Mục tiêu nghiên cứu Chứng minh tầm quan trọng của kiểm toán đối với xã hội; Phân loại được các loại hình kiểm toán; Áp dụng các hiểu biết về môi trường kiểm toán để giải quyết các
Trang 1LOGO
KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Trang 2Nội dung môn học
(45)
3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO – LẬP KẾ HOẠCH KIỂM
Trang 3Giáo trình chính
Bộ môn kiểm toán – Đại học kinh tế TP.HCM, Kiểm toán (Tập 1), NXB Lao Động Xã Hội,
2014.
Trang 4Tài liệu tham khảo thêm
Arens, A., Elder, R., Beasley, M (2012) Auditing and assurance services: an integrated approach 14th edition, Pearson Education, New Jersey.
Karla M Johnstone, Audrey A Gramling, Larry
Rittenberg (2014), Auditing: A Risk-Based Approach
to Conducting a Quality Audit, 9th Edition.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSAs).
Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA.
International Standards on Auditing (ISAs)
Trang 5LOGO
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Trang 6Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh tầm quan trọng của kiểm toán
đối với xã hội;
Phân loại được các loại hình kiểm toán;
Áp dụng các hiểu biết về môi trường kiểm
toán để giải quyết các tình huống liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên; và
Hiểu/ giải thích được các bước thực hiện
quy trình kiểm toán.
Trang 7Nội dung chương 1
1.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán
1.2 Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế 1.3 Khuôn khổ pháp lý
1.4 Quy trình kiểm toán
Trang 81.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Phân loại
Trang 91.1.1 Khái niệm
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.”
(Arens and Locbbecke, 2012)
Trang 10Chuẩn mực đã được thiết lập
Thông tin cần được xác nhận
Thông tin cần được xác nhận
Mức độ phù hợp
Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán
Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
1.1.1 Khái niệm (tt)
Trang 111.1.1 Khái niệm – Ví dụ
1) Cơ quan thuế kiểm tra việc tuân thủ và chấp hành các quy định
về quyết toán thuế trong 3 năm (N-2 đến năm N) của Công ty
CP Dầu khí ABC 2) KTV kiểm toán BCTC của Ngân hàng TMCP XYZ năm N.
3) Kiểm toán nội bộ kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động bán
hàng của công ty DEF Việt Nam – chi nhánh ở các tỉnh phía Nam năm N.
Yêu cầu:
Anh/Chị hãy nhận biết các nội dung về “Thông tin được kiểm tra”,
“Chuẩn mực đã được thiết lập” và “Kiểm toán viên” là gì trong các hoạt động kiểm toán nêu trên?
Trang 121.1.2 Phân loại kiểm toán
Theo mục đích kiểm toán
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)
Theo chủ thể kiểm toán
Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập
Trang 13Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và
đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một
hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức
để đề xuất biện pháp cải tiến. Cải tiến
bằng cách nào?
Chúng ta sử dụng năng lượng chưa hiệu quả!
Trang 14Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức
độ chấp hành luật pháp, hay một văn bản, hay một quy định nào đó.
Công ty đã vi phạm Luật thuế TNDN
Trang 15Kiểm toán BCTC
Kiểm toán báo cáo tài chính là kiểm tra và đưa ra
ý kiến về việc trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của một đơn vị.
Doanh thu tăng đột biến gia tăng nghi ngờ BCTC đã trình bày không trung thực
và hợp lý!!!
Trang 16Mục đích kiểm
toán
- Kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
- Đề xuất phương án cải tiến
Kiểm tra đánh giá mức độ chấp hành các
quy định (luật pháp,
quy định của đơn vị)
Kiểm tra và trình bày ý kiến về báo cáo tài chính
vị phụ thuộc
Báo cáo tài chính
Một hoạt động (một dự án, phương án SXKD, quy trình công nghệ, cơ cấu tổ chức,
…)
Chuẩn mực Tuỳ đối tượng cụ thể (tiêu chuẩn kĩ thuật, định mức
kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn ngành,…)
Các văn bản có liên
quan (hợp đồng, quy
chế, luật, văn bản pháp quy khác)
Luật kế toán, Chuẩn mực, chế độ
kế toán hiện hành
Trang 17Kiểm toán Nhà nước
Là loại kiểm toán do các công chức nhà nước tiến hành nhằm xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước và đánh giá hiệu quả hoạt động hoặc BCTC tại đơn vị sử dụng vốn và kinh phí nhà nước.
Trang 18Kiểm toán nội bộ
Là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện, nhằm xem xét, đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB, tính trung thực, đầy đủ của các thông tin trên BCTC, báo cáo kế toán quản trị hay việc thực hiện các nhiệm vụ, quy định… của đơn vị
Trang 19Kiểm toán độc lập
Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập.
Trang 20- Cơ sở tự nguyện và thỏa thuận
- Không gắn liền việc kiểm tra và xử lý sai sót
- Tính chất pháp lý cao
Trách
nhiệm Với Ban Giám đốc Với Nhà nước Với bên thứ ba
Trang 211.2 Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế
1.2.1 Lịch sử phát triển
1.2.2 Vai trò của kiểm toán
Trang 221.2.1 Lịch sử phát triển
Trên thế giới:
Từ thời Trung Cổ, kiểm toán được thực hiện để thẩm tra
về tính chính xác của các thông tin tài chính
Quy mô doanh nghiệp phát triển, tách rời quyền sở hữu (kiểm soát) và chức năng quản lý – tác nghiệp
Sự ra đời của thị trường chứng khoán
Việc mở rộng thị trường đầu tư
Trang 23Ở Việt Nam:
Trước thập niên 90 của TK 20, Nhà nước tiến hành thông qua công tác kế toán.
Cuối những năm 1980, Kinh tế thị trường kiểm toán BCTC.
5/1991: Công ty kiểm toán VN (VACO) ra đời.
1/1994: Ban hành quy chế về hoạt động kiểm toán độc lập.
07/1994: Cơ quan kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính phủ được thành lập.
1.2.1 Lịch sử phát triển (tt)
Trang 24 10/1997: Bộ tài chính ban hành quy chế kiểm toán nội bộ áp
dụng tại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 832TC/QĐ/CĐKT
9/1999: Ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán đầu tiên
3/2004: Ban hành quy chế mới về hoạt động kiểm toán độc
lập
4/2005: Thành lập Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA)
9/2006: Có tất cả 37 chuẩn mực kiểm toán được ban hành
3/2011: Luật kiểm toán độc lập được ban hành
12/2012: BTC sửa đổi và ban hành hệ thống 37 chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam áp dụng từ ngày 1/1/2014
1.2.1 Lịch sử phát triển (tt)
Trang 25Nhu cầu của việc ra đời kiểm toán độc lập từ 4 điều kiện sau:
Mâu thuẫn lợi ích (Conflict of interest): Người sử dụng sẽ
nhận thức được mẫu thuẫn lợi ích có thể xảy ra đối với người lập nên báo cáo tài chính.
Hậu quả (Consequence): Người sử dụng đưa ra quyết định
quan trọng dựa trên kết quả của thông tin cung cấp.
Độ phức tạp (Complexity): Thông tin được đề cập đến
buộc người phải có trình độ hiểu biết kế toán ở mức trung bình, có thể hiểu được.
Sự tách biệt (Remoteness): Sự tách biệt giữa người sử dụng
thông tin và người tạo ra thông tin.
1.2.2 Vai trò của kiểm toán
Trang 26 Lý thuyết người đại diện/Học thuyết về đại diện (Agency theory or stewardship hypothesis): kiểm toán giúp cổ đông
của doanh nghiệp kiểm tra các thông tin báo cáo từ ban giám đốc doanh nghiệp vì có sự mâu thuẫn lợi ích giữa ban giám đốc
và các cổ đông
Học thuyết về thông tin (Information hypothesis): kiểm toán
giúp làm giảm rủi ro thông tin, tăng độ tin cậy cho những người
sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Học thuyết về sự đảm bảo (Insurance hypothesis): nhu cầu
cần phải có sự đảm bảo do những người sử dụng thông tin có thể chịu tổn thất nặng nề khi thông tin sai
(Sundem et al., 1996; Wallace, 1980)
1.2.2 Vai trò của kiểm toán Một số học thuyết liên quan
Trang 27 Thông tin đáng tin cậy có vai trò quan trọng đối với
kinh tế, xã hội Tuy nhiên, rủi ro thông tin ngày càng gia tăng vì:
Sự khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp thông tin
Động cơ của người cung cấp thông tin
Lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp
vụ kinh tế ngày càng gia tăng
Kiểm toán giúp:
Giảm rủi ro thông tin với chi phí thấp nhất
Nâng cao khả năng và chất lượng quản trị
Bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế
1.2.2 Vai trò của kiểm toán
Trang 28Khái niệm môi trường kiểm toán
Môi trường kiểm toán là tổng thể các nhân
tố khách quan và chủ quan vận động và tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kiểm toán
1.3 Khuôn khổ pháp lý
Trang 29Đặc điểm nghề kiểm toán
• Phục vụ lợi ích của xã hội:
Kiểm toán chủ yếu phục vụ lợi ích của người sử
dụng kết quả kiểm toán
Kiểm toán đặt lợi ích của XH lên hàng đầu dù
khách hàng là người trả phí kiểm toán
Trang 30Các nhân tố chi phối nghề kiểm toán
Trang 31Đặc điểm nghề kiểm toán
• Tiêu chuẩn kiểm toán viên :
KTV phải có trình độ chuyên môn cao
KTV phải có đạo đức nghề nghiệp
KTV phải có chứng chỉ Kiểm toán viên
Trang 32Kiểm toán là một nghề rất đặc biệt
- “Sản phẩm” kiểm toán
Không giới hạn số người sử dụng
Không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng
Giá trị càng cao khi càng nhiều người sử dụng
- Có hiệp hội nghề nghiệp riêng, có chức năng
Chuyên nghiên cứu để hoàn thiện và thúc đẩy
sự phát triển nghề kiểm toán
Trang 331.3.1 Luật kiểm toán độc lập
Luật số: 67/2011/QH12, ngày 29 tháng 03 năm 2011
Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa
vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán.
Ví dụ: Điều 9, 10, 13, 14, 15, 20,
Trang 341.3.2 Quy định về đạo đức nghề nghiệp
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam - Số: 87 /2005/QĐ-BTC;
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2005
Quy định đạo đức nghề nghiệp của Kiểm
toán viên và đạo luật Sarbanes -Oxley
34
Trang 351.3.3 Chuẩn mực kiểm toán
Hình thức pháp lý của chuẩn mực kiểm toán
Tùy theo mỗi quốc gia khác nhau mà trách nhiệm nghiên cứu, ban hành và quản lý chuẩn mực kiểm toán có thể thuộc các tổ chức và cơ quan khác nhau.Có nước, trách nhiệm này thuộc về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán nhưng có nước lại thộc chính phủ do vậy hình thức pháp
lý của chuẩn mực kiểm toán cũng khác nhau Ở Việt Nam, công việc soạn thảo, công bố và quản lý chuẩn mực kiểm toán hiện nay do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện, do vậy các chuẩn mực kiểm toán hiện nay có giá trị pháp lý về mặt nhà nước
Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành ba mươi bảy (37) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Trang 361.3.3 Chuẩn mực kiểm toán (tt)
36
1 Khái niệm:
Điều 6 – Luật kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ
CMKiT không phải là những hướng dẫn chi tiết
CMKiT chỉ là chuẩn mực tối thiểu, không là lý tưởng
Trang 37 Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 38 Từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trừ chuẩn mực kiểm toán số 1000, 930 ban hành theo
Quyết định 03/2005/QĐ-BTC và chuẩn mực kiểm toán 910, 920 ban hành theo Quyết định 195/2003/QĐ-BTC thì các chuẩn mực kiểm
toán ban hành theo Quyết định
Trang 39 Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới, cách tiếp cận đã thay đổi mang tính chất áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn trước.
Trước đây khi tổ chức một cuộc kiểm toán thường dựa vào phương pháp chọn mẫu, còn hiện nay nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, chuẩn mực mới yêu cầu phải dùng phương pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro Tức là đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của một DN từ khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy
ra rủi ro thì tập trung để kiểm toán
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 40 Theo CMKiT Việt Nam mới, việc xem xét rủi ro gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của ban quản trị và ban giám đốc đơn vị được kiểm toán Đối với trách nhiệm của kiểm toán viên, kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc
có những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, xét trên phương diện tổng thể
Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, kể cả những cuộc kiểm toán được lập kế hoạch và thực hiện theo CMKiT Việt Nam vẫn có những sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính sẽ không được phát hiện, đặc biệt là các sai sót
do gian lận
40
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 41 Đối với trách nhiệm của kiểm toán viên, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến
số dư đầu kỳ có sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại, xem xét các chính sách kế toán kỳ trước có được áp dụng nhất quán trong kỳ hiện tại hay không, các thay đổi chính sách kế toán đã được trình bày đầy đủ hay chưa…
CMKiT Việt Nam mới cũng quy định những nội dung liên quan đến kiểm tra giao dịch và các số dư với các bên liên quan, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kiểm toán, thu thập giải trình bằng văn bản…
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 42 Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV).
Báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực mới cũng đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của DN là đơn vị phải lập và trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài sản, vốn và kết quả kinh doanh trên BCTC
Như vậy chuẩn mực mới giúp nâng cao trách nhiệm
của tất cả các bên liên quan: KTV, công ty kiểm toán
và DN khách hàng.
42
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 43 Ý kiến kiểm toán cũng có những thay đổi lớn
Cụ thể, quy định trước đây chia ý kiến kiểm toán làm 4 loại,
gồm: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ
chối cho ý kiến.
Để hướng đến mục tiêu các BCTC khi đã đưa ra xã hội phải phản ánh trung thực và hợp lý, người làm BCTC phải gắn trách nhiệm của mình vào sản phẩm, chuẩn mực mới quy định chỉ có 2 loại ý kiến là “chấp nhận toàn phần” và “không phải
là chấp nhận toàn phần”, và chủ yếu BCTC và BCKT phải đạt được ý kiến chấp thuận toàn phần – là mục đích và yêu cầu của xã hội đối với BCTC sau kiểm toán
Hệ thống CMKiT Việt Nam mới
Trang 44 Nhờ có chuẩn mực hướng dẫn nên tôi
biết rằng mình cần và phải làm việc
như thế nào &
Tôi cũng hiểu rằng mọi người dựa vào
đó để đánh giá chất lượng công việc
Đối với Cty kiểm toán
Sự cần thiết của chuẩn mực
Trang 45Tổ chức lập quy
• IFAC ủy nhiệm cho IAASB ban hành hệ thống chuẩn mực
kiểm toán quốc tế (International Standard on Auditing –
ISA)
• Các chuẩn mực quốc gia thường do tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán độc lập ban hành (như AICPA,WPK) hoặc có thể
do Chính phủ ban hành (như JICPA)
• Ở Việt Nam, BTC chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành
các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam