THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC
Khái quát thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam
1.1.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp Ở miền Bắc, trong những năm hòa bình lập lại, đã thành lập một số KCN, cụm công nghiệp như: KCN gang thép Thái Nguyên, KCN hóa chất Việt Trì, cụm công nghiệp Thượng Đình ở Hà Nội Ở Miền Nam, dưới chế độ cũ đã bắt đầu thành lập các KCN; khu kỹ nghệ Biên Hòa, khu kỹ nghệ Trà Nóc ( Cần Thơ) Song ý tưởng thành lập KCN theo phương thức hiện nay, phù hợp với thông lệ quốc tế, chỉ xuất hiện sau khi luật đầu tư nước ngoài được thông qua vào cuối năm 1987 Bước vào thập kỷ 90, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khiến cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn Liên Xô sụp đổ, các nước Đông Âu tan rã và Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể làm thay đổi quy mô và hoạt động kinh tế Do hậu quả trên, đến năm 1991, Viện trợ từ Liên Xô cũ và các nước Đông Âu bị chấm dứt Thị trường xuất nhập khẩu đột ngột bị thu hẹp gây nhiều tổn thất cho các cơ sở làm hàng xuất khẩu, nhất là hàng nông sản và nông sản chế biến Mặt khác,
Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận gây cản trở cho sự phát triển hợp tác quốc tế của nước ta với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa,chúng ta đã vượt qua những khó khăn thách thức, từng bước phá vỡ thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài Một trong những lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại được mở ra là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong thời gian ngắn từ cuối những năm 1987 sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII thông qua đến năm 1991 ta đã tạo được làm són tu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ
Cùng với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, KCX đầu tiên của Việt Nam được ra đời vào năm 1991 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Cũng trong khoảng thời gian 1991-1995 nền kinh tế nước ta vẫn có những chuyển biến tích cực, đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đối toàn diện, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoàng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cần thiết để chuyến sang thời kỳ mới theo hướng CNH, HĐH.
KCN theo mô hình mới ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng lần VI năm 1986 khởi xướng Tại Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 nêu: “ Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, KKT đặc biệt, KCN tập trung” để thực hiện chiến lược, quy hoạch và phân bố KCN, Nhà nước quyết định chủ trương phát triển công nghiệp tập trung vào KCN theo quy hoạch đã được xác định Phát triển KCN nhằm đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra Đồng thời phát triển KCN cũng để thúc đẩy cac cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các vùng công nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất.
Từ mô hình KCX đầu tiên được thành lập vào năm 1991, đến ngày23/12/1994 KCN Nomura ( Hải Phòng) là KCN đầu tiên được thành lập ở
Việt Nam Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về CNH, HĐH, khai thông và phát huy nội lực ngày 28/12/1994 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 192/CP kèm theo quy chế KCN và từ mốc thời gian này KCN phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Đến cuối tháng 12/2007, cả nước đã có 183 KCN được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 43.678 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29179 ha
Các KCN, được phân bố theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn có động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
154 KCN được Thủ tướng Chính phủ thành lập đến tháng 12/2007 phân bố trên 55 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bảng 1.1 Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12/2007
KCN (ha) Đồng bằng Sông Hồng 39 9.201 Đông Bắc Bắc Bộ 14 2.801
Duyên hải Nam Trung Bộ 15 3.583
Tây nguyên 4 645 Đông Nam Bộ 77 21.800 Đồng bằng Sông Cửu Long 26 4.763
Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở tương quan về điều kiện và tiềm năng phát triển công nghiệp của các vùng kinh tế, các địa phương, KCN, được phân bố tập trung ở các
Vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung; các tỉnh, thành phố thuộc Chiến lược phát triển công nghiệp các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam Riêng 3 Vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 60% số lượng KCN, cả nước (110 KCN); Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 71,5% (131 KCN).
Bảng 1.2 Tình hình phát triển KCN cả nước đến hết năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn
Giai đoạn 2002-2007 Tổng số Tổng số KCN
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Tổng diện tích tự nhiên
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Diện tích bình quân 1 KCN
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương Quy mô trung bình của các KCN đến 12/2007 là 238 ha Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp được bố trí các KCN có quy mô trung bình các KCN, KCX thấp hơn, như vùng Tây Nguyên (111,28ha), vùng Tây Bắc Bắc (71 ha). Các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí các KCN có quy mô trung bình cao hơn, như Đông Nam Bộ (283,3 ha), Đồng bằng sông Hồng (235,9 ha).
Các KCN được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, số lượng các KCN được thành lập trong giai đoạn này là 12 KCN, với tổng diện tích tự nhiên 2.358 ha Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, được đẩy nhanh, cụ thể trong giai đoạn 1996-2001 thành lập 56 KCN, với tổng diện tích tự nhiên 11.128 ha, tăng 4,72 lần về số lượng và 4,72 lần về diện tích so với giai đoạn 1991–1995; giai đoạn 2002-2007 thành lập thêm 127 KCN, với tổng diện tích 32.550 ha, tăng 126% về số lượng và 192% về diện tích so với giai đoạn năm 1996-2001
Các KCN, được hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển KCN, cả nước và định hướng phát triển và phân bố công nghiệp của địa phương Phần lớn các KCN, thuộc Danh mục các KCN, ưu tiên thành lập đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998 (với tổng số 56 KCN,dự kiến thành lập) đã được thành lập và đi vào hoạt động Các Quy hoạch KCN, đã được phê duyệt và triển khai là một bước cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm và khu công nghiệp, khu chế xuất Cơ chế triển khai quy hoạch KCN, được tiến hành một cách linh hoạt, vừa theo quy hoạch được duyệt vừa bổ sung vào quy hoạch các KCN, phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất công nghiệp của các địa phương.
1.1.2 Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam
Sau 17 năm xây dựng và phát triển với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, cùng với cơ chế quản lý đặc thù, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản thuận tiện hơn so với bên ngoài, và hệ thống kết cầu hạ tầng khá thuận lợi, các KCN đã, đang thực sự là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Rất nhiều doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp ngoài quốc doanh… đã đầu tư vào KCN.
Bảng 1.3: Tình hình thu hút đầu tư vào khu công nghiệp cả nước
Vốn đầu tư xây dựng CSHT (tr.USD)
Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
Số dự án Số vốn
(%) Đầu tư trong nước 15.936 3.600 3070 50,4 12.336 29 Đầu tư nước ngoài 31.714 1.842 3020 49,6 29.872 71
Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.1.2.1 Thu hút vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng
Các KCN tại Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu nên lượng vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định và chiếm tỉ trọng lớn, dần dần lượng vốn này có xu hướng giảm tương đối so với lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng mạnh tại các KCN đã hoàn thành xây dựng cơ bản Hết giai đoạn 2002- 2007, cả nước có 111 KCN đã cơ bản xây dựng xong cơ sở hạ tầng và 72 khu đang thực hiện xây dựng cơ bản theo hình thức cuốn chiếu, cho thuê để sản xuất kinh doanh những phần đã hoàn thành xây dựng cơ bản
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Với chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpViệt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại Cho đến nay cả nước đã có 183 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 31 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn hạ tầng đăng ký là: 1.872 triệu $ và 152 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 57.600 tỷ đồng.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng giữa vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước và vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nước ngoài
Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN Vùng kinh tế Đông
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi cùng với những thành quả phát triển đã đạt được tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu của cả nước và cũng có thể đọ với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á: vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ ra vào, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao Đông Nam Bộ là vùng đã đạt trình độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so vói các vùng khác trong cả nước Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả khu vực phía Nam Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển mạnh Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở “Mặt tiền Duyên Hải” phía Nam, là cầu nối và “cửa ngõ” lớn giao thương với thế giới Thành phố Biên Hoà và khu vực dọc theo QL51, thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Sông Bé có điều kiện rất thuận lợi để phát triển công nghiệp Đông Nam Bộ lại có trục đường giao thông xuyên Á ra biển và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động.
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 vừa được Thủ tướngChính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở để đưa các KCNcủa vùng phát triển đúng hướng và đồng bộ Do tính chất tập trung về mặt không gian phân bố, nên cácKCN trong vùng và các tỉnh lân cận sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển liên kết thành một tổ hợp công nghiệp hiện đại lớn trong vùng a Diện tích đất sử dụng trong KCN
Dự báo đến năm 2020, các dự án đầu tư vào các KCN vùng Đông Nam
Bộ sẽ lấp đầy khoảng trên 70% diện tích đất công nghiệp cho thuê; trong đó, KCN của các tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương sẽ có thể lấp đầy trên 80% diện tích đất công nghiệp cho thuê Với đà phát triển như hiện tại, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị - thương mại - dịch vụ lớn nhất cả nước với các tổ hợp công nghiệp lớn, hiện đại Vì vậy, trong thời kỳ từ 2010 - 2020 sẽ xuất hiện xu hướng chọn lọc đầu tư vào trong các KCN, tại các tỉnh, thành phố lớn và sự phân chia ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong các KCN sẽ rõ rệt hơn Các KCN trong vùng sẽ hình thành các khu vực riêng biệt tập trung một hoặc một số nhóm ngành có liên qua với nhau Ngoài ra, tính đến năm 2020, việc thành lập mới các KCN và ngay cả việc đầu tư vào các KCN tại một số khu vực, địa bàn thuộc các tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bị hạn chế hơn bởi các cấp chính quyền nhận thấy rằng mật độ đầu tư và mật độ tập trung công nghiệp tại một khu vực hoặc địa bàn nào đó quá lớn sẽ ảnh hưởng tới điều kiện môi trường và sinh hoạt của người dân.
Dự báo đến năm 2020, vùng Đông Nam Bộ sẽ không còn nhiều quỹ đất dành cho thành lập và xây dựng các KCN mới mà chủ yếu tập trung vào khai thác hiệu quả sử dụng đất của các KCN hiện tại Vì vậy, trong giai đoạn hiện tại, nếu sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển các KCNsẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển các KCN giai đoạn về sau này Do vậy, nhận thức được sức ép nêu trên, trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, tiến tới năm 2020, các tỉnh, thành phố sẽ tập trung vào nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các KCNhiện có bằng cách hạn chế đầu tư dàn trải, tập trung phát triển hạ tầng hiện tại, giải phóng triệt để mặt bằng xây dựng KCN và tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN. b Nguồn nhân lực:
Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có nguồn nhân lực dồi dào với trình độ kỹ thuật, tay nghề được nâng cao, xuất hiện nhiều lao động bậc cao và chuyên gia công nghệ cao được đào tạo bài bản Nguồn nhân lực này sẽ chủ yếu tập trung tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó vùng kinh tế Đông Nam Bộ sẽ có xu hướng tập trung cao hơn, do đó đây là một điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu về lao động bậc cao của các doanh nghiệp kỹ thuật cao đầu tư vào Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp tại khu vực này vào năm 2020 mạng lưới đào tạo nghề sẽ phải được mở rộng Khi đó, phát triển các KCN phải đi kèm với phát triển hệ thống đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân ở những khu vực có đất bị thu hồi làm KCN.
Dân số nước ta thuộc độ tuổi lao động có tỷ lệ tương đối cao và có xu hướng trẻ hoá, vì vậy đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội và là nguồn cung lao động lý tưởng đối với các doanh nghiệp nước ngoài.Đội ngũ lao động dồi dào, trẻ hoá, có trình độ cùng với giá cung lao động vừa phải sẽ là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam khi lượng lượng lao động tại các nước đầu tư (như NhậtBản, Hàn Quốc, ) đang có xu hướng già hoá và giá nhân công đắt đỏ Trong khi đó, lượng lao động này lại tập trung nhiều nhất tại vùng kinh tế vùng Đông Nam Bộ là một điều kiện thuận lợi của vùng so với các vùng khác Tuy nhiên mật độ người lao động tập trung ngày càng nhiều tại các KCN vùng kinh tế Đông Nam Bộ, kéo theo sự đòi hỏi về phát triển hạ tầng xã hội tại những khu vực tập trung đông dân cư và người lao động, do đó việc hình thành các khu đô thị mới, các trường học, nhà ở cho người lao động là tất yếu. c Xu hướng đầu tư:
Trong tương lai, các KCN thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.
Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ tập trung những doanh nghiệp sản xuất chính và các KCN thuộc các tỉnh còn lại sẽ có xu hướng tập trung các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, gia công sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất chính.
Sự phát triển về hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông của vùng sẽ kéo theo mức độ tập trung các dự án về công nghệ thông tin, viễn thông (như sản xuất phần cứng máy tính, phần mềm, thiết bị kỹ thuật số, ) Dự kiến đến năm
2020, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ là trung tâm phát triển công nghệ thông tin của cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu Các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học sẽ được tập trung nhiều hơn vào khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu Các tỉnh còn lại như Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận kém hơn về cơ sở hạ tầng, chưa có điều kiện thu hút các dự án kỹ thuật cao thì sẽ tập trung vào phát triển các KCN thu hút những dự án sử dụng nhiều lao động như sản xuất da giầy, hàng dệt may, chế biến thực phẩm,
Dự báo đến năm 2020, tốc độ phát triển cao của ngành công nghệ thông tin, Internet, viễn thông, truyền hình sẽ giúp xúc tiến, quảng bá tốt hơn hình ảnh đầu tư vào các khu công nghiệp trên cả nước cũng như của vùng Đây là một lợi thế lớn đối với chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp khi ứng dụng triệt để các ứng dụng mới vào thu hút đầu tư.
Các cơ quan hành chính sẽ áp dụng triệt để các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đơn giản hoá, hiện đại hoá các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp Dự kiến giai đoạn từ
2010 đến 2020, các tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương sẽ đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc đơn giản hoá thủ tục hành chính và cấp phép đầu tư Đây cũng là lợi thế lớn của vùng so với các vùng còn lại trên cả nước d Cải cách thủ tục hàng chính:
Việc phân cấp, uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố ngày càng cao sẽ tạo điều kiện cho các địa phương tập trung vào đẩy mạnh thu hút đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN trong vùng Ngoài ra, với việc nhận thức đúng đắn của các cấp chính quyền các tỉnh, thành phố về tính chất quan trọng của việc thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của các KCN, từ đó nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan này sẽ là những yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào trong vùng. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ bổ sung thêm nhiều Luật và các văn bản hướng dẫn Luật có tác động thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống pháp luật liên quan đến chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý hành chính nhà nước sẽ góp phần cải thiện đáng kể cung cách làm việc, phục vụ doanh nghiệp của các cơ quan cấp phép Với môi trường đầu tư minh bạch, hệ thống chính sách thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo và hệ thống chính trị ổn định sẽ là đòn bẩy để các nhà đầu tư nước ngoài tập trung sự quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn nữa
1.2.2 Nhân tố không thuận lợi
Mật độ dân cư tăng lên, sự phát triển đô thị hoá theo chiều rộng của các tỉnh, thành phố sẽ hình thành nhiều đô thị vệ tinh nằm rải rác xung quanh các KCN Đến năm 2020 các KCN trong vùng sẽ phải nằm xen lẫn với các khu đô thị, khu dân cư mới, vì vậy mức độ ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống người dân sẽ tăng lên Tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cộng đồng dân cư lân cận như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm chất thải, tiếng ồn, khói bụi, do đó chắc chắn sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa người dân xung quanh khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Như đã đề cập ở trên, do mức độ tập trung công nghiệp và đầu tư quá lớn sẽ khiến các cấp chính quyền của các tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phải hạn chế đầu tư vào một số khu vực trên địa bàn, đặc biệt là hạn chế phát triển các KCN Việc này có tác dụng tích cực là phân bố lại đầu tư sang các khu vực khác, các tỉnh khác trong vùng, song cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, của chính các tỉnh, thành phố này Nếu không có quy hoạch tốt ngay từ bây giờ về mặt phân bố dự án trong KCN thì sẽ dẫn đến sự chồng chéo, lộn xộn về ngành nghề các dự án trong cùng một KCN, khi đó các nhà đầu tư mới sẽ từ chối đầu tư vào các KCN trong vùng vì sự lộn xộn của các doanh nghiệp trong KCN có thể ảnh hưởng tới việc đầu tư của các dự án lớn.
Một số bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
1.3.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Trung Quốc
Từ Đại hội lần thứ XIII, Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện chủ trương trong thực hiện đại hóa
Trung Quốc ngày nay trở thành một nước có nền kinh tế lớn trên thế giới và hứa hẹn trong thế kỷ 21 sẽ là một cường quốc kinh tế Một trong những giải pháp giúp nên kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng đó là xây dựng các đặc khu kinh tế.
Năm 1979, bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc được thành lập bao gồm: Thẩm Quyến, Xà Khẩu, Chu Hải ( tỉnh Quảng Đông) và Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) Sau khi thử nghiệm mô hình đặc khu kinh tế ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến thành công (giai đoạn 1979- 1986); Trung Quốc mở rộng việc áp dụng các chính sách này ra 14 thành phố ở duyên hải tiếp tục áp dụng chính sách này trong khu khai phát Phổ Đông (Thượng Hải) năm 1990; Trung Quốc áp dụng chính sách mở cửa tới các tỉnh vùng nội phận (tháng 6-1992) Việc tìm hiểu xây dựng các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm rất cần thiết trong việc phát triển các KCN trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và cả nước.
Sử dụng chính sách phát triển vùng ưu tiên trong các đặc khu kinh tế trước, nếu thành công mới mở rộng các vùng khác Điểm chủ yếu trong sử dụng chính sách phát triển vùng ưu tiên là chấp nhận sự khác biệt trong chính sách đối với các vùng có điều kiện phát triển trước rồi mới từ đó mở rộng chính sách ưu tiên đến các vùng có điều kiện tiếp theo Cuối cùng thực hiện một chính sách chung cho các vùng của cả nước.
Bài học lựa chọn vùng ưu tiên, áp dụng chính sách khác biệt phát triển cho vùng theo các mục tiêu của Trung Quốc vẫn còn mang tính giá trị và đầy ý nghĩa đối với sự phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Đài Loan
Hơn 4 thập kỷ qua, phát triển công nghiệp luôn là động lực cho phát triển kinh tế của Đài Loan, trong đó các KCN giữ một vị trí quan trọng Các chính sách phát triển KCN luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, chuyển dịch dần từ mô hình sản xuất tập trung truyền thống sử dụng nhiều lao động sang hình thức các KCN công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị tăng thêm.
Chính những chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, hỗ trợ tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế đã đem lại những kết quả to lớn cho phát triển kinh tế Đài Loan trong những thập niên vừa qua
Quá trình phát triển các KCN của Đài Loan khởi điểm từ những chính sách ban đầu chỉ đơn thuần tạo mặt bằng để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được kết hợp với chính sách phát triển cân đối theo vùng và nâng cao chính sách phát triển kinh tế
Việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đầu tư vào các KCN được thể hiện bằng các quy định pháp luật đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước ( tính đồng bộ của các quy định pháp luật, thủ tục đơn giản, ưu đãi thuế, đảm bảo quyền sở hữu, quyền chuyển lợi nhuận về nước) Điều đáng chú ý là sự ổn định về pháp luật đầu tư, trung bình khoảng 7 năm mới có sửa đổi bổ sung luật Trường hợp cần thiết mới điều chỉnh và chỉ dừng lại ở những chi tiết mang tính kỹ thuật Để khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, Đài Loan áp dụng các biện phát cụ thể sau.
-Có ưu đãi về thuế và tín dụng cho nhà đầu tư trong nước và cả Hoa kiều vay vốn dài hạn với lãi suất cố định khoảng 6,2%/năm, miễn giảm thuế lợi tức cho các ngành khuyến khích đầu tư, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các nhà đầu tư mới, đối với các công ty mới thành lập được miễn thuế lợi tức cho 50% sản lượng trong một năm ( sau khi đã hết thời hạn ) miễn thuế 5 năm cho doanh nghiệp đầu tư bên ngoài chuyển vào khu công nghiệp, được cho vay ưu đãi và được giảm 20% mức thuế và thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong một số năm.
- Đảm bảo đủ điện cung cấp trong khu công nghiệp Cho phép nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy điện cùng với hệ thống cung cấp điện của nhà nước.
1.3.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia
Malaysia bắt đầu xây dựng KCN ( gọi chung là khu thương mại tự do) từ những năm 1970, sau khi có “ luật về khu thương mại tự do” năm 1971 Từ KCN đầu tiến BayanLaps ( diện tích 135ha) xây dựng năm 1972 tại Penang. Sau 20 năm đến nay Malaysia đã có 10 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích 1720ha nằm xen kẽ với các khu công nghiệp tập trung ở các bang Penang, Perack, Selangor, Malaca, Sohor không kế hàng trăm “ kho hàng sản xuất theo giấy phép” là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nằm ngoài KCN nhưng được hưởng mọi quy chế dành cho khu công nghiệp thực chất là KCN con với quy mô vài doanh nghiệp nằm rải rác khắp nơi trong nước. Malayisa là một trong những nước xây dựng KCN thành công trên thế giới Nhiều công ty xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới của Mỹ, Nhật, Tây Âu, Đài Loan, Singapore đã đặt cơ sở tại Malaysia Các khu công nghiệp của Malaysia đã là hạt nhân cho việc sản xuất và phát triển nhanh chóng nghành công nghiệp non trẻ của Malaysia ( chiếm 30% GDP) và chiếm 2/3 hàng xuất khẩu, cũng như tạo công ăn việc làm ( chiếm 1/5 lao động toàn quốc) Để thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài trong tình hìnhcác nước đang cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngoài lao động rẻ, thủ tục xuất nhập khẩu không phiền hà, yếu tố quan trọng nhất là giá thành đầu tư thấp (giá thuê đất và chi phí hạ tầng kèm theo), thời hạn thuê đất dài và chính sách chuyển ngoại hối dễ dàng. Ở Malaysia, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào KCN và ngoài KCN về đất đai, thuế… vế cơ bản là như nhau, chỉ khác là trong KCN được miễn thuế xuất nhập khẩu Do đó việc quản lý Nhà nước đối với KCN chủ yếu là kiểm soát hải quan đối với hàng ra, vào KCN còn các vấn đề khác tiến hành như đối với xí nghiệp ngoài KCN
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra trong thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Việt nam và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Qua việc nghiên cứu qua trình phát triển , mô hình tổ chức quản lý và chính sách thu hút đầu tư vào KCN của một số nước, có thể rút ra được một số kinh nghiệp cho quá trình xây dựng và thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Việt Nam nói chung và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng
Thứ nhât: Căn cứ vào điều kiện hiện tại, dự báo triển vọng kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội từng vùng, định hướng cụ thể cho việc phát triển ngành nghề của từng khu vực, các KCN có quy mô thích hợp Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng với Nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thứ hai: Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN chuyển hướng sang các ngành có trình độ khoa học, công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám phục vụ thị trường nội địa và đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa.
Thư ba: Phương châm trong công tác thu hút đầu tư là nhà đầu tư có lãi,người dân có việc làm với thu nhập thỏa đáng và nhà nước thu được nhiều thuế.
Thứ tư: Đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định để nhà đầu tư yên tâm đầu tư sản xuất Thực hiện tính đồng bộ của luật pháp, quy định thủ tục đơn giản, bảo đảm quyền sở hữu và vấn để lợi nhuận cho nhà đầu tư
Thư năm: Thực hiện tốt các biện pháp ưu đãi như: miễn giảm thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập
1.4 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ
Quan điểm và phương hướng phát triển các
2.1.1 Quan điểm phát triển khu công nghiệp
Phát triển các KCN phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và các vùng lãnh thổ
Phát triển các KCN với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế.
Phát triển các KCN phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý
Phát triển các KCN phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng – an ninh
2.1.2.Phương hướng phát triển khu công nghiệp
Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn Thúc đẩy phát triển các KCN trên các vùng tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển, thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.
Phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.
-Chấm dứt việc phát triển các KCN xen lẫn khu dân cư, thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra ngoài đô thị, hướng các nhà đầu tư vào KCN, trừ những dự án đòi hỏi nguồn nguyên liệu và diện tích lớn, các dự án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và phù hợp quy hoạch
Phát triển KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, ; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN.
2.1.3 Mục tiêu phát triển khu công nghiệp đến 2020
Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
2.1.2.2 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với diện tích tăng thêm khoảng 15.000 ha - 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha - 50.000 ha. Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCNhiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các KCN theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Giai đoạn đến năm 2015: Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.
Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN , phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp.
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ hoá.
2.1.4 Triển vọng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới và mở rộng tăng vốn đến năm 2010 dự kiến khoảng 12 tỷ USD ( trong đó thu hút mới khoảng 1.550 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn 2005- 2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và việc gia nhập WTO của Việt Nam.
Thu hút đầu tư trong nước dự kiến đạt 7 tỷ USD ( trong đó thu hút mới2.450 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005- 2008 phù hợp với những cải cách về môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước trong thời gian qua, một số dự án trong nước có khả năng triển khai như khí hóa lỏng,điện, phân đạm, thép Dự kiến trong thời kỳ 2009- 2010 sẽ giảm xuống khi các dự án lớn đã triển khai.
Mục tiêu, triển vọng phát triển và thu hút vốn đầu tư vào các
2.2.1.Định hướng phát triển công nghiệp
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói chung và phát triển các KCN nói riêng Trong vùng có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển năng động và là động lực phát triển của cả nước Hạn chế lớn nhất của vùng đó là tình trạng tập trung phát triển quá mức vào khu vực gần kề với Thành phố Hồ Chí Minh Định hướng phát triển công nghiệp vùng này cụ thể như sau:
Phát triển sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ ngày càng cao, nguyên vật liệu có chất lượng;
Phát triển sản xuất một số trang thiết bị cần thiết cho các ngành kinh tế trong vùng và cả nước, vừa phục vụ trong nước, vừa hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 12-13%/năm giai đoạn 2006-2010.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đến năm 2010 theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản lên 39-40%, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản: 19-20%, công nghiệp dệt may-da giầy: 15-16%, công nghiệp khai thác: 16-17% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng
Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng tăng từ 45,2% năm 2000 lên 51-52% năm 2010.
Hướng ưu tiên phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp sau: Khai thác và chế biến dầu khí, điện; Ngành điện tử và công nghệ thông tin; Ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải ); Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; Dệt may, da giầy; Ngành hoá chất, phân bón.
2.2.2.Phương hướng phát triển và phân bố các khu công nghiệp: a Phương hướng phát triển
Tiếp tục phát triển và nâng cấp các KCN
Có các giải pháp khuyến khích đầu tư theo hướng chuyển đổi sang phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có mối liên hệ chặt chẽ về công nghệ về sử dụng nguyên liệu, kết cấu hạ tầng
Việc phát triển các KCN tập trung cần phải gắn với phát triển các điểm dân cư đô thị mới và bảo vệ môi trường.
Dự kiến thành lập mới (có chọn lọc) khoảng trên 5.300ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung lên khoảng 17.500-18.000ha.
Dự kiến thu hút khoảng 600-700 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng các KCN và khoảng 12 tỷ USD cho đầu tư phát triển công nghiệp; nâng tỷ lệ lấp đầy lên 60-70%. b.Về phân bố các khu công nghiệp:
Hạn chế thành lập mới các KCN tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Có chương trình đầu tư phát triển hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để bố trí các KCN mới ở các khu vực khác thuộc tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, theo hướng phát triển mạng kết cấu hạ tầng thuộc tuyến hành lang Đông - Tây trong chương trình hợp tác khu vực GMS. Đầu tư phát triển đồng bộ KCN gắn liền với tổ hợp khí điện đạm trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tầu và tỉnh Đồng Nai; phát triển KCN công nghệ cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo hướng hình thành “Công viên Công nghệ” tạo ra những KCN có quy mô, tầm cỡ vùng, cả nước và khu vực.
Bố trí các KCN theo hướng hình thành các “cụm” các khu công nghiệp trong vùng. c Quy hoạch phát triển các KCN mới Vùng kinh tế Đông Nam Bộ định hướng đến năm 2020
Bảng 2.1 Danh mục các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới và mở rộng Vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến 2015 và định hướng đến 2020
STT Tên Khu công nghiệp Địa phương
Dự kiến diện tích mở rộng(ha)
Dự kiến diện tích thành lập mới ( ha)
1 KCN Tân Phú Đồng Nai 60
2 KCN Ông Kèo Đồng Nai 300
3 KCN Bàu Xéo Đồng Nai 500
4 KCN Lộc An- Bình Sơn Đồng Nai 500
5 KCN Long Đức Đồng Nai 450
6 KCN Long Khánh Đồng Nai 300
7 KCN Giang Điền Đồng Nai 500
8 KCN Dầu Tây Đồng Nai 300
1 KCN Định Quán Đồng Nai 150
9 KCN Mỹ Phước 3 Bình Dương 1000
10 KCN Xanh Bình Dương Bình Dương 200
11 KCN An Tây Bình Dương 500
2 KCN Việt Hương 2 Bình Dương 140
12 KCN Nam Đồng Phú Bình Phước 150
13 KCN Tân Khai Bình Phước 700
14 KCN Minh Hưng Bình Phước 700
15 KCN Đồng Xoài Bình Phước 650
16 KCN Bắc Đồng Phú Bình Phước 250
3 KCN Chơn Thành Bình Phước 255
17 KCN Long Hương Bà Rịa- Vũng Tàu 400
4 KCN Mỹ Xuân A2 Bà Rịa- Vũng Tàu 90
18 KCN Phú Hữu TP HCM 162
6 KCN Hiệp Phước TP HCM 630
7 KCN Tây Bắc Củ Chi TP HCM 170
19 KCN Trâm Vàng Tây Ninh 357
8 KCN Trảng Bàng Tây Ninh 163
Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Một số giải pháp định hướng chung tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư
Một trong những mục tiêu ưu tiên khi xây dựng KCN là thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN hiện đại, đồng bộ cũng nhằm vào việc thu hút đầu tư Thu hút đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư SXKD tạo ra lợi nhuận là biện pháp tốt nhất để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi Các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN bao gồm: đòn bẩy về tài chính, thuế, ngân hàng… đặc biệt đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào KCN bằng việc xây dựng và ban hành luật KCN Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN tại Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
2.3.1 Chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp
Thu hút đầu tư là mục tiêu khi xây dựng KCN Xây dựng KCN với các yêu cầu về cơ sở hạ tầng hiện đại là để thu hút đầu tư Do đó, thu hút đầu tư là một tiêu chí đánh giá thành công của KCN.
Các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN cần được đồng bộ và nhất quán, bao gồm những nội dung sau:
- Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN Nhà nước cần xem xét các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng, nhất là cơ chế tạo vốn (miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, nới lỏng điều kiện vay, khuyến khích chủ động trong huy động vốn từ các nguồn khác nhau ); phí sử dụng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng KCN, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngoài, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Giai đoạn đầu có thể xác định lấy việc thu hút đầu tư trong nước vàoKCN là chính, nên mức phí hạ tầng thấp và tăng dần trong những năm sau.
Khung giá tăng dần, nhưng không vượt quá khoảng khung giá quy định, tính toán trên cơ sở vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, khả năng chi thuê đất và các chi phí khác; - Quy định các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng phải dành một tỷ lệ diện tích đất cho thuê để ưu tiên bố trí cho các doanh nghiệp trong nước (ví dụ tối thiểu là 25% diện tích đất dùng cho thuê) Tỷ lệ này là bắt buộc và được xác định ngay khi UBND tỉnh quyết định cho doanh nghiệp lập thủ tục đầu tư hạ tầng KCN.
Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN
Chính sách đất đai: Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng; thực hiện tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển KCN tại địa phương Công tác phê duyệt, thẩm định quy hoạch các KCN ở địa phương phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tượng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng.
Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động, Bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN của địa phương và của cả nước.
Thống nhất chính sách khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp phải tuân thủ theo quy định của tổ chức WTO Môi trường đầu tư cần được xây dựng để mang tính cạnh tranh với các nước trong khu vực Đặc biệt, các thủ tục hành chính về cho thuê đất, giá dịch vụ, thủ tục thẩm định dự án đầu tư… phải được cải tiến nhanh chóng mà tiêu chuẩn so sánh la các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan đang cạnh tranh chúng ta rất quyết liệt trong thu hút đầu tư Chính phủ giữ vai trò quyết định đến xây dựng môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao bằng việc ban hành các chính sách vĩ mô đồng bộ, phối hợp liên kết tạo sức mạnh tổng hợp hướng về mục tiêu chung công nghiệp hóa đất nước mang tính hiện đại vào năm 2020 và đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội cụ thể trong từng thời kỳ.
2.3.2 Chính sách tài chính, thuế
Từ những vướng mắc xoay quanh các chính sách thuế, thuế suất và công tác tổ chức quản lý thu thuế, một số giải pháp nhằm hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp trong KCN có nội dung như sau:
Tiếp tục duy trì hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hình thức văn bản trả lời vướng mắc về thuế cho các doanh nghiệp, kể cả hình thức trả lời qua điện thoại, tiếp xúc trực tiếp và thư điện tử; tiến tới thành lập trung tâm tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp đầu tư vào KCN
Hoàn chỉnh Website cục thuế các địa phương đảm bảo nội dung phong phú, thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người nộp thuế dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin về văn bản pháp luật thuế Truy xét các đối tác kinh doanh hoặc những đơn vị, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh không hợp lệ, các hóa đơn không hợp pháp đang lưu hành… Qua đó giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách thuế và phòng tránh những thiệt hại, rủi ro trong quá trình SXKD của doanh nghiệp
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình về chuyên đề thuế, cố định hàng tháng, tuần như chương trình phát thanh, truyền hình của mộ số ngành: quân đội, công an, giao thông… Mục tiêu phấn đấu là đến 2010 đại bộ phận doanh nghiệp trong KCN phải hiểu biết đầy đủ các luật thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Để thực hiện được mục tiêu trên cục thuế các điạ phương cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế cho các đối tượng nộp thuế nói chung và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng
Tập hợp, hệ thống và cập nhật kịp thời các tài liệu tuyên truyền về thuế, bao gồm luật thuế và các văn bản dưới luật; tài liệu về chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chương trình quản lý thuế… Tổ chức nhận và cấp phát ( đối với tài liệu phát hàng miễn phí) kịp thời các tài liệu tuyên truyền về thuế cho các doanh nghiệp
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế mạnh về cả chế độ và trình độ Tập trung đào tạo bổ sung nâng cao kiến thức cho đội ngũ này như: kỹ năng viết, kiến thức về thuế, kế toán- tài chính, ngoại ngữ… để mỗi cán bộ có thể tự mình đảm đương được công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp.
Giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
2.4.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch các khu công nghiệp
Quy hoạch KCN cần phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết nhiều chiều giữa quy hoạch KCN với quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước Quy hoạch phải được tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của vùng trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, tránh tình trạng chia nhỏ theo lối “địa phương này có cái này, thì địa phương khác cũng phải có” Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển KCN phải vừa bao hàm được những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả ba cấp độ - quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Về nội dung quy hoạch cần dự kiến thứ tự ưu tiên thành lập mới và mở rộng các KCN, phù hợp với định hướng phát triển vùng, địa phương , đồng thời xây dựng tiêu chí thành lập KCN, KCX cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở xem xét thành lập KCN, Tiêu chí thành lập KCN cần được xây dựng trên 2 cấp độ: các tiêu chí ban đầu khi xem xét thành lập KCN và những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí ban đầu cần đảm bảo thống nhất ở các địa phương nhằm tạo cơ sở để các địa phương tự xem xét mức độ đáp ứng các tiêu chí để xin chủ trương thành lập KCN; tiêu chí này cần xây dựng theo hướng muốn xây dựng hoặc mở rộng KCN thì nhất thiết các KCN đã được thành lập phải hoạt động đạt kết quả tốt Các tiêu chí thành lập KCN cụ thể xây dựng trên cơ sở xem xét toàn diện điều kiện thực tế của các địa phương, cần cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, đất đai, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư,
Xây dựng phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt và gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực; việc quy hoạch phát triển các KCN phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo tính bền vững trong phát triển; gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN Các dự án đầu tư xây dựng KCN được phân loại là dự án nhóm A (không kể quy mô diện tích và nguồn vốn) và phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý đầu tư và xây dựng, quy trình xét duyệt chặt chẽ với cơ chế phối hợp tham gia thẩm tra của các bộ, ngành nhằm đảm bảo sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển KCN cả nước; trong thẩm tra dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN có sự thẩm tra và phê duyệt quy hoạch chi tiết của Bộ Xây dựng đối với từng dự án cụ thể.
Xây dựng và triển khai quy hoạch KCN phải đặc biệt chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN Cụ thể:
Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN trên địa bàn vùng, xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi thành đất KCN hợp lý, đảm bảo cân đối giữa các ngành kinh tế trên địa bàn
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất KCN cần phải tổ chức nghiên cứu hệ thống các quy hoạch sử dụng đất của cả nước, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm của cả nước và của địa phương cũng như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và địa phương nhằm đảm bảo sự phù hợp và mối liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất trong KCN với hệ thống chiến lược, quy hoạch theo ngành và theo lãnh thổ Để đảm bảo mối liên kết này việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất KCN cần phải có ý kiến tham gia và góp ý sâu của các bộ, ngành và địa phương theo phạm vi quản lý về chiến lược, quy hoạch của mình.
Thực tế xây dựng KCN thời gian qua cho thấy tầm quan trọng của việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong KCN nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, đặc biệt là người dân có đất trong vùng quy hoạch KCN, hạn chế được những tranh chấp, khiếu nại của người dân khi thu hồi đất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh đền bù, thu hồi đất xây dựng KCN, do đó cần chú trọng tới công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất KCN tới người dân địa phương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có đất trong quy hoạch KCN để tiếp cận được với người dân trong công bố quy hoach
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những chính sách đất đai KCN đã áp dụng như việc Nhà nước thu hồi đất và cho doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng thuê để xây dựng hạ tầng KCN và cho doanh nghiệp thuê lại với giá có sự kiểm tra và chấp thuận của Ban quản lý các KCN, đồng thời kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCN được khấu trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và không phải trả tiền thuê đất đối với phần diện tích đất phát triển hạ tầng sử dụng chung như đường giao thông nội KCN… đồng thời hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN trong đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầngKCN nhằm giảm chi phí đầu tư, giảm giá thuê lại đất, thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư vào KCN, các chính sách phải được nghiên cứu trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật đất đai và quy định pháp luật liên quan để giải quyết thoả đáng mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ trong các KCN,đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai của Nhà nước đối với tất cả doanh nghiệp trong và ngoài KCN, tôn trọng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việc thu hồi đất phải gắn chặt với tái định cư, tái định canh và tạo việc làm ổn định và coi phương án thu hồi đất và tái định cư cũng là yếu tố tiên quyết khi phê duyệt dự án phát triển KCN ngoài các yếu tố kinh tế và hiệu quả kinh tế dự án.
2.4.2 Tạo sự liên kết phát triển khu công nghiệp trong phát triển vùng
Sau một thời gian phát triển mạnh, hiện tại, các KCN của các tỉnh, thành phố trong vùng đều có các dự án tương tự nhau như sử dụng nhiều lao động, gia công trong các ngành dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, Do vậy, các KCN ở những tỉnh có lợi thế kém hơn sẽ thu hút được ít dự án hơn so với các tỉnh, thành phố có lợi thế hơn Việc này gây lãng phí đất và sự phân bổ không đồng đều của các dự án trong vùng Vì vậy, tính đến năm 2020, cần phải quy hoạch lại việc bố trí các dự án vào các tỉnh theo hướng: Đối với thu hút đầu tư vào các KCN của TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ưu tiên tập trung thu hút các dự án có trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao, các dự án công nghệ sạch, công nghệ sinh học, dầu khí, năng lượng, Đối với thu hút đầu tư vào các KCN của những tỉnh khác như Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận , : Cần tập trung ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động, dự án gia công sản phẩm, dự án công nghiệp phụ trợ, dự án sử dụng công nghệ thông thường, để tạo sự cân bằng, đồng đều về phát triển các khu công nghiệp trong vùng.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển các KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển các KCN của vùng cần phải xây dựng cơ chế đặc thù để tăng cường liên kết vùng và quản lý vùng, phát huy lợi thế so sánh của từng tỉnh trong thế liên kết chung của vùng, tính toán tăng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng tài nguyên và nguồn lực, giảm áp lực giải quyết việc làm Trước hết cần giảm bớt sự tập trung phát triển quá mức vào địa bàn TP.
Hồ Chí Minh bằng cách giãn bớt hoặc di chuyển các cơ sở công nghiệp trong địa bàn thành phố vào các KCN của thành phố và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN của các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận ; đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN hiện có, phát triển mới thêm tại các tỉnh mới sát nhập tạo điều kiện cho các tỉnh này bứt lên, hoà nhập với toàn vùng. Các tỉnh có khu công nghiệp phải cùng phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để xác định, phân bố các dự án đầu tư một cách đồng đều vào từng tỉnh. Những tỉnh, thành phố nào ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, công nghệ cao thì nên xem xét, giới thiệu các dự án có công nghệ thông thường, sử dụng nhiều lao động đầu tư vào các tỉnh khác trong vùng nhằm đảm bảo sự phát triển hiệu quả của các khu công nghiệp trong vùng, hạn chế được tình trạng mất cân đối về thu hút đầu tư và cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các tỉnh trong vùng.
2.4.3 Tiếp tục triển khai xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN, hình thành các khu đô thị vệ tinh bên cạnh các KCN
Xu hướng xây dựng các KCN, KCX phải gắn liền và đồng bộ với khu dân cư, trong đó khu dân cư phải có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh như: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trung tâm tài chính ngân hàng, công viên, sân vận động Vì vậy, các định hướng và giải pháp đặt ra bao gồm:
Bố trí quỹ đất hợp lý cho quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động và tái định cư: Đến năm 2020, nhu cầu nhà ở cho người lao động, chủ đầu tư và các chuyên gia là rất lớn, vì vậy các tỉnh, thành phố cần bố trí quỹ đất, quy hoạch xây dựng các khu nhà ở phục vụ cho người lao động trong các khu công nghiệp Ngoài ra, cùng với phát triển các khu công nghiệp, các tỉnh cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải công cộng, hệ thống trường học, bệnh viện, điểm văn hoá tại những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp và người lao động.
Xây dựng các trung tâm giải trí, tụ điểm sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật cho người lao động như: trung tâm chiếu phim, trò chơi, tụ điểm ca nhạc, Hạn chế việc để các quán nước, trung tâm giải trí tự phát của người dân bao vây quanh khu công nghiệp, việc này gây mất mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu công nghiệp và gây mất trật tự, an ninh.