Mục tiêu : Qua bài này gv phải làm cho học sinh : Phân biệt được máy điện tĩnh và máy điện quay

Một phần của tài liệu cong nghe 12 moi (cuc hay) (Trang 45 - 49)

I/ Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông :

A/ Mục tiêu : Qua bài này gv phải làm cho học sinh : Phân biệt được máy điện tĩnh và máy điện quay

_ Phân biệt được máy điện tĩnh và máy điện quay .

_ Biết công dụng , cấu tạo , cách nối dây , nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha .

Trọng tâm : Biết công dụng , cấu tạo , cách nối dây , nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha .

B/ Chuẩn bị :

Tranh vẽ hình 25.1 , 25.2 sgk

C/ Tiến trình bài dạy :

Bước 1 : Oån định , điểm danh học sinh (1ph ) . Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph )

1. Kiểm tra bài tập về nhà của hs .

2. Vẽ 1 mạch điện 3 pha , yêu cầu hs chỉ được Ud , Up , Id , Ip . Bước 3 : Nghiên cứu kiến thức mới

TL NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS

10ph I/ Khái niệm về máy điện xoay chiều 3 pha Máy điện xoay chiều 3 pha là máy điện làm việc: với dòng điện xoay chiều 3 pha .

Phân loại : có 2 loại :

_ Máy điện tĩnh : Khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như : máy biến áp , máy biến dòng …

_ Máy điện quay : Khi làm việc trong máy có bộ phận chuyển động như máy phát điện , động cơ điện .

Hoạt động 1 : Tìm hiểu máy điện xoay chiều 3 pha .

_ Thế nào là máy điện xoay chiều 3 pha ?

_ Phân loại như thế nào ? _ Máy phát điện la øgì ? _ Động cơ điện là gì ?

HS suy nghĩ trả lới

25ph II/ Máy biến áp 3 pha :

1. Khái niệm và công dụng :

Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh , dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều 3 pha nhưng giữ nguyên tần số .

Máy biến áp 3 pha được sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng , trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp ….

2. Cấu tạo : Gồm 2 phần chính là lõi thép và dây quấn .

_ Lõi thép : có 3 trụ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ . Lõi thép được làm bằng những lá thép ktđ dày 0,35 – 0,5 mm , hai mặt phủ cách điện và ghép lại thành hình trụ . Phần lõi thép để quấn dây gọi là trụ từ , phần lõi thép để nối các trụ từ gọi là gông từ . Hình 25.2

_ Dây quấn : là dây bọc cách điện quấn quanh trụ từ . Ba dq nhận điện vào gọi là dây sơ cấp kí hiệu AX BY CZ , ba dq đưa điện ra gọi là dây thứ cấp , kí hiệu ax by cz . Dây sơ cấp và thứ cấp đều có thể nối sao hoặc tam giác .

Sơ đồ đấu dây và kí hiệu cách dấu ( hình 25.3 )

3. Nguyên lí làm việc : giống mba 1 pha , dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ

4. Hệ số biến áp : _ Hệ số biến áp pha : Kp = 2 1 p p U U = 2 1 N N _ Hệ số biến áp dây Kd = UU

+ Nếu mba 3 pha nối Y/∆ thì : Kd = UU = UU =

21 1

N N

Hoạt động 2 : Tìm hiểu máy biến áp 3 pha .

Nêu khái niệm về mba 3 pha ? Máy biến áp có điện áp đưa vào lớn hơn điện áp đưa ra là máy biến áp loại gì ?

Nêu công dụng của mba 3 pha ? Xem hình 25.1 và 25.2 mô tả cấu tạo của mba 3 pha .

Nối sao ? Nối tam giác ?

Gọi hs lên bảng vẽ các cách nối Y/ Y0 , Y/∆ , ∆/ Y0 .

Tại sao máy biến áp cấp điện cho các hộ tiêu thụ thứ cáp thường nối sao có dây trung tính ?

Nguyên lí làm việc của mba 3 pha Hãy tính hệ số biến áp dây khi mba 3 pha nối ∆/ Y , Y/Y0 ....

HS suy nghĩ , trả lời HS quan sát hình vẽ , mô tả . HS suy nghĩ , trả lời . Hs vận dụng kiến thức đã học , trả lời HS lên bảng tính . Bước 4 : Củng cố _ Dặn dò ( 4ph )

1. Máy điện xoay chiều 3 pha là gì ? Có mấy loại ? 2. Nêu nguyên lí làm việc của mba 3 pha

3. Về nhà làm bài tập số 3 trang 89 sgk Bước 5 : Đánh giá tiết học ( 1 ph )

* Rút kinh nghiệm :

Tiết 29 : Bài 26 : ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA

Ngày soạn : 02 . 04 . 2006 Ngày dạy : 06 . 04 . 2006

A/ Mục tiêu : Qua bài này gv phải làm cho học sinh :

Biết được công dụng , cấu tạo , nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ 3 pha Trọng tâm : Cấu tạo , nguyên lí làm việc động cơ không đồng bộ 3 pha

B/ Chuẩn bị :

Tranh vẽ hình 26.1 , 26.2 , 26.3 , 26.4 , 26.5 , 26.6 sgk

C/ Tiến trình bài dạy :

Bước 1 : Oån định , điểm danh học sinh (1ph ) . Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph )

1. Kiểm tra bài tập về nhà của hs . Bước 3 : Nghiên cứu kiến thức mới

TL NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS

5ph I/ Khái niệm và công dụng :

_ Động cơ xoay chiều 3 pha có tốc độ quay của roto ( n ) < tốc độ quay của từ trường dòng điện cấp cho động cơ ( n1 ) được gọi là ĐC KĐB 3 pha _ ĐC KĐB 3 pha được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp , nông nghiệp , đời sống …

_ ĐC KĐB 3 pha có cấu tạo đơn giản , kích thước nhỏ gọn , vận hành đơn giản .

Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm và công dụng .

_ Tại sao gọi là ĐC KĐB 3 pha ? _ Nêu 1 số máy móc trong công nghiệp , nông nghiệp … sử dụng ĐC KĐB 3 pha .

_ Ưu điểm của ĐC KĐB 3 pha ?

HS suy nghĩ trả lới ( dựa vào kiến thức đã học ở Vật Lí )

10ph II/ Cấu tạo : Gồm 2 bộ phận chính là stato và roto , ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy …

1. Stato : gồm lõi thép và dây quấn

Lõi thép : Gồm các lá thép ktđ ghép lại thành hình trụ , mặt trong có rãnh để đặt dq .

Dây quấn : Gồm 3 dq AX , BY , CZ đặt lệch nhau 1200 . 6 đầu dây của 3 pha dq được nối ra ngoài hộp đầu dây ( đặt ở vỏ ĐC ) để nhận điện vào . ( Có thể nối sao hoặc tam giác )

2. Roto : gồm lõi thép và dq , ngoài ra còn trục máy .

Lõi thép : gồm các lá thép ktđ ghép lại thành hình trụ , mặt ngoải có rãnh , ở giữa có lỗ để lắp trục

Dây quấn : có 2 loại : roto dq và roto lồng sóc . Dq roto luôn tạo thành mạch kín .

Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện KĐB 3 pha .

_ GV dùng tranh vẽ 26.1 để giới thiệu tổng quát các bộ phận chính của ĐC KĐB 3 pha và các tranh 26.2 , 26.3 và vật mẫu để giới thiệu cấu tạo lõi thép của ĐC KĐB 3 pha

_ lõi thép roto và stato được làm bằng vật liệu gì ? hình dạng ? _ Các đầu dây quấn stato của ĐC KĐB 3 pha được nối ra ngoài để làm gì ?

_ Có bao nhiêu loại roto ? kí hiệu GV dùng h. 26.5 , 26.6 để giới thiệu roto dq và roto lồng sóc .

HS quan sát tranh vẽ , và kiến thức đã học , trả lời

12ph III/ Nguyên lí làm việc :

Khi cho dòng 3 pha vào dq stato của ĐC thì trong lòng stato có từ trường quay . Từ thông của từ trường quay quét qua các dây quấn kín mạch của roto làm xuất hiện sức điện động và dòng điện cảm ứng . Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng tạo ra momen quay làm roto quay theo chiều của từ trường với tốc độ n < tốc độ n1 ( n1 là tốc độ của từ trường quay )

n1 = p f

60

( vòng / phút ) p : số đôi cực từ của 1 pha

Hệ số trượt : đặc trưng cho sự chênh lệch tốc độ giữa từ trường quay và tốc độ roto

s = 1 1 n n n − s = 0,02 đến 0,06

Hoạt đông 3 : Tìm hiểu ng lí làm việc của động cơ điện KĐB 3 pha _ Khi cho dòng 3 pha vào dq stato của ĐC thì trong lòng stato có gì ?

_ Từ thông của từ trường quay quét qua các dây quấn kín mạch của roto làm xuất hiện gì ? _ Khi khung dây mang dòng điện nằm trong từ trường sẽ xuất hiện gì ?

_ Tại sao tốc độ của roto luôn < tốc độ của từ trường quay ?

HS suy nghĩ trả lới ( dựa vào kiến thức đã học ở Vật Lí )

8ph IV/ Cách đấu dây và đảo chiều quay :

1. Cách nối dây :

Tuỳ thuộc điện áp của lưới điện và cấu tạo của động cơ người ta chọn cách nối sao hay tam giác cho phù hợp .

Ví dụ : ĐC kí hiệu Y/∆ - 380V/220V – 6,1A/10,5A

Có nghĩa là :

Hoạt động 4 : Giới thiệu cách đấu dây và đảo chiều quay .

_ Dq 3 pha stato có các cách đấu nào ? Nói sao ? Nối tam giác ? Gọi học sinh lên bảng nối trên hộp đầu dây ?

_ Dựa vào đâu để quyết định nối sao hay tam giác ?

_ Tại sao đổi 2 pha bất kì cho nhau ta đổi được chiều quay ĐC

HS suy nghĩ trả lới ( dựa vào kiến thức đã học ở Vật Lí )

Khi lưới điện có Ud = 380V thì ĐC phải nối Y , và Id đm = 6,1A

Khi lưới điện có Ud = 220V thì ĐC phải nối

∆, và Id đm = 10,5A

2. Đảo chiều quay : Đổi chiều quay ĐC người ta dổi 2 pha bất kì cho nhau .

Bước 4 : Củng cố _ Dặn dò ( 4ph )

1. Nêu nguyên lí làm việc của ĐC KĐB 3 pha ?

2. Trình bày cách đấu dây ĐC KĐB 3 pha , dựa vào đâu để quyết định nối sao hay tam giác ? Bước 5 : Đánh giá tiết học ( 1 ph )

* Rút kinh nghiệm :

Một phần của tài liệu cong nghe 12 moi (cuc hay) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w