1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023

57 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Hành Chăm Sóc Thiết Yếu Bà Mẹ Trẻ Sơ Sinh Sau Đẻ Thường Của Hộ Sinh Tại Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Quảng Ngãi Năm 2023
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Bộ Môn Phụ Sản
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ngãi
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 6,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (8)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (8)
    • 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (32)
      • 1.2.1. Trên thế giới (32)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (34)
  • CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ - TRẺ SƠ SINH (37)
    • 2.1. Thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ - trẻ sơ sinh trong và sau đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sản Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi 34 2. Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (0)
      • 2.2.2. Tiêm bắp 10UI Oxytocin (41)
      • 2.2.3. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì (42)
      • 2.2.4. Kéo dây rốn có kiểm soát (43)
      • 2.2.5. Xoa đáy tử cung 15 phút/ lần kéo dài 2 giờ (44)
      • 2.2.6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (45)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP (47)
    • 3.1. Đối với hộ sinh (47)
    • 3.2. Đối với người dân (47)
    • 3.3. Đối với lãnh đạo khoa, bệnh viện ........................................................................ 422 KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.6 TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)
  • PHỤ LỤC (56)

Nội dung

Đồng thời ảnh hưởngđến hạnh phúc gia đình cũng như nguồn nhân lực hiện tại và tương lai của đất nước.Nếu trong giai đoạn này người mẹ và thai nhi - trẻ sơ sinh không được chăm sóc, theod

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chuyển dạ là hiện tượng sinh lý đưa thai và phần phụ của thai từ trong buồng tử cung ra ngoài qua đường âm đạo khi thai có tuổi thai từ 38 - 42 tuần Lúc ấy thai nhi đã trưởng thành và có thể phát triển ngoài tử cung[12].

Các giai đoạn chuyển dạ

Chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn[12]:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở cổ tử cung

Giai đoạn xóa mở cổ tử cung tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đẻ đến khi cổ tử cung mở hết Giai đoạn này là giai đoạn kéo dài nhất của cuộc chuyển dạ Thời gian trung bình của giai đoạn này là 15 giờ bao gồm:

- Giai đoạn 1a: Từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa đến khi cổ tử cung mở 3cm gọi là pha tiềm tàng, tối đa pha này 8 giờ.

- Giai đoạn 1b: Từ khi cổ tử cung mở 3cm đến khi cổ tử cung 10cm (mở hết) là pha tích cực, tối đa pha này 7 giờ.

* Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai

Giai đoạn sổ thai tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi thai sổ xong Thời gian trung bình 30 phút, tối đa 1giờ.

Giai đoạn này được thực hiện nhờ 2 yếu tố: sức mạnh cơn co tử cung và sự co bóp các cơ thành bụng.

* Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ rau

Giai đoạn sổ rau bắt đầu từ khi thai sổ hoàn toàn đến khi rau bong, xuống và sổ ra ngoài Thời gian khoảng 15 - 30 phút. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn)[2].Trong một cuộc đẻ thường, giai đoạn sổ rau là giai đoạn có thể xảy ra các biến chứng, đặc biệt là nguy cơ chảy máu cao Vì vậy, người hộ sinh cần theo dõi và chăm sóc sản phụ chu đáo để tránh các tai biến có thể xảy ra[9].

1.1.2 Các tai biến hay gặp trong chuyển dạ và ngay sau đẻ.

Chảy máu sau đẻ là khi lượng máu mất trên 500ml hoặc choáng do mất máu xảy ra sau đẻ và thường xảy ra trong 24 giờ đầu Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ mất lượng máu ít hơn nhưng đã ảnh hưởng đến toàn trạng chung của sản phụ, tuỳ theo thể trạng và bệnh lý trước đó[9] Chảy máu sau đẻ là một biến chứng trầm trọng, một trong 5 tai biến của sản khoa Chảy máu sau đẻ vẫn là nguyên nhân gây tử vong chính trong sản khoa, đặc biệt khi có biểu hiện rối loạn đông máu Biến chứng này thường xảy ra bất ngờ do vậy cần phải có biện pháp dự phòng và điều trị tích cực.

Chảy máu có thể do các nguyên nhân[9]: Đờ tử cung Đờ tử cung là tình trạng cơ tử cung không co chặt lại thành khối cầu an toàn sau khi rau đã sổ để thực hiện tắc mạch sinh lý, gây chảy máu.

Trên lâm sàng đờ tử cung có 2 mức độ:

- Đờ tử cung còn phục hồi: là tình trạng cơ tử cung bị giảm trương lực nên tử cung co hồi kém, đặc biệt ở vùng rau bám; nhưng cơ tử cung còn đáp ứng với các kích thích cơ học và thuốc.

- Đờ tử cung không hồi phục: cơ tử cung không còn đáp ứng với các kích thích trên.

- Chảy máu ngay sau khi sổ rau là triệu chứng phổ biến nhất, máu từ chỗ bám của rau chảy ra ứ đọng lại trong tử cung rồi mỗi cơn co tử cung lại đẩy ra ngoài một khối lượng máu Nếu tử cung đờ hoàn toàn không phục hồi thì máu chảy ra liên tục hoặc khi ấn vào tử cung máu sẽ chảy ồ ạt ra ngoài.

- Tử cung giãn to, mềm, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối cầu an toàn mặc dù thai đã sổ.

- Có thể dẫn đến choáng nếu không xử trí kịp thời.

Phải xử trí khẩn trương để tránh tình trạng kéo dài dẫn đến rối loạn đông máu, tiến hành song song cầm máu và hồi sức.

- Dùng mọi biện pháp cơ học để cầm máu: xoa tử cung qua thành bụng, chẹn động mạch chủ bụng, ép tử cung bằng hai tay hoặc ép trong và ngoài tử cung.

- Thông tiểu để làm rỗng bàng quang.

- Làm sạch lòng tử cung: Lấy hết rau sót, lấy hết máu cục.

- Thuốc: Tiêm 5 – 10UI Oxytoxin tiêm bắp hoặc tiêm vào cơ tử cung, có thể tiêm nhắc lại 2 lần Nếu tử cung vẫn không co thì tiêm bắp Ergometrine 0,2mg x 01 ống hoặc Misoprostol 200mcg x 1 - 4 viên ngậm dưới lưỡi.

- Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Oxytoxin 5 – 10UI trong 500ml dung dịch Glucoza5%.

- Trong 2 giờ đầu mỗi 15 phút xoa đáy tử cung một lần, kéo dài trong 2 phút cho đến khi có cảm giác tử cung co cứng thành khối dưới tay.

- Nếu xử trí như trên nhưng không có kết quả phải nghĩ đến đờ tử cung không hồi phục, lập tức chỉ định can thiệp phẫu thuật: cắt tử cung bán phần nếu đã đủ con hoặc nếu có điều kiện và kinh nghiệm thì sử dụng mũi khâu B-Lynch hoặc thắt động mạch hạ vị, động mạch tử cung trước khi cắt tử cung.

- Kết hợp vừa phẫu thuật vừa hồi sức, truyền máu.

- Cho kháng sinh toàn thân.

Hình 1.1 Ðờ tử cung và xử trí ép tử cung bằng 2 tay Chấn thương đường sinh dục

Rách âm hộ, âm đạo, rách tầng sinh môn, rách cổ tử cung, vỡ tử cung và máu tụ đường sinh dục.

- Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài, máu đỏ tươi chảy rỉ rả hay thành dòng liên tục.

- Khám thấy vết rách và máu tụ đường sinh dục.

- Xử trí theo nguyên tắc tiến hành song song cầm máu và hồi sức.

- Khâu lại tầng sinh môn nếu rách độ 1, 2.

- Nếu rách tầng sinh môn độ 3, rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung vẫn tiếp tục chảy máu hoặc tụ máu.

- Cầm máu, hồi sức chống choáng.

- Khâu hồi phục vết rách bằng chỉ tự tiêu mũi rời (ở cổ tử cung, túi cùng, âm hộ, âm đạo) và khâu nhiều lớp ở chỗ rách tầng sinh môn.

- Đối với khối máu tụ đường sinh dục: tùy theo vị trí và sự tiến triển của khối máu tụ để có thái độ xử trí thích hợp.

Bất thường về bong rau, sổ rau. a Sót rau, sót màng rau.

Sót rau, sót màng rau: bánh rau bong và sổ ra ngoài nhưng còn sót lại một phần múi rau hay cả múi rau làm các xoang tĩnh mạch ở phần múi rau sót không đóng lại được gây chảy máu.

- Chảy máu thường xuất hiện sau khi sổ rau.

- Tử cung có thể co hồi kém.

- Ra máu rỉ rả, lượng máu có thể ít hoặc nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục.

- Có thể phát hiện sớm sót rau bằng cách kiểm tra rau và màng rau.

- Nếu phát hiện muộn, không kịp thời, mất máu nhiều có dấu hiệu choáng.

- Truyền dịch tĩnh mạch ngay.

- Cho thuốc giảm đau (Fentanyl 0,01mg x 1 ống tĩnh mạch chậm) và tiến hành kiểm soát tử cung.

- Tiêm bắp 5 - 10UI Oxytocin + Ergometrin 0,2mg.

- Dùng kháng sinh toàn thân.

- Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung.

- Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu cấp.

- Tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung.

- Nếu còn ra máu cho thêm thuốc Oxytocin tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

- Kiểm soát tử cung lại nếu cần. b Rau không bong.

- Rau không bong trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hoặc dùng biện pháp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ không kết quả.

- Rau bám chặt và không chảy máu.

- Rau cài răng lược bán phần thì sau khi thai đã sổ 30 phút rau không bong hoàn toàn, chảy máu nhiều hay ít tùy theo diện rau bong rộng hay hẹp.

- Rau cài răng lược toàn phần: ít gặp, không chảy máu.

- Nếu chảy máu tiến hành bóc rau và kiểm soát tử cung, tiêm bắp Oxytocin 10UI, xoa bóp tử cung, hồi sức chống choáng, cho kháng sinh.

- Rau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc rau cài răng lược toàn phần phải phẫu thuật cắt tử cung.

- Nếu chảy máu nhiều phải hồi sức chống choáng, truyền máu và phẫu thuật.

Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (đông máu nội quản rải rác) Đông máu nội quản rải rác có thể kết hợp với tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung và rau bong non thể ẩn Tất cả các tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến tiêu sinh sợi huyết. Điều trị nội khoa bằng máu tươi và điều trị nguyên nhân.

Lộn lòng tử cung là khi tử cung bị lộn đáy vào trong buồng tử cung hoặc trong âm đạo. Đây là một biến chứng hiếm gặp song rất nguy hiểm Là một cấp cứu cần được chẩn đoán và xử trí sớm.

- Lộn tử cung toàn phần: toàn bộ đáy và buồng tử cung chui qua cổ tử cung vào âm đạo, kéo theo 2 phần phụ, dây chằng rộng, dây chằng tròn lộn theo.

- Lộn tử cung không hoàn toàn: chỉ đáy tử cung lộn vào trong buồng tử cung.

- Đẻ nhiều lần, đẻ nhanh, đặc biệt đẻ ở tư thế đứng.

- Dây rau ngắn, dây rau quấn nhiều vòng quanh cổ.

- Lấy rau không đúng cách: kéo mạnh bánh rau và dây rau khi rau chưa bong, thường do động tác làm thô bạo.

- Ấn lên một đáy tử cung mềm.

- Choáng và đau dữ dộ vùng dưới rốn.

- Nhìn thấy một khối màu đỏ tụt ra ngoài âm hộ, máu chảy ra từ khối đó.

- Sờ bụng không thấy khối an toàn tử cung.

- Sờ phía trên khối sa trong âm đạo thấy vành của cổ tử cung.

Nguyên tắc: chẩn đoán và xử trí ngay vì tỷ lệ tử vong mẹ rất cao

- Nếu phát hiện lộn tử cung trước 5 phút sau lộn:

+ Nắn lại tử cung ngay sau khi tiêm thuốc giảm đau, lúc nắn phải tác động lên các thành hơn là đáy tử cung.

+ Nắn xong phải cho Ergometrin 0,2mg (hoặc Oxytocin) truyền tĩnh mạch để duy trì cơ tử cung co bóp.

+Hồi sức và kháng sinh phối hợp.

- Nếu phát hiện lộn tử cung sau 5 phút sau lộn:

 Giảm đau, thuốc an thần.

 Cho kháng sinh trước khi nắn lại tử cung.

 Sát khuẩn, trải băng vô khuẩn.

 Dùng sức ép bàn tay và ngón tay nắn lại tử cung từ vùng gần cổ tử cung nhất.

 Nếu còn sót rau phải bóc rau bằng tay ngay sau khi nắn lại tử cung.

 Ngay khi tử cung trở về hình dạng cũ thì tiêm Ergometrin 0,2mg tiêm bắp để tử cung co bóp chặt lại rồi mới rút tay.

 Đóng băng vệ sinh vô khuẩn.

 Truyền Oxytocin 5 - 10UI pha với 500ml Glucose5% để duy trì sức co bóp của cơ tử cung, phòng lộn tử cung trở lại.

- Không để thai phụ đứng đẻ.

- Không kéo mạnh dây rau khi rau chưa bong.

- Không ấn mạnh vào đáy tử cung khi sổ thai và sổ rau.

1.1.3 Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh đủ tháng.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tạp chí Sản Phụ khoa Quốc tế (2012) đã nhấn mạnh các khía cạnh cụ thể của việc quản lý giai đoạn 3 trong đó nêu rõ giai đoạn 3 là giai đoạn gặp nhiều tai biến nhất trong chuyển dạ, sự đóng góp của HS có trình độ và tay nghề cao là rất quan trọng đối với việc đỡ đẻ an toàn Trong khi thực hiện đỡ đẻ, HS cần hướng dẫn sản phụ về cách thức phối hợp để khuyến khích mẹ rặn khi cổ tử cung mở hết, khi đầu trẻ đã bắt đầu trình diện ở âm hộ và sản phụ cảm thấy muốn rặn đẻ, cách nín hơi, cách thổi hơi khi không có cơn co[20] Để đảm bảo an toàn trong quá trình đỡ đẻ, yêu cầu cần có 2 người, thường là HS hoặc bác sỹ để hỗ trợ sản phụ khi sinh Cần phải có người chăm sóc thứ hai để duy trì nghe tim thai và hỗ trợ cho sản phụ trong khi HS hoặc bác sỹ đeo găng tay vô trùng để chuẩn bị đỡ đẻ, theo dõi các thông số của thai nhi và thông số của giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ Điều này bảo đảm sự hỗ trợ cho HS chính khi cần thiết, nhất là khi có biến chứng xảy ra, người thứ hai có thể giúp đỡ và bắt đầu chăm sóc khẩn cấp theo quy định cấp cứu sản khoa trong khi không làm mất đi sự chăm sóc liên tục của người đỡ đẻ chính Vì vậy, việc có ít nhất 2 HS chăm sóc trong cuộc đẻ là điều hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và con[16].

Công tác đảm bảo vô khuẩn trong quy trình đang là vấn đề được quan tâm tại nhiều bệnh viện Theo nghiên cứu trên 75 HS làm việc ngay tại thủ đô I-rắc năm 2010, tỷ lệ đảm bảo vô khuẩn vẫn còn thấp, chỉ có 81,3% sát khuẩn vùng âm hộ và 61,3% làm sạch vùng tầng sinh môn với nước sạch Thậm chí chỉ có 30,7% HS rửa tay bằng xà phòng với nước sạch và lau khô hoàn toàn trước khi tiến hành đỡ đẻ[18].

Mario R Festin và công sự năm 2003 đã có cuộc khảo sát đa quốc gia về những thay đổi thực tế liên quan đến công tác quản lý giai đoạn 3 của chuyển dạ Kết quả cho thấy, mặc dù các bằng chứng khoa học đánh giá xử trí giai đoạn 3 tích cực có hiệu quả trong chăm sóc chuyển dạ và đã được quảng bá rộng rãi trong thực hành lâm sàng nhưng dữ liệu về việc áp dụng thực hành này còn hạn chế Báo cáo về việc đào tạo xử trí gia đoạn 3 tích cực trong 15 bệnh viện đại học tại 10 quốc gia cho thấy tỷ lệ đào tạo khác nhau, từ 0% đến 98% cơ sở nghiên cứu có tổ chức đào tạo (25% tính chung cho tất cả các bệnh viện) Tỷ lệ đào tạo này nhìn chung khá thấp dẫn đến những thiếu hụt về kiến thức XTTCGĐ3 của CBYT trong lĩnh vực sản khoa nói chung và nhóm HS nói riêng[15].

Nghiên cứu USAID và POPPHI công bố năm 2006 của mạng lưới chu sinh và sinh sản toàn cầu, dựa trên đánh giá của 15 trung tâm sản khoa ở các nước đã và đang phát triển nhằm đánh giá hiệu quả XTTCGĐ3 của chuyển dạ (AMTSL- Active managemnet of the third stage of labor) theo các tiêu chí của FIGO/ICM Nghiên cứu này mô tả việcXTTCGĐ3 của chuyển dạ bằng cách tập trung vào: (1) tiêm thuốc co hồi tử cung; (2) thời gian và liều lượng thuốc tăng co; (3) thực hành đúng từng bước XTTCGĐ3; (4) phát hiện các biến chứng khi XTTCGĐ3 và (5) xử trí chảy máu sau đẻ[20] Chỉ có 25,0% số ca được quan sát có thực hiện XTTCGĐ3 Sự thay đổi trong việc sử dụng dự phòng thuốc Oxytocin dao động từ 0% đến 100%; thực hành kiểm

28 soát kéo dây rốn từ 13,0% đến 100% và số lượng SP được sử dụng đúng liều Oxytocin trong XTTCGĐ3 dao động từ 5,0% đến 100%[19].

Cũng nghiên cứu về việc áp dụng XTTCGĐ3 trong chuyển dạ, Cynthia Stanton và cộng sự (2009) đã tiến hành điều tra “Đánh giá chăm sóc giai đoạn 3 chuyển dạ” tại 7 nước đang phát triển Kết quả cho thấy, CBYT rất ít thực hành đúng XTTCGĐ3 trong chuyển dạ. Việc sử dụng thuốc tăng co trong giai đoạn 3 của chuyển dạ gần như phổ biến nhưng sử dụng đúng quy trình XTTCGĐ3 chỉ được tìm thấy trong 0,5% đến 32% cuộc đẻ được quan sát do có nhiều thiếu sót trong thực hành ở tất cả các nước Chính vì vậy, nhóm tác giả kết luận các nước đang phát triển rất khó đạt được mục tiêu giảm chảy máu sau đẻ[14].

Theo báo cáo đánh giá người đỡ đẻ có kỹ năng (2011) phần lớn đối tượng (bao gồm cả bác sỹ sản, y sỹ sản, điều dưỡng sản và HS) tự tin khi đỡ đẻ thường nhưng còn thiếu tự tin khi gặp tai biến trong ca đẻ Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ cán bộ y tế thôn bản, trong đó có HS hoặc y sỹ sản nhi đã được học kỹ năng: xác định thời điểm bắt đầu chuyển dạ (67%), xác định và xử lý giai đoạn 2 (48%), xử trí đẻ bình thường (71%) đều còn thấp[4].

Theo báo cáo của Bộ Y tế qua đánh giá NĐĐCKN Việt Nam (2011) thực hiện tại 8 tỉnh, chỉ có 14% đối tượng CBYT chăm sóc thai sản (trong đó có nhóm HS) được học về XTTCGĐ3[5].

Qua quan sát về XTTCGĐ3, chỉ có 53% đối tượng được điều tra cho biết thường xuyên thực hiện về XTTCGĐ3 trong chuyển dạ Không có bất kỳ HS trong tổng số 69 đối tượng (bao gồm cả bác sỹ, y sỹ sản nhi) được quan sát thực hiện chính xác tất cả các bước trên mô hình Chỉ có 4 HS trong tổng số 34 HS tham gia nghiên cứu (12%) thực hiện đủ 6 bước quan trọng theo yêu cầu Đây là thực trạng đáng báo động vì HS là nhóm CBYT chủ yếu cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản nên trình độ chuyên môn của họ có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc an toàn cho cuộc đẻ[4].

Năm 2008, Quỹ dân số liên hiệp quốc tại Việt Nam công bố báo cáo đánh giá cuối kỳ chương trình Quốc gia 7 thực hiện mô hình can thiệp cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh tại Hòa Bình và Hà Giang, trong đó có mô hình can thiệp sử dụng y tế thôn bản/cô đỡ dân tộc đã được đào tạo trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và làm mẹ an toàn tại các vùng dân tộc và miền núi Kết quả đánh giá can thiệp cho thấy năng lực chuyên môn của CBYT được cải thiện thể hiện qua việc học viên đã áp dụng được nhiều kiến thức, kỹ năng mới vào công việc chăm sóc, điều trị hằng ngày Một số kiến thức, kỹ năng CBYT đã áp dụng được sau học rất quan trọng, trong đó có kỹ năng XTTCGĐ3 của chuyển dạ[10].

Năm 2011, Quỹ dân số liên hiệp quốc tại Việt Nam và Bộ Y tế báo cáo đánh giá cuối kỳ chương trình Quốc gia 7 giai đoạn 2006 - 2010 về làm mẹ an toàn, tập trung vào thực hành cấp cứu sản khoa tại Hòa Bình và Hà Giang[5] Kết quả của những khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao chất lượng về làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh cho đối tượng là bác sỹ sản khoa, HS, y sỹ sản nhi, nhân viên các phòng xét nghiệm, các nhà quản lý y tế cấp tỉnh, huyện, xã Về chuyên môn, các đối tượng đều được học về: (1) HDQG về các DVCSSKSS cho cả cán bộ quản lý và người cung cấp dịch vụ (đào tạo cơ bản để nâng cao kiến thức và kỹ năng về chuẩn quốc gia); (2) cấp cứu sản khoa và sơ sinh; (3) XTTCGĐ3 của chuyển dạ Ngoài ra, dự án còn đào tạo cho HS làm việc tại các bệnh viện tỉnh về kỹ năng giảng dạy cầm tay chỉ việc cho

HS và CBYT tuyến huyện, xã Phương pháp đào tạo chủ yếu tập trung nhiều vào kỹ năng thực hành trên mô hình và được CBYT đánh giá hiệu quả cao[5] Kết quả cụ thể như sau:

- Với chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số 18 tháng tại 3 tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Kon Tum Sau khi được đào tạo, các học viên có thể đảm nhiệm được những công việc cơ bản: đỡ đẻ thường, xác định các yếu tố nguy cơ, xử trí ban đầu các biến chứng và chuyển tuyến[5].

- Về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu và cơ bản, các bệnh viện đã thực hiện được đa số dịch vụ kỹ thuật cơ bản theo HDQG về các DVCSSKSS (2009)[5] và theo quyết định số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế(BYT) về việc ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế, những dịch vụ sản khoa cơ bản được cung cấp trong đó có đỡ đẻ thường, XTTCGĐ3 của chuyển dạ[5],[21] và đến ngày 10/11/2014 Bộ Y tế đã đưa ra “Quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” áp dụng cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm

30 đạo[7] Quy trình này ban hành kèm theo Quyết định số: 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ Y tế về việc “Phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”.

Nhìn chung, sau can thiệp vào kiến thức đối với các đối tượng là CBYT sản khoa tăng đồng thời với việc nâng cao nhận thức về công việc và thực hành chăm sóc thai sản tốt hơn Do đó, việc nghiên cứu kiến thức và thực hành của CBYT chăm sóc sản khoa nói chung và HS nói riêng có ý nghĩa quan trọng để có thể xây dựng những chương trình đào tạo thích hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa, góp phần vào an toàn chuyển dạ, rộng hơn làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh, hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ[8].

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ - TRẺ SƠ SINH

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Đối với hộ sinh

- Cần hiểu rõ công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ là cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của ngành y và của toàn xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe bà mẹ và cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ tử vong mẹ, tử vong sau sinh trong và ngay sau đẻ.

- Tham gia tích cực các đợt tập huấn, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, liên tục bổ sung kiến thức chuyên ngành đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản dưới mọi hình thức: ngắn hạn, dài hạn, cầm tay chỉ việc.

- Tự tin sẻ chia những kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tích cực học hỏi lẫn nhau; đặc biệt chú trọng trang bị những kỹ năng mềm về giao tiếp và cung ứng dịch vụ Từ đó, thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc.

- Áp dụng các kiến thức mới được cập nhật và công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

- Tuân thủ nghiêm chỉnh thực hiện quy chế, chức năng nhiệm vụ của hộ sinh, đảm bảo quyền lợi được hưởng của sản phụ: không cắt xén bớt quy trình kỹ thuật, thời gian chăm sóc sản phụ.

- Tuân thủ các bước trong quy trình kỹ thuật đặc biệt là các nội dung chưa đạt được như: lau khô ủ ấm cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ít nhất 90 phút, kẹp và cắt rốn muộn 1 thì, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong 2 giờ, hỗ trợ cho trẻ bú sớm.

Đối với người dân

Nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là sản phụ: Tham gia các lớp học

42 tiền sinh hoặc các buổi tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức tại bệnh viện hàng tuần, tạo cơ hội được tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng về các dịch vụ CSSKSS một cách đầy đủ.

- Tư vấn, truyền thông về lợi ích của quy trình chăm sóc thiết yếu đối với mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ, đặc biệt “lợi ích của cái ôm đầu tiên” giữa mẹ và trẻ sau khi sinh, cái ôm kéo dài liền kề giữa da mẹ và da bé Đây là phương pháp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận và khuyến cáo vì những lợi ích sức khỏe mà phương pháp này mang lại cho trẻ sơ sinh và cho cả người mẹ Hơn hết, đó còn là phương pháp đầy tính nhân bản, con được ôm ấp và cảm nhận tình yêu thương trong vòng tay và hơi ấm của mẹ…

+Phương pháp này cũng giúp thân nhiệt người mẹ sẽ ủ ấm cho bé, tránh cho em bé bị mất nhiệt, bé cũng được tiếp xúc với môi trường da mẹ Theo phương pháp sinh trước, có quá nhiều thao tác như lau chùi, hút đờm, khiến em bé dễ bị hạ thân nhiệt, nguy cơ suy hô hấp, nhiễm trùng, xuất huyết não cao Giờ đây, chỉ có những em bé bị ngạt mới tiến hành hút đờm.

+ Đối với người mẹ, việc bé bú sớm cũng giúp tử cung người mẹ co tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ băng huyết sau khi sinh.

+ Em bé vừa chào đời đã được đặt nằm sấp trên bụng mẹ, mẹ cảm nhận được hơi ấm của mình truyền sang con, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng giữa mình và con Tâm lý người mẹ cũng cảm thấy phấn chấn, ngập tràn hạnh phúc, làm giảm cơn đau, chóng phục hồi cơ thể, rút ngắn thời gian nằm viện của mẹ.

+Phương pháp sinh con này đồng thời cũng là khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Ngay trên bụng mẹ, em bé có thể bú mẹ với những dòng sữa non ngọt ngào.

- Giúp đỡ, hướng dẫn sản phụ thực hành “cái ôm đầu tiên” để sản phụ làm quen,không bỡ ngỡ, tránh khỏi tâm lý bỡ ngỡ, sợ rớt trẻ Vì hiểu được ích lợi của cái ôm đầu tiên đối với bản thân và bé giúp sản phụ tích cực hơn, hợp tác tốt hơn với CBYT trong khi sinh.

Đối với lãnh đạo khoa, bệnh viện 422 KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.6 TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tổ chức tập huấn và tập huấn lại cho HS tham gia cung cấp dịch vụ để cập nhật quy trình theo HDQG về các DVCSSKSS, trong đó lưu ý các bước còn yếu kém hoặc chưa được coi trọng như đã phát hiện trong chuyên đề này.

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi nói chuyện theo chuyên đề, giao lưu, giảng dạy để hộ sinh có cơ hội cập nhật bổ sung những kiến thức, thay đổi thói quen chưa đúng của mình đặc biệt các hộ sinh trẻ, thiếu kinh nghiệm.

- Bổ sung kiến thức ngay trong các buổi giao ban chuyên môn hằng ngày tại khoa.

- Tổng kết sơ kết báo cáo các tai biến sản khoa hàng tháng, có kế hoạch, biện pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh.

- Triển khai thực hiện tốt các “Quy định của Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”, “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam” nhằm thúc đẩy lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết của CBYT Đồng thời tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

- Thực hiện công tác kiểm tra chéo và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phải đổi mới phương thức kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kì để nâng cao chất lượng chăm sóc Khuyến khích công tác kiểm tra hỗ trợ việc thực hiện quy trình kỹ thuật.

- Lắp đặt hệ thống camera hỗ trợ giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật.

- Hằng năm tổ chức cuộc thi tay nghề của Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên cả lý thuyết và thực hành để các Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên có cơ hội được thể hiện phát huy bản thân, khám phá được những tài năng mới, tăng cơ hội giao lưu, học hỏi chia sẻ những kinh nghiệm giữa các hộ sinh, giữa các khoa trong bệnh viện hay giữa các cơ sở y tế.

- Tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền sức khỏe sinh sản trong cộng đồng, các lớp học tiền sản để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, đặc biệt là quy trình chăm sóc thiết yếu cho các thai phụ giúp họ dễ dàng cập nhật tiếp thu những kiến thức tư vấn của người hộ sinh.

- Tại phòng khám Sản, phòng chờ sinh, có các tờ rơi về các bước chăm sóc thiết

44 yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ được chủ động cung cấp cho sản phụ.

“Các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” Tóm lại, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế cùng những tiến bộ trên nhiều lĩnh vực trong xã hội đã giúp sản phụ ý thức rõ hơn về quyền lợi của mình Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với hệ thống dịch vụ chăm sóc y tế, việc đáp ứng nhu cầu người bệnh nói chung và sản phụ sản phụ nói riêng trong điều trị và chăm sóc lại càng cần phải hoàn thiện và phát triển về mọi mặt Thật vậy, lấy sự hài lòng của sản phụ, gia đình, đem lại sự an tâm, hạnh phúc cho các bà mẹ khi “Vượt cạn”, sự an toàn,tình trạng sức khỏe của mẹ và bé là thước đo hiệu quả công việc điều trị, chăm sóc củaCBYT Vì vậy, đưa ra giải pháp cải tiến chất lượng khám chữa bệnh nói chung, nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ nói riêng vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, được tiến hành liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ an toàn, chu đáo, hiệu quả để thỏa mãn kỳ vọng của sản phụ.

1 Thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sản Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

Bước Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc da kề da: Có thực hiện tốt nhưng còn 5 (= 6,25%) trẻ ngay sau đẻ không được được tiếp xúc da kề da vì sau 30 giây đầu trẻ chưa khóc được

Bước Tiêm bắp 10UI Oxytocin Tất cả hộ sinh của khoa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích nên đã thực hiện bước này với 100% đúng thời điểm và thực hiện đúng kỹ thuật.

Bước Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì: Có 75 trẻ (93,75 %) kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì Nhưng còn một trường hợp hộ sinh không sờ dây rốn để đánh giá dây rốn đã hết đập hay chưa.

Bước Kéo dây rốn có kiểm soát: Tất cả các hộ sinh đều thực hiện nhưng một số hộ sinh thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật.

Bước Xoa đáy tử cung 15 phút/lần kéo dài 2 giờ: có thực hiện 100% nhưng chưa đủ thời gian.

+Bước Hướng dẫn giúp đỡ cho trẻ bú sớm: Thực hiện được 78 trẻ (97,5%).

2 Một số giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sản Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

- Cần hiểu rõ lợi ích công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ là cần thiết nâng cao sức khỏe bà mẹ giảm thiểu nguy cơ tử vong mẹ, tử vong sau sinh trong và ngay sau đẻ.

- Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, xây dựng vị thế và hình ảnh người HS trong xã hội. Tăng cường công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và người thân.

- Tuân thủ các bước trong quy trình kỹ thuật đặc biệt là các nội dung chưa đạt được.

2.2 Đối với lãnh đạo khoa, bệnh viện.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Ðờ tử cung và xử trí ép tử cung bằng 2 tay  Chấn thương đường sinh dục - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.1. Ðờ tử cung và xử trí ép tử cung bằng 2 tay Chấn thương đường sinh dục (Trang 10)
Hình 1.2. Trẻ sơ sinh đủ tháng - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.2. Trẻ sơ sinh đủ tháng (Trang 15)
Hình 1.4. Trẻ được ủ ấm, tiếp xúc trực tiếp da kề da ngay sau sinh  Tiêm bắp Oxytocin - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.4. Trẻ được ủ ấm, tiếp xúc trực tiếp da kề da ngay sau sinh Tiêm bắp Oxytocin (Trang 23)
Hình 1.3. Lau khô trẻ ngay sau sinh trên bụng mẹ - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.3. Lau khô trẻ ngay sau sinh trên bụng mẹ (Trang 23)
Hình 1.5. Tiêm bắp 10UI Oxytocin  Kẹp và cắt dây rốn muộn - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.5. Tiêm bắp 10UI Oxytocin Kẹp và cắt dây rốn muộn (Trang 24)
Hình 1.7. Kéo dây rốn có kiểm soát - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.7. Kéo dây rốn có kiểm soát (Trang 25)
Hình 1.6. Kẹp dây rốn muộn và kẹp cắt dây rốn một thì  Kéo dây rốn có kiểm soát - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.6. Kẹp dây rốn muộn và kẹp cắt dây rốn một thì Kéo dây rốn có kiểm soát (Trang 25)
Hình 1.8. Hướng dẫn sản phụ xoa đáy tử cung - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.8. Hướng dẫn sản phụ xoa đáy tử cung (Trang 26)
Hình 1.9. Sản phụ tự xoa đáy tử cung Cho trẻ bú sớm - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.9. Sản phụ tự xoa đáy tử cung Cho trẻ bú sớm (Trang 27)
Hình 1.10. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 1.10. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (Trang 27)
Hình 2.1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da  2.2.2.  Tiêm bắp 10UI Oxytocin. - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da 2.2.2. Tiêm bắp 10UI Oxytocin (Trang 41)
Hình 2.2. Tiêm bắp 10UI Oxytocin  2.2.3.  Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì. - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.2. Tiêm bắp 10UI Oxytocin 2.2.3. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì (Trang 42)
Hình 2.3. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì  2.2.4.  Kéo dây rốn có kiểm soát. - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.3. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì 2.2.4. Kéo dây rốn có kiểm soát (Trang 43)
Hình 2.4. Kéo dây rốn có kiểm soát  Kết quả thu được và nguyên nhân - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.4. Kéo dây rốn có kiểm soát Kết quả thu được và nguyên nhân (Trang 43)
Hình 2.5. Xoa đáy tử cung 2.2.6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn. - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.5. Xoa đáy tử cung 2.2.6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (Trang 45)
Hình 2.6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 2.6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (Trang 46)
Hình 3.1. Tờ rơi - thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh sau đẻ thường của hộ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Hình 3.1. Tờ rơi (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w