thực trạng kiến thức về sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú thọ

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức về sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, dưới sự tận tình hướng dẫn củacác Thầy/Cô và được Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn:

, đã hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốtnghiệp.

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường đã quan tâm, tạo điều kiệngiúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Lãnh đạo Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ, Lãnh đạo cùng các anh/chị em ở bệnh việnđã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 2

Nam Định, ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 3

NỘI DUNG TRANG

2.2 Thực trạng kiến thức sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại 18Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ

3.2 Kiến thức về sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc tr 223.3 Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân trong sơ cứu bỏng tại 22nhà của người chăm sóc trẻ

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

Trang 4

sống hàng ngày và cả hoạt động vui chơi giải trí Bỏng gây đau đớn rất nhiều do tổn thươngnhiều dây thần kinh cảm giác của da Mức độ nặng của bỏng tuỳ thuộc vào diện tích, độ sâu vàvị trí của tổn thương Bỏng để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, chức năng, thẩm mỹ cho ngườibệnh, cũng như tinh thần, kinh tế cho gia đình và xã hội Bỏng nặng có thể ảnh hưởng đến tínhmạng người bệnh.

Theo Lê Thế Trung, LatarjetJ, Pruitt B.A, tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 32% tới65,8% tổng số tai nạn bỏng đến điều trị tại viện [2] Tai nạn bỏng thường hay gặp ở trẻem do lứa tuổi trẻ còn hiếu động và các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện Trẻ em khibị bỏng dù diện tích và độ sâu không lớn vẫn có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng nặngnề tới sự phát triển về thể chất và tâm thần của trẻ [2].

Việc sơ cứu bỏng ban đầu rất quan trọng, nếu xử trí sơ cứu tốt đúng cách ngay saukhi bỏng sẽ giảm diện tích, độ sâu, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm biến chứng, giảmtỉ lệ tử vong Sự nhanh chóng phục hồi của bỏng không chỉ phụ thuộc vào chăm sóc và điềutrị tại bệnh viện mà phụ thuộc vào việc sơ cứu ngay sau bỏng [3] Tuy nhiên việc sơ cứuban đầu chủ yếu do người chăm sóc trẻ thường cha mẹ, ông bà, người thân của trẻ, ngườigiúp việc hay nói cách khác người chăm sóc trẻ.

Sơ cứu cấp cứu bỏng ban đầu là những công việc vừa mang tính chất cộng đồng vừamang tính chất chuyên môn, bao gồm những can thiếp được tiến hành trong khoảng thờigian ngay sau khi bị bỏng, trước khi bệnh nhi tới được cơ sở y tế.

Với mục đích nâng cao chất lượng sơ cứu bỏng ban đầu cho người chăm sóc trẻcũng như tuyên truyền hướng dẫn chăm sơ cứu ban đầu được tốt hơn tại Bệnh viện Sảnnhi tỉnh Phú Thọ vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thứcsơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ” Vớihai mục tiêu nghiên cứu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ năm 2023.

Trang 5

2 Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức sơ cứu bỏng tại nhà của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ.

Trang 6

như : Cân, cơ, gân, xương khớp, mạch máu, thần kinh và các tạng.[4]

Người chăm sóc: người giúp đỡ người bệnh nhi thường xuyên nhất Trong hầuhết các trường hợp, người chăm sóc chính là bố mẹ, ông bà hoặc cô giáo, người giúpviệc.

Sơ cứu ban đầu là: là hỗ trợ ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị chấn thương nặng, gặp sựcố hay mắc bệnh đột ngột nào đó trước khi có sự can thiệp từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp Điềunày có ý nghĩa quan trọng giúp tăng khả năng cứu sống một người.

Sơ cấp cứu cũng bao gồm cả việc bạn giúp đỡ những người bị chấn thương nhẹnhư vết bỏng, vết cắt hay vết cắn và đốt của côn trùng Điều này giúp ngăn chặn vếtthương trở nên nặng hơn.

1.2 Đặc điểm giải phẫu về da và chức năng1.2.1 Các chức năng cơ bản của da.

– Da là cơ quan miễn dịch giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.– Hàng rào bảo vệ.

– Duy trì sự nguyên vẹn của da nhờ cơ chế sửa chữa.– Cơ quan dinh dưỡng.

– Vai trò giao tiếp với môi trường bên ngoài và bên trong.– Cơ quan điều nhiệt.

– Vai trò giao tiếp giữa người với người.

1.2.2 Cấu tạo sinh lý.

Da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì

Trang 8

Hình 3: Hạ bì

Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡdưới da Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và cáccơ quan bên trong, giữ nhiệt.

Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông,đùi Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.

Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹpmắt Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.

1.3 Nguyên nhân gây ra bỏng.

Tuỳ thuộc vào loại nguyên nhân gây bỏng mà người ta phân loại như sau:

- Bỏng nhiệt (hay gặp, chiếm 84-94%): Nhiệt khô (Lửa, kim loại nóng đỏ, cácchất khí nóng, bức xạ nhiệt, nham thạch…), nhiệt ướt (hơi nước nóng, chất lỏng nóngsôi, parafin nóng sôi, nhựa đường nóng sôi, vôi tôi vừa gây bỏng ướt, vừa gây bỏngkiềm…)

- Bỏng hoá chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp.Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí Thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chấtgây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng Acid (HCl, H2SO4…), Base (KOH,NaOH, NH4OH…), các hoá chất (các hoá chất chứa thuỷ ngân, phenol…), các muối(dichromat).

- Bỏng điện: Do tiếp xúc tia lửa điện, luồng điện – dòng điện (hạ thế, cao thế), sét đánh.

Trang 9

- Bỏng bức xạ: Bức xạ ánh sáng, tia cực tím, tia X (tia roentgen), tia gamma, tia laser, hạt alpha, beta…

- Tổn thương gây ra do nhiệt độ lạnh thấp được gọi là tổn thương do cóng lạnh: Do lao động trong những môi trường có kỹ thuật lạnh sâu.

1.4 Phân tích tác nhân gây bỏng theo lứa tuổi:

- Sức nóng khô: người lớn gặp nhiều hơn trẻ em.- Sức nóng ướt: trẻ em gặp nhiều hơn người lớn.- Bỏng do hóa chất: chủ yếu gặp ở người lớn.

- Bỏng do điện: tỷ lệ giữa trẻ em và người lớn tương đương nhau.

Cách chia độ sâu tổn thương của bỏng theo Lê Thế Trung chia làm 5 độ.

-Bỏng độ I: Chỉ ảnh hưởng đến các lớp ngoài của da (biểu bì) Nó gây mẩn đỏ, đauvà thường giải quyết với các biện pháp cấp cứu trong vòng vài ngày đến một tuần.

Hình 4: Bỏng độ I

- Bỏng độ II: Ảnh hưởng đến cả biểu bì và lớp thứ hai của da, gây mẩn đỏ, đauvà sưng Bỏng độ II thường trông ướt hoặc ẩm Mụn nước có thể phát triển và đau cóthể nặng Bỏng sâu độ II có thể gây ra sẹo.

Trang 10

Hình 5: Bỏng độ II

- Bỏng độ III: Bỏng liên quan đến lớp biểu bì, hạ bì và tiếp cận các mô bên dướichúng (mô dưới da) Da có thể xuất hiện cứng, sáp màu trắng hoặc tan Bỏng độ III cóthể phá hủy dây thần kinh.

Hình 6: Bỏng độ III

- Bỏng độ IV: Hình thức nghiêm trọng nhất ghi nhận tổn thương vượt ra ngoài môdưới da và vào các dây thần kinh, cơ bắp và xương nằm bên dưới Da có thể xuất hiện đenhoặc cháy Nếu thần kinh thiệt hại đáng kể, có thể cảm thấy không đau.

Hình 7: Bỏng độ IV

Trang 11

- Bỏng độ V: Tổn thương toàn bộ lớp da, các bộ phận khác dưới da như cân,gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh.

Hình 8: Bỏng độ V

Phân loại theo diện tích: Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng:

*Phương pháp Blokhin: Phương pháp ướm đo bằng bàn tay bệnh nhân.Một bàntay hoặc mu tay bệnh nhân tương ứng với diện tích 1% -1,25% Phương pháp này haydùng khi bỏng rải rác, nhỏ.

* Diện tích bỏng được quy định theo bảng phân loại của Wallace (Rule of Nines– nguyên tắc số 9) như sau:

- Đầu mặt cổ 9%.

- Mỗi chi trên 9% ( 2 chi trên = 18%).- Mỗi chi dưới 18% ( 2 chi dưới = 36%).- Mặt trước thân 18%.

- Mặt sau thân 18%.- Bộ phận sinh dục 1%.

* Phương pháp con số 1-3-6-9 của Lê Thế Trung

- Diện tích 1%: Cổ, gáy, một gan tay, một mu tay, tầng sinh môn.

- Diện tích 3%: Da đầu có tóc, mặt, một cánh tay, một cẳng tay, một bàn chân- Diện tích 6%: Hai mông, một cẳng chân.

- Diện tích 9%: Đầu mặt cổ, một chi trên, một đùi.

1.6 Vị trí vết bỏng:

Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục:

Trang 12

thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.

- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp(respiratory burns), làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến nguy cơ suy hôhấp, viêm phổi…

1.7 Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng: là những công việc vừa mang tính chất cộng đồng vừamang tính chất chuyên môn, bao gồm những can thiệp được tiến hành trong khoảng thời gianngay sau khi bị nạn, trước khi bệnh nhân tới được cơ sở y tế đầu tiên[2].

Mục đích của sơ cấp cứu bỏng

- Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể

- Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhi như sốc điện, ngạt thở…

- Hạn chế tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết bỏng, vận chuyển tới cơ sở y tế.

Công tác sơ cấp cứu bỏng- Càng sớm càng tốt.

- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cả người tham gia cấp cứu.- Đảm bảo an toàn cho nạn nhân trên đường vận chuyển.

- Việc cấp cứu ban đầu nạn nhân bỏng hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh gây bỏng và từng tác nhân bỏng.

Sơ cấp cứu bỏng đúng sẽ giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm tỉ lệ tử vong.

Trang 13

1.8 Ảnh hưởng của Bỏng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Bỏng để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội Đối với bệnh nhân, tổnthương bỏng ở da, nơi tập trung đầu mút của các dây thần kinh cảm giác, khiến người bệnh đauđớn, cần dùng nhiều biện pháp hỗ trợ để giảm đau [], [] Những trường hợp bỏng sâu, bỏng diệnrộng, lượng huyết tương thoát ra ngoài mạch quá lớn mang theo các chất điện giải, protein cóthể khiến bệnh nhân sốc bỏng, suy thận cấp, thậm chí tử vong [], [] Các biến chứng như nhiễmđộc bỏng, sốt do hấp thu mủ bỏng, nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn toàn thân cũng ảnhhưởng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân [], [], [] Các vết bỏng cần trên 3 tuần để liền vếtthương thường để lại các di chứng lâu dài như sẹo, co rút da, biến dạng khớp [] Sẹo bỏng khôngchỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý mà còn có thể hạn chế vận động, ảnh hưởng đến hoạt độngthường ngày và khả năng lao động của bệnh nhân [6], [8], [9] Với gia đình và xã hội, gánh nặngtrước tiên của bỏng là chi phí điều trị Chi phí điều trị bỏng tùy thuộc vào loại bỏng và mức độnghiêm trọng của bỏng [13] Ở Anh, chi phí trung bình của một ca bỏng nước nhẹ là 1.850 bảngAnh (tương đương 3.618 đô la Mỹ), chi phí này ở Hoa Kỳ vào khoảng 1.187 đô la Mỹ [15] Cácvấn đề khác như phục hồi chức năng lâu dài, tàn tật, thất nghiệp, khó hòa nhập cộng đồng…cũng là những gánh nặng mà bỏng để lại [13].

1.9 Các diễn biến giai đoạn của bệnh bỏng

- Thời kỳ thứ nhất: 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị bỏng Biểu hiện đặc trưng là trạng thái sốc bỏng

- Thời kỳ thứ hai (thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn cấp): từ ngày thứ 4 đến ngày45-60 sau khi bị bỏng Đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh đối với bỏng nông nhưngđối với bỏng sâu đây là thời kỳ nhiễm độc, nhiễm trùng.

Trang 14

o Nặng: vết thương bỏng không có mô hạt, có hoại tử thứ phát, gầy sụt cânkhoảng 20–40 kg, teo cơ, phù dưới da, các vết loét dưới điểm tỳ nhiều và tiến triển xấu.Có rối loạn, suy chức năng và teo các cơ quan nội tạng và tuyến nội tiết, rối loạn tinhthần.

Suy mòn bỏng nhẹ có khả năng hồi phục nhanh nếu điều trị tốt Suy mòn bỏngvừa có thể có tử vong do các biến chứng khác của bệnh bỏng Suy mòn bỏng nặng có tỉlệ tử vong khoảng 50 - 60 %.

- Thời kỳ thứ tư: thời kỳ hồi phục của bệnh bỏng Vết thương bị bỏng đã đượcphủ kín và liền sẹo Rối loạn chức năng của các cơ quan được phục hồi dần dần Các rốiloạn về chuyển hóa, dinh dưỡng cũng trở về bình thường (thời kỳ này kéo dài từ 1-1,5tháng).

1.10 Các giai đoạn liền vết bỏng.

Da là cơ quan có nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể Đây là hàng rào bảo vệcác cơ quan bên trong trước các yếu tố vật lý, hóa học và vi sinh vật bên ngoài Da còn là cơquan cảm giác, miễn dịch, bài tiết, điều hòa nhiệt độ Tính toàn vẹn về cấu trúc và chứcnăng của da có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể Vì vậy khi da bị tổn thương, cơ thể sẽphản ứng lại bằng các quá trình sinh lý để thiết lập lại trạng thái

ban đầu của da, các quá trình này gọi là quá trình liền vết thương da Liền vết thương dalà quá trình sinh lý phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, diễn ra theo trình tự nhất định vàchồng gối lên nhau Các giai đoạn của quá trình liền thương là một hiện tượng sinh lýnhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động tăng trưởngbình thường trong cơ thể Quá trình liền thương diễn biến theo 2 chiều hướng là loại bỏvật lạ có hại và tái tạo mô.

Quá trình liền thương được chia thành 4 giai đoạn: cầm máu, viêm, tăng sinh vàtái tạo (hình 8 ):

Trang 15

Hình 9 Các giai đoạn liền vết thương

Quá trình cầm máu là quá trình tập hợp các yếu tố giúp ngăn cản máu chảy rakhỏi thành mạch khi có tổn thương Cầm máu bao gồm các giai đoạn co mạch, hìnhthành nút tiểu cầu, đông máu và tan cục máu đông Các giai đoạn này xảy ra đều đượcđáp ứng cùng với sinh lý của cơ thể.

Giai đoạn viêm ngày thứ 3, tại vị trí tổn thương xuất hiện phản ứng viêm nơi đã cầmmáu.

Giai đoạn tăng sinh từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21, các đại thực bào, nguyên bào sợi,collagen, mạch máu tăng sinh và bắt đầu quá trình hình thành mô hạt Mô hạt tốt có màu đỏlấp đầy vết thương khác với mô hạt nhiễm khuẩn màu xám Nếu sự sản sinh vượt trội hơn sựthoái hoá sẽ hình thành mô sẹo quá phát (hay sẹo phì đại, sẹo lồi).

Giai đoạn tái cấu trúc là giai đoạn cuối cùng của sự liền vết thương Giai đoạn nàybắt đầu từ ngày 21, có thể kéo dài đến 1,5 năm Mạch máu giảm dần, các sợi collagen dầnhình thành một tổ chức dai chắc gọi là sẹo Các nguyên bào sợi, yếu tố tăng trưởng đều đạttối đa trong giai đoạn này Biểu mô sừng hóa và tính chất da dần trở về bình thường Đặcđiểm mô tổn thương sau lành: khả năng chịu lực phục hồi 80% so với bình thường, tính đànhồi suy giảm một phần và không còn nang lông.

1.11 Các biến chứng:

Bỏng sâu và lan rộng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng, bao gồm:

- Nhiễm trùng khu vực Burns có thể để lại làn da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn,đặc biệt là nhiễm trùng tụ cầu và tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm trùng nghiêm trọngsẽ đi qua máu và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Trang 16

- Hạ nhiệt độ cơ thể nguy hiểm Da giúp kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, do đó khimột phần lớn da bị tổn thương, bị mất nhiệt cơ thể Điều này làm tăng nguy cơ bị giảmthân nhiệt, khi cơ thể mất nhiệt nhanh hơn nó có thể sản xuất, nhiệt độ cơ thể thấp gâynguy hiểm.

- Vấn đề thở Thở không khí nóng hoặc khói có thể tổn thương đường hô hấp và gây ra khó thở Hít phải khói thiệt hại phổi và có thể gây suy hô hấp.

- Sẹo Burns có thể gây ra những vết sẹo và u sùi, khu vực tạo chóp gây ra bởi phát triển quá mức của mô sẹo.

- Xương và các vấn đề chung Bỏng sâu có thể hạn chế chuyển động của xươngvà khớp Có thể hình thành mô sẹo và gây co cứng, khi da, bắp thịt hoặc dây chằng rútngắn và thắt chặt, kéo khớp vĩnh viễn ra khỏi vị trí.

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1.2 Tình hình nghiên cứu về Bỏng trên thế giới.

Tại Anh, hàng năm có khoảng 140.000 người, ở Nga có khoảng 170.000 người bịbỏng, tại Pháp, hàng năm có khoảng 150.000 người bị bỏng, trong đó 7500 bệnh nhân cần được điều trị tại các bệnh viện Theo thống kê, nước Anh có khoảng 250.000 bệnh nhân bỏng mỗi năm [13] Con số này ở Mỹ lên đến hơn 1 triệu người [15] Hàng năm, số bệnh nhân bỏng cần điều trị nội trú ở Pháp khoảng 10.000 người [14], ở Hoa Kỳ

khoảng 75.000 người [13], ở Anh khoảng 112.000 người [15] 2.2 Tình hình nghiên cứuvề bệnh nhân Bỏng tại Việt Nam.

Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 844.000 người bị bỏng, chiếm gần 1%dân số, trong đó 25% là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi [6] Tai nạn bỏng là một trong nhữnggánh nặng đối với ngành y tế các nước Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về bỏng về khảosát kiến thức, thực hành sơ cứu bỏng

2.3 Các bước sơ cấp cứu tại chỗ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ.2.3.1 Sơ cứu bỏng nhiệt gồm 6 bước sau:

Trang 17

Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân: nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân…

Để nạn nhân nơi an toàn, thoáng, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ bộ ban đầu có hiệu quả.

Cới hoặc cắt bỏ quần áo cháy, ngấm nước sôi… Nhanh chóng cởi quần áo chật, nhẫn hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề.

Bước 2: Đánh giá ban đầu, bảo đảm những chức năng sống còn,

Kiểm tra đánh giá trạng thái toàn thân, đặc biệt các chức năng sinh tồn:Tình trạng ý thức (tỉnh hay không tỉnh)

Đường thở, tình trạng hô hấp (ngừng thở, khó thở không)

Tuần hoàn: mạch ngoại vi còn hay không, có ngừng tim hay không

Phát hiện chấn thương kết hợp, đặc biệt những gãy xương lớn hoặc chấn thương sọ não, chảy máu lớn…

Tiến hành cấp cứu tối khẩn cấp khi phát hiện những rối loạn trên.

Bước 3: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bỏng vào nước sạch

Tiến hành ngâm vùng bỏng vào nước sạch càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 30-60 phút đầu).

Có thể ngâm rửa hoặc dội bằng nước sạch hay hứng dưới vòi nước sạch.Vừa ngâm rửa vùng bỏng vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, vừa dùng gạc lau nhẹ để làm trôi dị vật, bùn đất bám vào vết bỏng.

Có thể ngâm, rửa, dội hoặc đắp các khăn tẩm nước lên vùng bị bỏng Không sử dụng đá lạnh, nước đá lạnh để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan