1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023

49 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
Chuyên ngành Y học
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ngãi
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 790,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (0)
    • 1. Cơ sở lý luận (9)
      • 1.1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (9)
        • 1.1.1. Kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (9)
    • 2. Cơ sở thực tiễn (15)
      • 2.1. Tình hình NKHHCT trên thế giới và Việt Nam (15)
      • 2.2. Kiến thức về phòng NKHHCT ở trẻ em (18)
  • Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT (0)
    • 2.1. Giới thiệu về bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi (23)
    • 2.2. Thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tuổi tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi (24)
  • Chương 3. BÀN LUẬN (0)
    • 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (30)
    • 3.2 Kiến thức về phòng tái nhiễm NKHHCT của cha mẹ trẻ (30)
    • 3.3 Giải pháp nâng cao kiến thức về phòng tái nhiễm NKHHCT của cha mẹ trẻ có con dưới 12 tháng tuổi (35)
  • KẾT LUẬN (37)
  • PHỤ LỤC (44)
    • NKHHCT 44 Bảng 3.16. Sự thay đổi về điểm kiến thức của bà mẹ về NKHHCT sau GDSK (4)
    • GDSK 48 Bảng 3.22. Mối tương quan giữa kiến thức và thái độ về NKHHCT (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1 Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

1.1.1 Kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, bao gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày [1], [26].

1.1.1.2 Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [1], [14], [15].

* Phân loại theo vị trí giải phẫu

Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới.

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG):

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm: Viêm tai giữa, mũi, họng

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm: Viêm thanh quản, phế quản, phế nang.

Phần lớn nhiễm khuẩn của trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (2/3 trường hợp) như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa,….nhiễm khuẩn hô hấp trên thường nhẹ còn nhiễm khuẩn hô hấp dưới thường ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường nặng, dễ tử vong như viêm thanh quản, viêm thanh khí - phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỉ lệ tử vong cao nhất, vì vậy cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời

* Phân loại theo mức độ nặng nhẹ

Phân loại theo mức độ nặng nhẹ hay được sử dụng nhằm xử trí kịp thời các trường hợp

Theo TCYTTG có thể dựa vào dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

- Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch

-Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực

- Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực

- Không viêm phổi ( ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực [5], [8], [14]

1.1.1.3 Các biểu hiện lâm sàng [5], [12], [14].

+ Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút là thở nhanh

+ Trẻ 2 – 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút là thở nhanh

+ Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút là thở nhanh

- Rút lõm lồng ngực (RLLN):

+ Rút lõm lồng ngực là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào Dấu hiệu RLLN xuất hiện khi trẻ phải gắng sức nhiều hơn bình thường để hít vào Bình thường, toàn bộ lồng ngực (phần trên và dưới) và bụng phình ra khi trẻ hít vào Khi có rút lõm lồng ngực, phần dưới lồng ngực lõm xuống khi trẻ hít vào.

+Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ còn mềm RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán.

+ Trong trường hợp có RLLN, dấu hiệu này phải rõ ràng và thường xuyên Nếu bạn chỉ nhìn thấy có RLLN khi trẻ khóc hoặc đang bú, hoặc chỉ có phần mềm giữa các xương sườn lõm xuống khi trẻ hít vào, thì trẻ này không có dấu hiệu RLLN.

+Tiếng thở khò khè là âm thanh êm dịu nghe thấy ở thì thở ra

+Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi vì thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại

+Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi

+ Tiếng thở rít là tiếng thở thô ráp nghe thấy ở thì hít vào.

+Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh – khí quản.

+Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường thở

- Trẻ không uống được hoặc bỏ bú

- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ li bì hoặc mở mắt rồi lại ngủ ngay (khó đánh thức)

- Thở rít khi nằm yên

-Bú kém hoặc bỏ bú

- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức

- Thở rít khi nằm yên

- Sốt hoặc hạ nhiệt độ

1.1.1.4 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ [14], [33], [40].

Nguyên nhân thường gặp gây NKHHCT do virus và vi khuẩn [50] Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em vì:

Virus có ái lực với đường hô hấp Khả năng lây lan của virus dễ dàng Tỷ lệ người lành mang virus cao

Khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu.

Trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT do virus là khá cao [31] Virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó đến Adenovirus, virus cúm, á cúm,… Ởcác nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT Vi khuẩn hay gặp nhất là các vi khuẩn phế cầu và H.influenzae, sau đó đến tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn khác [1].

Các nguyên nhân khác như nấm và ký sinh trùng ít gặp hơn [15] Mycoplasma thường gâyNKHHCT ở trẻ em trên 5 tuổi, Pneumocystic carinii thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi [1].

* Các yếu tố nguy cơ

Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta đều có nhận xét chung về các yếu tố dễ gây NKHHCT ở trẻ em (yếu tố nguy cơ) [30], [51].

- Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g cao hơn so với trẻ có cân nặng trên 2500g.

- Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

- Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhày cũng như hoạt động của đại thực bào, sự sản sinh các Globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.

- Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ

- Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHCT ở trẻ em.

- Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin

A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT.

Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.

Cơ sở thực tiễn

2.1 Tình hình NKHHCT trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tình hình NKHHCT ở trẻ em trên thế giới

Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi [48], [54] Theo số liệu của

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc NKHHCT từ 4 đến 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT chiếm 19 – 20% số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu Tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam cao gấp 30-50 lần ở các nước phát triển Theo số liệu của WHO, hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vì NKHHCT, trong đó trên 90% là các nước đang phát triển [15] Tỷ lệ trẻ tử vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ tử vong trên toàn thế giới Ở Châu Âu, tỷ lệ viêm phổi chiếm từ 30 đến

Theo nghiên cứu của Rudan và Igor năm 2008, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt tỉ lệ tử vong ở nhóm tuổi này cao hơn tại các nước đang phát triển [53].

Theo nghiên cứu của Harish Naire và các cộng sự ước tính có 66000-199000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp liên quan đến virus trong năm 2005, với 99% các ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển [43] Theo nghiên cứu của Ruan I năm 2005, trên 90% trẻ mắc viêm phổi trên thế giới là ở các nước đang phát triển [34] Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên thế giới [45].

Theo Singh Varinder đã đề cập đến gánh nặng viêm phổi ở trẻ em Châu Á và cho rằng viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong khoảng 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới (20% trong tất cả tử vong ở trẻ), gần 70% trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở Châu Phi và Đông Nam Châu Á Hầu hết các nước ở Châu Phi và Châu Á trẻ em bị viêm phổi cao gấp từ 2 đến 20 lần so với trẻ em ở Hoa Kỳ [57].

Một nghiên cứu phân tích của Carrlos G và các cộng sự tại Mỹ chỉ ra hiệu quả của tiêm phòng vaccine trong phòng bệnh viêm phổi ở trẻ, là bằng chứng về tác dụng có lợi của vaccine trong phòng bệnh NKHHCT Kết quả nghiên cứu cho thấy đã giảm các trường hợp nhập viện vì viêm phổi sau khi chủng ngừa vaccine kết hợp phế khuẩn [39].

Nghiên cứu của Shivaprakash N.C, Kutty D.N năm 2017 [56], là bằng chứng cho thấy những trẻ được bú mẹ cũng như tình trạng dinh dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ giúp làm giảm nguy cơ mắc NKHHCT ở trẻ.

Viêm phổi gây ra khoảng 750.000 trẻ em tử vong mỗi năm ở các nước châu Phi, vùng hạ Sahara Việc thiếu khả năng tiếp cận để tư vấn và xử lý hiệu quả là một đóng góp quan trọng đối với gánh nặng này [41]

Nghiên cứu tại Nepal năm 2006, thấy rằng có 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý, tổng hợp lại chỉ có 11,3 % bà mẹ chăm sóc vừa kịp thời và vừa hợp lý [59].

Theo nghiên cứu Gombojav N và cộng sự năm 2009, tác giả đưa ra nhận định: trẻ mắc NKHHCT được tiếp cận với các dịch vụ y tế còn chậm và người chăm sóc trẻ được hỗ trợ hạn chế Do vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông – giáo dục sức khoẻ đến người chăm sóc trẻ sơ sinh trong quản lý NKHHCT, đặc biệt là những người trẻ tuổi [42] Một số nghiên cứu đã cho thấy được hiệu quả của can thiệp giáo dục giúp nâng cao được kiến thức cho các bà mẹ và góp phần làm giảm tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ [44], [55].

2.1.2 Tình hình NKHHCT ở trẻ em tại Việt Nam

Tại Việt Nam, NKHHCT là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao [10], đứng đầu các bệnh trong nhóm nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi (Theo ước tính hàng năm có khoảng 30 – 50% số trẻ đến khám vì NKHHC) [24], [35] Mỗi năm có khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn trẻ dưới 5 tuổi chết vì NKHHCT chủ yếu là do bệnh viêm phổi chiếm khoảng 22 - 24 ngàn trẻ tử vong [26] Qua điều tra nghiên cứu 2821 trẻ sơ sinh vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp và tử vong cao ở trẻ sơ sinh [19] NKHHCT có tỷ lệ mắc bệnh cao và tái diễn nhiều lần trong năm, xảy ra trung bình 4-6 đợt trên một trẻ /1 năm, đây là gánh nặng to lớn đối với ngành y tế Thời gian để chăm sóc cho trẻ ốm đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và ngày công của các bà mẹ [15], [17] Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy (5,1%) Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh hoặc khi trẻ mắc bệnh không được điều trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [4] Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2011, NKHHCT có tỉ lệ mắc và tử vong cao Trong đó, viêm phổi đứng đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất và đứng thứ 2 trong 10 bệnh có tỉ lệ chết cao nhất trong toàn quốc [10] Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết và Trần Thị Hằng năm 2014 về tình hình NKHHCT tại 2 xã huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho thấy tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (38,34%). Độ tuổi trẻ mắc NKHHCT chủ yếu là từ 12- 35 tháng tuổi (41,04%) [35] Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Mai Anh Tuấn là nhóm tuổi mắc NKHHCT cao nhất là 12 đến 35 tháng tuổi chiếm 40,76% Tác giả cũng cho thấy được thực trạng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi còn cao chiếm tỷ lệ là 40,76% Năm 2007, bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, dự án NKHHCT trẻ em đã tổ chức hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHCT trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007– 2010” cho thấy tình hình mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8%), sau đó đến các tỉnh miền Trung (42,9%), đồng bằng tỷ lệ mắc bệnh ít hơn (34,8%) Còn đối với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở miền núi (0,28% 0 ) cao hơn so với đồng bằng (0,06% 0 ) [3].

Với tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi do NKHHCT, chương trình phòng chống NKHHCT ở trẻ em đã được TCYTTG đề xuất từ năm 1981, chương trình được triển khai tại Việt Nam từ năm 1984 Việt Nam là quốc gia thứ nhì trên thế giới và đầu tiên của Châu Á có chương trình này [22] Chương trình được triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả đáng kể [9] Tuy vậy, theo báo cáo hàng năm của Bộ Y tế cho thấy NKHHCT luôn nằm trong nhóm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi [4] Các thống kê nghiên cứu ở tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em những năm gần đây không có xu hướng thuyên giảm [32] Mục đích cơ bản của chương trình NKHHCT là làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan đến NKHHCT đặc biệt là viêm phổi Giáo dục kiến thức cho bà mẹ để phát hiện sớm bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời là một trong 3 nội dung hoạt động chính của chương trình Chiến lược thành công này là cải thiện kiến thức, hướng dẫn bà mẹ, phòng ngừa và chăm sóc trẻ bệnh đúng [12], [24].

2.2 Kiến thức về phòng NKHHCT ở trẻ em

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Kumar R năm 2012, đã chỉ ra kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây NKHHCT còn thấp Chỉ có 28% bà mẹ biết đúng nguyên nhân của NKHHCT Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT cho các bà mẹ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ do NKHHCT [46].

Theo nghiên cứu của Neeru G và các cộng sự cho thấy chỉ có 16% bà mẹ nhận thức được về bệnh của trẻ Kiến thức về các triệu chứng nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn thấp và các bà mẹ mong muốn nhận được tư vấn từ nhân viên y tế [49].

Nghiên cứu tiến hành trên 140 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức bệnh viêm phổi năm

2007 tại Thái Lan của tác giả Siswanto E và cộng sự cho thấy kiến thức của bà mẹ còn thấp Chỉ có 19% bà mẹ có kiến thức tốt và còn 15% bà mẹ có kiến thức kém về bệnh [58].

MÔ TẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT

Giới thiệu về bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi

Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khuôn viên rộng hơn 27,000 m2, với quy mô 600 giường bệnh Là Bệnh viện công lập hạng II, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, được thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh Bệnh viện được xây dựng với khát vọng đem lại niềm tin và đem đến chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân. Bệnh viện có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, không gian bệnh viện sạch sẽ và nhiều cây xanh, cùng với sự đổi mới không ngừng từ phong cách thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh đến điều trị bệnh Hiện nay, Bệnh viện ngày một phát triển và đem lại niềm tin lớn cho người dân Quảng Ngãi với thế mạnh ở nhiều lĩnh vực: Nhi khoa: Bệnh viện thành lập 6 khoa: Nhi sơ sinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Tổng hợp, Bệnh Nhiệt đới và Hồi sức tích cực Với một số thành tích nổi bật: Phát triển nuôi con thường qui trên 1,5 kg; nuôi thành công khá nhiều trường hợp trẻ < 1 kg Điều trị bệnh màng trong bằng bơm Surpactan thành công khá cao, thở máy cao tần, điều trị vàng da bằng đèn chiếu vàng da 2 mặt hiệu quả cao; có nhiều máy thở xâm lấn và không xâm lấn có các chức năng tốt, đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu; đo hô hấp kí trong các trường hợp khó thở do hen phế quản, viêm tiểu phế quản, lấy đờm bằng biện pháp phục hồi chức năng, hỗ trợ hô hấp; Hệ thống nội soi ống mềm Olympus soi dạ dày và đại tràng thế hệ mới hiện đại, sử dụng phương pháp nội soi gây mê thường qui cho trẻ em kể cả người lớn; Tư vấn giáo dục sức khỏe thường qui cho người bệnh về dinh dưỡng, tiêm chủng, viêm gan B Hệ thống tắm bé bằng nước UV sát khuẩn da Ngoài ra, bệnh viện triển khai khá rộng rãi về sàng lọc sơ sinh các bệnh thiếu men G6PD, suy giáp, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tiểu đường Điều trị và phòng bệnh tốt các bệnh Tay Chân Miệng, Sởi, Sốt xuất huyết Sản khoa: Bệnh viện rất thành công trong việc mổ nội soi cắt tử cung toàn phần thường qui, mổ u nang buồng trứng thường qui, đẻ thường, đẻ mổ, đẻ không đau (đẻ gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ), đặc biệt dịch vụ đẻ gia đình khi sản phụ vào sinh được gia đình vào theo, phục vụ, giúp đỡ hỗ trợ cho con, cháu mình; Điều trị vết thương mau lành bằng tia lạnh Argon;

Dịch vụ giường nằm tiện lợi giá rẻ, và nhiều dịch vụ khác như: Trắc vân kỷ niệm đầu đời cho các cháu;

Tư vấn nuôi con bằng sửa mẹ; sàng lọc trước sinh để phát hiện các dị tật bẩm sinh cho trẻ như xét nghiệm Double test, Tripble test phát hiện bệnh Down, đầu to, não úng thủy, dãn não thất, thừa ngón, tim bẩm sinh Bệnh viện đang triển khai mạnh phẫu thuật ung thư buồng trứng, tử cung hóa trị liệu, chữa các bệnh phụ khoa bằng đốt điện, bằng thuốc nội khoa Khoa kế hoạch hóa gia đình đặt vòng tránh thai, xử lý thai lưu, thai dị tật, mang thai ngoài ý muốn

Ngoài ra để làm tốt điều này, nhân viên Bệnh viện luôn thực hiện đầy đủ các quy chế và quy trình kỹ thuật chuyên môn; Các ca, kíp trực thường xuyên có mặt tại vị trí trực, giải quyết kịp thời các trường hợp cấp cứu, bán cấp cứu; Thường xuyên cập nhật mới phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật chuyên môn của Bộ Y tế.

Bệnh viện tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học hằng tuần, hằng tháng, quí để cập nhật kiến thức liên tục, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho đội ngũ cán bộ y tế trong Bệnh viện và các đơn vị tuyến dưới.

Bệnh viện Sản-Nhi tích cực thay đổi phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh thông qua lấy ý kiến đánh giá của bệnh nhân qua phiếu đánh giá thái độ phục vụ hàng tháng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng Đồng thời tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, kết nối liên hoàn khu khám bệnh với khu điều trị để góp phần giảm chi phí và thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Bệnh viện luôn hướng đến hoạt động từ thiện, nhân đạo, hướng về cộng đồng, như: khám, điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo; viết bài kêu gọi giúp đỡ mạnh thường quân hỗ trợ các trường hợp bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Công tác truyền thông tại Bệnh viện cũng được chú trọng, những thông tin về các hoạt động, dịch vụ tại bệnh viện được đăng tải, cập nhật thường xuyên trên wesite, fanpage Bệnh viện.

Thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tuổi tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi

Chúng tôi tiến hành khảo sát 83 bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ tháng 9 đến 11 năm 2023.

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n = 83)

Biểu đồ 3.1 cho thấy đa phần các bà mẹ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi (61,5%) Chỉ có 8,4% bà mẹ có độ tuổi trên 35 tuổi Trong khi, các bà mẹ có độ tuổi còn trẻ dưới 26 tuổi là 30,1%.

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú và số con Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nơi cư trú Thành thị 21 25,3

Số con của bà mẹ 1 con 29 34,9

Các bà mẹ tham gia nghiên cứu chủ yếu cư trú ở nông thôn (74,7%) và có từ 2 con trở lên đạt 65,1%.

Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n = 83)

Biểu đồ 3.2 cho thấy các bà mẹ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT trở lên khá cao (67,5%) Phần lớn, các bà mẹ có trình độ học vấn là THPT (35%), trong đó có 32,5% bà mẹ có trình độ là từ trung cấp trở lên

Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp (n = 83)

Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy phần lớn các bà mẹ nghề nghiệp là công nhân (37,4%) và nội trợ (30,1%) Bà mẹ là nông dân chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,2%).

Bảng 3.2 Các đặc điểm về thông tin GDSK Đặc điểm

Nhận được tư vấn Có 26 31,3

Nguồn thông tin nhận được Bạn bè/ người thân 1 3,8 từ Nhân viên y tế 13 50,0

Mong muốn nhận thông tin Bạn bè/ người thân 2 2,4 từ nguồn Nhân viên y tế 71 85,6

Phần lớn các bà mẹ không nhận được thông tin tư vấn về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT (31,3%) Trong đó, nguồn thông tin mà bà mẹ chủ yếu nhận được là từ nhân viên y tế (50%) sau đó là phương tiện truyền thông/sách báo (38,5%); Tuy nhiên, phần lớn các bà mẹ mong muốn nhận được thông tin tư vấn từ nhân viên y tế (85,6%).

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ bà mẹ biết về bệnh NKHHCT (n = 83)

Kết quả biểu đồ trên cho thấy có 65,1% bà mẹ biết về bệnh NKHHCT Tuy nhiên, số bà mẹ chưa biết về bệnh còn chiếm tỷ lệ cao là 34,9%.

Bảng 3.3 Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT

Trả lời của bà mẹ Kiến thức của bà mẹ về bệnh Trả lời đúng Trả lời sai

Kiến thức về khái niệm về bệnh còn thấp, chỉ có 21,7% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm bệnh. Tuy nhiên, phần lớn các bà mẹ có kiến thức về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Bảng 3.4 Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh NKHHCT

Trả lời của bà mẹ Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh Trả lời đúng Trả lời sai

- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi 12 14,5 71 85,5

Nhận biết đúng dấu hiệu rút lõm lồng ngực 18 21,7 65 78,3

Bảng 3.4 cho thấy kiến thức của bà mẹ về nhận biết dấu hiệu bệnh còn thấp Đặc biệt, chỉ có 14,5% bà mẹ nhận biết đúng về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi Còn 78,3% bà mẹ không nhận biết đúng về dấu hiệu RLLLN.

Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT

Trả lời của bà mẹ

Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc Trả lời đúng Trả lời sai

Làm thông thoáng mũi họng 33 39,8 50 60,2

Giảm ho an toàn bằng thuốc đông y 31 37,3 52 62,7

Tăng cường ăn/bú mẹ nhiều hơn 37 44,6 46 55,4

Chế độ ăn uống hợp lý 59 71,1 24 28,9

Uống nhiều nước ấm theo nhu cầu 50 60,2 33 39,8

Phần lớn các bà mẹ biết cho trẻ ăn uống hợp lý (71,1%) và uống nhiều nước ấm theo nhu cầu (60,2%) Tuy nhiên, chỉ có 26,5% bà mẹ cho trẻ ở tư thế đúng giúp thông thoáng đường thở và 33,7% bà mẹ biết vắt sữa đổ thìa khi trẻ có khó thở.

Bảng 3.6 Kiến thức của bà mẹ về dự phòng NKHHCT

Trả lời của bà mẹ Kiến thức của bà mẹ về dự phòng Trả lời đúng Trả lời sai

Giữ ấm và vệ sinh mũi họng 42 50,6 41 49,4

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch 42 50,6 41 49,4

Tránh thuốc lá, khói bụi, … 74 89,2 9 10,8

Chế độ dinh dưỡng 71 85,5 12 14,5 Đường lây truyền bệnh 63 75,9 20 24,1 Đa phần các bà mẹ có kiến thức về dự phòng NKHHCT cho trẻ Kiến thức về giữ ấm, vệ sinh mũi họng và tiêm phòng cho trẻ thấp nhất đạt 50,6%.

Bảng 3.7 Điểm kiến thức của bà mẹ về bệnh, chăm sóc, dự phòng NKHHCT

Bệnh Chăm sóc Dự phòng Kiến thức về

Kiến thức của các bà mẹ về NKHHCT còn thấp với điểm trung bình kiến thức đạt được là 11,3 ± 2,9 Trong đó, điểm trung bình kiến thức về bệnh của các bà mẹ chỉ đạt 3,5 ± 1,3.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Qua đánh giá 83 bà mẹ có con mắc NKHHCT cho thấy, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian nghiên cứu có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,5% Đa số các bà mẹ ở độ tuổi lao động và đã trưởng thành, có sự hiểu biết nhất định để đáp ứng các câu hỏi chủ đề chính của đề tài Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 tại khoa Nhi Hô Hấp bệnh viện Trung ương Huế cho thấy các bà mẹ ở nhóm tuổi 31 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64,4%) Nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,9%) [26] Nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh trên 385 bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,4% [21] Các bà mẹ cư trú chủ yếu ở nông thôn, nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (37,4%), nông dân chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,2%) Trình độ học vấn của bà mẹ phần lớn là trình độ THPT (35%) Trong đó, trình độ học vấn từ dưới THCS còn chiếm tỷ lệ cao là 32,5% Các bà mẹ đa phần đều có từ 2 con trở lên, có 34,9% bà mẹ có con lần đầu Đây là điểm cần lưu ý khi tiến hành tư vấn cho các bà mẹ Các thông tin về đối tượng nghiên cứu trên phù hợp với đặc điểm thực tế của bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi là bệnh viện lớn tuyến tỉnh có nhiều huyện nhỏ lân cận với các nhà máy và khu công nghiệp phát triển.

Về thông tin tư vấn GDSK: Có 68,7% bà mẹ chưa nhận được thông tin về bệnh cũng như cách chăm sóc và dự phòng NKHHCT cho trẻ Nguồn thông tin mà bà mẹ nhận được nhiều nhất là qua tư vấn của nhân viên y tế chiếm 50% và qua các phương tiện truyền thông/ sách báo là 38,5% Tuy nhiên, nguồn thông tin mà các bà mẹ mong muốn được nhận nhiều nhất là từ nhân viên y tế (85,5%) Theo nghiên cứu của Neeru G và các cộng sự cho thấy các bà mẹ mong muốn nhận được tư vấn từ nhân viên y tế [49] Vì vậy, cần tăng cường và nâng cao vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là đội ngũ Điều dưỡng trong công tác tư vấn GDSK về NKHHCT cho các bà mẹ.

Kiến thức về phòng tái nhiễm NKHHCT của cha mẹ trẻ

Việc chăm sóc và điều trị NKHHCT bắt đầu bằng việc nhận biết các dấu hiệu bệnh của trẻ.Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh có thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc NKHHCT [4] Qua 8 câu hỏi về bệnh NKHHCT cho thấy kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT còn thấp, đặc biệt là kiến thức về nhận biết dấu hiệu bệnh của trẻ Mỗi dấu hiệu thở khác nhau (thở khò khè, thở rít khi nằm yên, thở nhanh, RLLN khi thở) chỉ báo các bệnh hoặc mức độ bệnh, tình trạng khó thở khác nhau.Trong báo cáo ban đầu hầu hết các bà mẹ không phân biệt được các dấu hiệu thở khác nhau mà đều gọi chung là “thở khác thường” Vì vậy, trong nghiên cứu này dấu hiệu khó thở, thở khác thường là một trong dấu hiệu nặng của bệnh Đánh giá trước can thiệp cho thấy hiểu biết về dấu hiệu bệnh còn rất hạn chế Kết quả của nghiên cứu cũng phản ánh tình hình tương tự như kết quả đánh giá trên diện rộng của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự năm 2008 [27]. Ở một số nước đang phát triển khác như Nepal, tỷ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu này còn thấp [36]. Với thực trạng như vậy, để giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ, nâng cao kiến thức về nhận biết dấu hiệu bệnh là vô cùng cần thiết.

Theo kết quả nghiên cứu, kiến thức về khái niệm và nhận biết đúng dấu hiệu RLLN được các bà mẹ biết đến ít nhất Đây là điểm cần lưu ý và chú trọng khi tiến hành tư vấn cho các bà mẹ Kết quả cho thấy, chỉ có 21,7% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm và nhận biết đúng dấu hiệu RLLN Còn 34,9% bà mẹ không biết về bệnh, có 78,3% bà mẹ nhận biết không đúng về dấu hiệu RLLN Đặc biệt, chỉ có 14,5% bà mẹ nhận biết đúng về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi 65,1% bà mẹ trả lời không đúng về dấu hiệu nặng của bệnh Điều này dẫn đến các bà mẹ không biết bệnh của trẻ khi nào là tiến triển nặng hơn và cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay còn nhiều trẻ mắc NKHHCT nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh đã quá nặng Qua điều tra nghiên cứu 2821 trẻ sơ sinh vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp và tử vong cao ở trẻ sơ sinh [19] Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh hoặc khi trẻ mắc bệnh không được điều trị đúng cách, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [4] Kết quả nghiên cứu trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của Neeru G và các cộng sự cho thấy chỉ có 16% bà mẹ nhận thức được về bệnh của trẻ Kiến thức về các triệu chứng nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn thấp Bà mẹ biết đến ít nhất 2 dấu hiệu nguy hiểm chiếm 34% [49].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Acharya D và các cộng sự trên 132 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Nepal năm 2014 về kiến thức, thực hành quản lý bệnh NKHHCT [36], kết quả cho thấy có 48% bà mẹ biết đúng về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Sự thiếu hụt kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh là vấn đề cần giải quyết trong chương trình giáo dục sức khỏe tại cộng đồng cho các bà mẹ về NKHHCT Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể được giải thích do 93% bà mẹ tham gia nghiên cứu được nhận thông tin về bệnh; trong đó, nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm 30%.

Nghiên cứu của Kumar R năm 2012 [46] , đã chỉ ra kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây NKHHCT còn thấp Chỉ có 28% bà mẹ biết đúng về nguyên nhân gây bệnh, 44% bà mẹ không nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm, 28% bà mẹ không có kiến thức về bệnh Kết quả trên của tác giả thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi được tác giả giải thích do tình trạng kinh tế nghèo và trình độ học vấn của các bà mẹ còn thấp, dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức về bệnh NKHHCT.

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà [15], cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đúng dấu hiệu về NKHHCT chiếm 42% tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi Có 49,4% bà mẹ biết đúng về các dấu hiệu sớm thường gặp về NKHHCT Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ biết đúng về dấu hiêu nặng của bệnh còn thấp hơn đạt 34,9% Các dấu hiệu sớm thường gặp như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi phần lớn các bà mẹ biết đến nhiều Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 [26], tỷ lệ bà mẹ nhận biết được dấu hiệu sốt là 93,3%, sổ mũi là 84,4% và ho là 84,4% Nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh năm 2016 [21], cho thấy dấu hiệu ho được bà mẹ biết đến nhiều nhất trong các dấu hiệu NKHHCT, tiếp đến là dấu hiệu sốt, thấp nhất là dấu hiệu khó thở chiếm 92,7%, 76,1%, 35,3% Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết. Dấu hiệu ho và sốt là 2 dấu hiệu được bà mẹ nhận ra nhiều nhất và sớm nhất, dấu hiệu khó thở biết đến ít nhất Trong khi đó ở tuyến y tế cơ sở dấu hiệu khó thở là dấu hiệu để phân loại trẻ có viêm phổi hay không viêm phổi Đây là điểm cần quan tâm lưu ý để cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ nhận biết dấu hiệu khó thở tại nhà Vì dấu hiệu khó thở là dấu hiệu bệnh nặng, các bà mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra còn 50,6% bà mẹ không biết hoặc biết không đúng về các dấu hiệu thường gặp này Các dấu hiệu bệnh nặng được các bà mẹ biết đến ít nhất Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, kiến thức của bà mẹ về nhận biết dấu hiệu bệnh còn thấp Đặc biệt, chỉ có 14,5% bà mẹ nhận biết đúng về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi Còn 78,3% bà mẹ nhận biết sai và không nhận ra được dấu hiệu RLLLN. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Chu Thị Thuỳ Linh, nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự [21], [27] Theo nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh, số bà mẹ biết đúng về dấu hiệu NKHHCT thấp hơn mức trung bình chiếm 45,7%, biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0% Theo tác giả Đinh Ngọc Sỹ, chỉ có 5% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu không uống/ bú được, 4,1% nhận biết dấu hiệu co giật, 3,4% nhận biết dấu hiệu li bì và khó đánh thức. Đối với 2 dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi, chỉ có 37,3% bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu thở khác thường (thở nhanh, khó thở), 0,9% nhận biết được dấu hiệu RLLN Nghiên cứu của LýThị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm năm 2011 [22], cho thấy kiến thức đúng của bà mẹ về NKHHCT còn rất thấp Phần lớn các bà mẹ chưa nhận biết được dấu hiệu bệnh Dấu hiệu nhận biết kém nhất là thở nhanh và thở khò khè (5,2%) Đây là các dấu hiệu bệnh nặng cần phải đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm Dấu hiệu RLLN được rất ít các bà mẹ phát hiện ra Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 21,7% bà mẹ nhận biết đúng dấu hiệu RLLN cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010 (0,5%) [34]. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bà mẹ có trình độ học vấn là THPT và có từ 2 con trở lên Trình độ học vấn khá cao cùng với kinh nghiệm trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Trong khi đối tượng nghiên cứu của tác giả là các bà mẹ có trình độ học vấn thấp chủ yếu là từ dưới THCS (87,4%), là người dân tộc thiểu số (77,4%) và tình trạng kinh tế còn nghèo (62,9%) nên khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế còn thấp [34] Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại bệnh viện, nơi đang có trẻ mắc NKHHCT Vì vậy, bà mẹ thường xuyên được nhân viên y tế nhắc nhở cũng như hướng dẫn các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám Từ các lý do trên dẫn đến sự khác biệt về sự nhận biết dấu hiệu này.

Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT: phần lớn các bà mẹ biết cho trẻ uống nhiều nước ấm theo nhu cầu (60,2%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 [26], bà mẹ cho trẻ uống nhiều nước ấm theo nhu cầu chiếm 71,1% Tuy nhiên, đa phần các bà mẹ cho trẻ ăn uống bình thường chiếm 66,7% và chỉ có 13,3% bà mẹ cho trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường khi trẻ mắc bệnh Kết quả này có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 44,6% bà mẹ biết cho trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường khi trẻ mắc NKHHCT Sự khác biệt này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của tác giả là các bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn Đa phần các bà mẹ có trình độ THCS (57,8%) Theo một số nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn có liên quan đến kiến thức của bà mẹ Bà mẹ có trình độ học vấn cao thì có kiến thức tốt hơn [21] Mặt khác, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn được tiến hành trong thời gian nghiên cứu ngắn và trên đối tượng nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ [26].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra phần lớn các bà mẹ biết cho trẻ ăn uống theo chế độ hợp lý như: thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn uống nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều bữa trong ngày chiếm 71,1% Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh, số bà mẹ cho rằng ăn đầy đủ dinh dưỡng khi mắc bệnh chiếm 82,6% và 69,9% bà mẹ cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì các bà mẹ cho rằng khi trẻ mắc bệnh thì trẻ ăn uống sẽ không ngon miệng [21] Khi trẻ mắc bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và sớm hồi phục Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn còn khoảng 29,9% bà mẹ cho rằng trẻ mắcNKHHCT nên ăn uống kiêng khem Đây là quan điểm không đúng trong chăm sóc trẻ bệnh và cần được tư vấn cho các bà mẹ chăm sóc trẻ sau khi ra viện.

Khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT, biện pháp giữ ấm cho trẻ là biện pháp thông thường được các bà mẹ biết đến nhiều nhất Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 55,7% bà mẹ biết giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, thay đổi Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết là có 60,9% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu là 60,7% bà mẹ giữ ấm cho trẻ vào mùa đông Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu [17], khi trẻ ốm cần được tăng cường cho ăn, bú/uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi họng, giữ ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè Bà mẹ có kiến thức đúng là những bà mẹ biết những kiến thức thiết yếu trên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 59,1% bà mẹ biết tăng cường cho trẻ ăn và 55,5% cho trẻ bú/ uống nhiều hơn Khái niệm ăn nhiều, uống nhiều hơn là những khái niệm mang tính tương đối Sẽ rất khó khăn để đánh giá chính xác khẩu phần ăn của trong từng bữa Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh kinh tế của gia đình Nghiên cứu đã xây dựng thông điệp truyền thông là tăng cường cho trẻ ăn/ uống trong và sau khi ốm, nghĩa là khối lượng tăng hơn so với bình thường Đây là một tiêu chí được tác giả sử dụng đánh giá trước và sau can thiệp về hành vi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT [16] Theo kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu, có 47,2% bà mẹ biết làm thông thoáng mũi họng cho trẻ Kết quả này tương tự với nghiên cứu của chúng tôi là 39,8% bà mẹ biết làm thông thoáng mũi họng cho trẻ bằng biện pháp an toàn Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 26,5% bà mẹ cho trẻ ở tư thế đúng giúp thông thoáng đường thở và 33,7% bà mẹ biết vắt sữa đổ thìa khi trẻ có khó thở Đây là phần kiến thức mà bà mẹ còn kém Tuy nhiên, đây là kiến thức quan trọng mà các bà mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT vì khi trẻ có dấu hiệu khó thở, bà mẹ không biết các biện pháp chăm sóc đơn giản góp phần làm giảm khó thở cho trẻ thì dẫn đến tình trạng nguy hiểm trẻ càng khó thở hơn Trong các dấu hiệu của trẻ mắc NKHHCT, dấu hiệu ho là một trong các dấu hiệu thường gặp được các bà mẹ biết đến nhiều nhất, nhưng chỉ có 37,3% bà mẹ biết tác dụng giảm ho an toàn của thuốc đông y. Đa phần các bà mẹ có kiến thức về dự phòng NKHHCT cho trẻ Phần lớn các bà mẹ có biết tránh cho trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, khói bếp bụi hay lông súc vật đạt 89,2% Có 85,5% bà mẹ biết vai trò quan trọng của vitamin A và nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ; đặc biệt, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu góp phần phòng bệnh cho trẻ 75,9% bà mẹ biết đúng đường lây truyền bệnh thường gặp Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn ThịKim Sơn năm 2013 [26], có 91,1% bà mẹ cho trẻ tránh xa khói, bụi, thuốc lá Tiêm chủng đầy đủ và uống vitamin A là 75,6% Bà mẹ biết cách ly trẻ với người mắc bệnh hô hấp là 84,4% Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về kiến thức giữ ấm, vệ sinh mũi họng và tiêm phòng cho trẻ là thấp nhất đạt 50,6%.

Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn có 84,4% bà mẹ cho rằng trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ tốt góp phần phòng bệnh Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho rằng: việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn trong những tháng đầu sau sinh Góp phần giảm số mới mắc và tình trạng nặng của bệnh Hầu hết các nghiên cứu quan tâm đến sự kết hợp giữa sữa mẹ và tử vong ở trẻ Và cho rằng sữa mẹ đóng vai trò là yếu tố bảo vệ Nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết cho rằng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì nguy cơ mắc bệnh NKHHCT cao gấp 3,6 lần những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [34] Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ để phòng bệnh nói chung, dự phòng NKHHCT nói riêng là khá tốt Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà [15], kiến thức phòng ngừa NKHHCT thấp đạt 31,8%; trong các biện pháp phòng bệnh thì giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 74%, biện pháp cho bú sữa mẹ biết đến ít nhất đạt 22,5% Còn nghiên cứu của chúng tôi kiến thức về dự phòng NKHHCT của bà mẹ khá cao Có sự khác biệt đó là do, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa phần là các bà mẹ có từ 2 con trở lên, bà mẹ có kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ nhiều hơn nên kiến thức về phòng bệnh tốt hơn.

Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ ra tỷ lệ bà mẹ biết đúng về đường lây truyền bệnh NKHHCT qua đường hô hấp là thường gặp nhất đạt 75,9% Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên vi rút, do đặc điểm phần lớn các loại vi rút có ái lực với đường hô hấp Khả năng lây lan của vi rút dễ dàng, tỷ lệ người lành mang vi rút cao và khả năng miễn dịch đối với vi rút ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch bệnh [14] Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn cho thấy có 86,7% bà mẹ cho rằng có lây lan NKHHCT; trong đó, lây qua không khí đạt tỷ lệ cao nhất là 91,1% [26].

Kiến thức của các bà mẹ về NKHHCT còn thấp với điểm trung bình đạt được là 11,3 ± 2,9.Trong đó, kiến thức về bệnh là thấp với điểm trung bình là 3,5 ± 1,3 Chỉ có 15,7% bà mẹ có kiến thức đạt về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Siswanto E và cộng sự tiến hành trên 140 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức bệnh viêm phổi năm 2007 tại Thái Lan cho thấy kiến thức của bà mẹ còn thấp Chỉ có 19% bà mẹ có kiến thức tốt và còn 15% bà mẹ có kiến thức kém về bệnh [58].

Giải pháp nâng cao kiến thức về phòng tái nhiễm NKHHCT của cha mẹ trẻ có con dưới 12 tháng tuổi

- Cần tăng cường các chương trình giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ phù hợp hơn nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ về sốt cao ở trẻ em

- Xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe bằng hình ảnh về xử trí và chăm sóc trẻ sốt cao cho các bà mẹ dễ hiểu và dễ nhớ.

- Luôn cập nhật kiến thức về chăm sóc sốt cho điều đưỡng tại phòng khám nhi để điều dưỡng có thể tự tin và chủ động hơn trong việc tư vấn cho bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt cao.

- Dán Poster có nội dung kiến thức cơ bản cũng như thực hành về chăm sóc trẻ sốt ở phòng khám nhi và phát tờ rơi có nội dung này cho bà mẹ.

- Tích cực truyền thông cho cho các bà mẹ vè cách chăm sóc trẻ sốt bằng nhiều kênh chính thống như ti vi, loa, đài, báo….

- Nâng cao vai trò của cán bộ y tế, định kỳ tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giải thích tỉ mỉ về cách xử trí, chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ Hướng dẫn rõ khi nào trẻ cần điều trị tại nhà, khi nào cần điều trị tại cơ sở y tế giúp hạn chế tình trạng quá tải.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú và số con - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú và số con (Trang 25)
Bảng 3.2. Các đặc điểm về thông tin GDSK - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.2. Các đặc điểm về thông tin GDSK (Trang 26)
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh NKHHCT - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh NKHHCT (Trang 27)
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT (Trang 27)
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về dự phòng NKHHCT - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về dự phòng NKHHCT (Trang 28)
Bảng 3.7. Điểm kiến thức của bà mẹ về bệnh, chăm sóc, dự phòng NKHHCT - thực trạng kiến thức phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cha mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện sản nhi tỉnh quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.7. Điểm kiến thức của bà mẹ về bệnh, chăm sóc, dự phòng NKHHCT (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w