Môn Địa lý và Tài nguyên du lịch Việt Nam Chủ đề Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

47 6 0
Môn  Địa lý và Tài nguyên du lịch Việt Nam Chủ đề Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC - - ASSIGNMENT Môn : Địa lý và Tài nguyên du lịch Việt Nam Chủ đề : Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch vùng du lịch Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Giảng viên : Nguyễn Văn Đạt Lớp : TG19301 Nhóm :2 Sinh viên thực hiện: 1 Nguyễn Văn Mạnh Ph48775 2 Trần Đình Quỳnh Ph48742 3 Lương Thuỳ Linh Ph48852 4 Trần Đăng Khoa Ph48767 5 Ngô Duy Khánh Ph48632 Hà Nội , Tháng 12/2023 MỤC LỤC Lời mở đầu 3 CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 4 1.1 Điều kiện tự nhiên 4 1.1.1 Vị trí địa lý 4 1.1.2 Các điều kiện tự nhiên 5 1.1.2.1 Địa hình .5 1.1.2.2 Khí hậu 6 1.1.2.3 Thuỷ văn 7 1.1.2.4 Hệ động thực vật 8 1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9 1.2.1 Dân cư 9 1.2.2 Thành phần kinh tế 9 CHƯƠNG 2 : TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 15 2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 15 2.1.1.Tài nguyên du lịch biển 15 2.1.2 Tài nguyên du lịch hang động .16 2.1.3 Tài nguyên du lịch rừng 17 2.1.4 Tài nguyên du lịch sông, hồ, suối nước nóng .18 2.1.5 Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng .19 2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 20 2.2.1 Di tích lịch sử 20 2.2.2 Làng nghề truyền thống 22 2.2.3 Ẩm thực 23 2.2.4 Lễ hội 24 2.2.5 Bảo tàng và cơ sở văn hoá nghệ thuật 26 1 CHƯƠNG 3 : SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG, ĐỊA BÀN DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC .27 3.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng 27 3.2 Địa bàn du lịch trọng điểm của vùng 28 3.3 Một số tuyến du lịch tiêu biểu của vùng .32 CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 34 4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của vùng 34 4.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 34 4.1.2 Thực trạng đội ngũ lao động 37 4.1.3 Thực trạng doanh thu ngành du lịch 38 4.2 Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch vùng 41 4.2.1 Ưu điểm và hạn chế .41 4.2.1.1 Một số ưu điểm 41 4.2.1.2 Một số hạn chế 41 4.2.2 Một số đề xuất 42 Kết Luận 44 2 Lời mở đầu Việt Nam nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á Điều kiện tự nhiên thuận lợi với 3/4 địa hình là đồi núi, 2 đồng bằng châu thổ màu mỡ được bồi đắp với hệ thống sông ngòi dày đặc, đường bờ biển và khí hậu nhiệt đới đã góp phần tạo nên một hệ sinh thái cực kỳ phong phú cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Vùng đất này từ hàng ngàn năm nay là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng người khác nhau, tạo nên một nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ và đa dạng với những nét riêng biệt về phong tục và tập quán Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên đã tạo nên tiềm năng to lớn, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một trong 7 tiểu vùng du lịch của Việt Nam Được bồi đắp bỏi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, vùng châu thổ Bắc Bộ được coi như cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam Vị trí địa lý tạo thuận lợi cho giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là nơi biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất truyền thống văn hoá đất nước và con người Viêt Nam, tập trung đến 70% số lượng các di tích trên cả nước rất có giá trị trong việc khai thác các hoạt động du lịch văn hoá Thiên nhiên ở vùng này cũng thật phong phú và đa dạng với có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa Có những vùng núi non hùng vĩ và hiểm trở xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng trăm triệu năm , những cánh rừng bạt ngàn với những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt về số lượng các loài động, thực vật Thấy rõ được tầm quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo tồn phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn , các thành viên nhóm 2 đã tìm hiểu, nghiên cứu về “ Thực trạng hoạt động du lịch của vùng du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ” 3 CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 1.1 Điều kiện tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc 1.1.1 Vị trí địa lý Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) và duyên hải Đông Bắc là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc (Việt Nam), vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà) Duyên hải Đông Bắc ở cực Bắc của đất nước ở vị trí 20º49’ đến 23º24’ vĩ độ Bắc và từ 103º31’ đến 108º03’ kinh độ Đông Phía bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam) và Trung Quốc, phía tây và tây nam giáp với vùng Tây Bắc, phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ và biển Đông, phía nam giáp với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều 4 Hình 1.1 : Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ( Nguồn: Internet ) 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bao gồm các dạng địa hình : rừng núi, trung du, đồng bằng, biển, hải đảo Đồng bằng sông Hồng : địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng Còn Duyên hải Đông Bắc : Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất Phía Đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao 5 Hình 1.2 : Địa hình vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Nguồn: Internet ) 1.1.2.2 Khí hậu Hình 1.3 : Gió mùa đông bắc ( Nguồn: Internet ) 6 Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc so với các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 độ C - 24 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900 mm và mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu Ngay trong vùng cũng có những sự khác biệt về khí hậu giữa vùng đồng bằng và vùng duyên hải So với vùng đồng bằng, vùng duyên hải có lượng mưa lớn hơn và thường có nhiều cơn giông nên mưa nặng hạt hơn Nhiệt độ ở vùng duyên hải thường có biên độ dao động cao hơn đồng bằng khoảng 1-2 độ C Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một trong những lãnh thổ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta, trung bình mỗi năm có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 - 9 Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô Mùa xuân có tiết mưa phùn 1.1.2.3 Thủy văn Nguồn nước ở đây khá dồi dào, chất lượng tương đối tốt Vùng này có nhiều sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Kỳ Cùng,.… Sông Hồng với chiều dài hơn 200 km chảy qua địa phận của vùng Lượng nước và phù sa của sông lớn nhất miền Bắc Tổng lượng nước trung bình lên tới 114.000 m3 và tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm Về tới khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, sông phân thành nhiều nhánh nên mới kịp thoát nước khi mùa lũ ập đến Sông Thái Bình do sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hợp lại Nước sông trong và ít phù sa Sông Hồng và sông Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa nên thủy chế thất thường, mùa mưa nước quá nhiều trong khi mùa khô rất ít nước 7 Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc còn có một diện tích khá lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo Các hồ chứa nước lớn có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập (Quảng Ninh) và hồ tự nhiên như Hồ Tây (Hà Nội).… Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú Trong tài nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp… mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)… Hình 1.4 : Hệ thống sông ngòi Đồng bằng sông Hồng ( Nguồn: Internet ) 1.1.2.4 Hệ động thực vật Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có các hệ sinh thái đa dạng, phong phú Trong đó phải kể đến hệ sinh thái rừng 8 ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các rạn san hô (Cát Bà), hệ sinh thái rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp, hệ sinh thái rừng kín Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật sống trong rừng, các loài động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực vật trên cạn, thực vật ngập mặn ,rong biển, san hô, các loài cây dược liệu, các cây gỗ quý Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng (Cát Bà, Cúc Phương), cầy vằn, báo hoa mai (Cúc Phương), quạ khoang, sóc đen (Cát Bà), gà lôi trắng, khỉ , báo, gấu, sóc bay (Ba Vì), cu li, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc má trắng, sóc bay lông chân, dơi tay sọ cao.…(Tam Đảo), Tê tê vàng, khỉ vàng, rái cá lông mượt… Hình 1.5 : Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà ( Nguồn: Internet ) 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1 Dân cư Diên tích của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc trên 20.000 km2 ( Tỷ lệ chiếm khoảng 7% tổng diện tích cả nước ) Mật độ dân số của vùng cao nhất Việt Nam ( 1064 người/km2 , dân số khoảng 22 triệu 9

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan