chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đi sâu vào việc tìm hiểu văn hóa, xã hội của nền văn minh lớn này thì không thể không khai thác đến chế độ đẳng cấp đây là cơ sở cho việc hình thành và phát triển của nhà nước Ấn Độ.Chế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Lớp : Sư phạm Lịch sử

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNMỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

2 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu4 Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài6 Một số khái niệm

7 Cấu trúc đề tàiNỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP

1 Nguồn gốc, sự hình thành của chế độ đẳng cấp1.1 Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp

1.2 Sự hình thành chế độ đẳng cấp

1.3 Những tranh cãi xoay xung quanh về nguồn gốc của các đẳng cấpCHƯƠNG 3: SỰ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI ẤN ĐỘ

1 Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

2 Các nội dung nói về quyền lợi và nghĩa vụ của chế độ đẳng cấpCHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP TỚI LỊCH SỬ ẤN ĐỘ

1 Đặc điểm xuyên suốt lịch sử của chế độ đẳng cấp

2 Ảnh hưởng tích cực của chế độ đẳng cấp tới lịch sử Ấn Độ3 Ảnh hưởng tiêu cực của chế độ đẳng cấp tới lịch sử Ấn ĐộCHƯƠNG 5: HỆ QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ĐẾN NGÀY NAYCHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ẤN ĐỘKẾT LUẬN

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, tôi xin gửi lờicảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, bạn bè và gia

đình đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và viết bài.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nguyễn Nhật Linhđã dành thời gian và tâm huyết để hướng dẫn và giúpđỡ tôi trong quá trình thực hiện tiểu luận này Những lờikhuyên và góp ý của thầy đã giúp tôi hoàn thiện bài viết

Em xin chân thành cảm ơn!

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em x

Xin chào! Dưới đây là một mẫu lời cảm ơn trong tiểu luận:

Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy côgiáo, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vTôicũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn cùng lớp đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệmtrong quá trình học tập Những cuộc thảo luận và trao đổi ý kiến đã giúp tôi hiểu sâu hơnvâm sâu sắc.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm khótránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để bài

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trang 4

Ấn Độ là nơi đã tạo ra một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, mở đầucho văn minh của con người, để lại nhiều thành tựu được lưu giữ cho đến ngày nay với giấu ấn khó phai - “một nền văn minh giàu trí tuệ và đậm bản sắc riêng”

Ấn Độ được mọi người gọi là “tiểu lục địa” ở phía Nam của châu Á Lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn với diện tích hơn ba triệu km , có hình “tam giác ngược”; hai 2bên bờ có hai dãy núi lớn là Đông Gát và Tây Gát bị ngăn cách bởi cao nguyên Đê Can Bởi sự phức tạp về mặt địa hình, có nhiều núi cao và cả những khu rừng rậm, rừng nguyên sinh nên Ấn Độ bị chia cách nhau giữa Bắc và Nam, Đông và Tây.

Sự đa dạng về mặt địạ hình, thiên nhiên, khí hậu, con người đã tạo nên một nền văn hóa rực rỡ như vậy Trong suốt quá trình phát triển, văn hóa truyền thống được lưu giữ, kế thừa qua từng thế hệ của con người Ấn Độ; không chỉ vậy mà văn hóa của người Ấn còn có sự ảnh hưởng vô cùng lớn tới các quốc gia khác trong đó có Việt Nam Nó tác động đến các quốc gia cổ đại phương Đông một cách sâu sắc, đẩy nhanh sự tan rã của xã hội nguyên thủy, hình thành nên các nhà nước mới Vì vậy, tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ cũng là tìm hiểu về một trongnhững cơ sở thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự đặc sắc của văn hóa Ấn chính là “xã hội truyền thống” – một xã hội đậm màu sắc tâm linh Nét đặc biệt trong lịch sử xã hội Ấn Độ chính là tồn tại chế độ đẳng cấp Chế độ chi phối sâu sắc tới mối quan hệ trong xã hội Ấn Độ, có sự phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp, giai cấp Đi sâu vào việc tìm hiểu văn hóa, xã hội của nền văn minh lớn này thì không thể không khai thác đến chế độ đẳng cấp đây là cơ sở cho việc hình thành và phát triển của nhà nước Ấn Độ.

Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ có sự khắc nghiệt thậm chí là tàn nhẫn cùng cực đặc biệt là đối với những kẻ được cho là dưới đáy xã hội, sự sống chết của họ gần như phụ thuộc vào các tầng lớp trên Đây chính là điểm khác biệt của xã hội Ấn Độ mặc dù ở các nước phương Đông khác cũng có sự phân chia giai cấp, phân biệt giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới Hiện nay ở Ấn Độ vẫn còn sót lại những tàn dư mà chế độ đẳng cấp để lại, nhiều hệ quả đau thương đã diễn rã trong xã hội hiện nay của Ấn Độ do sự ảnh hưởng dai dẳng về tư tưởng Bởi vậychúng ta cần phân tích sâu về sự ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp tới nhiều mặt trong xã hội Ấn Độ hiện nay, lý giải về những hệ lụy mang lại và tìm ra các biện pháp để giải quyết.

Trang 5

Trong những đề tài nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu cũng đề cập rất nhiều tới chế độ đẳng cấp này tuy nhiên do chủ đề, mục đích, phạm vi nghiên cứu của họ khác nhau nên vấn đề vẫn chưa thể khai thác một cách triệt để hay được đào sâu Nó chỉ dừng lại ở mức khái quát, định nghĩa hay chiếm một phần nhỏ trong cả dự án, đề tài nghiên cứu Nên dù chế độđẳng cấp được đề cập rất nhiều trong các tài liệu liên quan đến sử hoặc các tài liệu liên quan nhưng chưa có tài liệu có thể tìm hiểu, phân tích kĩ về chế độ đẳng cấp Đồng thời ở Việt Nam cũng chưa có một công trình nghiên cứu lớn, chuyên khảo về đề tài này; việc nghiên cứu sâu rộng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, có tác dụng bổ sung thêm thông tin, tài liệu cho vấn đề giảng dạy, nguồn tham khảo,…liên quan đến Ấn Độ nói chung và chế độ đẳng cấp nói riêng đặc biệt trong bối cảnh nguồn tư liệu còn rất hạn chế, chưa được đi vào khai thác nhiều Vì thế, nghiên cứu sâu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ là việc làm vô cùng cần thiết.

Từ những nguyên do trên, tôi nhận thấy được tầm quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu “Chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó tronglịch sử Ấn Độ” nên tôi lựa chọn phân tích vấn đề này trong đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó

2.2 Phạm vi nghiên cứu- Về không gian: nhà nước Ấn Độ

- Về thời gian: diễn ra trong tiến trình lịch sử Ấn Độ

- Về nội dung: Tập trung vào các vấn đề cơ bản như nguồn gốc, khái niệm,

ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội ở Ấn Độ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận tập trung tìm hiểu và đi làm rõ về chế độ đẳng cấp và ảnh hưởng của nó đến lịch sử Ấn Độ Từ đó rút ra đánh giá về chế độ đẳng cấp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua các mục đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, tiểu luận xác định những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất là tìm hiểu, nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ

Thứ hai là phân tích và làm rõ ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp tới lịch sử Ấn Độ

Trang 6

Thứ ba, rút ra đánh giá đối với chế độ đẳng cấp

Thứ tư, tìm biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của chế độđẳng cấp tới xã hội Ấn Độ hiện nay

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu4.1 Nguồn tài liệu

Tiểu luận được tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau như trong giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, đề tài nghiên cứu, tạp chí khoa học chuyên ngành, sách báo từ nguồn Internet thông qua phân tích và chọn lọc

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp logic được chủ yếu đem vào sử dụng trong bài tiểu luận này Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, phương pháp khái quát, phêphán tư liệu…

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu chi tiết, cụ thể về đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu gốc trong giảng dạy cũng như kiến thức chuyên sâu về Ấn Độ nói chung cũng như chế độ đẳng cấp nói riêng

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Thông qua việc tìm hiểu về chế độ đẳng cấp hiểu thêm về lịch sử xã hội Ấn Độ, về các tập tục, lối sống văn hóa cũng như đời sống con người nơi đây Qua đó cũng thấy được ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp tới các mặt ởẤn Độ trong tiến trình lịch sử

6 Một số khái niệm

- Chế độ đẳng cấp hay còn gọi chế độ Varna dùng để chỉ tầng lớp xã hội

trong một hệ thống đẳng cấp có thứ bậc ở Ấn Độ Đẳng cấp ở đây là hình thức đặc trưng của sự phân tầng xã hội, nó bắt nguồn từ vấn đề phân biệt chủng tộc và màu da

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, đặc biệt là các sự kiện liên

quan tới con người

- Ảnh hưởng là những tác động cụ thể có thể là về mặt tích cực hay tiêu

cực lên một đối tượng cụ thể nào đó

- Nói cách khác, đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích liên quan đến

chế độ đẳng cấp để từ đó có thể đưa ra kết luận về những tác động của nó đến tiến trình lịch sử của Ấn Độ

7 Cấu trúc luận văn

Tiểu luận được chia thành 5 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 7

Chương 2: Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp

Chương 3: Sự phân biệt giữa các tầng lớp trong chế độ đẳng cấpChương 4: Ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp tới lịch sử Ấn ĐộChương 5: Hệ quả của chế độ đẳng cấp tới ngày nay

Chương 6: Các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ đẳng cấp đến sự phát triển của Ấn Độ

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Để hiểu được hết sự đa dạng về mọi mặt kể như về ngôn ngữ, xã hội, tộc người, văn hóa, tôn giáo, thì không thể không đi tìm hiểu về hệ thống đẳng cấp của quốc gia Nam Á này.

Tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ hiện nay là Hindu giáo, tôn giáo này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định cấu trúc xã hội trong lịch sử Ấn Độ Chínhtôn giáo này đã tạo nên sự phân biệt giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đất nước này do vậy mà chế độ đẳng cấp ra đời Theo một nhà nghiên cứu vềvăn hóa tên là Geetesh Sharma, ông đã đưa ra quan điểm của mình về xã hội Ấn Độ: “Cấu trúc xã hội Ấn Độ là tập hợp những thành tố bất quy tắc, nhưngkỳ lạ là nó được sắp xếp thành một hệ thống lớp lang rõ ràng” Nhìn từ bên ngoài, xã hội Ấn Độ có sự chồng chéo về đẳng cấp, tầng lớp, giai cấp,chủng tộc, khác biệt về nơi sống và cả tiếng nói, Nhưng nếu chúng ta định vị hệ thống đẳng cấp là trụ cột của toàn bộ cơ cấu xã hội Ấn Độ thì mọi thứ sẽ trở nên trật tự và rõ ràng Hệ thống này đã được hình thành từ hàng ngàn năm trước và cho đến ngày nay nó vẫn là yếu tố chính gây ra bất ổn về xã hội.Từ “caste” là một thuật ngữ để chỉ đẳng cấp xuất phát bằng tiếng Anh chứ bản thân nó không bắt nguồn từ Ấn Độ Từ “caste” có bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha có ý nghĩa là chủng tộc, giống hay nghĩa khác là dòng dõi Theo nghĩa gốc của nó là "thuần khiết, không pha trộn" Không một khái niệm nàotrong thứ tiếng của Ấn Độ có thể diễn đạt đầy đủ từ này mà chỉ có Varna và Jati là hai thuật ngữ gần đúng với ý nghĩa của nó Ngoài ra, chúng ta có từ “Varna”, nghĩa của nó dùng để chỉ màu sắc; đây cũng chính là yếu tố đầu

Trang 8

tiên và là khuôn khổ để phân định giai cấp trong xã hội Ấn Độ vào thời kỳ Veda

Đại đa số các học giả các nước nghiên cứu nói chung hay học giả Ấn Độ nói riêng thì đều đồng ý rằng hệ thống đẳng cấp là một đặc điểm nổi bật của Ấn Độ giáo Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện và du nhập của các hệ tư tưởng hay tôn giáo khác, chế độ đẳng cấp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đạo Phật, Thiên chúa giáo, Đạo Jain, đạo Do Thái,

Chế độ đẳng cấp là điểm đặc trưng trong xã hội Ấn Độ cổ đại và cho đến ngày nay nó vẫn có sự ảnh hưởng đáng kể tới đời sống cũng như tư tưởng của người dân Ấn Độ Tuy rằng, có nhiều học giả trong và ngoài nước đã đi vào nghiên cứu đề tài này nhưng chưa thật sự có nghiên cứu có thể khai thác triệt để những vấn đề xoay xung quanh đề tài này

Trong tài liệu “Indian Caste” của tác giả John Wilson D.D, F.R.S được xuất bản năm 1897 đã viết tổng quát về các tầng lớp phân chia trong xã hội tồn tạichế độ đẳng cấp đó Đáng chú ý là tác giả đã đi sâu vào việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ Đẳng cấp Varna được tái hiện rõ nét trong hai tác phẩm sử thi vô cùng nổi tiếng của Ấn Độ đó là Mahabharata và Ramayana Tác phẩm vẫn chưa đi đến hoàn thiện nhưng cũng là tiền đề cho các nghiên cứu về sau.Bên cạnh đó còn có tác giả Jogendra Nath Bhattacharya đã viết nên cuốn “Hindu Castes and Sects” ra đời vào năm 1896 Tác giả đã có những cái nhìnđa chiều, toàn cảnh với cách tiếp mới thú vị Ngoài đi tìm hiểu và phân tích về sự ra đời, sự ảnh hưởng của tôn giáo, sự rang buộc của chế độ đẳng cấp thì tác giả còn nói cụ thể hơn về khía cạnh vị trí của từng tầng lớp trong xã hội và cả những đặc quyền của từng tầng lớp trong xã hội Ấn Độ Cũng như tài liệu trên thì cuốn sách “Hindu Castes and Sects” cũng chỉ mới nêu chi tiếtở một vài khía cạnh trong vấn đề liên quan tới chế độ đẳng cấp

Cho đến hiện nay đề tài này vẫn là vấn đề thú vị được nhiều học giả tìm hiểuvà nghiên cứu sâu, họ đã đưa ra những quan điểm mới cũng như những kết luận mới về đề tài này Dù thế nào thì các nghiên cứu cũng đi tới một nhận định rằng chế độ đẳng cấp là thực tiễn lâu đời trong lịch sử, có hệ thống cụ thể Chính chế độ đẳng cấp đã có ảnh hưởng làm nên nền văn hóa đa dạng, màu sắc mang nét riêng của lịch sử Ấn Độ Đến ngày nay sự ảnh hưởng của nó vẫn chưa thể xóa nhòa, nó đi sâu vào trong tiềm thức tư tưởng của người Ấn Độ mà nhiệm vụ của đề tài này muốn hướng tới chính là phân tích sự ảnhhưởng đó

Trang 9

CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP1.Nguồn gốc, sự hình thành của chế độ đẳng cấp

1.1 Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp

Chưa có một nghiên cứu nào xác định chính xác thời gian ra đời của chế độ đẳng cấp Có một thực tế rằng, xã hội có người Aryan tồn tại ba Varna mà yếu tố quyết định sự phân chia về tầng lớp, giai cấp một cách bất bình đẳng đó lại là sự khác biệt về mặt chủng tộc, dòng họ, phân chia về mặt lao động, tôn giáo, hệ tư tưởng,…

Chế độ đẳng cấp cơ bản hoàn thiện vào khoảng thiên niên kỉ I TCN Vào thời điểm người Aryan xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp đã được hoàn thiện, hình thành đẳng cấp thứ tư cho người Dravidian bản địa Nguyênnhân chính là do người Aryan thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu và nói ngôn ngữ Ấn-Âu, họ chủ yếu sống ở Trung Á và sống bằng nghề chăn nuôi, họ di cư sang Ấn Độ, không chỉ khác nhau về ngôn ngữ, nhưng chúng cũng giống vớingôn ngữ Dravidian bản địa, con người không chỉ được thể hiện bằng màu da, hình dáng cơ thể mà còn bởi trình độ phát triển của họ Chính vì sự khác biệt về chủng tộc, và đặc biệt là vì mối quan hệ giữa kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục mà sự phân biệt chủng tộc trở nên sâu sắc đến vậy Do đó, nếu người Aryan muốn duy trì và củng cố quyền cai trị của họ đối với người Dravidian bản địa, người Aryan buộc phải thiết lập và cải thiện hệ thống đẳng cấp vì tin rằng nó là một công cụ hữu ích để thống trị người Dravidian

bản địa.

Hệ thống đẳng cấp Varna ban đầu dựa trên sự phân chia màu da, chủng tộc và máu, nhưng sau đó với những thay đổi xã hội, sự phân biệt của hệ thống Varna về nghề nghiệp, tôn giáo, những điều cấm kỵ trong hôn nhân, khái niệm về sự thuần khiết và tương tác xã hội đã được mở rộng.

Kinh Manu không nói nhiều về sự ra đời của chế độ đẳng cấp Sự ra đời của chế độ đẳng cấp được cho là một giả thuyết thần thánh và huyền bí dựa trên việc thờ cúng vị thần tối cao Lord Baman Cùng với những lời dạy của Bà La Môn giáo, Manu Dharma chia xã hội Ấn Độ thành nhiều đẳng cấp khác nhau, nhưng có thể chia thành 4 đẳng cấp chính: Bà La Môn, Kshatriyas và Vasyas Đẳng cấp chủ yếu là người bản địa Mục đích của sự phân chia giai cấp trên là để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của người Aryan đối với người bản địa.

1.2.Sự hình thành chế độ đẳng cấp

Trang 10

Chế độ đẳng cấp hình thành bắt nguồn từ việc xã hội có sự phân hóa giai cấp, sự phân biệt về mặt chủng tộc và cả về sự phân công về lao động Tuy nhiên các tu sĩ đạo Bà-la-môn đã sử dụng quyền lực của thần linh để giải thích về hiện tượng xã hội đó Ví như trong bộ luật Manu-bộ luật của Ân Độ ra đời vào khoảng đầu công nguyên có viết: “Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài đã tạo nên Braman, Ksatorya, Vaisya và Sudra”.

Trong chế độ đẳng cấp thì đẳng cấp Bà-la-môn có quyền lực và địa vị cao nhất Luật Manu viết rất rõ: “Do sinh ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thểBrama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Veda; Bà-la-môn có quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy” Bên cạnh đó còn có hai đẳng cấp khác là Ksatorya và Vaisy cũng được coi là tín đồ của đạo Bàlamôn Ba đẳng cấp đứng đầu đầu trong chế độ đẳng cấp được coi là sinh ra hai lần còn đẳng cấp Sudra không được phép tham gia vào các nghi lễ tôn giáo và chỉ được xem làsinh ra một lần, thấp kém hơn các đẳng cấp khác

1.3.Những tranh cãi xoay xung quanh về nguồn gốc của chế độ đẳng cấpa Lý thuyết về sự phân biệt tộc người của phương Tây

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, sử học Ấn Độ và thế giới có nhiều cách giải thích về sự xuất hiện của chế độ đẳng cấp đặc biệt này trong thế kỷ qua Tuy nhiên, các lý giải về vấn đề trên có thể tạm chia thành ba loại lý thuyết lớn: lý thuyết chủng tộc, lý thuyết ngẫu nhiên và bằng chứng di truyền Ý kiến về lý thuyết chủng tộc được hình thành bắt đầu từ sự tranh cãi giữa nhà nghiên cứu người Anh I.C Nesfield và nhà quản lý Ấn Độ H H Risley Risley tin rằng chế đẳng cấp ra đời do xung đột sắc tộc Ông tin rằng tộc người Aryan "da rằng" đã tiến vào lục địa Ấn Độ từ phía tây bắc và chinh phục người Dravidian "da đen" bản địa Risley đã cho rằng tộc người da trắng đã tiến hành những cuộc chinh chiến xâm lược, bắt ép những tộc ngườiyếu hơn, thậm chí họ còn bắt giữ những người phụ nữ và đẻ ra những đứa con lai giữa các chủng tộc để trở thành đẳng cấp cao hơn Nhưng Nesfield đãđưa ra một ý kiến trái ngược lại với ý kiến của của nhà nghiên cứu người Anh “vấn đề nguồn gốc đẳng cấp không chỉ là về chủng tộc, mà còn là về văn hóa” Những lý thuyết được đưa ra về vấn đề chủng tộc đã tạo nên cơ sở,mầm mống cho những tư tưởng có ý nghĩ về việc phân biệt giữa các tộc người với nhau mà vốn dĩ mục đích ban đầu được tạo điều kiện phát triển của nó là nâng cao quyền lực của người châu Âu ở Ấn Độ

b Ý kiến phản bác của các nhà khoa học Ấn Độ

Trang 11

Ý kiến của Risley bị các học giả người Ấn phản bác mạnh mẽ Một nhà khoahọc tên Ketkar đã có ý kiến rằng “Đẳng cấp là kết quả của các cuộc xung độtgiữa các bộ tộc với nhau hơn là về vấn đề giữa người Aryan và người Dravidian”, ông bày tỏ sự quan ngại của mình về việc các lý thuyết liên quanđến vấn đề chủng tộc sẽ tạo nên sự căng thẳng, mâu thuẫn trong xã hội Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện của một lý thuyết khác là lý thuyết ngẫu nhiên Theo lý thuyết này thì “Chế độ đẳng cấp là sản phẩm của những sự kiện lịch sử cụ thể, có thể bị giới hạn trong một khoảng thời gian và địa điểmcụ thể” B.S Ambedkar – vốn ông có xuất thân đẳng cấp Dalit, đẳng cấp thứ năm được coi là đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ Ông đã lên tiếng phản đối lý thuyết chủng tộc và phê phán những người có suy nghĩ hay đang lợi dụng lý thuyết chủng tộc hay đổ lỗi về mặt sinh học để bảo vệ hệ thống đẳng cấp Nhà học giả này càng thêm chắc chắn rằng: “Không có sự khác biệt về chủng tộc hay giữa các đẳng cấp khác nhau trong một khu vực” và đưa ra khẳng định “Chế độ đẳng cấp là sự phân biệt xã hội giữa những người cùng chủng tộc”

c Kết quả của các cuộc tranh luận

Các cuộc tranh cãi của các học giả vẫn chưa thể đi đến thống nhất nhưng chí ít nó cũng đã đem lại không ít các tư liệu cho các công trình nghiên cứu về sau Nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ đẳng cấp nó có nguồn gốc từ sự mâu thuẫn về mặt chính trị-xã hội chứ không phải nguyên do từ mặt tôn giáo Và chính chế đẳng cấp được coi là công cụ đắc lực cho giai cấp cầm quyền nhằm thiết lập và đảm bảo quyền lực tối cao cho giai cấp mình, ổn định trật tự xã hội.

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃHỘI ẤN ĐỘ

1.Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

Ngay từ đầu, sự phân chia đẳng cấp từ cao đến thấp được dựa theo vị trí trên cơ thể của con người do vậy chế độ đẳng cấp nói chung và các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ được hình thành Đẳng cấp sinh ra từ miệng, do ở gần đầu nhất, nên có vị trí cao nhất; và ngược lại, đẳng cấp sinh ra từ chân thì được coi là thấp kém, bị khinh thường Như vậy theo kinh Veda, cả bốn đẳng cấp đều có mối liên hệ tới thần linh, mỗi đẳng cấp đại diện cho một bộ phận trên cơ thể của vị thần Braman

Trang 12

Brahman (Bà la môn) là đẳng cấp thứ nhất gồm tăng lữ, quý tộc Đây là đẳngcấp cao nhất, người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy kinh Vệ-đà và lo việc cúng tế thần linh ngoài ra đẳng cấp này còn có trách nhiệm giám sát, trông coi các công việc tế bái trong các ngày lễ của tôn giáo hay cả những triết gia, học giả Họ tin rằng họ là những con người cao thượng, được sinh ra từ miệng của vị thần Brahma-vị thần tối cao trong Hindu giáo Họ cho rằng họ đại diện tiếng nói Brahma, nắm mọi quyền lãnh đạo do đó mà họ nhận rằng mình xứng đáng được tôn trọng, tận hưởng cuộc sống sung sướng và hạnh phúc nhất

Kcatrya là đẳng cấp thứ hai gồm tầng lớp quý tộc, vương công và võ sĩ, có thể là vua và các quan lại Họ tin rằng họ được sinh ra từ cánh tay của Brahma và đại diện cho vị thần Brahma cai trị nhân dân Họ tập hợp thành một nhóm quý tộc quân sự-chính trị kiểm soát quân đội và nắm chính quyềnVaicya là đẳng cấp thứ ba gồm tầng lớp nông dân, thợ thủ công và thương nhân,họ là những người bình thường và một số ít là người giàu có; có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya Mặc dù không có đặc quyền gì trong xã hội nhưng họ vẫn có năng lực tự chủ, tự do về mặt thân thể

Cudra là đẳng cấp thứ tư đa số là cư dân bản địa bị chinh phục, nô lệ, tôi tớ làm thuê Họ được răn dạy rằng bản thân được sinh ra từ gót chân của Brahma nên thân phân của họ xuất phát đã ở vị trí thấp hèn, làm những công việc bẩn thỉu suốt đời, phục vụ cho các đẳng cấp trên Họ bị bắt làm những công việc nặng nhọc không được pháp luật bảo vệ về cả quyền lợi lẫn thân thể, không được phép tham gia vào các công việc như tế, cúng bái nói riêng và cả những hoạt động tôn giáo nói chung Nếu bất kì ai thuộc đẳng cấp này bị bắt được đang lén nghe trộm tụng kinh sẽ phải chịu hình phạt bị đổ thiếc nung chảy vào tai Bên cạnh đó còn có nhiều luật lệ hay hình phạt hà khắc, vô nhân tính mà đẳng cấp này phải gánh chịu

Pariah là những người tận cùng dưới đáy xã hội Ấn Độ, họ còn được xem là đẳng cấp thứ năm còn thấp hèn hơn so với đẳng cấp thứ tư Đẳng cấp này còn bị xem như không nằm trong xã hội loài người, bị các đẳng cấp trên đối xử như súc vật; cuộc sống luôn ở trong hoàn cảnh đen tối, việc sống chết gầnnhư họ không thể quyết định mà phụ thuộc vào các đẳng cấp trên

3 Các nội dung nói về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp3.1 Về tôn giáo

Ấn Độ được coi là quốc gia sản sinh ra nhiều tôn giáo nhất trên thế giới trong đó bao gồm Đạo Phật và Hindu giáo chính là những tôn giáo lớn Bên

Trang 13

cạnh đó, tiểu lục địa này cũng là nơi du nhập nhiều tôn giáo nước ngoài và có nhiều tín đồ Trong lịch sử đất nước này, những vấn đề liên quan đến tôn giáo đều có tác động sâu sắc đến mọi tầng lớp và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việc đề cập đến luật tôn giáo trong Bộ luật Manu khá rộng rãi và chi tiết, trong đó có những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các giai cấp khác nhau trong xã hội Mỗi một người đều thuộc một đẳng cấp nào đó đều sẽ có nghĩa vụ thực hiện những yêu cầu riêng thuộc về quy định liên quan đến đẳng cấp của mình Về mặt pháp luật, Manu đã đưa ra những quy định rất rõ ràng về tôn giáo của các đẳng cấp khác nhau Đứng đầu hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Bà la môn Họ là những người đượctrao quyền về mặt tôn giáo nhiều nhất và vai trò cũng như địa vị của họ luôn được nâng cao Tại điều 88 chương I trong bộ luật Manu có viết: “Việc giảng dạy, nghiên cứu Veda, cúng lễ ngài và cúng lễ các người khác, phân phát và nhận, ngài quy định cho các Brahman”

Vì vậy, quyền và trách nhiệm chính trong việc thực thi các quy định tôn giáochủ yếu được dành cho những người thuộc ba đẳng cấp trên, những người được coi là “tái sinh” Shudras là những người thuộc đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Bà La Môn do vậy họ phải chịu đựng những luật lệ và quy định khắt khe và vô lý nhất: Nếu họ nghe kinh Veda, tai họ sẽ bị điếc vì bị chì đổ vào tai; nếu bạn tụng kinh Veda, lưỡi của bạn sẽ bị cắt đi; nếu bạn muốn ghi nhớ nó, cơ thể sẽ bị cắt làm đôi

Mục tiêu lớn nhất của tín đồ Bà La Môn giáo là đạt được “sự giải thoát” Tôn giáo này dựa trên ba yếu tố chính bao gồm: Đạo, Giai cấp và Các giai đoạn của cuộc sống Trong bộ luật Manu, những quy định tôn giáo không chỉbảo vệ hệ thống đẳng cấp mà còn làm rõ bốn giai đoạn khác nhau của một con người Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, mỗi đẳng cấp đều phải thực hiện những nghi lễ và quy định tôn giáo khác nhau, đó cũng là quá trình đạt đến sự giải thoát Trong đó: Giai đoạn đầu của tuổi thiếu niên là việc rèn luyện và thực hành lối sống đạo đức Đây là một giai đoạn quan trọng trong việc nghiên cứu kinh Veda

Tùy theo cấp độ khác nhau, trình độ nghiên cứu kinh Veda cũng khác nhau Trong thời kỳ này, thanh thiếu niên phải học tập dưới sự hướng dẫn của người giảng dạy kinh Veda và kèm theo những quy định chặt chẽ, nghiêm túc Giai đoạn thứ hai còn gọi là “chủ nhà” là khi con người thiết lập gia đình, lập nghiệp, hưởng lạc thú vui trần tục nhưng vẫn phải kèm theo đó thực hiện các quy định giai cấp, nghi lễ tôn giáo và trách nhiệm của đẳng cấpmình Giai đoạn thứ ba là giai đoạn ẩn cư khi về già và có con cái Họ phải

Trang 14

rời xa gia đình, từ bỏ những ràng buộc của cuộc sống thường ngày, sống mộtcuộc sống tâm linh và suy nghĩ về những giáo lý thuộc về tôn giáo Giai đoạn thứ tư là khi người tu đạo trở thành những người “khất thực” và sống một cuộc đời tìm kiếm sự giải thoát, không quan tâm bất kể danh lợi hay tiềntài Ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người, mỗi cấp bậc phải thực hiện những nghi lễ và quy định tôn giáo khác nhau tùy theo địa vị của họ.

Nói chung, những quyền lợi được quy định liên quan về tôn giáo thường thuộc về những đẳng cấp cao nhất đặc biệt là đẳng cấp Brahman Tuy vậy, với việc có được những quyền lợi đó thì những đẳng cấp đó cũng phải làm rất nhiều những nhiệm vụ được quy định của đẳng cấp mình đặc biệt trong việc thực hiện những nghi lễ tôn giáo phức tạp, rắc rối, quy mô lớn.

3.2 Quy định về chính trị

Sau khi người Aryan vào Ấn Độ, họ không chỉ tiếp thu công nghệ sản xuất và tín ngưỡng tôn giáo của người dân bản địa mà còn tiếp thu trình độ quản lý và tổ chức xã hội của người bản địa, dần dần hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Để bảo vệ quyền lợi của những người cai trị, người Aryan đã thực hiện hàng loạt biện pháp như: cải thiện và củng cố hệ thống đẳng cấp, duy trì đạo Bà La Môn, ban hành luật pháp, v.v Đặc biệt, luật Manu là một công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo sự thống trị của tầng lớp thượng lưu Aryan trong xã hội Mỗi đẳng cấp có những quyền lợi về địa vị chính trị khác nhau được quy định trong Manu.

Về đẳng cấp Bà la môn: Ban đầu, đẳng cấp Kshatriya với tư cách là những người xây dựng và chỉ huy quân sự chính của đất nước, được coi là tầng lớp cao nhất trong xã hội và có quyền lực chính trị tuyệt đối Trong nghi lễ, đẳngcấp Bà La Môn chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhà vua thực hiện các nghi lễ tôn giáo Tuy nhiên, khi các cuộc chiến kết thúc, đất nước có lại được hòa bình, người dân Ấn Độ có cơ hội được học tập và mở mang tri thức, đời sống tâm linh ngày càng có tác động quan trọng đối với nhân dân, đi sâu vào tiềm thứccủa họ; đất nước có điều kiện để ngày càng đi lên đặc biệt là về kinh tế thì lúc này đẳng cấp được cho là sinh ra từ miệng của vị thần tối cao Brahman ngày càng phát triển về mặt số lượng; thêm vào đó cùng với sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Bà-la-môn mà quyền lực của đẳng cấp này tăng lên nhanh chóng Sự phát triển mạnh mẽ đó của đăng cấp Brahman được biểu hiện ở chỗ: Luật pháp của nhà nước là do đẳng cấp này quy định nếu như một vấn đề nào đó diễn ra không được ghi rõ trong luật pháp thì lời nói của đẳng cấp Brahman được xem là tuyệt đối, mọi đẳng cấp khác phải thực hiện theo

Trang 15

Trong các vụ tranh chấp, kiện tụng thì đẳng cấp Brahman chính là người hỗ trợ giúp vua xét xử và đưa ra phán quyết Hơn thế nếu trong trường hợp vua không tự thực hiện mở một phiên xét xử thì Brahman có sự thông thái sẽ thay vua thực hiện cuộc xét xử đó Chính trong bộ luật Manu nói rõ rằng mộtvị vua giỏi, anh minh thì cần bên cạnh chính là một Brahman có trí tuệ để giúp mình cai trị toàn dân và cả đất nước: “Vua nên hết sức bàn bạc nghiêm chỉnh với Brahman thông thái ưu tú nhất về sáu hình thức chính trị Bao giờ 1cũng nên cho người ấy biết mọi công việc với sự tin cậy hoàn toàn; hãy cùngngười ấy cân nhắc kĩ rồi mới thi hành bất kì biệp pháp nào” [Manu Điều 58, 59 chương VII].

Đẳng cấp Kshatriya: Trên thực tế, Kshatriyas là cơ quan quyền lực chính trị chính Đẳng cấp Kshatriya bao gồm các quý tộc hoàng gia, các chiến binh thế tục Xét từ góc độ gần gũi với thần thức, địa vị của đẳng cấp Ksatrya thấp hơn đẳng cấp Bà la môn Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực chính trị và quản lý hành chính đều nằm trong tay giai cấp này Luật Manu cũng quy định rõ ràng rằng nhiệm vụ chính của một Ksatrya là mang theo một thanh kiếm, công việc quý giá nhất của họ là bảo vệ thần dân của mình và nỗ lực thực hiện các quy định mà đẳng cấp Brahman đưa ra cho đẳng cấp của họ Tuyệt đối các Ksatrya không được từ bỏ hay trốn chạy nới chiến trận của mình

Đẳng cấp Vaishya: Mặc dù được coi là đẳng cấp được sinh ra lần thứ hai nhưng đẳng cấp Vaishya chỉ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được quy định và không sở hữu nhiều quyền lực như đẳng cấp Bà la môn hay Ksatrya Nhiệm vụ cao nhất của đẳng cấp Vaishya là cố gắng gia tăng của cải và cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật và con người

Sudra do là đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội nên họ không có những quyền lợi đặc biệt nào trái lại họ phải làm rất nhiều những quy định ngặt nghẽo Nhiệm vụ chính của đẳng cấp này là phục vụ các đẳng cấp thượng lưu, đặc biệt là đẳng cấp đầu tiên Phục vụ Brahman được coi là thực hiện nhiệm vụ cao nhất của đẳng cấp Sudra

Luật Manu cũng ghi rõ về những quy định lối sống của từng đẳng cấp trong xã hội Mỗi đẳng cấp phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ do phápluật quy định, nếu tầng lớp trên không thể sống theo lối sống của đẳng cấp mình theo quy định vì những lý do khác nhau thì có thể sống theo lối sống của đẳng cấp dưới

1

Trang 16

3.3 Về mặt pháp nhân trước các quy định thuộc pháp luật nhà nước

Những quy định về địa vị pháp lý thể hiện vai trò, địa vị của các giai cấp trong xã hội, đồng thời thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong xã hội Mọi đẳng cấp đều có quyền và nghĩa vụ khác nhau đối với xã hội Cơbản thì luật pháp được đưa ra nhằm phục vụ mục đích bảo vệ những quyền lợi và đảm bảo, củng cố thêm về địa vị và quyền lực của đẳng cấp trênĐối với đẳng cấp Brahman, luật pháp dường như có sự bảo vệ đặc biệt, và các đẳng cấp thấp hơn phải tuân theo và tôn trọng họ một cách vô điều kiện Các đẳng cấp dưới dù chỉ đe dọa giết một Brahman sẽ bị đày xuống địa ngụcmột trăm năm Ai làm Brahman đổ máu do hành vi điên loạn sẽ bị mất đẳng cấp và sẽ bị tra tấn nặng nề sau khi chết Thậm chí, bất cứ ai mạo danh Brahman sẽ bị coi là tội lớn và bị trừng phạt nặng nề Khi Brahman phạm tộinghiêm trọng, họ sẽ chỉ nhận hình phạt vừa phải có thể bị trục xuất nhưng tàisản vẫn có thể được mang theo Dù Brahman có phạm tội ác đến đâu, họ cũng sẽ không bị kết án tử hình.

Các đẳng cấp thấp hơn được đối xử nặng hơn trước pháp luật, cho dù một Sudra có được thả ra thì anh ta vẫn không thể thoát khỏi nghĩa vụ phục vụ của đẳng cấp mình, không ai có thể miễn trách nhiệm này cho một Sudra Ngoài ra, Sudra không có quyền được ban tặng, không thể thực hành các nghi lễ của giai cấp trên và không có quyền tích lũy tài sản ngay cả khi họ cókhả năng.

Trong quá trình xét xử, sự phân biệt giai cấp và khác biệt về địa vị pháp lý giữa các giai cấp là điều hiển nhiên Những quy định về mặt pháp nhân của từng đẳng cấp cũng được nêu rõ ràng trong luật Manu như: những quyết định trong việc xét xử các tội danh trộm cắp, giết người, xúc phạm lăng mạ bề trên, phân chia tài sản, tư cách pháp nhân của từng đẳng cấp,

Trong vấn đề về việc trở thành người làm chứng trước tòa quy định: Người làm chứng phải nói ra sự thật nếu không sẽ bị xiềng xích cả đời bởi, chịu sự trừng phạt xuống địa ngục, mãi mãi chìm trong bóng tối sau khi chết Về vấnđề xử phạt tội lăng mạ bằng hành vi hay ngôn từ nhằm thực hiện mục đích củng cố trật tự toàn xã hội, duy trì hệ thống của chế độ đẳng cấp và cuối cùng mục tiêu chung nhất vẫn là hướng tới bảo vệ quyền lợi hay sự an toàn của đẳng cấp tối cao nhất trong xã hội Brahman là đại diện tối cao cho lời nói của thần linh, không một ai có thể xúc phạm đến sự cao quý đó do vậy nhưng đẳng cấp có địa vị kém hơn buộc phải phục tùng và kính nể Dù là một lời nói thì việc xúc phạm đẳng cấp tối cao này có thể phải chịu sự trừng phạt nặng nề hơn bao giờ hết, phụ thuộc vào từng mức độ khác nhau và bạn

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan