1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chăm Sóc Người Bệnh Cai Rượu Tại Trung Tâm Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng Tâm Thần Việt Trì, Phú Thọ
Trường học trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ
Năm xuất bản 2023
Thành phố việt trì
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 370 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (8)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (8)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn (28)
  • CHƯƠNG II (33)
    • 2.1 Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ (33)
    • 2.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ (34)
    • Chương 3. BÀN LUẬN (0)
      • 3.1 Thực trạng kết quả chăm sóc (42)
      • 3.2 Các ưu và nhược điểm (42)
      • 3.3. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được (44)
      • 3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm 39 KẾT LUẬN (44)
      • 1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ (48)
      • 2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ.....43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CAI RƯỢU TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN VIỆT TRÌ PHÚ THỌ (48)

Nội dung

Nhiều bệnh viện tâm thần ở các nước phát triển đãphải dành 30% giường nội trú cho các bệnh lý do rượuỞ nước ta qua một số điều tra năm 1988 tỷ lệ nghiện rượu ở một phường tại Hà Nội là 1

Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc điểm chung về lạn dụng rượu và nghiện rượu

Uống rượu là một tập quán của con người trong giao tiếp cộng đồng đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trên thế giới có tính xã hội rộng rãi được ghi nhận sâu sắc trong nhiều nền văn hoá của nhiều nền dân tộc Tuy nhiên rượu là chất tác động tâm thần, uống rượu ở mức độ vừa phải đem lại cho người uống cảm giác sảng khoái, vui vẻ, hoạt bát trong giao tiếp Nhưng uống rượu ở những liều lượng lớn người uống dễ lâm vào trạng thái say rượu không còn làm chủ được bản thân, thậm chí có thể hôn mê, ngộ độc cấp do rượu gây hại cho sức khoẻ bản thân và được coi là lạn dụng rượu Lạn dụng rượu là một khái niệm đôi khi khó xác định ranh giới giữa việc sử dụng rượu thông thường và sử dụng gây hại dẫn đến phụ thuộc rượu, nghiện rượu

1.1.2 Tiêu chuẩn lạm dụng rượu theo DSM-IV(1994)

Theo hội tâm thần học Hoa Kỳ trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, thống kê DSM-IV(1994) tiêu chuẩn lạn dụng rượu ghi nhận như sau:

-Hình thức sử dụng rượu không tương thích gây ra một sự biến đổi về chức năng, hoặc một sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng, đặc trưng bằng sự có mặt của ít nhất một trong những biểu hiện sau trong vòng một năm

+ Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến làm mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu trong công việc, ở nhà hoặc ở trường

+ Sử dụng nhắc laiị rượu trong những tình huống gây hại về thể chất + Lập lại những vấn đề về tư pháp liên quan đến việc sử dụng rượu VD: Bị bắt giữ về những hành vi không bình thường do uống rượu

+ Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa các cá nhân hoặc xã hội xảy ra hoặc kịch phát lên do những tác động của rượu

+ Không có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu

Năm 1894 Huss M( Thuỵ Sĩ)- Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “ Nghiện rượu” để chi những người uống rượu thường xuyên và thái quá có những vấn đề về sức khoẻ cơ thể và tâm thần Cho đến nay người ta đã xác định nghiện rượu là một loại bệnh lý do rượu, có các tác nhân thúc đẩy và nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là nghiện rượu thì vẫn đang là một vấn đề còn khó xác định Đã có những định nghĩa khác nhau đề cập đến nhiều khía cạnh của nghiện rượu

+Năm 1951 Pougyet định nghĩa: Gọi là nghiện rượu khi một cá nhân đã sử dụng rượu mà bị mất tự do vì rượu

+ Năm 1994, Hardy O và Keureis O định nghĩa nghiện rượu như sau

- Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng hàng ngày vượt quá 1ml cho 1 kg cõn nặng hoặc ắ lớt rượu vang 10% cồn cho một người đàn ụng nặng 70kg

-Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả những hình thái uống rượu vượt quá việc sử dụng thông thường và truyền thống

1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

* Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10(1992) được xác định như sau:

+ Thèm muốn mạnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu

+ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng

+ Xuất hiện hội chứng cai rượu khi việc sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc bị giảm bớt

+ Cho những bằng chứng vè sự dung nạp như tăng liều

+ Dần dần xao nhẵng những thú vui hoặc những thích thú trước đây

+ Tiếp tục sử dụng mặc dù có những hậu quả tác hại

Chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 điểm trở lên đã được trải nghiệm hoặc biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây

1.1.5 Mức độ phổ biến của bạn dụng rượu và nghiện rượu

Người ta nhận thấy việc tiêu thu rượu, bia có chiều hướng tăng lên trog những thập kỷ qua Theo Godard J có sự tương đồng trong tiêu dùng rượu ở những quốc gia khác nhau, thể hiện bằng việc sử dụng bia tăng lên ở các nước La Tinh, tăng sử dụng rượu vang ở các nước Anglo Xacxông và rượu mạnh được dùng ở nhiều nơi Chính vì thế mà tỷ lệ người nghiện rượu có xu hướng tăng ở các nước

Tài liệu nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới ở 15 nước công nghiệp phát triển cho thấy năm 1929 chỉ có 0,03% dân số nghiện rượu, năm 1940 tăng lên 0,33% và năm 1975 tăng lên 1,23% dân số Tỷ lệ nghiện rượu trong dân chúng ở các nước phương Tây tăng lên so với nước chiến tranh khoảng 2-3 lần Ở nước ta cac bài báo cáo tại “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạn dụng rượu” Năm 1994 cho thấy: Tỷ lệ lạn dụng rượu ở khu vực thành phố chiếm 5- 10,4% dân số, khu vực nông thôn 0,57-1,2% Tỷ lệ nghiện rượu ở thành phố 1,16-3,61% dân số, miền núi 2,34%; nông thôn 0,14-0,42% Năm 2005 theo Lâm Xuân Điền tỷ lệ nghiện rượu riêng ở thành phố Hồ Chí Minh là 3% và chung cho cả nước 0,31-3% dân số, ngày nay con số này có thể tăng lên rất cao

1.1.6 Hậu quả của lạn dụng rượu và nghiện rượu

Nghiện rượu và lạn dụng rượu không những để lại hậu quả nghiên trọng cho chính bản thân người sư dụng rượu mà còn để lại những hậu quả xấu về mặt kinh tế và an ninh toàn xã hội

1.1.6.1 Hậu quả đối với cá nhân

Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được phân bố đến các cơ quan nội tạng, việc Nghiện rượu và lạn dụng rượu lâu ngày sẽ từng bước ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ gây rối loạn chức năng cơ quan nội tạng làm phát sinh các rối loạn, các bệnh lý khác nhau

Năm 1996 Lâm Xuân Điền và cộng sự điều tra tại 5 bệnh viện đa khoaThành Phố Hồ Chí Minh cho thấy 17,1% số người có sử dụng rượu Trong đócác bệnh về tiêu hoá 20,9%; các bệnh về xương khớp cơ 19,2%; các bệnh về hô hấp11,6%; các bệnh nhiễm khuẩn 8,1%; tim mạch 7,0%

1.1.6.2 Hậu quả về kinh tế- xã hội

Theo Ades J 1990 tại Pháp Nghiện rượu và lạn dụng rượu là nguyên nhân cảu 60% số tử vong tai nạn giao thông 10-20% số tử vong do tai nạn lao động 25% số tử vong do tự sát Ở Bắc Mỹ và Châu Âu tỷ lệ chét tăng 1,6-4,7 lần ở những người lạn dụng rượu Chính vì vậy từ lây tổ chức y tế thế giới đã xếp các bệnh lý do rượu đứng hàng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư vè nguyên nhân gây tử vong Ở Việt Nam tổng hợp báo cáo trong “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tế, lâm sàng lạn dụng rượu” cho thấy trong số những người lạn dụng rượu nghiện rượu có tới 31% mất việc làm, gia đình bị tan vỡ chiếm từ 8-18% gây tai nạn cho người khác từ 5-20% bị thương vì uống rượu gây tai nạn cho mình từ 5-34% phạm pháp bị bắt giữ từ 5-25% Số người lạn dụng rượu và nghiện rượu bị sa sút về kinh tế chiếm từ 45-69%

1.1.7 Dịch tễ của nghiện rượu

Nghiện rượu hay gặp ở lứa tuổi từ 30 tuổi trở lên Tuy nhiên nghiện rượu tăng lên nhanh chóng theo lứa tuổi khoảng 70% dân số nghiện rượu gặp ở người dưới 40 tuổi, 90% người nghiện rượu dưới 50 tuổi và 94% người nghiện rượu ở dưới 60 tuổi

Theo nghiên cứu của tác giả Việt Nam như Nguyễn Viết Thiêm, Trần Viết Nghị, Quách Văn Ngư thì có 27-50% số người nghiện rượu nằm trong độ tuổi 30-40 nghĩa là độ tuổi lao động quan trọng Một số tác giả đã tính ra tuổi trung bình của người nghiện rượu ở Việt Nam là 42 tuổi

Tỷ lệ nam/ nữ nghiện rượu nói chung dao động từ 4/1 đến 8/1 Trong các nghiên cứu lâm sàng ngày nay hầu hết người bệnh là nam giới

Theo tác giả Starova L.V tỷ lệ nghiện rượu ở nữ chỉ là 10% tổng số người bệnh nghiện rượu Ở Việt Nam các nghiên cứu về nghiện rượu đều cho thấy hầu hết người bệnh là nam giới, số người bệnh là rất nhỏ nữ hầu như không có, có lẽ điều này là do phong tục tập quán ở nước ta khác các nước Phương Tây Phụ nữ Việt Nam rất ít uống rượu nên hầu như không có người bệnh nữ bị nghiện rượu

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các chương trình can thiệp cai rượu

Các chương trình can thiệp có các mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và dài hạn Mục tiêu trước mắt là tham gia vào các nhu cầu cấp bách có liên quan đến rượu chẳng hạn như cai nghiện, chữa trị các biến chứng cấp tính về sức khỏe và can thiệp vào các trường hợp bị khủng hoảng Mục đ tiêu ngắn hạn thường là điều trị các bệnh mạn tính kết hợp hay các bệnh lý tâm thần, duy trì thói quen không uống rượu, tái hòa nhập gia đình và bắt đầu tái hòa nhập cộng đồng.

Các mục đích và mục tiêu lâu dài tập trung vào vấn đề lớn hơn là chống tái nghiện, tái hòa nhập nghề nghiệp, tái hòa nhập xã hội, lối sống lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dựa vào những mục tiêu này, quá trình điều trị được chia thành 4 giai đoạn: tiền điều trị, giai đoạn cai nghiện, giai đoạn điều trị tích cực và giai đoạn hậu chăm sóc.

Giai đoạn tiền điều trị (giai đoạn tạo lập quan hệ/giai đoạn chuẩn bị) Việc sớm xác định người có mắc các vấn đề liên quan đến rượu và phỏng vấn khích lệ tạo nên cơ sở cho giai đoạn tiền điều trị Phỏng vấn khích lệ nhằm giúp người đó chấp nhận vấn đề và cần sự giúp đỡ bên ngoài Bác sỹ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe các tổ chức phi chính phủ dựa trên cộng đồng, chủ lao động, bạn bè và các thành viên của gia đình có thể rất có tác dụng trong nhiệm vụ quan trọng này để chuẩn bị tâm lý cho người bệnh bắt đầu việc điều trị trong giai đoạn này vì nó có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng.

Cai nghiện (giai đoạn cắt cơn)

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào loại chất nghiện, lượng chất nghiện sử dụng và thời gian nghiện Quá trình cai nghiện thường được thực hiện bằng benzodiazepines để kiểm soát các triệu chứng cai nghiện xảy ra khi ngừng uống rượu hoặc sử dụng hình thức khác để thay chất gây nghiện Sinh tố B và các loại vitamin B hỗn hợp khác cũng rất cần thiết Thời kỳ cai nghiện cũng được dùng để đánh giá các tác động vể mặt sức khỏe và các vấn đề khác trong đời sống của người bệnh, cũng như để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của người bệnh. Điều trị tích cực

Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến12 tháng hoặc lâu hơn, và có liên quan đến quá trình lựa chọn các phương thức điều trị chủ yếu bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hay tâm lý xã hội Căn cứ vào đánh giá đưa ra, người ta sẽ chọn một hoặc một số phương pháp điều trị Những phương pháp điều trị cụ thể thường được sử dụng là liệu pháp tâm lý dựa trên nhóm hay cá nhân, sự can thiệp của gia đình và các kế hoạch tái hòa nhập Các biện pháp điều trị này được thực hiện một cách có tổ chức nhưng mang tính cá nhân rất cao để đáp ứng nhu cầu riêng của các người bệnh.

Liệu pháp tâm lý cá nhân được áp dụng cho các người bệnh có các vấn đề liên quan đến việc uống rượu trước năm 1960 đã không thành công lắm Tuy nhiên, các liệu pháp cá nhân lại được sử dụng lại vào những năm 1980, một phần là do các chỉnh sửa trong các liệu pháp tâm lý và sự phát triển rất nhiều các liệu pháp khác (chẳng hạn như các liệu pháp hỗ trợ thể hiện, giao tiếp, và hành vi nhận thức) và cũng là do việc áp dụng quy định hạn chế dược phẩm.

Hậu cai (giai đoạn chống tái nghiện)

Giai đoạn hậu điều trị và hậu chăm sóc tập trung vào các mục tiêu dài hạn được đặt ra và có thể tiếp tục trong 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn thế Trong giai đoạn này, vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội khác tích cực hơn và cần thiết hơn Đối với các người bệnh tiếp theo và hậu chăm sóc, yếu tố quan trọng nhất là duy trì mối quan hệ điều trị đã được tiếp tục Khía cạnh quan trọng khác trong giai đoạn này là nhận thức về hiện tượng tái nghiện Chống tái nghiện thường được thực hiện thông qua các kỹ năng phù hợp, tái hòa nhập nghề nghiệp và quan hệ với các thành viên trong gia đình.

Phục hồi từ nghiện không chỉ liên quan đến thói quen không sử dụng các chất gây nghiện cũng như tạo ra những thay đổi đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống Quá trình phục hồi này rất khó khăn.

Uống rượu trong giai đoạn hậu chăm sóc có thể coi là tái nghiện Phát hiện ra khả năng tái nghiện là một hiện tượng quan trọng đối với quá trình phục hồi và có thể xử lý một cách có ý nghĩa việc xử lý đúng cách có thể tránh được cảm giác chán nản và vô dụng đối với người bệnh, gia đình, nhóm điều trị nếu bị coi là thất bại điều trị Tất cả mọi người sẽ giúp quá trình phục hồi tốt hơn nếu họ chấp nhận hiện tượng tái nghiện, qua đó tiếp tục chống tái nghiện.

Các chiến dịch cụ thể để chống tái nghiện bao gồm việc xác định các yếu tố nguy cơ gây tái nghiện, các biện pháp can thiệp và các phương pháp điều trị có thể giảm nhẹ các yếu tố đó Mục đích chính của các mô hình chống tái nghiện cụ thể này là giúp người bệnh xác định các biện pháp chống tái nghiện tiềm tàng và các kỹ năng xử lý tương ứng.

1.2.2 Quy trình tổ chức khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh cai rượu Bước 1:

Người bệnh được gia đình đưa đến khoa khám bệnh của bệnh viện.

Người bệnh được bác sỹ khám bệnh và cho chỉ định vào khoa điều trị Tại đây người bệnh được nhân viên phòng khám hướng dẫn làm thủ tục nhập viện sau đó đưa vào khoa lâm sàng điều trị

Bước 2: Tại khoa điều trị

-Người bệnh được khoa điều trị tiếp nhận

- Bác sỹ tiếp xúc khám bệnh cho người bệnh và gia đình người bệnh làm bệnh án nằm viện, đồng thời cho chỉ định thuốc và các xét nghiệm cần thiết

-Điều dưỡng viên thực hiện công tác chăm sóc cho người bệnh bằng cách: Cho người bệnh thay quần áo viện, xếp chăn màm giường chiếu cho người bệnh và gia đình người bệnh

+ Người bệnh được điều dưỡng đo các chỉ số sinh tồn và các chỉ định của bác sỹ đồng thời viết vào hồ sơ bệnh án

+ Hàng ngày người bệnh được điều dưỡng đôn đốc tắm gội thay quần áo cắt móng tay chân cạo râu co người bệnh

+ Người bệnh được ăn cơm theo giờ ăn của bệnh viện theo thực đơn chung do khoa dinh dưỡng cung cấp Trừ một số trường hợp cụ thể người bệnh không ăn được cơm thì cho ăn sữa hoặc cháo tuỳ tình trạng của người bệnh

+ Người bệnh được dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ

Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trụ sở đóng trên địa bàn khu 4 Phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm được thành lập năm 1968, tên gọi ban đầu là Trại điều dưỡng T202 trực thuộc Bộ Nội vụ, trụ sở đóng trên địa bàn xã Thanh Uyên - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ Tháng 3/1986 Trung tâm được Bộ Thương binh và Xã hội đổi tên thành Khu điều dưỡng tâm thần Tam Thanh Đến năm 2002 chuyển về cơ sở mới tại Khu 4 - Vân Phú - Việt Trì - Phú Thọ và đổi tên thành Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì theo Quyết định số 536/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/5/2002 Để bổ sung, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, tháng 12/2009 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 1736/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì.

* Chức năng: Tổ chức quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng đối với người mắc bệnh tâm thần mãn tính theo quy định của Nhà nước.

-Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, PHCN và hướng nghiệp cho các bệnh nhân bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; người đã phục vụ trong lực lượng vũ trang; người là thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng; người nhiễm chất độc da cam/dioxin được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần kết luận bệnh mãn tính, thuộc diện trợ cấp hàng tháng nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình hoặc nhà xã hội tại cộng đồng (dưới đây gọi chung là đối tượng).

- Kết hợp điều trị, phục hồi chức năng với tổ chức lao động sản xuất phù hợp với từng đối tượng; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng;

-Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan trong nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho đối tượng;

- Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp kinh phí chăm sóc đối tượng; tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và hiện vật huy động (nếu có) theo quy định của pháp luật để nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho đối tượng;

- Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

-Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ giao.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm:

-Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;

-Phòng Kế toán - Tài vụ;

-Phòng Khám chuyên khoa Tâm thần và Phục hồi chức năng

-Khoa Điều trị bệnh nhân nặng (KA);

-Khoa Phục hồi chức năng bệnh nhân nam (KB);

-Khoa Phục hồi chức năng bệnh nhân nữ (KC).

Thực trạng chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ

Khảo sát các điều dưỡng thực hiện chăm sóc 202 người bệnh vào khoa điều trị với các biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu cho kết quả như sau:

Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện nhận định điều dưỡng

STT Nội dung Có Tỷ lệ %

1 Đi buồng nhận định, đánh giá tình trạng người 202 100 bệnh

2 Tương đối đầy đủ, phù hợp với tình trạng người 173 85,6 bệnh

3 Phát hiện các bệnh kèm theo kịp thời 160 79,2

4 Thể trạng, tình trạng dinh dưỡng 197 97,5

5 Tình trạng tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân 196 97,0

6 Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà người 183 90,5 bệnh về tác hại của rượu

7 Ghi chép hồ sơ bệnh án mô tả triệu chứng sơ sài 61 30,2

Có 100% điều dưỡng đi buồng nhận định đánh giá người bệnh Nhận định đánh giá tình trạng người bệnh tương đối đầy đủ, phù hợp với tình trạng người bệnh 85,6% số còn lại điều dưỡng còn bỏ xót các dấu hiệu bất thường ở người bệnh, bởi vậy 29 trường hợp còn lại khai thác không kỹ nên khi người bệnh có diễn biến điều dưỡng mới phát hiện tình trạng bất thường chiếm 14,4%.

Người bệnh ngay khi được tiếp nhận vào khoa điều trị hoặc khi người bệnh hợp tác điều dưỡng đo chỉ số sinh tồn, cân nặng, chiều cao để đánh giá toàn trạng và thể trạng người bệnh bằng chỉ số BMI đạt 97,5% số còn lại 05 người bệnh nhập viện trong tình trạng kích động mãnh liệt điều dưỡng chỉ đo được dấu hiệu sinh tồn, không đo được chiều cao cân nặng nên bỏ xót đánh giá thể trạng cũng như tình trạng tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân của người bệnh.

Tình trạng tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân được điều dưỡng nhận định ngay từ khi người bệnh nhập khoa 97,0% Việc ghi chép hồ sơ bệnh án điều dưỡng mô tả còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa mô tả được các diễn biến bất thường của người bệnh, chủ yếu phụ thuộc vào nhận xét của Bác sỹ 30,2 %.

Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện chẩn đoán điều dưỡng

STT Nội dung Có Tỷ lệ %

1 Người bệnh có hoang tưởng bị hại, ghen tuông, 174 86,1 truy sát

Người bệnh có ảo giác luôn có cảm giác như kiến

2 bò trong người; rắn rết bò trên tường; nhìn thấy 183 90,6 ma quỷ, ngủ ít, bồn chồn, khó chịu

3 Người bệnh có rối loạn ý thức, rối loạn năng lực 38 18,8 định hướng, đi lại loạng choạng.

5 Người bệnh lên cơn co giật do cai rượu 21 10,3

6 Người bệnh kích động đập phá, đánh chửi người 65 32,2 xung quanh.

7 Người bệnh có vết thương trên cơ thể do bị ngã 8 4,0

8 Người bệnh có run chân tay, vã mồ hôi do rối loạn 142 70,3 thần kinh thực vật.

9 Nguy cơ người bệnh trốn viện do thèm rượu 34 16,8

10 Người bệnh có bệnh kèm theo 118 58,4

11 Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do người bệnh đầy 194 96,0 bụng, khó tiêu, chán ăn

12 Người bệnh và người nhà thiếu hiểu biết tác hại 43 21,3 của rượu đến sức khỏe

Kết quả nghiên cứu Chẩn đoán của Điều dưỡng cho thấy:

Người bệnh ngủ ít, bồn chồn, khó chịu cảm thấy bứt rứt trong người đứng ngồi không yên hoặc người bệnh nhìn thấy nhiều sâu bọ, rắn rết bò xung quanh 90,6%.

Người bệnh nhập khoa với biểu hiện ghen tuông luôn cho rằng vợ mình ngoại tình hoặc luôn cho rằng có người đang muốn giết hại mình chiếm 86,1% cũng xuất phát từ những hoang tưởng đó chi phối hành vi và tính cách người bệnh dẫn tới tình trạng kích động, đạp phá, đánh chửi người xung quanh 32,2%.

Người bệnh có rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện run chân tay, vã mồ hôi, đi lại loạng choạng chiểm 70,3%.

Người bệnh mệt mỏi, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, không muốn ăn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là 96,0%.

Có 21,3% người bệnh và người nhà người bệnh thiếu kiến thức về tác hại của rượu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh có vết thương trên cơ thể do bị ngã tại nhà cần được chăm sóc với tỷ lệ 4,0%.

Người bệnh có nguy cơ trốn viện do thèm rượu, luôn tìm cách trốn ra ngoài tìm rượu uống 16,8%.

Người bệnh không xác định được không gian, thời gian, nơi người bệnh đang ở 18,8%.

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện các chăm sóc của Điều dưỡng

STT Nội dung Đúng quy Tỷ lệ

1 Quản lý người bệnh tại buồng, giường 202 100

2 Chăm sóc người bệnh hoang tưởng 163/174 93,7

3 Chăm sóc người bệnh ảo giác 154/174 88,5

4 Chăm sóc người bệnh có rối loạn ý thức, rối loạn 35/38 92,1 năng lực định hướng

6 Người bệnh lên cơn co giật do cai rượu 21/21 100

7 Người bệnh kích động đập phá, đánh chửi người 60/65 92,3 xung quanh.

8 Người bệnh ngủ ít, bồn chồn, khó chịu 149/183 80,1

9 Người bệnh có vết thương trên cơ thể do bị ngã 8/8 100

10 Người bệnh có run chân tay, vã mồ hôi do rối loạn 138/142 90,1 thần kinh thực vật.

11 Nguy cơ người bệnh trốn viện do thèm rượu 26/34 76,1

12 Người bệnh có bệnh kèm theo 113/118 95,8

13 Nguy có thiếu hụt dinh dưỡng do người bệnh đầy 176/194 90,7 bụng, khó tiêu, chán ăn

14 Người bệnh và người nhà thiếu hiểu biết tác hại của 43/43 100 rượu đến sức khỏe.

15 Người bệnh tuân thủ thời gian sử thuốc và thực 176 87,1 hiện theo hướng dẫn của NVYT

Kết quả khảo sát chăm sóc của Điều dưỡng cho thấy:

100% người bệnh được quản lý tại buồng bệnh, điều dưỡng thực hiện tương đối tốt quy trình chăm sóc người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong thời gian nằm viện.

100% người bệnh có rối loạn trí nhớ được điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ và hướng dẫn người nhà phối hợp gợi nhớ lại những việc đã qua, những người thân trong gia đình giúp người bệnh dần hồi phục trí nhớ.

100% người bệnh có cơn co giật do sảng rượu được điều dưỡng chăm sóc tận tình, đúng quy trình, đảm bảo an toàn.

100% người bệnh có vết thương được chăm sóc thay băng, rửa vết thương đảm bảo vết thương khô, liền tốt.

100% người bệnh và gia đình người bệnh đã được bổ xung kiến thức về tác hại của rượu với cơ thể, hiểu được tác hại của rượu và người bệnh cam kết sẽ bỏ không uống rượu.

Người bệnh có hoang tưởng được chăm sóc đúng quy trình là 93,7%; ảo giác 88,5% trong giai đoạn người bệnh rối loạn tâm thần do rượu bị kích động có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và người khác nên nhân viên y tế cần tìm cách quản lý, cố định người bệnh để đảm bảo an toàn cho người bệnh và những người xung quanh; theo dõi phát hiện các hoang tưởng, ảo giác đi buồng kiểm tra theo dõi người bệnh 30 phút/ lần, 60 phút/lần.

Người bệnh có rối loạn năng lực định hướng, rối loạn ý thức điều dưỡng phối hợp cùng người nhà quản lý người bệnh ở phòng riêng, luôn theo sát người bệnh đảm bảo an toàn 92,1%; có 4/38 người bệnh tranh thủ người nhà đi mua đồ ăn người bệnh đã tự đi ra khỏi phòng đến phòng khác nhưng không biết đường về phòng mình khiến người nhà và điều dưỡng phải đi tìm.

Khi người bệnh có biểu hiện kích động, đạp phá, đánh chửi người xung quanh ngay lập tức điều dưỡng phối hợp cùng người nhà cố định người bệnh bằng dây chuyên dụng tại giường kết hợp thực hiện y lệnh thuốc người bệnh được đảm bảo an toàn 92,3%.

Người bệnh run chân tay, vã mồ hôi điều dưỡng phối hợp cùng người nhà lau rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh, giúp người bệnh đi lại, vận động an toàn 90,1%;người bệnh ra nhiều mồ hôi cần bù nước điện giải bằng cách truyền dịch Khi người bệnh có bệnh kèm theo ngoài chăm sóc về mặt tâm thần người điều dưỡng càng phải theo dõi sát hơn đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của người bệnh 95,8%; số còn lại 5/118 người bệnh khi phát hiện có bệnh kèm theo gia đình xin chuyển tuyến điều trị.

Người bệnh rối loạn tâm thần do rượu thường men gan tăng, người bệnh thấy mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng do vậy điều dưỡng cần phải hướng dẫn chế độ ăn của người bệnh để người nhà chuẩn bị, điều dưỡng phối hợp cùng người nhà cho người bệnh ăn; trường hợp người bệnh chống đối ăn uống thì cho người bệnh ăn qua Sonde, điều dưỡng trực tiếp cho người bệnh ăn để phòng tránh tai biến có thể xảy ra khi cho người bệnh ăn Sonde nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh sớm hồi phục và tăng cân 90,7%; 18/194 người bệnh chế độ dinh dưỡng không đảm bảo do gia đình người bệnh không hợp tác trong việc cung cấp thức ăn cho người bệnh nên việc chăm sóc dinh dưỡng cho những người bệnh này chưa đảm bảo nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Trong quá trình chăm sóc, theo dõi người bệnh thấy người bệnh có biểu hiện thèm rượu hoặc luôn đòi đi tìm rượu uống điều dưỡng cần động viên người bệnh, quản lý cách ly người bệnh (nếu cần), theo dõi sát đề phòng người bệnh trốn viện, kết quả 26/34 người bệnh không có cơ hội và hành vi trốn viện đạt 76,1%; 8/34 người bệnh trốn viện vào thời gian cao điểm (giao ca, buổi trưa, chập choạng tối) sau khi phát hiện nhân viên y tế phối hợp cùng người nhà tìm kiếm đưa người bệnh trở lại viện an toàn.

BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng kết quả chăm sóc

Nhân viên y tế cần nói chuyện nhẹ nhàng và chậm rãi thì người bệnh mới hiểu được, vì rượu sẽ ảnh hưởng đến tiến trình suy nghĩ của người nghiện rượu Phải thấu hiểu người nghiện rượu và lắng nghe họ, không sử dụng các biện pháp như: cách ly, phê phán và ngăn cấm họ uống rượu mà nên giải thích và động viên họ chủ động từ bỏ uống rượu Cần đối xử với người nghiện rượu bằng thái độ: cảm thông, chấp nhận những hành vi không tự chủ của họ, không khinh thường hay chống đối lại hành vi hay lời nói không tự chủ của người nghiện rượu.[9]

Theo Nguyễn Thị Ngọc Sương (2015) gia tăng vệ sinh thân thể để phòng tránh các bệnh về da, dinh dưỡng phù hợp, khuyến khích ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe: trái cây, rau xanh, nhiều chất xơ, uống nhiều nước đặc biệt nước ép trái cây nhằm mục đích nâng đỡ chức năng gan và cung cấp đủ nước cũng như giúp họ giảm bớt thèm rượu [9]

- Người bệnh chưa hiểu rõ những tác hại của việc lạm dụng, nghiện rượu gây ra.

- Đa phần người bệnh không tự giác cai rượu chỉ đến khi có các biểu hiện rối loạn tâm thần gia đình mới đưa người bệnh đến viện khám, điều trị và cai rượu.

-Trong thời gian nằm viện nhân viên y tế động viên, tư vấn thì người bệnh chỉ nghe cho qua chuyện hoặc hứa sẽ bỏ rượu nhưng nếu quản lý không tốt người bệnh lại có thể trốn đi tìm rượu.

- Gia đình người bệnh chán nản mệt mỏi, kinh tế khó khăn nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến người bệnh.

- Chưa có đủ kiến thức về hậu quả của lạm dụng rượu, nghiện rượu cũng như cách chăm sóc và phòng chống tái phát cho người bệnh.

3.2 Các ưu và nhược điểm

- Về cơ bản người bệnh nghiện rượu đến điều trị tại Bệnh viện được chăm sóc tương đối tốt

-Nhân viên y tế nhiệt tình chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh

- Nhân viên y tế hoàn thành công việc được giao Không để xảy ra tình trạng người bệnh tử vong

-Điều dưỡng cho người bệnh thuốc bảo đảm thuốc tới tận dạ dày

- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ không tiếp xúc và uống rượu

-Người bệnh được điều dưỡng tư vấn bỏ rượu không uống rượu

- Sau quá trình điều triị người bệnh cai rượu ra viện hết các triệu chứng nghiện rượu tăng cân và sức khoẻ ổn định

- Về cơ bản người bệnh và gia đình người bệnh đã hài lòng với sự phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viện

- Bệnh viện đã tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ chăm sóc cho người bệnh

- Nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cai rượu còn xơ xài, chưa toàn diện, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh

- Điều dưỡng thực sự chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh, chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý

- Người bệnh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và tính chất nguy hại của việc uống rượu nhiều gây nên

-Người bệnh tham gia các hoạt động liệu pháp nhàm chán

- Người bệnh không ý thức và tự giác cai rượu mà đều do gia đình cưỡng ép đến bệnh viện

-Người bệnh sau ra viện chưa được theo dõi sức khoẻ tại địa phương, chưa có lịch khám lại cho người bệnh

- Bệnh viện chưa phát huy được mô hình dự phòng chống tái phát nghiện rượu sau cai cho người bệnh

3.3 Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được *

Nguyên nhân của việc đã làm được

-Nhân viên y tế tuân thủ 12 điều y đức của bộ y tế đề ra

-Nhân viên y tế thực hiện đúng chính sách của cơ quan Hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Nhân viên y tế thực hiện “ Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế” Nhân viên y tế có lời nói nhẹ nhàng, thái độ lịch sự tôn trọng người bệnh và gia đình người bệnh

-Nhân viên y tế không uống rượu bia, hút thuốc là trong giờ làm việc

-Kịp thời báo cáo với lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện về những biến cố đột ngột xảy ra trong bệnh viện

- Mô hình làm việc của bệnh viện theo ca, ca sáng từ 7h đến 13h, ca chiều từ 13h đến 19h, nên người bệnh được nhiên viên y tế chăm sóc nhiều thời gian hơn

* Nguyên nhân của những việc chưa làm được

-Mô hình làm việc phân công theo công việc/ ca Nên điều dưỡng chưa sát sao theo dõi diễn biến từng người bệnh cụ thể

-Không đủ thời gian lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng người bệnh

- Điều dưỡng chưa được tập huấn về các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh

-Cơ sở vật chất phục vụ người bệnh và nhân viên y tế còn sơ sài

- Bệnh viện chưa phát huy được mô hình tái phát cho người bệnh sau cai rượu

-Người bệnh không tự giác và thiếu ý chí quyết tâm cai rượu

-Gia đình thiếu sự quan tâm động viên người bệnh

3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm

3.4.1 Đối với nhân viên y tế

Khi người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện thì

- Lập kế hoạch chăm sóc toàn diện cho từng người bệnh cai rượu cụ thể từng giai đoạn bệnh

-Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn giải thích cho người bệnh người nhà người bệnh biểu hiện rõ tác hại của việc uống rượu nhiều

-Động viên quan tâm và giúp đỡ người bệnh tự giác bỏ rượu

-Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc

-Động viên người bệnh yên tâm điều trị

-Nhân viên y tế hướng dẫn cho người bệnh và gia đình sau khi dùng thuốc sẽ có một số tác dụng phụ cần báo cho bác sỹ

- Phục hồi chức năng cho người bệnh sau khi điều trị ổn định Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc cho bản thân như tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân

- Các liệu pháp tâm lý- xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị

-Sau khi người bệnh ra viện về gia đình tự giác bỏ rượu, không uống rượu bia và thức uống có chứa cồn Người bệnh phải thực hiện nghiêm túc quyết tâm thì mới có thể cai rượu được

-Động viên gia đình kề vai sát cánh giúp người bệnh bỏ rượu

- Hướng dẫn gia đình người bệnh cách dùng thuốc cho người bệnh tại nhà và cách quản lý thuốc

- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như: đi du lịch tránh Strees, sử dụng các dịch vụ cộng đồng, đến với các dịch vụ trong bệnh viện khi cần thiết [5]

- Giáo dục họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ trách nghiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

3.4.2 Đối với gia đình người bệnh

-Trước tiên gia đình người bệnh cần phải xác định việc chăm sóc người bệnh cai rượu không chị dựa vào thuốc lá lá đủ Mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc động viên từ phía gia định người bệnh Đề người bệnh đủ nghị lực quyết tâm từ bỏ rượu không uống nữa.

-Gia đình luôn gần gũi, động viên chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học viện, học nghề,

-Khi người bệnh trở về cộng đồng thì vai trò của gia đình tạo công ăn việc làm ổn định cho người bệnh [5]

-Bố trí thời gian cho người bệnh đầy đủ các lớp các lớp tập huấn kiến thức về tác hại của nghiện rượu và cách phòng tránh.

-Cho người bệnh khám lại theo lịch bác sĩ

-Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bênh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc

3.4.3 Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở

-Điều tra dịch tễ học nghiện rượu cấp cơ sở

- Có lịch thăm khám bệnh cho người bệnh đã cai rượu tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nghiện rượu

-Khám bệnh hàng tháng, hàng quý cho người bệnh sau cai rượu

-Tích cực vận động người bệnh và gia đình tham gia bảo hiểm y tế

- Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho người bệnh sau khi cai rượu tái hoà nhập với cộng đồng không tham gia vào các cuộc nhậu nhẹt rượu bia

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm thêm kiến thức về bệnh nghiện rượu cũng như kỹ năng chăm sóc bệnh và cách chống tài nghiện cho người bệnh sau cai rượu

-Phát huy mô hình chống tái phát cho người bệnh sau cai rượu

-Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình người bệnh nghiện rượu

- Thời gian đào tạo bố trí phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ, tốt nhất là bố trí thời gian ngoài giờ

3.4.4 Đối với Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ

-Người bệnh cai rượu được đưa vào khoa cai rượu

-Điều dưỡng được phân công chăm sóc người bệnh toàn diện như mỗi điều dưỡng có thể chăm sóc 2-3 người bệnh

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ
ng Tên bảng Trang (Trang 5)
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện chẩn đoán điều dưỡng - thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện chẩn đoán điều dưỡng (Trang 35)
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các chăm sóc của Điều dưỡng - thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các chăm sóc của Điều dưỡng (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w