XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO,BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚIPHẦN 1: MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài:Đất nước và nhân dân Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc
gia trong tình hình mới
Họ và tên sinh viên : PHẠM HỒNG NHUNG
Mã số sinh viên : 2151010052
Lớp 17 : CÔNG TÁC XÃ HỘI K41
Trang 2Hà Nội, tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU……… 3 Tính tất yếu của đề tài……….3 PHẦN 2: NỘI DUNG……… 4
1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới………4
1.1 Một số nét về biển Đông……… 4 1.2 Một số nét về các đảo, quần đảo nước ta…… 6 1.3 Nội dung xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới……… 8
2 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình mới………10
2.1 Một số nét về biên giới quốc gia Việt Nam… 10 2.2 Nội dung xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam……… 12
Trang 33 Một số biện pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới……….13
3.1 Một số biện pháp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới……… 13 3.2 Một số biện pháp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới……….15 3.3 Liên hệ thực tiễn với giới trẻ hiện nay…………18
PHẦN 3: KẾT LUẬN……….19 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20
Trang 4XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
PHẦN 1: MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài:
Đất nước và nhân dân Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời các vua Hùng, đấu tranh giành và giữ lấy độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, là ưu tiên hàng đầu, và đặc biệt không chỉ có vùng đất liền hay vùng trời mà còn cả vùng biển đảo và biên giới quốc gia cũng cần phải gìn giữ cẩn thận Như bài thơ “Nam quốc sơn hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt đã khẳng định, chủ quyền lãnh thổ ta một cách kiên định Sông núi nước Nam là do máu, do mồ hôi của biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để dựng nên Biết bao trái tim Việt Nam đã ngừng đập để giữ cho dải đất hình chữ S này vẹn nguyên một giá trị thế nên không có bất cứ thế lực nào được phép tước
đi quyền tự do, quyền tự tôn dân tộc của ta Kế thừa và phát triển những gì cha ông ta để lại và răn dạy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như biên giới quốc gia Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã
có những phương án, biện pháp trước những diễn biến phức tạp về lãnh thổ trên biển Đông cũng như phần biên giới quốc gia
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong tình hình mới.
1.1 Một số nét về biển đông.
- Khái quát: Biển Đông có vị trí từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông, khoảng 3,5 triệu km² Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan Biển Đông có một tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên Thế giới nói chung
- Về diện tích: BĐ có diện tích gần 3,5 triệu Km2 (gấp 8 lần biển Đen, 1,2 lần Địa Trung Hải) là biển lớn thứ 2 sau biển Taxman
- Về giao thông: Là 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới, giao thông rất nhộn nhịp (Hàng ngày có khoảng 200 – 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại, chiếm 3/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển) Nếu khủng hoảng giao thông gián đoạn, thiệt hại nặng nề về kinh tế, nhiều nền kinh tế suy thoái, ảnh h-ưởng đến an ninh thế giới
- Về kinh tế: Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ ), hải sản, năng lượng.v.v
- Về chính trị, QP-AN: Là nơi tập trung các mâu thuẫn chính trị, kinh tế Trọng tâm của thế giới chuyển từ châu Âu- Đại Tây Dương sang châu Á-Thái Bình Dương Là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt, phức tạp nhất Là vùng biển
Trang 6liên quan đến nhiều nước nhất trên thế giới (kể những nước không có chủ quyền: Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật )
Biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta
1.2 Một số nét về các đảo, quần đảo của nước ta.
- Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo
Bắc Trung Bộ trên 40 đảo
Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trang 7- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta
Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội
Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng
là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
- Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 111 đến 113 Đông, vĩ độ0 0
15045’; đến 17 15’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng Hoàng Sa nằm ở0
phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm2
khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km ) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim2
Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt
Trang 8động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860
Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km với chiều2
Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6 30’ Bắc0
đến 12 Bắc và từ kinh độ 111 30’ Đông đến 117 20’ Đông, cách Cam0 0 0
Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý
Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm, điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển
và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn,
có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu
1.3 Nội dung xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á và tiếp giáp Biển Đông, Việt Nam vừa có biên giới trên đất liền, vừa có vùng biển chồng lấn với các quốc gia láng giềng Đồng thời, việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang đứng trước những thách thức mới và đặt ra những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp Vì vậy, vấn đề xây dựng, bảo vệ chủ
Trang 9quyền biển, đảo càng trở nên quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo:
- Một là, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong
hệ thống chính chính trị và toàn xã hội đối với trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc ta; đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật, phương châm, tư tưởng chỉ đạo, đối sách giải quyết các vấn đề biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta; các tập quán, điều ước quốc tế về biển và Việt Nam là thành viên; bản chất âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá nước ta; tính chất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay
- Hai là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt
là tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Vận dụng tư tưởng này của Người trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc để đạt mục đích tối thượng là bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất, sải biển, song phương pháp, cách thức đấu tranh phải linh hoạt, mềm dẻo bằng mọi hình thức, biện pháp, trong đó lấy đối thoại, đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng; kiên quyết, kiên trì không mắc âm mưu khiêu khích, tạo cớ Kiên định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng giải pháp “hòa bình”, bằng sức mạnh tổng hợp: đấu tranh chính trị, ngoại giao, chứng cứ pháp lý, lịch sử Chúng
Trang 10ta kiên trì, tránh xung đột nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm, chúng ta sẵn sàng đáp trả bằng quyền tự vệ chính đáng Xử lý thật tốt mối quan hệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền và duy trì hòa bình, ổn định Đồng thời, cần cảnh giác trước những mưu toan hạ thấp giá trị chủ quyền biển, đảo hoặc làm suy giảm lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước…
- Ba là, xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới: Tập trung xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng biển, kiểm ngư và dân quân tự vệ biển, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; chú trọng xây dựng trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác chiến quân binh chủng
đi liền với trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; kết hợp tốt phát triển kinh
tế gắn với quốc phòng, an ninh trên biển của các lực lượng chuyên trách Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò tham mưu của lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền biển, đảo cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quốc phòng, quân sự địa phương; về xây dựng khu vực phòng thủ biển, đảo vững chắc; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng, an ninh cho ngư dân; bảo đảm hậu cần - kỹ thuật nghề cá; chú trọng công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ môi trường biển
- Bốn là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phát triển kinh tế biển là cơ sở quan trọng để củng cố quốc phòng - an ninh trên biển, đồng thời củng cố quốc phòng - an ninh trên biển là điều kiện, tiền đề để phát triển kinh tế biển một cách bền vững Bảo đảm mỗi bước phát triển kinh tế biển phải tạo cơ sở cho việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và ngược lại Sự gắn kết
và mối quan hệ biện chứng này phải được xác định rõ từ quan điểm, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên
Trang 11biển; gắn chặt và thống nhất chung trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình mới.
2.1 Một số nét về biên giới quốc gia Việt Nam.
Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi 04 (bốn) bộ phận sau đây:
- Đường biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và phân giới, cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng giữa các quốc gia có chung biên giới; kết quả này được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc, trong đó có một Phần và một Điều chính mô tả chi tiết vị trí của mốc quốc giới, cọc dấu (nếu có), hướng
đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua
Mốc quốc giới Việt Nam - Lào (đoạn biên giới Quảng Bình - Khăm Muộn)
- Đường biên giới trên biển: Theo Điều 2, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng
ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý” Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải.Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí tương
Trang 12quan giữa bờ biển của các quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên biển có thể
có hai phần Một là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển liên tiếp liền hay đối diện trong trường hợp khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia cách nhau nhỏ hơn 24 địa lý, đường này được xác định bởi điều ước giữa các quốc gia hữu quan Hai là đường ranh giới ngoài của lãnh hải phân cách với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của các quốc gia ven biển hữu quan quy định phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế
- Đường biên giới trên không: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hang không phát triển Chủ quyền đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng “ Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia
có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình”
- Đường biên giới bên trong lòng đất: Là một bộ phận của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất Trong thực tiễn quốc
tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận
2.2 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam
Lãnh thổ quốc gia, hiểu một cách đơn giản nhất, là một phần của không gian Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của một quốc gia Dưới góc độ luật pháp quốc tế, lãnh thổ quốc gia là một trong bốn yếu tố cấu thành một quốc gia Chính
vì vậy, luật gia nổi tiếng người Anh Ô-pen-hai-mơ (Oppenheim) đã từng nhấn
Trang 13mạnh: “Không có lãnh thổ quốc gia thì không có nhà nước” Vì vậy, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh đất nước
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành chính và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên lãnh thổ Việt Nam Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam
3 Một số biện pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì mới.
3.1 Một số giải pháp góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới.
- Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về nhiệm vụ bảo vệ