1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

113 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Trương Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 5,21 MB

Nội dung

4 2.6, Hiệu quả đạt được của việc thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thai công nghiệp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh..... Những mặt tôn tại cần khắc phục trong v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRƯƠNG THỊ HONG HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐÈ XUÁT MỘT SÓ GIẢI PHÁP THỰC THỊ

CHÍNH SÁCH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÓI VỚI NƯỚC THÁI

CÔNG NGHIỆP CUA CÁC LANG NGHE Ở TINH BAC NINH

Hà Nội - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀO TAO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT.

TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRUONG THỊ HONG HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP THY THỊCHÍNH SÁCH PHÍ BẢO VỆ MOI TRƯỜNG DOI VỚI NƯỚC THÁICÔNG NGHIỆP CUA CÁC LANG NGHE Ở TINH BAC NINH

LUẬN VAN THAC SĨ KINH TE

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng

Hà Nội - 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là dé tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bé trongbắt cứ công trình khoa học nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ

nguồn gốc

Tác giả luận văn.

“Trương Thị Hồng Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

"Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bản luận văn này, Tác giả đã nhận.

được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tinh của các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế

và Quản lý - Trường đại học Thuỷ lợi ; cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường

tinh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố

va cán bộ môi trường các doanh nghiệp của các lang nghề trong phạm vi

nghiên cứu trên địa ban tinh; sự khích lệ, động viên của gia đình, bé bạn.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TSKH Nguyễn

Trung Dũng - người đã hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận

van này.

Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh,

Phong Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố cùng cán bộ

các doanh nghiệp của các làng nghề trong phạm vi nghiên cứu trên địa bantinh đã tạo điều kiện giúp đỡ Tác giả hoàn thành luận văn nay

Cuối cùng, xin chân thành cảm on gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã động, viên khích lệ và giúp đỡ Tác giá hoàn thành khoá học.

Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu, khoa học và

nghiêm túc của bản thân; song do kha năng và trinh độ có hạn nên không thé trắnh

khỏi những khiếm khuyết nhất định Tác giả mong nhận được sự quan tâm,

đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến

để tài này

Xin tran trọng cảm ơn!

Bắc Ninh, ngày 20 thắng 02 năm 2013

Trang 5

Quy chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam

Thông tư Bộ Tai nguyên môi trường

Uy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANGBang 1.1, Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp

Bang 1.2: Đặc trưng ô nhiễm từ một số loại hình làng nghề

Bảng 1.3: Các loại hình công cụ kinh tế

Bang 1.4, Các yếu tổ ảnh hưởng đền tình hình thực thichinh sá

vệ môi trường đổi với nước thải công nghiệp.

"Bảng 2.1, Những con sông chính chảy qua địa ban tinh Bác Ninh 21 Bang 2.2: Tông sản phẩm trong tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kính tế

l 22 Bang 2.3: Đặc trưng 6 nhiềm từ sin xuất của một số loại hình làng nghé

31

‘Bang 2.4 Doi tượng chịu phí và không chịu BVMT sone 3

ng 25, Ch cho và me tn hí nước thi công nei 35

Tinh vực quản ý nước tảD 48

"Bảng 2.9, Công tác thanh tra môi trường tinh Bắc Ninh năm 201 Ï 0 Bang 2.10, Phi bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tỉnh Bắc

"Bảng 2.14 Tình trang xa thải của cácdoanh nghiệp tiên hành điều tra 58

Bang 2.15 Chỉ phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chỉ phí xử lý

nước thải của các doanh nghiệp được điều tra 59 Bảng 3.1 Nguyên nhân các don vị điều tra không tuân thủ quy định.

về quản lý nước thải 75

56

Trang 7

Hình 2.1 Bản đỗ hành chính tinh Bắc Ninh

Hình 2.2 Công thức tinh phi BVMT đổi với nước thải

cho từng chất gây ô nhiễm môi trường 36Hình 2.3 Quy trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công

nghiệp „38

Hình 2.4 Sơ đỗ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

tỉnh Bắc Nĩnh od

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHUONG 1 al

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ MỖI TRƯỜNG NƯỚC "

1.1, Tình hình ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam 1

1.2 Các công cụ chính sách pháp lý trong quản lý 6 nhiễm mỗi trường và

các chỉ tiêu đánh giá công cụ và chính sách .§

1.3 Công cụ về kinh tế môi trường - xét ở góc độ kinh tế học 8

1.4 Chính sách quản lý chống 6 nhiễm môi trường nước xả thải 9)

1.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách quản

lý nước thải l3

CHƯƠNG 2 1

THUC TRẠNG VIỆC TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH PHÍ NƯỚC THÁI

CÔNG NGHIỆP TRONG BẢO VE MOI TRUONG 17

6 CÁC LANG NGHE TINH BAC NINH 7

2.1, Đặc điểm dia bản nghiên cứu, 17 2.2 Tình hình phát triển làng nghề công nghiệp trên địa ban tinh Bắc Ninh,

23

2.2.1 Làng nghề ái chếgiấy Phong Khê -thành phd Bắc Ninh: 26

2.2.2 Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm - huyện Tiên Du 21 2.2.3 Lang nghề tái chế sắt thép Đa Hội - thị xã Từ Sơn 28 2.2.4 Lang nghề dét nhuộm Tương Giang - thị xã Từ Sơn 29

2.3, Hậu quả môi trường từ nguồn nước thải công nghiệp của các làng nghề

trên địa ban tỉnh Bắc Ninh hiện nay 30 2.4, Những chính sách về phí nước thai công nghiệp đã vàđang được áp

dụng, : 3

2.4.1 Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 34 2.4.2 Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bae Ninh quy định

về thu phi bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 37

2.5 Tình hình thực thi chính sách thu phi bảo vệ môi trường đổi với nước

thải công nghiệp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 40

2.5.1 Cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bắc Ninh 40

2.5.2 Các hoạt động trién khai thực thi chính sách phi bảo vệ môi trường, đối với nước thải công nghiệp 4 2.6, Hiệu quả đạt được của việc thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thai công nghiệp các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 58 2.6.1 Những thông tin cơ bản của doanh nghiệp điều tra —- 2.6.2 Tinh hình nộp phí của các doanh nghiệp điều tra 59

Trang 9

2.7 Những mặt tôn tại cần khắc phục trong việc thực thi chính sách thu phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp các làng nghề của tỉnh

Bắc Ninh, 63

CHUONG 3 BE XUẤT MOT SỐ GIẢI PHAP THỰC THI CHÍNH SÁCH

PHI BAO VE MOI TRUONG BOI VỚI NƯỚC THÁI CÔNG NGHIỆP

CUA CÁC LANG NGHE 6 TINH BAC NINH 65

3.1 Định hướng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 65 3.1.1 Nhóm làng nghề chế biến nông sản —.

3.2.2 Nhóm làng nghề cơ, kim khí 68

3.1.3 Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 69 3.1.4 Nhóm các sản phẩm d 72 3.1.5 Nhóm làng nghề lim 73

3.2, Những thuận lợi và khó khăn trong van dé chống ô nhiễm môi tường

nước xả thải công nghiệp 74

3221 Nhữg hun li ong Vấn đề chang ô nhiệm môi trường nước xa thải công nghiệp 4

3.2.2 Khó khăn trong vẫn dé chẳng 6 nhiễm môi trường nước xa thải

công nghiệp -74

3.3 Đề xuất một số giải pháp thực thi chính sáchphí bảo vệ môi trường đối

với nước thải công nghiệp - oe 78 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 85

KET LUẬN 85

KIÊN NGHỊ : os 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO ¬- 89

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng đang là vấn đẻ nan giải của các nước đang phát triển cũng như Việt Nam Một trong những

khó khăn mà hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam A phải đương đầu là

lâm thé nào để hạn chế, giảm thiêu va xử lý ô nhiễm trong điều kiện của nền

kinh tế cho phép Nhiều quốc gia thiếu nguồn lực để thi hành luật chống ônhiễm và ở nhiều nơi, người gây ô nhiễm ít hoặc không được khuyến khích

đà tur cho sản xuất sạch hơn hoặc thiếu kích thích để áp dung công nghệ làm

sạch ô nhiễm.

Trong số các công cụ kinh tế đang được áp dụng trên thé giới thì công cụ

phi và thuế được sử dụng nhiều và khá hiệu quả trong việc kiểm soát ô nhiễm,

thay đổi hành vi của người gây 6 nhiễm và tăng nguồn thu cho các hoạt động

bio vệ môi trường Việc xử lý và thu phí nước thai hợp lý, trang trải được các

chỉ phí đầu tu, vận hành và bảo dưỡng là yêu cầu cắp bách được cộng đồng va

các Chính phủ quan tâm.

Nam 2003, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số

67/2003/ND-CP về việc thu phi bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm khuyến khích

nhiễm môi

các doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế

trường từ nước thải và tiết kiệm nước sạch, tạo nguồn kinh phí cho Quỹ bảo

trợ và tạo.

theo nguyên tắc *Người gay ô nhiễm phải trả” Chế độ thu phí s

điều kiệ cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm,sản xuất sạch hơn bằng công nghệ tiên tiến, nhằm giảm thiểu lượng ô nhiễm

môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm Việc thu phícòn giúp phục vụ công tác quản lý môi trường và cải thiện môi trường; ngud

Trang 11

'Thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP, tinh Bắc Ninh đã tiền hành hướng,

dẫn doanh nghiệp kê khai, thâm định tờ khai, quan trắc đánh giá và thu phí

với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bản tinh, bắt đầu tir

Ninh đã hướng dẫn kê khai và tiến hành

nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Tuy nhiên, thực tế hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thai

công nghiệp trên địa bản tỉnh nói chung và tại các làng nghề nói riêng gặpnhiều khó khăn, vướng mắc như: Ý thức của đại đa số các chủ doanh nghiệp.trong làng nghề còn thấp, luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi

trường Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý

nước thải công nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ; các chế tải xử lý vi phạm

về việc tron tránh kê khai vả nộp phí chưa cao, chưa đủ tính rin de đối với các

đối tượng vi phạm; mức thu phí còn thấp, nguồn phí thu được chưa đủ vàchưa được tái đầu tư cho các công trình xử lý 6 nhiễm môi trường; triển khaicông tác hướng dẫn kê khai va thu phi còn nhiễu ling túng, bat cập

Hạn chế được những nhược điểm, thiếu sót trong công tác quản lý phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp hiện nay sẽ góp phin nângcao hiệu quả hoạt động này, đảm bảo thực hiện mục tiêu khuyến khích các

doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế 6 nhiễm môi trường

từ nước thải và tiết kiệm nước sạch, tạo nguồn kinh phí cho Quy bảo vệ môi

trường để đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm tại địa phương

Trang 12

Câu hỏi đặt ra cần giải quyết đối với vấn đề này là:

~ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thai công nghiệp là gì? Vai trò đối

với công tác bảo vệ môi trường?

- Tại sao phải nghiên cứu tỉnh hình thực thi chính sách phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải công nghiệp tại khu vực làng nghề thuộc tỉnh Bắc

Ninh?

~ Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí bảo vệmôi trường đổi với nước thải công nghiệp tại các làng nghề trên địa bản tỉnh

Bắc Ninh? Những giải pháp nào nên được sử dụng để tháo gỡ khó khăn và

nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tại các làng nghề Bắc Ninh?

Để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu dat ra, tôi lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môitrường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối

với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tinh Bắc Ninh, trên cơ sở đó

đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phi, bảo

vệ môi trường tại các làng nghề.

2.2 Mục tiêu cụ thể

~ Tìm hiểu tổng quan vé chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước

thải ở Việt Nam.

- Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối

với nước thai công nghiệp tại các king nghề của tinh Bắc Ninh

~ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phíbảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với công tác bảo vệ môi.trường của các làng nghề ở tinh Bắc Ninh

Trang 13

tình Bắc Ninh.

.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Thu thập thông tin thứ cấp: Các văn bản pháp luật, quy định về phí

nước thải, thông tin và số liệu

trên địa bin nghiên edu,

ih hình kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp

+ Thu thập thông tin sơ cấp: Thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ,

hộ dan, chuyên gia, thảo luận nhóm.

- Phương pháp xử lý số liệu va phân tích

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp phân tích so sánh

+ Sử dụng phần mềm SPSS

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

in cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn

Đối tượng nại

liên quan đến việc triển khai chính sách thu phí BVMT đổi với nước thải côngnghiệp của các làng nghề thuộc tinh Bắc Ninh

Đối tượng khảo sát: Có hai tác nhân liên quan đến hoạt động thu phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải là cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị xả thải Trong dé tài này, các tác nhân sẽ được tiến hành khảo sát gồm: Lãnh đạo

và cán bộ phụ trách chuyên môn của Sở Tai nguyên và Môi trường Bắc Ninh,

các phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi tập trung các làng nghề

và một số doanh nghiệp có phát sinh nước thai trong làng nghẻ

4.2 Phạm vi nghiền cứu

a Nội dung

Trang 14

Nghiên cứu tinh hình thực thi chính sách phi bảo vệ mi trường và cágiải

pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chính sách phi bảo vệ môi trường đối

với nước thải công nghiệp làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh theo tinh thần của Nghị

định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với

nước thải

b Không gian

"hành nghiên cứu các làng nghề công nghiệp trên địa ban tỉnhai

Bắc Ninh, gồm 04 Ling nghề: làng nghé tái chế giấy Phong Khê - thành phố

Bắc Ninh, làng nghề tái chế giấy Phú Lâm - huyện Tiên Du, làng nghề tái chế

sit thép Đa Hội - thị xã Từ Sơn, làng nghề dét nhuộm Tương Giang - thị xã

Từ Sơn.

e Thời gian

tài dự kiến nghiên cứu tình hình thu phí nước thải từ khi bắt đầutriển khai tại các làng nghé công nghiệp điển hình thuộc tỉnh Bắc Ninh đếnnay (tháng 8/2004 đến hết Quy I năm 2012)

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

"Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác thu phí báo vệ

môi trường đối với nước thải công nghiệp tại các làng nghé ở tinh Bắc Ninh,trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thực hiện chính sách này

6 Kết quả dự kiến đạt được của đề tài

- Tình hình thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước

thải công nghiệp tại các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.

- Đưa ra một số g ii pháp thục hiện chính sách phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

7 Nội dung nghiên cứu của để tài

Ngoài phần mở dau , kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương

nghiên cứu chính:

Trang 15

của làng nghé ở tinh Bắc Ninh.

Chương 3: Dé xuất một số giải pháp thực thi chính sách phi bảo vệ môitrường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Trang 16

CHƯƠNG 1.

CƠ SOL’ È QUAN LY MOI TRƯỜNG NƯỚC

1.1 Tình hình ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam

LUẬN

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dit các cấp, các ngành đã có nhiều cổ gắng

trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tỉnh

trang ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại

"Tốc độ công nghiệp hoá, dé thị hoá khá nhanh và sự gia tăng din số gây

áp lực ngày cảng nặng n đổi với tải nguyên nước trong vùng lãnh thổ, Môi

trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày cảng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chat thải rắn Ở các thành phổ lớn, hằng trăm

cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trưởng nước do không có.công trình và thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp

là rất nặng Ví dụ: Ở ngành công nghiệp đệt may, ngành công nghiệp giấy vabột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy

sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và

2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho

phép.

‘Ham lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến

84 lần, H;S vượt 4,2 lần, ham lượng NH; vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép.nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.Mức độ ô.nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cum công nghiệp tập trung,

làng nghề là rất lớn

Sự gia tang về số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khucông nghiệp và các làng nghề cũng như gia tăng trong quy mô sân xuất trong

những năm gần đây làm cho lưu lượng nước thải công nghiệp tăng lên nhanh

chóng Theo ước tính của Tổng cục Môi trường thì so với năm 2006, tổng

Trang 17

‘Thanh phần nước thải công nghiệp phụ thuộc vào các ngành nghề của co

sở sản xuất công nghiệp, các làng nghề Trong đó chất ô nhiễm chính trong

lương thực, thực phẩm là BOD, COD, SS Đối vớimột số ngành khác như cơ khí, sản xuất phân bón, sản xuất hoá chất thì cáccác ngành nghề chi

chất gây ô nhiễm chính là kim loại nặng, hoá chất có chứa NH,NO Đặctrưng thành phần chất thai của một số ngành công nghiệp được thé hiện trong

bảng sau:

Bảng 1.1 Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp |Chất nhiễm chính “Chất ö nhiễm phụ

ChE biến đỗ hộp, thù

‘Ps I Í BOD, COD, pH, SS ‘Miu, tang P, N

sản, rau quả đông lạnh

Ch bign bia, rượu | BOD, pH, SS, NP TDS, miu, độ đục

“Chế big thị BOD, pH, SS độ đục NH, màu

Sản xuấtbộingọt | BOD, SS, pH, NHS Độ dục NÓ3-POf

COD, đầu mỹ, SS CN: Cr, Cơkhi 88, Za, Pb, Cả

Ni

BODS, COD, 88, Cr, NH, Thuộc da - N, P, tổng Coliform

dau mỡ, phenol, sunfua

Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng, dâu mỡ | Mau, độ đục

Phân hóa học pH, độ axit, F, kim loại nặng Màu, SS, dẫu mỡ, N, P

Sản xuất phân héa học | NH#+, NO3, Ure PH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu |pH, tổng chất rin, SS,|COD, phenol, E,Silien,

sơ, vô cơ 1504, pH im loại nặng

R 38, BOD, COD, phi

Sản xuất giấy pH, độ đục, độ màu

lignin, tanin

quấn Lé Trink, 1997, Quan rác và idm soất 6 nhiễm mỗi trường nước

Trang 18

+ Ô nhiễm môi trường làng nghề:

Các chất thải phát sinh tại nhiễu làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và

lầm suy thoái mai trường nghiêm trọng, tác động tr tẾp tới sức kho người

18 bức xúc

dan va ngày cảng trở thành vất

© nhiễm môi trưởng làng nghề là dang ô nhiễm môi trường phân tántrong phạm vi một khu vực do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, dan xen với

khu sinh hoạt nên đây là loại hình 6 nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát

© nhiễm môi trường làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản

xuất theo ngành nghề và loại hình sản xuất, tác động trực tiếp tới môi trườngnước, khí, đất trong khu vực

Bảng 1.2: Đặc trưng 6 nhiễm từ một số loại hình làng nghềLoại hình sin Các dang chất thai : -

xuất _ | Cácdạngô

Nước thải Chất thải rắn nhiễm khác

1 Chế biến BODs COD, | Xi than, CTR từ |Õ nhiễm nhiệt,

lương thực thực SS, tổng N, tổng | nguyên liệu |độẩm

-Tái chế giấy | Bui, SOs, H;S,|pH, — BOD, |Bụi giấy, tạp

hơi kiểm COD, $8, tổng |chất từ giấy phế

N, tông P, độ liệu màu

- Tái chế kim| Bụi, CO, hơi| COD, $8, div |Xi than, rỉ sắt | Ô nhiềm nhiệ

loại kim loại hơi| mỡ, kim loại, | vụn kim loại

ait, Pb, Zn | Ce

- Tải chế nhựa | Bui, CO, CÍ BODs COD, |Nhin mắc, tạp

Trang 19

a0 su

4, Thủ công mỹ

nghệ

- Gốm sử Bui, Si0s, CO,|BOD., COD, | Xi than (ốm

S03, NO, SS, độ màu, dầu | si, phế phẩm,

- Sơn mài, mi) Bui, hơi xăng, | mờ công nghiệp | cặn hoá chất

nghệ, chế tác đả |dung môi, oxit

ra khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao Ngược lại một số

ngành như tải chế, chế tác kim loại, nhu cầu ding nước không lớn nhưng

nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như hoá chất, axit, mì

nặng như Zn, Cu, Hạ, Pb

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải ở các làng nghề những năm gin

kim loại

đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao

hơn trước Một phần do quy mô sản xuất được tăng trong khi nước thải vẫn

không được xử lý trước khi thải vào môi trường.

Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp

Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường.nước nói riêng còn quá ít Đội ngữ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu

về số lượng, yếu về chat lượng Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN

trung bình là 70 người triệu dan (Báo cáo hiện trang môi trường quốc gia

năm 2010)

Trang 20

1.2 Các công ey chính sách - pháp lý trong quản lý ô nhiễm môi

h sách.

trường và các chỉ tiêu đánh giá công cụ và el

a) Các văn ban pháp lý cấp trung wong

~ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003

phủ về bảo vệ môi trường đối với nước thải:

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003

của Bộ Tải chính ~ Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành

Nghị định số 67/2003/ND - CP.

= Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ

môi trường trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005:

= Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ vẻ việcquy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi

trường.

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy

định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thấm định, phê duyệt và tổ

chức thục hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án

phát triển

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của

Chính phủ vé phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

~ Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ vẻ tổ chức và hoạt động của thanh tra tải nguyên và môi trường.

- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BINMT ngày 06/9/2007

của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đ , bổ sung

Trang 21

b) Các văn bản pháp lý cắp tinh

- Quyết định số 113/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh

lệc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

~ Quyết định số 2218/QD-CT ngày 11/11/2005 của Chủ tịch UBND tinhBắc Ninh về việc phê duyệt dé án Quy hoạch môi trường tinh Bắc Ninh giai

.đoạn 2006-2020 và kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010.

- Công văn số 1214/UBND-NN ngày 17/10/2006 của Chủ tịch UBNDtinh Bắc Ninh về việc xây dựng dự án cải thiện chất lượng môi trường khu

vực sông Ngũ Huyện Khê.

~ Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 28/3/2007 của UBND tỉnh Bắc

‘Ninh về việc phê duyệt kết quả điều tra đánh giá hiện trạng chất thải nguy hạitrên địa bản tỉnh Bắc Ninh

Tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã

được ban hành và đã có thông tư hướng dẫn; Tuy nhiên, hiệu lực thi hành củaluật pháp và chính sách BVMT còn thấp Ngay cả cán bộ quản lý môi trường.cắp huyện, cấp xã còn không nắm đầy đủ, chính xác các quy định về BVMT.bởi vậy các văn bản pháp lý về BVMT chưa được thực thi một cách hiệu quả

Thiếu lồng ghép các quy định cụ thể về BVMT trong chính sách phát

triển kinh tế xã hội: Sự thiếu hụt các chính sách quản lý vĩ mô chuyên biệt về

BVMT nhất là đối với làng nghề đã gây ra sự thiểu hụt

Trang 22

hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP quy định vẻ cl

sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, nghị định này chính thức có

độ thu, nộp, quản lý và

hiệu lục từ ngày 1/1/2004 Có thể nói đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp

dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “Người gay 6 nhiễm phải trả tién” và thểhiện một bước tiến hết sức quan trong trong công tác quản lý môi trường ở

nước ta

Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP, mặc dù

đã dat được những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí nước

thải ở Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn Số phí thu được thấp

hơn nhiều so với số phí ước tinh ban đầu, lượng phi được chuyền về Quy Báo

vệ môi trường Việt Nam mới chỉ được khoảng 40,6 tỷ đồng: Năm 2006 là

475.4874372 đồng, năm 2008 là 25842365973 đồng, năm 2009 là14.442.976.728 đồng: nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định

quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tỉnh trạng 6 nhiễm môi trường do

nước thải gây ra ngày cảng trim trọng.

- Phí bảo vệ môi trường: Là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của Nhà

nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường Đây là những khoản thu

bắt buộc, những người được hưởng dịch vụ phải đóng góp vào Nhà nước hoặc

cho tổ chức quản lý làm dich vụ đó, trực tiếp phục vụ lại cho người đồng phí

~ Phí xả thải: Là một loại phí bảo vệ moi trường được thu dựa trên sốlượng và thành phin chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môitrường Người xả thải sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vi

chất 6 nhiễm thải vào nguồn nước hay bầu khí quyển Phí xả thai thường được

sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn, giấy phép và cho phép các tiêu chuẩn này

có thể thực hiện được với mức chi phí thấp nhất có thé

~ Phi bảo vệ mỗi trường ddi với nước thải công nghiệp: Là một loại phí

xả thải, một công cụ kinh tế mới được ban hành và đang được triển khai thực

Trang 23

nghiệp, tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn thu cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt

Nam đề thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường nước

1.3 Công cụ về kinh tế môi trường - xét ở góc độ kinh tế học

Theo Rogall (2010: 299-317) các công cu vẻ kinh té môi trường có mục.đích là thực thi nguyên tắc người gây 6 nhiễm phải trả và theo tinh thần củanguyên tắc phòng xa ngăn ngừa đóng góp đối với thiết kế sản phẩm và tổ

chức sản xuất mà môi trường có thể chịu đựng được Cho nên những quy tắc

quản lý bền vững và những tiêu chuẩn môi trường đã ấn định có thể được đảm

bảo Nhiều công cu về kinh tế môi trường gồm những thành phan của luật trật

tự, nên dần đã hình thành những công cụ hỗn hợp (ví dụ giới hạn xã thai

(tran) trong hệ thống thương mại xả thải hay đưa vào áp dụng lệnh cắm, loạitrừ những sản phẩm và xe hơi có lợi hơn đối với môi trường theo tỉnh thin lợiích của người sử dụng) Trong đó thì ba công cụ về kinh tế môi trường có

được nêu:

= Sinh thái hoa hệ thống tải chinh mà trong đó có nội dung trong tâm la

thuế sinh thái, thuế môi trường, phí đối với người sử dụng, cắt giảm trợ cấpđối với những dự án có hại đến môi trường và hệ thống thưởng phạt

~ Quyền sử dụng thiên nhiên có thể mua bán trao đổi được với trong

tâm là mua bán khí CO2 theo Nghị định thư Kyoto.

~ Ap dụng mô hình hạn ngạch Quota.

~_ Lợi ich của người sử dung.

Trang 24

Bảng 1.3: Các loại hình công cụ kinh tế

3 | Động co tải chính: Chuyển nhượng; Kỳ phiếu vay và cho vay; Trợ cắp tỷ

lệ lãi suất, Động cơ thúc đây thuế

4 | Hệ thống đặt cọc — hoàn trả

ra; Phí xả thai và phát thải: Phí người

5] Dau tu cho bảo vệ môi trường: Dau tư quốc tế; Dau tư trong nước

Nguẫn: Giáo trình Kinh tế mai trường.

Việc sử dụng các công cụ kinh tế có tác động tích cực như hành vi môitrường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chỉ phí của xã hội cho công

tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển

khai ky thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nha nước, duy tri

giá trị môi trường của quốc gia

1.4 Chính sách quản lý chống ô nhiễm môi trường nước xả thải

Có nhiều chính sách quản lý chế; 1g 6 nhiễm môi trường nước xả thải đã

và đang được thực hiện trên ca nước:

- Ban hành, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu

chuẩn, quy chun kỹ thuật liên quan đến mai trường làng neh

lạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ

- Xây dựng, c

nước, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường nước, ô nhiễm

nguyên

m trường nước, sự cố môi trường,

- Xây dung, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có

liên quan đến bảo vệ môi trường

= Tổ chức, xây dựng, quan lý hệ thông quan trắc, định kỳ đánh giá hiệntrạng môi trường, dự báo diễn biển môi trường

Trang 25

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chun môi trường.

~ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực

bio vệ môi trường,

- Tăng cường công tắc giáo dục truyền thông trên các phương tiện thông

tin đại chúng, tổ chức hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về Tinh vực môi trường đến đông đảo các tang lớp nhân dân Đây là một giải

pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dai nhưng mang lại hiệu quả cao, nhằm thay

đổi hành vi ứng xử của các tô chức, cá nhân ngày càng thân thiện với môi

trường sinh thái.

- Nang cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của các cấp chính

quyển, các ban, ngành, đoàn thé trong việc thực hiện quy hoạch phát triển

ngành, vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung gắn

kết công tác bảo vệ môi trường ngay từ khi hình thành dự án va trong suốt

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tổ chức giám sát chat chế quá trình thim định công nghệ của các dự ánđầu tư mới vào các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ,cụm công nghiệp làng nghề Chỉ tiếp nhận vào các khu, cụm công nghiệp các

dự án đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ tiêu tốn ít nguyên nhiện liệu vànăng lượng, công nghệ tai sử dụng các loại chất thải phục vụ nhu cầu phát

triển kinh tế xã hội

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành: thanh tra môi trường, cảnh sát môi

trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tắt cả các cơ sở sản.xuất kinh doanh có phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu

thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới được

Trang 26

tiếp tục sản xuất, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp.luật về bảo vệ môi trường Thực hiện tốt Quy chế bảo vệ môi trường làng

nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ; các đơn vị gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng phải thực hiện quy trình không cấp điện cho sản xuất

~ Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với phát tiển kinh

xã hội đối với các tổ chức Đoàn thé quản chúng trong việc bình xét công nhận

các danh hiệu thi đua hang năm, việc vay vốn đối với các dự án đầu tư pháttriển sản xuất của doanh nghiệp trong làng nghề phải gắn kết với các chỉ tiêu

bảo vệ môi trường,

~ Thiết lập hệ thdng mạng lưới giám sắt chất hượng môi trường nhằm

theo dõi diễn bién chất lượng môi trường phục vụ cho việc dự báo chiến lược.đối với việc phát triển ngành va vùng kinh tế

- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Đối với tinh Bắc Ninh nói riêng, vấn để quản lý chống 6 nhiễm môitrường nước xả thải đã và đang được các cắp các ngành quan tâm, chi đạo sát

sao Công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại các ling nghề đã có chuyển

biến nhưng hiệu quả chưa cao, cụ thé như sau:

* Xây dung và ban hành các văn bán quy phạm theo thẩm quyén

Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã nhận thức được tầm quan trong

và vai trò của việc phát triển công nghiệp và làng nghề Nam 1998, Tỉnh uyBắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển các làng nghề

tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thực hiện Nghị định số 175/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi

hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1994; UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành

Quyết định số 203/QĐ-UB ngày 6/9/1997 ban hành quy định về đánh giá tác.động môi trường các dự án phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất kinh doanhtrên địa bản tỉnh Bắc Ninh

Trang 27

- Quyết định số 76/2000/QĐ-UB ngày 26/7/2000 của UBND tỉnh về việc

ban hành bản Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh

- Trước thực trang 6 nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp và làng

nghề trên địa ban đang có chiều hướng ngảy cảng gia tăng, nhằm tăng cường.công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các làng nghề UBNDtinh Bắc Ninh đã ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường làng nghề, khu công.nghiệp vừa và nhỏ trên địa ban tinh (kém theo Quyết định số 48/2008/QD-UBND ngày 09 thing 4 năm 2008) Trong đó đề ra nhiều giải pháp mạnh như

cắt điện, ngừng cấp vốn vay đối với các cơ sở gây 6 nhiễm môi trường Năm

2009 và đầu năm 2010 đã cắt điện 35 cơ sở tái chế nhựa vi phạm các quy định của Luật bảo vệ môi trường (huyện Yên Phong: 29 cơ sở, huyện Thuận

Thanh: 03 cơ sở, thành phố Bắc Ninh: 03 cơ sở)

* Công tác hướng dẫn tổ chức thực hiện và tuyên truyền pho biển chính

sách, pháp luật môi trường,

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2005, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài

tguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch trién khai tập huấn và tổ chức thựchiện từ tháng 11/2006 Đã cung cấp 530 bộ tai liệu về Pháp luật bảo vệ môi

trường tới Thường trực Tinh uỷ, TTHĐND tinh, UBND tinh, lãnh đạo các Sở,

TTHDND, UBND các huyện thị xã, thành

phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bản tỉnh

ban, ngành, Thường trực huyện

Triển khai phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của TW và của tỉnh.

đến lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thé các huyện, thị xã, thị trấn; Bí thư chỉ

bộ, trưởng các thôn, xóm, khu phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bản

S0/CT-như: Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chương trình

‘TU của Tinh uỷ Bắc Ninh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW,Quyết định số 48/QD-UBND ngày 9/4/2008 về việc ban hanh quy chế bảo vệ.môi trường làng nghề

Trang 28

Hàng năm Sở Tải nguyên và Môi trường đã pl hợp với các tổ chức,

đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lễ mít tinh, ra quân

hưởng ứng các ngày ky niệm về môi trường như: Tuần lễ Quốc gia nước sạch

va Vệ sinh môi trường (29/4-06/5), Ngày Môi trường thé giới (05/6), Chiến

dich làm cho thé giới sạch hơn vào tháng 9 hàng năm vị hang nghìn người tham gia các hoại động bảo vệ môi trường.

1.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính

sách quản lý nước thải

+ Các yếu tổ liên quan dén nội dung chính sách: Các yêu tổ có liên quan

đến nội dung chính sách bao gồm tinh hợp lý trong nội dung chính sách, tínhkhả thi khi triển khai chính sách trong thực tiễn

~ Các yếu tổ liên quan đến cơ quan thực thi chỉnh sách (cơ quan quảnJy): Các yêu tổ có liên quan đến cơ quan thực thi chính sách bao gồm cơ cấu

tổ chức của cơ quan thực thi, điều kiện về nguồn lực tài chính, nguồn nhân

lực, các trang thiết bị phục vụ quá trình thực thi, cơ chế phối hợp trong quá trình thực th chính sách, cách thức triển khai các hoạt động để thực thi chính xách

~ Các yéu tổ liên quan đến đối tượng chịu tác động của chính sách: Cácyếu tố này bao gồm nhận thức của chủ đơn vị sản xuất kinh doanh, quy mô.sản xuất kinh doanh, loại hình đơn vị, điều kiện về mặt bằng và công nghệ sản

xuất, điều kiện vé tải chính.

- Các yếu tổ liên quan đến cộng đồng: Cộng đồng bao gồm những người

trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra bởi

đơn vị sản xuất kinh doanh Hành động chấp nhận hay phản đổi tinh trang 6

nhiễm môi trường do chủ thể gây ra cũng đóng vai trò quan trọng có ảnh

hưởng đến tình hình chấp hành các quy định về quản lý môi trường và quyđịnh về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chủ thé

Trang 29

Một cách phân loại khác về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi

chính s

sự tuân thủ thông qua các biện pháp khuyến khích vi

‘h là phân chia các yếu tố ảnh hưởng theo hai nhóm: (1) tăng cường

(2) xác định các yêu tổ

cản trở nhằm dé ra biện pháp buộc người vi phạm phải tuân thủ Các chương.trình khác nhau sẽ có những nỗ lực hay nhắn mạnh vào mỗi nhóm tip cận tuỳ

thuộc vào văn hoá va thể chế luật pháp.

Bảng 1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến tinh hình thực thi

chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

“Các yếu tổ khuyến khích sự tuân thủ

kinh tế

1 Cie ví

Cie you tổ can trở sự tuân thi

= Mong muốn không bị xứ phạt

~ Mong muốn không bị lên đói đến các vấn

phip lý trong tương lai

~ Mong muốn tăng lợi nhuận qua việc sử dụng

công nghệ hiệu quả - chỉ phí, thân thiện môi

trường,

~ Thiếu nguồn lực tài chính.

~ Mong muốn giảm giá thành sản phẩm.

3 Các yếu tỗ xã hội, đạo đức

~ Giá trị xã hội, đạo đức đối với việc đảm bao

chất lượng mỗi trường

= Sự tôn trọng luật pháp ea xã hội

+ Sự mình bạch của cơ quan chính quyền

~ Thiếu tôn trọng luật pháp trong xã hội

- Thiểu hỗ trợ công cho công tác QLMT

- Thiếu nỗ lực của Chính phủ để tăng cường

sự tuân thủ luật pháp

3 Yến tổ cả nhân

= Không muỗn liên đói đến luật pháp

~ Muốn trắnh tai tiếng bởi dư luận xã hội

4 Các yếu tổ quản lý

~ Công tác dio tạo củn bộ, nhân viên để tuân

thủ các quy định quản lý môi trường

~ Khuyến khích thông qua thưởng, ting lương

Trang 30

= Công tác dio tạo nhân lực để chip hành các

uy định còn kém

5 Các yếu tổ công nghệ kỹ thuật

Rha năng tiếp cận thông tin công nghệ ~ Thiễu công nghệ phi hợp

~ Chi phí công nghệ ~ Công nghệ không đáng tin cậy để áp dụng

~ Khả năng đáp ứng các quy định trong thực tiễn

Nguẫn: United States Environmental Protection Agency, 1992

Kết luận chương 1

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố ging

trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình

trang ô nhiễm nước vẫn dang là vấn dé đáng lo ngại Khảo sát một số Lingnghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dét nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có.lượng nước thai hàng ngàn mỶ/ngày không qua xử lý xả vào môi trường, gây

ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Các hoạt động của làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường Ônhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi mộtkhu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và

loại hình sản phẩm.

Sự gia tăng về số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các KCN và.làng nghề cũng như gia tăng trong quy mô sản xuất trong những năm gần

đây làm cho lượng nước thải công nghiệp tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là

nông độ 6 nhiễm trong nước thải từ các làng nghề Theo ước tính của Tổng

cục Môi trường thi so với năm 2006, tổng lượng nước thải công nghiệp trong

toàn quốc năm 2008 đã tăng thêm gin 30%, mức độ ô nhiễm nước thải tạimột số làng nghề đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng

Để hiểu rò hơn về vin đề 6 nhiễm môi trường nước và biện pháp bảo vệ

môi trường nước, chương 2 liền hành nghiên cứu về thực trạng môi trường

Trang 31

một số làng nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và việc triển khai

tước thải ở các làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi

chính sách thu pk

trường nước.

Trang 32

CHƯƠNG 2

'THỰC TRẠNG VIỆC TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH PHÍ NƯỚC THÁI

CÔNG NGHIỆP TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

O CÁC LANG NGHE TINH BAC NINH

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh Bắc Ninh

«LƯƠNG Tài

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Nguén: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2012

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gon trong châu thỏ.sông Hồng, liền kể với thủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm: Tam giác tăng trưởng Hả Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có

mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh

~ Phía Bắc giáp tinh Bắc Giang

Trang 33

- Phía Nam giáp tinh Hưng Yên và một phần Ha Nội

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội

'Với vị trí như trên, ‘inh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh

~ Nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc

lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ nhưsông Dudng, sông Cầu, sông Thái Bình rit thuận lợi cho vận chuyển hàng hod

và du khách giao lưu với các tinh trong cả nước.

- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hang thir

hai trong ca nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xãhội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cap thông tin, chuyên giao.công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miễn đất nước Bắc Ninh cũng làđịa ban mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phổ vệ tinh, là mạng

lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH-HĐH.

= Ving kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội Hải Phòng - Quảng

Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cau và tốc độ tăng trưởng,

kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biển

nông sản va địch vụ du lịch.

~ Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa

Hà Nội và các tính trung du miễn núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính

với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng

2.1.2 Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn

2.12.1 Về khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mia, có mia đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm là 24,1°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 30°C(tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4°C (tháng 1),

Trang 34

Luong mưa trung bình hàng năm 1.388,3 mm nhưng phân bổ không đều

trong năm Tháng có lượng mưa thấp nhất 0,5mm (tháng 1); tháng có lượng

266,8mm.

mưa cao nl

Ting số giờ nắng trong 1.482,6 gi, trong đó thing có nhiều giờ nắng

trong năm là tháng 7, thing có ít giờ nắng trong năm là thắng 3

Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh vàkhông khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các.tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước

mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm d& thống nhất cho tắt cả các loại đô thị

trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thé dựa vào

qui định chung cho các đô thi vùng đồng bằng Bắc bộ

2.1.2.2.Về địa hình - địa chất

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng đốc chủ yếu từ Bicxuống Nam và từ Tay sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đỏ vềxông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng

đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có

độ cao phô biến 300 - 400m, Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,534) sovới tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bổ chủ yéu ở 2 huyện Qué Võ và

“Tiên Du Ngoài ra còn một số khu vực thấp trăng ven đề thuộc các huyện GiaBình, Lương Tai, Qué Võ, Yên Phong

Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc.vùng trũng sông Hồng, bề dày trim tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu

trúc mỏng Tuy nhiên nằm trong miễn kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấutrúc địa chất lãnh thô Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng

cung Đông Triều vùng Đông Bắc Toàn tinh có mat các loại dat đá có tuổi từ

Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành

tạo cổ Đây là thành tạo chiếm ưu thé về địa ting lãnh thổ Các thành tạo Triat

Trang 35

phân bố trên ở hầu hết các day núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết,sạn kết Bề day các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trim tích từ Bắc.xuống Nam ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dảy của chúng còn rấtmỏng, cảng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng.phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.

Với đặc điểm nay địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tinh ôn định hơn so với

Hà Nội va các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công.trình Và về mặt địa hình có thé hình thành hai dang đô thị vùng đồng bằng va

trung du, Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũngnhư một số vùng tring nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái

đầm nước vào mùa mưa đề phục vụ cho các hoạt động văn hoa và du lich,2.1.2.3 Về đặc điểm thuỷ văn

Bắc Ninh có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông

và sông Thái Binh,

Sông Đuống: Có chiều dai 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tng lưu lượng

nước bình quân 31,6 ty mỲ Sông Duéng có him lượng phù sa cao, vào mùa

mưa trung bình cứ | mẺ nước có 2,8 kg phủ sa

Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnhBắc Ninh dai 69 km, lưu lượng nước hang năm khoảng 5 tỷ m° Sông Cầuchảy qua địa ban tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê

và một số Ling nghề ven sông

Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miễn Bắc có chiều dải 385

km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16 km Do phần lớn lưu vực sông bắtnguồn từ các vùng đổi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên

nước sông rất đục, him lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng, it đốc,day nông nên sông Thái Binh là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất

Trang 36

Ngoài ra trên địa bin tinh còn có các hệ thống sông ngôi nội địa như

xông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tảo Khê, sông Đồng Khỏi, sông

h Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua Bắc Ninh bắt nguồn từ

dai 28km.

Đại Quảng,

Phường Châu Khê (thị xã Từ Sơn) va kết thúc ở Vạn An có chỉ

Sông Ngũ Huyện Khê là thủy vực tiếp nhận nước thải của thành phố Bắc.Ninh và tir các làng nghề: Châu Khê, Phong Khê và Phú Lâm và các hộ dân

cư sinh sống ở ven 2 bi sông,

Bảng 2.1 Những con sông chính chảy qua địa ban tinh Bắc Ninh

Chiu đài

tỉnh (Km)

5 Dinh Tổ Thuận ive

- 5 “Tam Giang - Yên | Châu Phong - Qué

s.ciu 290 10 me

S.ThấBìh |9 L7 ee Me

vou huyện Khe Chiu Khe Ta Van An TP Bic

S Ngũ huyện Khê [28 | 24 ves

caus 5 Yen Phy = Yen |TamGiang-Yên

Scale » 6S Phong Phong

Ngudn: Nién giản thông kẻ Bắc Ninh, 2017

2.1.3 Điều kiện kinh tế - lội

Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miBac nhất là tốc độ tăng trưởng công nghiệp Nam 2010, tốc độ tăng trưởng đạt

17,86% cao nhất từ trước đến nay và tinh chung trong giai đoạn 2006-2010Bac Ninh tăng trưởng 15,3% Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên

dia bản đạt trên 32 ngân tỷ, tăng 57.3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có quy mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước Tổng thu ngân sách của tỉnh năm

2010 đạt mốc 5.000 tỷ, GDP bình quân dat 1.800 USD/I năm, ngang với

Trang 37

thành phố Hải Phòng và chi kém thành phố Hà Nội Năm 2010, Bắc Ninh.

cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 3 tỷ USD, và là một tỉnh xuất siêu

Nam 2010, Bắc Ninh là tinh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng

thứ 6 ở

- nông nghiệp là 64,8% - 24,2% - 11%.

Kết quả phát triển kinh

iGu sau:

lệt Nam; có cơ cấu GDP các ngành công nghiệp xây dựng - dịch vụ

xã hội giai đoạn 1997-2011 thể hiện qua một

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong tinh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế

(giai đoạn 1997-2011)

ine sn Rm te gi t SH, đụ, 02 aasna i62 pews |ambsa

+Nông-lãnngiệp Thấy Pv aiog [8E PHA |LaB ram+ Công nghiệp - XDCB [Ty đồng jA7& [885,9 |2206.3 17.336,9

+ Dịch vụ ITy ding [5268 |&s0 [1.3538 [3.0970 3543

3-Tine «ngâm deogipcd fd OWT facew alt PAN biáH2 Nong Lin ahigp-Thiy sin [1 ing os fiam9 |bi76 fasta haste

+ Công nghiệp - XDCB ITyding [480.3 |L20L0 [3.8256 53797 [38.5035

_ "ì fiery pars frame ames

2 coeiu i fio» ff on

1 Nng-Linnaifp-Thiy da lý fi9s f96 sae float - bớá

chan nn nam.

4 oD? tinh an ho posi pin

GDP bck ain Sh ng lộn passe sie áo lớn fis.oe

Nguồn: Niền giảm thông kẻ năm 2011 tink Bắc Ninh

Qué trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dich cơ cấu kinh tế làm thayđổi cơ cấu lao động xã hội và day nhanh tốc độ đô thị hoá tinh Bắc Ninh

Trang 38

2.2 Tình hình phát triển làng nghề công nghiệp trên địa bàn tinh

Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hang trăm năm nay, được

phân bé rộng khắp trên địa ban tỉnh và hoạt động hau hết ở các ngành kinh tế.chủ yếu Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nén kinh tế.thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thégiới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động.chưa từng thấy.Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh

vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gồm, sắt, thép tái chế, đúcđồng ; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếmkhoảng 10% tông số lảng nghé truyền thống cia cả nước Các ling nghề tap

trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Binh (3 huyện này có 42làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh) Nhiều làng nghề của Bắc.Ninh như: gỗ Đồng Ky, gốm Phù Lang, đúc đồng Đại Bái, tranh Dong Hồ

có từ lâu đời và nỗi tiếng cả trong va ngoài nước

'Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có thé phân thành 3 nhóm như sau:

-_ Số làng nghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các

làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dét Những langnghề này sản xuất các sản phẩm phủ hợp với thị trường, luôn có sự đầu tưtăng cường năng lực sản xuất

-_ Số lăng nghề hoạt động cằm chừng khong phát triển được: 26 làngnghề, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến c¿ sản phẩm

từ nông nghiệp như chế biển từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu , nuôi trồn: chế biển tơ tim, mộc dân dụng.

~_ Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mắt nghề: 16 lang

nghé, chiếm 26% Đây là những làng nghề ma sản phẩm làm ra không còn

Trang 39

thích hop với thị tường, do sự cạnh tranh gay git của các sản phẩm công

nghiệp như gốm, dụng cụ cằm tay, tranh dân gian, mây tre đan

Cac làng nghề đã góp phan rat lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm

cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thưởng xuyên và trên 10.000

lao động thời vụ) Tai các làng nghề, số người giàu và khá giảu ngày càng.tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp

từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đóinghèo của tỉnh Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ đồng/năm

Làng nghề ở nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hoá

đáng kẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phản.{quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuấtkhẩu Điển hình là làng nghề Đồng Ky, sản phẩm của làng nghề hiện nay đã

có hằng trim mẫu mã khác nhau, được xuất khẩu sang các nước như: Cộng

hoà liên bang Dức, Pháp, Italia, Trung Quốc, Thái Lan Doanh thu hing năm đạt 30 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 230 triệu - 270 triệu đồng.

Thị trường trong nước và ngoài nước được mé rộng đã có tác dụng kích

thích sản xuất phát triển Cho đến nay đã có khá nhiễu Ling nghề được phục

hồi, thậm chí có những làng đã phát triển vượt bậc Doanh thu của các ling

nghề có sự tăng trưởng với tốc độ khác nhau Đã huy động được nguồn vốn

đáng kể trong nhân dân vào phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2008 đạt 477.05

tỷ đồng Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh

đúng pháp luật, có hiệu quả và sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín cao trên

thị trường trong nước và thé giới như: gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, Phù Khê; sắt

tơ tim Vọng Nguyệt; đúc đồng Đại Bái

Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với ratnhiều vấn dé như sản xuất còn chưa ôn định, khả năng tổ chức quan lý, nguồn

Trang 40

thiết bị, tai chính, kiến thức thị trường, kết cấu ha ting, công nghệ đều hanchế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát tri Do đó chất lượng sản phẩm làm ra

thấp, không cạnh tranh được thị trường trong và ngoài nước Ngoài ra, hầu hết

các làng nghề trong tỉnh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phátTuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xu lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy

mô của từng cơ sở quá nhỏ, vén ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là

chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, it có sản phẩm.độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến

sức cạnh tranh yếu Cộng thêm, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây

dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề rất bị động trong việc tiêu.thụ sản phẩm

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức

xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà edn làm

giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất giấy tạiđịa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du) Cuộc sống của

người dan nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí

clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng Theo kết quả xét nghiệm của Viện

Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội

thi 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép,nước mặt, nước ngằm đều có dấu hiệu 6 nhiễm Ô nhiễm không khí lại tập.trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, nhựa, sonmàiv Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh cho thay,

mỗi ngày các làng nghề của xã Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xi than, xỉ kim

loại, 2.600 - 2.700 mỶ nước, 255 - 260 tin khí (chủ yêu là CO;) và khoảng 6

tắn bụi Môi trường dat bị chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn.thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bin ngắm xuống Ước tính trong 5 - 7năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liên ké các hộ sản xuất sẽ bị san

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp Ngành cụng nghiệp |Chất nhiễm chớnh “Chất ử nhiễm phụ - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1.1. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp Ngành cụng nghiệp |Chất nhiễm chớnh “Chất ử nhiễm phụ (Trang 17)
Bảng 1.2: Đặc trưng 6 nhiễm từ một số loại hình làng nghề - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1.2 Đặc trưng 6 nhiễm từ một số loại hình làng nghề (Trang 18)
Bảng 1.3: Các loại hình công cụ kinh tế - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1.3 Các loại hình công cụ kinh tế (Trang 24)
Bảng 1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến tinh hình thực thi - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến tinh hình thực thi (Trang 29)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)
Bảng 2.1. Những con sông chính chảy qua địa ban tinh Bắc Ninh Chiu đài - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.1. Những con sông chính chảy qua địa ban tinh Bắc Ninh Chiu đài (Trang 36)
Bảng 2.5. Các chỉ số và mức thu phí nước thải công nghiệp. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.5. Các chỉ số và mức thu phí nước thải công nghiệp (Trang 50)
Hình 2.2. Công thức tinh phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tinh cho - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Hình 2.2. Công thức tinh phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tinh cho (Trang 51)
Hình 2.3. Quy trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Hình 2.3. Quy trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (Trang 53)
Bảng 2.14. Tình trang xã thải của các doanh nghiệp tiễn hành điều tra C6 hệ thống | Không có hệ thống - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.14. Tình trang xã thải của các doanh nghiệp tiễn hành điều tra C6 hệ thống | Không có hệ thống (Trang 73)
Bảng 3.1. Nguyên nhân các đơn vị điều tra không tuân thủ quy định - Luận văn thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3.1. Nguyên nhân các đơn vị điều tra không tuân thủ quy định (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w