1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tác động của chính sách thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu nhập trên địa bàn hà nội

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 189,53 KB

Nội dung

Thật vậy, sự ra đời của Luật thuếBVMT số 57/2010/QH12 đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận về sửdụng các công cụ kinh tế cho mục tiêu bảo vệ môi trường, với mục tiêu đán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam hướng tới là tăng trưởng bền vững,

có hiệu quả, đi đôi với công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường Do vậy, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đã trở thành đường lối, quan điểm

và chính sách xuyên suốt của Nhà nước và thuế xanh đã, đang trở thành một trong những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu đó Thật vậy, sự ra đời của Luật thuế BVMT số 57/2010/QH12 đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận về sử dụng các công cụ kinh tế cho mục tiêu bảo vệ môi trường, với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách nhà nước để khôi phục môi trường sinh thái, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ của chính sách thuế đã cản trở các doanh nghiệp

và chính người tiêu dùng hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh Khi nói đến sự tiêu thụ túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường, ở Việt Nam, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng và hơn 80% bị thải bỏ sau khi dùng

một lần theo báo cáo của (Nguyễn Ngọc Hùng, 2021) thì ước tính số lượng túi nilon

tiêu thụ là 26,9 triệu kg túi mỗi tháng, gấp hơn 92 lần kg túi bị thu thuế Điều này cho thấy, việc áp dụng thuế không có hiệu quả cao trong ngăn chặn tiêu dùng mặt hàng này Hơn nữa, mức thuế phí còn quá thấp, không tạo công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Chi phí của các doanh nghiệp phát triển theo mô hình xanh quá cao khiến sản phẩm của họ khi được đưa ra thị trường có tính cạnh tranh còn thấp, khi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá

cả mà không thực sự để ý quá trình sản xuất

Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đi đôi với sự cạn kiệt và suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân (Nguyễn Thị Hải Bình, Phạm Thị Thu Hồng, 2022) Để giải quyết vấn đề trên và cải thiện tình hình, các quốc gia đã triển khai chính sách thuế xanh (Ahmed & cộng sự, 2022), được đưa ra như một công cụ chính sách để góp phần giảm thiểu phát thải ô nhiễm (Lê Thị Kim Oanh, 2021) Tại Việt Nam, chính sách thuế xanh đã được triển khai có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân (Zheng & cộng sự, 2023), nhưng mức độ tác động còn

Trang 3

phụ thuộc vào một số yếu tố, như ý định mua sản phẩm xanh (Nguyễn Thị Minh Hòa

& Hà Tuấn Anh, 2020), chủ nghĩa vật chất (Nguyễn Thị Tuyết Mai & cộng sự, 2019), Xu hướng tìm hiểu về những chính sách này của người dân được dự báo sẽ được sự quan tâm trong thời gian tới Liên quan đến chủ đề này, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu phân tích, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh để đáp ứng nhu cầu của người dân (Deng & Huang, 2020; Nguyễn Thị Minh Hòa & Hà Tuấn Anh, 2020) Trong đó, thay đổi hành vi tiêu dùng là một yếu

tố cực kỳ quan trọng trong việc giảm phát thải nhà kính (Filipiak & Wyszkowska, 2022), đặc biệt ở trong hộ gia đình (Zhou, 2022) Các nhóm công cụ kinh tế cũng đã được áp dụng hiệu quả nhằm phát thải khí nhà kính ở một số nước phát triển và đang phát triển trên thế giới , nhằm đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu bảo vệ môi trường (Lê Ánh Ngọc & cộng sự, 2020)

Hiện nay, ở các nước phát triển đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính sách thuế xanh nhằm phát triển bền vững Tuy nhiên, việc triển khai thuế xanh ở các

nước đang phát triển còn hạn chế (Tchorzewska & cộng sự, 2022), trong đó có Việt

Nam Một trong những hạn chế là rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề cụ thể và chưa cung cấp được những bằng chứng thực nghiệm đầy đủ về tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng theo nhóm các đối tượng

Như vậy nghiên cứu này có sự khác biệt là tập trung xác định tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của nhóm đối tượng thu nhập trong hộ gia đình thông qua các mô hình và giả thuyết cụ thể Chính vì vậy, chúng em chọn dự án nghiên cứu

với đề tài “Tác động của chính sách thuế “xanh” đến hành vi tiêu dùng xanh của

hộ gia đình theo thu nhập trên địa bàn Hà Nội” nhằm giúp hộ gia đình biết, hiểu rõ

các yếu tố của thuế xanh, từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng xanh hơn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thuế môi trường hay còn được gọi là thuế “xanh” được đề xuất dựa trên cơ sở

lý luận là thuế này sẽ làm giảm được ô nhiễm gây ra bởi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng (Baumol W.J và W.E Oates, 1988)

Chính sách thuế “xanh” có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh Khi giá của các sản phẩm/dịch vụ gây ô nhiễm tăng lên do có thuế môi trường, người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn

Trang 4

(Nguyễn Thị Hải Bình & Phạm Thị Thu Hồng, 2022) và (Lê Thị Kim Oanh, 2021) đều

sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để kiểm tra tác động của thuế môi trường đến hành vi tiêu dùng xanh tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh, thể hiện ở việc người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn khi giá của các sản phẩm/dịch vụ gây ô nhiễm tăng lên Tuy nhiên, trong khi (Nguyễn Thị Hải Bình & Phạm Thị Thu Hồng, 2022) chỉ ra rằng sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm xanh là do ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả khi có thuế xanh, phản ứng và đặc trưng của doanh nghiệp, nhận thức của người tiêu dùng trước chất lượng môi trường và cuộc sống thì (Lê Thị Kim Oanh, 2021) đi sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của chính sách thuế xanh theo hai hình thức: gián tiếp

và trực tiếp, từ đó chỉ ra những tác động nhất định của hai hình thức đến phản ứng của người tiêu dùng và chọn ra phương án khả thi hơn là đánh thuế gián tiếp Trong khi đó, (Lê Ánh Ngọc & cộng sự, 2020) chỉ tập trung tổng hợp kết quả nghiên cứu của các bài báo khác về tác động của thuế môi trường đến hành vi tiêu dùng xanh Nhóm tác giả nghiên cứu bằng phương pháp định tính và đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích sự ảnh hưởng và mức độ tác động của các công cụ kinh tế này đến với hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Hơn hết, bài nghiên cứu không cung cấp thêm kết quả nghiên cứu mới

Bên cạnh đó, chính sách thuế “xanh” có thể thúc đẩy hành vi xanh thông qua việc tăng chi phí của các hoạt động gây hại cho môi trường, cung cấp ưu đãi tài chính cho các hành vi xanh và nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường Dựa trên dữ liệu thực tế (Zhigang Hong & Danshera Wetherington Cords, 2019) đã phân tích tác động của chính sách thuế Trung Quốc đối với hành vi xanh của người dân Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách thuế xanh có thể thúc đẩy hành vi xanh theo một số cách Thứ nhất, chính sách thuế xanh có thể làm tăng chi phí của các hoạt động gây hại cho môi trường, chẳng hạn như sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc xả thải ô nhiễm Điều này sẽ khuyến khích người dân chuyển sang các lựa chọn xanh hơn, chẳng hạn như sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm thiểu chất thải Thứ hai, chính sách thuế xanh có thể cung cấp các ưu đãi tài chính cho các hành vi xanh, chẳng hạn như giảm thuế hoặc trợ cấp cho việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ xanh Điều này sẽ khuyến khích người dân lựa chọn các giải pháp xanh hơn, ngay cả khi chúng có

Trang 5

giá cao hơn một chút so với các giải pháp không xanh Thứ ba, chính sách thuế xanh

có thể nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường Khi người dân phải trả nhiều tiền hơn cho các hoạt động gây hại cho môi trường hoặc nhận được các

ưu đãi tài chính cho các hành vi xanh, họ sẽ có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường và lựa chọn các giải pháp xanh hơn Các tác giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy chính sách thuế xanh có thể thúc đẩy hành vi xanh ở Trung Quốc Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng thuế đối với các sản phẩm gây hại cho môi trường, chẳng hạn như xăng dầu và ô tô, đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ các sản phẩm này Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm thuế đối với các sản phẩm

và dịch vụ xanh, chẳng như xe điện và năng lượng tái tạo, đã dẫn đến việc tăng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này Các khuyến nghị của nghiên cứu có thể được áp dụng để thúc đẩy hành vi xanh ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới (Nghiêm Thị Vân, 2019) sử dụng mô hình ước lượng hàm cầu lý tưởng bậc 2 để phân tích tác động của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu đến tỷ trọng tiêu dùng của

hộ gia đình ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu có tác động giảm thiểu tiêu dùng của hộ gia đình ở Việt Nam Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường có tác động giảm thiểu tiêu dùng các mặt hàng có hàm lượng tiêu thụ năng lượng cao, như điện, nước, xăng dầu, gas, Còn thuế xăng dầu có tác động giảm thiểu tiêu dùng các mặt hàng có liên quan đến vận tải, như xăng dầu, ô tô, xe máy, Tác động giảm thiểu tiêu dùng của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu là

do các loại thuế này làm tăng giá cả của các mặt hàng chịu thuế, từ đó khiến cho các

hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng này Qua đó, có thể nhận thấy kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động giảm thiểu tiêu dùng của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu ở Việt Nam Bài nghiên cứu đã đem đến một cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu đến tỷ trọng tiêu dùng của hộ gia đình ở Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thuế này có tác động giảm thiểu tiêu dùng của hộ gia đình, góp phần giảm thiểu tiêu dùng năng lượng và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Thuế “xanh” có thể giảm chi phí sản xuất khi buộc nhà sản xuất giảm tiêu thụ năng lượng đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng (Zheng & cộng sự, 2023) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để kiểm tra tác động của thuế môi trường đến đổi mới xanh ở Trung Quốc Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng nhóm doanh nghiệp có

Trang 6

thể bị tác động mạnh nhất bởi Thuế R&D gồm: (1) nhóm ngành công nghiệp sản xuất, (2) nhóm ngành công nghệ cao Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực đến đổi mới xanh, thể hiện ở việc doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng chỉ dừng ở đối tượng là các doanh nghiệp, còn đối với cấp độ ở người tiêu dùng cũng chưa chỉ ra được thuế “xanh” có mức độ ảnh hưởng như thế nào (Nihal Ahmed & cộng sự, 2022) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của thuế xanh đến việc giảm tiêu thụ năng lượng và bảo

vệ môi trường ở các nước Bắc Âu Các tác giả đã sử dụng dữ liệu panel của 4 nước Bắc Âu từ năm 1994 đến năm 2020 để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thuế xanh, cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế xanh có tác động tích cực đến việc giảm cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng

ở các nước Bắc Âu Cụ thể, thuế xanh có thể giúp giảm chi phí năng lượng, thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, từ đó dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng Bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp Dumitrescu-Hurlin để kiểm tra tính nhân quả giữa các biến Kết quả cho thấy, thuế xanh có tác động nhân quả đến cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng ở các nước Bắc Âu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả khuyến nghị các chính phủ nên tiếp tục áp dụng thuế xanh để giảm tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, các chính sách khác về môi trường như chứng nhận sản phẩm xanh, hệ thống quản lý về dán nhãn sản phẩm, cũng giúp giảm tổng thiệt hại về môi trường, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính xanh của sản phẩm và phúc lợi

xã hội cho chính họ (Chen & Hu, 2020; Walter & Chang, 2020)

Ngoài ra, các bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, ngoài thuế “xanh” Các yếu tố này bao gồm: Nhận thức của người tiêu dùng về môi trường: Người tiêu dùng có nhận thức cao về môi trường sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn

Sự sẵn có của các sản phẩm/dịch vụ xanh: Người tiêu dùng sẽ không thể lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh nếu các sản phẩm/dịch vụ này không có sẵn trên thị trường Giá cả của các sản phẩm/dịch vụ xanh: Giá cả của các sản phẩm/dịch vụ xanh thường cao hơn so với các sản phẩm/dịch vụ thông thường Điều này có thể khiến người tiêu dùng khó lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh hơn Thu nhập của người tiêu dùng:

Trang 7

Người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh hơn Kiểu sống của người tiêu dùng: Người tiêu dùng có lối sống xanh sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh hơn Nhận thức của người tiêu dùng và nhận thức

về chi phí cũng là những yếu tố quan trọng trong hành vi tiêu dùng xanh (Shen & Wang, 2022) nhận thấy rằng chi phí mà người tiêu dùng cảm nhận là một trở ngại đáng kể đối với tiêu dùng xanh Mặt khác, (Xie và cộng sự, 2022) nhận thấy rằng nhận thức về môi trường ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với tiêu dùng xanh, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, dẫn đến tăng ý định và hành vi tiêu dùng xanh thực tế Hiệu quả của luật và ưu đãi thuế xanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa (Wang & Li, 2022) đã khám phá tác động của các chính sách can thiệp hành

vi “mềm” và chính sách khuyến khích kinh tế “mềm” đối với hành vi mua sản phẩm xanh của công chúng ở Trung Quốc Họ phát hiện ra rằng các yếu tố như cảm xúc xanh, chuẩn mực xã hội và cường độ trợ cấp có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng (Nguyễn Thị Minh Hòa & Hà Tuấn Anh, 2020) đã sử dụng

lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Trà Vinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, ý định mua sản phẩm xanh có tác động tích cực tới hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Hai nhân tố gồm: thái độ đối với việc mua hàng xanh và kiểm soát hành vi cảm nhận cũng có tác động tích cực tới hành vi mua hàng xanh Những tác động này đóng vai trò trung gian toàn phần thông qua ý định mua sản phẩm xanh Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của

ý định mua sản phẩm xanh, thái độ đối với việc mua hàng xanh và kiểm soát hành vi cảm nhận đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Trà Vinh

Hơn nữa, ảnh hưởng của luật thuế xanh đối với hành vi xanh có thể được điều hòa hoặc điều tiết bởi các yếu tố khác (Paço & cộng sự, 2019) nhận thấy rằng thái độ ủng hộ xã hội nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiêu dùng xanh, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm xanh Tuy nhiên, ảnh hưởng của quảng cáo xanh đến hành vi mua sắm xanh được cho là còn yếu Trong bối cảnh Trung Quốc, (Hong & Cords, 2020) đã phân tích cụ thể ảnh hưởng của chính sách thuế Trung Quốc đến hành

vi xanh Họ nhận thấy rằng chính sách thuế có thể có tác động đáng kể đến hành vi xanh, nhưng hiệu quả của chính sách này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như việc thực thi và nhận thức của công chúng Tóm lại, luật thuế xanh có thể thúc đẩy

Trang 8

hành vi xanh bằng cách cung cấp các khuyến khích kinh tế, tác động đến thái độ và nhận thức của người tiêu dùng cũng như định hình các chuẩn mực văn hóa Tuy nhiên, hiệu quả của các luật này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự chú trọng đến môi trường của các nhà lập pháp, cơ chế khuyến khích, nhận thức của người tiêu dùng, yếu tố văn hóa và bối cảnh cụ thể của đất nước Hiểu được những yếu tố này là rất quan trọng để thiết kế các chính sách thuế xanh hiệu quả có thể thúc đẩy hành vi bền vững

Thuế môi trường là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh và đổi mới xanh Tuy nhiên, thuế môi trường cũng có thể có tác động phân phối tiêu cực đối với hộ gia đình có thu nhập thấp (Ohlendorf & cộng sự, 2020) đã tổng hợp các nghiên cứu về tác động phân phối của chính sách giá carbon, đề cập đến cách mà chính sách đó ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập khác nhau trong xã hội Nghiên cứu chỉ ra rằng thuế carbon có tác động bất lợi đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình Nhưng nếu thuế carbon được sử dụng để tài trợ cho các chương trình trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, thì tác động phân phối của thuế carbon có thể được giảm thiểu (Zhou, 2022) đã tổng hợp các nghiên cứu về tác động phân phối của chính sách giá carbon đối với các hộ gia đình Kết quả tổng quan cho thấy, chính sách giá carbon nói chung là có tác động phân phối ngược chiều ở các nước phát triển Tuy nhiên, có một số ngoại lệ, chẳng hạn như các quốc gia có hệ thống phúc lợi xã hội mạnh mẽ Đối với các nước đang phát triển, không có kết quả thống nhất nào được đưa ra Tuy nhiên, các kết quả có thể được tổng quát thành các mô hình có thể dự đoán được dựa trên cơ cấu kinh tế của các quốc gia và thiết kế của chính sách giá carbon Bài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tác động phân phối của giá carbon đối với hộ gia đình: (1) Mức thu nhập: Hộ gia đình có thu nhập thấp thường có tỷ lệ chi tiêu cho năng lượng cao hơn, do đó họ sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon (2) Vị trí địa lý: Hộ gia đình sống ở các khu vực có khí hậu lạnh thường phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để sưởi ấm, do đó họ cũng sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon (3) Kiểu mẫu tiêu dùng: Hộ gia đình có lối sống tiêu thụ nhiều năng lượng, chẳng hạn như lái xe nhiều hoặc sử dụng nhiều điện, sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon Nhìn chung, kết quả tổng quan của bài báo này cho thấy rằng chính sách giá carbon có thể có tác động phân phối ngược chiều đối với các hộ gia đình Tuy nhiên, tác động này có thể được giảm thiểu thông qua việc sử dụng các biện pháp phân phối phù hợp,

Trang 9

chẳng hạn như trợ cấp cho người nghèo hoặc giảm thuế cho các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu

Bên cạnh đó, (Nguyễn Thị Tuyết Mai & cộng sự, 2019) đã sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng (TPB) để phân tích tác động của chủ nghĩa vật chất đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng thành thị ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành tố "thành công" có mối quan hệ ngược chiều với ý định mua xanh, trong khi đó, thành tố "hạnh phúc" có mối quan hệ thuận chiều với ý định mua Điều này có thể giải thích là người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm xanh hơn khi họ coi trọng giá trị của sự hạnh phúc và có nhận thức rằng việc mua sản phẩm xanh có thể mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy cả ba tiền tố trong mô hình TPB, gồm thái độ đối với mua sản phẩm xanh, chuẩn chủ quan và nhận thức khả năng kiểm soát hành vi đều có tác động thuận chiều đến ý định mua Điều này có thể giải thích là người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm xanh hơn khi

họ có thái độ tích cực đối với việc mua sản phẩm xanh, cho rằng việc mua sản phẩm xanh là điều quan trọng và tin rằng họ có thể kiểm soát được việc mua sản phẩm xanh Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm xanh hơn khi

họ coi trọng giá trị của sự hạnh phúc và có nhận thức rằng việc mua sản phẩm xanh có thể mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc Các khuyến nghị của nghiên cứu có thể được

áp dụng để thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng thành thị ở Việt Nam

Nghiên cứu về tác động của thuế xanh và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến hành vi/nhận thức của người tiêu dùng thông qua chính sách thuế xanh được đề cập tại nhiều nghiên cứu (Chen & cộng sự, 2022; Huang & cộng sự, 2020; Liu & cộng sự, 2022; Osório & Zhang, 2022; Zhang & cộng sự, 2021; Doğan & cộng sự, 2022; Shang

& cộng sự, 2022; Tchorzewska & cộng sự, 2022) Nhìn chung các nghiên cứu cơ bản phân tích ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi của người tiêu dùng trên một hoặc một

số góc độ nhất định, ví dụ từ hành vi của doanh nghiệp, từ xã hội, từ môi trường hoặc

từ kinh tế

Tiêu dùng xanh cũng ngày càng được chú trọng tại Việt Nam, các chính sách như ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế và phí bảo vệ môi trường cho các

cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường đã khuyến khích các doanh nghiệp và tạo ra lợi ích kép cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể

Trang 10

về ảnh hưởng của thuế xanh đối với hành vi của người tiêu dùng chưa có nhiều tại Việt Nam Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của nhận thức và thái độ với môi trường đến tiêu dùng xanh của người Việt Nam (Hoang & Nguyen, 2012) hoặc nghiên cứu của Tong & Duong (2020) thực hiện đánh giá tác động của thuế bảo vệ môi trường đến việc sử dụng túi ni lông tại Việt Nam nhưng kết luận lại cho thấy thuế bảo

vệ môi trường không có tác động làm thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông mà nhận thức là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng Bên cạnh

đó, để chính sách thuế xanh hoạt động có hiệu quả phải phụ thuộc vào rất nhiều nhân

tố trong đó có thu nhập Đây là một nhân tố quan trong có thể tác động đến ý định tiêu dùng xanh của các các nhân và hộ gia đình Tuy nhiên, việc phân tích tác động của thuế xanh đối với các hộ gia đình theo thu nhập vẫn chưa được khai thác nhiều trong các nghiên cứu trên Điều này khiến cho vấn đề thiết kế và ban hành chính sách thuế xanh gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu các căn cứ thực tiễn có tính thuyết phục

Do đó, bài nghiên cứu kế thừa các câu hỏi khảo sát được hình thành từ các nghiên cứu nước ngoài đã được công bố để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh ở đối tượng hộ gia đình theo thu nhập tại Hà Nội Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố về mặt lý thuyết đối với các kênh tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng và một số gợi ý khi xây dựng chính sách thuế xanh tại Việt Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát:

Tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu nhập trên địa bàn Hà Nội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học Nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực thi chính sách thuế xanh nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

 Mục tiêu cụ thể:

 Xác định mức độ ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình ở địa bàn Hà Nội, tập trung vào nhóm đối tượng thu nhập

 Đề xuất các giải pháp khuyến khích hộ gia đình thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng xanh hơn

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w