1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật)

103 46 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục co

Trang 1

LÊ VĂN XÔ

NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CHA, MẸ

TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 2

NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CHA, MẸ

TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Trang 3

thân thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Vĩnh Châu Các số liệu, ví

dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Tác giả

Lê Văn Xô

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN 8 1.1 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con 8 1.2 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc nuôi dưỡng con 14 Kết luận chương 1 21 CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA CHA, MẸ TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN 22 2.1 Quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con 22 2.2 Quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền được nuôi con của mình 33 Kết luận chương 2 40 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong vụ án hôn nhân và gia đình, thông thường có ba mối quan hệ được giải quyết đồng thời, đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ về tài sản chung của vợ chồng và quan hệ con chung Khi cha, mẹ ly hôn, việc giải quyết vấn đề con chung có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền của con Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết vấn đề con chung khi cha mẹ ly hôn Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, vì vậy cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt Môi trường gia đình giúp cho trẻ em được đảm bảo tốt nhất sự chăm sóc, che chở, yêu thương để phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ

Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn Hậu quả của ly hôn

có sự ảnh hưởng trực tiếp đến con chung của vợ chồng Bởi vì, mỗi đứa trẻ khi sinh

ra đời đều có quyền được thụ hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ phía cha mẹ Sau khi cha mẹ ly hôn, gia đình tan vỡ, con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất, con chung của vợ chồng có thể do một người trực tiếp nuôi dưỡng, không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ Vì vậy,

để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong vụ án ly hôn được đặt ra là một trong những vấn đề rất quan trọng mà Tòa án cần lưu tâm khi giải quyết ly hôn có liên quan đến quyền lợi con chung bên cạnh việc xác định người trực tiếp nuôi con là hoàn toàn hợp lý

Vì sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ cha, mẹ con vẫn còn tồn tại Do vậy, cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để quyền lợi của con được bảo đảm

Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại Tòa án, việc áp dụng pháp luật, các kết quả, phán quyết của Toà án có nhiều quan điểm khác nhau, giải quyết khác nhau và trong thực tế khi thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã

có hiệu lực pháp luật, thì việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con gặp nhiều khó khăn, không thi hành, cố tình né tránh hoặc việc cấp dưỡng không còn phù hợp nữa Việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thiếu sự quan tâm và nhiều trường hợp bị cản trở

Trang 7

Trước thực tiễn như vậy cho thấy vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, hoàn thiện trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong vụ án ly hôn là rất cấp thiết, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản

để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên cha, mẹ trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ đối với nhau

và đối với con chung Đây chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Nghĩa vụ,

quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” làm Luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu pháp luật về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là mảng đề tài rất quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này một cách riêng lẻ hoặc nói chung

Nhóm Giáo trình, sách chuyên khảo

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình” (tái bản có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức - Hội Luật

gia Việt Nam: Trong công trình, nhóm tác giả có đề cập đến vấn đề giải quyết quyền lợi của con chung khi ly hôn Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả khi giải quyết các vấn đề lý luận trong luận văn Tuy nhiên, phần nội dung này chủ yếu đề cập đến quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con khi ly hôn, các nguyên tắc xác định người trực tiếp nuôi con và quyền lợi, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con đối với con chung Hơn nữa, công trình khoa học này được biên soạn nhằm mục đích giảng dạy trong các cơ sở đào tạo Luật, vì vậy việc đánh giá thực tiễn, chỉ ra hạn chế, vướng mắc không được đề cập Trong nghiên cứu của mình, tác giả cần làm rõ các khía cạnh này

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), “Sách tình huống (bình luận bản án) Luật Hôn nhân và gia đình”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam: Trong sách tình huống này, bằng phương pháp bình luận bản án, tác giả lần lượt phân tích các vấn đề trọng tâm bao gồm: Để giao con cho ai nuôi cần dựa

Trang 8

vào căn cứ nào? Tính hợp lý và chưa hợp lý trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn xét xử tại Toà án? Có thể khẳng định, đây là tài liệu có tính chuyên sâu và có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về vấn đề nghĩa vụ và quyền của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con khi ly hôn Tuy nhiên, công trình chủ yếu bình luận, đánh giá quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử, vì vậy không đi sâu phân tích, so sánh nhiều về mặt lý luận

- Định Mai Phương, “Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam”, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002 Đây là hai công trình

nghiên cứu chuyên sâu về quy định trong các điều luật của Luật HN&GĐ năm

2000 Quy định về căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con khi cha, mẹ ly hôn đã được các tác giả phân tích, bình luận khá chi tiết, qua đó các tác giả đã có những quan điểm cá nhân khi đánh giá tính hợp lý, chưa hợp lý đối với từng quy định Những nội dung này là tài liệu tham khảo đối với tác giả khi phân tích quy định của Luật HN&GĐ hiện hành về căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con khi cha, mẹ ly hôn Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích, bình luận quy định của từng điều luật, mà không đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, hơn nữa nghiên cứu của các tác giả dựa trên Luật HN&GĐ năm 2000, hiện nay Luật này đã hết hiệu lực, vì vậy trong nghiên cứu của mình, tác giả cần nghiên cứu nội dung trên dựa trên quy định của Luật HN&GĐ năm 2014

Nhóm các luận văn, luận án

- Hoàng Thị Khánh Linh (2019), “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội Khoa luật

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã có đề cập đến việc bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ thông qua quyền được nuôi dưỡng con khi ly hôn Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích, luận giải khái quát về việc xác định quyền nuôi con của người phụ nữ dựa trên quy định của Luật HN&GĐ, mà không nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến xác định người trực tiếp nuôi con hay hướng hoàn thiện đối với các bất cập, vướng mắc hiện nay

- Nguyễn Văn Quyền (2014), “Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, luận văn thạc sĩ năm 2014 Đại học quốc

gia Hà Nội Khoa luật Trong luận văn của mình, tác giả tập trung nghiên các qui định chung về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con Căn cứ xác định người

Trang 9

trực tiếp nuôi con khi cha, mẹ ly hôn cũng đã được đề cập trong công trình, tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu chuyên sâu, vì vậy phần đánh giá thực tiễn, chỉ ra bất cập và hướng giải quyết đối với các quy định của pháp luật liên quan đến xác định người trực tiếp nuôi con khi cha, mẹ ly hôn chưa thực sự được giải quyết trong công trình này

- Phan Thị Lan Phương (2017), “Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – Những đảm bảo pháp lý”, Luận án tiến sĩ, Khoa luật

Đại học quốc gia Hà Nội Luận án đã đề cập đến việc xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn và quyền được tự do bày tỏ quan điểm của con Đây cũng là vấn đề

tác giả cho rằng rất cần thiết khi đề cập đến trong luận văn của mình

Nhóm các bài viết trên báo, tạp chí

- Nguyễn Chế Linh, “Giải quyết quyền nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn như thế nào cho đúng”, Tạp chí luật sư Việt Nam, số 1+2, 2018

Công trình nghiên cứu về việc giải quyết quyền nuôi con theo Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 và cấp dưỡng nuôi con Trong bài viết, tác giả đề cập đến quy định tại Điều

81 và chủ yếu tập trung vào vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn

- Lê Thị Mận, “Bàn về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn”, Tạp

chí Tòa án nhân dân, số 16, 2017 Trong bài viết, tác giả đề cập đến việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn Đồng thời đưa ra các phân tích cụ thể về độ tuổi, nguyên tắc, các trường hợp xét nguyện vọng của con từ đó đưa ra hướng hoàn thiện trong phương pháp lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi trở lên

- Nguyễn Thị Hương, “Vướng mắc về việc giải quyết quan hệ nuôi con chung trong vụ án ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2016 Bài viết phản ánh quan điểm

của tác giả đối với việc tách quan hệ nuôi con chung trong vụ án ly hôn để giải quyết bằng một vụ án riêng khi có đương sự yêu cầu Tác giả cho rằng, bài viết trên đã đưa ra một hướng giải quyết khá hay cho việc cha hoặc mẹ dẫn con đi biệt tích trước khi phiên tòa xét xử Hướng giải quyết này được đề ra trên cơ sở đảm bảo quyền tự do quyết định của con khi xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn

- Đỗ Văn Đại, “Bồi hoàn công sức cho một mình nuôi dưỡng con chung”; Bài

viết được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 17 (kỳ I tháng 9/2020) của tác giả

Đỗ Thành Công về “Nghĩa vụ cấp dưỡng”; bài viết được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 21 (kỳ I tháng 11/2019) của tác giả Trần Thị Lịch về “Quyền yêu cầu ly

Trang 10

hôn”; bài viết được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 1 (kỳ I tháng 1/2020) của tác giả Bùi Thị Mừng về “Giải quyết vấn đề liên quan đến con chung khi cha, mẹ ly hôn”; Bài viết được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 10 (kỳ II tháng 5/2020) của tác giả Lê Thị Nga về “Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, nêu lên được nhiều vấn đề bất cập trong thực tiễn xét xử của TAND các cấp hiện nay về các quy định của pháp luật trong Luật HN&GĐ có liên quan đến bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về vấn đề cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn Do đó, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa nhằm từng bước hoàn thiện quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên trong HN&GĐ là việc làm

cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, chỉ ra bất cập, vướng mắc trong quy định của

pháp luật về “nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” và thực tiễn áp dụng, nhằm đề xuất giải pháp

hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với

người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và cơ chế thực thi trong thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, từ đó đi sâu vào phân tích các vấn đề cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

- Đánh giá việc áp dụng pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

- Trên cơ sở thực tiễn giải quyết, xét xử áp dụng pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót, vướng mắc trong công tác xét xử của Toà án và quá trình thi hành để đề xuất những kiến nghị, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả,

Trang 11

thống nhất quan điểm trong công tác xét xử và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người chưa thành niên trong giải quyết ly hôn và sau khi cha, mẹ ly hôn

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi

ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 khi giải quyết ly hôn, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua các Bản án, quyết định của Tòa án

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật HN&GĐ năm

2014 và một số văn bản khác có liên quan về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề trên qua thực tiễn xét xử tại tòa và đưa

ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, tạo sự thống nhất, thuận lợi đối với Toà án trong xét xử các vụ án HN&GĐ có liên quan đến giải quyết quyền lợi của con chung

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong toàn

bộ luận văn Cụ thể tại Chương 1 được sử dụng trong Mục 1.1; 1.2 Tại Chương 2

sử dụng ở Mục 2.1, 2.2, nhằm phân tích, đánh giá quy định của pháp luật

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, rút ra các kết luận trong nghiên cứu và sử dụng để kết luận từng chương và toàn bộ luận văn;

- Phương pháp so sách: Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh, đánh giá quy định của pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn qua từng giai đoạn lịch sử Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong các lập luận của tác giả khi đánh giá quy định của pháp luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật;

- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong toàn bộ luận văn, nhằm minh hoạ cho các lập luận, quan điểm của mình khi đánh

Trang 12

giá, luận bàn quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật Cụ thể tác giả sử dụng phương pháp này tại các Mục 1.1, 1.2 của Chương 1 và các Mục 2.1, 2.2 của Chương 2

- Phương pháp bình luận bản án: Phương pháp này được sử dụng nhằm bình luận, đánh giá, nêu quan điểm cá nhân thông qua thực tiễn xét xử tại Toà án, qua đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được chia làm 02 chương

Cụ thể:

Chương 1 Nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực

tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Chương 2 Quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực

tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trang 13

CHƯƠNG 1 NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI

NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

1.1 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con

Chăm sóc, giáo dục là nền tảng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đời đều có quyền được thụ hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ phía cha mẹ Sau khi cha mẹ ly hôn, con chỉ có thể sống chung với một trong hai người hoặc sống cùng những người thân thích khác Tuy nhiên, trong thực tế việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con không dễ dàng, nhiều trường hợp bị cản trở

Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải đảm bảo quyền được thăm nom, chăm sóc, giáo dục con thông qua cơ chế quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con được ghi nhận

tại khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể “sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng phát sinh những bất cập sau:

Thứ nhất, cách thức, thời gian, địa điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn

Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con chứ không ghi nhận cụ thể về cách thức cũng như thời gian, địa điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ này Trong thực tiễn xét xử, hầu hết các Tòa cũng tuyên theo hướng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở” Nhìn chung, liên quan đến vấn đề này, quy định pháp luật cũng như hướng giải quyết của Tòa chưa thực sự cụ thể

Thực tế, lộ trình thăm nom con thông thường do hai bên tự thỏa thuận với nhau, chẳng hạn như một tuần thăm một lần, hai lần trong những thời gian cố định hoặc ngày nghĩ lễ, tết… Đó là việc của các bên đương sự thỏa thuận với nhau, nếu có tranh chấp phát sinh thì các bên có thể nhờ đến Cơ quan thi hành án giải quyết Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các bên đã thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm thăm con nhưng một hoặc cả hai bên không thực hiện theo đúng thỏa thuận Chẳng hạn:

Trang 14

Tình huống:

Bản án dân sự sơ thẩm số 413/2018/HNGĐ-ST ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận T, Thành phố Hồ Chí Minh Về việc “Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con, hạn chế quyền thăm nom con” Giữa Nguyên đơn: Bà Hứa Đặng Thu T và Bị đơn: Ông Nguyễn Hồng C1

Tóm tắt nội dung vụ án và quyết định của Bản án sơ thẩm như sau:

Ông C1 và bà Hứa Đặng Thu T đã ly hôn theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 1152/2016/QĐST-HNGĐ, ngày 02/12/2016 của TAND quận T, Thành phố Hồ Chí Minh Ông C1 và bà T có một người con chung là Nguyễn Minh C2, sinh ngày 03/05/2014 Ông C1 là người trực tiếp nuôi con, bà T không phải cấp dưỡng nuôi con

Tại thời điểm ly hôn trẻ C2 chưa đủ 36 tháng tuổi, theo quy định của pháp luật thì phải giao con cho mẹ trực tiếp nuôi dạy nhưng với sự vận động, giải thích pháp luật của Thẩm phán và có sự cam kết của ông C1 nên bà cùng ông C1 thỏa thuận về việc thăm nom con chung, do đó bà đồng ý giao con chung cho ông C1 trực tiếp nuôi dưỡng Ngoài ra giữa bà và ông C1 có lập thỏa thuận về việc bà T đến thăm nom, chăm sóc và đưa con đi chơi về nhà ngoại Thời gian đầu ông C1 luôn hợp tác và tạo điều kiện cho bà thăm nom đưa đón con, nhưng sau khi trẻ C2 đủ 36 tháng tuổi thì ông C1 có sự thay đổi và có những biểu hiện, hành vi gây cản trở cho

bà trong việc thăm nom đưa đón con, luôn tìm cách gây khó khăn và cản trở bà khi

bà đưa con về nhà ngoại chơi, đã nhiều tuần bà không được đón con Bà đến trường thăm con thì ông C1 tìm cách cản trở Trong thời gian sống tại nhà ông C1, ông C1 gây sức ép với con làm cho con cảm thấy sợ mẹ Khi bà T đón con về nhà ngoại thì con hoàn toàn không có biểu hiện sợ sệt ai cả mà vui chơi thoải mái, trẻ C2 thường nói với bà là cháu muốn ở với mẹ và không muốn về nhà với ba Ông C1 tự mình đưa con đi khám bác sỹ về tâm lý và gây sức ép với bà T, giáo dục con với ý nghĩ không thích gần mẹ, cố tình cản trở bà đến thăm con

Từ vụ án trên, có thể thấy, việc thiếu khuyết những quy định mang tính định hướng khi xác định cách thức, thời gian cũng như địa điểm thăm nom con có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, khiến cho quyền lợi chính đáng của con không được bảo đảm

Như vậy, pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành có ghi nhận cơ chế quyền

và nghĩa vụ thăm nom con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trang 15

nhưng lại không ghi nhận cụ thể về việc xác định cách thức, thời gian, địa điểm thăm nom con, với bất cập này Toà án khi thụ lý giải quyết yêu cầu của người dân,

đã gặp không ít khó khăn, nhiều bản án, quyết định bị chính người dân kháng cáo Chẳng hạn:

Tình huống: Theo bản án số 179/2016/HNGĐ-ST ngày 18.11.2016 của TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, đã quyết định xử cho anh K và chị H ly hôn, về con chung: Giao cháu N cho chị H nuôi dưỡng, anh K cấp dưỡng nuôi con Anh K có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung, không ai được cản trở Ngày 24.11.2016 anh

K kháng cáo với nội dung: Không nhất trí với phán quyết của bản án sơ thẩm, yêu

Kiến nghị:

Cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 81 và khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 theo hướng: Khi vợ chồng ly hôn, việc xác định người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con, cách thức, thời gian, địa điểm thực hiện việc thăm nom con, do vợ chồng thoả thuận, trường hợp không thoả thuận được, Toà án sẽ quyết định

Hướng quy định này cũng đã được ghi nhận trong pháp luật của một số nước, chẳng hạn pháp luật Hoa Kỳ quy định: Quyền thăm viếng con có thể được thực hiện trên cơ sở một lịch trình chính thức (lịch thăm viếng) do cha mẹ thỏa thuận được Tòa án công nhận hoặc do Tòa án ấn định Là một nội dung của kế hoạch nuôi dạy con, lịch thăm viếng là một bản kê chi tiết về quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con, trong đó ấn định nơi trẻ sẽ sống chủ yếu, thời gian thăm viếng (vào cuối tuần hay ngày lễ, kỳ nghỉ hè, ngày sinh nhật của trẻ và vào những thời điểm quan trọng khác) Lịch thăm viếng nêu rất cụ thể các vấn đề liên quan để tránh sự xung

Còn ở Pháp, Điều 1080, 1084, 1110 Bộ luật Tố tụng dân sự ban hành năm 1806, được sửa đổi, bổ sung năm 1998 quy định vợ chồng ly hôn phải lập bản dự án chi tiết trình bày những biện pháp cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi của con Toà án chỉ công nhận và xử cho ly hôn nếu bản thoả thuận có điều kiện và

1

Nguyễn Thị Ngọc Mai (2021), Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con chung sau khi ly hôn, luận văn

thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.27

2

Trịnh Thị Hoà Thuỷ (2021), Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, luận văn

thạc sỹ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.49

3

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn nhân

và gia đình, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 445

Trang 16

Thứ hai, chế tài đảm bảo thực thi quyền và nghĩa vụ thăm nom con sau khi

ly hôn

Việc thăm nom con nhằm tạo sự gần gũi, gắn bó giữa cha, mẹ với con không sống chung Bên cạnh đó, việc thăm nom con cũng phần nào làm giảm đi nỗi thất vọng, tổn thương, giúp con cảm nhận được tình thương của cả cha và mẹ dành cho mình Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của con, khoản 2 Điều 83 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” Quy định này là cần thiết, bởi lẽ mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến quan hệ hôn nhân giữa

vợ và chồng không thể tiếp tục Do vậy, không loại trừ khả năng người trực tiếp nuôi con vì những mâu thuẫn trước đó nên không muốn tiếp tục giữ bất kỳ liên lạc nào với người còn lại, đồng thời cũng không muốn người không trực tiếp nuôi con gặp gỡ, liên lạc với con

Tuy nhiên pháp luật về HN&GĐ chưa có quy định xác định thế nào bị xem là hành vi cản trở quyền thăm nom con Điều này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật của các Tòa án để giải quyết những vụ việc như trên là không thống nhất Vì vậy, TAND tối cao với chức năng, nhiệm vụ là hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án nên dựa trên kết quả tổng kết kinh nghiệm xét xử của các tòa để ban hành văn bản hướng dẫn về các vấn

đề trên để việc giải quyết vụ việc của các Tòa án được nhanh chóng và thống nhất

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom có thể bị “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng” Theo quan điểm tác giả, mức xử phạt này còn khá thấp so với thời điểm hiện nay, không đủ sức răn đe đối với người có

hành vi vi phạm

Thứ ba, căn cứ để Toà án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi chưa

thực sự rõ ràng, vì vậy nhiều bản án, quyết định của Toà án ban hành song chưa thuyết phục được các bên cha, mẹ, dẫn đến những mâu thuẩn, tranh chấp và dẫn đến hậu quả là bên trực tiếp nuôi con xâm phạm đến quyền được thăm nom con của bên không được quyền trực tiếp nuôi con

Trang 17

Khi vợ, chồng ly hôn, một trong những nguyên tắc quan trọng để xác định ai là người trực tiếp nuôi con trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được, chính là dựa vào quyền lợi mọi mặt của người con Tuy nhiên, việc đánh giá thực chất quyền lợi của con ở với ai sẽ được đảm bảo tốt hơn lại chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, chẳng hạn: Quyền lợi về mọi mặt của con bao gồm các quyền lợi về vật chất và quyền lợi về tinh thần, vậy ưu tiên quyền lợi nào trước? Điều này dẫn đến việc thực tiễn vẫn còn một số khó khăn nhất định, đôi khi ở mỗi cấp Toà án có những cách nhận định khác nhau và làm cho hướng áp dụng pháp luật chưa được thống nhất

Nhiều trường hợp Tòa án căn cứ vào điều kiện vật chất của cha hoặc mẹ, đôi khi là sự quan tâm, chăm sóc và thời gian dành cho con của ai nhiều hơn Có trường hợp không xét đến yếu tố về kinh tế mà dựa vào độ tuổi của con, con còn nhỏ nên cần sự chăm sóc của người mẹ

Chính lẽ đó phán quyết của Toà án trong nhiều trường hợp chưa thuyết phục được các bên vợ, chồng, dẫn đến tình trạng chống đối, mâu thuẩn giữa vợ chồng Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền trực tiếp nuôi con từ phía người cha, mẹ không trực tiếp nuôi con, cũng như xâm phạm đến quyền được thăm nom, chăm sóc, giáo dục con từ phía người cha,

mẹ đang trực tiếp nuôi con

Quan điểm của Tác giả: Mặc dù pháp luật không đưa ra một căn cứ nào về việc đánh giá khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con của ai sẽ tốt hơn Tuy nhiên, cần dựa vào những tiêu chí nhất định, cơ bản để xem xét chứ không chỉ định tính Như người mẹ chăm sóc con nhỏ là hợp lý nhưng điều kiện kinh tế của mẹ không đảm bảo hoặc môi trường sống của người mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều hướng tiêu cực của con Nội dung điều luật chỉ mới dừng lại ở sự bao quát của vấn đề, trong khi đó, thực tiễn cho thấy, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn

về các tiêu chí để các vụ việc được giải quyết phải được thống nhất, dựa trên nguyên tắc chung nhất định, dựa vào các tiêu chí cụ thể Do đó cần thiết có hướng dẫn cụ thể hơn để các Toà án áp dụng đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý và đúng quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi cho con

Kiến nghị:

Một là, cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định của khoản 2 Điều

81 Luật HNGĐ năm 2014 về nguyên tắc xác định người trực tiếp nuôi con Theo hướng ban hành các tiêu chí sau:

Trang 18

Tiêu chí thứ nhất, cần xét đến điều kiện kinh tế Khi giải quyết vụ việc, Toà

án cần phải làm rõ loại thu nhập, khả năng kinh tế của mỗi bên, mức thu nhập đó

có đủ để nuôi dưỡng con và có dùng kinh tế đó vào việc chăm sóc nuôi dưỡng con hay không? đây gọi là yêu cầu tối thiểu, người còn lại có thể có điều kiện kinh tế cao hơn, nhưng những yếu tố khác họ không đáp ứng thì họ chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Tiêu chí thứ hai, điều kiện về thời gian để có thể trông nom, chăm sóc, nuôi

dưỡng con cái Yêu cầu này phải đáp ứng hai điều kiện, có thời gian và dành thời

gian đó để quan tâm, chăm sóc con Yếu tố này cần phải được làm rõ và thể hiện bằng chứng cứ xác thực

Tiêu chí thứ ba, ý kiến và nguyện vọng của con Dù ở lứa tuổi nào thì cũng

cần xem xét ý kiến của trẻ Điều này thể hiện sự tôn trọng con cái, đôi khi mong muốn của con lại cho thấy sự phù hợp là một trong những yếu tố để xem xét liệu rằng con ở với ai sẽ là tốt nhất

Tiêu chí thứ tư, tình trạng hôn nhân, gia đình của cha hoặc mẹ sau ly hôn

Bởi sau khi ly hôn, nhiều trường hợp cha mẹ kết hôn với người khác, thậm chí là có con riêng, vấn đề này làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho con và tâm lý của con, con thường có cảm giác bị bỏ rơi, nhiều trường hợp còn có những suy nghĩ tiêu cực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của con, đến tâm lý, tình cảm của con

Tiêu chí thứ năm, đó là xem xét đến tình trạng sức khoẻ cũng như tư cách, đạo đức của cha, mẹ

Hai là, tăng mức xử phạt đối hành vi cản trở quyền thăm nom con từ 100 đến

300 ngàn đồng lên thành: Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng

Lý do của đề xuất này là bởi:

(i) Với mức xử phạt từ 100.000 đồng đền 300.000 đồng trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 53) là quá thấp, không đủ sức răn đe, hơn nữa văn bản này ban hành đã gần 10 năm, nên điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi, cần có sự điều chỉnh phù hợp;

Trang 19

(ii) Nhằm tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con được thụ hưởng quyền mà pháp luật trao cho họ, mặt khác đảm bảo quyền được thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình được thực thi trên thực tế

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2, Điều 84 Luật HN&GĐ năm

2014 về căn cứ thay đổi người nuôi con theo hướng: Quy định trong trường hợp người được giao quyền trực tiếp nuôi con có hành vi ngăn cản người không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền thăm nom con, như đưa con đi nơi khác sinh sống mà không thông báo cho bên còn lại biết, đe doạ, ép buộc con không được tiếp xúc với người cha, mẹ đó hoặc có hành vi, lời nói bịa đặt nhằm tạo sự xa cách giữa người con với người có quyền thăm nom con…là căn cứ để Toà án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có yêu cầu

Bốn là, TAND tối cao với chức năng, nhiệm vụ là hướng dẫn các Tòa án áp

dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án, nên dựa trên kết quả tổng kết kinh nghiệm xét xử của các tòa để ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi cản trở quyền thăm nom con, để việc giải quyết vụ việc của các Tòa án được nhanh chóng và thống nhất

1.2 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc nuôi dưỡng con

Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng: Khi ly hôn, người cha và người mẹ hay chính là vợ và chồng đều có cơ hội ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con Theo đó, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì mới cần đến sự can thiệp từ Tòa án

Theo nguyên tắc, quyền cha, mẹ là quyền tuyệt đối; Quyền và nghĩa vụ nhân thân: Theo luật định, vợ và chồng (với tư cách là cha là mẹ của con) đều có quyền

và nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Sau khi ly hôn, việc giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm vì lợi ích mọi mặt của con Tòa án cần xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian của

Trang 20

mỗi bên vợ, chồng… xem ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hơn thì giao con cho người đó; Người nào trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn thì đồng thời sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con

Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác” Luật chỉ

dành quyền ưu tiên nuôi con cho người mẹ khi con chung dưới 3 tuổi Khi con chung

từ đủ 3 tuổi trở lên, nếu có tranh chấp, cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con Khi đó, Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào các điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bên cha và mẹ

Người không có quyền trực tiếp nuôi con, bên cạnh nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con, Luật HN&GĐ năm 2014 còn ghi nhận cho người này có quyền nuôi dưỡng con và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con là không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc nuôi dưỡng con (khoản 2, Điều 83)

Với quy định trên của Luật, trong thực tiễn phát sinh các bất cập sau:

Thứ nhất, ghi nhận quyền nuôi dưỡng con đối với người không trực tiếp

nuôi con

Theo tác giả, đây là quy định không rõ ràng, bởi nuôi dưỡng con là quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con, còn người không trực tiếp nuôi con không nên và không cần thiết ghi nhận đây là quyền, mà chỉ dừng lại ở quy định về cấp dưỡng nuôi con, nghĩa vụ và quyền trong việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con cũng như quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con, bởi một khi quy định cho người không có quyền trực tiếp nuôi con có quyền nuôi dưỡng con, thực chất họ cũng không thể thực hiện được và thực tế pháp luật cũng chưa có quy định nào thể hiện

đó là quyền của người này cũng như nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con phải tôn trọng quyền này của người không nuôi con là như thế nào

Thứ hai, chưa có quy định về trường hợp người trực tiếp nuôi con từ chối

nhận tiền cấp dưỡng nuôi con

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, có yêu cầu trực tiếp nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, có nhiều trường hợp bên không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con có ý kiến không đồng ý việc yêu cầu này, có ý kiến ngược lại là

Trang 21

giành quyền được nuôi con và không yêu cầu cấp dưỡng, do chỉ vì quá muốn là người trực tiếp được nuôi con nên người yêu cầu đã rút yêu cầu phần cấp dưỡng nuôi con, bên kia nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Hoặc, trong quá trình giải quyết vụ án do sự thỏa thuận của các đương sự Có nhiều trường hợp Tòa án công nhận thỏa thuận của vợ chồng hoặc tuyên về việc một bên trực tiếp nuôi con và bên không trực tiếp nuôi con không phải cấp dưỡng cho con theo đúng thỏa thuận Thực chất đây là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên đương sự, tuy không trái pháp luật, nhưng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người con trong vụ

án vì nghĩa vụ cấp dưỡng chủ yếu là để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần cho người con

Trong thực tế, xuất phát từ nguyện vọng được nuôi con nên các bên cha, mẹ chỉ yêu cầu được nuôi con mà không yêu cầu cấp dưỡng cho con Toà án đã giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, nhưng họ vẫn không yêu cầu với nhiều lý do như: họ có công việc ổn định, thu nhập cao…nên không cần thiết bên kia phải cấp dưỡng

Đa số các phán quyết của Hội đồng xét xử về nội dung này đều đảm bảo pháp luật Tuy nhiên, trên thực tế, khi giải quyết yêu cầu về cấp dưỡng trong những vụ án

mà bên nuôi con chung không yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, một

số trường hợp Hội đồng xét xử thường chú trọng phân tích nguyện vọng của người được nuôi con (tức là xem xét việc từ chối nhận cấp dưỡng của người nhận nuôi con

có tự nguyện không) mà chưa làm rõ, chưa phân tích kỹ trong bản án các điều kiện

đủ kèm theo là họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con hay không Thực tiễn cho thấy, có không ít trường hợp vì tự ái cá nhân hoặc vì muốn chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ với vợ hoặc chồng sau khi ly hôn nên người được giao nuôi con chung không quan tâm đến lợi ích của con, chủ quan nhất quyết không cần bên kia thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Trong khi đó, nhu cầu sống, phát triển của trẻ em sau thời điểm ly hôn khác và lớn hơn rất nhiều so với lúc Tòa án giải quyết ly hôn Mục đích cuối cùng của chế định cấp dưỡng là phục vụ nhu cầu sống, phát triển tối thiểu của con chung sau khi vợ, chồng ly hôn Chẳng hạn tình huống sau:

Tình huống 1:

Trong vụ án ly hôn giữa chị Vi Thị L và anh Lưu Ngọc K, cả hai có 01 con chung là cháu Lưu Ngọc K1 Khi giải quyết vụ án thì chị L và anh K thỏa thuận

Trang 22

thống nhất con chung sẽ để cho anh Lưu Ngọc K là người trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn đến khi con đủ tuổi trưởng thành, chị L không phải cấp dưỡng nuôi con

Trong vụ án trên, Tòa án đã vận dụng quy định trước đây ở Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng Khoản 1, Điều 92 Luật HN&GĐ năm

2000 như sau: “Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con”, nên Tòa đã cho rằng anh K thực sự

có khả năng tự đảm bảo cuộc sống ổn định về quyền lợi vật chất cho con, việc chị L không cấp dưỡng cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của hai bên và của con chung Vì vậy, cả hai đã thỏa thuận được với nhau nên Tòa đã không buộc chị L phải thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng

Về con chung: Trong quá trình chung sống với nhau vợ chồng có 01 người

con chung tên An, sinh năm 2013 Nguyện vọng của bà sau khi ly hôn con chung sẽ

do bà nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Hiện nay, bà có công việc và thu nhập ổn định đủ để nuôi con Ông Hải không có nghề nghiệp chỉ chơi bời không lo làm ăn, tiền tiêu xài cá nhân của ông Hải toàn bộ là do bố mẹ chồng bà chu cấp Chồng bà

4

Trịnh Thị Hoà Thuỷ (2021), tlđd (2), tr.57

Trang 23

cũng không có khả năng để nuôi dạy con tốt Bà không yêu cầu ông Hải cấp dưỡng nuôi con chung

Ông Hải lại yêu cầu Toà án giao con chung cho ông trực tiếp nuôi dưỡng, vì Ông thấy điều kiện kinh tế của bố mẹ ông cũng khá, điều kiện nuôi con tốt hơn Ông không yêu cầu bà Giỏi cấp dưỡng nuôi con chung

Tại bản án số 11 nêu trên, TAND huyện Hàm Thuận Nam nhận định và quyết định:

Nguyện vọng của bà Giỏi muốn được quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

01 con chung chưa thành niên tên An, không yêu cầu ông Hải cấp dưỡng nuôi con chung Nguyện vọng của ông Hải cũng muốn được quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 01 con chung chưa thành niên tên An, không yêu cầu bà Giỏi cấp dưỡng nuôi con chung Hội đồng xét xử xét thấy bà Giỏi hiện đang có công việc làm ổn định, thu nhập ổn định Ông Hải hiện nay công việc không ổn định, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào bố mẹ của ông Nên Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà Giỏi giao 01 con chung cho bà nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Ông Hải không cấp dưỡng nuôi con chung

Như vậy, trong 2 tình huống trên, Toà án đều dựa vào nguyện vọng của người yêu cầu trực tiếp nuôi dưỡng con chung, để không buộc phía bên kia phải cấp dưỡng nuôi con Tuy nhiên cũng có trường hợp Tòa án không công nhận sự thỏa thuận của cha, mẹ về việc một bên trực tiếp nuôi con và bên không trực tiếp nuôi con không phải cấp dưỡng như vụ án sau:

Tình huống 3:

Trong vụ án ly hôn giữa bà Tạ Thị Thu Đ và ông Bùi Hoàng S, tòa phúc thẩm

đã tuyên giao cho bà Đ nuôi con và buộc ông S cấp dưỡng nuôi con mặc dù tại

Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập nói trên

Thứ ba, pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cha, mẹ từ chối

nghĩa vụ, quyền nuôi dưỡng con

5

Nguyễn Thị Ngọc Mai (2021), tlđd (1), tr.42

Trang 24

Tình huống:

Bản án số: 14/2019/HNGĐ-ST ngày: 28/5/2019 của Tòa án nhân nhân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận về tranh chấp ly hôn, nuôi con

Bà Thư và ông Huy có tìm hiểu nhau sau đó tự nguyện đăng ký kết hôn tại

Ủy ban nhân dân xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận vào ngày 20/12/2016 Sau khi kết hôn, vợ chồng bà chung sống hạnh phúc Mâu thuẫn bắt đầu ngày càng nhiều, trầm trọng, nên bà đã ẳm con bỏ về nhà ba mẹ bà sống Nay

bà yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn với ông Huỳnh Văn Huy

Về con chung: Trong quá trình chung sống với nhau vợ chồng có 01 người

con chung tên Ngọc Hân – sinh ngày: 25/9/2017 Hiện con đang ở với chồng bà Nguyện vọng sau khi ly hôn, bé Huỳnh Nguyễn Ngọc Hân sẽ do ông Huy tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Bà không cấp dưỡng nuôi con chung

Ông Huy trình bày: Hiện con chung đang ở với ông Nguyện vọng sau khi ly

hôn 01 con chung ông sẽ giao cho bà Thư nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Vì hiện tại ông không đảm bảo sức khỏe để nuôi con Ông bị bệnh động kinh có chứng nhận của bác sĩ, hàng tháng ông phải nhận tiền trợ cấp của Nhà nước, không có khả năng làm việc để nuôi con Cuộc sống hàng ngày ăn uống sinh hoạt toàn bộ phụ thuộc vào ba mẹ ông, Ông không có khả năng cấp dưỡng nuôi con chung

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng x t xử nhận định:

Tình trạng hôn nhân giữa bà Nguyễn Thị Hiền Thư và ông Huỳnh Văn Huy

đã mâu thuẫn trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được, nên chấp nhận yêu cầu ly hôn của bà Nguyễn Thị Hiền Thư

Về con chung: Nguyện vọng của bà Thư 01 con chung sẽ do ông Huy tiếp tục

nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bà Thư không cấp dưỡng nuôi con chung Ông Huy không đồng ý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung

Hội đồng xét xử xét thấy: ông Huy đang bị bệnh động kinh, tại thời điểm xét

xử con chung của bà Thư ông Huy 1 tuổi 8 tháng 3 ngày, theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi ” vì vậy giao 01 con chung chưa thành niên tên Ngọc Hân – sinh ngày: 25/9/2017 cho bà Thư nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Ông Huy đang bị bệnh động

Trang 25

kinh sống bằng trợ cấp của Nhà nước và hỗ trợ của ba mẹ không có khả năng cấp dưỡng nuôi con chung nên không buộc ông Huy cấp dưỡng nuôi con chung

Quan điểm của tác giả: Các bên đều thỏa thuận các vấn đề ly hôn, chỉ có tranh chấp ai là người thực hiện nghĩa vụ, quyền nuôi con Vụ án trên đặc biệt là các đương sự điều từ chối việc nuôi con chung Lý do: Về phía bà Thư, bản thân trước

đó có nhiều đời chồng, hiện nay đang trực tiếp nuôi 04 người con còn nhỏ, gia đình khó khăn, gia đình cha, mẹ ruột thuộc hộ nghèo, không có điều kiện hổ trợ cho bà trong việc nuôi con, nay không thể có đủ điều kiện nuôi con Còn bị đơn đang bị bệnh động kinh sống bằng trợ cấp của Nhà nước và hỗ trợ của ba mẹ, gia đình cha

mẹ khó khăn nên không có khả năng nuôi con chung và cấp dưỡng nuôi con Do đó khi quyết định con giao cho ai là người trực tiếp nuôi dưỡng rất khó, hơn nữa các đương sự gia đình rất khó khăn không thể buộc tiền cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng

Kiến nghị:

Một là, trường hợp người trực tiếp nuôi con không nhận tiền cấp dưỡng nuôi

con, Toà án cần giải thích cho người trực tiếp nuôi con về trách nhiệm của họ trong việc nhận khoản tiền này, vì đây là tiền để dùng vào việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng người con, chứ không phải là tiền của người cha, người mẹ đang nuôi con Trường hợp họ vẫn không nhận, thì yêu cầu người trực tiếp nuôi con mở tài khoản với người thụ hưởng là người con, để nhận số tiền cấp dưỡng nuôi con, sau này khi người con trưởng thành, sẽ có toàn quyền quyết định đối với số tiền này

Lý do của kiến nghị:

Đối với trường hợp cấp dưỡng nuôi con, mặc dù pháp luật ghi nhận là nghĩa

vụ của người cha, người mẹ không trực tiếp nuôi con, nhưng đồng thời cũng ghi nhận là quyền nuôi dưỡng con đối với người không trực tiếp nuôi con, nhưng trên hết đây là quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của chính người con Vì vậy quy định như trên một mặt đảm bảo cho người không có quyền trực tiếp nuôi con thực hiện được quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con, đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người con trong hiện tại và tương lai sau này

Hai là, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2, Điều 83 Luật HN&GĐ

năm 2014 theo hướng bỏ quy định ghi nhận quyền nuôi dưỡng con đối với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi con

Trang 26

Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật, có nhiều trường hợp người có quyền trực tiếp nuôi con không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, xâm phạm đến quyền được thăm nom con, quyền được nuôi dưỡng con của người không có quyền trực tiếp nuôi con Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm này, trong đó phải kể đến sự chưa hoàn thiện của pháp luật về nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con Cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định cụ thể về cách

thức, thời gian, địa điểm thực hiện quyền thăm nom con;

Thứ hai, chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ này chưa đủ sức răn đe; Thứ ba, căn cứ để Toà án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi chưa

thực sự rõ ràng, vì vậy nhiều bản án, quyết định của Toà án ban hành song chưa thuyết phục được các bên cha, mẹ, dẫn đến những mâu thuẩn, tranh chấp và dẫn đến hậu quả là bên trực tiếp nuôi con xâm phạm đến quyền được thăm nom con của bên không được quyền trực tiếp nuôi con

Thứ tư, pháp luật dành cho người không có quyền trực tiếp nuôi con có

quyền nuôi dưỡng con, tuy nhiên quy định này chưa thực sự rõ ràng, vì vậy thực tế gần như không thực hiện được

Vì vậy, để bảo vệ hiệu quả quyền lợi của các bên cha, mẹ sau khi ly hôn, bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của người con, việc hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về những vấn đề nêu trên là rất cần thiết

Trang 27

CHƯƠNG 2 QUYỀN CỦA CHA, MẸ TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI

NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

2.1 Quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con

Cấp dưỡng theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, là

việc “một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người

đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”

Khi vợ, chồng ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con (Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014), vì vậy người có quyền trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều

83 Luật HN&GĐ năm 2014) Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng cho con, tồn tại một số bất cập sau:

Thứ nhất, về căn cứ xác định mức cấp dưỡng nuôi con

Theo quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014, thì mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng Trong quá trình giải quyết vụ án, bên không trực tiếp nuôi con sẽ có ý kiến đồng ý, không đồng ý cấp dưỡng hoặc chỉ đồng ý mức cấp dưỡng thấp hơn yêu cầu của bên kia nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Hoặc, trong quá trình giải quyết vụ

án do sự thỏa thuận của các đương sự nên một số vụ án ra quyết định công nhận hoặc tuyên giao con cho một bên và bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng thỏa thuận Việc công nhận hoặc tuyên như vậy đã bảo vệ được quyền lợi của con trong vụ án vì nghĩa vụ cấp dưỡng chủ yếu là để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ

về mặt thể chất và tinh thần cho người con Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

Trong những trường hợp như vậy, Tòa án phải xem xét để quyết định mức cấp dưỡng Khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải căn cứ vào hai yếu tố

Trang 28

đó là việc cấp dưỡng phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng” và “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”

Trước đây, theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị

định 70/2001/NĐ-CP ) thì “khả năng thực tế của người có nghĩa cấp dưỡng là người

có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” Còn theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì: “Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác

để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”

Tuy nhiên, với những quy định như vậy, rất khó để Tòa án có thể tính toán được thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như tính toán nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

Từ vướng mắc trong thực tiễn như vậy, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành và có hướng dẫn như sau: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con

và do các bên thoả thuận Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”

Thực tiễn giải quyết tại các Tòa án trước đây và hiện tại thường vận dụng quy định tại khoản 2, phần III của Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của TANDTC, cụ thể là “Toà án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con” để làm căn cứ giải quyết

Trang 29

Do đó trong quá trình thụ lý giải quyết mức cấp dưỡng của các vụ án khác nhau, không thống nhất, theo sự thỏa thuận của các đương sự về mức cấp dưỡng để công nhận, tùy theo mức yêu cầu cấp dưỡng của đương sự, mức thu nhập của đương

sự khác nhau, những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con ở mỗi địa phương khác nhau, nên vận dụng để xác định tiền cấp dưỡng ở mỗi Tòa án khác nhau, Thẩm phán khi giải quyết cũng khác nhau, không thống nhất, có trường hợp cấp sơ thẩm chấp nhận, nhưng khi có kháng cáo về yêu cầu cấp dưỡng thì Tòa cấp trên sửa lại tiền cấp dưỡng Chẳng hạn:

Tình huống 1:

Bản án số 55/2020/HNGĐ-PT ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố

Hà Nội xét xử phúc thẩm về việc “xác nhận cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng”

Do bản án dân sự sơ thẩm số 37 - 2019 - HNGĐ-ST ngày 11 - 7 - 2019, Toà

án nhân dân quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội bị kháng cáo

Chị H trình bày: Năm 2013, chị có quan hệ tình cảm với anh T và mang thai cháu M Khi mang thai chị có thông báo cho anh T biết và anh T có nói sinh con ra anh sẽ có trách nhiệm với con Sau khi sinh con, chị đã xét nghiệm ADN cho cháu

M và kết quả cháu M và anh T có quan hệ huyết thống với anh T và yêu cầu anh T phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chung

Trong quá trình giải quyết vụ án, anh T đồng ý nhận cháu M là con đẻ và đồng ý cấp dưỡng nuôi con chung với chị H theo quy định của pháp luật Hiện nay thu nhập hàng tháng của anh T là 5.200.000 đồng

Tại Bản án số 37 - 2019 - HNGĐ-ST ngày 11 - 07 - 2019, TAND quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Quyết định:

Buộc anh Trần Xuân T phải cấp dưỡng nuôi con chung là 2.000.000 đồng/tháng, cấp dưỡng theo tháng kể từ khi bản án có hiệu lực cho đến khi con chung đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác

Chị H làm Đơn kháng cáo một phần Bản án 37/2019/ HNGĐ-ST ngày 11 -

07 – 2019 của TAND quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội với nội dung: Chị không đồng ý với mức cấp dưỡng 2.000.000 đồng/tháng Đề nghị Tòa án xem xét mức cấp dưỡng nuôi con chung phù hợp hơn

Hội đồng xét xử thấy rằng:

Trang 30

Cháu M sinh năm 2015 và do chị H trực tiếp nuôi dưỡng từ lúc sinh cháu đến nay Anh T trình bày mức thu nhập của anh là 5.200.000 đồng nhưng không cung cấp các tài liệu chứng minh thu nhập Xét thấy, trách nhiệm nuôi dưỡng con cái là nghĩa vụ chung của cha mẹ, chị H một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa buôn bán ở chợ, công việc không ổn định, kinh tế khó khăn, lại đang phải thuê nhà nên để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là cháu M, Hội đồng xét xử xét thấy cần sửa án sơ thẩm, tăng mức cấp dưỡng nuôi con chung để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho cháu M

Quyết định: Sửa một phần bản án sơ thẩm về cấp dưỡng nuôi con chung: Buộc anh T phải cấp dưỡng nuôi con chung với chị H là 2.500.000 đồng/tháng Hình thức cấp dưỡng hàng tháng kể từ khi bản án có hiệu lực cho đến khi con chung là cháu M đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác

Tình huống 2: Bản án số 10/2019/HNGĐ-ST ngày 02/4/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về việc “Xin ly hôn”

Bà Thuỷ và ông Tuấn quen biết, tìm hiểu và chung sống với nhau từ năm

2005 có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật, trong quá trình chung sống thì giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẩn Từ tháng 05/2017 bà và ông Tuấn không còn sống chung với nhau nữa, tình cảm không còn nên xin ly hôn

Về con chung: có 03 người con đang còn nhỏ, bà xin được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 03 người con và yêu cầu ông Tuấn cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 2.000.000 đồng cho đến khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động

Phần quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà Thủy Bà Thủy được

ly hôn với Ông Tuấn

Về con chung: Giao 03 cháu nhỏ cho Bà Thủy trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Ông Tuấn có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 2.000.000 đồng cho đến khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động

Tình huống 3: Bản án số 75/2020/HNGĐ-ST ngày 08/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về việc “Xin ly hôn”

Ông Tiến và bà Loan quen biết, tìm hiểu và chung sống với nhau từ năm

2011 có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật, trong quá trình chung sống thì giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẩn Từ tháng 9/2018 đến nay ông và bà không còn sống chung với nhau nữa, tình cảm không còn nên xin ly hôn

Trang 31

Về con chung: có 02 người con đang còn nhỏ, ông xin được nuôi 01 đứa, bà Loan nuôi 01 đứa và không ai cấp dưỡng cho ai Bà Loan xin được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 02 người con và yêu cầu ông Tiến cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 1.500.000 đồng

Phần quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ông Tiến Ông Tiến được

ly hôn với Bà Loan

Về con chung: Giao 02 cháu nhỏ cho Bà Loan trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Ông Tiến có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 1.500.000 đồng, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi các cháu tròn 18 tuổi và có khả năng lao động

Tình huống 4: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đượng sự số 11/2021/QĐST-HNGĐ ngày 19/01/2021 của Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Phần quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa Ông Lộc và Bà Son

Về con chung: Bà Son được quyền trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 01 người con Ông Lộc có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 3.000.000 đồng kể từ ngày 01/02/2021 cho đến khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động

Trong các vụ án đã nêu trên, tác giả nhận thấy:

Bản án số 55/2020/HNGĐ-PT ngày 12/5/2020 của TAND Thành phố Hà Nội

xét xử phúc thẩm về việc “xác nhận cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng” đã sửa bản

án dân sự sơ thẩm số 37 - 2019 - HNGĐ-ST ngày 11 - 7 – 2019 của TAND quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội về phần cấp dưỡng Với lý do: Cháu M do chị H trực tiếp nuôi dưỡng từ lúc sinh cháu đến nay Anh T trình bày mức thu nhập của anh là 5.200.000 đồng nhưng không cung cấp các tài liệu chứng minh thu nhập Xét thấy, trách nhiệm nuôi dưỡng con cái là nghĩa vụ chung của cha mẹ, chị H một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa buôn bán ở chợ, công việc không ổn định, kinh tế khó khăn, lại đang phải thuê nhà nên để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là cháu M, nên Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm, tăng mức cấp dưỡng nuôi con chung từ 2.000.000 đồng lên 2.500.000 đồng để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho cháu M

Với lý do trên tác giả thấy chưa đảm bảo quyền lợi của các bên, lẽ ra phải thu thập chứng cứ, xác minh hoàn cảnh kinh tế của anh T, làm rõ được những nhu cầu

Trang 32

và đủ cho lứa tuổi của con và ở mức tối thiểu Như ăn, học… để làm cơ sở đánh giá đưa ra quyết định mức cấp dưỡng thì mới đảm bảo được quyền lợi

Bản án số 75/2020/HNGĐ-ST ngày 08/9/2020 của TAND thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về việc “Xin ly hôn” Phần quyết định: Ông Tiến có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 1.500.000 đồng Lý do chấp nhận cũng dựa trên số tiền yêu cầu cấp dưỡng, cho rằng số tiền cấp dưỡng này phù hợp thu nhập, khả năng thực tế của ông Tiến và nhu cầu thiết yếu của 02 con trong giai đoạn hiện nay Nhưng chưa làm rõ khả năng thu nhập thực tế của ông Tiến và nhu cầu thiết yếu của 02 người con là bao nhiêu

Bản án số 10/2019/HNGĐ-ST ngày 02/4/2019 của TAND thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về việc “Xin ly hôn” Phần quyết định: Ông Tuấn có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 2.000.000 đồng Lý do chấp nhận cũng dựa trên số tiền yêu cầu cấp dưỡng, cho rằng số tiền cấp dưỡng này phù hợp thu nhập, khả năng thực tế của ông Tuấn và nhu cầu thiết yếu của 02 con trong giai đoạn hiện nay Nhưng chưa làm rõ khả năng thu nhập thực tế của ông Tuấn và nhu cầu thiết yếu của 02 người con là bao nhiêu

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đượng sự số 11/2021/QĐST-HNGĐ ngày 19/01/2021 của TAND huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Phần quyết định: Ông Lộc có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000 đồng kể từ ngày 01/02/2021 cho đến khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động Lý do chấp nhận cũng dựa trên số tiền yêu cầu cấp dưỡng và sự thỏa thuận của các bên

Về cách xác định mức cấp dưỡng hiện nay có quan điểm khác nhau:

Các hướng dẫn tại Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của TANDTC

và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC không còn hiệu lực thi hành và không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Cho nên Tòa án căn cứ vào hướng dẫn của các văn bản này để quyết định mức cấp dưỡng thông thường là bằng ½ tháng lương cơ sở là chưa phù hợp Điều này dẫn đến thực

tế là mức cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án không đáp ứng được chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng con chưa thành niên

Có quan điểm cho rằng do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của TANDTC Nhưng Nghị quyết số 02/2000 mặc dù hướng dẫn các quy định của Luật HN&GĐ

Trang 33

năm 2000 nhưng quy định này của Luật HN&GĐ năm 2000 không xung đột với quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 Hơn nữa, HĐTP cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2014 để thay thế Do đó, tinh thần của Nghị quyết số 02/2000 vẫn được vận dụng để áp dụng tương tự pháp luật Tòa án cần vận dụng tinh thần của các văn bản trước đây để xem xét giải quyết về mức cấp dưỡng nuôi con Tác giả cùng với quan điểm này

Thứ hai, về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 114 mà không quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly hôn là từ lúc nào Dẫn đến hiện nay trong thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm thực hiện cấp dưỡng nuôi con

Có quan điểm cho rằng thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính

Quan điểm khác lại cho rằng, thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ

Cũng có quan điểm cho rằng Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ có quy định về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con do vợ chồng thỏa thuận Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn từ lúc nào nên Tòa án không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án Cho nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Qua thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án khi ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự, các bản án dụng khác nhau về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, có nơi áp dụng, có nơi không áp dụng,

có Thẩm phán áp dụng, có Thẩm phán không áp dụng nên bản án, quyết định chưa thống nhất, chẳng hạn:

6

Phạm Thái Quý, “Trao đổi về việc xác định cha mẹ cho con và mức cấp dưỡng nuôi con”, http://hvta toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&i tem_id=23537521, truy cập ngày 15.3.2021

7

Lê Thanh Lâm (2016), “Một số vấn đề về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn”, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 10, tr.26

Trang 34

Tình huống 1:

Tại Quyết định sơ thẩm số 232/2016/QĐST-HNGĐ ngày 15 tháng 3 năm

2016 về việc “Ly hôn” của TAND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Ông Sang và Bà Trang thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án HN&GĐ thụ lý số 248/2014/TLST-HNGĐ ngày 25/3/2014 trong đó thống nhất giao cháu Long cho bà Trang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và ông Sang có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng Sau khi xem xét, TAND Quận Tân Bình

đã ra quyết định giao cháu Long cho bà Trang nuôi dưỡng Buộc ông Sang phải có nghĩa vụ đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung cùng bà Trang với số tiền 5.000.000đ, tính từ tháng 3 năm 2016 trùng với khoảng thời gian tuyên án của Tòa

Tình huống 2:

Bản án sơ thẩm số 218/2017/QĐST-HNGĐ ngày 07 tháng 3 năm 2017 về việc

“Ly hôn” của TAND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giữa bà Hà và ông Trung thì TAND quận Tân Bình đã quyết định công nhận thỏa thuận về việc giao cho

bà Hà được trực tiếp nuôi cả hai con chung là cháu Thảo sinh năm 2003 và cháu Ngân sinh năm 2008 và ông Trung tự nguyện cấp dưỡng nuôi hai con chung theo hình thức cấp dưỡng một lần mỗi cháu là 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm tiệu đồng) trong thời hạn hai tháng kể từ ngày tuyên án 07/3/2017, hạn chót ngày 08/5/2017

Tình huống 3:

Trường hợp ly hôn giữa bà T và ông T1 tại bản án sơ thẩm số

46/2018/HNGĐ-ST ngày 22 tháng 11 năm 2018 của TAND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, quyết định giao con chung cho bà T được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung tên Lê Minh N, sinh năm 2006 Ông T1 có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung Lê Minh N với số tiền 1.500.000 đồng/tháng (một triệu năm trăm nghìn đồng/tháng) cho đến khi con chung trưởng thành đủ 18 tuổi Trong trường hợp này, Tòa không tuyên là thời điểm nào thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ đó

Tình huống 4:

Bản án số 55/2020/HNGĐ-PT ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm về việc “xác nhận cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng” Phần quyết định:… Buộc anh Trần Xuân T phải cấp dưỡng nuôi con chung với chị Hồ Thị Hồng H là 2.500.000 đồng/tháng

Trang 35

Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hàng tháng kể từ khi bản án có hiệu lực cho đến khi con chung là cháu Trần Thiện M đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác

Theo quan điểm của tác giả: Cách tuyên như Bản án số 55/2020/HNGĐ-PT ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm sẽ đẫn đến việc kéo dài việc thi hành án đối với những vụ án có kháng cáo, bị kháng nghị, chờ những vụ án này có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu thi hành án thì mới đưa ra thi hành án

Kiến nghị:

Một là, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về thời điểm bắt đầu thực

hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Nội dung hướng dẫn này có thể được ghi nhận trong giải đáp của TAND Tối cao hoặc thông tư liên tịch Có như vậy mới đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án khi ra bản án, quyết định có liên quan đến việc cấp dưỡng, đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích của các đương sự Hướng quy định sẽ là: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con bắt đầu phát sinh từ khi cha hoặc mẹ không còn sống chung với con

Lý do của quy định như trên là bởi: Khi sống chung với con, pháp luật HNGĐ quy định cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với con Trường hợp cha, mẹ không sống chung với con, thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Như vậy việc cấp dưỡng phát sinh kể từ thời điểm cha hoặc mẹ không còn sống chung với con, do đó thời điểm cấp dưỡng phải được tính từ thời gian này, mới đảm bảo được quyền lợi cho các đương sự, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận được thời điểm

Hai là, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với những vụ án ly hôn mà

chưa yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, theo hướng: Đối với những trường hợp này khi con đã đủ 18 tuổi và đủ năng lực dân sự thì được quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng, thời hạn yêu cầu phải cấp dưỡng kể từ khi vợ hoặc chồng không trực

tiếp nuôi dưỡng, có như vậy mới bảo vệ được quyền lợi của người con

Ba là, khi Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con đảm bảo hài hòa hai

yếu tố: thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là rất khó khăn Bởi vì trong nhiều trường hợp nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thì lớn hơn thu nhập, khả năng thực tế

Trang 36

của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; nhiều trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có việc làm ổn định hoặc không có việc làm nên thu nhập của họ thấp và thậm chí là không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính bản thân họ Chính vì vậy

mà nhiều trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng Từ đó, quyết định về mức cấp dưỡng của Tòa

án đôi khi không thực hiện được trên thực tế Theo tác giả, mức cấp dưỡng để Tòa

án quyết định trong tình hình hiện nay là không thấp hơn 1/2 mức lương cơ bản hoặc không được thấp hơn 40% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề

Thứ ba, về nghĩa vụ của cha, mẹ khi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Thực tiễn cho thấy không phải trường hợp nào cha, mẹ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cũng thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng như thỏa thuận tại Tòa hoặc theo quyết định của Tòa án Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người con Nhưng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mà chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ không, vẫn còn quan điểm khác nhau

Có trường hợp Tòa án buộc người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm

2015 nhưng có trường hợp thì không

Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.”

Còn theo quy định tại điều 282 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của

cơ quan có thẩm quyền Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, về bản chất chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (bằng tiền) cũng

có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên theo quy định tại Điều 357 BLDS năm 2015 thì người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 Chẳng hạn:

Trang 37

Tình huống 1:

Bản án số 75/2020/HNGĐ-ST ngày 08/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về việc “Xin ly hôn” Phần quyết định: Ông Nguyễn Văn Tiến có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng mỗi con 1.500.000 đồng, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi các cháu tròn 18 tuổi và có khả năng lao động

Và buộc người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tình huống 2:

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đượng sự số 11/2021/QĐST-HNGĐ ngày 19/01/2021 của Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Phần quyết định: Ông Trương Thanh Lộc có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 3.000.000 đồng, kể từ ngày 01/02/2021 cho đến khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động

Và buộc người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tình huống 3:

Bản án số 55/2020/HNGĐ-PT ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm về việc “xác nhận cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng” Phần quyết định:… Buộc anh Trần Xuân T phải cấp dưỡng nuôi con chung với chị Hồ Thị Hồng H là 2.500.000 đồng/tháng Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hàng tháng kể từ khi bản án có hiệu lực cho đến khi con chung là cháu Trần Thiện M đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác

Nhưng không buộc người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015

Kiến nghị:

Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (bằng tiền), thì người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 Điều này sẽ hạn chế người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình chậm trễ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong giai đoạn thi hành

án và đảm bảo được quyền lợi của người được thi hành án

Trang 38

2.2 Quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền được nuôi con của mình

Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha, mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được, do vậy họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con Trái lại, cũng có một số người cha, người mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con

Để bảo vệ quyền lợi cho người con, bảo vệ quyền đối với người trực tiếp nuôi con, pháp luật đặt ra chế tài: Hạn chế quyền thăm nom con Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó” Chẳng hạn:

Tình huống:

Bản án số 06/2018/HNGĐ-ST ngày 08/02/2018 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp về việc tranh chấp yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con giữa các đương sự

Theo đơn khởi kiện ngày 03/5/2017 và các lời khai tại Toà án nguyên đơn

anh Thanh T trình bày:

Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương

sự số 18/2017/QĐST-HNGĐ ngày 02/3/2017 Khi ly hôn anh T và chị T thỏa thuận: Chị T được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 01 con chung Sau khi

ly hôn, chị T yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và anh T cũng đồng ý nên Tòa

án nhân dân thành phố Sa Đ c công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là anh được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 01 con chung theo Quyết định số 54/2017/QĐST-HNGĐ ngày 29/3/2017 Tuy nhiên mỗi lần chị T đến thăm nom con thì lại kiếm chuyện chửi bới, gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình anh T, chính quyền địa phương cũng đã giáo dục nhiều lần nhưng chị T không thay đổi Nay anh T yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị T, anh T chỉ đồng ý cho chị T thăm nom con mỗi năm một lần vào ngày 30 tháng 01, thời gian

từ 16 giờ đến 19 giờ, anh T tự đưa con đến nhà của chị T để chị T thăm nom

Trang 39

Bị đơn chị Bạch Thị Mỹ T trình bày: Anh T cho rằng mỗi lần chị đến thăm

nom con thì chị gây rối là không đúng sự thật và yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị thì chị không đồng ý Chị yêu cầu anh T cho chị thăm nom con mỗi tháng 1 lần vào ngày 28 dương lịch, sáng 7 giờ chị T đến rước con, chiều

17 giờ chị đưa con đến trả cho anh T

Hội đồng xét xử nhận định: Trong quá trình anh T nuôi cháu H, chị T có đến nhà anh T cư ngụ địa chỉ 10A, khóm Sa Nhiên, Phường Tân Qui Đông, Thành phố Sa Đ c, tỉnh Đồng Tháp để thăm nom con Tuy nhiên, khi đến thăm nom con thì chị T và anh T xảy ra mâu thuẫn: cự cải làm mất trật tự tại địa phương và làm ảnh hưởng đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con của anh

T Công an phường Tân Qui Đông đã nhiều lần lập biên bản về hành vi gây mất trật tự giữa chị T và anh T Chị T và anh T cũng có viết cam kết nhưng vẫn không thực hiện Do đó, việc anh T yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị T là có căn cứ Hiện nay cháu H còn rất nhỏ, cần được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của chị T Do đó, để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của cháu

H, Hội đồng xét xử thống nhất cho chị T được quyền thăm nom cháu H mỗi tháng một lần và được thăm vào những ngày nghỉ lễ, tết Thời gian và địa điểm thăm nom do anh T và chị T thỏa thuận Chị T không được lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi

Với quy định trên của Luật cũng như thực tiễn áp dụng, nhận thấy:

Thứ nhất, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm

nom con mà không có chế tài xử phạt hoặc buộc chấm dứt quyền thăm nom con

Thứ hai, Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 trong đó chỉ rõ điều kiện hạn chế

quyền thăm nom con, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con nhưng lại không quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con Sự thiếu sót này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật về hạn chế quyền thăm nom con của Tòa án và các đương sự gặp nhiều khó khăn Do đó, Luật HN&GĐ cần bổ sung quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con là một khoảng thời gian nhất định, có thể từ một đến năm năm tùy vào mức độ ảnh hưởng của việc lạm dụng quyền thăm nom con

8

Bản án số 06/2018/HNGĐ-PT ngày 08/2/2018 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Trang 40

Thứ ba, chưa có quy định nào hướng dẫn về những hành vi như thế nào được

coi là gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con Điều này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật của các Tòa án để giải quyết những vụ việc như trên là không thống nhất

Chẳng hạn tình huống: Bản án số: 29/2018/HNGĐ-ST Ngày 24/9/2018 “V/v tranh chấp nuôi con” giữa Nguyên đơn: Bà Loan và bị đơn: Ông Hảo

Hai người ly hôn vào tháng 3 năm 2018, được Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận số 81/2018/QĐST-HNGĐ ngày 09/3/2018; trong quyết định ghi rõ quyền trực tiếp nuôi con Huỳnh Ngọc Hoàng, sinh ngày 11/12/2015 là ông Hảo, không cần bà Loan cấp dưỡng

Là mẹ thương con không thể chịu được nữa, việc thăm nuôi con xa xôi cách trở, bà là phụ nữ, đi lại gặp nhiều khó khăn, anh Hảo chưa có nhà riêng, hiện còn phải ở nhờ cha mẹ nên việc thăm con bị trở ngại, hiện nay cháu chưa đầy ba năm tuổi, bà Loan muốn được thay đổi quyền nuôi con bà được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con là cháu Huỳnh Ngọc Hoàng

Ông Hảo không đồng ý giao con cho bà Loan nuôi Ông nuôi con vẫn đầy đủ,

vì ông có điều kiện chăm sóc, giáo dục con, con Huỳnh Ngọc Hoàng được đi học tại trường mầm non tại địa phương

Hội đồng xét xử nhận định: Từ khi được giao con ông Hảo là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung, hiện con chung được đi học tại nhóm trẻ Cà rốt tại xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Hiện cháu Hoàng phát triển bình thường không có dấu hiệu bị ngược đãi về thể chất và tinh thần Hơn nữa ông Hảo còn chứng minh khả năng tài chính để nuôi con cụ thể, được gia đình

theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD193594 do UBND Huyện Hàm Thuận Nam cấp ngày 6/9/2056 tại xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Số tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Hàm Mỹ, tỉnh Bình Thuận có số dư là 200.000.000 đồng vì vậy ông Hảo có đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con Từ những nhận định cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Loan

Bà Loan kháng cáo xin được trực tiếp nuôi con chung

Ngày đăng: 01/04/2022, 21:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w