1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Assigment địa lý và tài nguyên du lịch việt nam vùng du lịch bắc trung bộ

47 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

+ Phía bắc giáp đồng bằng sông Hồng + Phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ + Phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào + Phía đông là biển Đông Vịnh Bắc Bộ Hình 1.1: Bản đồ vị trí vùng Bắc Tru

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC ASSIGMENT ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Đạt Lớp: TG19301 Nhóm trình bày: Nhóm 1 Thành viên: Lý Thanh Thảo PH47244 Lê Thị Thu Hà PH42953 Nguyễn Thanh Hoài PH48094 Nguyễn Hữu Đan PH46215 Phạm Nam Anh PH47404 Hà Văn Thắng PH45803 Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2024 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 2 1.1 Tổng quát 2 1.1.1 Vị trí địa lý 2 1.1.2 Các điều kiện tự nhiên của vùng du lịch 3 1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội vùng du lịch Bắc Trung Bộ 9 1.2.1 Dân cư, xã hội 9 1.2.2 Tình hình kinh tế 10 CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 12 2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 12 2.1.1 Tài nguyên du lịch biển 12 2.1.2 Tài nguyên du lịch sinh thái 14 2.1.3 Hang động 20 2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 22 2.2.1 Di tích lịch sử 22 2.2.2 Làng nghề truyền thống 24 2.2.3 Ẩm thực 27 2.2.4 Lễ hội: 28 CHƯƠNG 3: SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG, ĐỊA BÀN DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 30 3.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng 30 3.2 Địa bàn du lịch trọng điểm của vùng 31 3.3 Một số tuyến du lịch tiêu biểu của vùng 32 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 35 4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của vùng 35 4.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 37 4.1.2 Thực trạng đội ngũ lao động 39 4.1.3 Thực trạng doanh thu ngành du lịch 39 4.2 Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch vùng 39 4.2.1 Ưu điểm và hạn chế 41 4.2.2 Một số đề xuất 43 KẾT LUẬN 45 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 1.1 Tổng quát 1.1.1 Vị trí địa lý Bắc Trung Bộ là có địa bàn từ phía nam Ninh Bình, tức từ Thanh Hóa tới phía bắc Đèo Hải Vân (Thừa Thiên Huế) Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam Về phần tiếp giáp + Phía bắc giáp đồng bằng sông Hồng + Phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ + Phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào + Phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) Hình 1.1: Bản đồ vị trí vùng Bắc Trung Bộ (Nguồn Inernet) Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Dân số của vùng này khoảng 10,5 triệu người Vùng này còn là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông) sống dọc theo dãy Trường Sơn Phân bố không đều từ đông sang tây Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông Đây là khu vực tiếp nối giữa 2 vùng bắc – nam của đất nước, cũng là vị trí cửa ngõ để đi ra biển đông và các nước láng giềng, Bắc Trung Bộ có vị trí nằm 2 kế vùng kinh tế trọng điểm nên có nhiều điện kiện phát triển các ngành kinh tế đa dạng 1.1.2 Các điều kiện tự nhiên của vùng du lịch 1.1.2.1 Địa hình Bắc Trung Bộ có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển Sông suối có độ dốc cao nước chảy xiết hay có lũ Xét từ Tây sang Đông thì phía Tây là vùng núi và gò đòi, tiếp đến là vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa, cuối cùng là cồn cát giáp biển Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông: Hình 1.2: Bản đồ địa hình vùng Bắc Trung Bộ (Nguồn Inernet) Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit,thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn Vùng đồi trước núi, phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước) Vùng đồng bằng ven biển,phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía,cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn… Vùng biển rộng lớn phía Đông: Nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá), tiềm năng thủy điện 3 1.1.2.2 Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng bị ảnh hưởng bởi cả hai loại hình nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới cùng khí hậu khô nên khí hậu rất khắc nghiệt Thuộc miền khí hậu phía Bắc,chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc (đến dãy Bạch Mã), mùa đông tương đối lạnh; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có mùa đông lạnh hơn Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt và ẩm dồi dào, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 20-24 độ C, mùa nóng nhất vào tháng 6-7, mùa lạnh nhất vào tháng 12-1.Thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp Hình 1.3: Bản đồ khí hậu vùng Bắc Trung Bộ (Nguồn Inernet) Có nhiều thiên tai: lũ lụt, bão, hạn hán, gió phơn khô nóng gây hạn hán hằng năm,nạn cát bay, cát chảy ven biển.Thiệt hại về người, cơ sở vật chất, mất việc làm, giao thông, bùng trì tệ dịch ở gia súc gia cầm 1.1.2.3 Thuỷ văn 1.Sông Mã Hệ thống sông Mã, sông Cả là các hệ thống sông có diện tích lưu vực và chiều dài tương đối lớn so với các hệ thống sông ở Việt Nam, thượng lưu chảy qua vùng có địa hình đồi núi dốc, thuận lợi phát triển thủy điện, hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An thích lợp để phát triển thủy lợi, giao thông 4 Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km² Lưu lượng nước trung bình năm 121 m³/s tại Xã Là và 341 m³/s tại Cẩm Thủy Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ 3 ở Việt Nam Sông Mã chảy theo vùng trũng giữa hai dãy núi Su Xung Chảo Chai và Pu Sam Sao Các phụ lưu của sông Mã phần lớn bắt nguồn từ hai dãy núi này Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các suối ở vùng biên giới Việt - Lào tại xã Mường Lói phía nam huyện Điện Biên (phía nam tỉnh Điện Biên) 21°0′49″B 103°7′38″Đ Bản Pu Lau phía bắc xã Mường Lói nằm trên sống núi là đường phân thủy giữa Nậm Nứa chảy về tây bắc và thuộc hệ thống sông Mê Kông, với Nậm Ma chảy về đông bắc là đầu nguồn sông Mã, tên địa phương là suối Sẻ Sông chảy sang địa bàn Điện Biên Đông, dọc đường tiếp nhận nước từ một số dòng suối ở Háng Lìa, Điện Biên Đông Đến Bó Sinh huyện Sông Mã thì sông Mã tiếp nhận dòng Nậm Khoai tức Nậm Hua chảy theo hướng bắc - nam từ huyện Tuần Giáo đến Từ đó sông chảy uốn lượn, với hướng chính Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào ở Cửa khẩu Chiềng Khương Ở Sơn La, sông Mã tiếp tục nhận nước từ một số suối từ địa bàn Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp Ở Lào, sông Mã chảy qua hai huyện Xiengkhor và Sop Bao của tỉnh Huaphanh, nhận thêm nước từ dòng Nậm Ét ở Xiengkhor 2.Sông Cả Sông trở lại Việt Nam ở cửa khẩu Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa Từ đây, sông chảy qua Mường Lát, Quan Hóa, trong đó một đoạn nhỏ qua huyện Quan Hóa là ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình Đồng thời, tại Quan Hóa, sông nhận thêm nước từ sông Luông và Nậm Niêm từ Quan Sơn chảy sang Sông chảy qua các huyện phía bắc Thanh Hóa gồm Bá Thước, Cẩm Thủy, 5 dọc theo ranh giới Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa (tả ngạn - phía bắc) và Yên Định, Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Sầm Sơn (hữu ngạn - phía nam) rồi đổ vào vịnh Bắc Bộ bằng ba cửa: cửa chính ở Lạch Hới (cửa Hới) nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn; cửa thứ hai tách ra từ Phường Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa đổ ra Lạch Sung (cửa Sung, Lạch Trường) nằm giữa huyện Hậu Lộc và Hoằng Hoá; cửa thứ ba tách ra từ chỗ giáp ranh giữa Yên Định và Hoằng Hóa thành sông Lèn chảy theo ranh giới Hà Trung, Nga Sơn với Hậu Lộc ra biển Tổng cộng các chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 520 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3% Mật độ sông suối là 0,60 km/km² Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km² Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74- 80% tổng lượng nước cả năm Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào 1.1.2.4 Hệ động thực vật 1 vườn quốc gia Bến En Nơi đây có những cây lim, cây thông sừng sững cùng với nhiều loài động vật quý hiếm như gấu nhựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng… 6 Bến En được ví như Vịnh Hạ Long của xứ Thanh với 21 hòn đảo lớn nhỏ, hồ nước trong xanh cùng hàng nhìn loại động thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Hồ sông Mực ở Bến En có diện tích 4.000 ha, sâu trung bình 34 m, là thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng Hệ thực vật Bến En gồm 6 ngành, 7 lớp, 77 bộ, 1.417 loài thực vật thuộc 191 họ với 57 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới năm 2013, 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, trong đó có một số loài ở mức độ cực kỳ nguy cấp và nguy cấp trên phạm vi toàn thế giới như: Trầm hương, táu mặt quỷ, re hương, vệ hài, kim cang Poilane, sao hải nam, sao hòn gai, táu nước, lim xanh… Bên cạnh đó, động vật có 1.530 loài gồm: 102 loài thú, 277 loài chim, 66 loài bò sát, 47 loài ếch nhái, 97 loài cá, 50 loài động vật nổi, 163 loài động vật đáy và 728 loài côn trùng với nhiều loài quý hiếm như: Gấu ngựa, vượn đen má trắng, cu li lớn, cu li nhỏ, khỉ vàng, rắn hổ mang chúa Ngoài ra, đây cũng là trung tâm phân bổ của giống lim xanh đặc hữu nổi tiếng Việt Nam, có cây tuổi đời lên đến vài trăm năm với đường kính thân đạt gần 3 m Ngoài ra, còn có các loài cây gỗ quý hiếm như chò chỉ, bù hương, sến mật, vàng tâm, lim, xẹt, lát hoa, trai lý cùng họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang Đặc biệt, rừng Bến En còn có trên 300 loài cây dược liệu 2 Vườn quốc gia pù mát Pù Mát sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ của rừng xanh và vẻ nguyên sinh không một chút đụng chạm của bàn tay của con người Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa dạng các yếu tố đặc hữu cao Trong đó, có những loài đặc trưng như Chào Vao, Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Vượn má vàng, Voọc xám, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài Vườn quốc gia Pù Mát được trải rộng trên 3 huyện đó là Tương Dương, Anh Sơn và Con Cuông Nơi đây chính là nơi ở của người Thái - dân tộc sinh sống lâu đời ở đây Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ núi rừng Pù Mát được pha lẫn cùng với nét đẹp văn hóa độc đáo tinh tế của người Thái 7 Hệ sinh thái đa dạng các loại động, thực vật của Vườn quốc gia Pù Mát cũng là điều thu hút nhiều du khách ghé thăm nơi đây Ở địa điểm này có không ít loại động – thực vật quý hiếm mà không phải nơi đâu cũng có được 3 Vườn quốc gia phong nha kẻ bàng Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận sự có mặt của 2.951 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành Trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 39 loài có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES Sự đa dạng về hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả đa dạng về thành phần loài, về nguồn gen và tài nguyên thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú) Phong Nha- Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới 8 1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội vùng du lịch Bắc Trung Bộ 1.2.1 Dân cư, xã hội Dân cư: Bắc Trung Bộ là nơi cư trú, sinh sống của 25 dân tộc thiểu số, điển hình là dân tộc:Thái, Mường, Chứt, Tà Ôi, Vân Kiều,… Phân bố không đều từ đông sang tây Hình 1.4: Dân tộc Tà Ôi (Nguồn Internet) Đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh Hoạt động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ Miền núi, gò đồi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru- Vân Kiều, Hoạt động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ với dân số khoảng 10,5 triệu người(11% dân số cả nước- năm 2015), tương đương mật độ dân số là 218 người/km2 9

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w