1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh thpt và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 40

133 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh THPT và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Tác giả Lâm Khánh Huyền
Trường học Học viện Quản lý Giáo dục
Chuyên ngành Tâm lý học Giáo dục
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 10,1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.Sinh viê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

************************

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG

BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Sinh viên: Lâm Khánh Huyền

Ngành: Tâm lý học Giáo dục

Hà Nội – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

************************

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG

BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Sinh viên: Lâm Khánh Huyền

Mã số sinh viên: 210173104030085

Ngành: Tâm lý học Giáo dục

Hà Nội – 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Giả thuyết khoa học 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp mới của nghiên cứu 6

7 Kết cấu của báo cáo 6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 8

1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

1.2 Khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài 16

1.3 Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề và nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0 23

1.3.1 Những đặc điểm tâm lý và nhân cách của học sinh Trung học phổ thông 23

1.3.2 Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 28

1.3.3 Xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông 36

Trang 4

1.3.4 Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học

sinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề trong

bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 43

Tiểu kết chương 1 44

CHƯƠNG 2 45

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNGCÔNG NGHIỆP 4.0 45

2.1 Vài nét về địa bàn, phương pháp và mẫu nghiên cứu 452.2 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng cho nghề của học sinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 502.2.1 Đặc điểm về xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông 50

2.2.2 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 522.2.3 Mối quan hệ giữa xu hướng nghề nghiệp và

nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề

nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 55

Trang 5

3.2 Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông

77

3.2.1 Mục tiêu chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 77

3.2.2 Nội dung chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông 78

Module 01: Cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động 78

Module 02: Những đặc điểm của công việc và lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 82

Module 03: Hướng nghiệp và chọn nghề đối với học sinh Trung học phổ thông 85

Module 04: Các biến số trong quá trình chọn nghề hiệu quả 88

Module 05: Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 94

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 107

Trang 6

CNH - HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóaĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDHN Giáo dục hướng nghiệpKTTH Kỹ thuật tổng hợp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Bảng 2.2 Đặc điểm xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thôngBảng 2.3 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về Cách mạng côngnghiệp 4.0

Bảng 2.4 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trongCách mạng công nghiệp 4.0

Bảng 2.5 Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh Trung học phổ thông vềCách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp

Bảng 2.6 Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh THPT với tác động củacách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp

Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên về nghề

nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng

nghề nghiệp

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc đời của mỗi con người, chọn nghề, học nghề và hành nghề có ýnghĩa quan trọng Ý nghĩa cuộc đời phụ thuộc vào nhiều yếu t ố, trong đó nhữnggiá trị của m ỗi cá nhân tạo ra trong quá trình lao động có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, quyết định giá trị, sự thành công của mỗi cá nhân trong quá trình sống vàhoạt động của họ

Xét tổng thể, sự phát triển văn minh của loài người gắn liền với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và sự chinh phục thiên nhiên của nhân loại Ngày ngay,loài người đã phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn đại công nghiệp, gắnliền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp l ần thứ tư Trong thực tế,mỗi cuộc CMCN di ễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhânlực, việc làm và phương thức l ao động Giống như ba cuộc C MCN trước đó,CMCN 4.0 có tiềm năng lớn đem lại lợi ích cho người lao động thông qua việctăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, giúp nâng cao chấtlượng cuộc sống, mở cửa thị trường lao động, tạo ra xu hướng việc làm mới.Tuy nhiên, điểm mấu chốt của CMCN là mọi ngành nghề, lĩnh vực đều liênthông gắn kết với nhau trên không gian số Vì vậy, nếu người lao động khôngnhận thức đầy đủ về những đặc điểm, thuận lợi, t hách thức và không thích nghikịp thời với lao động, việc l àm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ trởnên lạc lõng, thất nghiệp và thất bại

Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm,trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng Học sinh THPT làmột lực lượng tiềm năng, là giai đoạn chuẩn bị quan trọng của nguồn nhân l ự c,

là giai đoạn học tập định hướng nghề nghiệp, do đó có ý nghĩa lớn với vi ệc địnhhình chất lượng nguồn nhân lự c cho lực lượng lao động trong tương lai Địnhhướng đúng quá trì nh hướng nghiệp; lự a chọn đúng trong ngành nghề ở học

1

Trang 9

sinh THPT không chỉ tạo hứng thú học tập, mà còn quyết định cả sự thành đạtcủa các em trong quá trình lao động sau này

Thực tế hiện nay, việc định hư ớng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước tavẫn chưa được quan tâm đúng mức Theo kết quả khảo sát của báo Người laođộng, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng m ì nh không được hướng nghiệp khichọn ngành nghề đăng ký dự thi đại học Việc chưa được được định hướng rõràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông làm nhi ều học sinh đã chọnngành, chọn nghề chưa phù hợp Kết quả là, sau 4 – 5 năm học ở trường ĐHnhưng khi ra trường vẫn có m ột lượng lớn sinh viên thất nghiệp, hoặc làmkhông đúng ngành dẫn lao động kém hiệu quả Việc thiếu định hướng nghề chohọc sinh THPT đã gây ra lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của họcsinh mà còn cho cả xã hội

Theo thống kê gần đây, hàng năm , nước ta có hơn một triệu học sinh THPT

dự thi tốt nghiệp Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghi ệp THPT thi vào cáctrường ĐH, CĐ Tuy nhiên, hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng20% – 30% số học sinh Nhiều học sinh cho rằng, vào đại học như là một sựbảo hành cho tương lai Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng Đó

là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình Theo khảo sát của Trung tâm dựbáo nhân lực, năm 2019, có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trườngđại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn;50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng [29] Chính vìthế, có đến 75,6% sinh viên cho bi ết , họ í t thỏa mãn với sự lự a chọn của bảnthân trong việc lựa chọn ngành, trường theo học Điều đó đã dẫn tới áp lực nặng

nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ Do vậy, việc địnhhướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm

Hiện nay, thế hệ trẻ đang đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học,đặc biệt chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 Đây vừa là cơ hội,nhưng cũng là thách thức lớn đối với thanh nhiên, học sinh khi chuẩn bị thamgia vào lực lượng lao động Những công nghệ 4.0 như Internet vạn vật (ToT),

2

Trang 10

Trí tuệ nhân tạo (AI), In 3D, Robot hiện đại, Công nghệ tăng cường thự c tế vàthực tế ảo (AR/VR) đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi CMCN4.0 sẽ tạo

ra nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với ngườilao động Sẽ có những ngành/nghề bị tác động tiêu cực, hoặc thậm chí là biếnmất, song cũng s ẽ có những ngành/nghề mới, hình thức việc làm m ới , quan hệlao động mới xuất hiện và phát triển Một số báo cáo của các tổ chức quốc tếnhư ILO, WB, ICISCO đưa ra các dự báo về rủi ro giảm việc làm đối với laođộng kỹ năng thấp, lao động phổ thông, lao động lắp ráp trên các dây chuyềnsản xuất trong ngành chế biến chế tạo Báo cáo của ILO năm 2016 ước tính đến

2025, 86% lao động trong ngành may mặc của Việt Nam có nguy cơ cao bị mấtviệc dưới tác động của tự động hóa Các nghiên cứu cũng thống nhất nhận đị nhcác kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, cách thức tương tác giữa Cung-Cầu lao động (người lao động-người sử dụng lao động)… cũng sẽ thay đổi , dẫntới sự thay đổi (để thích ứng với tình hình mới) tất yếu của hệ thống giáo dụcđào t ạo, cơ sở hạ tầng thị trường l ao động và cả chính sách thị trường lao động[41]

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, t rong một hệ sinh thái giáo dục,học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của giáo dục trongthế giới phẳng, không thể không nhận thức đầy đủ và có định hướng phù hợpvới xu thế này Vấn đề hướng nghiệp cần được t i ếp cận dưới góc nhìn mới, phùhợp với bối cảnh mới Con người , đặc biệt là học sinh THPT thực hiện quá trìnhhọc tập, trau dồi kỹ năng, năng lực bản thân cũng phải thay đổi thái độ, nhậnthức cho phù hợp với những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đã tạo ra Tại các trường THPT, việc học sinh nhận thức về CMCN 4.0 và công việc,lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp đến

xu hướng nghề nghiệp của các em, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngcủa nguồn nhân lực trong tương lai Trang bị cho học sinh THPT những ki ếnthức về ảnh hưởng của CMCN 4.0 sẽ có tác động mạnh đến động cơ học tập vàđịnh hướng nghề nghiệp Vì vậy, nghiên cứ u nhận t hứ c và những đánh giá cơ

3

Trang 11

bản của học sinh về lao động và việc làm trong bối cảnh cách m ạng công nghi ệp4.0 và mối quan hệ của những xu hướng nhận thứ c này với định hướng nghềnghiệp vừa là vấn đề nghiên cứu có tính nền tảng, vừa là nghiên cứu theo hướngứng dụng, gi úp điều chỉnh nhận thức và đưa ra những định hướng nghề nghiệpphù hợp cho học sinh THPT, đồng thời xác định các giải pháp hiệu quả nhằmphát tr i ển kế hoạch nghề nghiệp phù hợp của học sinh, đáp ứng nhu cầu giáodục và đào tạo trong thời kỳ CMCN 4.0, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đềlao động và việc làm của thanh niên trong bối cảnh hiện nay.

Với những lí do trên, đề tài “Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề củahọc sinh THPT và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0” được lựa chọn và giải quyết dưới góc độ tâm lý học giáo dục nhằmlàm rõ đặc điểm của nhận t hứ c của học sinh về nghề nghiệp trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0; đặc điểm trong xu hướng nghề nghi ệp của học sinh thiênnay và mối quan hệ giữa hai biến số này để dựng chương trình giáo dục hướngnghiệp và tư vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh Trung học phổ thôngtrong bối cảnh hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Đánh giá xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông; điểm nhậnthức của học sinh về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 vàmối quan hệ của xu hướng chọn nghề của học sinh với nhận thức của học sinh

về xu hướng nghề nghiệp trong bối cảnh cách m ạng công nghiệp 4.0, từ đó xâydựng chương trình tư vấn chọn nghề phù hợp cho học sinh trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa xu hướng chọn

nghề của học sinh THPT với nhận thức của học sinh về nghề nghiệptrong bối cảnh CMCN 4.0

4

Trang 12

- Đánh giá thực trạng về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp

của học sinh THPT, xác định đặc điểm nhận thức của học

sinh về nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 và mối quan

hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh với nhận thức của học sinh

về xu hướng nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0

- Xây dựng chương trình tư vấn chọn nghề phù hợp cho học sinh trong bốicảnh CMCN 4.0

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

THPT và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, nghiên cứu được tiến hành tại 2

trường THPT bao gồm:

- Trường THPT Lý Tự Trọng, tỉnh Nam Định

- Trường THPT Hoàng Cầu, thành phố Hà Nội

3.2.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu

250 học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng và trường THPT

Hoàng Cầu, được lựa chọn mang tính đại diện cho 3 khối:

10,11,12

4 Giả thuyết khoa học

Học sinh Trung học phổ thông nhận thức chưa đầy đủ về

công việc và nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công

nghiệp 4.0 Xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ

thông tập trung vào các khối ngành kinh tế, kỹ thuật và dịch

vụ

5

Trang 13

Có mối quan hệ giữa đặc điểm nhận thức của học sinh Trunghọc phổ thông về nghề nghiệp và công việc trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chọn nghề Xu hướng chọnnghề chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó nhận thức củahọc sinh Trung học phổ thông về công việc, nghề nghiệp trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố có tác động quantrọng.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai với các phương pháp nghiên cứu cụ thểsau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp phỏng vấn sâu

6 Đóng góp mới của nghiên cứu

6.1 Về lí luận

- Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyết

về tham vấn, thâm vấn nghề, luận án đã bổ sung và làmsáng tỏ thêm khái niệm; mục tiêu, nội dung, hình thức vàquy trình hoạt động tư vấn nghề trong GDHN, góp phần bổsung cho lí thuyết về GDHN ở THPT của Việt Nam hiện nay

- Xây dựng chương trình tư vấn nghề trong GDHN với mụctiêu, nội dung, cách thức và hình thức tiến hành phù hợp vớimục tiêu GDHN trong nhà trường THPT

6.2 Về thực tiễn

Nghiên cứu đã phân tích làm rõ xu hướng chọn nghề vànhận thức của học sinh THPT về nghề nghiệp trong bối cảnh

6

Trang 14

CMCN 4.0 Thực trạng cho thấy các em học sinh đã bắt đầu

có nhận thức về cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến thị

trường lao động và việc làm, tuy nhiên nhận thức còn chưa

sâu sắc và hoàn toàn chính xác Kết quả này làm cơ sở quan

trọng cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả GDHN cho học

sinh THPT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung báo cáo gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổthông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 2: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữ a xu hướng chọn nghề của họcsinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0

Chương 3: Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổthông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

7

Trang 15

NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG NGHỀ

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC

VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP 4.01.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

Những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổđại, thể hiện bằng việc phân chi a, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị vànguồn gốc xuất thân của mỗi người tr ong xã hội Điều này thể hiện rõ tính ápđặt của giai cấp thống trị và sự bất bì nh đẳng trong phân công lao động xã hội.Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tíchcực về giải phóng con người trên khắp thế gi ới, khoa học hướng nghiệp đã thực

sự trở thành một khoa học độc lập

Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem l àcuốn sách đầu tiên nói về hư ớng nghiệp Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sựphát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của côngnghiệp, từ đó đã rút ra kết luận: coi giáo dục hướng nghi ệp là một vấn đề quantrọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúcđẩy xã hội phát triển

Hướng nghiệp là vấn đề căn bản, đã được nghiên cứu dưới nhiều phươngdiện, đặc biệt từ tiếp cận khoa học tâm lý, khoa học giáo dục Năm 1980, JamesMcKeen Cattell - một trong những người tiên phong của khoa học hướngnghiệp, đã xây dựng các test đầu t i ên để đo lường và đánh giá các thành cônghọc đường của sinh viên Năm 1909, Frank Parsons xuất bản cuốn “Chọn nghề”(Choosing Vocation), sau đó, thế giới phương Tây đã tôn vinh cuốn sách nàynhư là một công trình nền t ảng của ngành tư vấn hướng nghiệp Cuốn sách đã

8

Trang 16

trình bày cơ sở tâm lý học của hướng nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sựphù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự lựa chọn phù hợp

Vào năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận

sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp Tác giả đã chỉ ratương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp là một số những nghề nghiệp

mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất Lý thuyết này củaJ.L Holland đã được sử dụng rộng rãi trong t hự c tiễn hướng nghiệp trên t hế giới[25]

Tại các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết, ngay từ những năm 29, 30 của thế

kỷ XX, vấn đề hướng nghiệp cho học sinh được các nhà khoa học và lãnh đạochính quyền Xô viết đặc biệt quan tâm V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu t rongquá trình giáo dục phải cho học sinh làm quen với khoa học kỹ thuật, làm quenvới cơ sở của nền sản xuất hiện đại trước khi các em chính t hứ c tham gia vàolực lượng sản xuất N.K Crupxkaia – nhà giáo dục học lỗi lạc đã từng nêu lênluận điểm: “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh, thi ếu niên Theo bà, thông quahướng nghiệp, mỗi trẻ em phải có nhận thức sâu sắc xu hướng phát triển kinh tếcủa đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất, yêu cầu mà xã hội đề ra trướccác em trong lĩnh vực lao động sản xuất Mặt khác, công tác hướng nghiệp phảigiúp trẻ em phát triển được hứng thú và năng l ự c nghề nghiệp, gi áo dục cho các

em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng Từ đó, học sinhcần có thái độ tự giác, chủ động trong chọn nghề

Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nền sản xuất công nghiệp đã phát triểncao, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sự phân hóa lao động đã khiến hầu hết cácquốc gia trên thế giới phải quan tâm đến công tác hướng nghiệp Đẩy mạnhnghiên cứu khoa học hướng nghiệp, mở các trung tâm tư vấn hướng nghiệp vàđào tạo gi áo viên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài trường học lànhững xu hướng nghiên cứu chính được các nhà nghiên cứu tập trung tiếp cậnkhi xem xét vấn đề hướng nghiệp cho học sinh Kết quả của những công trình

9

Trang 17

nghiên cứu này là nền tảng cho các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh t rongcác nhà trường hiện nay.

Lý thuyết mật mã Holland – Công cụ trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp đượcxây dựng trên nền tảng lý thuyết đặc tính nghề của Tiến sĩ John Holland, đãđược sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia từ những năm của thập ni ên 1960 vàtại Việt Nam hơn 10 năm qua Công cụ giúp người sử dụng bắt đầu tìm hi ểu vềđặc tính nghề nghiệp của m ì nh qua sở thích tự nhiên Nhờ kiến thức này màngười sử dụng sẽ từ từ kết nối vào sự hiểu biết thế giới nghề nghiệp để ra quyếtđịnh nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân tại từng thời đi ểm Holland đã pháttriển sáu mã màu nghề nghiệp cơ bản, bao gồm:

1 Realistic (R): Người có mã m àu này thích làm việc với các công việcthực tế, thường là các công việc kỹ thuật hoặc công việc liên quan đếnviệc làm với máy móc hoặc thiết bị

2 Investigative (I): Những người có mã màu này thích giải quyết các vấn

đề phức tạp bằng cách nghiên cứu và phân tích thông tin Họ thường có

kỹ năng về lý luận và phân tích

3 Artistic (A): Cá nhân có mã màu này thích sáng tạo và tự do trong côngviệc của họ Họ thích thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật và sáng tạo

4 Social (S): Những người có mã màu này thích làm việc với người khác vàthường chọn các công việc trong lĩ nh vực giáo dục, y tế, hoặc các dịch vụ

Nghiên cứu đặc tính nghề nghiệp của tác giả John Holl and giúp một người hiểubản thân, rồi từ đó hiểu thế giới nghề nghiệp, để cuối cùng kết nối được giữamình và nghề nghiệp phù hợp Trong phát triển nghề nghiệp, bước đầu tiên và

10

Trang 18

quan trọng nhất là hiểu sở thích nghề nghiệp của bản thân trước khi tìm hiểukhả năng tự nhiên và tìm hiểu thế giới ngành nghề [34].

Năm 1848, trong cuốn sách "Hướng nghiệp chọn nghề" xuất hiện ở Pháp,các tác giả đã đề cập tới xu t hế phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự pháttriển của công nghiệp tạo nên và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên t rong sựlựa chọn nghề nghiệp Người ta nhận thấy hệ thống nghề nghiệp đã phức tạp, sựchuyên môn hóa đã vượt l ên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủcông nghiệp Theo đó khẳng định t í nh cấp thiết phải định hướng, giúp thanhthiếu niên, học sinh đi vào “thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng lực lượng laođộng trẻ có hiệu quả

Ở Mỹ vào năm 1883, nhà tâm lý học Ph Ganton đã nghiên cứu thử nghiệm(Test) với mục đích lựa chọn nghề Vào đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các cơ sởdịch vụ hướng nghiệp ơt Anh, Mỹ, Pháp Đặc biệt vào năm 1908 F.Pason thuộcđại học tổng hợp Garvared (Mỹ) đã tổ chức ở Boston lần đầu tiên ở Mỹ hộiđồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho người lao động và được xem làcha đẻ của thuật ngữ “hướng nghiệp”

Ở Nga trong cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn Khoa và điểm quachương trình đại học tổng hợp” của một giáo sư t rường đại học tổng hợpPetecbua- B.F.Kpeev, xuất bản năm 1897 có nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghềkhi thi vào trường đại học Nhưng việc chọn nghề chỉ giới hạn trong sự bất bìnhđẳng xã hội Tất cả các tác phẩm nghiên cứu về hướng nghiệp chỉ nhằm vàomục đích tăng cường lợi nhuận thông qua việc bóc l ột tối đa sức lực của ngườilao động

Các nhà khoa học: N.K.Krupxkaia, A.V.Lunasatsky, M.I.Kalinin,N.O.Bionxkii, MZ.Akmaliv, P.R.Atutov trong những năm 70 của thế kỷ XX

đã có nhiều đóng góp quan trọng tr ong lĩnh vực giáo dục lao động KTTH Cácnhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu ý tưởng "học tập kết hợp với lao động sảnxuất" để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, những ý tưởng đó có giá

11

Ngày đăng: 14/05/2024, 21:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu - đề tài mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh thpt và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 40
Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh THPT với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp - đề tài mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh thpt và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 40
Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh THPT với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w