SO SÁNH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN, TÍNH KHẢ THỊ VÀ HIỆU QUẢ DỰ KIẾN CỦA ÔNG BÀ VÀ CHA MẸ
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
HÀNH VI LÀM CHA MẸ
PGS.TS Trần Thành Nam
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Th§ Nguyễn Thảo Tâm
ye Phổ thong lién cdp Song ngit Welt-spring
TOM TAT
Nghiên cứu tiễn hành trên 514 ong bà và cha mẹ nhằm khảo sát thực trang và sự khác biệt giữa ông bà và cha me về mức đô chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của chương trình huấn luyện hành vi làm cha me Kết quả cho thấy: (a) Ông bà và cha mẹ có niềm tin phù hợp vê chiến lược nuôi day con Cha me có nhiều niềm tin phù hợp hơn ơng bà (b) Ơng bà và cha mẹ dew -chấp nhận, đánh giá chương trình khả thì bà có hiệu quả Cha me chấp nhân và sẵn sàng áp dụng các kỹ thuật đánh giá tính khả thị và hiệu quả dự kiến của chương trình cao hơn ông bà Trong đó, khen ngợi và chỉ dẫn hiệu quả là kỹ thuật luôn có ĐTB cao nhất, phớt lờ luôn có ĐTB ' thấp nhất (©) Trinh a6 hoc vấn và thời gian dành cho việc chăm sóc trẻ là hai yếu t6 mang tính đụ báo mạnh nhất cho việc chấp nhận chương trình
Tw khéa: Hudn luyén hanh vi; Cha me; Ong bà; Mức độ chấp nhận Ngày nhận bài: 8/8/2018; Ngày đuyêt đăng bài: 25/10/2018 1 Đặt vấn đề
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và hành vi ứng xử của cha mẹ là biến dự báo quan trọng nhất tới hành vi của trẻ Các chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ (Behavior Parent Training - BPT) ra đời từ những năm 20 của thé kỷ trước đã được chứng mình có hiệu quả cao trong cải thiện hành vi của trẻ và người chăm sóc tại nhiều quốc gia, nền văn hóa trên thế giới Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình huấn luyện bành vi lam cha mẹ đối với các gia đình mà người chăm sóc chính cho (rẻ là ơng bà Hồn tồn chưa có nghiên cứu về mức độ chấp nhận của ông bà về các chương trình huấn luyện hành vi tại Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện
Trang 2
nhằm so sánh sự khác biệt giữa ông bà và cha mẹ về: (1) Những niềm tin về chiến lược dạy dỗ con trẻ; (2) tính khả thi và hiệu quả dự kiến của chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ; (3) tìm hiểu những yếu tố chung ảnh hưởng đến sự khác biệt về mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của chương trình
2 Bằng chứng nghiên cứu đi trước về chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ
2.1 Chương trình huấn luyện hành ví làm cha mẹ
Chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ xuất biện lần đầu tiên từ năm 1960 (Briesmeister JÌM và cộng sự, 2007, tr 80), là chương trình can thiệp tập trung huấn luyén cho cha me cdc kỹ năng lam cha mẹ tích cực, các kỹ thuật thay đổi và kiểm soát các hành vị tiêu cực, đẳng thời duy trì và tăng cường các hành vi tích cực ở trẻ thông qua một loạt các chiến lược dựa trên nền tảng lý thuyết gắn bó, lý thuyết học tập xã hội và lý thuyết hành vi Chương trình huấn luyện hành vi lam cha mẹ được thiết kế thành 4 giai đoạn: (1) Giáo dục tâm lý cho cha mẹ và xây dựng động cơ tham gia huấn luyện; (2) Cải thiện chất lượng mối quan hệ cha mẹ - con; (3) Huấn luyện các kỹ thuật quản lý hành vỉ; (4) Luyện tập, khái quát hóa kỹ năng quản lý hành vi trở thành thói quen Một khóa trị liệu chuẩn thông thường sẽ có 16 phiên, được triển khai trong 16 tuần Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu câu của gia đình, mức độ trầm trọng và thời gian tồn tại của vẫn đề mà số phiên sẽ đao động từ 6 đến 20 phiên, mỗi phiên khoảng 60 phút Reis Harry T., Susan Sprecher, 2009) C4u trúc trong các phiên huấn luyện luôn bắt đầu bằng việc (a) Ôn tập, thảo luận lại bài tập về nhà, các khó khăn gặp phải và điều chỉnh nêu cân thiết; (b) Giới thiệu các kỹ thuật mới; (c) Thực hành các kỹ thuật mới qua làm mẫu và đóng vai; (d) Phản hồi và giao bài tập về nhà Trong các khóa huấn luyện, luôn có 7 kỹ thuật chính được sử dụng trong các chương trình tập huấn gồm (i) Thai gian chơi đặc biệt; (1) Khen ngợi; (ii) Chủ động phớt lờ; (1v) Khoảng lặng; (v) Tước quyền lợi; (vi) Chi dẫn hiệu quả; (vi Tạo bảng thưởng,
2.2 Hiệu quả của các chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ
Chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ đã thể hiện được tính hiệu quả trong () cải thiện các vấn đề rối loạn hành vị của trẻ như hành vi chống đối xã hội,
hành vi không vâng lời trong gia đình (Piquero A.R và cộng sự, 2016), rối loạn tăng động giảm chú ý (Forehand R và cộng sự, 2016), hành vi không vâng lời, phá rối
(Bearss K và cộng sự, 2015); rối loạn hanh vi ám ảnh cưỡng bức với những trẻ từ chối
dùng thuốc (Lebowitz E.R và cộng sự, 2014) Chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ cũng được chứng minh có hiệu quả trong giải quyết vấn đề rối loạn cảm xúc như lo âu chia ly hay rối loạn trầm cảm (Eckshtain D và cộng sự, 2017) Chương trình cũng được chứng minh là làm giảm các chiến lược làm cha mẹ tiêu cực và kém hiệu quả, tăng cường các hành vi làm cha mẹ tích cực (Sanders M.R., 2008) và cái thiện mối quan hệ giữa cha mẹ - con cũng như sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình (Cuzzocrea F và cộng sự, 2013) Kết qua nghiên cứu cho đến nay khẳng định cha mẹ các nước phương Tây chấp nhận chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ, hài lòng với kết quả và tham gia chương trình với cam kết cao
Trang 3
Tại các nước phương Đông, bằng chứng nghiên cứu trên khách thé Trung Quấc
(Yu J và cộng sự, 201 1), khách thể Đài Loan (Chao R va Tseng V., 2003), khach thé Nhật Bản (Wakimizu R và cộng sự, 2014), khách thê Hàn Quoc (Kim E và cộng sự,
2016), khách thể Hồng Kông (Leung C và cộng sự, 2014) đều chỉ ra rằng, cha mẹ
phương Đông với các giá trị tôn tí trật tự trong xã hội cũng chấp nhận chương trình huân luyện hành vi làm cha mẹ Việc áp dụng các chương trình huấn luyện này cũng đem lại hiệu quả nhất định Tuy vậy, mức độ chấp nhận với khen thưởng, phớt lờ chủ động và hiệu quả kỹ thuật phạt khoảng lặng thập hơn
Về chương trình huấn luyện hành vi cho ông bà, tới hiện tại mới chỉ có
chương trình Làm cha mẹ tích cực đành cho ông bà (Grandparent Triple P.) do Kirby ya Sanders (2014) phat trién trén nén tang chương trình huấn luyện hành vi dành cho cha mẹ Nghiên cứu bước đầu của Kirby và Sanders đã chứng minh được hiệu quả của chương trình thể hiện ở sự cải thiện ngắn hạn vấn để hành vi của trẻ, giảm sự
căng thẳng của ông bà; cải thiện mối quan hệ giữa ông bà với cha mẹ và con cái
Nghiên cứu cho thấy, ông bà chấp nhận và sẵn sàng sử dụng các chiên lược được huấn luyện Chương trình của Kirby và Sanders cũng được áp dụng tại Hông Kông với kết quả tương tự
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thành Nam (2013) cũng cho thấy phần lớn cha mẹ Việt Nam đều chấp nhận các kỹ thuật in tưởng về tính hiệu quả của
chương trình Kỹ thuật khen ngợi được chấp nhận thực hiện và tỉn tưởng vào tính
hiệu quả nhiều nhất, kỹ thuật chủ động phớt lờ ít được chấp nhận và tin tưởng về tính
hiệu quả nhất
3, Khách thể và công cụ nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 257 cặp ông/bà và cha/me có con đang học tiêu học
tại Hà Nội (tông số 514 người) Các cặp ông/bà và cha/me được lựa chọn ngẫu nhiên tại 3 trường tiêu học: (1) Trường Phổ thông liên cấp Song ngữ Well-spring (N = 78), (2) Trường Tiêu học Long Biên (N = 99) và (3) Trường Tiểu học Bát Tràng (N = 80)
Bang 1: M6 ta biến nhân khẩu học của khách thể nghiên cứu Các biến nhân khẩu học Bố mẹ (N) % Ông bà (N) % Cha Mẹ Ông Bà (8) | (177) (86) q7) 31,1% | 689% | 33.5% | 66,5% Tuổi uôi Thu nhập gia dinh/Ahang ĐTP (ĐLC) ` 36,22 (4,88) 3.34 (1.21) = 15 trigu ddng 64,33 (7,24)
Trang 4Trình độ học vấn
3.2, Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu được thiết kế gồm 3 phần: (1) Bảng hỏi nhân khâu; (2) Bộ câu hoi niềm tin về chiến lược khen thưởng và trừng phạt; (3) Bộ câu hỏi về mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của 7 kỹ thuật chính trong chương trình huấn luyện hành vỉ làm cha mẹ Cụ thể là các kỹ thuật (1) thời gian chơi đặc biệt, (2) khen ngợi, (3) phớt lờ, (4) khoảng lặng, (5) tước quyền lợi, (6) chỉ dẫn hiệu quả, (7) Tạo bảng thưởng Các bộ câu hỏi đều được kiểm định với độ tin cậy phù hợp (hệ sô độ tin cậy ôn định bên trong Alpha của Cronbach lớn hơn 0,6)
Bộ câu hỏi niềm tin về chiến lược khen thưởng và trừng phạt gồm 16 phát biểu thể hiện quan điểm thường gặp trong quá trình nuôi dạy con Những phát biểu này sau đó được nhóm lại thành nhóm niêm tin không phù hợp (8 phát biểu) và nhóm niềm tin phù hợp (8 phát biểu) Niềm tin không phù hợp gồm những phát biểu ủ ¡ủng hộ quan điểm truyền thống của phương Đông như “Thưởng cho những hành vi tốt của trẻ là hỗi lộ trẻ”; “Đưa ra quá nhiều lời khen làm trẻ trở nên kiêu căng và chủ quan”, “Yêu cho roi cho vọt”, “Nếu hình phạt nhẹ không có kết quả thì chỉ còn cách trừng phạt nặng hơn” hay “Chỉ có làm cho trẻ cảm thay x4u hỗ, nhục nhã thì cháu mới không tái phạm lỗi” Còn những niềm tin phù hợp thể hiện quan điểm kỹ luật tích cực như “Phớt lờ hành vi sai và chú ý khen thưởng hành vi đúng là cách để trẻ thực hiện hành vi tốt nhiều hơn”, “Đánh trẻ bằng roi hoặc bằng tay sé khiến trẻ bắt chước cách cư xử bạo lực này với người khác”, “Cha mẹ quan tâm, gần gũi và chú ý đến những hành vi tốt của con là cách thức tốt nhất để xây dựng lòäg.tự trọng của trẻ” Mỗi phát biểu được đánh giá theo thang điểm với 1 là Hoàn tồn khơng đồng ý đến 4 là Hoàn toàn đồng ý Điểm trung bình của niềm tin hợp lý và niêm tin không hợp lý được tính bằng trung bình cộng của 8 phát biểu về chiến lược khen thưởng, trừng phạt phù hợp và 8 phát biểu về chiến lược không phù hợp tương ứng
Trang 5
Với câu hỏi về tần suất ông/bà/cha/mẹ sử dung nguồn để tham khảo ý kiến về cách nuôi dạy trẻ như báo chí, mạng internet, sách, kinh nghiệm bản thân, khách thể
trả lời trên thang likert 5 điểm: 1: Không bao giờ, 2: Hiểm khi; 3: Thình thoảng;
4: Thường xuyên; 5: Rất thường xuyên
Với bộ câu hỏi về mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả đự kiến của 7 kỹ thuật chính trong chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ sau khi mô tả chỉ tiết các kỹ thuật đó (từ 0: Hồn tồn khơng chấp nhận đến 4: Hoàn toàn chấp nhận); mức độ khả thi của kỹ thuật (từ 0: Hồn tồn khơng kha thi đến 4: Hoàn toàn khả thì); mức độ hiệu quả của kỹ thuật trong cải thiện vân đề hành vi của con (từ 0: Hồn tồn khơng hiệu quả đến 4: Hoàn toàn hiệu quả)
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Niềm tin của ông bà và cha mẹ về các chiến lược nuôi dạy con
Số liệu bảng 2 cho thấy ĐTB niềm tin không phủ hợp (theo quan điểm kỷ luật tích cực) của ông bà là 2,49 đồng nghĩa với việc ông bà đồng tình với các quan điểm nuôi đạy con theo quan điểm truyền thống, khắc nghiệt kiểu “yêu cho roi cho vọt” hơn cha mẹ (ĐTB = 2,25) Ngược lại, cha mẹ (ĐTB = 3,0) có nhiều niềm tin phù hợp về các chiến lược thưởng phạt theo quan điểm làm cha mẹ tích cực hơn ông bà (DTB = 2,87) Sự khác biệt giữa hai thế hệ về niềm tin trong nuôi dạy con đều có ý nghĩa về mặt thống kê lần lượt với p < 0,01 và p < 0,001 Khi xem xét ĐTB của hai thế hệ theo từng chiến lược dạy dễ, ông bà thường không đồng tình với các chiến lược khen thưởng VÀ đồng tình hơn với cách giáo dục dựa trên trừng phạt so với cha mẹ Sự khác biệt ở tất cả quan điểm này đều có ý nghĩa thông kê với p < 0,001
Bảng 2: Niềm tin của khách thể nghiên cứu về các chiến lược nuôi day con Niềm tin ĐTB sD t p Niềm tin không phù hợp (bố mẹ) 2,25 0,5 t(257)=-6,94 | <0,001 Niềm tin không phù hợp (ông bà) |_ 2,49 0,48
Niém tin phi Niềm tin phi hợp (ông bà) iém tin phù hợp (bộ mẹ) bố 2,87 3,0 0,53 0,54 t257)=3/24 0,001
Niềm tin chung ¬ in chung của bỗ mẹ của bố 2,8 2 039 1240) = 6,75 <0,001
Niệm tin chung của ông bà 2,61 0,41
Số liệu nghiên cứu (biểu đồ 1) về tần suất ông/bà/cha/me sử dụng nguồn để tham khảo ý kiến về cách nuôi dạy trẻ cho thấy, ô ông bà thường tham khảo thông tin, cách thức nuôi đạy con cháu thông qua kinh nghiệm bản thân (PTB = 3,16) và kinh nghiệm người đi trước (DTB = 3,08) nhiều hơn cha mẹ Có thể nền văn hóa A Đông và phong cách giáo dục hà khắc “yêu cho roi cho vot” anh hưởng sâu sắc hơn đến ông bà và khiến
Trang 6
họ khó chấp nhận thay đổi hơn Còn cha mẹ lại có xu hướng tìm hiểu thông tin về
phương pháp nuôi dạy con qua bạn bè (ĐT = 2,25), qua doc sich (DTB = 1,9), qua cập nhật thông tin trên mang internet (DTB = 2,69) nhiều hơn Chính vì vậy, cha me cập nhật và chấp nhận Các kiến thức nuôi dạy con theo quan điểm phương Tây nhiều hơn ông bà Có thể nói rằng, khả năng sử dụng công nghệ và sẵn sàng tiếp nhận hay tìm hiểu thông tin mới từ những người xung quanh chính là một trong những yếu tố giúp cha mẹ có thái độ cởi mở hơn với quan điểm và phong cách giáo dục con ở các nước phương Tây và là nền tảng để cha mẹ hình thành nhiều niềm tin phù hợp với kỷ luật tích cực của phương Tây hơn so ông bà | | -0s |Banbé, hing Kinh nghiém Kinh nghiém Sách * Inkme”* Báoch Tivi dai** xóm" bảnthẩm** người trước** Ơng bà § Cha mẹ Ghi chi: *: p < 0,05; **: p < 0,01
Biéu dé 1: Su khde biệt trong tan suất tham khảo cách thức nuôi dạy con giữa hai thê hệ
42 Mức độ chấp nhận, tính khả thì, hiệu quả dự kiến của chương trình huấn luyện hành vỉ
Bảng 3 cho thấy có sự khác biệt về sự chấp nhận, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chương trình giữa ông bà và cha mẹ trong tất cả các kỹ thuật Về cơ bản, cha mẹ có ĐTB về mức độ chấp nhận, đánh giá tính khả thi, hiệu quả về chương trình cao hơn so với ông bà Trong đó, mức độ chấp nhận, đánh gia tinh khả thi va hiệu quả của kỹ thuật khen ngợi và chỉ dẫn hiệu quả luôn cao nhất và của kỹ thuật phớt lờ luôn thấp nhất Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yu, Rober(, Shen và Wong (2011) trên cha mẹ Trung Quốc với giá trị văn hóa, niềm tin về nuôi day con giống Việt Nam
Trang 7
Bảng 3: Mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của các kỹ thuật trong chương trình huấn luyện hành vi
Kỹ thuật Mức độ/tính t (t-test)
Thời gian chơi đặc biệt Kha thi 1 4*+ Khenngợi | Khả thi S6x*+* 11,794** Kha thi
Khoảng lặng | Kha thi
Tước quyền lợi * 5,445** Kha thi 1 *#* k# Chỉ dẫn hiệu quả Tạo bảng thưởng Khả thì 75 Ghi chit: *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001
Theo kết quả nghiên cứu, kỹ thuật phớt lờ ít được chấp nhận và được tin rằng tính khả thì và hiệu quả mang lại không cao với cả ông bà và cha mẹ Các lý do phản đối kỹ thuật này chủ yêu do 6 ông bà/cha mẹ tin rằng phớt lờ sẽ làm hành xử của trẻ trầm trọng hơn như “trẻ tiếp tục ăn vạ, thi gan với người lớn”, Phớt lờ khó khả thi do các thành viên trong gia đình không có sự nhất trí (ví dụ: bố me phớt lờ hành vi ăn vạ nhưng ông bà lại bênh vực và đáp ứng trẻ) Nhiều ông bà/cha mẹ cũng lý giải rằng
Trang 8không thể phớt lờ các hành vi không mong muốn của trẻ vì việc này có thể khiến họ mat mat hơn khi trẻ ăn vạ ở nơi công cộng Nhiều cha mẹ/ông ba thi tin rằng phớt lờ hành vi xấu của trẻ sẽ làm trẻ “được đẳng chân lân ding đầu” trở nên khó dạy hơn trong lần sau Hơn nữa, trong các gia đình nhiều thế hệ, ông bả với quan niệm “dạy con từ thuở con thơ”, “bé không vin thi ca gay cành” sẽ khó chấp nhận việc bỏ qua hoặc phớt lờ các hành vi không phù hợp của trẻ Những bằng chứng nảy cảng ủng hộ và khẳng định rõ ràng động lực đẳng sau của việc ông bà và cha mẹ can thiệp ngay vào hành vị xấu của trẻ là nhằm tránh cho trẻ “được đằng chân lân đằng đầu”
Với các kỹ thuật dựa trên sự trừng phạt như khoảng lặng, tước quyền lợi, các rao cản mà khách thể đưa ra thường liên quan đến việc can thiệp của ông bà hoặc sự chống đối của trẻ Mặc dù về mặt nhận thức, ông bà có nhiều niềm tin không phủ hợp và sử dụng trừng phạt nhiều hơn, ông bà cũng đánh giá các kỹ thuật mang tính “trừng phạt” (như tước quyên lợi, khoảng lặng) ít khả thi hơn là các kỹ thuật khen ngợi, phần thưởng Có thể nói, một mặt ông bà vẫn sử dụng các biện pháp trừng phạt vì nó hữu dụng, nhưng cũng nhận ra các kỹ thuật này ít có hiệu quả Mặc dù hai cách thức này
cùng có bản chất “trừng phạt” nhưng những cách thức truyền thống dường như dễ
thực hiện hơn và đem lại hiệu quả ngay lập tức (là sự phục tùng ở trẻ); trong khi đó, cách thức tân tiến đòi hỏi phái đầu tư thời gian và công sức để vừa hiểu kĩ bản chất, vừa thực hành giám sát nghiêm túc, chặt chẽ
Bảng 4: Sự khác biệt theo thể hệ và giới tính về mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của 7 kỹ thuật trong chương trình huấn luyện hành vi Ông bà Cha mẹ ae thuật Ông Bà cha | Me F P DIB (DLC) 2,87 2,86 3,04 3,34 Mite 46 chép nhan [|_(0,51)_ | (0,55) | (0,44) | (43) | 33,42 | p<0,001 2,86 (0,54) 3,25 (0,46) 2,74 2,67 2,9 3,11 Tinh kha thi (0,53) | ©50 | (41) | 41) | 27,83 |p<0,001 2,7 (0,51) 3,05 (0,42) 2,77 | 2/71 2,86 3,07 Hiệu quả dự kiến 048) | (042) | (0,42) | (0,39) | 20,99 |p<0,001 2,73 (0,49) 3,01 (0,41) Kỹ thuật thời gian chơi đặc biệt được ông bà và cha mẹ đánh giá việc thực
hiện tương đối khả thi (ĐTB lần lượt là 2,9 và 3,09) nhưng khó khăn chủ yếu vẫn là thời gian, sự bận rộn trong công việc | khiến cha mẹ không thể có khoảng thời gian cố định hàng ngày để chơi với trẻ, dù rất muốn Chính vì vậy, khi đánh giá về tính khả
Trang 9thi, ĐTB của cha mẹ là 2,98 thấp hơn ĐTB của ông bà là 2,99, bởi lẽ đa số ông bà tham gia khảo sát đều trong độ tuôi hưu trí nên có thé sé đành được nhiều thời gian để chơi cùng cháu hơn
Với kỹ thuật tạo bảng thưởng, ngoài rảo cản về mặt thời gian, nhiều cha mẹ cho rằng kỹ thuật này không phù hợp bởi nó sẽ ánh hưởng đến nhận thức của trẻ về nghĩa vụ và việc cân làm, điều này có thé khiến trẻ sẽ chỉ làm để nhận được phần thưởng mà không có ý thức về các việc tốt nên làm Nhìn chung, ông bà và cha mẹ Việt Nam vẫn còn e ngại sử dụng phần thưởng như một cách công nhận thành tích của con Họ có xu hướng khuyên khích và tạo động lực cho con trước khi làm thay vì đưa ra phần thưởng một cách trực tiếp ngay sau khi con hoàn thành nhiệm vụ
Số liệu bảng 4 cho thấy, nhìn chung cha mẹ đánh giá và nhìn nhận về mức độ chấp nhận, khả thi và hiệu quả chương trình ở mức cao (ĐTB > 3), trong khi với ông bà thì chỉ ở mức trung bình cao (ĐTB đao động từ 2,7 đến 2,86) Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai thế hệ trong việc nhìn nhận, đánh giá chương trình huấn luyện hành ví làm cha mẹ Theo kết quả phân tích posthoc, người mẹ có xu hướng chấp nhận các kỹ thuật, tin vào tính khả thi, hiệu quả của chương trình cao hơn ông bà Đây là một minh chứng cho thấy sự sẵn sàng và cởi mở đón nhận của các bà mẹ với những kỹ thuật can thiệp hành vi dựa trên quan điểm phương Tây Lý do là ở Việt Nam, người chăm sóc trẻ chính là mẹ, vì thế mẹ sẽ là người quan tâm, sẵn sàng tìm hiểu và tiếp nhận những cách thức nuôi dạy con một cách tích cực và cởi mở hơn so với những người khác So sánh tất cả các kỹ thuật đều không tìm được sự khác biệt có ý nghĩa trong mức độ chấp nhận giữa ông và bà Có thể những giá trị truyền thống ảnh hưởng gần như nhau tới ông và bà, những người sống cùng một thế hệ về quan niệm nuôi đạy trẻ
Với thời lượng tham gia chương trình huấn luyện kéo dai 10 tuần, mỗi tuần một phiên từ 1 - 2 tiếng đồng hồ, cha me (BTB = 3 „24) thể hiện mức độ chấp nhận chương trình cao hơn hẳn ông bà (ĐTB = 2,52) Cu thé, người mẹ có mức độ chấp nhận và sẵn sàng sắp xếp tham gia chương trình nhất, sau đó đến bố, bà và cuối cùng là ông Như vậy, các ông là những người ít sẵn sảng dành thời gian tham gia chương trình nhất so với những người còn lại Lý do cản trở việc tham gia chương trình của cha, mẹ thường liên quan nhiêu đến sự bận rộn trong cơng việc Ngồi ra, cũng có khách thể cảm thấy không đủ tưởng vào những kiến thức, kỹ năng mà nhà tâm lý có thể đem lại cho họ hoặc thiếu sự đồng thuận từ các thành viên khác trong gia đình và phía ông bà, các rào cản mà họ đựa ra cũng liên quan tới sự bận rộn, sự hạn chế về mặt tuổi tác và sức khỏe
Về tinh kha thi, cha me cho rang viéc sắp xếp thời gian tham gia chương trình kéo dài 10 tuần là có tính khả thi (ĐTB = 2,95) cao hơn ông bà (ĐTB = 2,4) Với những người cho rằng, thời gian thực hiện chương trình kém khả thí, lý đo đưa ra chủ yếu vẫn liên quan tới sự bận rộn, thiếu tin tưởng vào sự kiên trì của bản thân, cùng với đó, sự thiếu trải nghiệm thật khiến bọ khó có thể đưa ra nhận định xác đáng Trong đó, nhiều cha mẹ lý giải việc phải “làm bải tập” là quá sức với họ và chỉ cần “một sự trao đổi giữa những người lớn với nhau là đủ” (nghiên cứu của McCabe, Garland, Lau và Chavez, 2005 cũng chỉ ra điều này) Còn với ông bà, lý do nói thời gian tham gia
Trang 10
chương trình kém khả thi là do yếu tố tuổi, sức khỏe và cả sự bận rộn của ông bà dành cho các công việc thường ngày Một số ông bà cho rằng, tuổi của họ không thể tham gia học hành gì nữa và đó là trách nhiệm của cha mẹ Chương trình này phù hợp với cha mẹ hơn là với ông bà
Bảng 5: Sự khác biệt theo thế hệ và giới tính trong mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của yếu tô thời gian tập huấn của chương trình huấn luyện hành vi Ông bà Cha mẹ Thời gian tham gia Ông Bà Cha | Me F P N/ĐTE (SD) 2,54 2,52 3,15 3,28 Mức độ chấp nhận (0,95) (@22) | (028 | (0/78) | 27,698 | p<0,001 2,52 (0,93) 3,24 (0,85) 2,47 | 2,36 2,83 | 3,0 Tinh kha thi (0,85) (0,88) | (062) | (0.63) _| 23,564 | p< 0,001 2,4 (0,87) 2,95 (0,63) 2,75 2,63 3,0 3,09 Hiệu quả dự kiến (0,81) (080) | (0,61) | (065) | 12/703 |p<0,001 2,67 (0,81) 3,06 (0,64)
Tương tự với số liệu đánh giá về tính khả thi, hoàn toàn không bất ngờ khi
mức độ hiệu quả dự kiến của chương trình được cha mẹ (ĐTB = 3,06) đánh giá cao so với đánh giá của ông bà (ĐTB = 2,67) Trong đó, niêm tin của mẹ vê tính hiệu quả là cao nhất
4.3 Mối quan hệ giữa các biễn nhân khẩu học và niềm tin phù hợp, niềm tin không phù hợp trong nuôi dạy con
Trong phần này, nhóm tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và niềm tin nuôi dạy con qua tương quan Pearson va phân tích hồi quy đa biến
Số liệu bảng 6 cho thấy, các yếu tố thời gian chăm sóc, thu nhập, trình độ học
van và tuôi có tương quan có ý nghĩa với niềm tin, mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiên của chương trình huân luyện hành vị làm cha mẹ
Cụ thể, thời gian chăm sóc con tương quan thuận với ĐTB niềm tin phù hợp, ĐTB chấp nhận, ĐTB tính kha thi, ĐTB hiệu quả dự kiến Có nghĩa là khách thể nào càng dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ thì càng có nhiều niềm tin phù hợp, càng có xu hướng chấp nhận chương trình, nhìn nhận chương trình có tính khả thi và mang lại
hiệu quả nhiều hơn so với những khách thẻ dành ít thời gian chăm sóc trẻ
Trang 11
Bang 6: Tương quan () giữa ĐTE niềm tin phù hợp và niềm tin không phù hop cha khách thể nghiên cứu với các biến nhân khẩu
sien [tats |e | ated | as
DTB niém tin không phù hợp -0,012 -0,377" -0,376"" 0,283” ĐTB niềm tin phù hợp 0,092" 0,178" 0243 -0,158” ĐTB mức độ chấp nhận 0,236" 0173” 0357” -0,403” DTB tinh kha thi 02217 0,136" 0,365” -0,395” ĐTB hiệu quả dự kiến 0,195” 0,131" 0308” -0,340”
Ghi chi: *: p < 0,05; Y* p< 0,01
Điều này hợp lý, bởi lẽ người dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc con cháu sẽ hiểu trẻ hơn, có nhiều cơ hội tìm ra cách ứng xử phù hợp, thích nghi hơn với các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi dạy con cháu và nhìn thấy tính hợp lý cũng như tầm quan trọng của những kỹ thuật, nội dung trong chương trình huấn luyện Những cá nhân không có nhiều thời gian và điều kiện chăm sóc trẻ sẽ khó có thể dành thời gian cho việc học bất kỳ một kỹ thuật mới nào trong quản lý hành vi của con
Trang 12Thời chăm sóc Thu Trình vấn DTB kha thi = + (0,159 x thời chăm hình R= F= Tuổi DTB niềm tin ĐTB niềm tin Thời chăm sóc Thu Trình vấn có mô hình
.Phân tích số liệu cho thay thu nhập và trình độ học vấn tương quan thuận với các niềm tin phù hợp, DTB chap nhan, DTB tinh kha thi, DTB hiéu quả dự kiến; tương quan nghịch với niềm tin không phù hợp Như vậy, những khách thể có thu nhập, trình độ học vấn càng cao thì càng có niêm tin về nuôi đạy con phù hợp Những khách thể có thu nhập tốt và trình độ học vấn cao cũng sẵn sàng chấp nhận tham gia chương trình, có niêm tin cao hơn vào tính khả thi và mức độ hiệu quả dự kiến của chương trình Các nghiên cứu đi trước cũng ủng hộ giả định rằng khách thể có trình độ học vấn cảng cao thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn kiến thức và tư tưởng hiện đại, từ đó sẽ có nhiều niềm tin phù hợp hơn về việc giáo dục con cháu Khi đó, họ ý thức được tầm quan trọng của việc được học bai bản về các kỹ thuật nên sẵn sàng chấp nhận tham gia chương trình, nhìn nhận chương trình có tính khả thi, hình dung về hiệu quả dự kiến cao hơn (Yu, Robert, Shen và Wong, 201 1)
Cuối cùng, tuổi của khách thể nghiên cứu có tương quan nghịch với ĐTB niềm tin phù hợp, ĐTB mức độ chấp nhận, ĐTB tính khả thi, ĐTB hiệu qua dự kiến; tương quan thuận với DTB niềm tin không phù hợp Điều này có nghĩa là tuổi của khách thể nghiên cứu càng cao thì cảng có nhiều niềm tin giáo đục con không phù hợp và ngược lại Ngoài ra, khách thể tuổi càng cao thì càng ít chấp nhận chương trình, càng nhìn nhận chương trình không có tính kha thi và không mang lại hiệu quả Hiển nhiên, điều này thể hiện rõ giữa các cặp ông/bà và cha/me trong từng gia đình
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chỉ có hai biến số là thời gian chăm sóc và trình độ học vân là các biến số có ý nghĩa trong mô hình tổng thể dự báo về mức độ khách thể chấp nhận cũng như tính khả thì của chương trình Tuy nhiên, hai biến số này không phải là yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê để dự báo hiệu quả dự kiến khi tham gia chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ
Trang 13
5 Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu đã khẳng định một số kết luận (1) Cha mẹ có nhiều niềm tin phù hợp trong nuôi dạy con hơn ông bà (2) Ông bà và cha mẹ đều chấp nhận chương trình và các kỹ thuật trong chương trình, nhìn nhận chương trình và kỹ thuật có tính khả thi và có hiệu quả nhưng mức độ chấp nhận, niềm tin về tính khả thì và hiệu quả ở cha mẹ cao hơn ông bà Kỹ thuật khen ngợi và chỉ dẫn hiệu quả được chấp nhận nhiều nhất, có tính khả thi cao nhất và dự kiến đem lại hiệu quả tốt nhất Kỹ thuật phớt lờ ít được chấp nhận nhất, ít tính khả thi và hiệu quả dự kiên được đánh giá thấp nhất (3) Các biến số thời gian chăm sóc, trình độ hoc van, thu nhập, tuổi tác là những yêu tổ có tương quan và ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận, niềm tin vào tính khả thi và hiệu quả đự kiến của chương trình huấn luyện hành ví Tuy nhiên, chỉ có trình độ học vấn và thời gian chăm sóc là hai yếu tố dự báo có ý nghĩa ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận chương trình và niềm tin về tính khả thi của chương trình khi có nhiều biến số cùng tác động
Kết quả nghiên cứu gợi ý đưa ra một số khuyến nghị như: (1) Chương trình cần điều chỉnh về mặt thuật ngữ sao cho gần gũi và thân thiện hơn cho đối tượng tham gia chương trình (2) Dành thêm thời gian cho các phiên làm việc giáo dục tâm lý về tâm quan trọng và tính cần thiết của chương trình cho người chăm sóc (3) Tăng cường phần thực hành các kỹ thuật dựa trên củng cố tích cực nhằm giúp người chăm sóc (đặc biệt là ông bà) thành thạo và có nhiều niềm tin hơn với các chiến lược này (4) Với kỹ thuật phớt lờ, cần dành một phiên làm việc cho công tác giáo dục về triết lý, quy tắc, bản chất và bằng chứng về tính hiệu quả mà kỹ thuật có thể đem lại Với phân thực hành, cần dành thêm thời gian làm mẫu, thực hành và thảo luận, lên kế hoạch thực hiện kỹ thuật này tại nhà (5) Cân nhắc lựa chọn người tham gia chương trình dựa trên thời gian chăm sóc và trình độ học vấn của người chăm sóc
Tài liệu tham khảo
1 Bearss K., Johnson C., SmithT et al (2015) Effect of parent training vs parent education on behavioral problems in children with autism spectrum disorder: A randomized clinical trial JAMA 313 (15): 1524 - 1533 Doi: 10.1001/ jama.2015 3150 2 Briesmeister James M., Charles E Schaefer (2007) Handbook of Parent Training: Helping Parentss Prevent and Solve Problem Behaviors Third Edition John Wiley & Sons Inc Hoboken New Jersey
3 Chao R & Tseng V (2003) Parenting in Asians In M Bornstein (Ed.) Handbook of parenting: Social Conditions and Applied Parenting P 59 - 93 Vol 4 Mahwah NJ: Lawrence Erlbaum
4 Cuzzocrea F., Larcan R & Westh F (2013) Family and parental functioning in parents of disabled children Nordic Psychology 65 (3) 271 - 287
5 Eckshtain D., Kuppens S & Weisz J.R (2017), Amelioration of child depression through behavioral parent training: A preliminary study Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology 46 (4) 611 - 618
Trang 14
6 Forehand R., Parent J., Sonuga-Barke E., Peisch V.D., Long N & Abikoff H.B (2016) Which Type of Parent Training Works Best for Preschoolers with Comorbid ADHD and ODD? A Secondary Analysis of a Randomized Controlled Trial Comparing Generic and Specialized Programs Jounal of Abnormal Child Psychology 44 (8) 1.503 - 1.513 http://doi.org/10.1007/s10802-016-0138-8
7 Kim E., Hong 8 & Rockett C.M (2016) Korean American Parents’ Perceptions of Effective Parenting Strategies in the United States Journal of Cultural diversity 23 (1) 12 8 Kirby James N., R Sanders (2014) The Acceptability of Parenting Strategies for Grandparents Providing Care to Their Grandchildren Prevention Science 15 9 Lebowitz E.R., Omer H., Hermes H & Scahill L (2014) Parent training for childhood anxiety disorders: The SPACE program Cognitive and Behavioral Practice, 21 (4) 456 - 469
10 Leung J.T & Shek D.T (2014) Parent-adolescent discrepancies in perceived parenting characteristics and adolescent developmental outcomes in poor Chinese families Journal of Child and Family Studies 23 (2) 200 - 213
11 Leung C., Sanders M, Fung B & Kirby J (2014) The effectiveness of the Grandparent Triple P program with Hong Kong Chinese families: A randomized controlled trial Journal of Family Studies 20 (2) 104 - 117
12 McCabe K.M., Yeh M., Garland A.F., Lau A.S & Chavez G (2005) The GANA Program: A tailoring approach to adapting Parent Child
13 Nam Thanh Tran (2013) Vietnamese parent's attitudes towards western parenting behaviors and interventions Doctoral dissertation
14, Piquero, A R., Jennings, W G., Diamond, B., Farrington, D P., Tremblay, R E., Welsh, B C., & Gonzalez, J M R (2016) A meta-analysis update on the effects of early family/parent training programs on antisocial behavior and delinquency Journal of Experimental Criminology 12 (2) 229 - 248 Doi:10,1007/s11292-016-
9256-0
15 Reis Harry T., Susan Sprecher (2009), Encyclopedia of Human Relationships Vol 1 SAGE Publications
16 Sanders M.R (2008) Triple P-Positive Parenting Program as a public health approach to strengthening parenting Journal of Family Psychology 22 (4) 506 17 Wakimizu R., Fujioka H., lejima A & Miyamoto S (2014) Effectiveness of the group-based positive parenting program with Japanese families raising a child with developmental disabilities: A longitudinal study Journal of Psychological Abnormalities
42 506 - 527
18 Yu J., Roberts M., Wong M., Shen Y (2011) Acceptability of Behavioral Family
Therapy among Caregivers in China Journal of Child and Family Studies 20 (3) 272 - 278