Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa họccông nghệ và du lịch lớn nhất phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng động lực phát triển kin
Trang 1MỤC LỤC
1 KHÁI QUÁT 2
2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 2
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 2
2.1.1 Địa hình ……… 2
2.1.2 Khí hậu……… 3
2.1.3 Nguồn nước……… 4
2.1.4 Sinh vật……… 4
2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa……… 5
2.2.1 Di tích lịch sử văn hóa……… 5
2.2.2 Lễ hội……… 9
2.2.3 Các làng nghề thủ công truyền thống……… 9
2.2.4 Các tài nguyên văn hóa khác……… 10
3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH……… 10
3.1 Khách du lịch……… 10
3.2 Tổng thu du lịch……… 11
3.3 Cơ sở lưu trú……… 11
3.4 Lao động……… 12
4 CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH……… 12
4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng……….12
4.2 Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch……… 13
5 HỆ THỐNG KHU, ĐIỂM, TUYỂN, TRUNG TÂM VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH QUỐC GIA……… 13
5.1 Các khu du lịch quốc gia……… 13
5.2 Các điểm du lịch quốc gia……… 17
5.3 Tổng kết……… 21
1 | P a g e
Trang 21 KHÁI QUÁT
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất
cả nước cùng với thủ đô Hà Nội
Diện tích tự nhiên: 23.560,6 km ( chiếm 7,1% tổng diện tích cả nước) 2
Dân số năm 2021: 18.719.266 người ( chiếm 19,1% dân số của cả nước) Vùng
du lịch đông nam bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và Đông Bắc giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông, phía Tây và Tây Bắcgíap Campuchia và đường biên giới dài 479 km qua các cửa khẩu Mộc Bài, Ma Mát (Tây Ninh), Hoa Lư (Bình Phước) Trên lãnh thổ của vùng có huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) là một trong 12 huyện đảo của nước ta
Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa họccông nghệ và du lịch lớn nhất phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp và bậc nhất thế giới, nổi nối liền Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương Ở điểm trung chuyển trên tuyến hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, đồng thời nằm trên tuyến đường xuyên Á nối liền với nước Đông Nam Á lục địa với nhau
Với những tiền đề do vị trí địa lý tạo ra cùng với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, Đông Nam Bộ không chỉ trở thành địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu Mà còn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước
2 | P a g e
Trang 3Ninh Hai dạng địa hình này chạy song song theo hướng tây bắc - đông nam Nhìn
về phía Bắc và Đông Bắc là địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình trên 500m so với mặt nước biển, một số nơi xuất hiện các đỉnh núi cao tạo nên nét chấm phá trong cảnh quan bán bình nguyên thơ mộng của vùng đất có lịch sử khai thác còn non trẻ
Đất đai ở khu vực Đông Nam Bộ thì chủ yếu là đất xám phù xa cổ, đắt đỏ bazanthích hợp cho trồng các loại cây như là thuốc lá, trè, cà phê, ca cao
Trong việc khai thác phát triển du lịch, một số cảnh quan địa hình núi và dạng địa hình ven biển và đảo có ý nghĩa quan trọng
Cảnh quan núi phân bố chủ yếu ở Bắc, Đông bắc thuộc các tỉnh Tây Ninh, BìnhPhước, điển hình như núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 968m… Khung cảnh tự nhiên hòa quyện với không gian mang màu sắc tâm linh của các công trình tín ngữơng, tôn giáo góp phần làm cho nơi đây trở thành “kỳ công trong chính cái đơn giản bề ngoài” của vùng đất này, thành địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương hành hương và nghỉ dưỡng
Địa hình biển ven bờ và hải đảo cũng là điểm nhấn trong cảnh quan tự nhiên của vùng Phân bố tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với chiều dài bờ biển, phần đất liền là 100km Các bãi biển được khai thác phục vụ hoạt động nghỉ dữơng và tham quan, bao gồm bãi Trước, bãi Sau, biển Long Hải, bãi Dứa, bãi Dâu
Trong nhóm địa hình biển đảo ven bờ của vùng Đông Nam Bộ còn phải kể đến
hệ thống các đảo nhỏ ngoài khơi có giá trị với hoạt động du lịch Tiêu biểu là hệ thống các đảo thuộc Côn Đảo được mệnh danh là “thiên đường giữa trần gian”.Được tạp chí Travel & Leisure danh tiếng bình chọn là một trong 10 quần đảo đẹp và bí ẩn nhất thế giới Thuận lợi cho hoạt động du lịch tham quan, lặn biển
và nghiên cứu khoa học
2.1.2 Khí hậu
Nằm trong miền khí hậu phía Nam Việt Nam Khí hậu Đông Nam Bộ mang đặctrưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt, ẩm cao, ít thay đổi trong năm
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 - 28 C, lượng bức xạ tương đối ổn o
định trong năm là 150 kCal/cm2/năm
3 | P a g e
Trang 4Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1500 – 3000mm
Các điều kiện về khí hậu nhìn chung đảm bảo khí hậu ở đây tương đối điều hòa,
ít các hiện tượng nhiễu động cho phép khai thác phát triển các loại hình du lịch quanh năm, đặc biệt là hoạt động du lịch biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu.Tuy nhiên, do
sự phân hóa mùa mưa và mùa khô sâu sắc, nhiều vùng thường xảy ra nắng nóng vàkhô hạn, làm ảnh hưởng đến một số hoạt động du lịch của vùng
2.1.3 Nguồn nước
Tài nguyên nước của vùng rất phong phú, đa dạng, bao gồm hệ thống sông, hồ, các nguồn nước khoáng đang được sử dụng phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dữơng, vui chơi, giải trí, chữa bệnh
Đông nam bộ chủ yếu nằm ở lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ, Đây là hệ thống sông lớn thứ 3 trên cả nước với các sông như sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, và hơn 260 con sông khác có chiều dài từ 10km trở lên Nhiều tuyến du lịch bằng tàu thủy trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã đượckhai thác như Sài Gòn - Tây Ninh, Sài Gòn - Đồng Nai…Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi còn tạm nhiều thác ghềnh vào những dòng suối có cảnh quan đẹp, phân
bố chủ yếu ở Bình Phước, điển hình như thác Mơ…
Hệ thống hồ đa dạng, hồ tự nhiên ( hồ Bình An…) và hồ nhân tạo ( hồ Trị An…)
Nguồn nước khoáng của vùng khá đa dạng có vai trò lớn đối với du khách an dữơng chữa bệnh và dùng làm nước uống
Đặc biệt suối nước nóng Bình Châu với nhiều thành phần có tác dụng chữa bệnh đã được Tổ chức Du Lịch Thế Giới bình chọn là 1 trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu
2.1.4 Sinh vật
Tài nguyên sinh vật của vùng rất phong phú, đa dạng về thành phần loài Diện tích rừng của đông nam bộ Diện tích rừng của đông nam bộ năm 2015 là 473,9 nghìn ha, chiếm 3,4% diện tích rừng cả nước, trong đó 52,1% là rừng tự nhiên Hệ sinh thái rừng gồm 3 loại, chủ yếu là Hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại thượng nguồn sông Đồng Nai, hệ sinh thái rừng ngập mặt Cần Giờ, hệ sinh thái rừng núi tiếp giápbiển ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai
4 | P a g e
Trang 5Sự đa dạng sinh học tập trung chủ yếu trong 4 vườn quốc gia và 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới cùng với các hệ sinh thái đặc biệt như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn…Đông Nam Bộ có 4 trên tổng số 31 vườn quốc gia của
cả nước (Vườn quốc gia Côn Đảo, Cát Tiên, Lò Gò – Ma Xát, Bù Gia Mập.Và 2 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam (Cần Giờ và Đồng Nai)
Hệ động thực vật phong phú gồm 4137 loài thực vật với nhiều họ khác nhau, trong đó có hơn 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 500 loài thân gỗ, 202 loài thảo mộc và trên 1197 loài thú cùng khoảng 1451 loài sinh vật biển Nhiều loài động thực vật trong vùng có tên trong sách đỏ Việt Nam, điển hình như tê giác một sừng, chó sói, gỗ đỏ…
Đông Nam Bộ đa dạng về thiên nhiên với các kiểu rừng sinh thái đặc trưng, vừa là nơi bảo tồn các loại động thực vật, vừa là nơi phân bố của rất nhiều tài nguyên du lịch có giá trị và thuận lợi cho việc hình thành nhiều sản phẩm
du lịch có chất lượng Có thể phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghiên cứu, bảo tồn đồng thời là cơ sở để hình thành các điểm du lịch của vùng Các khu bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử như Bà Rá (Bình Phước), Bà Đen ( Tây Ninh)… là những khu vực có giá trị lịch sử, đồng thời gắn với các điểm tuyến du lịch nổi tiếng Chính vì thế, cần phải có chính sách bảo vệ và khai thác phù hợp
2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
2.2.1 Di tích lịch sử văn hóa
Đông nam bộ hiện có 156 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng quốc gia, trong đó có một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới được UNESCO công nhận (Đơn ca tài tử ở Nam Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng), 7 di tích quốc gia đặc biệt (mộ Cự Thạch Hàng Gòn, Căn cứ trung ương cục miền Nam, nhà tù Côn Đảo, Dinh Độc Lập, khu di tích lịch sử đường Trường Sơn; danh thắng vườn quốc gia Cát Tiên ở tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, Căn cứ bộ chỉ huy quân giải phóng Miền nam Việt Nam tỉnh Bình Phước) So với đồng bằng sông Hồng hoặc Bắc Trung bộ, số lượng di sản Đông Nam Bộ tuy không nhiều bằng nhưng lại tương đối tập trung thuận lợi cho việc khai thác và mục đích du lịch
- Di tích lịch sử và di tích lịch sử cách mạng
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đông Nam Bộ là một trong những căn cứ địa quan trọng của cách mạng với nhiều sự kiện lịch sử và các trận chiến ác liệt diễn ra trên mảnh đất anh hùng này Chính vì vậy, đây là nơi tập trung
5 | P a g e
Trang 6dày đặc các di tích lịch sử cách mạng xen lẫn với các di tích tôn giáo Một số di tích có sức hấp dẫn lớn đối với du khách bởi sự ẩn chứa trong đó những câu chuyện lịch sử đầy bi tráng, hào hùng của dân tộc như:
+ Bến Nhà Rồng - Nơi bác hồ ra đi tìm đường cứu nước Bến Nhà Rồng có ý nghĩalịch sử vô cùng quan trọng Nơi đây, ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc ta, giải phóng ách thống trị đàn áp của thực dân Pháp kéo dài 30 năm Bến Nhà Rồng hiện nay đã được tu sửa và cải tạo lại bao gồm các khu vực chính như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác, đài phun nước và khuôn viên bến cảng Tại đây đã và đang lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật và hình ảnh ghi lại những hoạt động cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến
+ Địa đảo Củ Chi – xứng danh trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam Hệ thống địa đạobao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.+ Dinh Độc Lập - Nơi chứng kiến thời khắc lịch sử nước nhà sang trang đồng thời cũng là công trình chứa đựng nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam trong thập niên
60 của thế kỷ XX Dinh Độc Lập được bắt đầu xây dựng vào thời Pháp thuộc Đến năm 1962, một vụ đánh bom đã khiến phần chính cánh trái và cổng Dinh Độc Lập sập hoàn toàn Vì không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã quyết định san bằng,đồng thời cho xây dựng lại Dinh thự ngay trên nền đất cũ Dinh mới cao 26m, nằm trong khuôn viên 12ha, có diện tích khoảng 4500m2 Trong đó, diện tích sử dụng lên tới 20000m2 với 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm, 1 sân thượng dùng để đỗ máy bay trực thăng Thiết kế Dinh Độc Lập độc đáo, toàn bộ Dinh có khoảng hơn 100 phòng được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng Đến nay, đây vẫn là công trình mang đậm dấu
ấn kiến trúc, khẳng định sự tài hoa, khéo léo của kiến trúc sư cũng như những người thợ xây dựng Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử, thăng trầm
6 | P a g e
Trang 7của đất nước, đặc biệt là sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Nhà tù Côn Đảo – “địa ngục trần gian” là chứng tích tội ác của Mỹ Ngụy Nhà tùCôn Đảo thuộc Huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập ngày 1/2/1862 bởi Thống đốc Nam kỳ Bonard, bao gồm hệ thống nhà tù và các nghĩa trang Tổng
số phòng giam lên đến 127 phòng, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập Nơi đây phơi bày tội ác của Pháp và Mỹ với các chế độ cưỡng bức, tàn sát, hành hạ, giam cầm các chiến sỹ cách mạng, tù nhân lao động khổ sai Là di tích lịch sử, chứng tích cho tội ác tra tấn tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai với các tù nhân chính trị Các màn tra tấn chuồng cọp, xay lúa, đập đá, cùm xích tập thể, đánh đập tàn bạo được ví như “địa ngục trần gian” Nơi đây là minh chứng cho tinh thần kiên cường, ý chí trung thành với Tổ quốc và lý tưởng của các chiến
sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày.Nhà tù Côn Đảo còn là “trường học cộng sản” hun đúc phẩm chất, ý chí của người đảng viên Cộng sản trên tuyến đầu, đồng thời là nơi phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng và tinh thần yêu nước Những hoạt động cách mạng bất khuất của các bậc tiền bối dành cho hôm nay và thế hệ trẻ mai sau Do giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chínhphủ đã quyết định công nhận Di tích Nhà tù Côn Đảo là di tích văn hóa đặc biệt cấp quốc gia vào giữa năm 2012
Việc khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng vừa có ý nghĩa giáo dục lịch
sử truyền thống yêu nước vừa góp phần bảo tồn hệ thống giá trị độc đáo cho thế hệtương lai
- Các di chỉ khảo cổ
Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy tại đây bao gồm các hiện vật đồ đá (đẽo và mài) như rìu, đá, dao, cuốc đá, đồ đục bằng đá, bộ đàn đá độc đáo Bình Đa (Đồng Nai), Mỹ Lộc (Bình Dương), đồ đồng như gươm, rìu được tìm thấy ở Long Giao, Xuân Lộc, Trống đồng ở Bình Phú (Bình Dương) và Vũng Tàu Đồng thời cũng cóthể thấy mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh và các dụng cụ đá thô sơ ở Dầu Giây (Đồng Nai) Đặc biệt là mộ cổ cự thạch gồm các đá lớn của cư dân thời đại đá cáchđây hơn 2500 năm Mặt khác, di tích khảo cổ, di tích văn hóa Óc Eo… cũng được phát hiện tại Bà Rịa - Vũng tàu
Các di tích và di chỉ khảo cổ nơi đây có giá trị đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động du lịch, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của các nền văn minh nay đã không
có tồn tại
7 | P a g e
Trang 8- Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Đây là khu tập trung đầy đủ các công trình kiến trúc của nhiều thể loại như đình, đền, chùa, miếu, tòa thánh mang phong cách khác nhau của người Việt, Khmer, Hoa và các công trình mang phong cách châu Âu
+ Hệ thống các chùa thờ Phật của vùng phân bố hầu hết các tỉnh gần với đời sống văn hóa tín ngữơng tinh thần của người Việt Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, cảnh quan đẹp, đồng thời tọa lạc ở các trung tâm đông dân cư thu hút khách thập phương chiêm bái, tham quan Tiêu biểu là chùa Vịnh Nghiêm,…
+ Nhà thờ gắn với Thiên chúa giáo được xây dựng phục hồi đời sống tâm linh của đồng bào giáo dân, theo nhiều kiểu kiến trúc đa dạng các nhà thờ hiện nay, đồng thời cũng là các điểm tham quan du lịch Tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh, có nhà thờ Cát Bà với các ô cửa cuốn tròn kiểu Roman hay cung vòm gãy kiểu Gotic…
+ Tòa thánh tiêu biểu của đạo Cao Đài là tòa thánh Tây Ninh Đây là một cụm công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo nổi tiếng của đạo Cao Đài và là trụ sở trung ương của giáo hội cao đài Tây Ninh Toạ lạc trong khuôn viên rộng rãi toàn
bộ tòa thánh cao đài Tây Ninh bao gồm gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây dựng bằng bê tông cốt tre Tòa thánh có 12 cổng, các cổng đều được chạm khắc hình tứ linh và hoa sen Trong đó, chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu, hoa sen cùng 3 cổ pháp: Kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần thể hiện tinh thần tam giáo (phật giáo, đạo giáo, nho giáo) Đây được xem là một trong những điểm du lịch được du khách thường ghé thăm khi đến với tỉnh Tây Ninh vào vùng Đông Nam Bộ.Ngoài ra còn có thánh đường hồi giáo như Thánh đường Rahim, Đông Du, đền thờcác vị anh hùng, tướng lĩnh có công khai phá bờ cõi hay có công chống giặc ngoại xâm…
+ Danh lam thắng cảnh trong vùng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chợ Bến Thành, chợ Lớn,….Mỗi danh thắng ghi dấu sự kiện lịch sử, đồng thời là tiêu biểu cho sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị và vùng đất phồn thịnh Đến vớicác danh thắng du khách không chỉ được thỏa thích mua sắm với các hàng hóa mà còn được đắm mình trong không gian thiên nhiên hài hòa gắn với các sự kiện lịch
sử tiêu biểu của vùng
8 | P a g e
Trang 9=> Như vậy, các di tích lịch sử văn hóa đa dạng là điển hình của Đông Nam Bộ là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, có sức cạnh tranh trong cả nước và khu vực
2.2.2 Lễ hội
Đông Nam Bộ là nơi dừng chân khi người Việt mở cõi xuống phương Nam, là cánh cửa tiếp nhận, truyền tải giao lưu văn hóa xã hội của vùng đất Nam Bộ trong quá khứ và hiện tại Vùng đất này là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer và các dân tộc ít người khác)
Đông Nam Bộ có sự đa dạng về các lễ hội Đó là lễ hội tâm linh và tín ngữơng của các tôn giáo (lễ hội Phật giáo, Thiên Chúa giáo,…) Lễ hội gắn liền với phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa,… Lễ hội gắn liền với nghề biển (lễ hội Nghinh Ông, Dinh Cơ ở Vũng Tàu), lễ lên rẫy, lễ vào mùa… Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống tại các đình, chùa trong khu vực cộng đồngdân cư Các lễ hội này tuy mới hình thành và phát triển theo dòng lịch sử hơn 300 năm nhưng đã hội tụ giá trị của những nền văn hóa Đồng Nai, văn hóa Óc Eo và văn hóa Đại Việt của hàng ngàn năm lịch sử góp phần tạo nên một sắc thái đa văn hóa ít tìm thấy trong các lễ hội truyền thống ở miền bắc
Các lễ hội nhìn chung được tổ chức quanh năm, với vi mô khác nhau, trong đó một số lễ hội có quy mô lớn thu hút đông đảo du khách như lễ hội tôn giáo Cao Đài tại tòa thánh Cao Đài (Tây Ninh), lễ chầu Ông Cậu (Bình Dương)
Trong thời gian vừa qua với mục tiêu quảng bá cho du lịch của Đông Nam Bộ cũng như của cả nước, nhiều lễ hội văn hóa du lịch, festival đã được tổ chức như: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2016… Tất cả đã góp phần đưa hình ảnh
về một vùng đất đầy sức sống, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.2.2.3 Các làng nghề thủ công truyền thống
So với đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, các làng nghề thủ công truyền thống của Đông Nam Bộ không nhiều Tuy nhiên, với bản tính khéo léo, cần cù chăm chỉ, những lưu dân Việt và các cộng đồng ở đây đã hình thành một số làng nghề thủ công truyền thống vừa tiếp thu tinh hoa của vùng quê gốc, vừa sáng tạo nhạy bén với cơ chế thị trường Hiện nay, cả vùng có khoảng trên 90 làng nghề thủcông truyền thống Các làng nghề trong vùng ngoài ý nghĩa quan trọng về kinh tế, còn có giá trị đặc trưng văn hóa rất riêng mà ít vùng có được Các làng nghề tiêu biểu có giá trị khai thác phục vụ khách du lịch như làng nghề gốm tại xã Tân Vạn, nghề dệt thổ cẩm Tài Lài… Các làng nghề là điểm tham quan du lịch đã được
9 | P a g e
Trang 10nhiều công ty lữ hành thiết kế trong chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.
2.2.4 Các tài nguyên văn hóa khác
- Văn hóa ẩm thực
Đông Nam Bộ rất phong phú về văn hóa ẩm thực thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân di cư Các đặc trưng văn hóa ẩm thực ở đây có thể kể đến : bánh canh, bánh tráng phơi sương ( Tây Ninh), gỏi măng cụt Lái Thiêu….Một điềuđộc đáo là du khách có thể thưởng thức được hết những đặc trưng văn hóa ẩm thựccủa vùng ngay tại thành phố Hồ Chí Minh Rất nhiều món ăn độc đáo của thủ đô
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cũng đã trở thành một phần của ẩm thực nơi đây như phở, chả cá, bún, nem, bánh cuốn….Các món ăn miền Trung cũng rất quen thuộc ởđất Sài Gòn như bún bò Huế, nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An.Bên cạnh đó,thành phố còn là nơi tiếp nhận văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Ấn, Pháp,… và nhiềunước khác tạo nên sự đa dạng trong nét văn hóa ẩm thực của vùng
- Hệ thống bảo tàng và các công trình văn hóa nghệ thuật, công trình đương đại
Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có các loại hình bảo tàng để lưu giữ tài liệu, hiện vật như hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật,… Tiêu biểu là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng Mỹ Thuật….Đây
là các điểm thu hút khách du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu Các công trình văn hóa nghệ thuật gồm các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng với các hình thức biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt, học tập của cộng đồng trong các dịp lễ, tết, những ngày trọng đại của vùng hoặc của cả nước
- Các sự kiện văn hóa thể thao
Đông Nam Bộ là vùng đất trẻ trong lịch sử dân tộc, tiếp thu sớm với nền văn minh phương Tây nên có nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao, thu hút khách
du lịch Tiêu biểu cho các sự kiện văn hóa thể thao tại đây có thể kể đến như festival biển, festival diều quốc tế…
Trang 11- Khách nội địa chiếm ưu thế với 88,5% tổng lượng khách của vùng.
- Khách quốc tế: có sự tăng trưởng nhanh đưa ĐNB đứng đầu cả nước vê số lượng khách quốc tế ( chiếm 22,4%) TP HCM đón hơn 4 triệu lượt khách quốc tế chiếm 85% vùng Hấp dẫn về cơ sở hạ tầng như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất , hệ thống khách sạn dịch vụ cùng các chương trình du lịch trọn gói giúp thu hút đông đảo khách quốc tế
- Khách nội địa: tăng nhanh, năm 2015 ĐNB đón 41,8 triệu lượt khách, tăng gấp 9 lần, dẫn đầu các vùng về khách nội địa ( chiếm 26,1%) Khách tập trung đến ĐNB chủ yếu là kết hợp nghỉ dưỡng với tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa cùng các lễ hội và đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển
- Tổng thu du lịch của vùng có sự tăng trưởng nhanh, năm 2015 đạt 155 nghìn
tỷ đồng gấp 19 lần so với năm 2000, đứng đầu cả nước( chiếm 46%)
- Đóng góp lớn nhất là TPHCM vào tổng thu du lịch toàn vùng ( chiếm 94%)3.3 Cơ sở lưu trú
Trang 124 CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng
Các sản phẩm đu lịch đặc trưng của vùng là du lịch MICE gắn với văn hoá , lễ hội, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, biển du lịch thể thao, du lịch mua sắm và du lịch gắn với cửa khẩu
12 | P a g e
Trang 13+ Tòa nhà landmark 81 - Sài Gòn.
+ Địa đạo Củ Chi - Sài Gòn
+ Núi Bà Đen - Tây Ninh
+ Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh
+ Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát - Tây Ninh
+ Suối nước nóng Bình Châu - Bà Rịa Vũng Tàu
…
4.2 Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
- Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng Sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử-văn hóa nội thành
+ Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tầm 50km, khu du lịch Rừng Sác Cần Giờ là địa điểm vui chơi lý tưởng gần Sài Gòn
+ UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn Nơi đây được công nhận làmột khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
- Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung ương trong cục miền Nam,tòa thánh Tây Ninh
+ Tòa Thánh Tây Ninh còn được gọi là Đền Thánh là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp trong khuôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh tại phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh; cáchtrung tâm Thành phố Tây Ninh khoảng 5 km về phía Đông Nam, thuộc Đông Nam Bộ
- Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo
+ Làng Chài Phước Hải có từ rất lâu đời Trăm năm trước đây, người dân đã sống dọc theo ven biển để đánh bắt hải sản Ngày nay, Phước Hải là một thị trấn nằm cạnh các bãi biển resort xinh đẹp như Lan Rừng,…
5 HỆ THỐNG KHU, ĐIỂM, TUYỂN, TRUNG TÂM VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCHQUỐC GIA
5.1 Các khu du lịch quốc gia
5.1.1 Khu du lịch núi Bà Đen
a) Tổng quan
13 | P a g e