Cơ sở lý luận
Giáo dục sức khoẻ (GDSK): là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng [4].
Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình.
Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe [3],[6].
1.1.1.2 Tầm quan trọng của GDSK
GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển.
GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này.
Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại.
So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
Vì thế: GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từTrung ương đến cơ sở Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [5].
Phương pháp GDSK trực tiếp
Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.
Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng.
+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:
Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác.
Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:
- Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định.
-Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp).
- Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.
- Xác định thứ tự trình bày.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương.
-Phải tôn trọng đối tượng.
-Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện.
-Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc.
-Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa.
-Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ.
+) Tổ chức thảo luận nhóm:
Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong CSSKBĐ Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ sinh sống.
Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:
- Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm.
- Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm.
- Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm.
- Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế.
Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục.
+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế.
Phương pháp GDSK gián tiếp
GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là:
-Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video.
-Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi.
-Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật.
Phương tiện GDSK là công cụ mà người GDSK sử dụng để thực hiện một phương pháp GDSK và qua đó truyền đạt nội dung GDSK cho đối tượng phân loại các phương tiện GDSK bao gồm:
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng trên thế giới
Năm 2005, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Casey D [21] ở 3 bệnh viện công gồm Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại tỉnh Addis Ababa, Ethiopia nhằm đánh giá công tác chăm sóc của điều dưỡng thông qua mức độ hài lòng của 631 NB, kết quả cho thấy: Trong khi, tỷ lệ NB hài lòng với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% thì tỷ lệ NB hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡngvề tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh của họ chỉ đạt 40%.
Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phòng cấp cứu và xác định các khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin, Gunningberg và Carlsson (2006) tại Thụy Điển cho thấy hơn 20% người bệnh cho rằng đã không nhận được các thông tin hữu ích từ điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân [26]
Một nghiên cứu của Jenney và cộng sự (2011) về kiến thức của điều dưỡng chỉ ra rằng có 21% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trước khi ra viện.
Nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quan rõ ràng với kiến thức Điều dưỡng lớn tuổi thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinh nghiệm tốt hơn trong việc nắm bắt tình trạng bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh so với điều dưỡng trẻ tuổi [27]
Nghiên cứu của Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, trình độ giáo dục cao hơn có liên quan rõ ràng với kiến thức tốt hơn (80% điều dưỡng có trình độ học vấn đại học có kiến thức tốt, trong khi con số này ở những điều dưỡng có trình độ học vấn trung cấp chỉ khoảng 30%) với P= 0.002 [24].
Một nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điều dưỡng có trình độ cao và số lượng đông thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh viện khác. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng bao gồm việc phòng ngừa té ngã người bệnh, phòng chống loét do tỳ đè, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter và đặt ống thông đường tiết niệu [23].
1.2.2 Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng trong nước
Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2010) nghiên cứu ‘Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm Phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ ở Trung tâm Y tế huyện’ Nhận thấy rằng: việc ứng dụng nhân rộng xây dựng mô hình phòng truyền thông giáo dục sức khỏe có tính khả thi cao, có thể áp dụng trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của các Trung tâm Y tế huyện, qua đó góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân đồng thời nâng cao kiến thức truyền thông cho giáo dục sức khỏe giữa nhân viên y tế với người bệnh [6].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Trưng Vương,TP.HCM (2015) đã thức hiện nghiên cứu “Đánh giá công tác giáo dục sức khỏe qua kiến thức về sức khỏe của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trưng Vương” Với phưng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 186 người và cho kết quả 97,8% người bệnh đươc truyền thông giáo dục sức khỏe và biết bệnh tuy nghiên còn 2,2% chưa đạt Qua đó đánh giá được hiệu quả công tác hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe và có báo cáo đánh giá giúp bệnh viện thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng trong trong tác giáo dục sức khỏe dựa trên kết quả đánh giá Đồng thời giúp người bệnh có kiến thức, kỹ năng để có thể tự phòng bệnh, theo dõi tiến trình bệnh tật và tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn,người bệnh có được các kiến thức, thực hành thiết yếu để tự theo dõi, chăm sóc, điều trị và phòng các biến chứng cho bản thân [5].
Một số thông tin khái quát về bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Nghe An Oncology Hospital) là bệnh viện chuyên khoa ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ Theo Quyết định 4599/BYT-QĐ ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009 – 2020; Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chịu trách nhiệm phòng, chữa bệnh ung bướu cho nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa) [22].
Bệnh viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý ung thư và thực hiện công tác dự phòng bệnh ung thư cho nhân dân tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, đồng thời triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ và tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành ung thư cho khu vực này Năm 2017, đánh dấu bước chuyển mình của bệnh viện Ung bướu Nghệ An khi được Sở Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động Đây là một thách thức rất lớn trong điều kiện bệnh viện còn rất nhiều khó khăn tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của Lãnh đạo, Cán bộ CNV bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Đồng chí đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An đánh giá đang phát triển trên mức kì vọng của Tỉnh [22].
Hiện bệnh viện có 31 khoa, phòng, trung tâm với 721 cán bộ, CNV, người lao động trong đó có 01 Tiến sỹ, bác sỹ bảo vệ thành công chức danh Phó Giáo sư; 39 Thạc sĩ; 02 bác sĩ CKII; 14 bác sĩ CKI; 280 đại học; 355 cao đẳng… Bệnh viện luôn chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nhân tài để đi tắt đón đầu công nghệ nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân trong và ngoài tỉnh.
Với quy mô 1.120 giường bệnh kế hoạch, khám và điều trị cho hơn 100.000 lượt người bệnh mỗi năm Số người bệnh điều trị nội trú luôn từ 900 đến 1.000 người, cùng hơn8.000 người bệnh ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh trên 150% Bệnh viện đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên [22].
Trong những năm qua, bệnh viện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển chuyên môn kỹ thuật và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng người dân tỉnh nhà và các vùng lân cận Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện luôn hết lòng thương yêu người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử trong cán bộ y tế,
“đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Sơ đồ tổ chức bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Sự ra đời của bệnh viện Ung bướu Nghệ An là hết sức đúng đắn, phù hợp với định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Đảng, Chính phủ trong giai đoạn hiện nay; Đồng thời, Sự ra đời của Bệnh viện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh chuyên ngành ung bướu một các bức thiết của nhân dân tỉnh Nghệ
An và khu vực Bắc Trung Bộ.
Một số hình ảnh về công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú của điều dưỡng tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Mô hình đội nhóm tại giường bệnh của Khoa Ngoại đầu mặt cổ Điều dưỡng trưởng truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa Ngoại vú
Họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
Thực trạng công tác truyền thông GDSK tại bệnh viện Ung bướu Nghệ
2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện Ung bướu Nghệ
An và những người bệnh đang trực tiếp điều trị tại bệnh viện.
Tiêu chuẩn lựa chọn Đối với điều dưỡng
Tiến hành ở các khoa có số lượng người bệnh đông: Khoa khám bệnh; Khoa Ngoại đầu mặt cổ; Khoa Ngoại chung; Khoa Ngoại vú ; Khoa Nội lồng ngực; Khoa Nội vú; Khoa Nội Đầu mặt cổ; Khoa Nội tiêu hoá; Khoa Điều trị giảm nhẹ.
Chọn tất cả điều dưỡng của 09 khoa lâm sàng hiện đang làm việc tại thời điểm nghiên cứu là 324 điều dưỡng để phỏng vấn tại các văn phòng khoa của các khoa lâm sàng đó ĐTV tiến hành phỏng vấn từng điều dưỡng theo các nội dung trong phiếu khảo sát và yều cầu điều dưỡng viên đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời, trong quá trình phỏng vấn nếu điều dưỡng viên thấy nội dung nào chưa rõ thì sẽ hỏi trực tiếp ĐTV để được giải thích. Đối với người bệnh
-Chọn ngẫu nhiên mỗi khoa từ 20 đến 30 người bệnh hoặc thân nhân người bệnh trong ngày xuất viện, vào đầu tuần ít mẫu hơn cuối tuần vì cuối tuần người bệnh xuất viện nhiều hơn và có khả năng đọc viết để tham gia trả lời bộ câu hỏi phát vấn.
- Chọn người bệnh và người nhà thỏa tiêu chí chọn mẫu, được sự đồng ý của người bệnh và người nhà người bệnh tham gia nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi.
-Tổng số người bệnh đã tham gia: 250 người.
- Đối tượng nghiên cứu không đồng ý tham gia khảo sát, không hoàn tất bộ câu hỏi.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Đối với điều dưỡng Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về giáo dục sức khỏe bằng các bộ câu hỏi (theo Phụ lục 1) dựa vào TT 31/2021/BYT và tham khảo đề tài của tác giả Lê Thị Hồng Loan cho 11 khoa lâm sàng. Đối với người bệnh
Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi tự điền (phụ lục 1) Bộ câu hỏi gồm:
- Phần A: Thông tin người bệnh.
- Phần B: Khảo sát hướng dẫn tư vấn điều trị và chăm sóc
- Phần C: Sự hài lòng của người bệnh.
Cộng tác viên giải thích cho đối tượng tham gia nghiên cứu của từng khoa đồng ýtrả lời bộ câu hỏi và thu nhận lại ngay sau khi điền.
2.2.3 Các khái niệm về thước đo, tiêu chuẩn đánh giá Đối với điều dưỡng: Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về giáo dục sức khỏe bằng các bộ câu hỏi (theo Phụ lục 1) dựa vào TT 31/2021/BYT và tham khảo đề tài của tác giả Lê Thị Hồng Loan cho 11 khoa lâm sàng.
Trong bộ câu hỏi đánh giá thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh được chia thành 30 câu.
Nếu trả lời đúng 29-30 câu trở lên => Xuất sắc
Nếu trả lời đúng 25-28 câu trở lên => Giỏi
Nếu trả lời đúng 21-24 câu trở lên => Khá
Nếu trả lời đúng 15-20 câu trở lên => Trung bình
Nếu trả lời đúng dưới 15 câu => Kém Đối với người bệnh
Người bệnh và thân nhân trả lời các câu hỏi bằng thang điểm Liker ở 3 mức độ theo Bộ Y tế.
Mục C6.2 của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện quy định người bệnh hiểu biết thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe đạt khi ≥ 90%, dưới 90% là chưa đạt.
Bảng 2 1 Bảng đánh giá về sự hiểu biết của người bệnh sau truyền thông
Thang điểm Đạt Không đạt
Tính tỉ lệ % trên 250 mẫu, những tiêu chí khảo sát về người bệnh biết được các thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe đạt khi trên 90% là người bệnh hài lòng và dưới 90% là chưa đạt, đồng nghĩa với người bệnh chưa hài lòng.
2.2.4 Kết quả khảo sát điều dưỡng tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 2 1 Độ tuổi tham gia nghiên cứu của điều dưỡng (n24)
Theo biểu đồ 2.1 chúng tôi ghi nhận có 66.7% ≤ 30 tuổi.
Biểu đồ 2 2 Giới tính của điều dưỡng (n24) Điều dưỡng là nữ chiếm tỷ lệ 92,8% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 7,2% điều dưỡng là nam.
Bảng 2 2 Đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng (n24)
Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ %
Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 296 91.3
Thâm niên công tác 5 - 10 năm 84 25.9
Trình độ chuyên môn của điều dưỡng đa số là cao đẳng và đại học (chiếm
91.3%), tỷ lệ sau đại học còn ít chỉ chiếm 2.4%; Đa số điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 62,1%.
Bảng 2 3 Đánh giá chung kiến thức về GDSK của điều dưỡng (n24)
Mức độ kiến thức Số lượng Tỷ lệ %
Thống kê các câu trả lời đúng, tổng hợp điểm và phân loại mức độ theo hướng dẫn chấm điểm theo thông tư 31/2021 của Bộ y tế về công tác GDSK, kết quả phân loại được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3 cho thấy không có điều dưỡng nào đạt mức kém về kiến thức tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, Chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là mức khá chiếm 45,1%. Trong khi đó mức xuất sắc chỉ có chiếm 4%.
2.2.5 Kết quả khảo sát người bệnh và thân nhân tham gia nghiên cứu
Bảng 2.4 Bảng phân bố số lượng người bệnh và thân nhân theo khoa (n%0)
Tên khoa Số lượng Tỉ lệ %
Nội tiêu hoá 20 8,0 Điều trị giảm nhẹ 20 8,0
Trong 09 khoa thực hiện khảo sát, khoa nội lồng ngực và khoa khám bệnh có số lượng người tham gia nghiên cứu cao nhất (28% và 16%).
Bảng 2 5 Phân bố số lượng người bệnh theo giới tính (n%0)
Giới tính Số lượng Tỉ lệ %
Tỉ lệ người bệnh nam và nữ tham gia nghiên cứu gần tương đương nhau Tỉ lệ Trong 250 phiếu khảo sát: nam 134, chiếm 53,6%, nữ 116, chiếm 46,4%, tỉ lệ nam hơn nữ 7, 2% Tỉ lệ gần tương đương nhau.
Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ %
Chủ yếu người bệnh và thân nhân người bệnh trong nhóm từ 30-60 tuổi.
Bảng 2 7 Phân bố đặc điểm hành chính của người bệnh (n%0) Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Trình độ học vấn THPT 74 30,0
Trung cấp/ Cao đẳng 23 9,2 Đại học 32 12,8
Hầu hết người bệnh và thân nhân là người dân tộc Kinh Trình độ cao nhất là mức giáo dục phổ thông: Trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học Đối với tín ngưỡng tôn giáo, phần lớn người được phỏng vấn không theo tôn giáo, nhưng vẫn có nhiều đối tượng theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa.
Bảng 2 8 Hình thức điều trị của người bệnh (n%0)
Hình thức đến bệnh viện Số lượng Tỉ lệ %
Không khỏi, đến chữa lại 4 1,4 Đến chữa tiếp theo lịch hẹn 18 7,0
Khác 2 0,8 Đa số người bệnh tự đến bệnh viện để điều trị, tiếp theo là do chuyển tuyến. người bệnh và thân nhân đến điều trị lại do bệnh chưa khỏi hoặc điều trị theo lịch hẹn chiếm tỉ lệ thấp.
Biểu đồ 2 3 Phân bố đối tượng được phỏng vấn
Có 77,4% đối tượng được phỏng vấn là bản thân người bệnh nội trú tại các khoa, còn lại 22,6% là thân nhân người bệnh.
0.0% t r i ời bệnh ơi t p chí ạp chí
M ng ạp chí Tivi, đài B n bè, ạp chí Bác sĩ Đi u ều
Sinh viên, Khác internet phát thanhng i thân ười bệnh d ng ưỡng h c sinh ọc sinh
Biểu đồ 2 4 Nguồn cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe (n%0)
Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe nhiều nhất bởi bác sĩ, điều dưỡng.
Có 50,8% người bệnh và thân nhân nhận được các thông tin sức khỏe từ điều dưỡng.
2.2.6 Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
2.2.6.1 Đánh giá tiếp nhận thông tin sau truyền thông giáo dục sức khỏe
Bảng 2 9 Đánh giá tiếp nhận thông tin sau truyền thông giáo dục sức khỏe
Nhận định Biết rõ Đạt Không
(%) đạt Được phổ biến nội quy và những thông tin cần thiết 90,2 khi nằm viện rõ ràng, đầy đủ X Được biết thông tin về bệnh của mình 93,6 X Được biết cần chú ý gì về bệnh của mình 93,6 X Được động viên yên tâm điều trị 91,8 X Được phối hợp với Bác sĩ/Điều dưỡng/Kỹ thuật 93,8 X viên/Hộ lý trong quá trình điều trị và chăm sóc Được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc 88,4 trong quá trình điều trị và chăm sóc X Được thông báo, giải thích phương pháp điều trị và 83,4 các việc cần làm rõ ràng, đầy đủ X Được hướng dẫn dùng thuốc cẩn thận, rõ ràng 95,0 X Được điều dưỡng viên hướng dẫn tự chăm sóc, theo 92,4 X dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện Được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức khỏe 93,4 X trong thời gian nằm viện. Được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập 81,8 và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể trong X thời gian nằm viện Được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khi nằm 93,0 viện X Được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng tại nhà 79,2 X Được hướng dẫn dùng thuốc theo đơn, thời gian tái 92,2 X khám Được dặn dò trước khi xuất viện 93,7 X
Trong 15 tiêu chí đánh giá có 11 tiêu chí có tỉ lệ người bệnh và thân nhân đạt về sự hiểu biết tiếp nhận được thông tin truyền thông về hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe, biết được các thông tin cần thiết sau khi được truyền thông giáo dục sức khỏe (≥ 90%) và 04 tiêu chí không đạt (< 90%) theo quy định của Bộ Y tế.
2.2.6.2 Đáp ứng của bệnh viện so với mong đợi của người bệnh
Bảng 2 10 Thăm dò khả năng cung cấp dịch vụ
Khả năng/ nhu cầu dịch vụ Số lượng Tỉ lệ %
Chắc chắn không bao giờ quay lại 7 2,8
Không muốn quay lại nhưng có ít lựa chọn 9 3,6
Có thể sẽ quay lại 72 29,0
Chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác 155 62,2
Tỉ lệ người bệnh đánh giá “chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác” là cao nhất với 62,2% và 29% người bệnh có thể quay lại.
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các điều dưỡng ≤ 30 tuổi chiếm 66.7% và phần lớn là điều dưỡng viên là nữ chiếm 92,8% Điều này là hợp lý vì phần lớn điều dưỡng viên là nữ giới và cho thấy bệnh viện đang có nguồn nhân lực trẻ, năng động. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng đa số là cao đẳng và đại học (chiếm 91,3%), tỷ lệ sau đại học còn ít chỉ chiếm 2,4%; Đa số Điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 62,1%.
Người bệnh có nhu cầu được cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý, quá trình điều trị, chăm sóc, cách phòng bệnh Để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, điều dưỡng viên cần phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ giao tiếp tốt để thực hiện nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho người bệnh Giáo dục sức khỏe không chỉ làm tăng sự hài lòng của người bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho người bệnh trong chăm sóc y khoa và giảm chi phí điều trị Giáo dục sức khỏe là trách nhiệm của bác sỹ điều trị mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của điều dưỡng được quy định trong các Thông tư, văn bản pháp lý hướng dẫn về công tác điều dưỡng Khi kết hợp GDSK, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao Về việc đánh giá kiến thức về GDSK của điều dưỡng thì không có điều dưỡng nào đạt mức kém về kiến thức tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, Chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là mức khá chiếm 35,9% Trong khi đó mức xuất sắc chỉ có chiếm 4% Thống kê các câu trả lời đúng, tổng hợp điểm và phân loại mức độ theo hướng dẫn chấm điểm theo thông tư 31/2021 của Bộ y tế về công tác GDSK, kết quả phân loại được trình bày trong bảng dưới đây Kết quả cho thấy không có điều dưỡng nào đạt mức kém về kiến thức tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, Chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là mức trung bình chiếm 38,2% Trong khi đó mức xuất sắc chỉ có chiếm 4%.
Phần lớn người bệnh và thân nhân ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, thời gian nằm viện ít nhân viên y tế chưa kịp tư vấn dinh dưỡng nên sẽ phù hợp với công nghệ thông tin đưa thông tin lên trang web của bệnh viện truyền thông phổ biến rộng rãi Nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh là nông dân, sống ở vùng nông thôn nên dễ bị chấn thương do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông vào bệnh viện điều trị Về trình độ văn hóa theo khảo sát đa số là tiểu học 18,6%, trung học cơ sở 27,6%, phổ thông trung học 30,0% là đối tượng cần truyền thông dễ hiểu sát với thực tế để đối tượng nghiên cứu cập nhật được thông tin và biết được tình trạng bệnh của mình, có kiến thức, kỹ năng để có thể tự phòng bệnh, theo dõi tiến trình bệnh tật và tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, người bệnh có được các kiến thức, thực hành thiết yếu để tự theo dõi, chăm sóc, điều trị và phòng các biến chứng cho bản thân.
Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Tỉ lệ người bệnh được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức khỏe trong thời gian nằm viện là 83,4%, tỉ lệ được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể trong thời gian nằm viện là 81,0%, tỉ lệ được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là 83,0%, tỉ lệ được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện là 79,2%, tỉ lệ được hướng dẫn dùng thuốc theo toa, thời gian tái khám là 88,4%, tỉ lệ được dặn dò trước khi xuất viện là 87,4%.
Nguồn cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe cho đối tượng khảo sát cao nhất là Bác sĩ chiếm 49,8%, từ bạn bè- người thân chiếm 41,6%, ti vi – đài phát thanh chiếm 32,8%, điều dưỡng chiếm 30,8% nên điều dưỡng cần lưu ý và tăng cường hơn nữa trong công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân Khoa dinh dưỡng cần chủ động kết hợp với phòng công tác xã hội và các khoa lâm sàng chuẩn bị công cụ truyền thông như: sách báo, áp phích, tờ bướm để tổ chức các buổi truyền thông tại khoa cho người bệnh, thân nhân người bệnh.
So với nghiên cứu của phòng Điều dưỡng Bệnh viện Trưng Vương khảo sát 186 người (nam 72, nữ 114) có 78% người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn, 70,4% người bệnh được hướng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi, các nguồn cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe chủ yếu từ nhân viên y tế: Bác sĩ 115 lượt (61,82%), điều dưỡng 58 lượt (31,18%), kế đến tivi đài phát thanh 39 lượt (20,96%), sách báo 36 lượt ( 19,35%), áp phích-tờ bướm 20 lượt (10,75%), Internet 26 lượt (13,97%) [3].
Qua bảng đánh giá kết quả tiếp nhận thông tin truyền thông người bệnh có được về hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe: Trong 15 tiêu chí có 9 tiêu chí > 90% đạt theo yêu cầu thang điểm nghiên cứu, còn lại 6 tiêu chí > 90% không đạt theo yêu cầu thang điểm nghiên cứu Đây là những tiêu chí cần được ưu tiên trong truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú cũng như trong quá trình cải tiến chất lượng bệnh viện Vậy đối tượng nghiên cứu có tiếp nhận được thông tin truyền thông về hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe, biết được các thông tin cần thiết sau khi được truyền thông giáo dục sức khỏe ở bảng B có 10 tiêu chí đạt và
Công tác hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe tỉ lệ đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện chỉ đạt 79,2% là thấp nhất, không đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí nên các khoa cần lưu ý để có phương pháp hướng dẫn, tư vấn điều trị, chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho phù hợp hơn.
Qua khảo sát Người bệnh biết thông tin về bệnh của mình, được động viên yên tâm điều trị, được giải đáp kịp thời những băn khoăn thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
So với nghiên cứu “Đánh giá công tác giáo dục sức khỏe qua kiến thức về sức khỏe của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trưng Vương” của Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM (2015) cho kết quả 97,8% người bệnh đươc truyền thông giáo dục sức khỏe và biết bệnh tuy nghiên còn 2,2% chưa đạt Thì nghiên cứu tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho kết quả 89,3% còn 10,7% cần tăng cường thêm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe [3].
Căn cứ theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện [15], tại mục C6.2 về truyền thông trong 15 tiêu chí ở bảng B có 06 vấn đề về người bệnh được biết chưa đạt tỷ lệ trên 90% và cần có biện pháp cải thiện gồm có:
1 Người bệnh được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức khỏe trong thời gian nằm viện.
2 Người bệnh được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể trong thời gian nằm viện.
3 Người bệnh được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong thời gian nằm viện.
4 Người bệnh được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện.
5 Người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc theo toa, thời gian tái khám.
6 Người bệnh được dặn dò trước khi xuất viện.
Bên cạnh đó trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chiếm nhiều nhất là tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông, với trình độ này thì cần phải hướng dẫn giáo dục sức khỏe trực tiếp dễ hiểu theo trình độ tiếp thu của đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng cho người bệnh
Qua chuyên đề này, chúng tôi kiến nghị cần bổ sung để tăng cường công tác tư vấn điều trị và chăm sóc giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú cụ thể: Đối với bệnh viện
-Từng bước bổ sung nhân lực điều dưỡng theo đúng qui định.
-Có chế tài khen thưởng, xử phạt cụ thể đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua và tổ chức xét thi đua của đơn vị Đối với điều dưỡng
1 Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của điều dưỡng được quy định tại Thông tư Số: 31/2021/TT-BYT để chủ động thực hiện tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong quá trình can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
2 Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
3 Tăng cường hướng dẫn người bệnh chế độ dinh dưỡng trong thời gian nằm viện
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
4 Tăng cường chủ động hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau khi ra viện.
5 Tăng cường chủ động hướng dẫn dùng thuốc theo toa, thời gian tái khám bệnh.
6 Tăng cường chủ động hướng dẫn dặn dò người bệnh trước khi xuất viện Đối với Khoa dinh dưỡng
- Chủ động kết hợp với phòng công tác xã hội và các khoa lâm sàng chuẩn bị công cụ truyền thông như: sách báo, áp phích, tờ bướm để tổ chức các buổi truyền thông tại khoa cho người bệnh, thân nhân người bệnh.
- Kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe trong các buổi sinh hoạt tại khoa, các cuộc họp hội đồng thân nhân người bệnh, tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông cho đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện.
- Xây dựng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng và tài liệu truyền thông về tập vận động cho người bệnh.
- Xây dựng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe theo mô hình bệnh tật của bệnh viện và theo nhu cầu trình độ học vấn của người bệnh.
KẾT LUẬN Qua khảo sát trên 324 điều dưỡng viên đang làm việc và 250 người bệnh nội trú đang điều trị tại thời điểm nghiên cứu, chúng tôi có một số kết luận như sau:
-Về thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại bệnh viện
Tất cả 324 điều dưỡng được khảo sát đều có kiến thức về giáo dục sức khỏe, song phần lớn ở mức trung bình (38,2%), tiếp đến là mức khá (32,9%) và mức giỏi (24,9%) Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về GDSK ở mức xuất sắc còn khiêm tốn với 4%).
Về nội dung GDSK của điều dưỡng, có 9 trên 15 tiêu chí được người bệnh và thân nhân đánh giá đạt (nhận được ≥ 90% người bệnh đánh giá đạt) Trong đó, tiêu chí được hướng dẫn dùng thuốc cẩn thận, rõ ràng nhận được tỷ lệ đánh giá đạt cao nhất với 95%.
- Về giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng cho người bệnh nội trú
Cùng với sự hỗ trợ của Bệnh viện, kết quả đánh giá kiến thức của điều dưỡng về GDSK cho thấy bản thân người điều dưỡng phải chủ động, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nâng cao kiến thức về giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân đối với những nội dung GDSK mà người bệnh và thân nhân đánh giá chưa đạt để có những cải tiến phù hợp.
2 Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, Hà Nội ngày 10 tháng 3 năm 2014;
3 Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM (2015), Đánh giá công tác giáo dục sức khỏe qua kiến thức về sức khỏe của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trưng Vương.
4 TS nguyễn Văn Hiến nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng truyền thông giáo dục sức khỏe ở trung tâm y tế dự phòng huyện
5 Bộ Y tế - Vụ Khoa học đào tạo (2023), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 5-85.
6 Bộ Y tế - Vụ Khoa học đào tạo, Điều dưỡng cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2020.
7 Bộ Y tế (2021) Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Bộ Y tế.
8 Lê Thị Bình (2007) Khảo sát thực trạng năng lực điều dưỡng làm việc tại một số bệnh viện để cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo và nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh Báo cáo đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế: Hà Nội.