tiểu luận chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Không chỉ vậy, việc nguyên cứu về chế độ đẳng cấp cũng như những ảnhhưởng của nó đến lịch sử Ấn Độ còn cho ta thấy được tầm quan trọng của nó đốivăn hóa, tôn giáo, xã hội và chính trị củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-🙠🙢

TIỂU LUẬN:

CHỦ ĐỀ 2: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÀ NHỮNGẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ

Giảng viên bộ môn : T.S Nguyễn Nhật Linh

Họ Và Tên sinh viên : Đinh Thế Mạnh

MSSV : 2010203

Môn học : Lịch sử thế giới Cổ- Trung đại

Khóa : QH-2022-S

Trang 2

HÀ NỘI- 2023MỤC LỤC

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP 7

1 Khái niệm 7

1.1 Khái niệm về chế độ đẳng cấp Ấn Độ71.2 Khái niệm Varna71.2 Nguồn gốc của chế độ Varna 7

1.3 Sự phân biệt giữa các Varna 9

1.3.1 Đẳng cấp Brahman91.3.2 Đẳng cấp Kshatriya111.3.3 Đẳng cấp Vaisya131.3.4 Đẳng cấp Sudra: 141.4 Một vài điều về đẳng cấp thứ 5 (Dalit) 15

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ 17

2 Tác động của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ 17

2.1 Đối với chính trị182.2 Đối với kinh tế222.3 Đối với xã hội23KẾT LUẬN 24

Trang 3

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa sư phạmTrường Đại học Giáo Dục- (ĐHQGHN) đã hỗ trợ tôi nhiều điều kiện để tôi có thểhọc tập và nghiên cứu đề tài trong ngôi trường Đại Học này Tôi cũng xin gửi lờitri ân đến T.S Nguyễn Nhật Linh vì đã dành thời gian và công sức để hướng dẫntôi hoàn thiện bài luận này.

Trong suốt quá trình làm chủ đề, tôi đã cố gắng áp dụng những kiến thức và kỹnăng của mình trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu để hoàn thành bài nghiêncứu Tuy nhiên, do có những giới hạn về kiến thức và khả năng phân tích của bảnthân nên bài viết của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm Vì vậy,tôi rất mong nhận được những ý kiến, góp ý của thầy để bài luận này được hoànchỉnh hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của thầy trongviệc viết bài luận này Tôi chúc thầy luôn khỏe mạnh, vui vẻ và ngày càng thànhcông, hạnh phúc trong cuộc sống!

Người thực hiện

Đinh Thế Mạnh

Trang 4

Theo thời gian trôi đi Văn hóa truyền thống Ấn Độ không chỉ in sâu và tâm tríngười dân Ấn Độ và được bảo tồn mãi mãi, mà nó còn được lan rộng trên quy môlớn Rất lớn Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các nước khác là rất đáng kể vàgiúp phần dẫn đến sự hình thành các xã hội có giai cấp và sắc tộc, đồng thời gópphần đưa đến sự ra đời của nền văn minh ở Đông Nam Á Nhiều yếu tố văn hóa ẤnĐộ vẫn được bảo tồn trong suốt lịch sử cho đến tận bây giờ Vì thế, tìm hiểu về ẤnĐộ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương Đông và cung cấp cơ sở hiểu biết về lịch sửĐông Nam Á và của chính Việt Nam.

Sự hình thành nên bản sắc văn hóa Ấn Độ chính là xã hội Ấn Độ truyền thống.Một xã hội mang đầy màu sắc tinh thần, tâm linh và có những nét đặc trưng riêngcủa tinh thần Ấn Độ Một trong những đặc điểm độc đáo đó là những hệ thốngđẳng cấp rất cụ thể đã xuất hiện từ thời xa xưa Đấy là những hệ thống đẳng cấplâu đời đã thống trị sự phát triển của xã hội Ấn độ trong hàng ngàn năm của dòngsông thời gian Trong đó không thể không nhắc đến hệ thống Varna, đây là hệthống đẳng cấp đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽđến xã hội Ấn Độ cổ đại Varna có thể nói là “ cánh cửa” để giúp độc giả, các nhàkhảo cổ, triết gia và sử học , nhìn rõ được bức tranh phức tạp về xã hội Ấn Độtruyền thống từ góc độ chủng tộc và tôn giáo, từ đó bạn có thể thấy được ảnhhưởng của nó ra sao trong lịch sử Ấn Độ Vì vậy, để khám phá sự huyền bí của thếgiới Ấn Độ, bạn cần tìm hiểu về chế độ đẳng cấp đặc biệt là chế độ Varna, vì đâylà cốt lỗi cơ bản của hệ thống đẳng cấp cũng như dấu ấn nổi bật trong xã hội ẤnĐộ

Trang 5

Sự phân biệt đẳng cấp xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, nhưng có lẽ khôngnơi nào tình trạng bất bình đẳng cấp diễn ra gay gắt và phức tạp như ở Ấn Độ Hệthống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn Độ hàng ngàn năm và tàn dư của nó vẫn còn ăn sâubám rễ ở nhiều vùng của Ấn Độ cho đến tận ngày nay Có thể đưa ra một ví dụ đãđược đưa lên báo trí của Ấn Độ và để lại nhiều hậu quả đau lòng không thể quên.“Trường hợp của Priyanka Kumari một phụ nữ thuộc nhóm người ‘Dalit’, Chỉ vừa19 tuổi nhưng cô đã bị một nhóm thanh niên thuộc đẳng cấp cao cưỡng hiếp và sáthại Nhóm bắt cóc Priyanka khi cô đang đi làm, cưỡng hiếp cô, sau đó ném côxuống sông và giết chết cô Sự việc đã làm khiến cho làn sóng biểu tình diễn ratrên khắp miền đất nước Hàng nghìn người đã xuống đường để đòi công lý choPriyanka Chính phủ Ấn Độ đã bắt giữ 5 người liên quan đến vụ việc nhưng vụviệc vẫn chưa được giải quyết” Đây thực sự là một vụ việc đáng trách và đáng lênán về việc phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ

Không chỉ vậy, việc nguyên cứu về chế độ đẳng cấp cũng như những ảnhhưởng của nó đến lịch sử Ấn Độ còn cho ta thấy được tầm quan trọng của nó đối

văn hóa, tôn giáo, xã hội và chính trị của Ấn Độ, giúp ta hiểu được nguyên nhân,tác động của hệ thống đẳng cấp đối với sự phát triển và thay đổi của Ấn Độ quatiến trình lịch sử, cũng như tác động của nó đối với các khu vực lân cận như ĐôngNam Á

Xuất phát từ những lý do đã trình bày như trên, ta có thể hiểu được việc tìm

một chủ đề thiết yếu, có ý nghĩa về cả mặt học thuật lẫn thực tiễn Đó là lý do tôichọn chủ đề này cho bài tiểu luận của mình.

Trang 6

2 Phương pháp tìm hiểu và các nguồn tư liệu chính: 2.1 Phương pháp tìm hiểu

Bài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nguyên cứu khác nhau trong quátrình tìm hiểu chủ đề Ở đó, phương pháp lịch sử, sưu tầm, đọc tư liệu là nhữngphương pháp chủ yếu được sử dụng để có thể hoàn thành tốt nhất mà chủ đề đặt ra Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng nhiễu kĩ thuật hỗ trợ khác như: phân tích,tổng hợp, khái quát hóa để giúp cho chủ đề có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn.

2.2 Nguồn tài liệu chính

Bài luận này bước đầu sử dụng các bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt của cácthư tịch Ấn Độ như chế độ đẳng cấp Varna, Luật manu, mà làm nguồn tài liệu Ngoài ra, bên cạnh các bản dịch nguyên văn, bài luận này còn đề cập đến cácquan điểm và nội dung của các bài viết như sự tàn khốc của hệ thống varna, tácđộng của chế độ đẳng cấp ảnh hưởng ra sao đến xã hội Ấn Độ, hay các bài luận ánvề chế độ Varna

Cũng như, bài tiểu luận này còn sử dụng nhiều tài liệu, tư liệu từ nguồn trêncác trang Internet đã qua được chọn lọc kỹ lưỡng.

Tổng quan, các tài liệu trên đã cung cấp cho tôi một lượng thông tin rất quantrọng và những góc nhìn khác nhau, từ đó giúp tôi có thể đưa ra những tìm hiểu chitiết và phân tích kỹ lưỡng về chế độ đẳng cấp, đặc biệt là chế độ Varna và ảnhhưởng của nó đối với lịch sử Ấn Độ Từ đó có thể hoàn thành bài luận này mộtcách tốt nhất.

3 Cấu trúc tiểu luận

Bài luận được cấu trúc như sau: ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thưmục tham khảo, bài luận được chia làm 2 chương chính:

Chương 1: Chế độ đẳng cấp

Chương 2: Ảnh hưởng của nó trong lịch sử Ấn Độ

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP1 Khái niệm

1.1 Khái niệm về chế độ đẳng cấp Ấn Độ

Theo Tạp chí Khoa học Xã Hội Nhân văn và Giáo Dục Có bài viết của tác giảLưu Duy Trần với tựa đề “Lý thuyết về nguồn gốc chế độ đẳng cấp trong xã hộiẤn Độ” ( Ghi vào ngày 30-11-2015) Ý nghĩa: Từ “ Caste” trong Tiếng Anh làđẳng cấp Vốn không phải là một từ đơn Ấn Độ Theo ‘Từ điển Oxford’, đẳng cấpxuất phát từ từ ‘Casta’ trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là ‘Chủng tộc’, ‘ Tổ tiên’hoặc ‘Giống’ và nghĩa gốc của nó là thuần khiết và không pha tạp Các ngôn ngữẤn Độ không có khái niệm hoàn chỉnh về hai từ này và chỉ sử dụng hai thuật ngữ:Varna và Jati.

1.2 Khái niệm Varna

Có nhiều quan niệm về khái niệm này:

- Theo Từ điển Sanskrit-Hindi do Vamana Sivarama Apte biên soạn, từ này cónhiều nghĩa như “màu sắc”, loại người, nhận thức, quan sát, giai cấp, chủng tộc,v.v.

- Theo Kalidas Megdoof, Varna có nghĩa là 'nước da', 'hình dạng' và 'vẻ đẹp' - Theo Raghuvansha của Kalidas, Varna có nghĩa là "giai cấp", "bộ lạc" hoặc"bộ lạc"

Mặc dù có nhiều khái niệm nhưng nhìn chung Varna có ý nghĩa khá thốngnhất Nói cách khác, đó là một hệ thống phân chia xã hội thành nhiều đẳng cấp,trong đó có 4 đẳng cấp chính hay còn gọi là hệ thống Varna.

1.2 Nguồn gốc của chế độ Varna

Ở xã hội cổ đại, Ấn Độ giáo hay còn được gọi là Hinđu giáo được coi là tôngiáo lớn nhất chịu ảnh hưởng của bản sắc Ấn Độ Ấn Độ giáo ở Ấn Độ được hìnhthành và hoàn thiện qua một quá trình phát triển lâu dài gồm ba giai đoạn: Vêđa,Bà la môn và Hinđu Những lời dạy cơ bản của Ấn Độ giáo tập trung ở kinh Vêđavà các kinh sách quan trọng khác cũng như các lập luận từ hai sử thi Mahabharatavà Ramayana.

Khi giải thích sự hình thành của thế giới, tư tưởng Ấn Độ giáo dần dần pháthiện ra rằng trong thế giới giàu hiện tượng, có một thế lực vô hình tối cao chi phối.Rig Veda nói rằng Đấng Tạo Hóa Purusha – Bản Ngã – Thủy tổ của con người có

Trang 8

nghìn đầu, nghìn mắt và nghìn tay Ngài thấm nhuần và hiện hữu trong vạn vật.Ngài là chúa tể của tất cả những gì đã có và sẽ có Từ tâm trạng Purusha sinh ramặt trăng Từ con mắt của Purusha mặt trời được sinh ra và từ miệng Purusha thầnIndra được sinh ra, hơi thở của Ngài sinh ra trời, đôi chân của Ngài tạo nên đất,Ngài cũng sinh ra động vật, con người và thậm chí cả tứ Vêđa.

Từ nguồn gốc vũ trụ này, Ấn Độ giáo nêu lên khái niệm vạn vật hài hòa, mộtthế giới vi mô (con người) giống hệt với thế giới vĩ mô (vũ trụ) Từ đó xuất hiệnhai khái niệm bao trùm tư tưởng Ấn Độ giáo: Atman và Brahman Brahman là cáitôi phổ quát, cái tôi vĩ đại chứa đựng trong vạn vật Và Atman là bản ngã cá nhânduy nhất của mỗi người, mỗi sinh vật, là một mảnh ghép cụ thể và duy nhất củaBrahman Brahman không đơn giản là tinh thần siêu việt phổ quát của vũ trụ màcòn là nền tảng của nhân cách con người và sức mạnh của nó là bất biến Brahmanlà sự khởi đầu của vũ trụ và được biết đến thông qua Atman Vì vậy, Brahmancũng là Atman và ngược lại, Upanisad cho rằng Brahman vừa là vật chất, vừa lànguyên nhân của vũ trụ Sức mạnh huyền bí của Thần tối cao Brahma được thểhiện thông qua người Maya (sức mạnh siêu nhiên được sở hữu bởi các vị thần hoặcma quỷ) Maya bao gồm ba Guna (phẩm chất, thuộc tính): Sattva, Rajas và Tamas.Sattva là sự cân bằng hoặc rõ ràng; Rajas là sự mất cân bằng; Tamas thụ động, đentối và thiếu hiểu biết Ba Guna hiện diện ở các mức độ khác nhau trong mọi vậtthể, thống nhất hoặc phân chia, bao gồm cả sự kết hợp giữa thể xác và tâm hồn củamột cá nhân Ví dụ, khi Sattva chiếm ưu thế trong một cá nhân, ánh sáng tri thứcbắt đầu chiếu vào cơ thể và tâm trí anh ta Khi Rajas thắng thế, mọi người bị xáotrộn bởi niềm đam mê Khi Tamas chiến thắng, mọi người khó kiểm soát đượchành động của mình Sự tồn tại của Gunas trong vũ trụ này gắn liền với việc tạo rathế giới loài người Vì linh hồn con người giống hệt linh hồn vũ trụ nên con ngườicũng sở hữu Guna của Brahma Vì vậy, từ khi vũ trụ được tạo dựng theo ý muốncủa Đấng Tối Cao, xã hội loài người cũng được hình thành theo đó Sự ra đời vàhình thành của vũ trụ gắn liền trực tiếp với sự ra đời của thế giới loài người, trongđó có chế độ Varna

Luật Manu nói rằng sự tồn tại của vũ trụ dựa trên sự tồn tại của bốn đẳng cấp.Nguồn gốc của đẳng cấp cho thấy vị trí của nó trong xã hội Đẳng cấp Bà la mônphát sinh từ miệng của Brahma, đẳng cấp Kshatriya phát sinh từ cánh tay, đẳng cấpVaishya từ đùi và đẳng cấp Sudra từ bàn chân của Thần “Trong Manu, Điều 31,Chương 1” Luật của Manu cũng quy định rằng miệng là nơi của những điều tốtđẹp, cánh tay là nơi bảo vệ và kiểm soát, đùi là nơi trồng trọt và sản xuất, còn bànchân chỉ để vâng lời và phục tùng phục vụ Vì vậy Luật này còn khẳng định“Người cao hơn rốn thì được coi là trong sạch hơn; do đó bản thể tuyên bố rằngmiệng của nó là thanh khiết nhất” – “Manu điều 92, chương I” Bởi nguồn gốc

Trang 9

thuần khiết nhất của mình nên vị trí chúa tể đầu tiên của mọi người thuộc về Bà lamôn: “Bởi vì ông được tạo thành từ phần thiết yếu nhất của cơ thể mình, bởi vì ôngđược sinh ra đầu tiên và vì ông biết kinh thánh Veda, Bà la môn đã nhận được

phẩm chất của những Varna sinh ra cũng khác nhau, quyết định những nhiệm vụkhác nhau của họ Điển hình là hai Varna trên: “Bình tĩnh, tự chủ, khổ hạnh, minhbạch, kiên nhẫn, lẽ phải, hiểu biết, uyên bác và hiếu đạo là những đức tính vốn cócủa người Bà La Môn và xác định bổn phận của họ- (Bhagavad Gita, chương 18,câu 42) hoặc “Sự dũng cảm, sức mạnh, quyết tâm, tinh ranh, dũng cảm trong chiếnđấu, cao thượng và khả năng lãnh đạo là những phẩm chất vốn có ở Ksatriya vàquy định nhiệm vụ của họ”- (Bhagavad Gita, chương 18, câu 43).

Kết quả của sự phân chia giai cấp này mang lại lợi ích lâu dài cho các giai cấptrên, tạo cơ hội cho họ bóc lột các giai cấp dưới thông qua cơ cấu tổ chức xã hội.

1.3 Sự phân biệt giữa các Varna

Dân số Ấn Độ được chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấpchính: Bà la môn, Kshatriya, Vaishya và Sudra Nhiệm vụ của mỗi varna được xácđịnh bởi nguồn gốc của nó Miệng dùng để nói những điều thông minh và có họcthức Vũ khí tượng trưng cho hoạt động chiến đấu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ.Và đôi chân tượng trưng cho sự

xã hội Đẳng cấp Bà la môn được sinh ra từ miệng của Brahma, đẳng cấpKshatriya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaishya từ đùi và đẳng cấp Sudra từbàn chân của các vị thần Manu Lộ cũng cho rằng miệng là nơi nói những điều tốtđẹp: cánh tay để bảo vệ và kiểm soát, đùi để tu luyện và sản xuất, còn bàn chânchẳng qua là sự phục tùng và phục tùng Bởi nguồn gốc thuần khiết nhất của mìnhnên vị trí chúa tể đầu tiên của mọi người thuộc về Bà la môn.

1.3.1 Đẳng cấp Brahman

Đây là đẳng cấp có địa vị cao quý nhất, trong sạch nhất Họ là các tăng lữ Bàla môn, quyền lực của họ được ví như ánh sáng Mặt Trời Đây là đẳng cấp được

Varna phải thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với Bà la môn trong mọi hoàn cảnh, vìmỗi người trong số họ đều là một vị thần vĩ đại” Bà la môn không chỉ được kính

Trang 10

trọng vì nguồn gốc thần thánh và nếu họ bình thường hóa đẳng cấp của mình, họcũng sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nặng nề.

Các nghề nghiệp được quy định cho người Bà la môn là rất cao quý và chỉdành riêng cho giai cấp này Bà la môn được xuất gia để thực hiện các nhiệm vụnhư giảng dạy, nghiên cứu, hy sinh cho bản thân và hy sinh cho người khác.Những nhiệm vụ này không chỉ được quy định cho Brahman nhằm mang lại lợi íchkinh tế mà còn mang tính bắt buộc Trong đó công việc tế lễ là công việc thườngxuyên và phải làm hàng ngày của đẳng cấp Brahman.

Ngoài những công việc mà Brahman có thể làm thì còn có những công việcnhững người thuộc đẳng cấp Brahman không được phép làm Nếu bạn là một Bà lamôn, bạn không thể làm bất kỳ công việc nào thuộc đẳng cấp thấp hơn, và nếu đólà công việc thuộc đẳng cấp thấp nhất, bạn sẽ ngay lập tức bị trục xuất khỏi đẳngcấp Nhưng ngay cả trong thời điểm khó khăn, một người Bà La Môn có thể làmcông việc của đẳng cấp thấp hơn, nhưng không thể làm công việc của đẳng cấpthấp nhất, và vẫn phải thực hiện nghiêm túc bổn phận của mình, tuân theo nhiềuquy định rất nghiêm ngặt Anh ta chỉ có thể thực hiện những nhiệm vụ này mộtcách nhất thời Khi hết thời gian đó, họ phải trở lại với đẳng cấp của mình, phảisám hối, từ bỏ những công việc trong thời gian đó và phải trở về với công việc củamình Nếu Brahman không vâng lời, anh ta sẽ bị trục xuất khỏi xã hội vì vi phạmcon đường.

Chính vì đẳng cấp này là đẳng cấp đứng đầu xã hội nên tài sản của cácBrahman sẽ không có đẳng cấp nào có quyền xâm phạm tài sản của đẳng cấp này.Sở dĩ là như vậy bởi vì Brahman được sinh ra từ phần tốt nhất của thân thể nênnhững đặc quyền của đẳng cấp này thì vua cũng không có quyền để can thiệp Bàla môn là đẳng cấp được phép nhận quà tặng tài sản từ các đẳng cấp khác và ngaycả nhà vua cũng phải đồng ý với điều này Và những tài sản của Brahman thì đó lànhững tài sản vĩnh viễn là không được phép thu hồi

Vào Ấn Độ cổ đại, hiến tế được coi là nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất Nóphục vụ chức năng công việc cộng đồng và được coi là phương tiện duy trì sựthịnh vượng của xã hội Người Ấn Độ tin rằng Chúa ban phước lành và xuất hiệntrong các nghi lễ dù là không nhìn thấy điều gì Các nghi lễ được thực hiện vàonhững thời điểm đặc biệt nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp Tuy nhiên,chỉ những người thuộc đẳng cấp cao hơn mới có thể tham gia nghi lễ này, trong đóBà la môn đóng vai trò là người chủ trì nghi lễ Tuy nhiên cũng có trường hợp màBrahman không được tham gia lễ tế sinh khi họ phạm phải tội giết người cùngđẳng cấp với mình Vì vậy, đẳng cấp Bà la môn, bằng sức mạnh thần thánh của

Trang 11

mình, có trách nhiệm bảo vệ phần cao quý và cơ bản nhất của con người, đó là tâmhồn Những nghề như giảng dạy kinh VêĐa, làm thầy tế lễ, nhận lễ vật v.v khôngchỉ là những nghề sống của người Bà La Môn mà còn mang những đặc quyền tôngiáo Vì, họ là những người duy nhất chịu trách nhiệm tổ chức tế lễ để tiếp xúc vớithần linh Chúng ta thấy rằng Brahman có trách nhiệm tuân theo phong tục Họ lànhững chuyên gia trong việc giảng dạy người trẻ và giải thích kinh Veda, trong đócó những từ “mặc khải” được coi là chân lý tuyệt đối Khác với ba đẳng cấp trên,đẳng cấp Sudra không được phép học kinh Các Brahman tin rằng một Sudra nghekinh Vêđa sẽ bị đổ chì vào tai, tụng kinh Vêđa sẽ cắt đứt lưỡi và học thuộc lòng sẽchặt đứt thân thể Đạo Bàlamôn là đạo riêng của tầng lớp Brahman và không chobất kỳ cá nhân nào tiếp cận nó.

Tầng lớp Bà la môn tuy được coi là tầng lớp cao quý nhất nhưng họ phải tuân

tuân theo các quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp ăn uống và trang phục của mình.Ngoài việc tuân theo những quy tắc chung, Bà la môn còn phải tuân theo nhữngquy định cụ thể của đẳng cấp của mình Đừng bao giờ cho Bà la môn ăn những gìbị kẻ giết Bà la môn, Sudra, bác sĩ, người săn bắt, người cai trị thành phố, thợ giặt,người phụ nữ không chung thủy nhìn thấy Những gì người say rượu đưa, nhữngloài bị mất đầu, những loài có cánh và côn trùng kèm theo Nếu một người Bà lamôn vô tình ăn phải thức ăn bị cấm, người đó phải thanh lọc cơ thể và nhịn ăn.Người Bà la môn không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cấm mà còn phảiduy trì chế độ ăn uống tương xứng với địa vị xã hội của mình Người Bà La Mônđược khuyên không nên ăn cùng vợ Đừng nhìn vợ ăn Đừng ăn với thức ăn trênđùi Không ăn từ nồi đã vỡ, ngay cả khi nồi bị coi là bẩn Không ăn nằm trêngiường với tay trái úp xuống Muốn khỏe mạnh theo đạo Bàlamôn, không nên ănquá nhiều, quá sớm hoặc quá muộn.

1.3.2 Đẳng cấp Kshatriya

Đây là tầng lớp thứ hai trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ và bao gồm quýtộc, hoàng tử và chiến binh Theo luật pháp thì vua phải là người xuất thần từ đẳngcấp này Bộ luật Manu điều 84, chương IV: “Đừng nhận quà của ông vua khôngxuất thân từ dòng dõi Kshatriya” Theo nguồn gốc của Varna, Brahman là ngườiđứng đầu trật tự Varna và nhiệm vụ của nhà vua là bảo vệ thần dân của mình.Nhưng mà “Nhiệm vụ của một vị vua là bảo vệ thần dân của mình, tôn vinh cácbậc hiền triết cổ xưa, giải quyết các vụ án và duy trì mỗi đẳng cấp theo nhiệm vụđược quy định.” Với quyền lực cũng như dòng dõi cao quý thì việc đầu tiên đó làcai trị đất nước Để hoàn thành nghĩa vụ này, Kshatriya phải dũng cảm chiến đấu

Trang 12

chống lại kẻ thù để bảo vệ người dân của mình Đó không chỉ là nghĩa vụ mà cònlà vinh dự của đẳng cấp Kshatriya Đẳng cấp này cũng có nghĩa vụ chiến thắng khithực hiện nghĩa vụ của mình Công việc của một Kshatriya là luôn giành chiếnthắng Nhà vua phải phấn đấu để giành chiến thắng, dù là có sự đạo đức hay là vô

chỉ là người có quyền cao nhất ở trong nhà nước mà còn là người đứng đầu quânđội và được Đấng Tối cao ủy quyền thực hiện các nghi thức hiến tế Do đó vai tròcủa nhà vua rất quan trọng

Trong bộ luật Manu có đề cập một ông vua tốt, có nguồn gốc cao quý và sẽnhận được sự ủng hộ của nhân dân Vì vậy, nhà vua không chỉ được coi là ngườibảo vệ dân chúng khỏi bị xâm lược mà còn là người duy trì trật tự xã hội, đồngthời, nhà vua có nhiệm vụ bảo vệ sự trong sạch của các giai cấp trong xã hội vàđảm bảo công bằng trong thừa kế Để đảm bảo việc phân chia tài sản.

Tuy là người có quyền quyết định đối với mọi vấn đề trong việc quản lý đấtnước nhưng đẳng cấp này vẫn vị đẳng cấp Brahman chi phối Vẫn phải tôn dành sựtôn kính, những quyết định đưa ra thì nhà vua phải hỏi ý kiến của Brahman, phảilắng nghe hội đồng cố vấn Brahman Tuy hội đồng cố vấn này phải được tham vấnnhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Nhà vua Đẳng cấp Bà la môn vàđẳng cấp Kshatriya có liên quan rất chặt chẽ với nhau Lý do là “không cóBrahman thì Kshatriya không thể thành công, và không có Kshatriya Brahmankhông thể thịnh vượng”.

Chức vụ cai trị đất nước là do cha truyền con nối Vì vậy, nếu có một hoàng tử

Kshatriya được đề cao Trong mọi trường hợp thì người kế vị ngai vàng sẽ khôngbị giết vì kế vị chính thống sẽ dễ có được lòng trung thành của nhân dân hơn Nócho thấy giai cấp Kshatriya nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của mình trongviệc điều hành đất nước, đó là lý do tại sao hiện nay họ đang tăng cường chế độđộc tài tập trung để bảo vệ lợi ích của giai cấp và gia đình.

Tầng lớp này không chỉ là người lãnh đạo đất nước mà còn có quân đội hùngmạnh và khối tài sản lớn, khiến nó trở thành tầng lớp giàu có và quyền lực nhất Sựphát triển mạnh mẽ sức mạnh quân sự là một trong những nền tảng quan trọng giúpcác vị vua sở hữu đất đai, mở rộng, củng cố quyền lực và xây dựng một đế chếhùng mạnh Đối với đẳng cấp này, lao động được điều tiết và sinh kế bắt nguồn từcác hoạt động quân sự và quản lý nhà nước Tham gia các hoạt động quân sự là

phần quan trọng nhất của công việc Bởi vì “Nghĩa vụ cao nhất của một Kshatriya

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan