CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, nhữngngười thân trong gia đình và các
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật để lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng tử cung qua đường rạch ở thành bụng và đường rạch ở thành tử cung Định nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chừa trong ổ bụng và vỡ tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [1].
1.1.2 Sơ lược về lịch sử phẫu thuật lấy thai
Theo sổ sách của người Ai Cập, phẫu thuật lấy thai (MLT) đã được đề cập vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên Lúc đó MLT chỉ được thực hiện khi sản phụ mới chết hoặc đang hấp hối để cứu con Năm 730 trước Công Nguyên, Hoàng Đế La
Mã Popilus đã cấm chôn sản phụ chết khi chưa được MLT Năm 1500, Jacod Nufe (Thụy Sỹ) thợ thiến lợn là người đầu tiên thực hiện rạch bụng sản phụ lấy con vì đẻ khó sau khi có 12 bà đỡ bó tay Năm 1610 Tratmasan J (Đức) rạch dọc tử cung (TC) lấy thai không khâu phục hồi, sản phụ chỉ sống được 25 ngày sau phẫu thuật Phẫu thuật này áp dung khắp châu Âu, tỷ lệ tử vong sản phụ là 100% Năm 1794 trường hợp MLT đầu tiên thành công cứu được cả sản phụ và con tại bang Virginia của Hoa Kỳ.
Năm 1882, Max Sanger (Đức) giới thiệu phương pháp phẫu thuật dọc thân tử cung để lấy thai có khâu phục hồi cơ tử cung 2 lớp và được gọi là MLT theo phương pháp cổ điển Tuy nhiên, tử vong sản phụ vẫn cao do viêm phúc mạc và ông đã xuất bản một cuốn sách “Kỹ thuật phẫu thuật lấy thai” gọi là kỹ thuật Sanger Năm 1805, Osiander đưa ra phương pháp phẫu thuật rạch dọc đoạn dưới
TC để lấy thai ra nhưng không được chú ý đến Năm 1926, Beek, ker, De Lee chủ trương rạch ngang đoạn dưới TC và khâu phủ phúc mạc đoạn dưới sau khi khâu cơ TC Kỹ thuật này được phổ biến rộng rãi và thực hành đến tận nữa đầu thế kỹ
XX, nhưng MLT vẫn còn hạn chế do nhiễm khuẩn và yếu kém trong gây mê hồ sức.
Năm 1940, Flemming phát minh ra kháng sinh đã làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Sau đó vào những năm 1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trong việc áp dụng các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫu thuật MLT thực hiện an toàn, đảm bảo hơn cho sản phụ và con. Ở Việt Nam, trước năm 1950 do nguy cơ nhiễm khuẩn lớn, chưa có kháng sinh và hạn chế của gây mê nên MLT được áp dụng rất hạn chế Chỉ sau khi kháng sinh ra đời, MLT mới được áp dụng rộng rãi Năm 1956 phẫu thuật dọc đoạn dưới TC lấy thai được áp dụng đầu tiên tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Sau đó Đinh Văn Thắng thực hiện phẫu thuật ngang đoạn dưới TC lấy thai tại Bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này đng được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc.
1.1.3 Các chỉ định phẫu thuật lấy thai
*Chỉ định phẫu thuật lấy thai chủ động:
- Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm đều cả eo trên và eo dưới Đặc biệt đường kính nhô – hậu vệ nhỏ hơn 8.5 cm
-Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis không cân đối;
- Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới Chẩn đoán dựa vào đo đường kính lưỡng ụ ngồi Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi 3.500g không tương xứng với khung chậu, loại trừ thai to một phần.
- Các ngôi bất thường: Ngôi vai, ngôi trán, ngôi mặt kiểu cằm sau, ngôi mông kèm theo trọng lượng thai nhi khá, bất thường xương chậu, TC có sẹo phẫu thuật cũ.
- Thai quá ngày sinh: khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phải đình chỉ thai nghén Nếu lượng nước ối còn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyển dạ bằng máy monitoring, nếu có biểu hiện bất thường MLT.
Nếu nước ối không còn hoặc nước ối xanh bẩn biểu hiện suy thai hoặc thai kém phát triển đều phải MLT.
- Đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho thai thứ nhất không lọt được; Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu có thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất; Có thai từ ba thai trở lên; Khi có thêm một nguyên nhân đẻ khó.
* Chỉ định về phía mẹ:
Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu của tác giả Bushra Abdullah Al Harazi và cộng sự được tiến hành năm
2021 với mục tiêu đánh giá chất lượng chăm sóc cho sản phụ sau mổ lấy thai và sự hài lòng của sản phụ với những chăm sóc nhận được Nghiên cứu được tiến hành trên 150 sản phụ tại một bệnh viện trường đại học Assiut ở Hy Lạp Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa số sản phụ đã vận động 6h sau phẫu thuật, hầu hết đã được rút đường truyền và rút thông tiểu trong vòng 24h sau phẫu thuật và bắt đầu ăn đồ ăn mềm sau 12h phẫu thuật, liên quan đến vấn đề cho con bú, hầu hết đối tượng nghiên cứu đã cho con bú vào thời điểm 2-5h sau phẫu thuật và ở lại bệnh viện điều trị kháng sinh phòng nhiễm trùng sau mổ trong thời gian 2-4 ngày Nghiên cứu này cũng báo cáo rằng đa số sản phụ(83,3%) đã hài lòng với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện [1]
Nghiên cứu của tác giả Gamal và cộng sự năm 2019 trên 150 sản phụ sau mổ lấy thai (75 sản phụ ở nhóm chứng và 75 sản phụ ở nhóm can thiệp) để đánh giá hiệu quả của can thiệp điều dưỡng trên các hoạt động chức năng ở giai đoạn đầu sau mổ Nhóm chứng chỉ nhận được chăm sóc thường quy Nhóm can thiệp nhận được chăm sóc điều dưỡng là các bài tập cải thiện chức năng hô hấp, tăng tuần hoàn máu, thay đổi tư thế và phòng chống các vấn đề đau cơ khớp sau sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đi lại sau phẫu thuật và hoạt động ruột trở lại xảy ra sớm hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng Ngoài ra, khó khăn trong các hoạt động chức năng ở nhóm can thiệp giảm đáng kể so với nhóm đối chứng Nghiên cứu này đã cho thấy giá trị của can thiệp điều dưỡng trong giai đoạn đầu sau sinh mổ là quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và cải thiện vấn đề chăm sóc sau sinh nhờ đó đó cải thiện sức khỏe sau khi sinh con của các sản phụ [2]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 sản phụ được chăm sóc bởi điều dưỡng viên tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai sử dụng bảng kiểm đánh giá quá trình chăm sóc và phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà và CS năm 2021 đã chỉ ra rằng các hoạt động chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai của điều dưỡng là tốt với tỷ lệ đạt của nhiều tiêu chí là 90 - 97,0% Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hoạt động chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai có tỷ lệ thực hiện đạt chưa cao Cụ thể tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng viên là 75,0% Thái độ Chu đáo, ân cần, niềm nở và giải thích động viên, sản phụ trong quá trình chăm sóc đạt cao với tỷ lệ tương ứng là 91% và 95% Tất cả (100%) số lượt quan sát đều thấy điều dưỡng thực hiện Đạt nội dung đến ngay khi cần, khi có yêu cầu và xử trí kịp thời khi sản phụ có các dấu hiệu bất thường và khi sản phụ cần trợ giúp Hoạt động hỗ trợ sản phụ ăn uống, vận động, vệ sinh được các điều dưỡng viên thực hiện Tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 100%, tiếp theo là hoạt động hỗ trợ tâm lý, tinh thần với 90,0% Nội dung thực hiện Đạt thấp nhất là hướng dẫn cho con bú và chăm sóc sau sinh với tỷ lệ lần lượt là 47,0% và 54,0% [15[.
Nghiên cứu của tác giả Mã Hồng Liên (2015) về khảo sát thực trạng chăm sóc sau sinh mổ của sản phụ sinh mổ lần 1 tại khoa A3- bệnh viện phụ sản hà nội. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 sản phụ về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh mổ Kết quả cho thấy, Kiến thức của sản phụ về chăm sóc sau mổ khá tốt nhưng thực hành còn nhiều hạn chế Cụ thể, kiến thức về ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất 88%; tỷ lệ sản phụ biết cần thay băng vệ sinh 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện là 48,6% Tỷ lệ sản phụ bắt đầu ăn sau 6 giờ là 83,2% và 97% sản phụ được ăn cháo thịt lần đầu được ăn sau mổ; 73% sản phụ ngồi dậy sau 12 giờ 0% sản phụ cho con bú sớm Tỷ lệ sản phụ cho con bú 8-10 lần một ngày cả ngày lẫn đêm thấp 43,9% Có 85% sản phụ cho con ăn sữa ngoài, trong số đó có 85% sản phụ cho trẻ bú bình 31% sản phụ thay băng vệ sinh và vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện [17].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thông tin chung về bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi
Là Bệnh viện công lập hạng II, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, được thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh, tách từ khoa Sản và khoa Nhi của BVĐK tỉnh Quảng Ngãi Bệnh viện được xây dựng với khát vọng đem lại niềm tin và đem đến chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân.
Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4/10/2017, với đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, không gian bệnh viện sạch sẽ và nhiều cây xanh, cùng với sự đổi mới không ngừng từ phong cách thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh đến điều trị bệnh., bệnh viện được xếp hạng tương đương hạng II với 200 giường bệnh, 13 khoa, phòng, 104 cán bộ Hiện tại, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi được chuyển sang cơ sở mới từ tháng 3/2020 với 875 giường thực tế trong đó giường kế hoạch là 690 giường, có 33 khoa phòng và 580 cán bộ, Bệnh viện sản nhi Quảng Ngãi là bệnh viện hàng II với chuyên khoa Sản – Nhi tuyến tỉnh.
Bệnh viên được thành lập trên cơ sở khoa Sản và Nhi của bệnh viện Đa Khoa tỉnh, bước đầu đi vào hoạt động trong điều kiện rất khó khăn và mọi mặt: nhân lực, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị Đặc biệt là năng lực chuyên môn bước đầu cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu của bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản – Nhi tuyến tỉnh bởi trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều, phần lớn là cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm lâm sàng, cần phải được đào tạo chuyên sâu.
Hiện tại, khoa Sản chung chia ra làm 5 khu : Tiền Sản, Phòng sinh, Hậu sản, Hậu phẩu khu điều trị yêu cầu Khoa sản, thuộc tầng 2,3 khu nhà C của bệnh viện với 84 cán bộ, trong đó có 30 bác sĩ và 54 điều dưỡng, nữ hộ sinh Với 150 giường kế hoạch được giao nhưng số giường thực kê là 180 giường Khoa luôn trong tình trạng thiếu giường vì lượng sản phụ vào sinh tại bệnh viện ngày một tăng Hiện tại khoa đang có rất nhiều dịch vụ phục vụ cho các sản phụ sau sinh và dịch vụ dành cho trẻ sơ sinh.
+Dành cho mẹ như: chiếu tia plasma, sông hơi sàng chậu, gội đậu
+ Dành cho trẻ sơ sinh: Lấy máu gót chân sàng lọc 5 bệnh, chiếu plasma, siêu âm tim sàng lọc các bệnh về tim sớm, đo thính lực OAE sàng lọc điếc bẩm sinh….
Chất lượng chăm sóc bệnh nhân ngày một tốt hơn bằng việc ngày càng các sản phụ vào sinh tại bệnh viện ngày một tăng.
Thực trạng chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản – Bệnh viện Sản
- 80 lượt chăm sóc sản phụ đã mổ lấy thai trong tháng 10,11/2023 tại khoa sản BV Sản Nhi Quảng Ngãi.
-Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật mổ lấy thai. 2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả các lượt chăm sóc sản phụ được chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 10/2023 đến tháng 11/2023.
-Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật mổ lấy thai
+ Các ca phẫu thuật có chỉ định mổ nhưng phải chuyển tuyến trên
2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiêm cứu
- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 10/2023 đến tháng 11/2023
-Địa điểm: Tại khoa Sản Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi
2.2.4 Phương pháp và cách thức thu thập số liệu
- Chuyên đề sử dụng bộ công cụ “Quy trình chăm sóc chuẩn cho sản phụ sau phẫu thuật lấy thai” được Bộ y tế phê duyệt và được sử dụng tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
- Cách thực thu thập số liệu: sử dụng bộ công cụ quan sát 25 điều dưỡng, hộ sinh thực hiện quy trình chăm sóc cho 80 sản phụ sau phẫu thuật lấy thai.
- Thời gian quan sát: vào bất kỳ thời điểm nào không được báo trước trong quá trình điều dưỡng, hộ sinh thực hiện chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai.
-Các chỉ số chung thu thập theo mẫu bệnh án
Trong thời gian khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Theo thống kê được tiến hành trên 80 sản phụ đến sinh con tại khoa Sản bệnh viên Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 10/2023 đến tháng 11/2023, kết quả thống kê cho thấy:
* Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai/đẻ thường là:
Bảng 2.1 Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai Đặc điểm sinh Số lượng Tỷ lệ % Đẻ đường âm đạo 138 58% Đẻ phẫu thuật 100 42%
* Nhận xét: Qua bảng thống kê cho thấy tỉ lệ đẻ phẫu thuật là 42% và chỉ định phẫu thuật lấy thai là những trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, như vậy cho thấy tỉ lệ chỉ đinh phẫu thuật đẻ lần 1 không rộng rãi và đánh giá trình độ chuyên môn, sự theo dõi của nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật đẻ.
Bảng 2.2 Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai lần 1/lần 2/lần 3 (n) Đặc điểm sinh Số lượng Tỷ lệ %
Sản phụ phẫu thuật lần 1 47 59%
Sản phụ phẫu thuật lần 2 28 35%
Sản phụ phẫu thuật lần 3 5 6%
* Nhận xét: Sản phụ phẫu thuật lần 1 chiếm tỉ lệ 59%, phẫu thuật lần 2 chiếm tỉ lệ 35%; phẫu thuật lần 3 chiếm tỉ lệ 6%.
Bảng 2.3 Thực trạng về hoạt động chào hỏi sản phụ và giới thiệu bản thân của điều dưỡng viên (n)
NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐẠT
Chào hỏi sản phụ trước
Tự giới thiệu bản thân trước khi thực hiện chăm 20 25 sóc Đạt cả 2 tiêu chí về chào
Giải thích, động viên SP
75 94 trong quá trình chăm sóc
Thái độ chu đáo, ân cần,
75 94 niềm nở với SP Đạt cả 2 tiêu chí về thái
* Đánh giá thực trạng một số hoạt động chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai, hoạt động chào hỏi, giới thiệu bản thân Tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng viên là 75 %.
Tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung tự giới thiệu bản thân của điều dưỡng trước khi thực hiện chăm sóc sản phụ là 25 % Thái độ Chu đáo, ân cần, niềm nở và Giải thích động viên, sản phụ trong quá trình chăm sóc đạt cao với tỷ lệ 94% (Bảng 2.3)
Bảng 2.4 Sử dụng dung dịch vệ sinh
Dung dịch rửa n Tỷ lệ (%)
Hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh bộ phận sinh dục: Có 74% sản phụ cho rằng nên dùng dung dịch vệ sinh, 7% cho rằng nên dùng xà phòng (Bảng 2.4).
Bảng 2.5 Chế độ ăn sau mổ
Chế độ ăn n Tỷ lệ (%) Ăn kiêng 9 11 Ăn tăng cường dinh dưỡng và
60 75 uống nhiều nước Ăn bình thường như trước 11 14
Hướng dẫn chế độ ăn sau mổ: Đa số sản phụ cho rằng nên ăn tăng cường dinh dưỡng chiếm 75%, 11% sản phụ cho rằng cần ăn kiêng (Bảng 2.5).
Hướng dẫn về khẩu phần ăn tăng cường sau mổ: Số sản phụ cho rằng tăng cường đạm chiếm 75%, tăng cường chất béo chiếm 44% (Bảng 2.6).
Bảng 2.7 Hướng dẫn vận động sau mổ
Thời gian vận n Tỷ lệ (%) động
*Hướng dẫn vận động sau mổ: 57% sản phụ cho rằng nên vận động sau 24 giờ, 16% vận động sau 2 ngày (Bảng 2.7).
Bảng 2.8 Hướng dẫn về những bất thường sau mổ lấy thai
Ra máu âm đạo kéo 54 67 dài
*Hướng dẫn về những bất thường sau mổ lấy thai: 90% sản phụ cho rằng sốt là bất thường sau mổ, 40% cho rằng táo bón Có 66% sản phụ nhận biết được
3 dấu hiệu trở lên (Bảng 2.8).
Bảng 2.9 Hướng dẫn có thai trở lại trong trường hợp vết mổ cũ
Thời gian có thai n (%) trở lại
*Hướng dẫn có thai sau trong trường hợp vết mổ cũ: 81% sản phụ cho rằng nên có thai trở lại sau mổ trên 2 năm, 19% cho rằng có thể có thai trở lại từ 1-2 năm (Bảng 2.9).
Bảng 2.10 Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong 24 giờ sau mổ
Thời gian Mạch Nhiệt độ Huyết áp n (%) n (%) n (%)
* Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau mổ:
Bảng 2.11 Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau 24h
Thời gian Mạch Nhiệt độ Huyết áp n (%) (%) n (%) (%) n (%) (%)
Có 88,7% sản phụ được theo dõi mạch 15 phút/ lần, 52,5% được theo dõi nhiệt độ 1 giờ/lần, 52,5% được đo huyết áp 30 phút/lần (Bảng 2.10).
Bảng 2.12 Theo dõi co hồi tử cung, ra máu âm đạo trong 24 giờ sau mổ
Thời gian Co hồi tử cung Ra máu âm đạo n (%) n (%)
100% sản phụ được theo dõi mạch 2 lần/ngày, 60% được theo dõi nhiệt độ
2 lần/ngày, 72,5% được theo dõi huyết áp 2 lần/ngày (Bảng 2.11).
* Theo dõi co hồi tử cung, ra máu âm đạo trong 24 giờ sau mổ: 100% sản phụ được theo dõi sát về co hồi tử cung, sản dịch trong 24 giờ sau mổ (Bảng 2.12).
Bảng 2.13 Theo dõi co hồi tử cung, ra máu âm đạo trong 24 giờ sau mổ
Thời gian Co hồi tử cung Ra máu âm đạo n (%) n (%)
* Tình hình theo dõi co hồi tử cung, sản dịch sau 24h: 100% sản phụ sau mổ được thăm khám, theo dõi sự co hồi tử cung, 90% sản phụ được theo dõi sản dịch sau 24h (Bảng 2.13).
Bảng 2.14 Hoạt động thay băng vết mổ
* Hoạt động thay băng vết mổ: 100% sản phụ không thay băng trước khi xuất viện, 100% sản phụ được thay băng 1 lần/ngày (Bảng 2.14).
BÀN LUẬN
Thực trạng thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật mổ lấy thai của điều dưỡng 23 3.2 Giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai
đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ trước, trong và sau sinh cũng như chăm sóc cho trẻ sơ sinh và đặc biệt chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa luôn được thực hiện theo hướng dẫn Tuy nhiên trong chuyên đề này học viên cũng nhận thấy thực trạng của việc chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa có những ưu điểm và tồn tại.
Sản phụ khi nằm theo dõi tại khoa luôn được đón tiếp chu đáo, hướng dẫn tận tình, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn giúp cho sản phụ và gia đình yên tâm Sau khi sinh, sản phụ được điều dưỡng, hộ sinh theo dõi sát sự co hồi tử cung, sản dịch, sự xuống sữa và các hiện tượng khác Tại khoa, sản phụ được điều dưỡng, hộ sinh hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ, cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh và hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng.
Hoạt động chào hỏi, giới thiệu bản thân tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh là 75 % Tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2021) và Nguyễn Thị Oanh (2018) với tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng chào hỏi, giải thích và thông báo công việc sắp làm là 74% và 71,5%
[15] [16] Tuy nhiên, tỷ lệ số lần điều dưỡng thực hiện Đạt nội dung tự giới thiệu bản thân trước khi thực hiện việc chăm sóc cho sản phụ chỉ đạt 24% Kết quả này của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà năm 2021. Điều này có thể là do sản phụ nằm tại khoa thường được chăm sóc liên tục chủ yếu bởi 1 điều dưỡng, hộ sinh Do vậy, điều dưỡng, hộ sinh thường chỉ tự giới thiệu bản thân một vài lần trong quá trình chăm sóc sản phụ Hơn nữa mỗi điều dưỡng, hộ sinh đều luôn có một thẻ nhân viên có ảnh và họ tên đầy đủ, do vậy mà có thể nhiều điều dưỡng, hộ sinh trong quá trình quan sát đã lược bớt nội dung này trong quá trình chăm sóc sản phụ.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các sản phụ sau sinh là một vấn đề được đặt lên hàng đầu, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp cho sự phát triển của trẻ Qua khảo sát cho thấy số sản phụ ăn tăng dinh dưỡng chiếm 75%, còn lại các sản phụ có tập quán ăn kiêng chiếm đến 11%, ăn bình thường chiếm 14% Như vậy, có tới 25% sản phụ chưa thực hiện phù hợp với chế độ ăn cần thiết cho một bà mẹ sau sinh, không đảm bảo sức khỏe cho mẹ dẫn đến không đủ sữa cho trẻ bú và cơ thể suy kiệt thêm, điều này cho thấy sự hướng dẫn của cán bộ y tế về dinh dưỡng cho bệnh nhân còn thiếu sót Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Mã Hồng Liên (2015) với tỷ lệ sản phụ có kiến thức về ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau mổ chiếm 88% [17].
- Các sản phụ đã hiểu được lợi ích của sữa non nên cho con trẻ bú sớm từ khi sinh đến < 1 giờ sau sinh Tuy nhiên vì mổ lấy thai nên những giờ đầu sau sinhcác sản phụ cho rằng cho con bú sau mổ 12 giờ chiếm tỷ lệ cao 68%, như vậy đã nói lên được sự ý thức của sản phụ ngày một hiểu hơn, tuy nhiên điều này cho thấy cần tăng cường hơn nữa về giáo dục lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ.
- Việc vận động sau sinh của các sản phụ là rất quan trọng, giúp cho cơ thể phục hồi nhanh và tránh được các biến chứng có thể gặp Qua khảo sát cho thấy chỉ có 27% là vận động sớm, có đến 73% sản phụ hạn chế vận động sau sinh, điều này làm cho sản phụ dễ dẫn đến bí trung đại tiện và bế sản dịch, vì vậy cần tăng cường tư vấn bệnh nhân về lợi ích vận động sớm sau mổ Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mã Hồng Liên (2015) với đa số sản phụ (73%) ngồi dậy sau 12h sau mổ.
- Hầu hết các sản phụ có kiến thức về cách phát hiện các dấu hiệu bất thường như: sản dịch hôi, sốt, bí tiểu, táo bón Qua điều tra trên cho thấy sự hiểu biết của các sản phụ về những dấu hiệu bất thường sau sinh khá tốt nhằm ngăn ngừa được các bệnh viêm nhiễm thường gặp.
- Tình hình chăm sóc vết mổ cho sản phụ hằng ngày rất cao 100%, hiện nay điều dưỡng, hộ sinh chỉ thực hiện thay băng dưới sự chỉ đạo của Bác sĩ; theo tài liệu chỉ nên thay băng vết mổ thành bụng khi băng thấm máu hoặc thấm dịch vì vậy chỉ cần thay băng vào ngày đầu và ngày cuối khi cắt chỉ Nhưng theo khảo sát cho ta thấy 100% sản phụ có quan niệm cho rằng để đảm bảo vô trùng nên thay băng vết mổ ngày một lần.
Như vậy, qua kết quả điều tra, hầu hết các sản phụ sau mổ lấy thai đều được theo dõi sát và được chăm sóc kỹ trong những ngày sau mổ, họ được chăm sóc theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra Bên cạnh công tác chăm sóc còn có vấn đề hướng dẫn và tư vấn cho sản phụ về cách vệ sinh vùng sinh dục ngoài, vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng, vận động và lao động sau mổ lấy thai; đồng thời công tác tư vấn kế hoạch hóa gia đình cũng là một việc làm hết sức quan trọng, để cả mẹ lẫn bé đều được khỏe mạnh và không xảy ra các biến chứng không mong muốn Công tác tư vấn - giáo dục sức khỏe sinh sản của người làm công tác sản khoa là rất cần thiết.
3.2 Giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai
Hoạt động chào hỏi, giới thiệu bản thân tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh là 75 % Đặc biệt hoạt động tự giới thiệu bản thân trước khi chăm sóc chỉ đạt 24% Chính vì vậy cần tăng cường công tác giám sát về các hoạt động này, có chế tài khen thưởng/phạt phù hợp như đưa vào các tiêu chí bình xét thi đua cuối năm của khoa phòng
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 25% sản phụ chưa thực hiện phù hợp với chế độ ăn cần thiết cho một bà mẹ sau sinh Vì vậy cần giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng cho sản phụ và người nhà để đảm bảo sức khỏe sau sinh cho sản phụ và cung cấp đủ sữa cho em bé.
Tỷ lệ sản phụ có kiến thức chưa đúng về chế độ vận động sau sinh rất cao, có đến 73% sản phụ hạn chế vận động sau sinh Do đó cần tăng cường hơn nữa các buổi tư vấn giáo dục sức khỏe về vận động sớm sau mổ để hạn chế các biến chứng và giúp nhanh hồi phục.
KẾT LUẬN Qua ngiên cứu 80 lượt thực hiện chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật mổ lấy thai điều trị tại bệnh viện Quảng Ngãi từ tháng 10 đến tháng 11/2023 chúng tôi rút ra được 2 kết luận sau
4.1 Kết quả sau nghiên cứu
- Tỷ lệ thực hiện Đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh là 75 %.
- Tỷ lệ số lần điều dưỡng thực hiện Đạt nội dung tự giới thiệu bản thân trước khi thực hiện việc chăm sóc cho sản phụ đạt 24%.
4.2 Giải pháp nâng cao thực hành chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai Hướng tới mục tiêu chung “Đem lại sự an tâm, hạnh phúc cho các sản phụ vượt cạn”, trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác chăm sóc thiết yếu sản phụ và trẻ sơ sinh sau phẫu thuật lấy thai thường tại Bệnh viên Sản Nhi tỉnh Quarg Ngãi, tôi đưa ra một số giả pháp nhằm nâng cao chất lương chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai như sau: