1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023

54 15 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức Tuân Thủ Điều Trị Của Người Bệnh COPD Điều Trị Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Chương Nghệ An Năm 2023
Người hướng dẫn Th.S
Trường học Trường
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 686 KB

Nội dung

thái độ, thực hành sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế…chính là cơ sở đểđiều trị hiệu quả, kiểm soát được bệnh, giảm tần suất nhập viện điều trị của người bệnhbệnh phổi tắc n

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trường các thầy giáo,

cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Th.S là người

đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ viên chức khoa Khámbệnh và toàn thể người bệnh COPD điều trị ngoại trú của Bệnh viện đa khoa ThanhChương đã quan tâm giúp đỡ, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong báocáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một côngtrình nào khác Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viênhướng dẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nam Định, ngày … tháng 11 năm 2023

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iiv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 3

1.1.2 Tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 7

1.2.1 Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh COPD 7

1.2.2 Các nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị 8

Chương 2 11

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11

2.1 Sơ lược về Bệnh viện đa khoa Thanh Chương 11

2.2 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An năm 2023 11

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 11

2.2.2 Địa điểm và thời gian 11

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu 12

2.2.4 Kết quả thu thập số liệu 14

2.2.4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 14

2.2.4.2 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD 14

Chương 3 23

Trang 4

3.1 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD 23

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 23

3.1.2 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD 24

3.1.3 Kết quả chung về tuân thủ điều trị của người bệnh COPD 27

3.2 Một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị cho người bệnh COPD 28

3.2.1 Đối với bệnh viện. 29

3.2.2 Đối với khoa điều trị cho người bệnh COPD. 29

3.2.3 Đối với cán bộ y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh COPD. 29

3.2.4 Đối với người bệnh và gia đình người bệnh COPD. 30

KẾT LUẬN 31

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 32

TÀI LIỆUTHAM KHẢO 33

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(American Thoracic Society)

Người bệnhNhân viên y tếThể tích thở ra gắng sức trong giây đầutiên (Forced Expiratory Volume inonesecond)

Dung tích sống gắng sứcKhí phế thũng

Phục hồi chức năng hô hấpDung tích sống thở chậm

Suy dinh dưỡngQuyết định – Bộ Y tếThông tư

Viêm phế quản mạn tính

Tổ chức Y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhóm biến nhân khẩu học 12

Bảng 2.2 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 15

Bảng 2.3.Đặc điểm liên quan đến điều trị của đối tượng nghiên cứu 16

Bảng 2.4 Kiến thức chung về bệnh COPD 17

Bảng 2.5 Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám 18

Bảng 2.6 Kiến thức tuân thủ dinh dưỡng 19

Bảng 2.7 Kiến thức tuân thủ dự phòng yếu tố nguy cơ 20

Bảng 2.8 Kiến thức tuân thủ luyện tập PHCN hô hấp 20

Bảng 2.9 Kiến thức tuân thủ thể dục thể thao 21

Bảng 2.10 Điểm trung bình kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh 22

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Phân bố theo địa bàn sinh sống của đối tượng nghiên cứu.15Biểu đồ 2.2 Đặc điểm nguồn cung cấp thông tin 17Biểu đồ 2.3 Phân loại mức độ kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh 22

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, BPTNMT) là bệnh lý thường gặp, có thể phòngngừa và điều trị được Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp trường diễn và hạn chếthông khí do bất thường đường dẫn khí và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các hạthoặc khí độc hại Các triệu chứng hô hấp thường gặp là khó thở, ho hoặc khạc đờm Hạn chếthông khí trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do tổn thương các đường dẫn khí nhỏ và nhu

mô phổi, được đặc trưng bởi thông khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng sứccủa phổi, không thay đổi đáng kể qua nhiều tháng, chỉ đảo ngược được rất ít bằng các thuốcgiãn phế quản [5]

Nguyên nhân gây COPD liên quan đến sự phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại

và các yếu tố chủ thể bao gồm phổi kém phát triển khi còn nhỏ, đột biến gen SERPINA1gây ra thiếu hụt alpha 1 antitrysin Khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ônhiễm không khí và khói chất đốt sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD.Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng tử vong [1].COPD là vấn đề sức khỏe cộng đồng, thể hiện qua tần suất bệnh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tànphế cao và đang tăng lên COPD xếp thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong (sau bệnhmạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não) và là một trong 10 căn bệnh không thểchữa khỏi trên toàn cầu, gây ra nhưng gánh nặng kinh tế và xã hội Dựa trên các nghiêncứu dịch tễ học, số ca mắc COPD ước tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắctrên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm Ở Việt Nam nghiên cứu vềdịch tễ học của COPD năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2% Với sự giatăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc giaphát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm

2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liênquan; đến năm 2060, tử vong do COPD lên tới khoảng 5,4 triệu ca1 [1]

Để có thể hạn chế sự diễn biến của bệnh cần phải có sự nhận thức đúng đắn về sự tuânthủ điều trị của người bệnh về việc sử dụng thuốc, các biện pháp luyện tập và thay đổi chế độdinh dưỡng phù hợp với bệnh, cai thuốc lá và tái khám đúng lịch là kiến thức,

Trang 9

thái độ, thực hành sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế…chính là cơ sở đểđiều trị hiệu quả, kiểm soát được bệnh, giảm tần suất nhập viện điều trị của người bệnhbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ đó làm giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình

và xã hội [1], [9]

Năm 2023, là năm đầu tiên Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương triển khaikhám điều trị bệnh COPD ngoại trú, tổng số người bệnh 116 Để giúp người bệnh phòngngừa các đợt bội nhiễm cấp tính phải nhập viện để điều trị điều quan trọng là người bệnhcần có kiến thức về tuân thủ điều trị để hy vọng người bệnh sẽ có lối sống lành mạnh, an

toàn và hiệu quả Chính vì vậy chúng tôi tiến hành chuyên đề “Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An năm 2023” với mục tiêu như sau:

1 Mô tả thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An năm 2023

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị cho người bệnh COPD

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD)

 Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo Hội Lồng ngực Hoa kỳ (ATS-2011)

COPD là tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn (VPQM) hoặc khí phế thũng(KPT) có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hô hấp Sự tắc nghẽn này xảy ra từ

từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc hồi phục mộtphần [18] Chỉ những trường hợp hen phế quản (HPQ) nặng, có co thắt phế quảnkhông hồi phục mới được xếp vào COPD

Theo Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD):

COPD là “một tình trạng phổi không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng

hô hấp mãn tính (khó thở, ho, khạc đờm, đợt cấp) do những bất thường của đường thở(viêm phế quản) hoặc phế nang (khí thũng) gây ra dai dẳng, thường tiến triển tắc nghẽnluồng không khí” [1]

Bộ Y tế (2023) [1]

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và

điều trị được Đây là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấpmạn tính (khó thở, ho, khạc đờm) và các đợt cấp do tình trạng bất thường của đườngthở (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản) và/hoặc phế nang (khí phế thũng) gây ra tắcnghẽn đường thở dai dẳng và tiến triển [1]

 Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với số liệu nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc cácbệnh khác nhau giữa các khu vực trên thế giới Tỷ lệ mắc COPD cao nhất ở nhữngquốc gia mà hút thuốc còn phổ biến Tỷ lệ bệnh thấp nhất trong nam giới là 2,96/1000dân ở Bắc Phi và Trung Đông và tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân cácquốc gia và vùng đảo ở Châu Á [20]

Tại Hoa Kỳ: Tỷ lệ tử vong do COPD tăng lên đều đặn trong vài thập kỷ qua Theo

Trang 11

Mannino.DM và cộng sự, tại Hoa Kỳ khảo sát mang tính quốc gia trên mẫu đại diện ởnhững người > 25 tuổi thì tỷ lệ mắc COPD là 5% [20].

Tại Châu Âu: Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD là khoảng 6%

ở người trưởng thành, chủ yếu là người hút thuốc lá [20]

Tại Châu Á: Thống kê trên 38 nghiên cứu, tỷ lệ mắc COPD được ước tính là 6,4% Chiếm đến 62% NB ở độ tuổi 40 - 64 tuổi, tỷ lệ mắc COPD tăng theo tuổi cụ thể tăng nguy cơ mắc bệnh đến 5 lần những người trên 65 tuổi so với những người dưới 40 tuổi [11].

Tình hình ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy COPD cũng có chiều hướng giatăng theo xu hướng chung của thế giới Nguyễn Thị Xuyên (2010) tiến hành nghiên cứu dịch

tễ BPTNMT trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm thuộc 48 tỉnh thành phố đạidiện cho dân số Việt Nam Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung toàn quốc ở tất cả lửatuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam là 3,4% và ở nữ là 1,1% Một số nghiêncứu về đặc điểm lâm sàng, X-quang phổi, chức năng thông khí ở các NB điều trị nội trú chothấy các NB thường ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở lên tốn kém và ít hiệu quả hơn [6] Báocáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi tháng 6 năm 2011 chobiết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam

là 7,1% và nữ là 1,9% [4]

 Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [5]

- Thuốc lá: Hút thuốc lá kể cả hít khói thuốc lá thụ động được coi là nguyên nhân phổ biếnnhất Khói thuốc lá là chất kích thích làm cho đường thở bị viêm và hẹp lại, chúng phá huỷ cácsợi đàn hồi của đường thở làm cho thở vào và thở ra trở nên khó khăn hơn

- Một số yếu tố khác: Làm việc với một số loại hoá chất và phải thở trong môi trườngkhói, bụi bẩn nhiều năm Phơi nhiễm nặng với không khí bị ô nhiễm Yếu tố di truyềnhiếm gặp với một rối loạn liên quan đến gen gọi là Alpha 1 antitrypsin deficiency Alpha 1antitrypsin là một protein trong máu giúp bất hoạt các protein phá huỷ tổ chức Nhữngngười có nồng độ thấp chất này sẽ dẫn tới phổi bị phá huỷ và gây ra COPD, nếu nhữngngười này lại hút thuốc lá bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn Tuổi mắc bệnh thường ≥ 40, cábiệt có trường hợp dưới 40 tuổi

 Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [5 ]

Trang 12

Lâm sàng

Bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc người già với các biểu hiện:

- Ho kéo dài và ngày càng nhiều đờm, đờm nhầy, là những biểu hiện phổ biến xảy ranhiều năm trước khi gây giảm dòng khí thở Tuy nhiên không phải trường hợp ho đờmnào cũng dẫn đến COPD và ngược lại

- Khó thở tăng khi gắng sức, thở có tiếng khò khè, cảm giác bó chẹt ngực, khó thở tiến triểnnặng dần theo thời gian Sự nặng lên của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ tổn thươngphổi, phổi bị phá hủy nhanh hơn nếu tiếp tục hút thuốc Trong những đợt nặng lên của bệnh,người bệnh thường có biểu hiện: khó thở nhiều hơn, nói đứt quãng, tím nhiều ở môi và đầuchi, giảm sự tỉnh táo, tim đập nhanh, điều trị ở nhà không kết quả

Cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

-Đo dung tích phổi:

Các giá trị thu được qua đo dung tích phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm:

(1) Dung tích sống (vital capacity [VC]): Giảm

(2) Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (forced expiratory volume after 1second [FEV1]): Ở người khoẻ mạnh, FEV1/FVC = 70 - 75% Ở người bệnh COPD,FEV1/FVC < 70%

(3) Thông khí thở ra gắng sức (forced expiratory flow at 25% -75% of maximal lung volume [FEF25-75]): Giảm

(4) Thông khí tự do tối đa (maximum voluntary ventilation [MVV]): Giảm

(5) Chụp Xquang ngực thông thường: Những dấu hiệu của COPD trên Xquang thường

là hai phổi quá căng giãn với cơ hoành bị phẳng, hai phổi quá sáng, phì đại động mạchphổi trung tâm

- Chụp cắt lớp vi tính: Chẩn đoán khí phế thũng chính xác hơn Xquang thường, có thể

phát hiện những túi khí trong nhu mô phổi Tuy nhiên thường không cần thiết vì khôngphải lúc nào cũng phát hiện được bất thường giải phẫu phổi

1.1.2 Tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: Tuân thủ điều trị là từ để chỉ mức độ hành

vi của người bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất

Trang 13

giữa người đó và thầy thuốc bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/ hoặc thayđổi lối sống Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò chủ động của người bệnh trong việcphòng và điều trị bệnh cho bản thân [20] COPD là bệnh mạn tính, người bệnh phảidùng thuốc lâu dài nên các hướng dẫn điều trị COPD đều yêu cầu người bệnh phảituân thủ điều trị để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm chi phí điều trị và nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người bệnh.

 Điều trị ngoại trú đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [1]

- Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài -

Thuốc glucocorticoids

- Thuốc kháng sinh: Đường uống khi có bằng chứng nhiễm khuẩn

• Điều trị không dùng thuốc [1]

- Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: Ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độ …

- Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào

- Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp: Vắc xin cúm, vắc xin phế cầu

- Phục hồi chức năng hô hấp :

Chương trình PHCN hô hấp toàn diện bao gồm lượng giá bệnh nhân, tập vận động, tập cơ hô hấp, giáo dục sức khỏe và tự quản lý bệnh [1]

• Các điều trị khác [1]

+ Phòng chống suy dinh dưỡng

+ Vệ sinh mũi họng thường xuyên +

Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh

+ Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.+ Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc

- Theo dõi bệnh nhân:

Tái khám định kỳ 1 tháng 1 lần và cần đánh giá phân loại lại mức độ nặng để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 14

1.2.1 Các nghiên cứu về kiến thức tuân thủ điều trị COPD

 Trên thế giới

Theo nghiên cứu Craig A.P và cộng sự (2000) thấy rằng, những người hút thuốc có

tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn so với những người không hút thuốc [13]

Nghiên cứu của Bannes và cộng sự (1997) 85% người bệnh nghiện thuốc lá thường cótiền sử hút thuốc lá >20 năm, những người này thường có bất thường về chức năng hô hấp, tỷ

lệ tử vong do BPTNMT nhiều hơn so với người không hút thuốc [12]

Nghiên cứu về sự tuân thủ thuốc của NB, Ruben D Restrepo tại Trung tâm Chăm sóc hôhấp, Đại học San Antonio, Texas, USA Chỉ có khoảng 45% NB BPTNMT là nhận thức tốt vềhướng dẫn sử dụng thuốc điều trị BPTNMT theo hướng dẫn của nhân viên y tế Tuy nhiên,75% trong số NB lại không thực hành tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn thuốc để điều trị bệnh.Khi hỏi đối tượng nghiên cứu về sự hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng thuốc hít có đến 52%

NB không thể trả lời một cách chính xác, 78% không thể trả lời về các tác dụng phụ có thểgặp phải khi sử dụng thuốc [16]

 Tại Việt Nam

COPD là bệnh mạn tính, người bệnh phải dùng thuốc lâu dài nên các hướng dẫn điều trịCOPD đều yêu cầu người bệnh tuân thủ điều trị để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm chi phíđiều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh Một nghiên cứu về tuân thủ điều trịtrên 4880 người bệnh COPD (trên 40 tuổi) đã chứng minh việc không tuân thủ điều trị dẫn tớităng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ nhập viện Nghiên cứu trên 750000 người bệnh mắc 1 trong 8 bệnh(bao gồm bệnh hen suyễn/ COPD, ung thư, trầm cảm, tiểu đường, tăng cholesterol máu, tănghuyết áp, bệnh loãng xương) cho kết quả tỷ lệ tuân thủ của người bệnh hen suyễn/COPD làthấp nhất trong tất cả các bệnh [4],[6]

Nghiên cứu của Tạ Hữu Ánh cùng cộng sự năm 2021 thực hiện trên 286 người bệnh điều trị COPD ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương và bệnh viện đa khoa Đống

Đa thu được kết quả: Độ tuổi trung bình 69,3 ± 9,2 tuổi Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt 49,3%, bệnh nhân tuân thủ trung bình là 32,2%, bệnh nhân tuân thủ kém là 18,5% mà nguyên nhân chính là do bệnh nhân quên dùng thuốc hoặc khó khăn khi nhớ tất cả các loại thuốc phải dùng Có 25,5% bệnh nhân thỉnh thoảng

Trang 15

quên sử dụng thuốc, 23,5% trong 2 tuần có ngày không dùng thuốc, 17,8% cảm thấykhó khăn khi phải nhớ dùng tất cả các loại thuốc [8].

Năm 2021, Vương Văn Thắng cũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho thấy: tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 41,5%; tỷ lệ người bệnh ăn 4 – 6 bữa/ ngày chỉ chiếm 18,5%, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng

về nhóm thực phẩm nên sử dụng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 43,1%.

Tỷ lệ người bệnh biết phương pháp ho có hiệu quả là 46,2%; thở chúm môi 35,2%; bài tập thở cơ hoành là 29,2% Tỷ lệ người bệnh có thái độ đúng về tuân thủ điều trị

sử dụng thuốc, hoạt động thể chất sau can thiệp [13]

Các nghiên cứu can thiệp để thay đổi hoạt động thể chất ở bệnh nhân COPD: Năm

2016 Daniel Langer và cộng sự nhằm mục đích thực hiện đánh giá có hệ thống các nghiêncứu can thiệp đã đánh giá tăng cường hoạt động thể chất (PA) ở bệnh nhân mắc COPD.Một tìm kiếm có hệ thống trong năm cơ sở dữ liệu khác nhau (Medline, Embase,PsycINFO, CINAHL và Web of Science) 60 nghiên cứu đã được đưa vào Bảy nhóm canthiệp đã được xác định Tư vấn PA làm tăng mức PA trong COPD, đặc biệt khi kết hợpvới huấn luyện 13 nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của việc phục hồi chức năngphổi (PR) đối với PA, trong khi 7 nghiên cứu cho thấy không có thay đổi nào Cả bachương trình PR kéo dài >12 tuần đều tăng PA [14]

Nghiên cứu hiệu quả của can thiệp mHealth nhằm kích thích hoạt động thể chất ở bệnh nhân COPD sau phục hồi chức năng phổi: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được thực hiện trên 32 cơ sở vật lý trị liệu ở Hà Lan Bệnh nhân COPD được chọn ngẫu nhiên vào các nhóm can thiệp hoặc chăm sóc thông thường Sự can thiệp bao gồm một ứng dụng điện thoại thông minh dành cho bệnh nhân và một trang web theo dõi dành

Trang 16

cho các nhà vật lý trị liệu Các phép đo được thực hiện lúc 0, 3, 6 và 12 tháng Hoạt động thểchất, khả năng tập luyện chức năng, chức năng phổi, chất lượng cuộc sống liên quan đến sứckhỏe và chỉ số khối cơ thể đã được đánh giá 157 bệnh nhân bắt đầu nghiên cứu và 121 bệnhnhân hoàn thành Không có tác động tích cực đáng kể nào của can thiệp đối với hoạt động thểchất (lúc 0 tháng: can thiệp 5824±3418 bước mỗi ngày trong tuần, chăm sóc thông thường5717±2870 bước mỗi ngày trong tuần; lúc 12 tháng: can thiệp 4819±2526 bước mỗi ngàytrong tuần, chăm sóc thông thường 4950± 2634 bước mỗi ngày trong tuần; p=0,811) hoặc trênđiểm cuối phụ Có sự giảm đáng kể theo thời gian về hoạt động thể chất (p<0,001), chức năngphổi (p<0,001) và khả năng làm chủ (p=0,017), nhưng không giảm về khả năng tập luyệnchức năng (p=0,585) [18].

Đánh giá có hệ thống các chương trình giáo dục về can thiệp quản lý COPD: Tổngcộng có 81 bài báo mô tả 67 biện pháp can thiệp được đưa vào Phần lớn (53,8%) cácnghiên cứu kết hợp 10 chủ đề giáo dục trở lên Các chủ đề sau đây thường được đề cậpđến: cai thuốc lá (80,0%); thuốc (76,9%); tập thể dục (72,3%); chiến lược thở (70,8%);đợt cấp (69,2%); và quản lý căng thẳng (67,7%) Tài liệu in và/hoặc tài liệu quảng cáo(90,5%) và trình diễn và thực hành (73,8%), lần lượt là công cụ và phương pháp chiếm

ưu thế Điều dưỡng (75,8%), bác sĩ (37,9%) và nhà vật lý trị liệu (34,8%) là nhữngchuyên gia chăm sóc sức khỏe tham gia nhiều nhất Kết luận: Có sự không đồng nhất

và sự khác biệt lớn về nội dung và phương pháp thực hiện các can thiệp giáo dục [15]

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng được dán nhãn mở tại Bệnh viện Đạihọc Y Kasturba, Manipal , Ấn Độ, bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm (Nhóm canthiệp và nhóm Kiểm soát ), và được đối sánh về các đặc điểm lâm sàng và nhân khẩu học xãhội Việc tuân thủ thuốc được đánh giá bằng Bảng câu hỏi về tuân thủ thuốc của Morisky,Green và Levine (MAQ) Sự can thiệp của dược sĩ nhấn mạnh vào

(1) tuân thủ, (2) cai thuốc lá , (3) tập thể dục, (4) sử dụng ống hít và (5) cần theo dõi kịp thời.Đánh giá MAQ được lặp lại sau 6, 12, 18 và 24 tháng Kết quả: Việc tuân thủ dùng thuốc đượccải thiện đáng kể sau khi được can thiệp ở tất cả các thời điểm theo dõi (p < 0,001) Nó tăng từ49% lúc ban đầu lên 80% sau 24 tháng (P <0,001) Sự bất cẩn trong

Trang 17

việc dùng thuốc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân COPD nhưng đã được giảm bớt nhờ can thiệp [19].

 Tại Việt Nam

Bộ Y tế Việt Nam trong Quyết định số 2767/QĐ-BYT ngày 04/7/2023 cũng đã đề cậpđến chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh COPD Phục hồi hô hấp là mộtcan thiệp toàn diện dựa trên sự lượng giá cẩn thận người bệnh phù hợp với từng người bệnhbao gồm tập vận động, giáo dục sức khỏe và thay đổi thái độ hành vi, được thiết kế nhằm cảithiện tình trạng thể chất và tâm lý của người bệnh hô hấp mạn tính và khuyến khích tuân thủđiều trị lâu dài Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh giai đoạn ổn định có thể tổchức ngoại trú, nội trú hoặc tại nhà PHCN hô hấp ngoại trú được áp dụng rộng rãi nhất, hiệuquả, an toàn, và tiện lợi, bao gồm > 20 buổi tập hay kéo dài 6 – 8 tuần với > 3 buổi tập mỗituần hoặc 2 buổi tại cơ sở y tế và 1 buổi tập tại nhà có giám sát Mỗi buổi tập khoảng 20 - 30phút; nếu bệnh nhân mệt có thể bố trí những khoảng nghỉ ngắn xen kẽ trong buổi tập PHCN

hô hấp nội trú áp dụng cho hỗ trợ nhóm, thiếu sự phối hợp của các nhân viên y tế từ nhiều lĩnhvực, dụng cụ tập luyện không đồng nhất… Ở người bệnh COPD sau đợt cấp khi bệnh nhâncòn đang nằm viện Khởi đầu PHCN hô hấp sớm < 3 tuần sau đợt cấp giúp cải thiện khả nănggắng sức, giảm triệu chứng, tăng CLCS, giảm tử vong và giảm tỉ lệ tái nhập viện Nếu bệnhnhân nặng, hôn mê, nằm ở khoa hồi sức/săn sóc đặc biệt: chỉ tập vận động thụ động, cử độngkhớp, kéo dãn cơ, kích thích điện cơ – thần kinh Nếu bệnh nhân tỉnh táo: Tập di chuyển trêngiường ngồi cạnh giường ngồi ghế đứng bước đi trong phòng…[1]

Vương Văn Thắng cùng cộng sự nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dụcsức khỏe đối với kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tínhngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong năm 2021 cho kết quả: Sau can thiệp,kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt so với trước canthiệp Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng tăng từ 41,5% lên 76,9% ngay sau can thiệp

và 70,8% sau 8 tuần; tỷ lệ bệnh nhân có thái độ đúng tăng từ 56,9% lên 90,7% ngay sau canthiệp và 84,6% sau 8 tuần Điểm kiến thức tăng từ 15,9 ± 2,4 lên 23,3 ± 5,8 ngay sau can thiệp

và 22,2 ± 5,9 sau 8 tuần Điểm thái độ tăng từ 3,9

Trang 18

± 0,2 lên 4,1 ± 0,2 ngay sau can thiệp và 4,0 ± 0,2 sau 8 tuần Sự khác biệt giữa trước

và sau can thiệp là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)[10]

Thực hiện can thiệp giáo dục trên 1 nhóm đối tượng và tiến hành so sánh trước – sau.Đối tượng nghiên cứu là 90 người mắc COPD điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnhNam Định của Trần Thu Hiền thu được kết quả: Sau can thiệp tỷ lệ NB có kiến thức về tuânthủ điều trị được cải thiện có ý nghĩa thống kê: điểm trung bình trước can thiệp là 8,57 ± 3,07trên tổng số 37 điểm của thang đo; ngay can thiệp T2 là 21,94 ± 2,47 và còn ở mức cao 18,65

± 2,97 ở thời điểm sau can thiệp 8 tuần (p < 0,001) [7]

Bùi văn Cường tiến hành nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau được thực hiện từ3/2016 - 7/2017 trên 60 người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên từ toàn bộ người bệnh phổi tắcnghẽn mạn tính đang được quản lý điều trị tại khoa Nội hô hấp, bệnh viện Đa khoa tỉnh QuảngNinh Kết quả: Có 35% ĐTNC biết được nguyên nhân chính gây ra BPTNMT là hút thuốc lásau can thiệp đạt 100%, có 63,3% ĐTNC có tái khám thường xuyên sau can thiệp tỷ lệ nàytăng lên 93,8%, có 21,7% ĐTNC đưa ra quyết định là phải đi khám lại để bác sỹ quyết địnhkhi thấy tình trạng bệnh nặng lên sau can thiệp tỷ lệ này tăng là 100% trước can thiệp 33,3%ĐTNC thường xuyên lắc ống thuốc trước khi sử dụng sau can thiệp 100% Tỷ lệ kiến thức tựchăm sóc của người bệnh trước can thiệp là 26,7% , tỷ lệ kiến thức tự chăm sóc của ngườibệnh sau can thiệp là 100% [3]

Như vậy can thiệp giáo dục sức khỏe đã góp phần nâng cao kiến thức và thái độtuân thủ điều trị của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính Do đó, việc áp dụng can thiệpnày cần được duy trì và mở rộng trong chăm sóc người bệnh

Trang 19

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Sơ lược về Bệnh viện đa khoa Thanh Chương

Bệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An là bệnh viện hạng II có quy mô 370giường bệnh kế hoạch, 464 giường bệnh thực kê Cơ cấu tổ chức: 5 phòng chức năng, 10 khoalâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng với tổng số 296 nhân lực Khoa Khám bệnh là một phần của tổchức bệnh viện thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc khám điều trị ngoại trú, đặc biệt cácbệnh mãn tính: Tiểu đường, cao huyết áp, COPD, Lao, HIV, Viêm gan B Do mới triển khaikhám cấp thuốc điều trị COPD ngoại trú từ đầu năm 2023, nên số lượng người bệnh COPDquản lý điều trị ngoại trú tại bệnh viện năm 2023 là 116 người, các người bệnh được hẹnkhám, cấp thuốc 1 tháng/lần [2]

2.2 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tạibệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An năm 2023

Để có căn cứ khách quan cho đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị của ngườibệnh COPD, học viên tiến hành một khảo sát thực tế với đối tượng và phương phápkhảo sát cụ thể như sau:

2.2.1 Đối tượng:

Là người bệnh được chẩn đoán là COPD theo tiêu chuẩn Bộ Y tế (2023) đang điềutrị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, Nghệ An năm 2023

Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Người bệnh từ đủ 18 tuổi trở lên, đã hoặc đang dùng bình hít định liều

+ Người bệnh tỉnh táo, có khả năng trả lời phỏng vấn

+ Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia khảo sát

+ Người bệnh trong tình trạng nặng được chỉ định vào viện điều trị nội trú

+ NB hạn chế khả năng giao tiếp như giảm thính lực, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ

Trang 20

2.2.2 Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Thanh Chương, Nghệ An

- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.4 Cỡ mẫu:

Chọn tất cả những người bệnh được chẩn đoán COPD điều trị ngoại trú tại Bệnhviện đa khoa huyện Thanh Chương đáp ứng tiêu chuẩn Mỗi người bệnh khảo sát 1lần trong khoảng thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2023

2.2.5 Công cụ thu thập số liệu

Khảo sát sử dụng bộ công cụ đánh giá dựa trên Quyết định số 2767/QĐ-BYTngày 04/7/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩnđoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [1]

2.2.6 Phương pháp thu thập số liệu

-Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn

- Bước 2: ĐTNC sẽ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi củangười tham gia nghiên cứu, nếu đồng ý ĐTNC sẽ được phổ biến về hình thức tham gia nghiêncứu và hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi đã xây dựng

-Bước 3: Đánh giá thực trạng kiến thức của ĐTNC thông qua câu trả lời của ĐTNC trong bộ câu hỏi lập sẵn

2.2.7 Các biến số nghiên cứu

2.2.7.1 Nhóm biến thông tin chung của đối tượng

Bảng 2.1 Nhóm biến thông tin chung của đối tượng

thu thập

2 Giới Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới Phỏng vấn

và nữ giới

Trình độ Cấp học cao nhất mà NB trải qua (theo quy

3 học vấn định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phỏng vấn

Trang 21

Nghề Là một việc làm có tính ổn định,đem lại thu

4 nghiệp nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho NB Phỏng vấn

mắc COPD

6 Dấu hiệu Là các triệu trứng biểu hiện trên lâm sàng của Phỏng vấncủa COPD COPD

Nguồn Xác định NB nhận được các thông tin về bệnh

thông tin COPD gồm các giá trị: Nhân viên y tế; Thông tin

7 người bệnh truyền thông đại chúng; Bạn bè/người thân; các Phỏng vấnnhận được nguồn thông tin khác

2.2.7.2 Nhóm biến kiến thức tuân thủ điều trị

Kiến thức về tuân thủ điều trị là sự hiểu biết của người bệnh về bệnh; sử dụngthuốc và tái khám; chế độ dinh dưỡng và luyện tập;

2.2.8.Tiêu chuẩn đánh giá cho bộ công cụ:

Người bệnh tham gia được hướng dẫn trả lời từng câu hỏi, kiến thức về COPD củangười bệnh được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi gồm 24 câu hỏi (phụ lục 1) Mỗi câu ngườibệnh trả lời phỏng vấn đúng được tính 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết 0 điểm (Phụ lục2) Như vậy, điểm kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh

+ Kiến thức chung là kiến thức hiểu biết đúng, đủ về bệnh COPD gồm 6 câu (B1,B2, B3, B4, B5): Tối đa 6 điểm

+Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám là dùng thường xuyên tất cả các loạithuốc, tái khám theo đúng chỉ định bác sĩ 6 câu: từ C1 đến C6, tối đa 6 điểm

+ Kiến thức về dinh dưỡng và dự phòng yếu tố nguy cơ D1-D6, tối đa 6 điểm.+ Kiến thức tuân thủ chế độ luyện tập phục hồi chức năng hô hấp (từ E1-E6, 6điểm):

Điểm kiến thức về tuân thủ điều trị là điểm tổng của các lĩnh vực trên: thấp nhất

là 0 điểm cao nhất là 24 điểm, điểm càng cao thì kiến thức càng tốt

Phân loại điểm kiến thức tuân thủ điều trị: Điểm kiến thức tuân thủ điều trị của đốitượng nghiên cứu sẽ được phân loại dựa trên Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT về đánh giá, xếploại "Cộng đồng học tập" cấp xã do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

Trang 22

2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

- Phân bố theo địa bàn sinh sống của đối tượng nghiên cứu

6,3%

Các xã

Biểu đồ 2.1 Phân bố theo địa bàn sinh sống của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu sinh sống và làm việc tập trung chủ yếu các xã

trong huyện chiếm 93,7% (89 người) và chỉ có 6,3% (6 người) sinh sống ở Thị trấn

Trang 23

Thanh Chương, Nghệ An.

Bảng 2.2 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

(n)Nhóm tuổi

Nhận xét: Các đặc trưng nhân khẩu học các đối tượng nghiên cứu được tóm tắt

trong bảng 2.2, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 70,4 ± 12,6 tuổi Đa phầnđối tượng nghiên cứu là nam (chiếm 76,7%) và trên 60 tuổi (chiếm 85,3%) Hầu hết

NB tham gia nghiên cứu đều đã học từ trung học cơ sở trở lên (chiếm 53,7%) Về nghềnghiệp, trong 95 người bệnh tham gia nghiên cứu: Nông dân chiếm cao nhất 73,7%;buôn bán/lao động tự do chiếm 13,3%; hưu trí chiếm 10,5%; viên chức, công chứcchiếm ít nhất 3,2%

Bảng 2.3 Đặc điểm liên quan đến điều trị của đối tượng nghiên cứu

Trang 24

Ho 38 40.0

Nhận xét: Thời gian người bệnh phát hiện COPD trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao

nhất 68,4%; dưới 6 tháng không có bệnh nhân nào Số người bệnh được phát hiệnCOPD khi có biểu hiện triệu chứng và do đợt cấp chiếm 89,5% Dấu hiệu hay gặp nhất

ở người bệnh là ho và khó thở chiếm 75,8%

- Các nguồn cung cấp thông tin tư vấn, GDSK về bệnh COPD

Tỷ lệ % Các nguồn cung cấp thông tin về bệnh COPD

Nhân viên y tế Người thân Phát thanh công cộng Sách báo

Biểu đồ 2.2: Đặc điểm nguồn cung cấp thông tin

Nhận xét: NB nhận được nguồn cung cấp thông tin từ những lần điều trị nhiều nhất

từ nhân viên y tế chiếm 82,1%; từ internet và mạng xã hội chiếm 12,6%

2.3.2 Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh COPD

2.3.2.1 Kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bảng 2.4 Kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (n=95)

Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn

tính

Khái niệm BPTNMT

Tính chất lây truyền

Nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện hay gặp của đợt cấp COPD

Dấu hiệu báo hiệu đợt cấp COPD

Kiến thức đúng đúng/không biếtKiến thức chưa

Trang 25

Hậu quả của đợt cấp COPD 81 85.3 14 14.7Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh trả lời sai hoặc không biết về khái niệm, dịch tễ học,nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, dấu hiệu cảnh báo, hậu quả của bệnh COPD lần lươt

là 78,9%; 14,7%; 76,8%; 31,6%, 14,7% và 14,7%

2.3.2.2 Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám

Bảng 2.5 Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám

Kiến thức tuân thủ dùng thuốc

và tái khám Mục đích tuân thủ sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc đúng, đủ theo đơn

Lắc ống thuốc dạng hít trước khi sử dụng

Khi nào nên dùng bình hít định liều

Chăm sóc họng mũi sau khi sử dùng bình hít

định liều

Tuân thủ về tái khám

Kiến thức đúng

Kiến thức chưađúng/không biết

Nhận xét: Kết quả bảng 2.5 ta thấy có 61,1% NB có kiến thức chưa đúng/không

biết dùng bình hít định liều; 56.8% NB có kiến thức chưa đúng về chăm sóc họng mũisau khi sử dùng bình hít định liều; 36,8% NB hiểu chưa đúng/không biết sử dụng thuốcđúng, đủ theo đơn; 24,2% NB hiểu chưa đúng/không biết về mục đích tuân thủ sử dụngthuốc

2.3.2.3 Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng và dự phòng yếu tố nguy cơ

Bảng 2.6 Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng

Nhận xét: 90,5% NB có kiến thức chưa đúng/không biết về nguyên tắc xây dựng

bữa ăn; 57,9% NB có kiến thức chưa đúng/không biết về số bữa ăn và 64,2% NB cókiến thức chưa đúng/không biết về nhóm thực phẩm nên sử dụng

Trang 26

Kiến thức về tuân thủ dinh dưỡng

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng/không biết

Bảng 2.7 Kiến thức về tuân thủ dự phòng yếu tố nguy cơ

Kiến thức đúng Kiến thức chưa

Nhận xét: Kết quả bảng 2.7 cho thấy có 82,1% NB có kiến thức đúng về giữ ấm

cổ, ngực; 92,6% người bệnh có kiến thức đúng về bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh bụi;62.1% NB có kiến thức chưa đúng về tiêm phòng vaccine cúm

2.3.2.4 Kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập PHCN hô hấp, thể dục- thể thao - Kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập PHCN hô hấp

Bảng 2.8 Kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập PHCN hô hấp

Kiến thức đúng Kiến thức chưa

Trang 27

Kỹ thuật ho có kiểm soát 29 30.5 66 69.5

Nhận xét: Trong nghiên cứu 77,9% NB lựa chọn chưa đúng/không biết các

phương pháp làm sạch đường thở; 69,5% NB có kiến thức chưa đúng về kỹ thuật ho cókiểm soát và 52,6% NB có kiến thức chưa đúng về kỹ thuật thở ra mạnh

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Nhóm biến thông tin chung của đối tượng - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.1. Nhóm biến thông tin chung của đối tượng (Trang 20)
Bảng 2.3. Đặc điểm liên quan đến điều trị của đối tượng nghiên cứu - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.3. Đặc điểm liên quan đến điều trị của đối tượng nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 2.4. Kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (n=95) - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.4. Kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (n=95) (Trang 24)
Bảng 2.5. Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.5. Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám (Trang 25)
Bảng 2.7. Kiến thức về tuân thủ dự phòng yếu tố nguy cơ - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.7. Kiến thức về tuân thủ dự phòng yếu tố nguy cơ (Trang 26)
Bảng 2.9. Kiến thức về chế độ luyện tập - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.9. Kiến thức về chế độ luyện tập (Trang 28)
Bảng 2.10. Điểm trung bình kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh - thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thanh chương nghệ an năm 2023
Bảng 2.10. Điểm trung bình kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w