Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnh của điều dưỡngError!. Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành về an toàn ng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em
có thể hoàn thành chuyên đề này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc bệnh viện, cùng tập thể bác sỹ,điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi, đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin bày
tỏ lòng biết ơn tới người đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề này
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu
Học viên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Tôi Các sốliệu, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác
giả
Trang 3LỜI CẢM ƠN……… ………….….…….i
LỜI CAM ĐOAN……….……….ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……….…….…… iii
DANH MỤC BẢNG……….………iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……… v
DANH MỤC HÌNH ẢNH……… ….……….…vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm điều dưỡng 3
1.1.2 Sự cố y khoa 4
1.1.3 An toàn của người bệnh 5
1.2 Thực trạng an toàn người bệnh Error! Bookmark not defined 1.3 Phân loại sự cố y khoa 6
1.4 Hậu quả của sự cố y khoa 7
1.5 Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa 8
1.6 Nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo an toàn người bệnh 9
1.7 Các yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng Error! Bookmark not defined 1.8 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh 11
1.8.1 Trên thế giới Error! Bookmark not defined 1.8.2 Tại Việt Nam Error! Bookmark not defined 1.9 Khung lý thuyết đánh giá kiến thức và thực hành an toàn người bệnhError! Bookmark not defined 1.10 Khái quát về địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Trang 42.3 Địa điểm Error! Bookmark not defined.2.4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.2.4.1 Thiết kế nghiên cứu Error! Bookmark not defined.2.4.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Error! Bookmark not defined.2.5 Biến số, chỉ số Error! Bookmark not defined.2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tinError! Bookmark not defined.2.6.1 Công cụ thu thập thông tin Error! Bookmark not defined.2.6.2 Phương pháp và quy trình thu thập thông tinError! Bookmark not
defined
2.7 Xử lý và phân tích số liệu Error! Bookmark not defined.2.8 Sai số và hạn chế của nghiên cứu Error! Bookmark not defined.2.9 Đạo đức nghiên cứu Error! Bookmark not defined.Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 173.2 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh Error!Bookmark not defined
3.2.1 Kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnhError! Bookmark
Error! Bookmark not defined
3.3.2 Liên quan giữa một số yếu tố với thực hành an toàn người bệnh
Error! Bookmark not defined
3.3.3 Một số yếu tố khác liên quan đến kiến thức và thực hành an toàn
người bệnh Error! Bookmark not defined
Trang 54.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 244.2 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh 244.2.1 Kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnhError! Bookmark
not defined
4.2.2 Thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh 274.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dưỡng về antoàn người bệnh Error! Bookmark not defined.4.3.1 Liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức an toàn người bệnhError!
Bookmark not defined
4.3.2 Liên quan giữa một số yếu tố với thực hành an toàn người bệnh
Error! Bookmark not defined
4.3.3 Một số yếu tố khác Error! Bookmark not defined.KẾT LUẬN 29KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Đối tượng nghiên cứuĐiều tra viên
Joint Commission International(Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện)Nhân viên y tế
Phỏng vấn sâuQuản lý chất lượng bệnh việnThảo luận nhóm
World Health Organization(Tổ chức y tế thế giới)
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển 5Bảng 1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam 6Bảng 1.3 Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại 6Bảng 2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính Error! Bookmark not defined.Bảng 2.2 Các thuật toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 17Bảng 3.2 Đặc điểm công việc và môi trường làm việc của điều dưỡng 18Bảng 3.3 Nhận thức về công việc của điều dưỡngError! Bookmark not
defined
Bảng 3.4 Tỷ lệ hài lòng của điều dưỡng Error! Bookmark not defined.Bảng 3.5 Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh 19Bảng 3.6 Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phân loại sự cố y khoa theo 6
nhóm sự cố 22Bảng 3.7 Tỷ lệ thực hành đạt về các giải pháp trong an toàn người bệnh của
điều dưỡng Error! Bookmark not defined.Bảng 3.8 Mức độ thường xuyên thực hiện đúng giải pháp an toàn người bệnh
của điều dưỡng Error! Bookmark not defined.Bảng 3.9 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức của điều
dưỡng về an toàn người bệnh của điều dưỡngError! Bookmarknot defined
Bảng 3.10 Liên quan giữa một số yếu tố đặc điểm công việc với kiến thức về
an toàn người bệnh của điều dưỡngError! Bookmark not defined
Bảng 3.11 Liên quan giữa thời gian làm việc/tuần với kiến thức của điều
dưỡng về an toàn người bệnh của điều dưỡngError! Bookmarknot defined
Trang 8dưỡng Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.13 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành về an toàn
người bệnh của điều dưỡng Error! Bookmark not defined
Trang 9Bảng 3.14 Liên quan giữa một số yếu tố về công việc với thực hành về an toàn
người bệnh của điều dưỡng Error! Bookmark not defined
Bảng 3.15 Liên quan giữa thời gian làm việc/tuần với thực hành của điều dưỡng
về an toàn người bệnh của điều dưỡngError! Bookmark not defined.Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng Error! Bookmark not defined Bảng 3.17 Liên quan giữa thực hành và sự hài lòng của điều dưỡng Error! Bookmark not defined
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung lý thuyết đánh giá kiến thức và thực hành an toàn người bệnh
Error! Bookmark not defined
Hình 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của điều dưỡng 18Hình 3.2 Phân bố trình độ chuyên môn của điều dưỡng 18Hình 3.3 Kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng 19Hình 3.4 Điểm trung bình sự hài lòng công việc của điều dưỡng Error!
Bookmark not defined
Hình 3.5 Tỷ lệ hài lòng chung của điều dưỡngError! Bookmark not defined.Hình 3.6 Tỷ lệ điều dưỡng phân loại đạt các danh mục sự cố y khoa nghiêm
trọng phải báo cáo 20Hình 3.7 Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh 22Hình 3.8 Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt về an toàn người bệnh Error!
Bookmark not defined
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng
kể, con người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn Với các ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ y sinh học, nền y học thế giới ngày càng phát triển với tốc độ vượt bậc, ngườidân dần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt hơn Họ sử dụng
đa dạng các dịch vụ y tế, nhưng thời gian khám chữa bệnh và điều trị vẫn diễn ra chủyếu tại bệnh viện Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu về An toàn người bệnh ở cácnước EU năm 2014 cho biết các sự cố liên quan trực tiếp đến nhiễm khuẩn bệnh việnlàm 37 000 người chết/ năm [1] Bên cạnh đó, theo ước tính, mỗi năm ở Hoa Kỳ, có đếnmột triệu người bị thương và 98.000 chết là hậu quả của sai sót y khoa (IOM, 2000) [2].Những sự cố, rủi ro y khoa có thể xảy ra tại bệnh viện, đe dọa đến sự an toàn của ngườibệnh Tại Việt Nam, hiện chưa có một nghiên cứu hệ thống nào để có một bức tranh đầy
đủ về sai sót chuyên môn và sự cố y khoa Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnhđều phải đương đầu với các sự cố ở các mức độ và ảnh hưởng khác nhau “An toànngười bệnh” là một chương trình có sự khởi đầu nhưng không có sự kết thúc, vì nguy cơcủa các sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ khi nào Ngày 12 tháng 7năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT về “Hướng dẫn thực hiệnquản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” cũng nhấn mạnh nộidung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế [3] Ngàynay, an toàn người bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe Trong một cơ
sở khám chữa bệnh, nhân viên y tế là điều dưỡng chiếm số lượng đáng kể, là lực lượnglao động lớn đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh Đồng thời họ áp dụngkiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để cung cấp các dịch vụ y tế, các nhu cầu khác nhau
và thay đổi thường xuyên của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh [4] Vậy kiếnthức về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện ra sao? Trong khi vai trò củađiều dưỡng rất quan trọng trong cơ sở y
Trang 12tế, một trong những nơi hay xảy ra sự cố là tỷ lệ điều dưỡng/ người bệnh thấp[5] Do vậy, đo lường kiến thức về an toàn người bệnh của của các điều dưỡng là rấtquan trọng, đo lường cho nhóm đối tượng này sẽ giúp cung cấp thông tin cụ thể choquản lý chất lượng trong đảm bảo an toàn người bệnh tại bệnh viện
[6]
Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi được thành lập và phát triển qua nhiều giaiđoạn đến nay với 29 khoa phòng và 01 đơn nguyên, đang thực sự đóng vai trò quantrọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Hiện nay, Bệnh viện cũng
đã và đang chú trọng công tác nâng cao chất lượng bệnh viện, đảm bảo an toànngười bệnh nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào về tìm hiểu về kiến thức về an toàn
người bệnh tại Bệnh viện Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2023” với mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng kiến thức về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi
Trang 13Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm điều dưỡng
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chămsóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người bệnh hayngười khỏe và trong mọi tình huống Nó bao gồm thúc đẩy sức khỏe, phòng ngừabệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong [7]
Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phốihợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng,người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống Điều dưỡng bao gồm thúcđẩy sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tửvong Vận động thức đẩy một môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia hoạchđịnh chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trò của điềudưỡng [8]
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đẩy và tối ưuhóa sức khỏe và khả năng, phòng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau thôngqua chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người, vận động sự chăm sóc từcác cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [9]
Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sứckhỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục
vụ cho quá trình chắm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnhnhân [10]
Theo một định nghĩa khác thì điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) lànhững người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩnđược kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng [10]
Chức năng của Điều dưỡng
- Chức năng phụ thuộc: là thực hiện y lệnh của bác sĩ.
Trang 14- Chức năng phối hợp: là phối hợp ngang hàng với bác sĩ trong việc chữa trị
bệnh cho người bệnh
- Chức năng độc lập: là chủ động chăm sóc người bệnh theo nhiệm vụ
đã qui định Nhiệm vụ của điều dưỡng
ĐDV có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD), bắt đầu từ khinhập viện, trong khi nằm viện tới lúc xuất viện Họ có nhiệm vụ phải nhận định tìnhtrạng NB, đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với bệnh tật để từ đó chẩn đoán ĐD vàvận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn ĐD để lập kếhoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc, đánh giá toàn trạng và ghi chép diễnbiến trường hợp bệnh nặng và cấp cứu để điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó ĐD còn
có nhiệm vụ phải phối hợp với bác sĩ trong thực hiện kế hoạch CSNBTD như thựchiện, theo dõi giám sát ĐD cấp dưới trong thực hiện y lệnh, tư vấn, giáo dục sứckhoẻ và đào tạo (ĐT) cho học sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV), chỉ đạotuyến, nghiên cứu khoa học Ngoài ra, ĐD còn có nhiệm vụ quản lý tài sản, vật tư,trang thiết bị, môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp và phải hành nghề theo yđức và pháp luật [11]
1.1.2 Sự cố y khoa.
Theo WHO, Bộ Y tế cũng đưa ra định nghĩa:
Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quyđịnh không phù hợp [12], [3]
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới ngườibệnh [3]
Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Sự cố không mong muốn tổnthương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằmviện hoặc chết Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh (health caremanagement) hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh Sự cố y khoa có thể phòngngừa và không thể phòng ngừa [12], [13] Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người củaMỹ: Sự cố không mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tếhoặc trong y tế Để đo lường sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3nhóm tiêu chí (1) Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc
Trang 15phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng chongười bệnh nằm trong Bảng 4 Phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I,bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấpcứu và chết người
1.1.3 An toàn của người bệnh
Theo WHO An toàn người bệnh: công tác dự phòng các lỗi, tác hại haynhững sự cố không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới người bệnh trong chăm sócsức khỏe [12], [14]
Thực hành an toàn người bệnh: là những biện pháp làm giảm nguy cơ hoặccác điều kiện có thể gây ra tác hại không mong muốn liên quan đến trong chămsóc sức khỏe [15]
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực trạng an toàn người bệnh trên thế giới
Bảng 1.1 Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển [16]
Mỹ (Harvard Medical Practice Study ) 1989 30 195 1133 3,8
Úc (Quaility in Australia Health Case Study) 1992 14 179 2353 16,6
Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ
** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc.
Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230 triệuphẫu thuật Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ0,4-0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16% [17], [18] Theo Viện nghiêncứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đếnngười bệnh có phẫu thuật [19]
Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện: WHO công bố NKBV từ5-15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị tích cực từ 9-37%; Tỷ
lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% [20] Năm 2002, theo ước tính của
Trang 16CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 417,946 người bệnhNKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) [21].
Bảng 1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam [3]
Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam) 2005 5,6
Trần Hữu Luyện Giám sát NKVM của 1000 NB có
phẫu thuật tại BVTW Huế
Lê Thị Anh Thư Giám sát VPBV liên quan thở máy
của 170NB tại BV Chợ Rẫy
1.2.1 Phân loại sự cố y khoa
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau.Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh, phânloại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn
Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo cáccách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng Bao gồm phân loại theo mức độnguy hại của người bệnh, theo theo tính chất nghiêm trọng của sự cố làm cơ sở để đolường và đánh giá mức độ nguy hại cho người bệnh [14], [3]
Bảng 1.3 Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
A Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót
B Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB Không nguy
C Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại hại cho NB
D Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi
E Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm
thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn
Nguy hại
F Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe
cho NBhoặc kéo dài ngày nằm viện
Trang 17G Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn
H Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống
NB
I Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong
Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and Expended Index for categorizing Errors, June 12, 2001.
Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố gồm:
1) Nhầm tên người bệnh
2) Thông tin bàn giao không đầy đủ
3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao
5) Nhiễm khuẩn bệnh viện
6) Người bệnh ngã
1.2.2 Hậu quả của sự cố y khoa
Hậu quả về sức khỏe: hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làmtăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làmgiảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y
tế và cơ sở cung cấp dịch vụ
Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăngchi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 US$ vàtăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹchi phí tăng $2595 và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh [16]
Ở Australia hàng năm: 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng 8%ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử vong, 17000tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời [22], [23]
Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại cácbệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2
Trang 18tỷ bảng Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiệnlâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyếtnhững kiện tụng chưa được giải quyết Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnhviện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnhvực chăm sóc y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [24].
1.2.3 Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa
Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa gồm: Yếu
tố người hành nghề, yếu tố chuyên môn, yếu tố môi trường công việc và yếu tốliên quan tới quản lý và điều hành cơ sở y tế
Yếu tố con người
a) Sai sót không chủ định
- Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy (bác sĩ ghi hồ
sơ bệnh án, điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh ) Các sai lầm nàykhông liên quan tới kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà thường liên quantới các thói quen công việc
- Do quên (bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán,điều dưỡng viên quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xétnghiệm, )
- Do tình cảnh của người hành nghề (mệt mỏi, ốm đau, tâm lý, )
- Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng các quy địnhchuyên môn không phù hợp Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cố y khoakhông mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm nhất và đangtrong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm với người bệnh
b) Sai sót chuyên môn
- Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Đặc điểm chuyên môn y tế bất định
- Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi
- Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất
Trang 19- Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn đến rủi ro và biến chứng bất khả kháng.
- Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản vệ, phản ứng v.v, Môi trường làm việc nhiều áp lực
- Môi trường vật lý (tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích )
- Môi trường công việc (quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện ); Môi trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng…)
Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa bệnh
- Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn nhiều nguy
cơ có thể làm gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản làmtăng lạm dụng dịch vụ y tế
- Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá phức tạp, ngắt quãng, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt
- Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm chăm sóc ngườibệnh 24 giờ/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc chămsóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục
- Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên
- Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo an toàn người bệnh
Từ các nghiên cứu trên thế giới, trong nước kết hợp vói tình hình thực tiễncho thấy có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự cố y khoa:
Nhóm nguyên nhân do con người: Trong bất cứ lĩnh vực nào con người luôn có
một vị trí quan trọng Tuy nhiên trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn cùng vớithói quen sự chủ quan tin tưởng vào trí nhớ của bản thân như thăm khám cho vài ngườibệnh mới tiến hành ghi vào bệnh án hay pha thuốc cho vài người bệnh rồi mới tiến hànhtiêm cuả điều dưỡng đã vô tình tăng nguy cơ sai sót y khoa dẫn đến sự mất ATNB Tìnhcảnh của nhân viên y tế bao gồm sức khoẻ, tâm lý hay kinh nghiệm chuyên môn cũngảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành sai sót y khoa Ngoài ra, việc vi phạm chuyênmôn, đạo đức nghề nghiệp ví dụ thiếu tập trung, dựa vào phác đồ không cập nhập, làmtắơcắn xén
Trang 20quy trình cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự mất ATNB Đây là nhóm nguyênnhân chính dẫn đến sai sót y khoa tuy nhiên đây cũng là nhóm nguyên nhân có nhiềugiải pháp để phòng ngừa và cải thiện nhất Ở Việt Nam, để tăng cường ATNB giảmthiểu rủi ro do sai sót y tế, Bộ Y tế đã đưa ra một loạt thông tư để kiểm soát nhiễmkhuẩn bệnh viện, thông tư hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnhtrong bệnh viện, thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện để giảm thiểusai sót do con người.
Nhóm nguyên nhân do đặc tính chuyên môn: Bên cạnh những nguyên nhân từ
con người những đặc tính chuyên môn như xác suất xảy ra sai sót y tế cao haynhững rủi ro do can thiệp thủ thuật do môi trường đặc thù cũng góp phần làm tăng sốlượng sai sót trong y tế Ngoài ra, mỗi người có phản ứng khác nhau với từng loạithuốc hoá chất khác nhau vì vậy nên việc sai sót có thể xảy ra với người này nhưngkhông xảy ra với người khác Vì vậy để tăng cường ATNB nhân viên y tế phải theodõi thường xuyên để có thể xử trí kịp thời hạn chế tối đa hậu quả của thuốc Ngàynay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều loại bệnh mới xuất hiện và nhiều loại bệnhđến giờ vẫn chưa có thuốc chữa đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng sự cố ykhoa
Nhóm nguyên nhân do dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp: Công tác khám
chữa bệnh yêu cầu sự phối hợp của nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau Bên cạnh
đó việc không bàn giao công việc đầy đủ giữa các ca trực đang là nguyên nhân dẫnđến các sai sót ở bệnh viện Việc thiếu nhân lực, phương tiện hoặc chất lượng nhânlực, phương tiện không đảm bảo đang là nguyên nhân làm cho người bệnh đối mặtvới tình trạng thiếu an toàn ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nóiriêng Nghề y là nghề liên quan đến tính mạng con người vì vậy nhân viên y tế luônphải đối mặt với áp lực tự chủ cao (lợi ích/an toàn) và đây cũng là nguyên nhân ảnhhưởng đến ATNB [3]
Từ những thực trạng ATNB Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo 6 giải pháp để tăng cường ATNB bao gồm
- Xác định đúng người bệnh;
- Tăng cường thông tin giữa NVYT, hạn chế ra y lệnh miệng;
Trang 21- An toàn dùng thuốc;
- An toàn phẫu thuật;
- Giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện;
- Phòng ngừa người bệnh bị ngã
1.2.5 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh Tại
Dehi, tác giả Geevarhese F đã thực hiện một nghiên cứu kiến thức và
thái độ của điều dưỡng về an toàn người bệnh tại các bệnh viện tại Dehi Kết quảnghiên cứu cho thấy điều dưỡng có nhận thức và thái độ cao đối với các thủ tục điềutrị được áp dụng và các tiêu chuẩn về vệ sinh bệnh viện Các nghiên cứu này đượcthực hiện tại bệnh viện nhà nước và tư nhân ở Delhi với 200 bệnh viện (100 nhànước, 100 tư nhân) sử dụng câu hỏi kiến thức theo cấu trúc Nghiên cứu cũng chóthấy phần lớn các điều dưỡng tại bệnh viện tư nhân có kiến thức về an toàn ngườibệnh và quyền lợi của bệnh nhân tốt hơn so với các điều dưỡng tại bệnh viện cônglập, đồng thời họ cũng có thái độ kiên nhẫn, thân thiện hơn Khuyến nghị các điềudưỡng cần thực hành với các kiến thức có liên quan đến an toàn người bệnh để cảithiện chất lượng bệnh viện [44]
Các tác giả Indre Brasaite, Marija Kaunonen và các cộng sự đã thực hiện nghiêncứu về kiến thức trong chăm sóc sức khỏe về an toàn người bệnh Nghiên định lượng sửdụng bảng câu hỏi đã được tiến hành trong ba bệnh viện đa ngành ở Tây Lithuania Dữliệu được thu thập vào năm 2014 từ các bác sĩ, y tá, và các hộ lý Các kết quả tổng thểchỉ ra khá một mức độ thấp về kiến thức an toàn, đặc biệt là liên quan đến kiến thức về
an toàn bệnh nhân nói chung Yếu tố nền tảng trong chăm sóc sức khỏe "như nghềnghiệp của họ, giáo dục, thông tin về an toàn bệnh nhân mà họ đã đưa ra trong giáo dụcnghề nghiệp và tiếp tục của họ, cũng như kinh nghiệm của họ trong đặc sản chính của họdường như được liên kết với một số lĩnh vực kiến thức an toàn cho bệnh nhân Mặc dù
có một sự khác biệt lớn trong các yếu tố nền tảng, mức độ hiểu biết của người trả lời đãđược tìm thấy thường là thấp Điều này đòi hỏi nghiên cứu thêm vào kiến thức an toàncác chuyên gia chăm sóc sức khỏe "liên quan đến các vấn đề cụ thể
Trang 22như thuốc men, nhiễm khuẩn, té ngã và đau phòng chống áp lực nên được thựchiện ở Lithuania [45].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lam khi thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thái
độ về an toàn người bệnh của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện đa khoa Xanh Pônnăm 2015 và các yếu tố liên quan” với nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kếthợp định tính, thực hiện chọn mẫu toàn bộ với 210/250 điều dưỡng làm việc tại 15khoa lâm sàng của bệnh viện Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% điều dưỡng có kiếnthức đạt về an toàn người bệnh, 34,3% có thái độ tích cực về an toàn người bệnh.Các yếu tố liên quan đến kiến thức về ATNB của điều dưỡng là môi trường làmviệc: Điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc chưa đảm bảo an ninh, an toàn cónguy cơ có kiến thức về ATNB không đạt cao gấp 3,45 làn so với điều dưỡng đánhgiá môi trường làm việc an ninh, an toàn (p<0,05) Điều này có ý nghĩa thống kê đãgiúp cho các nhà lãnh đạo hiểu hơn và có những chiến lược đầu tư thích hợp trongvấn đề cải thiện môi trường làm việc tại bệnh viện Hoạt động giám sát: Điều dưỡngđánh giá hoạt động giám sát công việc bình thường/chưa tốt có nguy cơ có kiến thức
về ATNB không đạt cao gấp 2,08 lần so với điều dưỡng đánh giá hoạt động giám sátcông việc tốt (p<0,05) Tại khoa làm việc: Điều dưỡng làm việc tại khoa Nội/ngoại
có nguy cơ có thái độ về ATNB không đạt cao gấp 5,22 lần so với điều dưỡng so vớiđiều dưỡng làm việc tại các khoa khác (p<0,05) Nguy cơ nhầm thuốc: Điều dưỡng
có nguy cơ nhầm thuốc có nguy cơ có thái độ về ATNB không đạt cao gấp 1,91 lần
so với điều dưỡng không có nguy cơ nhầm thuốc (p<0,05) Kết quả định tính chothấy áp lực công việc do quá tải và thiếu nhân lực cũng là vấn đề nguy cơ cho điềudưỡng ứong thực hành chăm sóc an toàn người bệnh [46]
Nghiên cứu trước sau không nhóm chứng “Đánh giá kiến thức ATNB của điềudưỡng trong chăm sóc người bệnh” tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương : Trước tậphuấn tỷ lệ kiến thức đúng cao về ATNB dùng thuốc; trước dùng thuốc 95,14%; trongkhi dùng thuốc 95,84% Tỷ lệ kiến thức về tiêm an toàn: Trước tập huấn đa số điềudưỡng có kiến thức đúng cao > 95%, còn thấp về các biện pháp phòng ngừa gây nguyhại cho người tiêm đạt 35,77% và các biện pháp phòng
Trang 23ngừa nguy cơ đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm đạt 52,19% Sau tập huấn tỷ lệ nàytăng lần lượt là 50,73% và 60,22% Tỷ lệ kiến thức về an toàn trong truyền máu:Trước tập huận đa số điều dưỡng có kiến thức đúng cao > 80% Ngoại trừ Thực hiệnphản ứng chéo khi truyền túi Tiểu cầu đậm đặc kiến thức đúng chỉ đạt 22,26%, sautập huấn tỷ lệ này tăng 42,52% Tỷ lệ kiến thức về an toàn người bệnh trong phẫuthuật: Sau tập huấn tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng tăng cao trong các nội dung:Bảng kiểm an toàn phẫu thuật, Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, Ba đúng trong
an toàn phẫu thuật, Giải pháp đảm bảo đúng người bệnh trong an toàn phẫu thuật tại
BV [47]
Nghiên cứu về “Khảo sát kiến thức và thực hành vệ sinh tay của ĐDV, HSV tạicác khoa lâm sàng Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam” nhằm thực hiệncông tác nâng cao tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn người bệnh tại Bệnh viện
đa khoa TW Quảng Nam năm 2010 với nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả nghiêncứu cho thấy Kiến thức vệ sinh tay về 5 thời điểm rửa tay đạt 100%, quy trình rửatay 6 bước của BYT đạt 94,4%, 2 khuyến cáo của BYT hiểu biết này chỉ đạt 48,3%
Để đảm bảo cho việc thực hiện rửa tay đạt hiệu quả về chất lượng, thời gian, khi nàorửa bằng nước xà phòng và khi nào sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn,kiến thức này còn rất hạn chế chỉ đạt 30% Sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tê đạt63,8%, trong đó rửa tay sau tiếp xúc với máu và dịch tiết người bệnh chiếm tỷ lệ caonhất là 74,2%, tiếp theo là sau khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi làm thủ thuật,sau tháo găng, sau khi tiếp xúc với vật dụng, trước khi tiếp xúc với bệnh nhân tỷ lệlần lượt là (67,1%, 63,1%, 61,8%, 56,9%, 56,4%) Thấp nhất là thời điểm sau dichuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh đạt 38,5%
Đối với các trường hợp cấp cứu tỷ lệ tuân thủ là 53,7%, trong đó rửa tay sau dichuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch đạt 100%, sau khi tiếp xúc với người bệnh là 70%,sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết là 66,7%, trước khi làm thủ thuật và sau khi tiếpxúc với vật dụng là 60% Thấp nhất là thời điểm trước khi tiếp xúc với người bệnh là25% Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm VSBT: Trình độ chuyên môn của các đốitượng trong nghiên cứu tìm thấy mối liên quan ảnh
Trang 24hưởng đến các thời điểm vệ sinh tay gồm: Thời điểm trước khi tiếp xúc với NBtrong đó Đại học tuân thủ vệ sinh bàn tay tốt nhất là 100%, Trung học là 60,3%.Thời điểm trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, trong đó Đại học tuân thủ vệ sinhtay tốt nhất là 100%, Trung học 69,0%, Cao đẳng 32,3% Thời điểm trước khitiếp xúc với NB theo trình độ, trong đó Đại học tuân thủ vệ sinh bàn tay tốt nhất
là 100%, Trung học 60,3%, Cao đẳng 29,2% [48]
Trang 25Chương 2:
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Một số thông tin về Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở khoa Sản, khoaNhi và khoa Ngoại Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết địnhsố: 223/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh QuảngNgãi
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi là Bệnh viện chuyên khoa hạng II và là đơn
vị sự nghiệp y tế công lập có thu, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi
Được quy định tại Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBNDtỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Bệnh việnSản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ-UBNDngày 19/7/2016 của UBND tỉnh
575/QĐ-Dự án Bệnh viện Sản - Nhi được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số1611/QĐ-UBND ngày 25/10/2012, được xây dựng mới trên cơ sở của Bệnh viện
đa khoa tỉnh (cũ) với diện tích 24.600 m2 , quy mô 300 gường bệnh, cao 05 tầngvới tổng diện tích sàn xây dựng 27.398 m2
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Hiện có 29 khoa phòng 01 đơn nguyên, Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khuôn viên rộng hơn 27,000 m2, với quy mô 600giường bệnh Là Bệnh viện công lập hạng II, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi,được thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của UBNDtỉnh Bệnh viện được xây dựng với khát vọng đem lại niềm tin và đem đến chấtlượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân
Trang 26Sản-Bệnh viện có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị đượcđầu tư hiện đại, không gian bệnh viện sạch sẽ và nhiều cây xanh, cùng với sự đổimới không ngừng từ phong cách thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh đến điềutrị bệnh Hiện nay, Bệnh viện ngày một phát triển và đem lại niềm tin lớn chongười dân Quảng Ngãi với thế mạnh ở nhiều lĩnh vực:
Về Nhi khoa:
Bệnh viện thành lập 6 khoa: Nhi sơ sinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Tổng hợp, Bệnh Nhiệtđới và Hồi sức tích cực Với một số thành tích nổi bật: Phát triển nuôi con thườngqui trên 1,5 kg; nuôi thành công khá nhiều trường hợp trẻ < 1 kg Điều trị bệnh màngtrong bằng bơm Surpactan thành công khá cao, thở máy cao tần, điều trị vàng dabằng đèn chiếu vàng da 2 mặt hiệu quả cao; có nhiều máy thở xâm lấn và không xâmlấn có các chức năng tốt, đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu; đo hô hấp kí trong cáctrường hợp khó thở do hen phế quản, viêm tiểu phế quản, lấy đờm bằng biện phápphục hồi chức năng, hỗ trợ hô hấp; Hệ thống nội soi ống mềm Olympus soi dạ dày
và đại tràng thế hệ mới hiện đại, sử dụng phương pháp nội soi gây mê thường quicho trẻ em kể cả người lớn; Tư vấn giáo dục sức khỏe thường qui cho người bệnh vềdinh dưỡng, tiêm chủng, viêm gan B Hệ thống tắm bé bằng nước UV sát khuẩn da.Ngoài ra, bệnh viện triển khai khá rộng rãi về sàng lọc sơ sinh các bệnh thiếu menG6PD, suy giáp, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tiểu đường Điều trị vàphòng bệnh tốt các bệnh Tay Chân Miệng, Sởi, Sốt xuất huyết
Về Sản khoa:
Bệnh viện rất thành công trong việc mổ nội soi cắt tử cung toàn phần thường qui,
mổ u nang buồng trứng thường qui, đẻ thường, đẻ mổ, đẻ không đau (đẻ gây tê ngoàimàng cứng trong chuyển dạ), đặc biệt dịch vụ đẻ gia đình khi sản phụ vào sinh đượcgia đình vào theo, phục vụ, giúp đỡ hỗ trợ cho con, cháu mình; Điều trị vết thươngmau lành bằng tia lạnh Argon; Bệnh viện có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản,
hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại,