1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận tải đa phương thức

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận tải đa phương thức
Tác giả Nguyễn Thế Toàn, Trịnh Văn Nam, Trần Thị Thu Phương, Phạm Khánh Linh, Phan Mai Quỳnh, Đào Hồng Thắm, Nguyễn Hoài Phương, Tô Thị Ngân, Lê Lâm Nhi
Người hướng dẫn TS Đặng Thị Thúy Hồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 5,53 MB

Cấu trúc

  • A. VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (5)
    • 1. Khái quát về vận tải đa phương thức (5)
      • 1.1. Khái niệm (5)
      • 1.2. Nguyên nhân ra đời và quá trình phát triển của vận tải đa phương thức (5)
        • 1.2.1. Nguyên nhân ra đời (5)
        • 1.2.2. Quá trình phát triển (6)
      • 1.3. Đặc điểm của vận tải đa phương thức (đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm) (7)
        • 1.3.1. Đặc điểm (7)
        • 1.3.2. Ưu điểm - Lợi ích (9)
        • 1.3.3. Nhược điểm (10)
    • 2. Các hình thức vận tải đa phương thức (10)
      • 2.1. Vận tải đường biển - đường hàng không (Sea - Air) (10)
      • 2.2. Vận tải ô tô - đường hàng không (Road - Air) (11)
      • 2.3. Vận tải đường sắt - ô tô (Rail - Road hay còn gọi là Piggyback) (13)
      • 2.4. Vận tải đường sắt - đường bộ - vận tải nội thuỷ - đường biển (Rail - Road - Inland water - Sea) (14)
      • 2.5. Vận tải đường biển- đường sắt (Sea train) (16)
      • 2.6. Mô hình cầu lục địa (16)
    • 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật (19)
      • 3.1. Vận tải Container trong vận tải đa phương thức (19)
      • 3.2. Vận tải đường bộ (20)
      • 3.3. Vận tải đường sắt (21)
      • 3.4. Vận tải đường biển (22)
      • 3.5. Vận tải đường nội thuỷ (23)
      • 3.6. Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong vận tải đa phương thức (cảng nội địa, bến container, thiết lập hệ thống truyền thông tin dữ liệu) (23)
        • 3.6.1. Cảng nội địa (23)
        • 3.6.2. Cảng Container (0)
      • 3.7. Ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong vận tải đa phương thức (0)
        • 3.7.1. Thiết lập hệ thống truyền thông dữ liệu (Electronic Data Interchange - EDI) (0)
        • 3.7.2. Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies- ICTs) (0)
        • 3.7.3. Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transportation System-ITS) (0)
        • 3.7.4. Internet for the Cargo (0)
    • 4. Cơ sở pháp lý (0)
      • 4.1. Giới thiệu chung các cơ sở pháp lý điều chỉnh vận tải đa phương thức (0)
        • 4.1.1. Các quy tắc, công ước quốc tế (0)
        • 4.1.2. Hiệp định khu vực (0)
        • 4.1.3. Luật quốc gia (0)
      • 4.2. Thực trạng áp dụng các cơ sở pháp lý hiện nay (0)
        • 4.2.1. Hạn chế của các cơ sở pháp lý quốc tế hiện nay (0)
        • 4.2.2. Thiếu vắng văn bản quy định cơ sở trách nhiệm thống nhất, được áp dụng rộng rãi cho hoạt động vận tải đa phương thức trên phạm vi toàn cầu (0)
        • 4.2.3. Các khuôn khổ pháp lý hiện tại chưa phản ánh, cập nhật những phát triển về mô hình vận tải, công nghệ và thị trường (0)
    • 5. Các bên tham gia vận tải đa phương thức (0)
      • 5.1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức (0)
        • 5.1.1. Khái niệm (0)
        • 5.1.2. Các dạng MTO (0)
        • 5.1.3. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức (0)
        • 5.1.4 Miễn trừ trách nhiệm (0)
        • 5.1.5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức tại Việt Nam (0)
      • 5.2. Người gửi hàng (0)
      • 5.3. Người nhận hàng (0)
      • 5.4. So sánh cơ sở pháp lý tại Việt Nam và quốc tế (0)
        • 5.4.1. Chế độ trách nhiệm (0)
        • 5.4.2. So sánh trách nhiệm của người chuyên chở trên cơ sở chế độ trách nhiệm thống nhất (0)
    • 6. Chứng từ và thủ tục hải quan (41)
      • 6.1. Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế (41)
        • 6.1.1. Khái niệm (41)
        • 6.1.2. Nội dung (41)
        • 6.1.3. Hình thức (42)
        • 6.1.4. Phân loại (44)
      • 6.2. Thủ tục hải quan (45)
        • 6.2.1. Thủ tục hải quan (45)
        • 6.2.2. Một số hệ thống thông tin được hải quan trên thế giới sử dụng trong kiểm tra hàng hóa vận tải quốc tế (46)
        • 6.2.3. Công ước hải quan (47)
    • 7. Thực trạng vận chuyển ĐPT tại VN (50)
      • 7.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam (50)
        • 7.1.1. Vận tải giao thông đường bộ( Road) (50)
        • 7.1.2. Vận tải giao thông đường sắt( Railway) (50)
        • 7.1.3. Vận tải giao thông đường biển( Sea) (51)
        • 7.1.4. Vận tải đường thủy nội địa( Inland waterway) (51)
        • 7.1.5. Vận tải giao thông đường hàng không( Air) (51)
      • 7.2. Thực trạng về vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

- Chỉ có 1 giá cước cho toàn chặng.- Nơi nhận hàng và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóathường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, pallet,trail

VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Khái quát về vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) còn gọi là vận tải liên hợp (Combined Transport) là một cách thức vận tải trong đó hàng hóa được chuyên chở bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng để chở ở nước này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác

1.2 Nguyên nhân ra đời và quá trình phát triển của vận tải đa phương thức 1.2.1 Nguyên nhân ra đời

Vận tải đa phương thức ra đời vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngành vận tải Từ khi xuất hiện sự mua bán, trao đổi hàng hoá, còn người luôn tìm cách vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất bằng mọi phương tiện có thể Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vận tải cũng đã phát triển nhanh chóng Nhất là sau khi cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, con người đã sáng chế ra ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ chạy bằng động cơ Những phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao và có khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn xuất hiện đã góp phần phát triển vận tải quốc tế

Các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, hàng không lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày một tăng của con người Ngày nay, trong buôn bán quốc tế, để đến tay người nhận hàng thì hàng hoá thường phải trải qua nhiều chặng vận chuyển nên chủ hàng thường phải ký nhiều hợp đồng vận tải, làm cho thủ tục trở nên phức tạp và khá tốn kém về thời gian cũng như chi phí Vì vậy, để chủ hàng chỉ phải thông qua một người vận tải duy nhất vẫn có thể giao hàng đến tận tay người nhận hàng, đảm bảo được thời gian giao hàng, đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thì phương pháp tốt nhất là tập hợp các phương thức vận tải lại, tổ chức thành một phương pháp vận tải thống nhất, đó chính là: Vận tải đa phương thức.

- Vận tải đa phương thức ra đời còn do nhu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong xã hội.

Bước vào thế kỷ XX, sản xuất vật chất của xã hội đã đạt năng suất lao động rất cao nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thành tựu mới của công nghệ thông tin Muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất hay còn gọi là Logistics để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình lưu thông Hệ thống phân phối vật chất gồm 4 yếu tố cơ bản sau: Vận tải; Marketing; Phân phối và Quản trị Trong 4 yếu tố trên, vận tải là khâu quan trọng nhất Chi phí vận tải thường chiếm 1/3 tổng chi phí của Logistics Muốn giảm chi phí của quá trình này phải giảm chi phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ở các nước khác nhau Vận tải đa phương thức có thể đảm bảo thời hạn giao hàng, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng hoá cho người tiêu dùng đồng thời giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho tồn đọng sản phẩm trong quá trình vận tải để giảm toàn bộ chi phí Logistics nói chung.

- Vận tải đa phương thức ra đời do yêu cầu của cuộc cách mạng Container. Cuộc cách mạng Container đã giải quyết được tình trạng ùn tàu ở các cảng biển, nhưng lại xảy ra tình trạng ùn Container tại các đầu mối giao thông khác Từ đó, vận tải đa phương thức ra đời để đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận một cách thông suốt với quy trình vận tải "từ cửa tới cửa" (Door to Door Transport) với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải (đường biển, đường sắt, ô tô, đường thuỷ nội địa, hàng không ) Vận tải đa phương thức là sự tiếp tục của quá trình Container hóa và làm cho hiệu quả của Container hoá đạt mức độ cao hơn Như vậy, vận tải đa phương thức ra đời là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của bản thân ngành vận tải, đồng thời cũng do yêu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất trong sản xuất của xã hội.

Vận tải đa phương thức đã ra đời từ những năm 1930 và trong giai đoạn đầu chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp và quy mô không đáng kể Chỉ từ sau năm

1960, vận tải đa phương thức mới được phát triển và mở rộng do kết quả tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, của quá trình thương mại hoá toàn cầu… Vận tải đa phương thức đầu tiên được phát triển ở các nước Tây Âu, Mỹ và Canada, sau đó mới đến các nước Châu Á.

Vào cuối những năm 1960, vận tải đa phương thức nổi lên ở châu Âu, liên kết các cảng biển với các trung tâm thương mại nội địa Trong cùng thời gian, Mỹ cũng áp dụng phương thức này Tuy nhiên, cả châu Âu và Bắc Mỹ đều chưa hoàn thiện phương thức này khi đó, chỉ kết hợp được vận tải đường sắt và ô tô, do hạn chế về kỹ thuật, tổ chức, thể chế và luật lệ chưa thống nhất giữa các quốc gia và khu vực.

Từ năm 1980, sau khi có "Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức" vận tải đa phương thức mới thực sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới Các tổ chức MTO quốc gia, các nhà ga, các cảng biển, các Viện nghiên cứu, các công ty bảo hiểm và các công ty giao nhận bắt đầu quan tâm nhiều đến vận tải đa phương thức.

Tổ chức quốc tế về vận tải đa phương thức đã tiến hành nhiều cuộc hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này.

Trong những năm 1980 đến nay, hầu hết các vùng trên thế giới đã quan tâm phát triển vận tải đa phương thức Ở châu Âu vận tải đa phương thức được áp dụng mạnh nhất nhờ có mạng lưới đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia Ở châu Á, hình thức này được áp dụng chậm hơn so với các nước châu Âu là do cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tiên liên lạc chưa đáp ứng với điều kiện phục vụ vận tải đa phương thức; thiếu hệ thống tổ chức vận chuyển thích ứng; thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; cơ sở pháp lý trong nước chưa phù hợp với luật lệ và Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức… Trong giai đoạn hiện nay, các nước châu Á đang có nhiều cố gắng để đẩy mạnh vận tải đa phương thức nhằm phục vụ nhu cầu phát triển sôi động quan hệ buôn bán với các Châu lục khác, nhất là với Tây Âu và Bắc Mỹ bằng cách tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng đường sắt, đường ô tô xuyên Á, xây dựng các cảng biển hiện đại, ký Hiệp định khung về vận tải đa phương thức tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc phát triển mạnh mẽ vận tải đa phương thức nhằm đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngoại thương giữa các nước trong vùng, cũng như với các nước ngoài khu vực. Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của vận tải đa phương thức là kết quả tất yếu khách quan của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, sự tác động của quá trình thương mại hoá quốc tế và cuộc cách mạng trong công nghệ tin học trên thế giới Hiện tại, vận tải đa phương thức quốc tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh và hoàn thiện.

1.3 Đặc điểm của vận tải đa phương thức (đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm) 1.3.1 Đặc điểm

- Có sự tham gia của ít nhất 2 phương thức vận tải nhưng chỉ do 1 người đứng ra điều hành tổ chức chuyên chở.

- Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ vận tải đơn nhất (Multimodal Transport Document) hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading).

- Chỉ có 1 giá cước cho toàn chặng.

- Nơi nhận hàng và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, pallet, trailer,

- MTO hành động như người chủ uỷ thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.

- MTO phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở đến khi giao xong hàng cho người nhận, kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến

So sánh vận tải đơn phương thức và đa phương thức:

Vận tải đơn phương thức Vận tải đa phương thức

Số lượng hợp đồng vận chuyển Nhiều hợp đồng Mỗi hợp hợp đồng cho một chặng chuyên chở.

Một hợp đồng duy nhất.

Chứng từ vận chuyển mà chủ hàng nhận được

Nhiều chứng từ vận chuyển do nhiều người phát hành Một chứng từ do MTO phát hành

Trách nhiệm về tổn thất hàng hóa Chịu trách nhiệm cho từng chặng vận chuyển Chịu trách nhiệm cho toàn chặng vận chuyển

Cước phí vận chuyển Thỏa thuận cho từng chặng vận chuyển.

Cước phí trả chung cho tất cả các phương thức vận chuyển đã sử dụng trong hành trình.

Tóm lại, vận tải đa phương thức chỉ sử dụng một hợp đồng vận chuyển đơn nhất, một chứng từ đơn nhất và một giá cước đơn nhất với một chế độ trách nhiệm nhất định Như vậy, nếu trong một hành trình, hàng hoá cũng được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhưng lại sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều chế độ trách nhiệm của từng phương thức vận tải tương ứng, thì đó không phải là vận tải đa phương thức mà người ta gọi đó là vận tải đứt đoạn Trên thực tế, chủ hàng có nhiều cách lựa chọn phương pháp để vận chuyển hàng hoá của mình: có thể là đơn phương thức, đa phương thức hoặc có thể là vận tải đứt đoạn Việc lựa chọn phương pháp vận tải nào sẽ tùy thuộc vào yêu cầu vận chuyển của hàng hoá và hiệu quả mà phương pháp vận tải đó mang lại.

Các hình thức vận tải đa phương thức

2.1 Vận tải đường biển - đường hàng không (Sea - Air)

Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải đường biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải đường hàng không Mô hình vận tải này được áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giày dép Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải sẽ được chuyển sang máy bay để vận chuyển nhanh chóng tới người nhận hàng ở các trung tâm thương mại nằm sâu trong đất liền.

Mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tuyến Viễn Đông - Châu Âu, nơi có khối lượng hàng hoá trao đổi rất lớn Để chuyên chở tiếp hàng hoá từ các cảng biển ở vùng Viễn Đông tới các trung tâm thương mại, công nghiệp và các đô thị lớn ở châu Âu được nhanh chóng, kịp thời, bắt buộc phải sử dụng máy bay Bởi vì, nếu chở tiếp bằng tàu hoả qua tuyến đường sắt xuyên Sibêri của Liên Bang Nga phải mất từ 8 đến 10 ngày, trong khi chở bằng máy bay chỉ mất từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ. Ưu điểm:

- Kết hợp ưu điểm của hai phương thức vận tải để đạt hiệu quả cao nhất Đó là, tận dụng sức chở lớn và chi phí vận tải thấp của vận tải biển trong một chặng đường biển (từ nơi sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm và cần đem đi tiêu thụ) với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không.

- Giới hạn kích thước và trọng lượng Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng chở hàng Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn Vì khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay.

- Vận tải hàng không yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được chấp nhận vận chuyển.

- Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: vận tải hàng không có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết không tốt như sương mù, mưa giông…

Như vậy, mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không có những lợi ích to lớn như đảm bảo được tính thời vụ, giá trị của hàng hoá, giảm thời gian vận chuyển và tính cơ động cao Tuy nhiên, để có thể áp dụng mô hình vận tải này đòi hỏi phải có một hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển, đó là phải xây dựng các trung tâm chuyển tải (Sea-Air Hub) hiện đại về kỹ thuật và trình độ quản lý tốt Điều đó chỉ có thể thực hiện được ở các nước công nghiệp phát triển, còn đối với các nước đang phát triển, nhất là Việt Nam trước mắt chưa có điều kiện để áp dụng.

2.2 Vận tải ô tô - đường hàng không (Road - Air)

Mô hình này sử dụng để phối hợp khai thác ưu thế linh hoạt, cơ động của vận tải đường ô tô và ưu thế nhanh chóng của vận tải đường hàng không Người ta sử dụng ô tô để tập trung nguồn hàng về các cảng hàng không hoặc phân phối hàng từ các cảng hàng không đến nơi giao hàng cuối cùng ở sâu trong nội địa Trong mô hình vận tải này, các tuyến đường bay dài xuyên qua Thái Bình Dương, Đại Tây Dương hoặc Liên Lục địa từ Châu Âu sang Châu Mỹ … đóng vai trò là chặng vận tải chính.

Vận tải bằng đường ô tô thực hiện ở các cảng hàng không đầu và cuối là những chặng vận tải phụ Nhờ tính linh hoạt, cơ động của vận tải bằng đường ô tô mà phương pháp vận tải đa phương thức này được thực hiện một cách hoàn hảo. Hoạt động vận tải hàng không thực hiện nhiệm vụ là trung gian chuyên chở hàng hóa phục vụ cho các tuyến đường bay dài liên tỉnh có các cảng hàng không. Ưu điểm:

- Tính linh hoạt và cơ động cao:

+ Mô hình này tận dụng được sự linh hoạt về giờ giấc và thời gian trong quá trình vận chuyển của vận tải đường bộ, có thể tự chọn lựa các loại xe có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau phù hợp với loại hàng hóa và quãng đường vận chuyển.

+ Bên cạnh đó, mô hình này cũng có sự linh hoạt trong tuyến đường, có thể vận chuyển đến nhiều địa điểm và vận chuyển đến được đích cuối cùng, không bị lệ thuộc vào các sân ga, bến cảng cố định

- Thời gian vận chuyển nhanh:

Sự kết hợp giữa vận tải đường bộ và vận tải hàng không giúp thời gian vận chuyển hàng hóa được rút ngắn nhiều hơn khi sử dụng riêng lẻ hai phương thức Trong khi máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800- 1000 km/h, thì ô tô, tuy có tốc độ thấp hơn, nhưng có ưu điểm lớn về giao nhận hàng hóa nhanh chóng, thực hiện vận chuyển thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng Vì vậy, thời gian hàng hóa bị lưu giữ ở các điểm vận tải trong quá trình vận tải rất ngắn, giúp cho tổng thời gian khi kết hợp hai phương thức này ngắn hơn.

- Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp

- Cho phép vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng:

Nhờ tối ưu hóa thời gian, mô hình này là lựa chọn hợp lý để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng như trái cây, thực phẩm và hoa không có thời hạn sử dụng lâu dài

Mô hình này có thể tiếp cận được ở tất cả các khu vực trên thế giới mà không dễ dàng tiếp cận với các phương thức vận tải khác Trên thế giới có mạng lưới rộng lớn các cảng hàng không bao phủ gần như toàn cầu và hàng hóa có thể xuất khẩu đến khắp nơi.

- An toàn và an ninh cao:

Các giới hạn an toàn và bảo vệ của sân bay đối với các hàng hóa được xuất khẩu vô cùng nghiêm ngặt An ninh sân bay cũng kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng mất cắp và thất thoát hàng hóa Đặc biệt mô hình cũng ít bị các rủi ro mất mát hàng hóa như cướp như khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đường bộ

- Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế:

Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn Vì khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay và ô tô.

- Giới hạn một số sản phẩm:

Cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1 Vận tải Container trong vận tải đa phương thức

Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một hệ thống vận tải thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong Container. Quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ô tô, đường sắt, đường sông, biển, đường hàng không.

Sự tham gia của các phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt ở đầu mối vận tải Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng Để đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng hóa trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải phải biết phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ô tô, toa tàu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất.

Vận tải container có tính ưu việt rõ ràng so với phương pháp vận chuyển bằng bao gói thông thường, do đó nó chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu

19 được trong vận tải đa phương thức Hiệu quả mà vận tải container mang lại cũng là đại diện cho hiệu quả kinh tế của vận tải đa phương thức. Ưu điểm :

Vận chuyển bằng container không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận tải mà còn góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, từ đó kéo theo sự gia tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng ngành vận tải.

- Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container giúp hàng hóa được đảm bảo chất lượng, thời gian lưu thông nhanh, giảm chi phí về bao bì, bảo hiểm…

- Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container khá tốn chi phí bảo dưỡng, khối lượng vỏ tương đối lớn, loại vỏ nhôm dễ bị va đập trầy xước.

- Một số hàng quá tải với kích thước lớn không thể chở bằng container mà bằng các phương tiện khác Ví dụ như những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón…

- Chi phí về cơ sở vật chất khá tốn kém.

3.2 Vận tải đường bộ Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn.

Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống.

Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên.

Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%.

Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức. Ưu điểm :

- Linh hoạt và tiện lợi: Vận tải đường bộ có khả năng di chuyển từ điểm này đến điểm khác một cách linh hoạt, không bị ràng buộc bởi hạ tầng cố định như đường sắt hoặc đường biển

- Thời gian giao hàng nhanh chóng: Vận tải đường bộ có thể đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh lịch trình theo nhu cầu của khách hàng.

- Cung cấp dịch vụ "điểm đến cửa": Vận tải đường bộ thường có khả năng đưa hàng hóa hoặc người dân đến "điểm đến cửa" (door-to-door service), giúp giảm thời gian và công sức của người sử dụng dịch vụ.

Chứng từ và thủ tục hải quan

6.1 Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế

Theo quy tắc của UNCTAD/ICC: chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận.

Theo Công ước của LHQ: chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng.

Những nội dung do người gửi hàng cung cấp: Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu và mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của các loại hàng hóa/sản phẩm; số lượng kiện hoặc chiếc hoặc trọng lượng cả bì của hàng hóa/sản phẩm hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả theo cách khác.

- Ghi rõ tình trạng bên ngoài của hàng hóa.

- Nêu rõ tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức.

- Họ và tên của người gửi hàng.

- Họ và tên tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên.

- Ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm MTO tiếp nhận hàng hóa.

- Ghi rõ địa điểm giao trả hàng.

- Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng hóa, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận cụ thể.

- Xác định rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ nào, có thể chuyển nhượng được hay không.

- Phải có chữ ký của người đại diện cho MTO hoặc của người được ủy quyền Xác định rõ cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận cụ thể hoặc cước phí vận chuyển hàng hóa Quy định đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán hoặc là sự diễn tả khác nào đó về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán.

- Xác định rõ tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải đã chốt trong từng chặng và các địa điểm thực hiện chuyển tải nếu đã được biết tại thời điểm phát hành chứng từ vận tải đa phương thức.

- Các chi tiết khác mà các bên liên quan đã thỏa thuận và nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức với điều kiện không trái với quy định của pháp luật.

* Xác định hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức được xem là bằng chứng ban đầu của việc MTO đã thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa để vận tải hàng hóa như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, loại trừ có trường hợp chứng minh ngược lại. Trường hợp chứng từ đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã thực hiện việc chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc là phía người nhận hàng đã giao cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào nội dung mô tả hàng hóa và thực hiện đúng theo nội dung mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại đã được nêu trên sẽ không được chấp nhận.

* Quy định về bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức

Trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức đã ghi những chi tiết mô tả hàng hóa nhưng MTO/ người được ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý cho rằng mô tả đó không chính xác hàng hóa thực sự nhận được, hoặc không có thiết bị hợp lý để kiểm tra các chi tiết đó thì họ có quyền ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức với nội dung là nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.

Trường hợp MTO/ người được ủy quyền không thực hiện việc ghi chép bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì mặc nhiên được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.

Khi MTO nhận trách nhiệm về hàng hóa, anh ta hoặc người được ủy quyền sẽ cấp một chứng từ vận tải đa phương thức tùy theo người gửi hàng lựa chọn ở dạng lưu thông được hay không lưu thông được Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế do MTO trực tiếp ký hoặc người được MTO quốc tế ủy quyền ký lên chứng từ.

Cách thức thể hiện chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể ở dạng chữ ký tay, chữ ký được in qua máy fax, hoặc đục lỗ, hoặc đóng dấu, hoặc ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực hiện hành Trong đó, Chứng từ lưu thông được là giấy tờ mà người được hưởng lợi có thể chuyển giao quyền lợi của mình cho người khác bằng cách chuyển giấy tờ này theo thủ tục pháp lý nhất định Chứng từ không lưu thông được thì ngược lại.

Như vậy, chứng từ vận tải đa phương thức được lưu thông khi:

- Ở mục người nhận hàng trên chứng từ sẽ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc cho người cầm chứng từ (bearer).

- Nếu ghi theo lệnh thì chứng từ sẽ được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.

“Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định:

- Nếu ghi “cho người cầm chứng từ” (bearer) thì sẽ chuyển nhượng bằng cách trao tay chứng từ mà không cần ký hậu chuyển nhượng.

- Nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ

- Nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi “không lưu thông được”

Tại Việt Nam, các quy định về chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được quy định tại Chương IV: chứng từ vận tải đa phương thức, nghị định số 87/2009/NĐ-CP Trong đó, tại Điều 12 quy định về “Các dạng chứng từ đa phương thức” có ghi: “Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau: Xuất trình, Theo lệnh, Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức: đích danh người nhận hàng”

Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc

Chuyển nhượng Không cần ký hậu Phải có ký hậu Phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.

Trách nhiệm giao trả hàng

Hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó

Hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đã được ký hậu một cách phù hợp

Hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc

Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, ký ngày 5/10/1980 đến nay vẫn chưa có hiệu lực do đó chưa có mẫu chuẩn chứng từ vận tải đa phương thức mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh.

Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp:

* Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal transport Bill Lading -FB/L) Ðây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi FB/L là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán FB/L có thể dùng trong vận tải đường biển Vận đơn này có đặc điểm:

- Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng; người cấp vận đơn này là người vận chuyển hoặc MTO.

- Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải.

Thực trạng vận chuyển ĐPT tại VN

7.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam

7.1.1 Vận tải giao thông đường bộ( Road)

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta vẫn còn là điểm nghẽn đối với nhu cầu phát triển để tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021, Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung Chỉ có 20% đường bộ của Việt Nam được trải nhựa, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như: Malaysia, Ấn Độ và Indonesia Tính đến tháng 6/2022, mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 23 đoạn tuyến, tương đương với 1.239 km; đang triển khai xây dựng khoảng

14 tuyến, đoạn tuyến, tương đương với 840 km.Mạng lưới đường cao tốc nói chung còn thiếu, đặc biệt trên các trục vận tải có lưu lượng lớn như trục Bắc Nam, các tuyến vành đai Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Nhìn chung độ bao phủ của mạng lưới quốc lộ là khá tốt, tuy nhiên, do điều kiện địa hình có đến 39% mạng lưới quốc lộ nằm trong khu vực đồi núi và nhiều tuyến được quy hoạch là quốc lộ song chưa được nâng cấp, tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, chưa đạt yêu cầu quy hoạch.

Quốc lộ (đường giao thông chính yếu) chiếm 8.83%, tỉnh lộ (đường giao thông thứ yếu) chiếm (9.24%) => chưa đạt yêu cầu do nhu cầu tập trung quá lớn vào đường chính ở những điểm kết nối đã gây nên tình trạng xung đột giữa luồng xe địa phương và lưu lượng xe đi suốt, khiến thời gian hàng hóa tham gia vào quá trình vận tải bị kéo dài, gây ứ đọng vốn, thời gian giao hàng không chuẩn xác, chi phí vận tải tăng Nhu cầu vận tải tăng, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, đầu tư không đồng bộ… đã ảnh hưởng đến chất lượng đường sá

7.1.2 Vận tải giao thông đường sắt( Railway)

Tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc hậu: còn nhiều đường cong bán kính quá nhỏ, độ dốc lớn, tải trọng nhỏ; cầu cống đã qua gần 100 năm khai thác, hầm bị phong hóa rò rỉ nước; tà vẹt nhiều chủng loại; đặc biệt đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn giao thông đường sắt Đây cũng là hạn chế lớn nhất.

Quản lý xây dựng các tuyến đường sắt chưa hiệu quả, sát sao, vừa tốn kém chi phí vừa không cải thiện được nhu cầu đường sắt của quốc gia

7.1.3 Vận tải giao thông đường biển( Sea)

Hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn vừa qua đã được chú trọng đầu tư với quy mô, công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container (02 cảng biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh đều nằm trong top 50 cảng container lớn trên thế giới).

Hệ thống giao thông đường biển trải dài từ Bắc vào Nam rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông đường biển chưa tương xứng với việc tiếp nhận tàu ra vào các cảng biển.

Các cầu tàu có tải trọng thấp nhất chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số cầu tàu, phản ánh thực trạng yếu kém, lạc hậu, quy mô nhỏ của hệ thống cảng biển Việt Nam trước xu hướng container hóa và sử dụng tàu chuyên dụng trọng tải lớn trên thế giới

7.1.4 Vận tải đường thủy nội địa( Inland waterway)

Vận tải đường thủy nội địa có tiềm năng rất lớn cũng như nhu cầu vận chuyển khá cao Nước ta có ưu thế về thủy nội địa rất rõ ràng nhưng các tỉnh lại thường thích xây các cảng, cầu cảng mới trong khi nhiều cảng cũ không được khai thác hợp lý, gây lãng phí tài nguyên

Hệ thống cảng thủy nội địa chủ yếu phục vụ bốc xếp hàng rời, hàng chuyên dùng với dây chuyền bốc xếp lạc hậu, năng suất thấp, trong khi đó các cảng thủy nội địa tổng hợp, container mới được đầu tư hiện đại, tuy nhiên, hiệu quả khai thác chưa cao (lượng hàng qua cảng thấp hơn công suất thiết kế) Hạn chế hiện nay của hệ thống cảng thủy là đường bộ kết nối với cảng có trọng tải thấp, không thuận lợi để trung chuyển hàng hóa bằng xe ô tô Điều này xuất phát từ việc cảng, bến do doanh nghiệp đầu tư, còn đường thì Nhà nước đầu tư nhưng ít được quan tâm.

7.1.5 Vận tải giao thông đường hàng không( Air)

Hệ thống cảng hàng không sân bay đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hòa trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.

Hiện có 5 hãng hàng không Việt Nam: Vietnam Airlines - bao gồm VASCO, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng Trong khi đó, tại

51 thời điểm hiện tại, thị trường hàng hoá quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

❖ Kết luận: Bên cạnh những thay đổi, cải thiện mang tính tích cực của cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải của Việt Nam, nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, thậm chí là những hạn chế mang tính chất quyết định tới sự phát triển của ngành này Và chính từ hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng sẽ ảnh hưởng tới vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

7.2 Thực trạng về vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam

Hiện nay, cơ quan Trung ương trực tiếp quản lý vận tải đa phương thức ở Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải Cơ sở pháp lý ở Việt Nam hiện nay là Nghị định 87/2009/NĐ-CP, được chỉnh sửa, bổ sung bởi 2 Nghị định là 89/2011/NĐ-CP và 144/2018/NĐ-CP.

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w