1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực trạng và phương hướng hoàn thiện việt nam

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huy Bảo Quang
Người hướng dẫn TS.GVC Nguyễn Trọng Điệp
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Thực trạng thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật ĐạiViệt 2.2.1 Ưu điểm2.2.2 Hạn chếChương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN Ở VIỆT NAM

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Huy Bảo Quang

Lớp: K64 CLC

Bộ môn phụ trách: Luật kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Nguyễn Trọng Điệp

Cơ quan thực tập: Công ty TNHH Luật Đại Việt

Hà Nội - 2022

1

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả thu hoạch, nghiên cứu riêng của tôi được sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và các luật sư, chuyên viên tư vấn và công chứng viên nơi tôi đã kiến tập trong hơn 2 tuần (từ ngày 27/06/2022 đến ngày 22/07/2022) Các tài liệu và thông tin được sử dụng trong báo cáo là những thông tin tổng hợp từ quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu tại Công ty TNHH Luật Đại Việt Nếu phát hiện bất kỳ

sự gian lận, bịa đặt nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2022

NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Huy Bảo Quang

2

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp

1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1.3 Ý nghĩa của việc đăng ký doanh nghiệp

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG

KÝ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Đại Việt

2.2.1 Ưu điểm

2.2.2 Hạn chế

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

3.1 Về hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh

3.2 Về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

3.3 Về nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp

3.4 Về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

Trang 4

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT

LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và vai trò liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp

Tình hình kinh tế kinh tế xã hội của Việt Nam trước khi có Luật doanh nghiệp đầu tiên, Tổng Bí thứ nhất của nước CHXHCN Việt Nam Lê Duẩn đã nhận thấy được những điều tích cực của kinh tế tư nhân và thị trường tự do ở Miền Nam nên muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam nhưng thực tế thì người dân lao động càng gặp nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ, ách tắt và rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng Nhận ra những bất cập của nền kinh tế hiện tại, Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu có những thay đổi nhất định trong tư duy quản lý kinh tế Cụ thể là tại Nghị quyết số 20 ngày 20-NQ/TW ngày 20/9/1979 của Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 đã

ra những quyết định với tinh thần chính là: Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước; sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa trên thỏa thuận; cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu.Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, những chuyển biến trong tư duy quản lý làm cho nền kinh tế trở nên khởi sắc nhưng kèm theo đó là những hậu quả tiêu cực, gây ra những rối loạn lên một phần nền kinh tế nước

ta Bắt đầu từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, tiếp nối là sự ra đời của Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 tạo cơ sở ra đời Luật doanh nghiệp 1999

Cụm từ “Đăng ký” (Registration) được hiểu là hoạt động của một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức cá nhân nào đó được ủy quyền thực hiện việc ghi nhận, xác nhận

về một sự việc hay một tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người được đăng

ký cũng như tổ chức, cá nhân đứng ra thực hiện việc đăng ký Ngoài ra, từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Trung tâm từ điển năm 1994 định nghĩa: “Đăng

ký là ghi vào sổ của cơ quan quản lý để chính thức công nhận cho hưởng quyền lợi hay nghĩa vụ; Bằng chứng công nhận bắt đầu từ sự tồn tại hoặc chấm dứt của một sự kiện hoặc một hiện tượng pháp luật” Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng

ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

Thuật ngữ “đăng ký doanh nghiệp” hiện nay được hiểu dưới nhiều góc độ:

4

Trang 5

Về phương diện kinh tế- xã hội: Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện để tham gia vào thị trường, trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được thông tin rộng rãi, công khai trên thị trường, bên ngoài xã hội nhằm thu hút

sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp (các đối tượng tương lai) và cộng đồng xã hội (các bên có liên quan) Vì vậy, tuy trong giai đoạn tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa thực sự có, song chi phí trong quá trình đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp và được khấu trừ trong khi tính thuế

Về phương diện pháp lý: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý mang tính chất hành chính tư pháp để xác nhận địa vị của các chủ thể kinh doanh trên thị trường Đăng ký doanh nghiệp được ví khi như “giấy khai sinh” ra doanh nghiệp về mặt pháp lý, xác nhận sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường Theo đó nhà đầu tư phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dự kiến hoạt động của mình

và được Nhà nước thừa nhận bằng việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nói cách khác, đây là thủ tục khai sinh cho doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp đến với thị trường một cách hợp pháp Như vậy đăng ký kinh doanh được hiểu là hoạt động pháp lý bao gồm hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh và của chủ thể đăng ký kinh doanh Tùy theo luật pháp các quốc gia mà đăng ký kinh doanh được giao cho cơ quan hành chính hay cơ quan tư pháp Ở Việt Nam, đăng ký kinh doanh được giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn là Sở Kế hoạch và Đầu tư

Về phương diện quản lý nhà nước: Đăng ký doanh nghiệp là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc mà doanh nghiệp và thương nhân phải hoàn thành nhằm quản lý các công việc kinh doanh Bất kỳ hình thức kinh doanh nào chz được coi là hợp pháp nếu

có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Hay nói cách khác, Đăng ký doanh nghiệp được coi là một trong những biện pháp quản lý nhà nước về kinh tế Đây được coi là hoạt động quản lý đầu tiên của nhà nước đối với doanh nghiệp, nó sẽ tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý tiếp theo của mình khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

Về phương diện chính trị- pháp lý: Đăng ký doanh nghiệp được hiểu là quyền tự

do kinh doanh, tuy nhiên quyền tự do này phải được hiểu là tự do trong khuôn khổ Đăng

ký doanh nghiệp là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện Quyền tự do kinh doanh của công dân có nội hàm bao gồm cả quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh và tự do đăng ký kinh doanh Bất kỳ tổ chức nào có đủ điều kiện để kinh doanh đều có thể đăng ký với nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất đăng ký kinh doanh của mình mà không bị bất kỳ ai ngăn cản hay chống phá

Về góc nhìn của pháp luật doanh nghiệp: Theo Nghị định số 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký

5

Trang 6

kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng

ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật

Từ đó có thể hiểu, “đăng ký doanh nghiệp” là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về việc đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng

ký kinh doanh và được lưu giữ tại quốc gia cơ sở dữ liệu về việc đăng ký doanh nghiệp Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, điều đó cũng nhờ có sự việc thành lập ra các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân có được công việc ổn định từ đó góp phần vào ổn định cuộc sống cho người dân Thứ nhất, việc đăng ký doanh nghiệp đã giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả năng của mình trong doanh nghiệp của chính mình: nghĩa là tùy từng bộ phận trong doanh nghiệp của chính bạn sẽ tương ứng với phần làm việc của từng công nhân trong doanh nghiệp cho nên chính vì vậy mỗi một người lao động trong doanh nghiệp sẽ có những khả năng làm việc kinh doanh của chính mình sao cho doanh nghiệp của chính bạn có được khả năng kinh doanh thuận lợi nhuận đối với doanh nghiệp Thứ hai, khi các doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp thì vấn

đề cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế: từ đó sẽ giúp nâng cao sự cạnh tranh cao trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp của chính mình Cuối cùng, khi đời sống của người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề xã hội ngày càng được giữ được trật tự

ổn định, vì nó đã giải quyết được cơ bản các vấn đề của xã hội, từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế

1.2 Trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, dựa vào sự phát triển của công nghệ 4.0, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp có đa dạng các phương thức

để đăng ký doanh Không chz đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp còn

có thể đăng ký qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng thông tin điện tử Việc “đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử Hồ sơ đăng

ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng

ký doanh nghiệp bằng bản giấy” Khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức có 1

1 Điều 26, Luật Doanh nghiệp 2020

6

Trang 7

quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc

sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện

tử Tài khoản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử Ngoài

ra, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh

có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do

Để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thỏa mãn “ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh”, tức là cấm

“kinh doanh các chất ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật” ; kinh doanh mại dâm, pháo2

nổ, dịch vụ đòi nợ; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người Về thủ tục đăng ký doanh nghiệp, ngoài việc sở hữu một hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ thì tên của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định tại Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020

1.3 Ý nghĩa của việc đăng ký doanh nghiệp

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp cho cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh từ đó dễ dàng kiểm soát và quản lý doanh nghiệp và các thành phần kinh tế Việc đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn giúp cơ quan nhà nước nắm được những xu hướng của thị trường, giúp làm căn cứ để hoạch định các chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế bền vững hơn nữa, đồng thời đưa ra c các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế

để định hướng lại thị trường Ngoài ra, việc đăng ký thành lập công ty sẽ góp phần đóng các loại thuế cho nhà nước hằng năm như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và nếu doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì sẽ đóng 1 lượng thuế thu nhập doanh nghiệp khổng lồ Ngoài

ra, sự phát triển của doanh nghiệp kéo theo việc giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động thất nghiệp từ đó phát triển an sinh xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng GDP chung của đất nước Đối với đời sống, xã hội, việc đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa đối với nền kinh tế như đóng góp vào cho nhà nước các khoản thuế giúp phát triển kinh tế thì đương nhiên đời sống xã hội cũng sẽ được cải thiện Đồng thời, khi nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thì đời sống kinh tế xã hội của đất nước cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn Nhìn chung, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống Không chz đảm bảo quyền lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý nhà nước

2 Phụ lục I, II của Luật Đầu tư 2020

7

Trang 8

cũng như bảo vệ được quyền lợi cho những chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh

8

Trang 9

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ

DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam

Các doanh nghiệp được thành lập ngày một dễ dàng hơn do thủ tục hành chính đang ngày một tối giản Nếu như trước đây, thủ tục thành lập doanh nghiệp khá rườm rà

và phức tạp theo quy trình:

– Khách hàng nộp bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bản giấy tới trực tiếp Sở Kế hoạch & Đầu tư;

– Chuyên viên tiến hành xử lý hồ sơ, sau 3 – 5 ngày làm việc khách hàng sẽ trực tiếp tới

Sở Kế hoạch & Đầu tư để nhận thông báo Hồ sơ sai sót, khách hàng sẽ phải sửa lại, hồ

sơ hợp lệ sẽ được cấp đăng ký kinh doanh;

– Sau khi sửa hồ sơ, khách hàng trực tiếp mang hồ sơ tới Sở Kế hoạch & Đầu tư để nộp lại, cho đến khi hồ sơ không còn sai sót sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Nhận ra được những bất cập trong quy trình thành lập cũ, pháp luật doanh nghiệp

đã điều chznh lại quy trình thành lập kết hợp với hệ thống số hóa, công nghệ thông tin để việc thành lập doanh nghiệp không còn tốn nhiều thời gian và công sức như trước.Kết quả là xu hướng đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam ngày một nhiều Chz tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã thông báo

có hơn 60.000 doanh nghiệp được thành lập mới trên cả nước, hơn 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau tạm ngừng, và hơn 7.000 doanh nghiệp giải thể Có thể thấy, một thực tế hiện nay là doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều và số lượng doanh nghiệp quay trở lại là tương đối đáng kể Các doanh nghiệp được thành lập cũng không

có sự phân bố đồng đều mà thành lập tập trung ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Việc các công ty được thành lập với số lượng lớn mang lại nhiều lợi ích cho kinh

tế nước nhà như :

– Thúc đẩy GDP của cả nước

– Tạo công ăn, việc làm cho lao động trong nước

– Giúp thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam

– Tạo đà cho kinh tế nước nhà phát triển như xuất nhập khẩu, dịch vụ, thương mại hàng hóa…

Bên cạnh những ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp mang lại vẫn còn đó những khuyết điểm lớn cần sớm giải quyết như:

– Việc thành lập doanh nghiệp ồ ạt khiến công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn

9

Trang 10

– Nhiều công ty, doanh nghiệp thành lập tự phát mà chưa đăng ký với cơ quan chức năng làm khó dễ cho việc giám sát hoạt động

– Các công ty, doanh nghiệp thành lập chz ở một hoặc một số tznh thành, khu vực càng tạo nên sự phân hóa nặng nề về kinh tế

– Thành lập doanh nghiệp ma, doanh nghiệp ảo còn rất nhiều, quản lý chưa triệt để… – Nhiều công ty cung cấp dịch vụ thành lập công ty với quảng cáo là giá rẻ, miễn phí nhưng thực chất không phải vậy Ngoài những quảng cáo như thành lập doanh nghiệp miễn phí thì thành lập doanh nghiệp giá cực rẻ hoặc giá rẻ cũng là những cách thức mà các công ty cung cấp dịch vụ thường sử dụng để lôi kéo khách hàng

Song giá thành rẻ lại tz lệ nghịch với chất lượng dịch vụ Khách hàng sẽ rất lâu mới có thể nhận được kết quả đăng ký kinh doanh hoặc sẽ mất thêm rất nhiều phụ phí khác với các chi phí mà 2 bên ký kết hợp đồng dịch vụ Chz vì sử dụng các dịch vụ giá rẻ đó mà không

ít khách hàng gặp cảnh “tiền mất, tật mang”

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Đại Việt

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và quá trình thực hiện việc hỗ trợ, tư vấn pháp luật về đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng tại Công ty Luật TNHH Đại Việt đã cho thấy rằng việc tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh được thực hiện tại

Sở Kế hoạch và Đầu tư của tznh Để thực hiện công tác đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch

và Đầu tư đã phân công nhiệm vụ cho Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục tại các cơ quan sau:

- Đối với hộ kinh doanh: Tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh

- Đối với các loại hình còn lại: Tổ chức, cá nhân nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch

vụ công) thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tznh nơi đặt trụ sở kinh doanh

Việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh của Sở đã góp phần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho các chủ thể đăng ký kinh doanh, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật

Hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin đổi mới và quy định cụ thể của Luật thì việc đăng ký kinh doanh được thực hiện theo một trong ba phương thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh; qua dịch vụ bưu chính; qua mạng thông tin điện tử Hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở được đa số tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lựa chọn Tuy nhiên với phương thức mạng thông tin điện tử trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận Năm 2020, theo ghi nhận số lượng khách

10

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w