1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM

44 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hoạt Động Dạy Học Chủ Đề Vật Sống Môn Khoa Học Tự Nhiên 7 Bằng Kỹ Thuật Trạm
Tác giả Nguyễn Thị Lộc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Diệu Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Huế
Chuyên ngành Khoa Học Tự Nhiên
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (3)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (0)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (4)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (4)
    • 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu (4)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (4)
    • 1.7. Những đóng góp mới của đề tài (4)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (5)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (5)
    • 1.1. Đặc điểm môn Khoa học Tự nhiên (5)
    • 1.2. Đặc điểm môn học Khoa học Tự nhiên 7 chủ đề vật sống (0)
      • 1.2.1. Cấu trúc, nội dung chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 (6)
      • 1.2.2. Yêu cầu cần đạt (8)
    • 1.3. Tình hình thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên 7 (0)
      • 1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến kỹ thuật dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực14 1.3.2. Quy trình xây dựng hoạt động dạy học bằng kỹ thuật trạm (0)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (21)
    • 2.1. Những thuận lợi trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm (21)
    • 2.2. Những khó khăn trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm (21)
    • 2.3. Những điều cần lưu ý trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm (21)
  • CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TRẠM VÀO CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG CHƯƠNG TRÌNH KHTN 7 (23)
    • 3.1. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm (23)
    • 3.2. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Cảm ứng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm (27)
    • 3.3. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật” KHTN (33)
    • 3.4. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Sinh sản ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm (37)
  • KẾT LUẬN (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

Dạy học thực hành kĩ thuật (THKT) là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức với mục đích giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo lao động; góp phần hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho HS. Một trong những yếu tố quan trọng của dạy học THKT là môi trường dạy học. Môi trường dạy học THKT là môi trường mà trong đó trọng tâm là các yếu tố phương tiện và đối tượng thực hành luôn có sự tương tác và biến đổi, cùng với các yếu tố khác như tư liệu, nhiệm vụ thực hành, phương pháp và hình thức làm việc của GV, HV được thiết kế, tổ chức một cách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động thực hành của SV [2]. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo ra môi trường học tập thúc đẩy hiệu quả làm việc của các nhóm SV, vừa đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu học tập, vừa phát triển được kĩ năng làm việc hợp tác (LVHT) - một trong những kĩ năng cần thiết cho HS trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, dạy học THKT có nhiều kiểu bài dạy khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung từng hoạt động thực hành. Để có thể phát triển kĩ năng LVHT cho HS trong quá trình thực hành, mỗi một nội dung THKT đều có thể sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau, thậm chí một nội dung có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não, kỹ thuật trạm, hợp tác nhóm,… Các kỹ thuật này đã được áp dụng vào các bài học làm tăng tính hứng thú, tò mò, tích cực của học sinh và đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả, hướng đến việc phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học vào các bài học nhằm hướng đến các phẩm chất chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo kết hợp với năng lực đặc thù của bộ môn KHTN đó là năng lực khoa học là điều cực kỳ cần thiết đã và đang được các nhà giáo dục áp dụng, thiết kế rất nhiều bài học dựa vào các kỹ thuật dạy học tích cực rất sinh động và hiệu quả. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là một định hướng đúng đắn, đáp ứng nhu cầu cho người học ở thế kỷ XXI. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực. Trong đó giáo viên sẽ giữ vai trò hướng dẫn và thiết kế nội dung giảng dạy, còn học sinh phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết riêng của mình thông qua khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiểm tra và quan sát. Vì vậy, việc thiết kế hoạt động dạy học các môn học nói chung và môn KHTN 7 nói riêng đã và đang được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm và đã có nhiều thiết kế tạo nên các hoạt động dạy học hiệu quả nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của người học cực kỳ hiệu quả. Các bài học được thiết kế bằng nhiều hoạt động sáng tạo, hấp dẫn, tăng tính hứng thú cho người học, một số thiết kế hoạt động dạy học như: Thiết kế hoạt động học tập theo chu trình trải nghiệm, chủ đề “vật sống” của tác giả Trương Thị Mai Anh và Phan Quang Duy; Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề tích hợp liên môn Khoa học Tự nhiên theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 8 của nhóm tác giả Trương Văn Thành và Triệu Thy Hoà,… Bên cạnh đó việc thiết kế và xây dựng các hoạt động dạy học bằng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực đang được các thầy cô giáo chú trọng và ngày càng đổi mới, sáng tạo. 1.3.1. Một số khái niệm và kỹ thuật dạy học tích cực Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH.Trong dạy học có thể sử dụng các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật động não-công não, kĩ thuật KWL và KWLH, ... Các KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là “công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số KTDH tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Có những KTDH sử dụng được ở các môn học, HĐGD khác nhau nhưng cũng có những KTDH sử dụng như KTDH đặc thù của môn học cụ thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tư lựa chọn PPDH, GV cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn KTDH với các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, như đã nói, giữa PPDH và KTDH có mối quan hệ mật thiết, do đó việc lựa chọn PPDH hay KTDH không thể tách rời, có thể bắt đầu từ việc lựa chọn PPDH với hàng loạt KTDH có thể thực hiện trong PPDH đó rồi tiếp tục với việc lựa chọn các KTDH phù hợp trong từng tình huống nhất định. Kĩ thuật Động não - Công não (Brainstorming) là một kĩ thuật dạy học nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mĩ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ [M2]. Kĩ thuật các mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó HS sẽ hoàn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng. Đầu tiên, HS hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu. Hình 2. Minh hoạ sự sắp xếp học sinh hoạt động trong kỹ thuật “Các mảnh ghép” Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn. Hình 3. “ Khăn trải bàn” dành cho nhóm người Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp HS tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động [3]

Khoa học Tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất Đối tượng nghiên cứu của Khoa học Tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Vì vậy, trong môn Khoa học Tự nhiên, những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung Khoa học Tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Qua thực hành, thí nghiệm, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức, kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn Khoa học Tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học

Tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống

Khoa học Tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM-STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Đặc điểm môn Khoa học Tự nhiên

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp HS tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động [3]

Khoa học Tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất Đối tượng nghiên cứu của Khoa học Tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Vì vậy, trong môn Khoa học Tự nhiên, những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung Khoa học Tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Qua thực hành, thí nghiệm, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức, kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn Khoa học Tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học

Tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống

Khoa học Tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM-STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở

Đặc điểm môn học Khoa học Tự nhiên 7 chủ đề vật sống

cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN được tổ chức theo các chủ đề Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ hơn, bản tóm tắt nội dung các chủ đề khoa học, trong đó có chủ đề “Vật sống”, các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học và năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn KHTN được thể hiện trong sơ đồ hình 1 dưới đây [6]

Hình 1 Sơ đồ minh hoạ sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực

1.2.1 Cấu trúc, nội dung chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục trong chủ đề vật sống ở cấp trung học cơ sở và môn Sinh học trong chương trình phổ thông được xây dựng theo hướng đồng tâm mở rộng Theo đó, nội dung chủ đề vật sống ở cấp THCS tạo điều kiện cho học sinh mở rộng và học sâu hơn về nội dung, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý công nghệ sinh học trong môn Sinh học của THPT Do đó, nội dung chủ đề vật sống ở cấp trung học cơ sở bao gồm một hệ thống các chủ đề về thế giới được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, được phân bố lần lượt từ lớp 6 đến lớp 9 ở cấp THCS, làm nền tảng cho việc học tập môn Sinh học ở chương trình THPT, với các mục tiêu dạy học chuyên sâu hơn

Nội dung chủ đề vật sống vừa pahrn ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống, đi từ các cấp độ tổ chức nhỏ nhất đến lớn nhất, bao gồm các cấp độ phân tử, tế bào, cơ chế, quần thể, quần xã-hệ sinh thái, sinh quyển Chương trình cũng giới thiệu các nguyên lý công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tổng thời lượng chủ đề vật sống khoảng 182 tiết, chiếm 32,5% tổng thời lượng chương trình của môn Khoa học Tự nhiên ở trường phổ thông

Bảng 1 Cấu trúc và nội dung chủ đề vật sống của môn Khoa học Tự nhiên 7 [1]

CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG Thời lượng

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

- Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Chuyển hoá năng lượng ở tế bào

- Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật

Cảm ứng ở sinh vật - Cảm ứng ở sinh vật

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Cơ chế sinh trưởng ở thực và động vật

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Các nhân tố ảnh hưởng

- Điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển

Sinh sản ở sinh vật - Khái niệm sinh sản ở sinh vật

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

- Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

- Quan hệ giữa thế bào với cơ thể và môi trường

- Quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

- Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể

+ Chuyển hoá năng lượng ở tế bào

- Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng ở tế bào, bao gồm:

+ Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp

- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp

- Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ) Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

+ Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào + Nêu được một số vận dụng hiểu biết về

8 hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô, )

+ Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh

+ Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

– Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

+ Trao đổi khí - Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá

- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng

- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

+ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước

- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:

+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống);

+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

+ Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước;

+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);

+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);

+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây)

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, )

- Tập tính ở động vật: Khái niệm, ví dụ,

- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật)

- Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật

- Trình bày được cách làm thí nghiệm

10 chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc)

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ

- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật

- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt)

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển

- Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Các nhân tố ảnh hưởng – điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng

- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên

- Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng)

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở

11 sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường)

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Những thuận lợi trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm

Bộ môn Khoa học Tự nhiên là sự tích hợp của các môn khoa học, nó bao gồm là sự kết hợp giữa bài học lý thuyết và thực hành, chính vì vậy đối với những bài học mang tính lý thuyết trong chủ đề vật sống nếu áp dụng dạy học theo Trạm là cách tổ chức vô cùng hiệu quả, theo kỹ thuật này sẽ giúp cho HS thay đổi trạng thái bằng cách di chuyển Đối với những tiết học thực hành đòi hỏi nhà trường phải trang bị cơ sở vật chất, dụng cụ thực hành đầy đủ, trong khi đó vẫn có nhiều trường học ở đồng bằng và vùng cao hiện vẫn đang khó khăn và thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như các dụng cụ để toàn bộ học sinh có thể thực hành thì việc dạy học theo trạm giúp triển khai được nhiều nội dung học tập khác nhau cùng một lúc và còn tiết kiệm cơ sở vật chất

Dạy học theo trạm sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức, … từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu.

Những khó khăn trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm

Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị nội dung hơn và đồ dùng, nguyên vật liệu dạy học cũng cần cầu kỳ, công phu hơn Ví dụ như giáo viên cần chuẩn bị sẵn các bảng biểu của từng trạm, các hộp để đựng các gói câu hỏi, các bảng đáp án và các “ phiếu thông hành” để khi học sinh đã hoàn thành từng trạm thì nhanh chóng tiến đến các trạm tiếp theo Thời gian thực hiện dạy theo hình thức hành sẽ dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống

Phương pháp học theo trạm phù hợp cho các dạng bài ôn tập, luyện tập kiến thức đã học chứ không thích hợp cho dạng truyền đạt kiến thức mới

Hình thức học theo trạm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu lớp học có sĩ số quá đông, điều này sẽ gây hạn chế rất lớn trong quá trình học Vì hình thức học theo trạm đòi hỏi học sinh phải di chuyển liên tục Tuy nhiên, trong một số trường hợp người dạy vẫn có thể linh động để vật chất ở mỗi trạm di chuyển thay vì người học di chuyển.

Những điều cần lưu ý trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm

- Các nhiệm vụ học tập phải mang tính độc lập để học sinh có thể bắt đầu từ bất kỳ nhiệm vụ nào

- Kỹ thuật dạy học theo trạm phù hợp cho các dạng bài thực hành, thí nghiệm, ôn tập chương, luyện tập kiến thức đã học

- Giáo viên cần xây dựng và thống nhất với học sinh nội quy làm việc tại các trạm trước buổi học

- Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với lứa tuổi của học sinh

- Kiểm soát thời gian thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm (không quá 15 phút mỗi trạm), số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7

- Cần có cả các trạm có nhiệm vụ bắt buộc và các trạm có nhiệm vụ tự chọn với nhiều độ khó phân cấp khác nhau để cá biệt hoá năng lực của học sinh

- Sau buổi học giáo viên nên cung cấp đáp án hoặc giải thích lại kết quả của các nhiệm vụ học tập để học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân

- Có hai cách chuyển trạm: Người di chuyển còn thiết bị học tập thì bố trí cố định tại các vị trí (áp dụng khi phòng rộng và ít người) hoặc thiết bị học tập di chuyển còn người thì đứng yên (áp dụng khi phòng đông người, thiết bị học nhỏ gọn)

- Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu trong nhóm có thành viên bất hợp tác thì hiệu quả sẽ thấp

VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TRẠM VÀO CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG CHƯƠNG TRÌNH KHTN 7

Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm

TÊN BÀI DẠY: BÀI 23 QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Môn học: KHTN 7 (Phần Sinh học) Thời gian thực hiện: 4 tiết TIẾT 41:MỤC III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

2 Năng lực a) Năng lực chung b) Năng lực đặc thù

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 40 MỤC III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

1 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp (20 phút) a) Mục tiêu: Từ việc quan sát thực tế bằng các nhiệm vụ đã được giao tại mỗi trạm, kết hợp các thông tin và Hình 23.5 đến 23.7 trong SGK, GV hướng dẫn HS nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp b) Nội dung: Từ việc quan sát thực tế, kết hợp các thông tin và Hình 23.5 đến 23.7 trong

SGK, rút ra kết luận về các yếu tó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm di chuyển đến các vị trí đã được phân công để thực hiện nhiệm vụ tại mỗi trạm, sau thời gian 3 phút các nhóm chủ

23 động di chuyển đến các trạm khác để thực hiện nhiệm vụ, chú ý thực hiện các nhiệm vụ theo vòng tròn Sau khi đi hết 4 trạm, các nhóm sẽ tiến hành thảo luận với nhau để chốt lại kiến thức đã tiếp thu được từ các trạm và trình bày trước lớp

+ Trạm 1 (T1): Có một chậu cây, ở các chiếc lá đã được dùng một băng keo đen để dán lên trong thời gian 1 tuần, chuẩn bị thêm 2 loại lá là lá lốt và lá lúa Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra đối với vùng bị dán keo và vùng không bị dán keo trên chiếc lá Trình bày và giải thích hiện tượng đối với lá lúa và lá lốt về hình thái bên ngoài

+ Trạm 2 (T2): Gồm 3 chậu cây cùng giống đã được trồng cùng thời điểm, 1 chậu không tưới nước, một chậu tưới nước 1 ngày 2 lần và một chậu tưới nước một ngày 20 lần liên tục trong vòng 1 tuần Trình bày và giải thích hiện tượng quan sát được ở các chậu cây

+ Trạm 3 (T3): Gồm 2 chậu cây giống nhau, một cây để ở điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, tưới nước hợp lý, một cây mang vào trồng trong tủ lạnh Trình bày và giải thích hiện tượng quan sát được

+ Trạm 4 (T4): Trồng 2 cây giống nhau vào 2 chậu nhỏ, một chậu đặt trong điều kiện thời tiết bình thường, hợp lý, một chậu dùng bao nilong để bọc lại toàn bộ Trình bày và giải thích hiện tượng

GV nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi *Học sinh báo cáo kết quả

Học sinh trong các nhóm trình bày sản phẩm của mình và thực hiện theo các yêu cầu của GV

Sau mỗi phần trình bày, HS nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời

Tổng kết: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như: ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ, …

Hoạt động 2.2 Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh (10 phút) a) Mục tiêu: HS liên hệ thực tế và trình bày được ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh b) Nội dung: HS liên hệ thực tế và thảo luận các nội dung trong SGK rút ra kết luận về ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Sau khi thực hiện báo cáo từ 4 trạm trên,

GV tiến hành nhận xét đưa ra kết luận, sau đó cho HS di chuyển về vị trí và cùng quan sát trạm số 5 bằng cách cho HS xem một đoạn video về lợi ích của việc trồng cây đối với hiện tượng lũ lụt sau đó đưa ra nhận xét

Cơn thịnh nộ kinh hoàng của Mẹ Thiên Nhiên |

Lũ Lụt | Hoạt Hình Khoa Học Vui - YouTube Đánh giá/ nhận xét:

GV nhận xét câu trả lời của HS

Kết luận: GV đưa ra kết luận về tầm quan trọng của việc trồng cây đến môi trường, hạn chế các loại thiên tai,…

HS quan sát video và thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS trả lời câu hỏi của GV

-GV viết lại phương trình quang hợp của cây lên bảng và yêu cầu HS có nhận xét gì về vai trò của quang hợp ở thực vật đối với đời sống con người?

Kết luận: Quang hợp ở thực vật tạo ra khí O2 đểcon người hô hấp

Tổng kết: Quang hợp của cây xanh giúp hấp thụ carbon dioxide, cung cấp khí oxygen và giữ lại các chất khí, bụi độc hại Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ổn, nhất là khu vực nội thành

Cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, làm sạch không khí,

Hạn chế các loại thiên tai xảy ra

Hoạt động 2.3 Luyện tập (5 phút)

Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Cảm ứng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm

TÊN BÀI DẠY: BÀI 32 CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Môn học: KHTN 7 (Phần Sinh học) Thời gian thực hiện: 2 tiết TIẾT …:MỤC II CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

2 Năng lực a) Năng lực chung b) Năng lực đặc thù

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT MỤC II CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu các thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật và ứng dụng của nó trong thực tiễn a) Mục tiêu:

- Từ việc quan sát thực tế bằng các nhiệm vụ đã được giao tại nhà và tại mỗi trạm ở trên lớp, kết hợp các thông tin và Hình 32.4 đến 32.6 trong SGK, GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật để HS tự trình bày được cách làm các thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn b) Nội dung: Từ việc thực hành và quan sát thực tế, kết hợp các thông tin và Hình 32.4 đến 32.6 trong SGK, HS rút ra kết luận về các hình thức cảm ứng của thực vật và giải thích được các ứng dụng của nó c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh chuẩn bị mẫu vật thí nghiệm tại nhà vào tiết học trước đó:

- Nhóm 1: Trạm số 1 – “Tính hướng nước của cây”

+ Bước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm

+ Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá

+ Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào 1 trong hai chậu cây sao cho nước thấm vào đất mà không gây ngập úng

+ Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày (Tiết học này) kể từ ngày đặt chậu nước, mang cây lên lớp và đặt vào vị trí trạm 1 để lớp học tiến hành quan sát

- Nhóm 2: Trạm số 2 – “Tính hướng sáng của cây”

+ Bước 1: Gieo hạt đổ vào trong 2 chậu đất, tưới nước đủ ẩm và đợi đến khi hạt nảy mầm

+ Bước 2: Sử dụng 2 hộp carton không đáy, một hộp khoét ở phía trên, một hộp khoét ở mặt bên của hộp, sau đó đặt trong môi trường có ánh sáng tự nhiên

- HS nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học

+ Bước 3: Sau 3 đến 5 ngày, mang cây lên lớp để cả lớp tiến hành quan sát và nhận xét

- Nhóm 3: Trạm số 3 Sưu tầm tranh ảnh, video và một số loài cây có thể quan sát được “Tính hướng tiếp xúc của cây” cây thân leo (mướp, bí, bầu,…)

- GV chuyển giao nhiệm vụ trên lớp học:

+ GV cho các nhóm đặt sản phẩm vào các trạm tương ứng đã được phân công Tại trạm số 1 và 2

GV chuẩn bị 3 phiếu học tập để từng nhóm đến quan sát hiện tượng sau đó sẽ tiến hành viết nhận xét, giải thích và kết luận, sau đó sẽ đặt phiếu tại bàn nhóm khác di chuyển đến vừa quan sát hiện tượng tại mẫu vật vừa thảo luận viết ra nhận xét, giải thích, kết luận của nhóm mình, vừa đọc bài nhận xét đến từ nhóm khác đã đặt trước đó

+ Dưới đây là các kế quả minh hoạ cho từng sản phẩm tại mỗi trạm

*Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm

- Trạm số 1 – “Tính hướng nước của cây”

- Trạm số 2 – “Tính hướng sáng của cây”

- Trạm số 3 - “Tính hướng tiếp xúc của cây”

Video tham khảo: Cảm ứng ở thực vật - Hướng tiếp xúc - Thigmotropism Timelapse (youtube.com)

- Trạm số 4: Các nhóm sẽ tiến hành về vị trí chỗ ngồi theo nhóm, sau đó GV sẽ chiếu các hình ảnh, video về “ứng dụng cảm ứng thực vật trong thực tiễn”, đại diện mỗi nhóm lên nhận phiếu đánh giá chéo về sản phẩm của từng nhóm đã làm và phần nhận xét, giải thích, kết luận của các nhóm tại mỗi trạm (10 phút)

Video tham khảo: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

GV nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, tổng kết, cho điểm từng nhóm dựa trên hiệu quả hoạt động nhóm và kết quả đánh giá chéo từ các nhóm khác

- Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động các cơ quan Các hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm: Tính hướng nước,tính hướng sáng, tính hướng tiếp xúc,…

- Dựa vào khả năng cảm ứng ở thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng

PHIẾU HỌC TẬP TẠI MỖI TRẠM

TRẠM SỐ 1 Câu hỏi: Quan sát cây ở chậu đối chứng (cây không có chậu nước) và cây thí nghiệm có điểm gì khác nhau?

- Cây ở chậu đối chứng có bộ rễ đâm thẳng và lan đều, còn cây ở chậu thí nghiệm thì rễ cây mọc về phía nguồn nước Vì vậy có thể chứng minh được rễ cây có tính hướng nước

TRẠM SỐ 2 Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hướng của thân cây bị khoét lỗ phía trên và hướng của thân cây bị khoét lỗ phía bên cạnh?

- Thân cây trong hợp carton khoét lỗ ở phía trên mọc thẳng, còn cây trong hộp khoét lỗ phía bên cạnh sẽ bị lệch sang phía có khoét lỗ Vì vậy có thể chứng minh được thân cây có tính hướng sáng

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CÁC NHÓM

(Mỗi nhóm chỉ tiến hành đánh giá 2 nhóm còn lại)

Sản phẩm đảm bảo chất lượng (Tối đa 3đ)

Hoạt động nhóm tích cực (Tối đa 3đ)

Nhận xét, trả lời câu hỏi tại mỗi trạm chính xác, đúng trọng tâm bài học (Tối đa 4đ)

Hoạt động 2.2 Luyện tập (5 phút)

Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật” KHTN

TÊN BÀI DẠY: BÀI 36 THỰC HÀNH CHỨNG MINH SINH TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT

Môn học: KHTN 7 (Phần Sinh học) Thời gian thực hiện: 1 tiết

2 Năng lực a) Năng lực chung b) Năng lực đặc thù

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu các thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, thực vật a) Mục tiêu:

- Tiến hành được cách làm thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng

- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động và thực vật

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học về cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn b) Nội dung: Từ việc thực hành và quan sát thực tế, kết hợp các thông tin, HS chứng minh được sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, thực vật c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV chuyển giao nhiệm vụ ở tiết học trước: GV chọn 10 bạn trong lớp thành

1 nhóm để hình thành 2 ban: bao gồm

1 ban chuyên gia về sự sinh trưởng ở

- HS nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao tại nhà

33 thực vật (Ban TV) và 1 ban chuyên gia về sự sinh trưởng ở động vật (Ban ĐV)

Cả 2 ban phải phối hợp qua lại cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ

+ Ban TV (Trạm 1): Tiến hành gieo 5 ngày, mỗi ngày 1 hạt đậu để có được sản phẩm là 5 cây đậu xanh khác nhau về số ngày gieo xuống đất Ban chuyên gia về TV sẽ tiến hành quan sát, chụp hình, quay video về quá trình sinh trưởng của các hạt đậu làm tư liệu để trình bày trước lớp

+ Ban ĐV (Trạm 2): Chuẩn bị tranh ảnh tự vẽ, mô hình, sơ đồ vòng đời của bướm và gà

Sau khi cả 2 ban đã có được sản phẩm phân công, tiến hành hoán đổi vị trí cho nhau để tìm hiểu nội dung của ban còn lại và tiến hành trình bày trước các nhóm khác

- GV giao nhiệm vụ tại tiết học:

GV chia các HS còn lại thành 2 nhóm,

2 nhóm sẽ luân phiên nhau di chuyển đến vị trí 2 trạm là 2 ban TV và ban ĐV để lắng nghe, quan sát các chuyên gia trình bày về cách làm các thí nghiệm chứng minh và mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Đồng thời 2 nhóm sẽ đưa ra các câu hỏi cho các chuyên gia và hoàn thành các phiếu học tập tại các trạm

+ Ban TV (Trạm 1): HS mỗi nhóm tiến hành quan sát sản phẩm thí nghiệm, lắng nghe ban động vật trình bày về sản phẩm của ban thực vật sau đó nhóm thực hiện phiếu học tập số 1

GV nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, tổng kết và yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành

Video tham khảo (HS có thể tham khảo video trên các trang mạng hoặc tự thiết kế video ngay tại sản phẩm gieo hạt của mình): SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT | SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT| SHORT VIDEO #shorts - YouTube

+ Ban ĐV (Trạm 2): Ban TV sẽ tiến hành trình bày, mô tả vòng đời của bướm và gà là sản phẩm của ban chuyên gia về ĐV đã làm được Sau khi các chuyên gia trình bày, học sinh các nhóm sẽ tiến hành đặt câu hỏi thắc mắc cho chuyên gia giải đáp sau đó thực hiện phiếu học tập số 2

HS hoàn thành nhiệm vụ, lắng nghe GV nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, tổng kết

Tổng kết: Thực vật, động vật sinh trưởng và phát triển thông qua các dấu hiệu cụ thể, các sinh vật khác nhau trải qua các giai đoạn khác nhau về sinh trưởng và phát triển

PHIẾU HỌC TẬP TẠI MỖI TRẠM TRẠM SỐ 1 – TRẠM THỰC VẬT Câu hỏi: Em hãy mô tả giai đoạn nảy mầm của hạt và giai đoạn sinh trưởng của cây? Hướng dẫn trả lời:

Hạt thay đổi hình thái sau khi ngâm trong nước ấm: Lớp vỏ hạt tách ra, phôi phù lên, kích thước hạt to ra Sau khi trồng vào đất, rễ mầm tạo ra, thân phát triển, chồi mầm vươn lên và tạo thành cây mầm Rễ phát triển dài ra, hình thành lá, kích thước và số lá tăng lên, chiều cao cây tăng mỗi ngày, từ cây mầm thành cây con

TRẠM SỐ 2 – TRẠM ĐỘNG VẬT Câu hỏi: Trình bày các dấu hiệu sinh trưởng, phát triển của bướm và gà?

Hoạt động 2.2 Viết báo cáo thực hành (10 phút)

Cá nhân viết báo cáo thực hành theo mẫu sau trong SGK trang 165

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ minh hoạ sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý,  khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực - THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM
Hình 1. Sơ đồ minh hoạ sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực (Trang 6)
Bảng 1. Cấu trúc và nội dung chủ đề vật sống của môn Khoa học Tự nhiên 7 [1] - THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM
Bảng 1. Cấu trúc và nội dung chủ đề vật sống của môn Khoa học Tự nhiên 7 [1] (Trang 7)
Hình 3. “ Khăn trải bàn” dành cho nhóm người - THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM
Hình 3. “ Khăn trải bàn” dành cho nhóm người (Trang 16)
Hình 4. Sơ đồ tư duy về nội dung chủ đề Lực (KHTN 6) - THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM
Hình 4. Sơ đồ tư duy về nội dung chủ đề Lực (KHTN 6) (Trang 16)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) - THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w