CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CHƯƠNG 2 PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ CHỖ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC CHƯƠNG 5 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Trang 1BÀI GIẢNG
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
Trang 2NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 2 PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ CHỖ LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
CHƯƠNG 5 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Trang 3Giới thiệu môn học
3
Tổ chức lao động khoa học, với các nội dung:
* Thời kỳ bao cấp (Kinh tế Tập trung thống nhất XHCN) có môn học
- Phân công, hiệp tác lao động
- Tổ chức và phục vụ CLV
- Nghiên cứu phương pháp lao động
- Định mức lao động
- Tiền lương tiền thưởng (Khuyến khích vật chất và tinh thần)
- Cải thiện điều kiện lao động
- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Tăng cường kỷ luật lao động và đẩy mạnh thi đua XHCN
* Ngày nay, môn học Quản lý nguồn nhân lực ở các nước phát triển, với
Trang 4CHƯƠNG 1:
1 Tổng quan về Tổ chức lao động
2 Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu môn học
3 Sự hình thành và phát triển của Tổ chức lao động
Trang 5+ Về mặt vật chất: QTLĐ nào cũng là sự kết hợp 3 yếu tố của sản xuất đó
là lao động, công cụ lao động và đối tưượng lao động;
1.1 Khái niệm
Trang 61.1 Khái niệm và ý nghĩa
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con
ngưười trong lao động
Tổ chức lao động là một hệ thống các hình thức, các phưương pháp cụ thể để kết hợp con ngưười với các yếu tố vật chất – kỹ thuật nhằm đạt đưược kết quả của quá trình lao động.
Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động ở trình độ cao, trên nền tảng của những thành tựu khoa học, những kinh
nghiệm tiên tiến đã đưược áp dụng một cách hệ thống vào sản xuất, để nhằm đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn, đồng thời bảo vệ và phát triển người lao động một cách toàn diện.
Trang 71.2 Mục đích của Tổ chức lao động khoa học
Trong tổ chức lao động khoa học, cần áp dụng tổng hợp các biện pháp về kỹ thuật-công nghệ, tổ chức, kinh tế, tâm sinh lý lao động
và xã hội nhằm sử dụng một cách có hiệu quả cao các nguồn vật chất và lao động, để không ngừng nâng cao năng suất lao động, đồng thời vẫn bảo đảm sức khỏe và khả năng làm việc lâu dài cho ngưười lao động.
Nhận thức đưược ngưười lao động là yếu tố quyết định, yếu tố trung tâm và cũng là mục đích của nền sản xuất phát triển, nên
công tác quản lý nhân lực và tổ chức lao động phải quan tâm từ việc tuyển dụng, thiết kế công việc, đến sự đào tạo, phát triển
người lao động có đủ khả năng làm việc, đến việc đãi ngộ cũng nh tạo lập các điều kiện lao động thuận lợi và tiện nghi hơn cho
ngưười lao động.
Trang 81.3 Nhiệm vụ và nội dung của Tổ chức lao động trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ của Tổ chức lao động:
+ Nhiệm vụ về tâm sinh lý lao động: tiết kiệm sức lao động, hạn chế cưường độ lao động, hài hoà tải trọng sức lực và tâm lý, giảm
độ nặng nhọc và căng thẳng về thần kinh, tạo ra các điều kiện lao động tiện nghi và an toàn, bảo đảm sức khỏe và khả năng làm
việc lâu dài cho ngưười lao động;
+ Nhiệm vụ về kinh tế: sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả cao các nguồn vật tư, tiền vốn và lao động, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, không ngừng tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh;
+ Nhiệm vụ về xã hội: bảo đảm công việc có nội dung phong phú, hấp dẫn, giáo dục ý thức kỷ luật cao, thưường xuyên nâng cao
trình độ văn hoá - kỹ thuật, góp phần phát triển con ngưười toàn diện
Trang 91.4 Nội dung của Tổ chức lao động trong doanh
nghiệp
Nội dung của Tổ chức lao động:
+ Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động;
+ Tổ chức và phục vụ tốt chỗ làm việc;
+ Hợp lý hoá phưương pháp và thao tác lao động;
+ Hoàn thiện định mức lao động;
+ Cải thiện không ngừng điều kiện lao động;
+ Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
+ Tăng cường kỷ luật lao động và đẩy mạnh thi đua sản xuất… + Hoàn thiện trả công lao động;
Trang 102 Đối tưượng, cơ sở và phưương pháp nghiên cứu môn học TCLĐ
Đối tưượng của môn học:
Cơ sở để nghiên cứu môn học:
Hoạt động Lao động sống của con người trong QTLĐ
Để nghiên cứu môn TCLĐ cần có nhiều kiến thức phối hợp và bổ trợ: + Các môn học về toán, lý, hoá…;
+ Các môn học về kinh tế và quản lý;
+ Các môn học về Tâm sinh lý lao động;
+ Các môn học về xã hội và luật lao động;
+ Các môn học về Vệ sinh - y tế;
+ Các môn học về Thẩm mỹ học và Ecgonomic
+ Các môn về kỹ thuật và công nghệ;
Trang 11Phương pháp nghiên cứu môn học
• Các phương pháp nghiên cứu môn học:
+ Phương pháp tuân thủ các Nội quy, các TC, các QTCN + Phương pháp thực nghiệm, khảo sát hiện trưường;
+ Phương pháp điều tra xã hội;
+ Phương pháp thống kê và toán học
Trang 123 Sự hình thành và phát triển của Tổ chức lao động
* Sự phát triển hợp lý hoá lao động T bản chủ nghĩa
- Sự hình thành khoa học về tổ chức lao động gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và quá trình hợp lý hoá lao động T bản chủ nghĩa
- Vào nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, nền đại công nghiệp máy móc đã ra đời ở châu Âu và châu Mỹ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội
đã làm cho việc quản lý và tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp ngày càng phức tạp
- 2 ngưười đã đưược tôn vinh là người sáng lập ra khoa học quản lý:
F.W Taylor (1856 – 1915) với tác phẩm “Những nguyên lý của việc quản lý một cách khoa học” vào năm 1911;
H.Fayol (1841 – 1925) với tác phẩm “Quản lý chung và quản lý công
nghiệp” vào năm 1916
Nhiều nhà tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khác nh:
H.Emerxon (1853–1931), F.Gilbreth (1868–1924), H.Ford (1863–1947)
Trang 133 Phải lựa chọn những ngưười thợ hạng nhất cho mỗi công việc Phải đào tạo, làm cho công nhân nắm vững phưương pháp đã đư îc tiêu chuẩn hoá Tiêu chuẩn hoá về máy móc, dụng cụ, vật liệu và môi trưường làm việc
Công nhân phải cam kết làm đúng theo phưương pháp đưưîc đào tạo
2 Phải nghiên cứu một cách khoa học mỗi động tác của công nhân để thay thế cách làm việc cũ Chia QTSX thành các yếu tố giản đơn và loại bỏ mọi yếu tố thừa, cùng với tiêu chuẩn các công cụ làm việc, thì sẽ tìm ra phưương pháp làm việc tốt nhất, có trình tự hợp lý
Trang 14“Nội dung của lý luận quản …” của F.W Taylor
6 Hai bên chủ và thợ đều nhận thức rằng việc nâng cao NSLĐ sẽ có lợi
cho cả hai bên, do đó cần có sự hiệp tác thân ái với nhau Chủ phải gánh
chức năng hoạch định (chức năng quản lý), còn thợ thỡ đảm nhận chức
năng thừa hành (thao tác thực tế)
5 Xây dựng và thực hiện chế độ trả lưương theo số lưượng sản phẩm nhằm khuyến khích ngưười lao động Công nhân phải biết trưước họ sẽ đưược lĩnh
gì khi hoàn thành công việc và sẽ bị thiệt hại gì nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ
7 Thực hiện quản lý về mặt cơ cấu tổ chức, áp dụng kiểu cơ cấu chức
năng
4 Thời gian thực hiện nhiệm vụ đưược quy định cho từng công việc, từng nguyên công, và từng thao tác cụ thể và đưược xác định trên cơ sở bấm giờ hay theo các tiêu chuẩn đã xây dựng trưước
Trang 15Những ngưười trưưởng của các bộ phận này lại chọn các đốc công và giao
quyền cho họ “cứ làm sao cho tốt nhất là được”
Các đốc công lại lựa chọn công nhân và giao việc cho họ làm đúng những điều
mà giám đốc quy định
Nh vậy mọi công việc là do những ngưười lao động và các nhân viên cấp thấp nhất tiến hành Với một tổ chức hoàn thiện thì thậm chí một ngưười lãnh đạo kém cũng không gây hậu quả lớn Người dưới quyền tồn tại là để mở rộng
và bổ sung cho cá nhân lãnh đạo, còn ngưười lãnh đạo tồn tại là để làm cho
ngưười dưưới quyền công tác có năng suất
- Tổ chức lao động đúng có nghĩa là các cán bộ chuyên môn có quyền hạn phải
đề ra được các nguyên tắc làm việc cơ bản và hướng dẫn/dạy cho tất cả mọi
ngưười biết cách thực hiện chúng
Theo Emerson, hình thức tổ chức sản xuất cho
năng suất cao nhất như sau:
Trang 165 Xử sự đúng đắn với các nhân viên của mình:
6 Thưường xuyên tính toán nhanh chóng, chính xác và tin cậy:
7 Biết điều hành (phân công, kiểm tra, điều chỉnh…);
8 Có tiêu chuẩn và thời gian biểu;
9 Bình thường hoá các điều kiện môi trưường;
10 Định mức lao động cho mỗi động tác;
11 Viết mẫu, hướng dẫn;
12 Thưởng năng suất.
Trang 17Hệ thống sản xuất theo dây chuyền của
H.Ford
- Năm 1903 Công ty Ford motor đưược thành lập
- Năm 1912 đã sản xuất 75.000 chiếc ô tô / năm
- Sau này sản xuất trên 3,5 triệu ô tô / năm
Đặc điểm : Tổ chức sản xuất theo dây chuyền dựa trên sự tiêu chuẩn hoá cao độ Mỗi ngày lắp ráp hoàn chỉnh và xuất xưưởng 10.000 chiếc
+ Ngưười lao động của Taylor phải cõng trên lưng 47,5 tấn /ngày,
còn ngưười lao động của Ford chỉ cầm một cái cờlê ;
- Cách tổ chức lao động của H.Ford khác W.Taylor ở 2 điểm sau:
+ Ngưười lao động của Taylor cần phải kiểm soát, phải bấm giờ, còn
ở Ford tất cả những cái đó tự chiếc máy làm tất cả, nhịp lao động
của con ngưười phải theo nhịp vận hành của máy móc
H.Ford đã cố găng cơ khí hoá toàn diện các quá trình lao động và các công việc phục vụ Việc phối hợp sản xuất theo dây chuyền và băng tải làm thay đổi căn bản hình thức phân công lao động trưước đó Công nhân chuyên môn hoá cao độ, chỉ thực hiện một hay một số động tác giản đơn, nhịp độ cao, do đó sẽ đạt NSLĐ cao
Trang 18* Sự hình thành và phát triển của Tổ chức lao động tại Liên xô và các
nưước trong phe XHCN
- Năm 1917 Cách mạng tháng Mưười Nga đánh dấu sự ra đời của nưước
Cộng hoà Xô viết, thay thế một chế độ Sa hoàng, kinh tế bán nông nghiệp
lạc hậu
V.I Lênin đã thấy rõ hoàn thiện không ngừng tổ chức lao động là một phương tiện quan trọng nhất để tăng NSLĐ Năm 1919, Người đã lưu ý Đảng về chế độ Taylor với những nguyên tắc cơ bản và phưương pháp tổ chức hợp lý quá trình lao động, nhng Ngưười cũng chú ý chế độ Taylor có chứa đựng “tính dã man, tính tinh vi của sự bóc lột t sản”
Các tác phẩm của Lênin đã phân tích một cách thực chất và ý nghĩa của vấn đề
tổ chức lao động khoa học Ngưười đã chỉ rõ, điều kiện quan trọng nhất để áp dụng TCLĐKH là củng cố kỷ luật tự giác của ngưười lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo và đẩy mạnh thi đua sản xuất XHCN
- Năm 1921, theo sắc lệnh của Lênin Viện nghiên cứu khoa học lao động trung Ương đã được thành lập Viện đóng vai trò là trung tâm lãnh đạo về mặt khoa học và phương pháp luận của cả nước về lĩnh vực TCLĐKH Sau này, toàn
Liên xô có trên 500 viện nghiên cứu về TCLĐKH
Trang 19* Các thành tựu của Tổ chức lao động tại Liên xô
- Trong những năm 20, hàng loạt tài liệu về TCLĐ của F.W.Taylor, H.Fayol,
H.Emecxon đã đưược dịch sang tiếng Nga…
Nhiều tác phẩm về tổ chức lao động của các nhà Xô viết cũng đưược xuất bản (A.K A.Gatxchep, P.M.Kecgentxep ) Các tác phẩm: “Cần làm việc nh thế nào?”, “Những nguyên tắc tổ chức”, “ Hãy tổ chức chính bản thân mình”…
Năm 1923, Liên đoàn “Thời gian” đưược thành lập, đứng đầu là P.M.Kecgentxep, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền và ứng dụng TCLĐKH vào thực tiễn sản xuất;
Tháng 9/1926, tại nhà máy “Tam giác đỏ” ở Lêningơrát xuất hiện đội sản xuất gưương mẫu đầu tiên Sau đó nó đưược lan rộng thành một phong trào của những ngưười sản xuất gương mẫu…
Phong trào thi đua “Xtakhanôvích” năm 1935: tổ chức lao động theo lối mới, hợp lý hóa các quá trình công nghệ… góp phần rất lớn trong việc nâng cao NSLĐ
A Xtakhanốp-một thanh niên sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, phải đi làm từ nhỏ Anh làm thợ phụ tại vùng than Đônbát, đến 1933 mới đưược làm thợ chính.
Ngày 31/8/1935: đạt 102 tấn than trong 5 giờ 45 phút, gấp 14 lần mức quy định.
Và ngày 19/9/1935 ông đạt đưược mức kỷ lục: 227 tấn than / ca…
Trang 20Liên xô và cũng đạt đưược nhiều thành tích đáng kể Môn học
TCLĐKH đã đưược giảng dạy rộng rãi ở tất cả các nưước XHCN
A.gatxchep (1882-1941) có rất nhiều sách và bài báo có giá trị về
khoa học TCLĐ Cuốn “Cần làm việc nh thế nào?” đưược các nhà kinh
tế lao động Xô viết mệnh danh là một “bách khoa giản yếu” về tổ
chức lao động khoa học
Trang 21* Sự phát triển của Tổ chức lao động tại Việt nam
Sau năm 1954, nền kinh tế của Việt nam có xuất phát điểm là nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp rất nhỏ bé, chủ yếu là khai thác và sửa chữa nhỏ Khi bắt tay vào xây dựng đất nưước ở miền Bắc, một số ngành công nghiệp nh xây dựng, giao thông vận tải đã
cố gắng xây dựng các mức lao động cho ngành
Nghị quyết tại Hội nghị TW về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ I (1961-1965) đã nhấn mạnh: “Trong các cơ quan xí nghiệp của Nhà nưước cần cải tiến
tổ chức lao động phải mở rộng công tác định mức lao động có căn cứ kỹ thuật ”
Sau giải phóng miền Nam –1975, trong quyết định 133 của Hội đồng chính phủ về tăng cưường công tác định mức lao động có đánh giá: “Các ngành có nhiều cố gắng xây
dựng định mức để giao cho công nhân, nhng còn nhiều việc cha có định mức, hoặc có mức thấp hơn thực tế ”
Từ năm 1975, ở Việt nam môn học Tổ chức lao động đã đưược đa vào giảng dạy ở các trưường và khoa kinh tế.
Năm 1978, ở Việt nam đã thành lập Viện Khoa học lao động
Tháng 7/1994, Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động gồm 17 chưương, 108 điều
Sau năm 1975, Bộ Lao động có Vụ Tổ chức và Định mức lao động
Hiện nay Bộ luật Lao động Việt Nam có 17 chưương 198 điều (đã đưược bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007)
Trang 22Các em có nhận xét gì về công tác TCLĐ
ở các DN Việt nam hiện nay?
22
Trang 23Đặc điểm TCLĐ của các DN Việt nam hiện nay
Công tác TCLĐ của các Doanh nghiệp Việt Nam hiện tại
cần nắm vững những điểm sau đây:
• Các DN cần tích cực đổi mới về công nghệ và quản lý trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, dưới
sự quản lý của Nhà Nước và có xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ;
• TCLĐ phải tuân thủ các quy tắc quốc tế về tiêu chuẩn chung của các nước Doanh nghiệp phát triển trên Thế giới;
• TCLĐ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thời gian làm
việc, về kỷ luật lao động cũng như về sự bình đẳng giữa lao động nam và nữ cao hơn;
• TCLĐ ngày càng có trình độ chuyên môn hóa cao, SX theo dây chuyền với các máy móc, thiết bị nhập khẩu từ các nước
có trình độ tiên tiến; Tỷ trọng lao động có kỹ năng, có chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao;
• …
Trang 24Chương 2: PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 25NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
3 Các hình thức hiệp tác lao động và hướng hoàn thiện
1 Tổng quan về Phân công và hiệp tác lao động
2 Các hình thức phân công lao động và hướng hoàn thiện
Trang 261 Tổng quan về Phân công và Hiệp tác lao động
1.1 Khái niệm phân công và hiệp tác lao động 1.2 Yêu cầu của phân công và hiệp tác lao động 1.3 Giới hạn của phân công và hiệp tác lao động
Trang 271.1 Khái niệm phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định nào đó
Trong một xã hội luôn có 3 hình thức phân công lao động:
- Phân công lao động chung: là phân công lao động trong một xã hội, trong một nền kinh tế quốc dân, tức là tách riêng thành các ngành khác nhau;
- Phân công lao động đặc thù: là phân công lao động trong một ngành, tức là tách riêng thành các chuyên ngành, các phân ngành cho đến các DN;
- Phân công lao động cá biệt: là phân công lao động trong một DN, tức là tách riêng thành bộ phận có các hoạt động khác nhau;
Phân công lao động tất yếu dẫn đến hiệp tác lao động để bảo đảm cho sự
phát triển bình thường của một xã hội, của các ngành và của các DN
Hiệp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều ngưười cùng mà việc
trong một quá trình hay ở các quá trình khác nhau nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau để đạt đưược một mục đích chung
Trang 28- Phân công và hiệp tác lao động là 2 mặt của quá trình tổ chức
và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp
Quan hệ giữa phân công và
hiệp tác lao động
- Phân công lao động phải dựa trên cơ sở của sự hợp tác lao
động và hợp tác lao động phải dựa trên các căn cứ của sự phân công Phân công lao động theo hình thức nào thì hiệp tác lao động phải tiến hành theo hình thức đó.
- Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thì hiệp tác lao động càng chặt chẽ và tỉ mỷ bấy nhiêu.
Trang 291.2 Ý nghĩa của phân công và hiệp tác lao động
- Trong DN nhờ có phân công lao động mà hình thành lên một hệ thống sản xuất hợp lý cùng với một cơ cấu bộ máy quản lý xác định và tưương ứng với chúng là một cơ cấu lao động xác định để thực hiện đư îc các nhiệm vụ của nó;
- Nhờ có sự phân công lao động mà mỗi bộ phận và mỗi cá nhân trong DN
sẽ thực hiện nhiệm vụ có tính chất chuyên môn hóa, do đó sẽ góp phần
nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế
- Nhờ có sự phân công lao động mà mỗi bộ phận sản xuất sẽ lựa chọn, thiết
kế và sử dụng các thiết bị chuyên dùng góp phần nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
- Hiệp tác lao động sẽ tạo điều kiện phối hợp một cách tích cực và hài hoà nhất các nguồn lực của DN, cũng như những sự cố gắng của mỗi bộ phận
và cá nhân trong tập thể để nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế Hơn nữa, chính nhờ có sự tiếp xúc xã hội và sự hiệp tác lao
động giữa những con ngưười mà hiệu suất công tác của họ được tăng lên nhiều hơn do đã xuất hiện một động cơ mới là sự thi đua trong sản xuất
Trang 30Giới hạn của phân công và hiệp tác lao động
- Giới hạn về mặt kỹ thuật – công nghệ: là nguyên công công nghệ;
- Giới hạn về kinh tế: chỉ tiêu chi phí sản xuất là nhỏ nhất;
- Giới hạn về mặt tâm sinh lý lao động: là các khả năng về tâm sinh lý của con ngưười;
- Giới hạn về mặt xã hội: là tính hấp dẫn và hứng thú của công việc;
- Giới hạn về tổ chức: là số người lao động mà một người quản lý có thể bao quát và kiểm soát đưược
Trang 312 Các hình thức phân công lao động trong DN
và hướng hoàn thiện
Có 3 hình thức phân công lao động :
- Phân công lao động theo chức năng;
- Phân công lao động theo công nghệ;
- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công
việc (theo trình độ chuyên môn).
Trang 32Đây là hình thức phân công lao động cơ bản, mà thực chất là chia quá trình sản xuất kinh doanh của DN theo chức năng đảm nhận của mỗi bộ phận và của mỗi ngưười lao động trong doanh nghiệp;
2.1 Phân công lao động theo chức năng
Trong doanh nghiệp có các loại chức năng sau đây:
Chức năng là tập hợp của các nhiệm vụ mà có cùng một đối tượng nghiên cứu
hay cùng một mục đích nhất định nào đó
+ Chức năng Quản lý chung (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra);
+ Chức năng Kỹ thuật – công nghệ;
Trang 33Phân công lao động theo chức năng (tiếp)
Trong doanh nghiệp có 2 loại lao động: Gián tiếp và trực tiếp sản xuất
+ LĐ gián tiếp : gồm 3 loại lao động là Cán bộ lãnh đạo, Chuyên gia và
Những người thừa hành;
+ LĐ trực tiếp sản xuất: gồm có 2 loại là công nhân sản xuất chính và phụ
- Công nhân sản xuất chính là các công nhân ở các PX sản xuất chính và họ trực tiếp thực hiện các giai đoạn công nghệ để làm ra các sản phẩm chính của doanh nghiệp;
- Công nhân sản xuất phụ là toàn bộ các người công nhân phụ ở các PX SX chính và tất cả công nhân ở các PX SX phụ trợ và phục vụ SX
- Cán bộ lãnh đạo: các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp của DN;
- Các chuyên gia: những cán bộ có trình độ đại học trở lên;
- Những người thừa hành: có trình độ cao đẳng trở xuống
Trang 342.2 Phân công lao động theo công nghệ
Đây là hình thức phân công rất cơ bản, nó phụ thuộc vào đặc điểm công
nghệ của DN, vào trình độ chuyên môn hoá sản xuất cũng nh hiệp tác hoá sản xuất của doanh nghiệp
Ví dụ: Trong DN cơ khí, QTCN đưược phân thành các giai đoạn công nghệ chủ yếu (như tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện và lắp ráp) cho đến các nguyên công công nghệ
Hình thức phân công theo công nghệ sẽ tạo ra sự chuyên môn hoá:
Trang 352.3 Phân công lao động theo trình độ chuyên môn
+ Theo cách phân công này đối với các công việc của ngưười quản lý,
chuyên gia và người thừa hành: sẽ có các công việc mà chúng yêu cầu trình
độ học vấn từ Tiến sĩ trở xuống đến không đào tạo
Đây là hình thức phân công lao động bổ sung cho cả hai hình thức phân
công nói trên, mà thực chất là phân chia các công việc của các bộ phận, của các nghề và chuyên môn theo mức độ phức tạp của chúng để giao cho mỗi
cá nhân tương ứng với trình độ học vấn và tay nghề của họ
+ Đối với các công việc của công nhân: sẽ có các các công việc mà chúng đòi hỏi trình độ bậc thợ khác nhau, ví dụ nh đối với nghề cơ khí từ bậc 1 đến bậc 7
Trang 36Mối quan hệ giữa các hình thức phân công lao động
Phân công lao động theo chức năng
Nhóm các chức năng trực tiếp tác động lên các SP của DN
Nhóm các chức năng gián tiếp tác động lên các SP của DN
Các chức năng trong quản lý: Kỹ thuật, Marketing, Tài chính, Nhân lực, Sản xuất
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc (theo trình độ chuyên môn)
theo các nhóm chức năng (CB, chuyên gia, n.v thừa hành)
Phân công lao
động theo công
nghệ
theo đối tượng, giaiđoạn c.n, theo nghề,
theo nguyên công Các công nhân sản xuất
CN chính CN phụ
Trang 372.4 Phương hướng hoàn thiện phân công lao động
* Các hình thức kiêm nghề, kiêm chức: nhằm phát huy các khả năng tiềm
ẩn của mỗi người lao động và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế cho
DN
kiêm nghề: ngoài nghề chính đào tạo thêm nghề khác gần tưương tự, ví
dụ đào tạo thêm nghề điện cho công nhân cơ khí…
kiêm chức năng: ngoài chức năng chính còn giao thêm chức năng phụ, ví dụ giao thêm chức năng điều chỉnh thiết bị cho công nhân đứng máy, giao thêm chức năng bảo trì máy cho công nhân vận hành máy…
* Tổ chức đứng nhiều máy/ phục vụ nhiều máy:
áp dụng trong điều kiện cú những loại máy bán tự động, tức là sau khi được phục vụ, máy sẽ tự động gia công, sau khi gia công xong
máy dừng lại, đợi người phục vụ
Trang 38Phương hướng hoàn thiện phân công lao động
* Vẽ biểu đồ đứng nhiều máy:
Với t tay (người c.n phục vụ máy và di chuyển sang máy khác): 3 ’
t máy (máy làm việc, tự động gia công) : 7,5 ’
Trang 393 Các hình thức Hiệp tác lao động và hưướng hoàn thiện
Các hình thức hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
Trong DN, tất yếu có 3 hình thức hiệp tác lao động tưương ứng với 3 hình thức phân công lao động: hiệp tác theo chức năng, hiệp tác theo công nghệ và hiệp tác theo trình độ chuyên môn
Trong thực tế chúng ta thường nhìn nhận những sự hiệp tác lao động:
+ giữa các bộ phận và các phòng ban trong DN;
+ giữa các nhóm trong một Phòng hay giữa các công đoạn trong một
phân xưởng;
+ giữa các cá nhân trong một nhóm hay trong một tổ, đội sản xuất
Trang 403.1 Tổ sản xuất và các loại tổ (đội)
Tổ sản xuất là một hình thức tổ chức cơ bản trong lao động sản xuất Tổ bao gồm một số người lao động cùng làm việc, cùng hoàn thành nhiệm vụ và cùng chịu trách nhiệm về kết quả của tổ
Có 2 loại Tổ sản xuất: theo công nghệ và theo thời gian:
+ Tổ theo thời gian gồm:
tổ sản xuất chuyên môn hoá;
tổ sản xuất không chuyên môn hoá - tổ sản xuất tổng hợp;
+ Tổ theo công nghệ gồm:
tổ sản xuất theo ca;
tổ sản xuất thông ca - theo máy
Các lý do hình thành các Tổ, Đội sản xuất là gì?
Do tính chất phức tạp của công việc, của QTCN đã vưượt quá tầm kiểm soát của bất kỳ một cá nhân nào, cũng nh của một nghề hay chuyên môn nào đó