Bài Giảng Kế Toán Tập Đoàn ( Combo Full Slides 4 Chương )

246 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài Giảng Kế Toán Tập Đoàn ( Combo Full Slides  4 Chương )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KẾ TOÁN TẬP ĐOÀN

Trang 2

NỘI DUNG (CONTENTS)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾCHƯƠNG 2 KẾ TOÁN HỢP NHẤT KINH DOANH

CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾCHƯƠNG 4 BÁO CÁO BỘ PHẬN VÀ THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Trang 3

Chương 1

Tổng quan về tập đoàn kinh tế và tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế

53

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP ĐOÀN

Trang 4

Nội dung chương 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế

1.1.1 Tính tất yếu khách quan phải hình thành các Tập đoàn kinh tế 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế

1.1.3 Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới

1.2 Tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

1.2.1 Sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán theo mô hình công ty mẹ-công ty con

1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con

1.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế 1.2.4 Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế

1.2.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

1.2.4.2- Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

1.2.4.3- Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

1.2.4.4- Tổ chức lập, phân tích và cung cấp thông tin trong các Tập đoàn kinh tế

Trang 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế

1.1.1 Tính tất yếu khách quan phải hình thành các Tập đoàn kinh tế

1.1.1.1 Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay với sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước

Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay với sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam ra đời sau khi đất nước độc lập 2/9/1945, và đặc biệt phát triển mạnh ở khi đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất

Năm 90 của thế kỷ 20 doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam tồn tại và hoạt động theo 2 hình thức chủ yếu là: Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động độc lập trực thuộc các Bộ hoặc các địa phương và liên hiệp các xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp hoạt động độc lập trực thuộc các liên hiệp xí nghiệp với hàng chục ngàn doanh nghiệp Nhà nước

…………

Trang 6

- Quyết định 90/TTg, Quyết định 91/TTg năm 1994 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh

- Nghị định số 28/CP năm 1996, số 25/CP năm 1997, số 44/1998NĐ-CP của chính phủ về cổ phần hóa doanh

nghiệp Nhà nước

- Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

- Để bước đầu tháo gỡ các tồn tại của các DNNN 100% vốn nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014

Trang 7

  Các Tổng công ty 90, 91 nắm giữ hầu hết các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó các Tổng công ty 91 có vai trò đặc biệt trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước

  Trong số các Tổng công ty Nhà nước đủ điều kiện trong thời gian vừa qua chính phủ có quyết định thực hiện thí điểm việc chuyển một số Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con

  Tính đến năm 2002 đã có 21 Tổng công ty xây dựng đề án chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con

  Tuy nhiên, việc chuyển các Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do việc xây dựng các Điều lệ và Quy chế tài chính diễn ra chậm chạp,

  Đối với các Tổng công ty Nhà nước có đủ điều kiện sẽ thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế

Trang 8

 Trong những năm 2006 và 2007, tám tập đoàn kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn đã được

thành lập

 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)

 - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

 - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)

 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

 - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

 - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

 - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

 - Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt)

Trang 9

Đến năm 10/2011 có 13 tập đoàn kinh tế và 96 tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con Các tập đoàn kinh tế nhà nước cho đến năm 2011 gồm:

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) - Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt)

- Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)

- Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings) - Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC)

- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Trang 10

Đến thời điểm trước tháng 10/2011, có 13 tập đoàn kinh tế nhà nước, gồm:

1-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập 4/2005; 2-Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), thành

lập tháng 9/2005 với tổ chức ban đầu là Tập đoàn Than Việt Nam, sau đó thành Vinacomin tháng 01/2006;

3-Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập 12/2005; 4-Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005;

5-Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập 01/2006;

6-Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thành lập 6/2006; 7-Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006

8-Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập 9/2006; 9-Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009;

10-Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);

11-Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings); 12-Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC, Sông Đà);

13-Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011

Trang 11

Quy định mới về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước

Ngày 15/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt

hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (tập đoàn kinh tế, tổng công ty); tổ chức, hoạt động, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Trang 12

Theo quy định tại Nghị định, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết Còn tổng công ty là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có không quá ba cấp doanh nghiệp

và cơ cấu như sau:

- Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối Doanh nghiệp cấp II được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối

Trang 13

- Công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối Doanh nghiệp cấp III được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối

- Công ty liên kết là công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty Công ty liên kết được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Trang 14

Nghị định nêu rõ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo

các hình thức sau: Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp; mua

lại cổ phần hoặc phần vốn góp; đầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình; các hình thức liên kết khác do các doanh

nghiệp tự thỏa thuận, không trái các quy định pháp luật

Chính phủ chỉ xem xét lựa chọn tổng công ty làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế và thành lập mới các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định

Cụ thể, tổng công ty nhà nước được lựa chọn làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế phải đáp ứng đầy đủ 6 điều kiện sau:

1- Kinh doanh có lãi trong ba 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn;

2- Tình hình tài chính được chủ sở hữu đánh giá ở mức độ bảo đảm an toàn;

3- Trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực hoạt động;

4- Trình độ trang thiết bị, công nghệ ở mức tiên tiến; quản lý hiện đại;

5- Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp

Trang 15

Tập đoàn kinh tế dự kiến được thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ

+ Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này

- Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết

- Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác

- Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết

Trang 16

+ Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết

Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ

Tổng công ty dự kiến thành lập mới phải đáp ứng các điều kiện:

+ Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ

+ Công ty mẹ trong tổng công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng Đối với công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty mẹ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này

- Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết

Trang 17

+ Tổng công ty phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết

Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh

doanh chính của công ty mẹ

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2014 và thay thế các Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Nghị định số

111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp./

Trang 18

Với số còn lại, về cơ bản trách nhiệm, quyền hạn đó sẽ được giao cho các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ quản lý tổng hợp UBND tỉnh, thành phố Riêng về Vinashin tiến hành tái cơ cấu theo một đề án riêng Quan điểm của Chính phủ khẳng định các tập đoàn, tổng công ty sẽ

không dừng hoạt động mà được sắp xếp lại, tập đoàn có thể giữ mô hình tập đoàn hoặc có thể chuyển thành tổng công ty

Cả các doanh nghiệp được giữ mô hình tập đoàn cũng phải cơ cấu lại, tập trung vào ngành nghề chính, quy mô hoạt động phù hợp với khả năng tài chính, năng lực quản trị và thị trường

Do Sông Đà và HUD không đạt được một số mục tiêu đề ra khi thành lập, nên đến tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Việt Nam có quyết định số 1428 ngày 2/10/2012 tổ chức lại hai tập đoàn này và đưa chúng quay trở lại thành các tổng công ty Trong khi đó, Vinashin cũng bị yêu cầu tái cơ cấu

Trang 19

 1.1.1.2 Thực trạng về sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân

 - Nhà nước, Chính phủ cũng rất khuyến khích sự hình thành và phát triển của khu vực tư nhân Với các chính sách ngày càng mở cửa, tự do hoá đã khuyến khích sự

phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp mới, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn

 - Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã được hình thành và phát triển, trở thành đầu tàu kinh tế trên một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển rất năng động, ở đó đã đóng góp khoảng 40% GDP và 1/3 tổng đầu tư toàn xã hội

Trang 20

10 doanh nghiệp

Top 10 DN lớn nhất Việt Nam năm 2012:

- Tập đoàn dầu khí Việt Nam

- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

- Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

- Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam

- Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

- Tập đoàn viễn thông quân đội

- Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

- Tập đoàn điện lực Việt Nam

- Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

(Nguồn: www.vnr500.com.vn)

Trang 21

1.1.1.3 Sự cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

 Từ vai trò của TĐKT và vai trò chủ động của Nhà nước trong việc hình thành các TĐKT là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổi có bối cảnh đặc thù như ở nước ta

 Vai trò của các tập đoàn kinh tế ở nước ta trở nên quan trọng hơn lúc nào hết, điều này thể hiện ở các khía cạnh (7):

-Thứ nhất, tập đoàn kinh tế giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước;

-Thứ hai, tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất , lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những Công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn;

-Thứ ba, tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát

Trang 22

-Thứ tư, tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hóa Nó bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các Công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các nước khác Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các nước phát triển;

-Thứ năm, việc hình thành nên các tập đoàn kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng hạn chế về vốn của các Công ty riêng lẻ;

-Thứ sáu, tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các Công ty thành viên;

-Thứ bảy, tập đoàn kinh tế là công cụ hội nhập kinh tế quốc tế Ở nhiều quốc gia việc xây dựng các tập đoàn kinh tế được coi là một chiến lược nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển khác như ở Hàn Quốc, Trung Quốc

1.1.1.3 Sự cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế (tiếp)

Trang 23

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm

 Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với các quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực về tài chính, lao động, công nghệ, thị trường để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con

Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/1/2010 hướng dẫn chi tiết một số điều luật doanh nghiệp có khái niệm: "Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sát nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở

Trang 24

Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định

 Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty

Trang 25

1.1.2.2 Các hình thức đầu tư trong tập đoàn kinh tế

 Một công ty có thể đầu tư vào đơn vị khác bằng việc tự thành lập mới một đơn vị khác hoặc cùng với các công ty khác góp vốn thành lập mới một đơn vị khác (đơn vị nhận đầu tư là một đơn vị được thành lập mới – một chủ thể pháp lý mới mà vốn được đầu tư từ các công ty khác)

Hoặc một công ty có thể đầu tư vào đơn vị khác bằng việc mua cổ phiếu (cổ phần) hoặc phần vốn của một đơn vị khác từ các cổ đông hay chủ sở hữu cũ của đơn vị đó (tức là đầu tư mua cổ phiếu hoặc phần vốn của một chủ thể pháp lý đã được thành lập trước thời điểm đầu tư) Dù đầu tư theo

cách thức nào thì kết thúc giao dịch đầu tư, căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết của đơn vị đầu tư trong đơn vị nhận đầu tư để phân loại và ghi nhận cũng như trình bày các khoản đầu tư trên BCTC theo đúng nội dung và bản chất của nó

Trang 26

@1- Đầu tư vào công ty con

 Một công ty có thể có quyền kiểm soát một công ty khác từ việc góp vốn thành lập mới công ty đó hoặc hình thành dưới hình thức mua lại

 Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó

 - Nếu sau khi đầu tư, bên đầu tư có quyền biểu quyết trong đơn vị nhận đầu tư từ trên 50% thì thông thường bên đầu tư (là công ty mẹ) sẽ có quyền kiểm

soát bên nhận đầu tư và bên nhận đầu tư trở thành công ty con của bên đầu tư Khoản đầu tư của bên đầu tư sẽ được ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng của mình là

khoản đầu tư vào công ty con

Trang 27

Công ty mẹ thường được xem là có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong các

trường hợp sau đây:

1- Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con;

(các trường hợp sau do thoả thuận khi góp vốn)

2- Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty con;

3- Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

4- Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty con;

5- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho Công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

6- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận

Trang 28

@2- Đầu tư vào công ty liên kết

 - Nếu sau khi đầu tư, bên đầu tư có quyền biểu quyết trong đơn vị nhận đầu tư từ 20% đến dưới

50% thì thông thường bên đầu tư sẽ có ảnh hưởng

đáng kể đối với bên nhận đầu tư và bên nhận đầu tư trở thành công ty liên kết của bên đầu tư Khoản

đầu tư của bên đầu tư sẽ được ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng của mình là khoản đầu tư vào công ty liên kết

 Khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp qua công ty con khác từ 20% đến dưới 30% vốn chủ sở hữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) của bên nhận đầu tư

Trang 29

Nhà đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ

20% đến dưới 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư

 Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng có thoả thuận giữa bên nhận đầu tư và nhà đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể thì vẫn được kế toán khoản đầu tư đó theo quy định của Chuẩn mực 07 Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận ðầu tý nhưng có thỏa thuận về việc nhà đầu tư đó không nắm giữ quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải kế toán khoản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 07 - “Kế toán các khoản đầu tư vào

công ty liên kết”

@2- Đầu tư vào công ty liên kết

Trang 30

Nhà đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp

thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì không phải trình bày khoản đầu tư đó trên báo cáo tài

chính riêng của mình, mà chỉ trình bày khoản đầu tư đó trên báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu

 Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể thường được thể hiện ở một trong các biểu hiện sau

 (1) Có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của công ty liên kết;

 (2) Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách;

 (3) Có các giao dịch quan trọng giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư;

 (4) Có sự trao đổi về cán bộ quản lý;

@2- Đầu tư vào công ty liên kết (tiếp)

Trang 31

@3- Đầu tư vào công ty liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

bên đầu tư khác trong đơn vị nhận đầu tư và cùng ký với nhau hợp đồng hợp tác kinh

doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát Khoản đầu tư của bên đầu tư sẽ được ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng của mình là khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Trang 32

@4- Đầu tư dài hạn khác

biểu quyết trong đơn vị nhận đầu tư dưới 20% thì thông thường bên đầu tư sẽ không có quyền kiểm soát hay đồng kiểm soát hay ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư Khoản đầu tư của bên đầu tư sẽ được ghi

nhận và trình bày trên BCTC riêng của mình là khoản đầu tư dài hạn khác

Trang 33

Các thuật ngữ:

Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động

của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó

nghiệp khác (gọi là công ty mẹ)

Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn

được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp; được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này

thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con

Trang 34

1.1.2.3- Phương pháp xác định các khoản ĐTTC

Các khoản đầu tư tài chính được xác định và ghi nhận phụ thuộc vào quyền kiểm soát của đơn vị đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư

Quyền kiểm soát có thể được xác định dựa trên tỷ lệ vốn góphoặc không xác định trên tỷ lệ vốn góp

Quyền kiểm soát xác định trên tỷ lệ vốn góp thông qua việc xác định tỷ lệ quyền biểu quyết của đơn vị đầu tư trong đơn vị nhận đầu tư

Tỷ lệ quyền biểu quyết Tỷ lệ vốn góp

Slide 32

Trang 35

Tỷ lệ quyền biểu quyết trong đơn vị nhận đầu tư

20% < Tbq < 50%

Công ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối vị nhận đầu tư Kế toán ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng: Đầu tư vào công ty liên kết

Tbq< 20%

Công ty đầu tư không có quyền kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối vị nhận đầu tư Kế toán ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng: Đầu tư vào dài hạn khác

Trong trường hợp đơn vị đầu tư nắm giữ gián tiếp qua các công ty con quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, thì khoản đầu tư đó không phản ánh trên BCTC riêng của bên nhận đầu tư mà chỉ được

1.1.2.3- Phương pháp xác định các khoản ĐTTC

Trang 36

Phương pháp giá gốc và pp

vốn chủ Phương

Có ảnh hưởng đáng kể

Quyền biểu quyết %

Quyền kiểm soát

100%

Phương pháp

giá gốc Không có ảnh hưởng đáng kể 20%

50%

Với quyền biểu quyết < 20%, nhà đầu tư thường không có ảnh hưởng đáng kể Nhà đầu tư sử dụng phương pháp giá gốc để kế

toán khoản đầu tư này

Đầu tư dài hạn vào cổ phiếu

Trang 37

Phương pháp giá gốc và pp

vốn chủ

Phương pháp giá gốc

Không có ảnh hưởng đáng kể Có ảnh hưởng

đáng kể

Quyền biểu quyết %

Quyền kiểm soát

100%

20% 50%

Đầu tư dài hạn vào cổ phiếu

Phương pháp vốn

chủ và phương pháp giá

Trang 38

Tỷ lệ QBQ xác định thông qua tỷ lệ vốn góp như sau:

(1) Trong trường hợp đầu tư trực tiếp

Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong công ty nhận đầu tư

=

Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty nhận đầu tư

- Tổng vốn đầu tư của các thành

viên vào công ty nhận đầu tư

x 100%

Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu

tư trực tiếp trong

công ty nhận đtư =

Số lượng cổ phiếu có QBQ nắm giữ của nhà đtư trong công ty nhận đầu tư -

Tổng số lượng cổ phiếu có QBQ đang lưu hành của công ty nhận đtư

x 100%

1.1.2.3- Phương pháp xác định các khoản ĐTTC

Trang 39

Ví dụ 1: Công ty A đầu tư vào công ty TNHH B có tổng số vốn góp là của các thành viên là 5.000 triệu đồng

Số vốn góp của công ty A vào

công ty B

Tỷ lệ quyền

biểu quyết

Ghi nhận khoản đầu tư của công ty A vào

Trang 40

Ví dụ 2: Công ty X đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết Y Tổng lượng cổ phiếu Y có quyền biểu quyết đang lưu hành là: 10.000.000cp

Số lương cổ phiếu Y công ty

X nắm giữ

Tỷ lệ quyền

biểu quyết

Ghi nhận khoản đầu tư của công ty X vào

công ty Y

6.000.000 CP Y 60% Đầu tư vào công ty con 4.000.000 CpY 40% Đầu tư vào công ty l/kết 900.000 CP Y 9% Đầu tư dài hạn khác

1.1.2.3- Phương pháp xác định các khoản ĐTTC

Quyền kiểm soát

Ngày đăng: 14/05/2024, 23:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan