1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức Về Chế Độ Ăn Của Thai Phụ Đái Tháo Đường Thai Kỳ Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thuận Châu Sơn La Năm 2023
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Thanh Tùng
Trường học Trường
Chuyên ngành Chuyên khoa Điều dưỡng
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 460,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 (0)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (8)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (15)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu (17)
    • 2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu Sơn La năm 2023 (17)
    • 2.3. Kết quả kiến thức về chế độ dinh dưỡng về bệnh đái tháo đưỡng thai kỳ của thai phụ (20)
  • Chương 3 (0)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (26)
    • 3.2. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC (27)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng bệnh ĐTĐTK cho thai phụ (31)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Theo tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát Đái tháo đường” củaBộ Y tế 2018, đã khẳng định việc tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ĐTĐTK làđiều quan trọng, nhất là th

Cơ sở lý luận

1.1.1.Đại cương về đái tháo đường

Theo định nghĩa của Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) ĐTĐTK là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu của mẹ với mức độ thấp hơn so vớí đái tháo đường (ĐTĐ) mang thai (đái tháo đường rõ rệt) và làm tăng nguy cơ các kết thúc sản khoa bất lợi" [22].

Theo Bộ Y tế: Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai [5].

1.1.1.2 Phân loại Đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin)

Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 1 vào khoảng 7 – 8 % tổng số người bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường týp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) ĐTĐ thường xảy ra ở người lớn, đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối) Ở giai đoạn đầu, những người bệnh ĐTĐ týp 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và người bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu. Đái tháo đường thai kỳ

Là dạng ĐTĐ khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ týp 1 hoặc týp 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau. Đái tháo đường khác

Khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác.

1.1.2 Đái tháo đường thai kỳ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu định nghĩa ĐTĐTK như sau “Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ởbất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai” [23].

1.1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK a/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)

Chẩn đoán ĐTĐTK khi glucose máu lúc đói ≥ 7,8 mmol/l (140mg%) và/hoặc glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết sau 2 giờ ≥ 11,1mmol/l (200mg%).

Chẩn đoán rối loạn dung nạp (RLDN) glucose máu nếu glucose máu lúc đói < 7,8 mmol/l (140mg%) và/hoặc glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết sau 2 giờ ≤ 11,1mmol/l (200mg%). b/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK của ADA năm 2017 [4]: Năm 2017, ADA đưa ra tiêu chuẩn mới thống nhất các tiêu chuẩn về chẩn đoán ĐTĐTK, hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose: Người bệnh được nhịn đói ít nhất 8h và lấy máu xét nghiệm sau đó cho uống 75g glucose lấy máu xét nghiệm sau 1 giờ và 2 giờ Chẩn đoán ĐTĐTK được thiết lập khi có một trong các giá trị glucose máu sau:

Glucose máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/lít

Glucose sau 1 giờ uống 75g glucose ≥ 10,0 mmol/lít

Glucose sau 2 giờ uống 75g glucose ≥ 8,5mmol/lít c/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Bộ Y tế năm 2018 [6]

Là khi xét nghiệm glucose máu của thai phụ có một trong các giá trị như trong Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1 1.Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Bộ Y tế năm 2018

Thời điểm lấy máu Ngưỡng giá trị glucose máu chẩn đoán

Sau ăn 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l – 11,0 mmol/l

1.2.3 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường thai kỳ ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có ĐTĐ, tiền căn sản khoa: thai lưu, sinh con to [14].

Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất là một trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK, chiếm 50 – 60% so với nhóm tiền sử gia đình không có người đái tháo đường [14].

Tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam: Cân nặng trẻ sơ sinh to ≥ 4000 gam vừa là hậu quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ trong những lần mang thai sau [6].

Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK Đa số người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose thì khi có thai đều bị ĐTĐTK Tiền sử này bao gồm cả tiền sử phát hiện ĐTĐTK từ những lần sinh trước [14].

Glucose niệu dương tính: Cũng là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK Tuy nhiên, có khoảng 10 – 15% thai phụ có glucose niệu dương tính mà không phải do mắc ĐTĐTK.

Tuổi mang thai: Theo Tracy L Setji thì thai phụ có tuổi nhỏ hơn 25 tuổi được coi là ít nguy cơ ĐTĐTK, khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn.

Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non [25].

Chủng tộc: Tần suất ĐTĐTK có sự thay đổi lớn từ 3,1% đến 12,2% giữa các chủng tộc khác nhau [25].

1.1.2.4 Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ Đối với thai phụ

Thai phụ mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai Về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch Các tai biến thường gặp là:

Thai phụ ĐTĐTK dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường

Thai phụ bị ĐTĐTK làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị ĐTĐTK Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26%, trong khi ở nhóm thai phụ bình thường là 9,7% [19]. Đa ối

Tình trạng đa ối hay gặp ở thai phụ có ĐTĐTK, tỷ lệ cao gấp 4 lần so với các thai phụ bình thường.

Sảy thai và thai lưu

Thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sảy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy [19].

Cơ sở thực tiễn

Bệnh ĐTĐ chịu ảnh hưởng thói quen lối sống như ăn uống, hút thuốc và hoạt động thể chất, ăn quá nhiều cũng như một lối sống không/ít hoạt động thể lực, được coi là nguyên nhân chính cho bệnh tiểu đường.Theo khuyến cáo của RDA (The Recommended Dietary Allowance) thì lượng carbohydrate ở phụ nữ có thai tối thiếu là 175 g/ngày, lượng protein ở phụ nữ không mang thai là 0,8 g/kg/ngày hoặc 46 g/ngày sẽ tăng lên 1,1 g/kg/ngày hoặc thêm 25g/ngày cho phụ nữ mang thai 1 con và 50g đối với thai đôi, chất béo từ 20-35%, chủ yếu các a xít béo cần thiết và cần thiết cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu ADA khuyến cáo tỷ lệ carbohydrate chiếm từ 45-65% tổng năng lượng của khẩu phần ăn [21] Đối với người Việt Nam, người bình thường được khuyến cáo nên dùng một tỷ lệ glucid tinh chế vừa phải và giảm năng lượng chất béo trong khấu phần xuống dưới 25% của tổng lượng calo, với người Việt Nam chất béo có thể còn phải thấp hơn, thường từ 15 - 20%, đặc biệt hạn chế lượng mỡ bão hòa 2-4 lần/tuần, tiêu thụ quả chín hàng ngày có tỷ lệ 68-81% [2] Theo tác giả Trần ThịPhúc Nguyệt, Phạm Văn Khôi tỷ lệ người bệnh ăn hoa quả là 34,3% Tỷ lệ người bệnh uống sữa là 29,3% [12].

Theo tác giả Khổng Thị Thúy Lan (2015) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trong nghiên cứu của mình thấy tỷ lệ đối tượng có thói quen ăn đúng giờ 57,8%, hiểu về bữa ăn đủ dinh dưỡng còn rất thấp 26,1%, người bệnh có thói quen ăn vặt còn cao 48,3%, ăn ngọt rất cao 73,3%, ăn đêm 28,3%, liên hoan 38,3%, lạm dụng rượu bia 15,6%, tỷ lệ đối tượng có thời gian mỗi bữa nhanh, vừa, chậm là 35%: 45%: 20%, có 38,9% đối tượng chọn rau quả là thực phẩm đầu tiên trong bữa ăn Tỷ lệ uống cà phê thường xuyên là 18 (10%) trong đó có 14/18 (77,8%) đối tượng có chỉ số BMI bình thường, thừa cân là 4/18 (22,2%) Tỷ lệ hút thuốc có sự khác biệt giữa nam và nữ, tỷ lệ hút thuốc ở nam là 41,1%, ở nữ là 1,2% Tỷ lệ người bệnh có thói quen uống rượu là 32(17,8%), trong đó có 28 (29,5%) nam giới có thói quen này và nữ 4 (4,7%), sử dụng rau quả hàng ngày đạt 98,3%, đối tượng không ăn phủ tạng chiếm 52,8%, tỷ lệ dùng dầu thực vật hàng ngày là 84,4%, tỷ lệ ăn trái cây hàng ngày đạt 55%, 4-5 lần/tuần 13,3%.

Tỷ lệ uống sữa hàng ngày 16,1%; 4-5 lần/tuần 5%; tỷ lệ không uống sữa 63,9%, đối tượng có sở thích ăn các món nướng và các món khác là 23 (12,8%) rất thấp, 19,4% có sở thích ăn các món xào, chiên rán là 10,6% và 38,9% có sở thích ăn các món luộc chiếm tỷ lệ cao nhất, có sở thích ăn các món kho chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,6% [11].

Năm 2015, Trương Thị Nguyện Hảo đã nghiên cứu trên 154 người bệnh đến khám thai tại bệnh viện Thủ Đức kết quả 90,3% thai phụ kiểm soát được đường huyết bằng tự tiết chế ăn uống theo hướng dẫn [8].

Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn và luyện tập thể dục trong điều trị ĐTĐ nói chung ĐTĐTK nói riêng cũng rất quan trọng, tất cả thai phụ ĐTĐTK cần được tư vấn về dinh dưỡng, luyện tập thể dục để có chế độ ăn, luyện tập hợp lý và đảm bảo phù hợp với mục tiêu kiểm soát đường huyết [11].

Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu

Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu tiền thân là Trạm xá khu tự trị Thái-Mèo được thành lập từ năm 1962 nằm tiểu khu 09, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, đến nay BVĐK huyện Thuận Châu đã trở thành một cơ

Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu Sơn La năm 2023

Đa khoa Thuận Châu Sơn La năm 2023

Thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu Sơn La năm 2023

Thai phụ ≥ 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tình trạng sức khỏe bình thường: xác định qua hỏi tiền sử, khám lâm sàng xác định không có bệnh tâm thần, nội ngoại khoa

Thai phụ được chẩn đoán ĐTĐ trước mang thai.

Thai phụ đã tham gia nghiên cứu tương tự.

Thai phụ có bất thường về rau – thai: rau bong non, thai chậm phát triển trong tử cung…

Thai phụ có bệnh ác tính, bệnh nội – ngoại khoa, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, câm điếc không giao tiếp được.

Thai phụ cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác, không tái khám theo lịch hẹn.

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 07/2023 đến tháng 08/2023. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ

Trong thời gian thu thập số liệu 1 tháng từ 07/2023 đến tháng 08/2023, tại Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu có 98 thai phụ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Do vậy, cỡ mẫu thực tế của nghiên cứu là 98 thai phụ.

Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Lấy liên tiếp những thai phụ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu.

Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ Kiến thức về chế độ ăn của thai phụ ĐTĐTK của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm [15] Bộ công cụ được tác giả thiết kế theo mục tiêu và dựa trên tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về đái tháo đường thai kỳ” của Bộ Y Tế năm 2018 [6],

‘’Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng’’ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia [10], “Dinh dưỡng lâm sàng” của viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2019 [19] Độ đặc hiệu: Bộ công cụ gửi 3 chuyên gia dinh dưỡng đánh giá và chỉnh sửa, CVI = 0,97 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0,89 [15].

Bộ công cụ gồm 2 phần:

A - Thông tin chung: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (gồm 17 câu): Từ câu A1 đến A17 gồm tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá

B - Kiến thức về chế độ ăn của thai phụ ĐTĐTK (25 câu) gồm kiến thức:

Kiến thức chung từ câu B1 đến câu B8: chế độ ăn hợp lý có làm ổn định lượng glucose trong máu? Có nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày? Có nên nhiều nội tạng động vật? ….

Kiến thức về chế độ bột đường từ câu B9 đến B17: Ăn giảm lượng chất đường? Không ăn lượng chất đường? Ăn bánh mỳ trắng, miến dong?

Kiến thức về chất xơ từ câu B18 đến câu B21: Ăn rất nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày? Ăn rau sau bữa ăn chính sáng, trưa, tối)?

Kiến thức về cách chế biến món ăn từ câu B22 đến B25: Chế biến thực phẩm dạng luộc, hấp? Chế biến thực phẩm dạng chiên, nướng? Dùng nhiều dầu thực vật trong chế biến món ăn?

2.2.6 Phương pháp và các bước thu thập số liệu *

Kỹ thuật thu thập số liệu

Nghiên cứu viên kết hợp cùng với 04 cộng tác viên là 04 điều dưỡng đang công tác tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu để phỏng vấn và thu thập số liệu tại phòng tư vấn Những thành viên tham gia vào quá trình thu thập số liệu được tập huấn và hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện trước khi tiến hành.

Số liệu sẽ được thu thập trực tiếp dựa trên bộ công cụ được thiết kế sẵn

* Các bước thu thập số liệu

Nghiên cứu viên tham khảo hồ sơ khám bệnh của các thai phụ, lựa chọn các thai phụ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu Nghiên cứu viên tiến hành thu thập số liệu theo các bước sau:

Gặp gỡ thai phụ đã được chọn tham gia nghiên cứu.

Giải thích cho thai phụ biết mục đích của nghiên cứu Nếu thai phụ đồng ý tham gia thì cho ký vào bản đồng thuận.

Giới thiệu về bộ công cụ.

Bước 2: Đánh giá thực trạng kiến thức chế độ dinh dưỡng ĐTĐTK của thai phụ (sử dụng bộ câu hỏi có sẵn) Thời gian phỏng vấn khoảng 10 phút trong khi người bệnh chờ đến lượt tư vấn giáo dục sức khỏe.

Bước 3: Rà soát lại thông tin, mọi thông tin của người bệnh không bị bỏ sót.

2.2.7 Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Nội dung đánh giá kiến thức Đánh giá kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện: Căn cứ vào câu trả lời của người bệnh để đánh giá kiến thức Mỗi câu trả lời đúng của người bệnh được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không rõ là 0 điểm.

Tổng điểm kiến thức về chế độ ăn là 25 điểm Sau đó, theo cách đánh giá chung, nhóm nghiên cứu phân loại kiến thức của người bệnh ở 4 mức độ:

Phân loại kiến thức Tỷ lệ trả lời đúng

2.2 8.Phương pháp phân tích số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Tính tỷ lệ (%) người bệnh theo phân loại mức độ đạt kiến thức, Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng theo từng nội dung.

2.2.9 Đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng duyệt ý tưởng của và sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu.

Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện và có thể rời khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào họ mong muốn.

Tất cả thông tin về người bệnh được mã hóa, bảo mật và chỉ dùng cho nghiên cứu.

Kết quả kiến thức về chế độ dinh dưỡng về bệnh đái tháo đưỡng thai kỳ của thai phụ

2.3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2 1.Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

Kinh tế Hộ nghèo, hộ cận nghèo 4 4,1

Nhận xét: Thai phụ chủ yếu ở độ tuổi sinh đẻ dưới 25 tuổi chiếm 81,6% Trong 100% người bệnh, hầu hết có kinh tế trung bình 95,9%, có 4,1% người bệnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bảng 2 2 Đặc điểm trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu (n)

Trình độ học vấn Số NB Tỷ lệ %

Trình độ học vấn Trung học cơ sở 39 39,8

Trung cấp chuyên nghiệp trở lên 3 3,1 Nhận xét: Thai phụ có trung học cơ sở cao nhất 39,8%; vẫn có 6,1% thai phụ có trình độ không biết chữ.

Bảng 2 3 Kiến thức về bệnh ĐTĐTK của ĐTNC (n) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ

Chị hiểu Đái ra đường/ Tăng cân béo phì 12 12,2 như thế nào Đường máu tăng cao hơn bình thường 36 36,7 là bệnh Không biết 50 51,1 ĐTĐTK

Theo chị Tuổi > 30 11 11,2 những nguy Tăng huyết áp 8 8,2 cơ nào dẫn Gia đình có người bị ĐTĐ 12 12,2 đến Phụ nữ có tiền sử con to, sẩy thai hoặc 9 9,2 ĐTĐTK? thai lưu

Theo chị Không biết 42 42,9 làm thế nào Ăn uống điều độ 56 57,1 để phòng Thường xuyên tập thể dục 52 53,1 ngừa Không sử dụng chất kích thích 48 49,0 ĐTĐTK? Thuốc tân dược 1 1,0

Nhận xét: Có 36,7% thiếu kiến thức về bệnh ĐTĐTK; 62,2% người bệnh không biết những nguy cơ nào dẫn đến ĐTĐTK và 42,9% người bệnh thiếu kiến thức về phòng ngừa bệnh ĐTĐTK; Đặc điểm Số lượng

Hậu quả của ĐTĐTK Con to 4 4,1 đối với con là gì? Đa ối 6 6,1

Nhiễm độc thai nghén 27 27,6 Đẻ non 8 8,2

Hậu quả của ĐTĐTK Tăng cân quá mức 12 12,2 đối với mẹ là gì? Tăng huyết áp 24 24,5 Đái tháo đường mãn tính 35 35,7

Nhận xét: Có 63,3% người bệnh không biết về hậu quả của bệnh ĐTĐTK đối với con và 46,9% không biết hậu quả của ĐTĐTK đối với mẹ.

2.3.2 Thực trạng kiến thức về chế độ ăn thai phụ

Bảng 2 5 Kiến thức chung trong chế độ ăn của ĐTNC (n)

Nội dung kiến thức Trả lời đúng

Theo chị chế độ ăn hợp lý có làm ổn định lượng glucose

Có nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 36 36,7 Ăn thành 2 bữa chính + 3 bữa phụ/ ngày 39 40,0 ăn bất cứ khi nào thấy đói 31 31,6

Lượng thức ăn bữa chính bằng lượng thức ăn bữa phụ 39 39,8

Hạn chế ăn nhiều nội tạng động vật 51 52,0 Ăn thực phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ …) 45 45,9

Uống ít nhất là 2000ml bao gồm cả nước từ thức ăn 32 32,7

Nhận xét: 27,6% thai phụ có kiến thức đúng về chế độ ăn hợp lý có làm ổn định lượng glucose trong máu và 52% thai phụ có kiến thức đúng về hạn chế ăn nhiều nội tạng động vật.

Bảng 2 6 Kiến thức về chất bột đường trong chế độ ăn của ĐTNC (n)

Nội dung kiến thức Số lượng Tỷ lệ % Ăn giảm lượng chất bột đường ( cơm trắng, khoai ) 43 43,9

Không ăn lượng chất bột đường ( cơm trắng, khoai ) 42 42,9 Ăn bánh mỳ trắng, miến dong 41 41,8 Ăn bánh mỳ đen, gạo lứt, gạo xay xát dối 35 35,7

Uống nhiều nước ép trái cây 45 45,9

Nên ăn nhiều trái cây ngọt (mít chín, chuối chín, sầu

Nên ăn trái cây có hàm lượng đường thấp: thanh long,

Uống sữa dành cho bà bầu 62 63,3

Uống sữa có chỉ số đường huyết thấp: glucena, sữa tươi

46 46,9 không đường, sữa chua không đường…

Nhận xét: Kiến thức đúng của thai phụ chế độ ăn bánh mỳ đen, gạo lứt, gạo xay xát dối 35,7%; ăn bánh mì trắng, miến dong 41,8% và có 63,3% thai phụ có kiến thức đúng về uống sữa dành cho bà bầu.

Bảng 2 7 Kiến thức về chất xơ trong chế độ ăn của ĐTNC (n) Trả lời đúng

Nội dung kiến thức Số lượng Tỷ lệ % Ăn rất nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày 53 54,1

Lượng rau bằng ẳ lượng thực phẩm trong bữa 24 24,5 Ăn rau sau bữa ăn chính ( sáng, trưa, tối) 42 42,9 Ăn rau trước bữa ăn chính ( sáng, trưa, tối) 38 38,8

Nhận xột: Cú 24,5% thai phụ kiến thức đỳng về lượng rau bằng ẳ lượng thực phẩm trong bữa; 38,8% có kiến thức đúng về ăn rau trước bữa ăn chính (sáng, trưa, tối).

Bảng 2 8 Kiến thức về cách chế biến món ăn của ĐTNC (n)

Nội dung kiến thức Số lượng Tỷ lệ %

Chế biến thực phẩm dạng luộc, hấp 62 63,3

Hạn chế biến thực phẩm dạng chiên, nướng 62 63,3

Không dùng mỡ động vật trong chế biến món

Không dùng dầu thực vật trong chế biến món

Nhận xét: Kiến thức về cách chế biến thức ăn của người bệnh dao động 52,0% đến 63,3% trong đó, có 52,0% người bệnh có kiến thức đúng về hạn chế việc dùng mỡ động vật trong chế biến thức ăn và 63,3% người bệnh có kiến thức về hạn chế biến dạng chiên nướng.

Bảng 2 9 Phân loại kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC (n)

Thời điểm Tốt Khá Trung bình n % n % n %

Kiến thức về chất bột

Kiến thức về chất xơ 12 12,2 24 24,5 0 0 62 63,3

Nhận xét: Nhìn chung, kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh còn thấp Có 4,1% người bệnh có kiến thức chung ở mức độ tốt, 8,2% kiến thức tốt về chất bột đường,12,2% người bệnh có kiến thức đúng về chất xơ và 15,3% người bệnh có kiến thức tốt về chế biến món ăn.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Tuổi: Nghiên cứu thực hiện trên 98 thai phụ đến khám tại Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Thuân Châu có 81,6% < 25 tuổi, 14,3% độ tuổi 25-35 tuổi (Bảng 3.1) Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm người bệnh độ tuổi 25-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 71,8%, tuy nhiên vẫn có 14,1% người bệnh có độ tuổi > 35 tuổi [15] Điều này phù hợp với khuyến nghị độ tuổi sinh con của phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi là độ tuổi tốt nhất cho cả mẹ và bé,… Tuy nhiên trong nghiên cứu vẫn còn 4,1% người bệnh sinh con muộn từ sau tuổi 35, điều này làm gia tăng những điều kiện không thuận lợi cho cả mẹ và thai nhi.

Trình độ học vấn: Trong nghiên cứu 3,1% người bệnh có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên, 96,9% người bệnh có trình độ THPT và dưới THPT, vẫn còn 6,1% không biết chữ (bảng 2.2) Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm có 62,6% người bệnh có trình độ đại học và chỉ có 1% người bệnh có trình độ THPT [15] Trình độ học vấn của người bệnh trong nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Thuỳ, người bệnh có trình độ học vấn đại học chỉ 15%, dưới đại học 85% [17] Có sự khác biệt này có thể do khác nhau địa điểm nghiên cứu giữa vùng miền Trình độ văn hóa là một trong các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới kiến thức về bệnh cũng như khả năng tiếp thu thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu [13] Trình độ học vấn trong nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu là do Thuận Châu là vùng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Sơn La, có nhiều dân tộc như dân tộc Thái, dân tộc Mông; dân tộc Kinh; dân tộc Khơ Mú; dân tộc Kháng; dân tộc La Ha…Đời sống người dân còn khó khăn, nên việc qua tâm đến nâng cao trình độ giáo dục còn hạn chế. Đặc điểm kiến thức về ĐTĐ:

Trong nghiên cứu 36,7% trả lời đúng đường máu tăng cao hơn bình thường; 59,8% không biết nguy cơ dẫn đến ĐTĐTK cụ thể 11,2% trả lời đúng yếu tố nguy cơ do tuổi >30 tuổi, 8,2% do tăng huyết áp, 12,2% do gia đình có tiền sử bệnh ĐTĐ, 9,2% do có tiền sử con to, sẩy thai hoặc thai lưu (Bảng 2.3) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm 89,9% người bệnh có kiến thức đúng về bệnh ĐTĐTK, kiến thức về yếu tố nguy cơ có 14,6% người bệnh do tuổi >30 tuổi; 9,8% do tăng huyết áp, 15,9% do gia đình có tiền sử bệnh ĐTĐ, 13,4% do có tiền sử con to, sẩy thai hoặc thai lưu; và 43,3% do người bệnh không biết yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ thai kỳ [15].

Có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tất cả thai phụ đến khám (đã mắc bệnh ĐTĐTK hoặc không mắc bệnh ĐTĐTK) còn nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm thai phụ đã được chẩn đoán bệnh ĐTĐTK Từ kết quả này cho thấy người bệnh thiếu kiến thức về yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐTK còn khá cao, do đó NVYT cần tư vấn giáo dục kiến thức cho thai phụ về các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐTK cho thai phụ sớm vào những lần mang thai lần 1 của người bệnh, để từ đó giúp thai phụ hạn chế được yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐTK.

Tại Bảng 2.3 có 42,9% thai phụ không biết phòng ngừa ĐTĐTK Trong đó, 57,1% trả lời đúng ăn uống điều độ, 53,1% trả lời đúng thường xuyên tập thể dục, 49,0%Không sử dụng chất kích thích.

Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC

Thời kỳ tiền sản trong cuộc đời của người phụ nữ mang thai là rất quan trọng Đối với thai phụ mắc bệnh ĐTĐTK cần phải có kiến thức về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ĐTĐ được hiệu quả.

3.2.1 Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC

Chế độ ăn là một biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ Việc tuân thủ chế độ ăn giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu phù hợp, tránh được những biến chứng ĐTĐ gây ra [3].

Kiến thức chung trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ khá thấp, 31,6% thai phụ ăn bất cứ khi nào thấy đói; 27,6% thai phụ có kiến thức chế độ ăn hợp lý ổn định lượng glucose; 36,7% có kiến thức đúng có nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày; 40,0% có kiến thức ăn thành 2 bữa chính + 3 bữa phụ/ ngày (Bảng 2.5) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm có 44,4% thai phụ ăn bất cứ khi nào thấy đói; 50,5% người bệnh có kiến thức chế độ ăn hợp lý ổn định lượng glucose; 60,0% người bệnh có kiến thức đúng có nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày; 62,65% người bệnh có kiến thức ăn thành 2 bữa chính + 3 bữa phụ/ ngày [15] Nghiên cứu Nguyễn Trọng Nhân người bệnh có kiến thức về thói quen ăn sáng 571% và 33,7% người bệnh có kiến thức đúng cách lựa chọn số bữa ăn trong ngày của người bệnh ĐTĐ [13] Có sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu và độ tuổi nghiên cứu khác nhau trong nghiên cứu của tôi đối tượng là những thai phụ đến khám bệnh nói chung, trong khi nghiên cứu Nguyễn Trọng Nhân đối tượng là người bệnh mắc bệnh ĐTĐ nói chung có độ tuổi trung bình 58,88 ± 11,47 tuổi.

Người bệnh ĐTĐ nên tránh bữa ăn lớn mà chia nhỏ thành nhiều bữa gồm 3 bữa chính, 1 -3 bữa ăn phụ để giúp người bệnh ổn định đường máu, đường máu không bị tăng quá cao sau bữa ăn và cũng không bị hạ quá thấp khi xa bữa ăn Ngoài ra họ không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn vì nếu bỏ bữa có thể làm hạ đường huyết hoặc làm tăng đường huyết sau ăn bữa tiếp theo [3], [7].

Kiến thức về chất bột đường trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh dao động ở mức 35,7% đến 63,2% Trong đó, người bệnh có kiến thức về ăn bánh mỳ đen, gạo lứt, gạo xay xát dối 41,8%; ăn giảm lượng chất bột đường 43,9%; 50,0% người bệnh có kiến thức đúng nên ăn trái cây có hàm lượng đường thấp: thanh long, cam, roi…; 54,1% người bệnh có kiến thức đúng về không nên ăn nhiều trái cây ngọt (mít chín, chuối chín, sầu riêng chín, xoài chín, ) (Bảng 2.6) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm có 53,5% đến 71,7% Trong đó, người bệnh có kiến thức về ăn giảm lượng chất bột đường 53,5%; ăn bánh mỳ đen, gạo lứt, gạo xay xát dối 71,7%; 61,6% người bệnh có kiến thức đúng về không nên ăn nhiều trái cây ngọt (mít chín, chuối chín, sầu riêng chín, xoài chín, ); 64,6% người bệnh có kiến thức đúng nên ăn trái cây có hàm lượng đường thấp: thanh long, cam, roi…[15].

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association) nói rằng miễn là không bị dị ứng, tất cả trái cây đều tốt cho sức khỏe, điều quan trọng là phải xem xét việc chuẩn bị trái cây cho hợp lý Viện Quốc gia về bệnh ĐTĐ, các bệnh đường tiêu hóa và thận Hoa Kỳ (NIDDK -National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) khuyên những người bị ĐTĐ nên tránh uống các loại nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp có đường vì chúng nhanh được hấp thụ dẫn đến làm tăng nhanh lượng đường trong máu Những loại trái cây có chỉ số glycemic (GI) thấp được khuyến cáo người bệnh ĐTĐ nên lựa chọn vì tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn chúng sẽ là thấp hơn so với các loại trái cây khác Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đó là: Táo, bơ, chuối, dâu, bưởi, kiwi, cam, đào, lê, mận [20].

Kiến thức về chất xơ trong chế độ dinh dưỡng: Có 54,1 % thai phụ có có kiến thức về ăn rất nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày kiến thức về ăn rất nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày; 53,1% có kiến thức đúng Ăn rau sau bữa ăn chính (sáng, trưa, tối); Tuy nhiờn chỉ cú 24,5% cú kiến thức đỳng về lượng rau bằng ẳ lượng thực phẩm trong bữa (Bảng 2.7) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm có 55,6% người bệnh có kiến thức về ăn rất nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày và 62,6% người bệnh có kiến thức ăn rau trước bữa ăn chính [15] Nghiên cứu của Nguyễn Lê Hương có 96% người bệnh mắc bệnh ĐTĐTK có kiến thức đúng về ăn rau

[9] và Nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Thuỳ có 73,3% người bệnh có kiến thức các loại rau xanh nhiều chất xơ trong các bữa ăn [17] Theo nghiên cứu Nguyễn Trọng Nhân có 74,5% người bệnh có kiến thức về sử dụng rau xanh hàng ngày [13] Như vậy, có thể thấy người bệnh có kiến thức còn thấp về chế độ ăn chất xơ.

Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt và tim mạch luôn được khỏe mạnh Hơn nữa, rau xanh chứa ít calo và tinh bột đường, giúp hạn chế tăng đường huyết Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người bị ĐTĐ khi hấp thu nhiều vitamin C mà có ở trong rau xanh sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn Mặt khác, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường, làm chậm hấp thu đường và làm giảm tăng đường sau khi ăn [3]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tếThế giới, cung cấp tăng chất xơ cho người bệnh ĐTĐ là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ bằng chế độ dinh dưỡng Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể Chất xơ làm tinh bột lưu lại ở dạdày lâu hơn, làm giảm hấp thu glucose vào máu, có tác dụng điều hòa glucose máu, do đó làm lượng đường trong máu không tăng cao đột ngột Ngoài ra tinh bột chậm tiêu hóa còn tạo cảm giác no lâu, góp phần làm dịu đáp ứng đường huyết Mặc dù rau quả có vai trò quan trọng như vây, đồng thời rau quả là một trong những món ăn phổ biến trong các bữa cơm gia đình nhưng mức độ sử dụng rau trong bữa cơm hàng ngày còn chưa đạt hiệu quả cao nhất Đây chính là nhiệm vụ đòi hỏi nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu những lỗ hổng kiến thức của người bệnh về vấn đề này để có thể tư vấn và khắc phục nâng cao kiến thức cho người bệnh.

Kiến thức về cách chế biến món ăn của thai phụ dao động 52,0% đến 63,3%: Có63,3% thai phụ có kiến thức đúng về chế biến thực phẩm dạng luộc, hấp và chế biến thực phẩm hạn chế dạng chiên, nướng; 58,2% có kiến thức đúng không dùng dầu thực vật trong chế biến món ăn và 52,0% có kiến thức đúng về không dùng mỡ động vật trong chế biến món ăn (Bảng 2.8) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Tâm kiến thức chế biến món ăn 57,6% đến 68,5%: Có 57,6% người bệnh có kiến thức đúng về việc dùng mỡ động vật trong chế biến thức ăn và 68,7% người bệnh có kiến thức đúng về chế biến dạng chiên nướng; 66,7% người bệnh có kiến thức về chế biến thực phẩm dạng luộc hấp [15].

Qua đây cho thấy đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa quan tâm đúng mức tới chế độ ăn kiêng, trong khi đó chế độ ăn kiêng là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị nhằm kiểm soát đường huyết cũng như phòng biến chứng của bệnh Nguyên nhân có thể do họ thường nghe truyền miệng từ người khác và chưa được nhân viên y tế tư vấn cụ thể chi tiết Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh, đặc biệt là đối với thai phụ mắc bệnh ĐTĐ [16].

Vì vậy, Điều dưỡng và NVYT Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu nói riêng và các cơ sở khám chữa bệnh thai phụ nói chung cần phải tăng cường tư vấn kiến thức chế độ ăn cho thai phụ mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt tư vấn chế độ ăn chất xơ, nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh từ đó giúp người bệnh thay đổi lối sống phù hợp, góp phần điều trị bệnh được hiệu quả và nâng cao sức khoẻ cho thai nhi.

3.2.2 Phân loại kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC

Bảng 2.9: Kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện của ĐTNC tương đối thấp. Trong 98 thai phụ có kiến thức chung tốt 4,1%; về bột đường 8,2%; chất xơ 12,2%; về chế biến 15,3%; Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm người bệnh có kiến thức tốt về đường 18,2%; chất xơ 19,2%; về chế biến 17,2% Có sự khác biệt là do đối tượng, địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Tại Bệnh viện Đa khoa Thuận Châu hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cần được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nhiều kênh, nhiều mô hình phong phú, sáng tạo ở các khoa khác nhau, góp phần giải quyết vấn đề sức khoẻ phù hợp với thực tế Bệnh viện Tuy nhiên, thực tiễn về công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh ĐTĐTK cho thai phụ được áp dụng sau khi người bệnh đã được chẩn đoản mắc bệnh ĐTĐTK Vì vậy, đề giảm và hạn chế tỷ kệ mắc bệnh ĐTĐTK, NVYT cần chú trọng tư vấn chế độ ăn và tập luyện hợp lý cho thai phụ sớm vào lần khám sức khoẻ đầu tiên (bao gồm cả thai phụ đã hoặc chưa được chuẩn đoán bệnh ĐTĐTK), để giúp thai phụ có thể phòng được bệnh ĐTĐTK, phòng các biến chứng ĐTĐTK sớm, từ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện [15].

Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng bệnh ĐTĐTK cho thai phụ

Bệnh viện đã tạo điều kiện cho toàn bộ ĐD trung cấp được đi học nâng cao trình độ tiến tới chuẩn hóa trình độ cao đẳng.

Tạo điều kiện cho NVYT nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó bao gồm vấn đề tư vấn GDSK cho thai phụ và người bệnh đến khám và điều trị nói chung.

Mở các lớp tập huấn đào tạo cho nhóm NVYT (có thể là NVYT hoặc tình nguyện viên hoặc NVYT chuyên ngành) có kiến thức về sức khỏe sinh sản, các bệnh thai phụ mắc phải trong quá trình mang thai trong đó có bệnh ĐTĐTK.

Tổ chức các buổi tọa đàm về bệnh ĐTĐTK để thai phụ đến khám cùng được tham gia và thảo luận Cung cấp tài liệu phát tay dưới dạng tranh, ảnh, để nơi thuận tiện giúp thai phụ có thể tiếp cận dễ dàng.

Phòng Điều dưỡng lồng ghép với công tác giám sát việc chăm sóc cũng như tư vấn giáo dục sức khỏe tại các khoa khám và điều trị bệnh, tăng cường kiểm tra kiến thức của NYVT về chuyên môn, trong đó có kiến thức về phòng bệnh ĐTĐTK cho thai phụ.

Không ngừng tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ngoài những buổi được học lớp tập huấn, còn học từ đồng nghiệp.

Khi thai phụ đến khám, NVYT cấn nhắc nhở thường xuyên để thai phụ không quên các cuộc hẹn được sắp xếp khám định kỳ đồng thời tự phát hiện những dấu hiệu bất thường khi mang thai.

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh: cung cấp các thông tin về các bệnh liên quan đến thai kỳ, trong đó có bệnh ĐTĐTK.

Thay đổi cách thức giao tiếp, tư vấn giáo dục sức khỏe cho thai phụ NVYT có thể giao tiếp trực tiếp, qua email, qua điện thoại. Để nâng cao hiệu quả tư vấn, điều dưỡng cần có nững kiến thức và kỹ năng cơ bản, có thể tập trung vào 3-4 nội dung chính, không nói nhiều, nói lan man, sử dụng từ ngữ đơn giản, ngôn ngữ hàng ngày để người bệnh dễ dàng tiếp thu.

Mỗi thai phụ cần tự nâng cao ý thức bản thân, tự trao dồi kiến thức cho chính mình trong công tác phòng và điều trị bệnh ĐTĐTK, trong đó có kiến thức về chế độ dinh dưỡng Hiện nay, với sự phát triển công nghệ thông tin phát triển, hầu hết người bệnh đều tiếp cận với công nghệ đó như internet, máy tính, điện thoại thông minh kết hợp mọi thông tư, quyết định Bộ y tế liên quan đến chăm sóc thai phụ đều được đưa lên các trang wed chính thống Vì vậy, mỗi người thai phụ có thể cập nhật thông tin kiến thức phòng và điều trị bệnh.

Thai phụ tích cực cùng tham gia quá trình khám thai định kỳ tại bệnh viện theo lịch khám.

Khi ra viện cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ vệ sinh và cách phát hiện những dấu hiệu bất thường khi mang thai.

Thai phụ cần hiểu rõ vai trò của việc thực hiện chế dộ dinh dưỡng, chế độ vận động lành mạnh nhằm duy trì tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình mang thai Thai phụ cần có chế độ ăn tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia….Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ, nghe nhạc … để tinh thần được thoải mái, không thức quá khuya, hạn chế làm việc trên trong môi trường độc hại.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1.Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 1.Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=98) (Trang 20)
Bảng 2. 2. Đặc điểm trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 2. Đặc điểm trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu (n=98) (Trang 21)
Bảng 2. 3. Kiến thức về bệnh ĐTĐTK của ĐTNC (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 3. Kiến thức về bệnh ĐTĐTK của ĐTNC (n=98) (Trang 21)
Bảng 2. 5. Kiến thức chung trong chế độ ăn của ĐTNC (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 5. Kiến thức chung trong chế độ ăn của ĐTNC (n=98) (Trang 22)
Bảng 2. 6. Kiến thức về chất bột đường trong chế độ ăn của ĐTNC (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 6. Kiến thức về chất bột đường trong chế độ ăn của ĐTNC (n=98) (Trang 23)
Bảng 2. 9. Phân loại kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 9. Phân loại kiến thức về chế độ ăn của ĐTNC (n=98) (Trang 24)
Bảng 2. 8. Kiến thức về cách chế biến món ăn của ĐTNC (n=98) - thực trạng kiến thức về chế độ ăn của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện đa khoa thuận châu sơn la năm 2023
Bảng 2. 8. Kiến thức về cách chế biến món ăn của ĐTNC (n=98) (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w