchưa thỏa mãn điều kiện củabất động sản đầu tư

- IAS 16 giải thích hai thuật

ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất do sụt giảm gía trị TheoVAS 03, giá trị có thể thu hồi là giá trị được thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồmgiá trị còn lại của tài sản khi thanh lý

Ghi nhận PPE được mua, mà các

tài sản PPE này bản thân chúng

không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng

cần thiết để khiến cho các tài sản

khác có khả năng tạo ra lợi ích

Thời hạn sử dụng hữu ích làhơn 1 năm

- Đáp ứng các yêu cầu củaquy định hiện hành: Nguyêngiá tài sản phải được xácđịnh một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng

Phạm vi áp dụng TSCĐ hữu hình được phân loại làtài sản dài hạn nắm giữ để bán

- Không áp dụng với tài sản sinh

học liên quan đến nông nghiệp

TSCĐ hữu hình được xếp làtài sản dài hạn nắm giữ đểbán nếu trong điều kiện hoạtđộng không liên tục

1

Trang 4

- Đất đai được ghi nhận là Tài sản

cố định

- Áp dụng với tài sản sinhhọc liên quan đến Nôngnghiệp

- Đất đai được ghi nhận làTài sản vô hình vì đây làquyền sử dụng

Nguyên giá

TSCĐ

Đề cập các khoản ước tính ban

đầu của chi phí phá hủy, trả mặt

bằng, điều chuyển tài sản, khôi

phục lúc mua tài sản

- Để ghi nhận một khoản chi phí

là tài sản, điều kiện thứ hai cần

xem xét đó là giá trị của nó

- Theo đoạn 16 IAS 16, chi phí

phát sinh để hình thành nên tài sản

thường bao gồm ba bộ

phận: Giá mua, chi phí liên quan

trực tiếp và chi phí tháo dỡ, di

dời, khôi phục có liên quan đến

việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua

thực tế + Các khoảnthuế + Cac chi

phí liên quan trực tiếp

Không đề cập đến các khoản ước tính ban đầu của chi phí phá hủy, trả mặt bằng, điều chuyển tài sản, khôi phục hiện trạng lúc mua tài sản được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi

về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Giảm giá TSCĐ Đã có quy định về ghi nhận tổnthất tài sản cố định hữu hình.

- Tài sản cố định được yêu cầu

kiểm tra sự suy giảm và, nếu cần,

sẽ được ghi nhận vào tài sản Giá

trị của tài sản cố định không được

ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu

hồi của tài sản cố định đó Giá trị

có thể thu hồi là giá trị cao hơn

giữa (1) giá trị sử dụng và (2) giá

trị hợp lý sau khi đã trừ đi chi phí

Chưa có quy định về ghi nhận tổn thất tài sản cố định hữu hình

2

Trang 5

để bán.

Bất kỳ yêu cầu bồi thường nào từ

bên thứ ba về suy giảm giá trị đều

được tính vào lãi hoặc lỗ khi yêu

cầu bồi thường được thực hiện

Ví dụ:

VAS 03 chưa đề cập đến các khoản ước tính ban đầu của chi phí phá hủy, điều

chuyển tài sản, hoàn trả mặt bằng, khôi phục hiện trạng khi mua tài sản được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

( Ví dụ: Các công ty về khai thác than có nghĩa vụ hoàn nguyên môi trường sau khi tiến hành khai thác than., các công ty về Dầu khí phải có trách nhiệm thu dọn sau khi khai thác Nếu các kinh phí không được dự tính trước nguyên giá TSCĐ và khấu hao dần, doanh nghiệp sẽ không đủ nguồn lực để trang trải, tạo ra rủi ro tài chính.)

2 Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình

IAS 16:

Quy định các tài sản được ghi nhận TSCĐ hữu hình độc lập khi doạnh nghiệp:a) Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản đó

b) Giá trị tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy

Đề cập tới những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất hoặc

bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khácnhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tếnhiều hơn tài sản khác

Ghi rõ các chi phí cho cac dịch vụ hằng ngày không được ghi nhận vào chi phícủa TSCĐ hữu hình mà ghi nhận vào chi phí trong kỳ Khoản chi phí này được ghinhận như sữa chữa và duy trì tài sản, cây trồng, thiết bị Các chi phí kiểm tra thườngxuyên đảm bảo cho TSCĐ hoạt động liên tục có thể ghi nhận nếu thỏa mãn điều kiệmghi nhận tài sản

VAS 03

Quy định tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi thỏa mãn đồng thời bốnđiều kiện :

a ) Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản đó

b ) Giá trị tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy

c ) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm

d ) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sủ dụng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : nhà cửa, máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, Thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vậtlàm việc và cho sản phẩm, TSCĐ hữu hình khác

3

Trang 6

Đề cập tới vai trò của TSCĐ hữu hình trong việc thể hiện tình hình tài chínhdoanh nghiệp, việc xác định ghi nhận TSCĐ hữu hình sẽ có ảnh hưởng đáng kể đếnbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ghi nhận TSCĐ khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn 1năm Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình vàviệc sử dụng chúng là không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữuhình riêng biệt và được khấu hao trong thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Ghi rõ trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản chocác bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành

3 Ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình

3.1 Nguyên tắc ghi nhận

Tiêu chuẩn ghi nhận chi phí phát sinh để có được TSCĐ hữu hình được nêu trongIAS 16 như sau : “Chi phí phát sinh cho một bất động sản, nhà xưởng và dụng cụđược ghi nhận là tài sản khi:

1 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (future economic benefits)

từ tài sản đó

2 Nguyên giá của tài sản đó có thể được xác định một cách đáng tin cậy.”Vậy một chi phí phát sinh muốn được vốn hóa vào giá trị tài sản phải đáp ứng haitiêu chuẩn trên

Ngoài ra, IAS 16 còn quy định rằng :

“ Việc ghi nhận chi phí vào nguyên giá của một TSCĐ hữu hình ngừng lại khi tài sản

đã ở vào địa điểm và trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã đượcđịnh trước ”

Từ đó, ta có thể rút ra kết luận là điểm cắt chi phí được vốn hóa sẽ là thời điểmtài sản ở vào vị trí và trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã đượcđịnh trước Các chi phí có liên quan và cần thiết tới việc đưa “tài sản ở vào vị trí vàtrạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã được định trước” mới đượcvốn hóa

Do đó, những chi phí phát sinh sau thời điểm “tài sản ở vào vị trí và trạng tháicần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã được định trước” đều không được ghinhận vào nguyên giá của TSCĐ

VAS 03 cũng có đoạn như sau: “ các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản

lý hành chính, chi phí sản xuất, chi phí chạy thử và các chi phí khác…nếu không liênquan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thìkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban dầu do máy móckhông hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ.”

3.2 Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

3.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm

Ta nhận thấy ở VAS 03 và IAS 16 có quy định khác nhau ở trường hợp này Theonhư VAS 03 : “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các

4

Trang 7

khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồmcác khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sảnvào trạng thái sẵn sàng sử dụng.”

Về bản chất như theo định nghĩa của IAS về TSCĐ thì ta thấy sự tương đồng

về cách ghi nhận giá gốc, tuy nhiên trên hình thức trong IAS thì chỉ nêu ngắn gọn

là Nguyên giá của TSCĐ hữu hình là số tiền hoặc tương đương tiền đã trả tại thời điểmghi nhận

3.2.2 TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế

Nếu như VAS quy định là nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế làgiá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạythử” thì trong IAS nguyên giá được xác định bằng cách sử dụng các nguyên tắc tương

tự như đối với TSCĐ mua sắm Đồng thời, bên IAS còn nêu rõ thêm là các khoản lợinhuận nội bộ được loại trừ khỏi nguyên giá Tương tự như vậy, các khoản chi phí của vật liệu lãng phí, lao động, hoặc các nguồn lực khác phát sinh trong quá trình tự xâydựng một tài sản không được tính vào giá gốc của tài sản

Một điểm khá khác biệt là VAS có đề cập Trường hợp doanh nghiệp dùng sảnphẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng

3.2.3 TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp

Ta thấy sự giống nhau sự giống nhau ở IAS và VAS, đó là đều ghi nhậnnguyên giá TSCĐ theo giá mua hay tương đương số tiền phải trả tại thời điểm mua.Đồng thời tiền lãi trả góp (khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giámua trả ngay) sẽ được ghi nhận vào chi phí theo kỳ cho mỗi lần thanh toán, trừ khi nóđược vốn hóa

Điểm khác biệt duy nhất ở đây là trong IAS có quy định thêm là giá mua của tàisản được tính toán trên cơ sở hiện giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền Trongkhi đó VAS không quy định và yêu cầu tính toán như vậy

3.2.4 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

Sự tương đồng của trường hợp này là ở hai quy định đều yêu cầu phải đo lườnggiá gốc của các TSCĐ theo giá trị hợp lý của tài sản, trừ trường hợp giao dịch trao đổi không phải là giao dịch thương mại ( không tạo ra doanh thu, lợi nhuận)

Còn về sự khác nhau, VAS quy định khá rõ cho từng trường hợp trao đổi tương

tự và không tương tự Khi trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự, ngoài điểm giốngvới IAS là phải đo lường theo giá trị hợp lý của TSCĐ, VAS còn quy định cụ thể chophép đo lường TSĐC nhận về hoặc tài sản đem đi trao đổi (IAS không nêu rõ vấn đềnày) Cụ thể như sau: “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theogiá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem traođổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.”

5

Trang 8

Đối với hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự VAS có nêu không có bất kỳkhoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Và nguyên giá TSCĐnhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Gần tương ứng với traođổi TSCĐ hữu hình tương tự, bên IAS là trao đổi giao dịch không phải là giao dịchthương mại IAS chỉ có quy định là giá gốc các TSCĐ này không được đo lường theogiá trị hợp lý Ngoài ra IAS không có quy định gì thêm Ta nhận thấy VAS quy định rõràng và cụ thể hơn về vấn đề này.

Một điểm khác nhau khá rõ là IAS có quy định về các giao dịch trao đổi tài sản

có bản chất thương mại, trong khi đó VAS không đề cập Cụ thể Các giao dịch trao đổitài sản có bản chất thương mại khi:

(i) Rủi ro, kỳ hạn và giá trị các luồng tiền của TS nhận được và TS đem đi traođổi là khác nhau; hay

(ii) Việc trao đổi tài sản ảnh hưởng đến giá trị của một phần hoạt động kinhdoanh của DN (giá trị hiện tại các luồng tiền DN có thể nhận được từ việc tiếp tục sửdụng TS); và

(iii) Sự thay đổi trong cả hai trường hợp trên là trọng yếu trong mối tươngquan với giá trị hợp lý của TS đem đi trao đổi

Cuối cùng, giá gốc các TSCĐ trao đổi được đo lường theo giá trị hợp lý trừ khigiao dịch không phải là giao dịch thương mại, không mang lại doanh thu lợi nhuậnnhư đã nêu trên, IAS còn nêu thêm một trường hợp giá gốc không được đo lường theogiá trị hợp lý mà ghi nhận theo giá trị ghi sổ đó là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận đượchay tài sản đem đi trao đổi không đo lường được một cách đáng tin cậy Nếu TSCĐnhận được không đo lường giá trị hợp lý được một cách đáng tin cậy thì giá gốc của tàisản này chính là giá trị ghi sổ của TS đem đi trao đổi

3.2.5 TSCĐ hữu hình bao gồm đất, các công trình kiến trúc gắn liền với đất

Chỉ có trong VAS 03 quy định cụ thể: “Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhàcửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phảiđược xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình” Trong khi đó IAS 16 khôngquy định vấn đề này

3.3 Ví dụ

Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi phítháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản Trong việc xác định chi phí của một hạng mụcthuộc PPE, VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạngmục đó

Sau đây là một ví dụ về việc ghi nhận ban đầu TSCĐ

Extravagant Ine dạng lắp đặt một nhà máy mới tại cơ sở sản xuất của nó Có cácchi phí phát sinh như sau:

1 Chi phí lắp đặt nhà máy (chi phí cho mỗi hóa đơn cộng với thuế nhà cung cấp)

$2.500.000

2 Chi phí mua hàng và xử lý ban đầu $200.000 3 Chi phí chuẩn bị trang web

$600.000

6

Trang 9

4 Tư vấn sử dụng cho lời khuyên về việc mua lại của nhà máy trị giá 5 Phí lãitrả cho nhà cung cấp của nhà máy cho các tín dụng trả chậm $200.000

$700.000

6 Dự toán chi phí tháo dỡ để phát sinh sau 7 năm $300,000

7 Hoạt động thua lỗ trước khi sản xuất thương mại $400.000

Yêu cầu:

Hãy tư vấn Extravagant Các chi phí có thể vốn hóa phù hợp với ISA 16Giải quyết:

Theo IAS 16, các chi phí này có thể được vốn hóa:

1 Chi phí xây dựng nhà máy $2 500.000

2 Chi phí mua hàng và vận chuyển $200,000

3 Chi phí $600.000 chuẩn bị trang web

4 Chi phí tư vấn $700.000

5 Dự toán chi phí tháo dỡ được phát sinh sau 7 năm $300.000

Phí lãi vay đã trả về các điều khoản tín dụng chậm dễ trả nhà cung cấp của nhàmáy (không đủ điều kiện vốn hóa) $200.000 và thua lỗ hoạt động trước khi sản xuấtthương mại $400.000 không được coi là chi phí trực tiếp và do đó không thể được vốnhóa Do đó nên được đề cập trong báo cáo thu nhập trong kỳ phát sinh

4 Ghi nhận sau ban đầu tài sản cố định hữu hình

Sau thời điểm ghi nhận ban đầu, TSCĐ hữu hình sẽ được phân bổ chi phí của chúng trong thời gian sử dụng hữu ích thông qua việc khấu hao Điều đó có nghĩa là giá trị tài sản sẽ giảm đi Thêm vào đó, tài sản còn có thể giảm giá trị hay tăng giá trị

do sự biến động của cung cầu đối với tài sản đú trờn thị trường Điều đó làm nảy sinh vấn đề là giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu nên được xác định như thế nào để có thể đảm bảo sự phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp để xác định giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu là phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và việc sử dụng phương pháp nào là hợp lý hơn vẫn còn

là một vấn đề gây tranh cãi

VAS 03 chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị của tài sảnsau ghi nhận ban đầu Còn IAS 16 cho phép đơn vị nắm giữ tài sản được lựa chọn giữaphương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại

4.1 Phương pháp giá gốc

Phương pháp giá gốc theo VAS 03 và IAS 16 cũng khác nhau Theo VAS 03 thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế

Do nguyên giá và số khấu hao lũy kế đều là hai chỉ tiêu đã được kế toán theo dõi

và phản ánh trên sổ sách nên việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình theo phương pháp này có thể đạt được một cách dễ dàng

7

Trang 10

Còn theo IAS 16, thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằngnguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế trừ đi khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản (accumulated impairment losses).

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do TS giảm giá trị

Như vậy , giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc của IAS 16 sẽ còn phải trừ đi một khoản lỗ do giảm giá trị tài sản Khoản lỗ này không được đề cập đến trong các chuẩn mực kế toán của Việt Nam nhưng lại được dành riêng một chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 36 – Impairment of Asset) để bàn về vấn đề giảm giá trị tài sản Phần giảm giá trị này sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau

Ưu điểm của phương pháp giá gốc là đơn giản, dễ thực hiện Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình xác định theo phương pháp này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tính khấu hao như thế nào Thay đổi phương pháp khấu hao hay thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sẽ ảnh hưởng tới giá trị còn lại của tài sản

4.2 Phương pháp đánh giá lại

Theo IAS 16, sau ghi nhận , một bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị nếu có thể xác định được giá trị hợp lý của nó một cách đáng tin cậy thì giá trị của nó có thể đượcghi nhận theo giá đánh giá lại Giá đánh giá lại bằng giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ đi bất kỳ khoản khấu hao lũy kế nào sau ngày đánh giá lại và trừ đi bất kỳ khoản lỗ do giảm giá trị tài sản nào sau ngày đánh giá lại

Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Giá trị hợp lý của đất đai và nhà cửa thường được xác định theo những chứng cứ

có cơ sở thị trường (market-based evidence) được hình thành từ những đánh giá được thực bởi những nhà đánh giá chuyên nghiệp Giá trị của nhà xưởng và thiết bị thường

là giá trị thị trường của chúng

Tần suất của việc đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong giá trị hợp lý của bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị được đánh giá lại Khi giá trị hợp lý của một tài sản được đánh giá lại khác biệt lớn với giá trị còn lại của nó thì cần có thêm một lần đánh giá lại nữa Một vài bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể có sự biến động lớn và thất thường trong giá trị hợp lý do đó cần thiết phải đánh giá lại giá trị của các tài sản này hàng năm Việc đánh giá lại một cách thường xuyên các tài sản mà chỉ có

sự thay đổi nhỏ trong giá trị hợp lý là không cần thiết Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá lại các tài sản đó từ ba đến năm năm một lần

Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại:“Nếu việc đánh giá lại làm tăng giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (other comprehensive income) và được luỹ kế trong vốn sở hữu ở phần thặng dư đánh giá lại tài sản (revaluation surplus) Trừ trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánhgiá giảm mà số chênh lệch giảm đó được ghi vào chi phí thì chênh lệch do đánh gia

8

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN