thực trạng kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảo an toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảo an toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các điều dưỡngviên tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã quan tâm và giúp đỡ tôitrong quá trình thu thập số liệu, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ về mọi mặtđể tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày thángnăm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

chuyên ngành Điều dưỡng Ngoại người lớn, Trường tôi xin cam đoan: Đây làcông trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệutrong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm!

Nam Định, ngày thángnăm 2023

Người cam đoan

Trang 3

2.1 Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 17

2.2 Đối tượng và phương pháp khảo sát 17

2.3 Thực trạng kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảo 18an toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnhPhú Thọ………

Chương 3: Bàn luận ….……… 27

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……… 27

3.2 Thực hành kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảo 27an toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnhPhú Thọ………

3.3 Những ưu điểm và nhược điểm trong thực hành về các biện 28pháp đảm bảo an toàn sử dụng thuốc của điềudưỡng………

3.4 Nguyên nhân những việc làm được và chưa làm được…… 29

Kết luận……….……… 31

Trang 4

Đề xuất giải pháp……… 32Tài liệu tham khảo……… ………

Phụ lục ………

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bệnh việnBơm kim tiêmBơm tiêm

Chất thải sắc nhọnĐiều dưỡng viên

Khám bệnh, chữa bệnhKim tiêm

Kiểm soát nhiễm khuẩnNgười bệnh

Nhân viên y tếSát khuẩnTiêm an toànVệ sinh tay

Tổ chức Y tế Thế giới (World HealthOrganization)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thực hành chuẩn bị người bệnh 21

Bảng 2.2 Thực hành chuẩn bị dụng cụ 22

Bảng 2.3 Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm 23

Bảng 2.4 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc 24

Bảng 2.5 Thực hành xử lý chất thải và vệ sinh tay sau tiêm 25

Bảng 2.6 Mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm an toàn 25

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 : Đặc điểm về giới của điều dưỡng……… 19Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng 19Biểu đồ 2.3 Phân bố theo vị trí tiêm 20

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng thuốc là việc thực hiện các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡngvào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Sử dụng thuốc an toàn,hợp lý là yêu cầu người bệnh nhận được thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, phùhợp với yêu cầu của cá nhân tại một khoảng thời gian nhất định, ở mức độ chi phí thấpnhất đối với bản thân người bệnh và cộng đồng.

Trong điều trị, đường sử dụng thuốc nhiều nhất là tiêm Tiêm có vai trò rấtquan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng.Trong lĩnh vực phòng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động mạnhmẽ và có hiệu quả cao vào việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnhtruyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em [1].

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 16 tỉ mũitiêm Trong khi đó khoảng 20 -50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là chưa đạttiêu chí mũi TAT Hàng năm thiệt hại do tiêm không an toàn gây ra được ước tínhkhoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu người chết do tiêm không an toàn Hơn thế nữa,tiêm không an toàn còn làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lâynhiễm HIV Cụ thể, năm 2000, tiêm không an toàn là nguyên nhân dẫn đến 21triệu người nhiễm bệnh viêm gan B, 2 triệu người nhiễm viêm gan C và 260 nghìnngười nhiễm HIV Có thể thấy rằng tiêm là kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trongcông tác KBCB tại các cơ sở y tế, vì thế tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ranhững nguy cơ không nhỏ đối với cơ thể người bệnh, nhân viên y tế và cộngđồng[2] [6] [24].

Tại Việt Nam, hậu quả do những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở y tế đãgây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh (NB) màcòn ảnh hưởng đến nhân viên y tế (NVYT) và cả cộng đồng Điều này cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) và uy

Trang 9

tín của ngành y tế Theo nghiên cứu của Phạm Đức Mục (2005) vấn đề rủi ro gây ratai biến do tiêm không an toàn chiếm 29,2% [14] Theo kết quả nghiên cứu của HàThị Kim Phượng (2014) về thực hiện kỹ thuật tiêm tại các bệnh viện thuộc khu vựcthành phố Hà Nội: tỉ lệ ĐDV không rửa tay trước khi tiêm là 55,6%, dùng pankkhông đảm bảo vô khuẩn là 36%, không sát khuẩn ống thuốc trước khi lấy thuốc là34%, dùng tay để tháo lắp KT là 20,4% [16] Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiếnthức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên tại các bệnh viện còn nhiều hạnchế Trước thực trạng đó Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêm an toàn tại Quyếtđịnh số 3671/QĐ- BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những kiến thứcvà kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả cáccơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã ban hành quy trình chuẩn về tiêm truyền,trang bị tương đối đầy đủ các y dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện để đảm bảo thựchiện được đúng theo quy trình kỹ thuật tiêm an toàn (TAT) và tổ chức tập huấn vàphổ biến quy định tiêm an toàn cũng như an toàn dùng thuốc theo Hướng dẫn tiêman toàn của Bộ Y Tế Tuy nhiên, hiện nay tại bệnh viện vẫn chưa có đánh giá cụ thểnào về kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảo an toàn sử dụng thuốc củađiều dưỡng để từ đó tìm ra những thiếu hụt, nguyên nhân nhằm xây dựng các giảipháp cải thiện vấn đề này Vì vậy để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành thực

hiện chuyên đề báo cáo về “Thực trạng kiến thức và thực hành về các biện pháp

đảm bảo an toàn sử dụng thuốc của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh PhúThọ năm 2023”.

Với mục 2 tiêu là:

1 Mô tả thực trạng thực kiến thức và thực hành về các biện pháp đảm bảoan toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm2023.

Trang 10

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành về các biệnpháp đảm bảo an toàn sử dụng thuốc của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhPhú Thọ.

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm an toàn trong sử dụng thuốc

1.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến an toàn trong sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là yêu cầu người bệnh nhận được thuốc thích hợpvới nhu cầu lâm sàng, phù hợp với yêu cầu của cá nhân tại một khoảng thời gian nhất định,ở mức độ chi phí thấp nhất đối với bản thân người bệnh và cộng đồng.

Để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cần đạt được 4 tiêu chuẩn sau Thứnhất, thuốc cho hiệu quả điều trị tốt, khả năng khỏi bệnh cao Thứ hai, thuốc có tính antoàn cao, ít có khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) Thứ ba,thuốc tiện dụng, dễ sử dụng, liều lượng phù hợp Thứ 4, việc sử dụng thuốc mang lại hiệuquả về kinh tế, tức người bệnh được sử dụng thuốc với giá thành hợp lý nhất Thôngthường, giá thuốc có thể được tính theo nguồn gốc sản xuất (thuốc sản xuất trong nướchoặc ngoại nhập) Cũng có những trường hợp chi phí điều trị cả tiền của các xét nghiệmcận lâm sàng cần phải làm khi sử dụng thuốc.

Trước hết, người sử dụng thuốc cần có một số kiến thức nhất định về loại thuốcmà mình đang sử dụng Hiểu rõ về thuốc sẽ giúp sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả.Đối với mỗi loại thuốc mà bản thân đang dùng, cho dù là thuốc không cần kê đơn haythuốc kê đơn của bác sĩ, cần nắm rõ những thông tin về tên thuốc (cả tên thương mại vàthuốc gốc); kích thước, màu sắc của viên thuốc; liều lượng sử dụng; tác dụng phụthường gặp,…

Nếu không tìm thấy những thông tin nêu trên được in trên bao bì sản phẩmthuốc hoặc có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.

Khái niệm chung về Tiêm: Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc, dịch,

chất dinh dưỡng và một số chất khác (iod, các đồng vị phóng xạ, chất màu…) vàocơ thể nhằm mục đích điều trị dự phòng Có nhiều loại đường tiêm

Trang 12

và được phân loại theo vị trí tiêm (trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch, trongxương, động mạch, màng bụng…)[3],[25].

Khái niệm Tiêm an toàn theo WHO: Tiêm an toàn là mũi tiêm được thựchiện có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, không gây hại cho người nhận mũitiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạochất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [6].

Mũi tiêm không an toàn: Là mũi tiêm có từ một tiêu chí thực hành không đạt trởlên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm kim tiêm (BKT) không vô khuẩn, tiêmkhông đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện đúng các bước của quy trình tiêm;các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn (CTSN) sau khi tiêm không phân loại và côlập ngay theo quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế [6].

1.1.1.2 Nguyên tắc thực hành tiêm an toàn

Để đảm bảo TAT cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, năm 2012trong Hướng dẫn TAT, BYT đưa ra nguyên tắc thực hành tiêm cụ thể như sau[8]:

a) Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm:

Thực hiện 05 đúng bao gồm: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liềulượng, đúng thời điểm, đúng đường tiêm Thực hiện 5 đúng cần được thực hiệnkhi chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm và trước khi tiêm [6].

Phòng và chống sốc: Trước khi thực hiện cho người bệnh mũi tiêm đầutiên cần hỏi về tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn.

Luôn mang theo hộp chống sốc khi tiêm Cơ số của hộp chống sốc, hướngdẫn phòng và chống sốc phản vệ được ghi rõ trong thông tư 51/2017/TT-BYTngày 29 tháng 12 năm 2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ[4].

Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt ngườibệnh.

Trang 13

Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10 - 15 phút để phòng phản vệ muộn [4].

Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:

- Chọn vùng da tiêm mềm mại không có tổn thương không có sẹo lồi lõm.- Xác định đúng vị trí tiêm.

- Tiêm đúng góc độ và độ sâu.

- Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức quy định.- Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh [5],[25].

Các phòng ngừa khác:

- Đảm bảo đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm truyền.

- Luôn hỏi người bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc.- Sử dụng thuốc tiêm một liều Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không lưu kim trên lọ thuốc.

- Không pha trộn 2 hoặc nhiều loại thuốc vào một loại bơm kim tiêm Không dùng một kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc.

- Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn[2].

b) Không gây nguy hại cho người tiêm:

Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm:- Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của ngườibệnh.

- Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh vỡ rơi vào ống thuốc, rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay [6].

Không dùng tay đậy nắp kim.

Bỏ BKT vào thùng kháng thủng ngay sau khi tiêm Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.

Trang 14

Không để vật sắc nhọn đầy quá 3/4 hộp kháng thủng.Khi bị phơi nhiễm vật sắc nhọn, cần xử lý, khai báo ngay.Nguy cơ bị đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm:

- Thông báo, giải thích rõ cho người nhà hoặc người bệnh trước khi tiêm.- Kiểm tra chắc chắn y lệnh trong hồ sơ bệnh án (trừ trường hợp cấp cứu).- Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi tiêm.

- Pha thuốc trước sự chứng kiến của người nhà, người bệnh.

- Giữ lại lọ thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vậtchứng.

- Ghi phiếu chăm sóc.

c) Không gây nguy hại cho cộng đồng

Chất thải y tế nguy hại:

- Là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khácvượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguyhại không lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm bao gồm:

- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắthoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của

Trang 15

dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫuthuật và các vật sắc nhọn khác;

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứamáu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cáchly;

Quản lý chất thải y tế:

Là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.

Giảm thiểu chất thải y tế:

Là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát triển của chất thải y tế.Thu gom chất thải y tế:

Là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.

Vận chuyển chất thải y tế:

Là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sởy tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sởy tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguyhại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.

Bơm kim tiêm:

Là bơm tiêm đã được tiệt khuẩn, còn hạn dùng, được đựng trong túi cònnguyên vẹn, kim tiêm không chạm vào các đồ vật hoặc tay trước khi tiêm [2],[6].

Chất sát khuẩn:

Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc da) Chấtnày khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vikhuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng cụ Một số loại chất sátkhuẩn (SK) là chất diệt khuẩn thực sự, có khả năng tiêu diệt vi

Trang 16

khuẩn trong khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừavà ức chế sự phát triển của chúng [1].

Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn:

Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng đểxoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật Các loạidung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức đượccông nhận của các hãng dược phẩm.

Tiêm bắp:

Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60 – 900 so vớimặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau: Cánhtay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay, vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi,vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậutrước trên với mỏm xương cụt [1].

Tiêm dưới da:

Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim tiêm để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da củaNB, kim chếch 30 – 45 độ so với mặt da Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trướcngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xươngbánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5cm)[1].

Tiêm, truyền tĩnh mạch:

Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30 độ sovới mặt da Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùngtiêm nguyên vẹn.

Tiêm trong da:

Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 10– 15o, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da Thường chọn

Trang 17

vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặttrước trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thôngdụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏmkhuỷu), bả vai, cơ ngực lớn.

Vật sắc nhọn:

Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc nhọnbao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bịvỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm.

Thùng đựng chất thải sắc nhọn:

Còn gọi là “hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay“hộp an toàn” Hộp đựng CTSN được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng,chống rò rỉ được thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom,hủy bỏ và tiêu hủy Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quychế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế [5].

Xử lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm:

Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộpkháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫykim.

1.1.2 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn

Trang 18

Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sứckhỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khácnhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng…) [18].

Đối với người bệnh:

Những nguy cơ về mặt sức khỏe do tiêm không an toàn là nguy cơ bị ápxe tại vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và đặc biệtlà nguy cơ truyền các virus qua đường máu cho người bệnh, NVYT và cộngđồng.

Nghiên cứu của WHO (2004) cho thấy tiêm không an toàn gây nênkhoảng 250 ngàn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% cáctrường hợp nhiễm HIV mới[22] Theo ước tính của WHO mỗi năm trên toàn cầucó khoảng 21 triệu ca nhiễm mới viêm gan B chiếm 32%, 2 triệu ca nhiễm mớiviêm gan C chiếm 40%, và 260.000 ca nhiễm mới HIV chiếm 5% so với tổng sốca nhiễm mới của từng loại virus đó[24].

Đối với nhân viên y tế:

Mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủyếu là những bệnh lây qua đường máu như: Viêm gan B; HIV… một mắt xíchquan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang NVYT qua đường máu làcác tai nạn do VSN Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâmvào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44% - 72%) Tại Việt Nam, nghiêncứu của Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2009 cho thấy điều dưỡng có tần suất phơinhiễm cao nhất 79,6/1000 người/4 tháng), trong đó tổn thương xuyên da là66,7/1000 người/4 tháng; NVYT thường xuyên thực hiện các công việc tiêmtruyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thươngxuyên da (43,3/1000 người/4 tháng)[18].

Đối với cộng đồng:

Trang 19

Một hoạt động không an toàn khác là việc thu gom, xử lý không đúng dụngcụ tiêm truyền nhiễm bẩn, dẫn đến NVYT và cộng đồng có thể phơi nhiễm nguy cơbị thương tích do kim đâm Tiêm không an toàn gây ra tâm lý lo lắng cả người đượctiêm, người thực hành tiêm và cộng đồng về nguy cơ tổn thương do VSN… Bêncạnh đó, cơ sở hạ tầng không tốt về xử lý rác thải y tế là nguyên nhân khiến tiêmkhông an toàn gây tổn hại đến cộng đồng.

Theo Cục Y tế dự phòng - Môi trường (BYT-2008), những nguy hại chocộng đồng thường xảy ra khi những dụng cụ sau tiêm không được xử lý an toàn,hoặc khi thiêu đốt không an toàn có thể gây ra những nguy hại cho môi trườngvà ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng [23].

1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn

Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn theo Hướng dẫn tiêm an toàn trong cáccơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành tháng 9/2012.

Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010, Bộtrưởng Bộ Y tế ra quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21/7/2011 thành lập Ban soạnthảo các tài liệu hướng dẫn KSNK trong đó có tài liệu Hướng dẫn TAT Ban soạn thảotài liệu gồm các thành viên có kinh nghiệm lâm sàng, giảng dạy và quản lý liên quanđến tiêm như Điều dưỡng viên, Bác sỹ, Dược sỹ, Chuyên gia KSNK, Chuyên gia quảnlý khám, chữa bệnh và đại diện Hội điều dưỡng Việt Nam Tài liệu được biên soạn trêncơ sở tham khảo chương trình, tài liệu đào tạo TAT do cục Quản lý khám, chữa bệnhphối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 bệnh việntrong toàn quốc trong hai năm 2009-2010, tham khảo các kết quả khảo sát thực trạngTAT của Hội điều dưỡng Việt Nam các năm 2005, 2008, 2009, tham khảo kết quả ràsoát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam và cáctổ chức WHO, CDC, UNDP, ILO, tài liệu hướng dẫn của một số nước và các

Trang 20

trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho người bệnh và KSNKcủa khu vực, của toàn thế giới.

Tài liệu Hướng dẫn được ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYTngày 27 tháng 9 năm 2012 Nội dung của tài liệu bao gồm 5 phần:

- Các khái niệm, mục đích, phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu hướngdẫn.

- Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu do tiêm không an toàn.- Các giải pháp tăng cường thực hành TAT.

- Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máutrong tiêm.

- Phụ lục: Các bảng kiểm quy trình vệ sinh tay và quy trình tiêm các loại.1.2 Cơ sở thực tiễn về an toàn trong sử dụng thuốc

1.2.1 Thực trạng tiêm an toàn trên thế giới

Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và

thịnh hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vàosử dụng rộng rãi Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang phát triểncó khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũitiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêmđược sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của máu.

Năm 2010, WHO đã đưa ra những chiến lược về sử dụng an toàn và phùhợp của tiêm trên thế giới bao gồm 4 mục tiêu: (1) xây dựng chính sách, kếhoạch quốc gia về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm, (2) đảm bảo chất lượngvà an toàn các thiết bị bơm, (3) tạo điều kiện tiếp cận tiêm truyền một cách côngbằng và (4) đạt được sự phù hợp, hợp lý, sử dụng chi phí hiệu quả trong tiêmtruyền.

Năm 2007, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho TAT, bao gồm 8 yếu tố sau:

Trang 21

+ Không sử dụng chung BKT.

+ Không sử dụng chung kim lấy thuốc.

+ Không dùng BKT đã qua sử dụng để lấy thuốc.

+ Không sử dụng thuốc đơn liều cho nhiều hơn một người bệnh.+ Ưu tiên dùng thuốc đa liều cho một người bệnh duy nhất.

+ Không sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch cho nhiều người bệnh.

+ Thực hiện KSNK đúng qui định khi chuẩn bị và quản lý thuốc tiêm.+ Mang khẩu trang phẫu thuật phù hợp khi tiêm thuốc.

Tám yếu tố trên cũng tương tự như nguyên tắc BYT đưa ra trong hướngdẫn TAT để hạn chế nguy hại cho người nhận mũi tiêm [6].

Theo báo cáo của WHO về hiện trạng TAT tại 19 nước đại diện cho 5 vùng trênthế giới, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển chưa đảm bảo an toàn TạiTrung Quốc, nghiên cứu của XuLiL trên 497 NVYT cho thấy tỷ lệ tiêm không an toàntại tỉnh Sơn Đông là 6,2% Nghiên cứu về bệnh viện huyện Kinh Châu, Hồ Bắc, TrungQuốc kim tiêm sau khi sử dụng, chỉ có 57,5% được chứa trong các hộp đựng dụng cụsắc nhọn, trong khi đó kim tiêm được đậy lại 41,2% trường hợp Nghiên cứu của MusaOl về thực hành tiêm an toàn tại Nigeria cho thấy 80,4% nhân viên y tế chưa đủ kiếnthức về TAT, số mũi tiêm không an toàn là 69,9% Nghiên cứu so sánh kiến thức, tháiđộ, thực hành TAT của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y dược và bệnh viện Sản tạiIBanda trên 385 điều dưỡng cho thấy 100% điều dưỡng đã nghe nói về TAT, mức độkiến thức được đánh giá là cao và không có sự khác biệt giữa 2 bệnh viện, 70,4% biếtđược tiêm không an toàn sẽ gây nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu, 55% chorằng dùng 2 tay đậy nắp kim không phải là thực hành TAT đúng, 76,1% cho rằng BKTsau khi sử dụng phải được bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn Năm 2005, nghiên cứu củaVall Lozalo và cộng sự tai bệnh viện đa khoa vùng

Trang 22

Alicante, Tây Ban Nha trong 12 tháng cho thấy tỷ lệ nguy cơ tương đối của tổnthương qua da ở điều dưỡng giảm đi 93% sau khi được đào tạo về các bệnhnhiễm trùng đường máu có thể lây nhiễm qua tổn thương da và được sử dụngkim tiêm an toàn khi chăm sóc bệnh nhân.

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thựchành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu -Safety Injection Global Network (SIGN) Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêmvà thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vicủa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm Có 5 nội dung chính trongchính sách TAT: áp dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; ngăn ngừa việc sửdụng lại bơm tiêm và kim tiêm; hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng ngay tạinơi sử dụng; phân tách chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; xử lý an toàn vàtiêu hủy dụng cụ tiêm đã qua sử dụng Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiếnlược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm:

(1) Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng.(2) Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị.

(3) Quản lý chất thải an toàn và thích hợp.

Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trongtiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm Với chínhsách của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi của NB vàcộng đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ về truyền thông, kỹ thuật và thiết bịcho các nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp phần giảm thiểucác nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn tại mỗi quốc gia và trên toànthế giới.

1.2.2 Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dựa vào Quy trình chăm sóc người bệnh do BYT ban hành và cáctài liệu giảng dạy điều dưỡng, tài liệu hướng dẫn và tập huấn TAT của

Trang 23

BYT và của Hội Điều dưỡng Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu đánh giá thựchành TAT qua các tiêu chuẩn được xác định Năm 2002, Phạm Đức Mục nghiêncứu trên 7 tỉnh đại diện toàn quốc dựa trên 12 tiêu chuẩn TAT Kết quả có xấp xỉ80% mũi tiêm đạt từ 10-12 tiêu chuẩn [14] Cùng năm này Nguyễn Thị MinhTâm đã tiến hành đề tài “Khảo sát đánh giá ban đầu về hiện trạng TAT trong cáccơ sở y tế khu vực Hà Nội” với 17 tiêu chí Qua quan sát 3443 mũi tiêm truyềntại 87 khoa của 7 bệnh viện và Trung tâm y tế cho thấy tỷ lệ TAT rất thấp chỉ có6% đạt đủ các tiêu chuẩn đánh giá[19].

Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình TAT, Hội điều dưỡngViệt Nam đã đưa ra 17 tiêu chuẩn để đánh giá TAT, được sử dụng trong những khảosát của Hội và của nhiều tác giả Trong đó, có nghiên cứu quy mô lớn của Đào Thànhnăm 2005, đánh dấu mốc 5 năm thực hiện chương trình TAT, khi đánh giá tỷ lệ TATtrên 8 tỉnh trong toàn quốc Tuy nhiên, kết quả quan sát ngẫu nhiên 776 mũi tiêm chothấy chỉ có 22,6% mũi tiêm đạt đủ 17 tiêu chuẩn đề ra và chỉ có 12,8 mũi tiêm đạt từ13 tiêu chuẩn trở xuống [20] Năm 2008 - 2009, BYT phối hợp cùng WHO thực hiệndự án tại Hà Nội và Ninh Bình Sau can thiệp, cải thiện thực hành TAT cũng đượcđánh giá theo 17 tiêu chuẩn Kết quả cho thấy thực hành tiêm theo quy trình tiêm đảmbảo đủ 17 tiêu chuẩn của TAT đã tăng từ 10,9% (trước can thiệp) lên đến 22% (sau canthiệp)[15].

Những năm gần đây, các tiêu chuẩn TAT được sử dụng trong các nghiêncứu có sự thay đổi, găn liền với những tiêu chuẩn mới về TAT theo Hướng dẫnTAT của BYT năm 2012 Nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng, Phan VănTường đánh giá TAT sử dụng theo 23 tiêu chuẩn Bảng kiểm đánh giá mũi TATdùng trong nghiên cứu dựa trên quy trình TAT của BYT có tham khảo bảngkiểm đánh giá mũi TAT của WHO Bộ tiêu chuẩn đánh giá thực hành TAT đượcnhóm thành 5 nhóm tiêu chuẩn chính:

(1) Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm;

Trang 24

(2) Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn;(3) Kỹ thuật tiêm;

(4) Giao tiếp với người bệnh và tiêu chuẩn;

(5) Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho người tiêm và cộng đồng Tỷlệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chuẩn TAT là 22,2% [17].

Theo nghiên cứu Hà Thị Kim Phượng về kiến thức, thực hành TAT củađiều dưỡng tại 03 bệnh viện thuộc sở Y tế Hà Nội năm 2014, TAT được đánh giátheo

21 tiêu chuẩn, cũng được nhóm thành 5 nhóm chính:(1) Thực hành chuẩn bị người bệnh, ĐDV.

(2) Thực hành chuẩn bị dụng cụ tiêm.(3) Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm.(4) Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc (5) Thực hành xử lý chất thải sau tiêm.

Tỷ lệ điều dưỡng thực hành TAT đạt 32,1 % và có sự khác biệt giữa 3bệnh viện được quan sát, cao nhất là bệnh viện Đống Đa (47,4%), bệnh viện ĐứcGiang (44,0%) và bệnh viện Thạch Thất (0%) [16].

Nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2002 tiến hành trên 529 điều dưỡng, đưara tỷ lệ NVYT có kiến thức về TAT là 95,5%[14] Nghiên cứu của Nguyễn Thị MỹLinh và cộng sự tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2009 khảo sát kiến thức và thựchành trên 80 điều dưỡng/nữ hộ sinh về TAT, kết quả cho thấy hiểu biết về ý nghĩa TATcủa điều dưỡng – nữ hộ sinh đạt 100%, gần 95% điều dưỡng hộ sinh có hiểu biết về sựcần thiết phải rửa tay trong quy trình tiêm và xác định các nguyên tắc vô trùng khi tiêmthuốc Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn và hộp chống sốc khi đi tiêm đạt gần 100%.Tuy nhiên còn > 30% điều dưỡng hộ sinh chưa xử lý ban đầu đúng khi bị vật sắc nhọnđâm Thực hành về TAT của điều dưỡng hộ sinh cho thấy rửa tay/sát khuẩn tay nhanhtrước khi tiêm

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan