1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên tiểu luận sử dụng lý thuyết cung cầu để giải thích diễn biến giá của thị trường xăng dầu

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Thực trạng Từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục thay đổi khó lường, trong đó có những đợt tăng, giảm với biên độ khá lớn.Theo dự báo của nhiều tổ chức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNBỘ MÔN KINH TẾ VI MÔ

Tên tiểu luận: Sử dụng lý thuyết Cung -Cầu để giải thích diễn biến giá của thị trường xăng dầu

Giảng viên: Huỳnh Tịnh Cát.Thực Hiện Nhóm 3 lớp ECO 151B.

Danh sách thành viên : Hoàng Ngọc Duy Tân Nguyễn Thị Hoài Linh

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ sau 25 năm đổi mới Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm Đặc biệt đó là việc khan hiếm nguồn năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng Sự khan hiếm buộc chúng ta phải tìm hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Để tìm hiểu và giải quyết một cách hợp lý thị trường xăng dầu ở nước ta thì việc phân tích lý thuyết cung càu là một tất yếu.

Lý thuyết cung càu là một trong những nội dung quan họng nhất của kinh tế học được xây dựng trên cơ sở của mô hình cung càu Mô hình cung càu là một công cụ đơn giản song rất hữu ích trong phân tích kinh tế nói chung và xăng dầu nói riêng Mô hình cung càu mô tả sự tương tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng để xác định giá và sản lượng của xăng dầu được mua bán trên thị trường Ngoài ra, mô hình cung càu còn giúp chúng ta hiểu về tác động của các chính sách của chính phủ đối với mặt hàng xăng dầu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lý thuyết cung càu chúng ta sẽ tìm hiểu cung càu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực để giải quyết hợp lý cung càu xăng dầu ở nước ta.

Trang 3

I Thị trường xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây

1 Thực trạng

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục thay đổi khó lường, trong đó có những đợt tăng, giảm với biên độ khá lớn.Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, giá xăng dầu thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, khó dự báo và sẽ chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, đặc biệt là các biện pháp can thiệp vào nguồn cung của các nước, cũng như sự phục hồi kinh tế của các nước sau đại dịch covid 19.

-Trong năm 2021, giá xăng E5RON92 tăng 1.427 đồng/lít, lên mức không cao hơn 23.110 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.459 đồng/lít lên không cao hơn 24.338 đồng/lít.

Trang 4

-Theo đại diện Bộ Công thương, từ đầu năm 2021 đến nay, Quỹ BOG đã chi liên tục với mức chi từ 100-2.000 đồng/lít/kg Kỳ điều hành ngày 26/10, nếu không thực hiện tăng chi Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 và không chi đối với xăng RON95 giá các mặt hàng xăng sẽ tăng từ 1.859 đồng/lít đến 2.527 đồng/lít.

-Hiện nay, phụ phí nhập khẩu dầu cũng tăng mạnh do khan hiếm nguồn cung, trước đây chỉ duy trì 1 - 2 USD/thùng, hiện đã lên ở mức 6 - 10 USD/thùng.

-So với nhiều nước trên thế giới, tỉ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung Tỉ trọng thuế trong giá bán xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 45- 60% (ngoại trừ một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn), trong khi đó, đối với Việt Nam, tỉ trọng thuế đối với xăng khoảng 38% và đối với dầu khoảng 20%.

Trang 5

-Đối với nền kinh tế Việt Nam, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %, là mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

-Hai năm qua dịch bệnh nên các nhà máy lọc dầu giảm sản xuất, nguồn dự trữ sản phẩm giảm, trong khi hiện nay nhu cầu xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao do phục hồi sản xuất, cộng với các biến động chính trị khiến giá của xăng dầu thành phẩm tăng lên cao ngất ngưởng và chưa có dấu hiệu dừng

2 Nguyên nhân

-Giá nguyên liệu thế giới, giá lương thực , thực phẩm , ăn uống… tăng trong dịp tết Trong tháng 2 vừa qua, xăng dầu tăng mạnh thêm 5.8% so với tháng 1, khiến CPI của nhóm giao thông tăng 2,35%.

-Giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

-Hai năm qua dịch bệnh nên các nhà máy lọc dầu giảm sản xuất, nguồn dự trữ sản phẩm giảm, trong khi hiện nay nhu cầu xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao do phục hồi sản xuất, cộng với các biến động chính trị khiến giá của xăng dầu thành phẩm tăng lên cao ngất ngưởng và chưa có dấu hiệu dừng

Trang 6

-Bên cạnh đó, do khó khăn về tài chính, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm sản lượng làm cho nguồn cung xăng dầu trong nước bị suy giảm và gián đoạn.

-Đại dịch COVID 19 là nguyên nhân lớn nhất làm ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu hiện nay Giá xăng dầu tăng là do gần đây các nền kinh tế đang dần mở cửa, hoạt động giao thông vận tải, du lịch đang khởi sắc khiến nhu cầu sử dụng xăng càng cao

II.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC

2.1 Những mặt đã đạt được :

- Đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động nhập khẩu, phá vỡ thế độc quyền nhập khẩu thuộc về các đơn vị đã có cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trước và có thời gian tích luỹ khá dài, tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư theo một cách nhìn mới trong cơ chế thị trường.

- Việc kìm giá trong một khoảng thời gian dài kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong nước.

Trang 7

-Từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý Xu hướng này được định hình sẽ đưa xăng dầu từ các cảng đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng con đường ngắn nhất, loại hình phương tiện có giá cước rẻ nhất và ít qua các khâu trung gian nhất, đem lại lợi ích chung của toàn xã hội.

- Đã thu hút được lực lượng đông đảo các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào khâu phân phối (hạ nguồn), đưa xăngdầu tới người tiêu dùng thông qua hệ thống trên 10.000 cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nước; trong đó có trên 8000 cửa hàng xăng dầu thuộc của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (ngoài 2000 cửa hàng của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu) khác chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nhu cầu xã hội được tham gia thị trường để

người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn 2.2 Những mặt còn hạn chế:

- Về quản lý chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu: với một chính sách quản lý chỉ tiêu nhập khẩu thời gian qua (giao cố định, tối thiểu), nhưng chưa có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia thị trường không đều có nguy cơ dẫn đến cơn sốt xăng dầu do thiếu nguồn Ngược lại khi thị trường bão hoà về nguồn, Nhà nước cũng bị thiệt hại do các doanh nghiệp buộc phải bán dưới hình thức “tháo khoán” để giải phóng vốn làm giảm nguồn lực tích luỹ chung của

từng doanh nghiệp và cũng chính là của Nhà nước và xã hội -Về thuế nhập khẩu :

(1) Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo tỷ lệ % trên giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động “kép” tới giá bán xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ

thuế nhập khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hoá nguồn thu;

(2) Thu chủ yếu ở khâu nhập khẩu (tối đa 40% như hiện nay), trong bối cảnh xuất hiện nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc thu thuế như hiện nay còn trở nên bất cập;

Trang 8

(3)Việc thu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ trên giá CIF làm phức tạp hoá các thủ tục hoàn thuế nhập khẩu khi xăng dầu được tái xuất.

- Việc điều hành giá bán các mặt hàng xăng vẫn do Nhà nước quy định; hệ luỵ của quy định đăng ký, giá bán trong nước thường không bắt kịp giá thị trường; gây bất ổn thị trường do đầu cơ trước thông tin tăng giá; tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người tiêu dùng và thường có phản ứng khi có sự tăng giá - Cơ chế bù giá duy trì quá lâu làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp, giảm động lực tiết giảm chi phí tăng, doanh nghiệp không có tích luỹ cho đầu tư phát triển, mất cơ hội đầu tư, giảm sức cạnh tranh;người tiêu dùng không có ý thức tiết kiệm; đánh giá không đầy đủ hiệu quả đầu tư các công trình mà nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn.

- Công tác quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát dẫn đến đầu tư không đồng đều, manh mún gây lãng phí xã hội; việc bình ổn thị trường ở những vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn

III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Thời cơ và thách thức 3.1.1 Thời Cơ :

- Thị trường càng lúc càng được mở rộng

- Giữa các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng bình đẳng

Các doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế của thị trường

Trang 9

3.1.2 Thách thức của thị trường xăng dầu ở Việt Nam:

- Thị trường xăng dầu là một thị trường với sức hút cao do lượng tiêu thụ xăng dầu là rất lớn nên sẽ xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh

- Và ở thị trường xăng dầu không thể có những nguồn cầu dài lâu nên các doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh hơn sẽ chiếm ưu thế trong việc cung cấp 3.2 Định hướng phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam:

- Đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng , mở thêm chi nhánh , ổn định giá cả của xăng dầu

- Giá bán nên được quản lí bởi nhà nước tranh tình trạng quá cao hoặc quá thấp so với cái doanh nghiệp khác

lV.Những lợi ích và tác động khi tăng giá xăng dầu

1 Lợi ích

- Lợi ích nhà nước: Việc tăng thuế môi trường thực chất là một biện pháp tăng thu ngân sách trong bối cảnh Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu – từ 35% xuống còn 20% – theo các cam kết hội nhập quốc tế Biện pháp này giúp đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước hầu như không bị tác động cho dù giá xăng dầu thành phiền có biến động như thế nào.

Trang 10

- Một số lĩnh vực phát triển mạnh: Rõ ràng là có những lĩnh vực phát triển mạnh khi giá dầu đi lên Giá nhiên liệu dầu cao theo quy trình giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác; các nhà cung cấp tìm cách cung cấp nhiều sản phẩm hơn và tận dụng các mức giá cao hơn đó Vì vậy, đối với năng lượng, điều đó có nghĩa là cơ hội cho các công ty liên quan đến thăm dò (ví dụ: khảo sát địa chấn), khoan, sản xuất và dịch vụ.

- Khi giá xăng dầu tăng cao có thể mở ra cánh cửa cho các nguồn năng lượng sạch hơn, hiệu quả hơn và rẻ hơn, mang lại lợi ích cho chúng ta trong nhiều năm tới Ví dụ như Vinfast hãng xe của Việt Nam cho ra mắt các dòng xe động cơ điện nhận được sự phản hồi và doanh số bán hàng tích cực của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

2 Tác động xăng dầu tăng giá sẽ tác động đến xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn

- Về mặt ngắn hạn, bao hàm những yếu tố tiêu cực dễ nhận thấy như: tâm lý tiêu dùng của người dân xáo trộn, sức ép tăng giá lên những mặt hàng có liên quan đến sử dụng xăng dầu, gây sốc trên thị trường chứng khoán, bất lợi cho khu vực kinh doanh khi yếu tố đầu vào tăng giá và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

- Tuy nhiên, về mặt dài hạn, thì tăng giá xăng dầu xem ra lại có nhữngBiểu hiện tích cực, cụ thể là giảm sức ép của thăm hụt ngân sách do thuế khóa hoặc vay nợ nước ngoài, hạn chế buôn lậu xăng dầu qua biên giới, ngăn ngừa đầu cơ xăng dầu trục lợi, và tránh được những méo mó trên thị trường do các hình thức trợ cấp (chẳng hạn, quỹ bình ổn) tạo nên Ngoài ra, giá xăng dầu tăng hơn sẽ khiến các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi kinh tế của mình theo hướng tiết kiệm và sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn.Vấn đề xăng dầu ảnh hưởng đến chỉ số giá hàng tiêu dùng

3.Giải pháp.

- Nhà Nước thực sự trao quyền kinh doanh cho doanh nghiệp và chỉ kiểm soát ở tầm vĩ mô không nên can thiệp quá sâu Cần phải lập kho dự trữ xăng dầu quốc gia để điều tiết thị trường xăng dầu bên cạnh việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu Kho dự trữ với trữ lượng đủ mạnh khi giá tăng thấy cần thiết Nhà

Trang 11

Nước có thể bán dầu từ kho dự trữ Đây là cách giúp giảm giá hiệu quả hơn là bỏ tiền trực tiếp ra bù lỗ cho các doanh nghiệp, giá giảm Nhà Nước vẫn thu được tiền thậm chí có lãi Tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

KẾT LUẬN

- Phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra trong thời điểm hiện nay, qua nghiên cứu đề tài đã rút ra những kết luận chủ yếu:

- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cho đối với sản xuất và đời sống xã hội, là yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Trang 12

- Thị trường xăng dầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Chính trị, kinh tế, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, nhân tố nội tại của doanh nghiệp.

- Thực trạng của thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, những mặt đạt được, những vấn đề còn hạn chế.

- Phương hướng, giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam những năm tới + Những giải pháp đổi mới thuộc tầm quản lý vĩ mô của Nhà nước

+ Những giải pháp thuộc các Doanh nghiệp.

STT MSSV Tên Nội dung thực hiện % thực hiện

Ký tên 1 9853 Hoàng Ngọc Duy Tân Thuyết trình

2 9138 Nguyễn Thị Hoài Linh Lời mở đầu,kết luận,phần 2,3 3 9497 Trần Thị Mỹ Duyên Powerpoint 4 6845 Lê Ngọc Phương Uyên Phần 4 5 1691 Nguyễn Thanh Nam Phần 4

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w