1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại UBND huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Tác giả Phạm Thanh Tùng
Người hướng dẫn GS.TS Vũ Thanh Tề
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

~ Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu trình bàmột cách chỉ tết và có hệ thống các hoạt động và chỉ phí theo kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAM THANH TÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAM THANH TÙNG

NGHIÊN CUU MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN HẠ TANG TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG- TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý xây dị

Mã số: 60.58.0302

NGƯỜI HƯỚNG DAN: _1.GS.TS VŨ THANH TE

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoạn đề ài luận văn này là sản phẩm nghiên

Kết quả trong luận văn là rung thực và chưa được ai công bố trong tt cả các côngtrình làm trước day

TÁC GIÁ

Phạm Thanh Tùng.

Trang 4

‘Tae giả bày 16 lòng biết ơn sâu sic tới thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te đã hướng fin, chi bảo tin tinh và cung cắp các kiến thức khoa học cũng như thực tiễn vô

cùng cần thiết trong quá tình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các thay, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các t ly, cô giáo thuộc các bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phỏng Đảo tạo.Đại học & sau Đại học Trường đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho tắc giả hoàn thành Luận văn thạc sĩ của mình.

Do trình độ kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận vănkhó tránh khỏi những thiểu sót tác giả rit mong nhận được những ý kiến đồnggóp của quý độc gia.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ha Nội, tháng 8 năm 2016

TÁC GIẢ

Phạm Thanh Tùng.

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU.

DANH MỤC CÁC VIET TAT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGU

MỞ DAU,

1 Tính cấp thiết của đề tài.

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

4, Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.

2 2CHUONG | TONG QUAN VE DỰ ÁN BAU TƯ XÂY DỰNG VÀ THAM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1 Tinh hình đầu tr xây dựng hiện nay

1.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bin

1.1.2 Vai trò của đầu tư xây đụng cơ bản

1.2 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Dự án đầu tr xây dựng

1.2.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

1.2.2.1 Theo quy mô và tính chất

1.2.2.2 Theo nguồn vốn đầu tr

1.3 Tổng quan về thẳm định dự án đầu tư xây dựng

1.3.1 Nội dung thâm định

3

3 3

Trang 6

1.3.1.1 Thâm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và và quyết định chủ trương đầu

tt 9

1.3.1.2 Nội dung thắm định thiết kế cơ sử 9

nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 101.3.1.4 Đối với dự án chi cần lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng LI1.3.2 Trình tự thẳm định phê duyệt dự án đầu tr xây dựng - 21.3.3 Sự cần thiết phải thm định dự án "1.3.4 Các căn cứ pháp lý để thẳm định dự án “

1-4 Những tồn tại và bắt cập trong công tác thẳm định dự án đầu tư xây dựng hiện nay

17

1.4.1 Nguyễn nhân khách quan ” 1.4.2 Nguyên nhân chủ quan, 8Kết luận chương VossenCHUONG2 CO SỞ LÝ LUẬN NANG CAO CHAT LƯỢNG THÁM ĐỊNH DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 2L2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thấm định dự án đầu tư xây dựng 2I2.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng thẳm định dự án đầu tư xây dựng 2!

2.2.1 Môi trường pháp lý 22.2.2 Quản lý nhà nước với đầu tư ° ° ° 252.2.3 Phuong pháp thẩm định 35 2.2.3.1 Phương pháp chung để thẳm định dự án 26 2.2.3.2 Một số phương pháp thẳm định được áp dụng hiện nay 26 2.2.4 Thông tin phục vụ cho công tá thẳm định, 3

2.2.5 Quy trình thẩm định 34

2.2.6 Công tác 16 chức điều hành oe ¬_ 2.2.7 Yếu 6 lạm phát %62.3 Các chi tigu đánh giá chất lượng thắm định dự án đầu tư xây dựng 36

¬ -iv

Trang 7

2.3.1 Dinh giá sự cin thiết của dự án đầu tr xây dựng

2.3.2 Thim định các yêu cầu kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng

2.3.2.1 Thắm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án

3.3/22 Thắm định các yêu tổ đầu vào

2.3.2.3 Tham định vị trí dự kiến xây dựng dự án.

3.3224 Thâm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án

2.3.3 Thẩm định khả năng vén tài chính dự án.

Kết luận chương

38 38 38 38

39

39

39

39CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VA ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP NANG CAOCHAT LƯỢNG THÁM DỊNH DỰ AN DAU TƯ XÂY DỰNG HA TANG TẠIUBND HUYỆN ĐÔNG HUNG- TINH THÁI BÌNH

3.1 Giới thiệu về UBND huyện Đông Hưng - tinh Thái Bình

3.1.1 Điều kiện tự nhiên,

31.11 Vị tí địa lý

3.1.1.2 Các nguồn tài nguyê

3.1.2 Thực trạng môi trường,

3.1.3 Thực trang kinh ế xã hội

3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich co edu kinh tế

41

a 2 a3 43 43 43 44 45 45 46

46

Trang 8

3.1.3.10 Văn hóa- thông tin 46 3.1.3.1 Thể đục- thể thao AT 3.2 Quy trình tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng hạ tần;

Đông Hưng

3.2.1 Sơ luge về phòng Công thương huyện Đông Hug 41

3.2.1.1 Cơ cấu tổ chức phòng Công thương 4 3.2.1.2 Quyền hạn, trách nhiệm 50

3.2.2 Quy tinh ổ chức thắm định các công tình đầu tư xây dựng _3.2.21 Trinh tự, thủ tục thim định dự én đầu tư xây đựng trên địa bàn huyện ĐôngHung 51 3.2.2.2 Trinh tự, thủ tục thắm định báo cáo kinh tổ: kỹ thuật xây dựng công tình trên

địn bàn huyện Đông Hưng 56

3.2.2.3 Trình tự thâm định nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng công trình đối với công tình do UBND huyện Đông Hưng làm chủ đầu tơ) 593.3 Thực trang công tíc thẩm định các dự án đầu tr xây dựng hạ ting trên dia bànhuyện Đông Hưng 6i 3.3.1 Những kết qua đạt được 63.3.2 Những tin tại và hạn chế 633.33 Nguyên nhân 683.4 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chit lượng thim định các dự án đầu tư xâycdựng cơ sở hạ ting tại huyện Đông Hưng ¬ M 3.4.1 Giải pháp về nâng cao trình độ cho cán bộ thắm định 69 3.4.2 Giải pháp về các thủ tục hành chính 70 3.4.3 Giải pháp về xây dựng một quy tình thẩm định hợp lý 70

3.44 Giải pháp về tổ chức quản lý 7 3.4.5 Giải pháp về phương pháp thẩm định - 74

3.4.6 Giải pháp về phân cấp thẩm định 4 3.4.7 Nang lực quản lý dự án 75

Trang 9

3.5 Vận dung kết quả nghiên cứu thẩm định một dự án đầu tư xây dựng cụ thể tiUBND huyện Dông Hung: Dự án hạ ting khu trung tâm UBND xã Minh Tin, huyệnDang Hưne” Sst So 15

3.5.1 Giới thiệu về dự án: "Dự án hạ tng khu trung tâm UBND xã Minh Tân, huyện.

Đông Hưng" 153.5.2 Vận dụng kết quả nghiên cứu vào dự ấn: "Dự ấn hạ ng khu trung tâm UBND

xã Minh Tan, huyện Đông Hưng" 793.5.3 Kết quả dat được từ việc vận dụng kết quả nghiên cứu 82Kết luận chương 3 _ sos sodKET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 85

1 Kết gn, 85

2 Những tồn tại trong quá tình thực hiện luận văn 85

3 Những kiến nghỉ và hướng nghiên cứu tiếp theo 86

Trang 11

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 3.1 Cơ edu tổ chúc cán bộ Phòng Công thương

Bang 3.2 Tổng hợp các dự án được thim định tai Phong Công thương.

Bảng 3.3 Đề xuất quy trình thẩm định.

37 1 79

Trang 12

DANH MỤC CAC VIET TAT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Trang 13

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của để tài

“Trong tiến tình xây dựng và phát tiển của Việt Nam nói chung và huyện Đông Hưngnổi riêng thi việc đầu tư xây dựng cở sở hạ ng vật chất phục vụ phát triển kinh tế xãhội đễ nâng cao đời sống vật chất và tính thin của nhân dân đã và đang diễn ra rất sôinỗi Hòa chung với chủ trương đó trong những năm vừa qua huyện Đông Hưng đã nỗluge hết mình trong công tie đầu tư và xây dựng cơ sở hạ ting ngây cảng khang trangtừng bước hoàn thiện căn bản và nâng cấp hiện đại cơ sở hạ ting trên địa bàn huyện Tir những đường làng ngõ xóm nhỏ hẹp cho đ những con đường Quốc lộ rộng thênh thang , tir những nhà văn hóa thôn cho đến những trụ sở, trung tâm hành chính cụm công nghiệp đang được xây dựng từng ngày.

Song hành cùng với việc đầu tư cơ sở hạ ting thi một yêu cầu cấp thiết theo đổ là vai

trò quan lý chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước với các dự án đầu tư cơ sở hạ

ting Việc quản lý chit lượng đầu tr không những đảm bio việc thực hiện đúng nhữngchủ trương chính sich đúng din, tốt đẹp của Đảng và nhà nước đã đỀ ra mà còn gép

phan quản lý va sử dụng nguồn vốn ngân sách hop lý, kinh tế, tiết kiệm mà trong đó.

sông tác thẳm định dự án đầu te xây đựng đóng một vai trỏ vô cũng quan trọng Đây

là một khâu nhỏ song giá trị mà công tác nảy mang lại là rat lớn, nó không chỉ giúp.cho chủ đầu tư kiểm soát được nguồn vốn đầu tư dự tính mà côn ning cao chất lượngcđự án dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành cũng như những yêu cầu về đảm

"bảo an toàn, chất lượng của dự án.

“Chính vi vậy, việc nghiên cứu đề tà: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chấtlượng công tác thâm định các dự án hg ting tại UBND huyện Đông Hưng: tinkThái Bình" là rit cin thiết đề nâng cao chit lượng công tá thim định dự án đầu trxây dựng cơ sở hạ ting trên địa ban

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa và lâm sng 6 những lý luận cơ bản về công tác thẳm định dự án đầu tư xây dụng, từ đồ xác định được những mgt còn hạn chế trong công tác thẳm định để đểxuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định Qua đó, áp dụng vào thực.tiễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Phạm vi nghiên cứu: Công tác thẳm định dự án đã dựng công trình tại UBND huyện Đông Hưng ~ Tinh Thái Bình trong những năm gần đây.

4 Cách tgp cận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp kế thửa những kết quả nghiên cứu đã công bổ;

~ Phương pháp thông kê những kết quả diễn biển từ thực tế để tổng kết, phân tích thựctiễn;

Trang 15

'CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG VÀ

THÁM ĐỊNH DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG

1-1 Tình hình đầu tư xây dựng hiện nay

LLL Đầu tư xây đụng cơ bản

Đầu tư xây đựng cơ bản (XDCB) là quá tình sử dụng các nguồn lực vào hoạt

inh, nđộng sản xuất giản đơn và túi sin xuất mở rộng ti sin im từng bướctăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Diu tư XDCBtrong nền kinh in được thông qua nhiều hình thức như: xây dựng mới

ci tạo, mỡ rộng, hiện đại hoa hay khôi phục tài sản cổ định cho nên kinh tế, [9]XDCE là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sin cổ định (khảo sit, thiết kế, xây dựng,lắp đặt máy móc thiết bi), kết qua của các hoạt động XDCB là các tài sản cổ địnhvới năng lực sản xuất phục vụ nhất định

Quan lý đầu tr XDCB được xác định theo từng dự án Hiện nay dự án đầu tư

XDCB có thể được xem xét đưới nhiều góc độ khác nhau:

- Xết tên tổng thể chung của quá trinh đầu tư: Dự án đầu tư cổ thể được hiểu như

là kế hoạch el tiết tiển kha tác hoạt động đầu tw nhằm đạt được mục tiêu đã đề

ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các.

hoạt động đầu tư.

~ Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu trình bàmột cách chỉ tết và có hệ thống các hoạt động và chỉ phí theo kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

Xét về gốc độ quản lý: Dự ân đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.

sóc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chỉ tết Š thực hiệnchương tình đầu tư xây dung nhằm phát trién kinh tế xã hội lâm căn cứ cho việc

Trang 16

trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư XDCB thể hiện sựphân công, bổ tr lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mỗi quan hệ giữa các

chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên

- Xét về mặt nội dung: Dy án đầu tư XDCB li một tập hợp các hoạt động cụ thể,e6 mỗi liên hệ biện chứng với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương

Như vậy, dù xét theo bit kỳ góc độ nào thì dự án đầu từ XDCB đều bao gồm 4

hình, dé lit mục tiêu của đầu tr, các kết qua, các hoạt động và các nglực Trong 4 thành phần đó thi các kết qua được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ

thực hiện dy án Vì vậy, trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB phải thường

xuyên theo đối, đánh giá các kết quả đạt được Những hoạt động nào có liên quantrực tiếp với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc

biệt quan tâm

1.1.2 Vai trò của dau tư xây dựng cơ bản

Đầu tr xây dựng có vai trò hết sức quan trong trong quá trình phát triển của bắt kihình thức kinh tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nền tảngvững chắc ban đầu cho sự phát trién của xã hội

Du tư XDCB hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo

ra những cơ sở vật chất hạ ting ngày cing hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đắt nước và đồng vai trở quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính t= xã hội, anninh- quốc phòng

Đối với một nước đang phát triển như nude ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dựfin xây đựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thắt thoát nhữngnguồn lực vốn đã rit hạn hẹp

1.2 Tổng quan về dự án đầu tr xây dựng

1.2.1 Dự án đầu tr xây đựng

Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và.kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiễn hành để đạt được mục tiêu

Trang 17

phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ring buộc về thai gian, chỉ phí

Dự ân đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan dé

dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới sửa chữa, cải tạocông trình xây dựng nhằm phát triển, duy nâng cao chất lượng công trình hoặc

sản phẩm, địch vụ trong một thời hạn va chỉ phi xác định Ở giai đoạn chin bị dự

ẩn đầu tw xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu Khả thi đầu tr xây dựng hoặc báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1.2.2 Phân loi dự ân đầu tư xây đựng

Theo quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất và

theo nguồn vẫn đầu tư cụ thể:

1.2.2.1 Theo quy mồ va tính chất

a Dự án quan trong quốc gia [8]

Dự án sử dung vẫn đầu tr công có tổng mite đầu tư 10.000 tỷ đồng trở lên

‘Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường (Không phân biệt tổng mức đầu tư), bao gồm:

- Nhà máy điện hạt nhân;

- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục dich sử dụng dit vườn qui c gia, khu bảo

khoa cứu, thực nghỉ

tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rững nghỉ

học tir 50 héc ta trở lên: rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rùng,phòng hộ chin gió, chin cát bay, chin sóng, kin biển, bảo vệ môi trường từ 500hếc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

= Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục dich sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụtrở lên với quy mô từ 500 hóc ta trở lên;

Trang 18

- Dự ân đồi hỏi phải chính sich đặc biệt cần được Quốc hội quy:định

áp dụng cơ chị

b Các dự án côn lại được phân thành 3 nhém A, B, C I8]

- Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau

+ Các dự án: Tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; tại địa bàn đặc biệt quantrong đối với quốc gia vỀ quốc phòng, an ninh theo quy định của phát luật vé quốcphòng, an ninh: thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tích chất bảo mậtquốc gia: sản xuất chất độc hai, chất nd; hạ ting khi công nghiệp Khu chế xuất,không phân biệt tổng mức đầu tu.

+ Các dự án: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển cảng sông, sin bay, đường sốđường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, ximăng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu.nhà ở, có tổng mức đầu tư tử 2.300 tỷ đồng trở lên.

+ Các dy án: Giao thông; Thủy Lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ Ling kythuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa được; Sản xuất vậtâu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông, có tổng mức đầu tw từ 1.500 tỷđồng trở lên

+ Các dự án: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy an; vườn quốc

gia, khu bảo tổn thiên nhiên; Hạ ting ky thuật khu đô thị mới: Công nghiệp, trừ

các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổngmức dầu tư tử 1.000 tỷ đồng r lên

+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh,truyền hình: Kho tang; Du lịch, thé dục thể thao: Xây dụng dân dụng, có tổngmức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên

- Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một ong những điều kiện sau:

+ Các dự án:Giao thông, bao gồm cẳu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đườngđường quốc lộ: Công nghiệp điện: Khai thác đầu khí: Hóa chit, phân bón, xi

Trang 19

măng: Ché tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản: Xây dựng khunhà ở, có tổng mức đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng

+ Các dự án: Giao thông: Thủy Lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ ting kỹthuật; Kỹ thuật điện: Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử: Hoa được: Sản xuất vậtliệu: Công trình cơ khí; Bưu chỉnh, viễn thông có tổng mức đầu tư từ 80 đến1.500 tỷ. i.

+ Các dự án: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy san; vườn quốc

trừgia, khu bảo tổn thiên nh ; Hạ ting kỹ thuật khu đô thị mới: Công nghỉ

các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổngmức đầu tư từ 60 đến 1.000 tỷ đồng

+ Các dự án: Y , van hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin hoe, phát thanh,

truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể đục thể thao; Xây dung din dụng, có tổngmức đầu tư tử 45 đến 800 tỷ đồng

= Dự án thuộc nhóm € là những dự ân có một trong những điều kiện sau

+ Các dự án: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường s

Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, đường quốc lộ; phân bón, ximăng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biển khoáng sản; Xây dựng khu.nhà ở, cổ tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng

+ Các dy án: Giao thông; Thủy Lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ ting ky

thiết bị thông tin, điện tức Hón được; Sản xuất vậtthuật, Kỹ thuật điện; Sản xui

liêu: Công tinh cơ khí, Bưu chính, viễn thông, có tổng mức đầu tr dưới 80 tỷđồng.

+ Các dự án: Sin xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trồng thủy sin; vườn quốc

thiên nhiên; Hạ ting ky thuật khu đô thị mới: Cégia, khu bảo tổi ing nghiệp, trừ

các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổng

Trang 20

+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh,truyền hình; Kho tàng; Du lich, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, có tổngmức đầu tư dưới 45 tỷ đồng

1.2.22 Theo nguẫn vẫn đầu ne

- Dự án sử dụng vẫn ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chỉ của ngân sách

Nhà nước cho đầu tr là nguồn

kinh

n đầu tự quan trọng trong chiến lược phát triển

hội của mỗi quốc gia Ne vốn này thường được sử dụng cho cá

dự án kết cầu hạ tang kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án củadoanh nghiệp đầu tự vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chỉ cho công táclập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội vùng,

inh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn [8]

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dung đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá tình hội nhập, đổi mới và mở của, tín dung đầu

tự phát triển của Nhà nước ngây cing đông vai trd đáng kể trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tácdụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước Với

cơ ch tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vẫn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn

trả vốn vay, Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụngvốn tiết kiệm hơn, Vôn tín dụng đầu tư của Nhà nước là một hình thức quá độchuyên từ phương thức cắp phát vốn ngân sách sang phương thức tin dung đổi với

p [8]

mỗi dự án có khả năng thu hồi vốn trực t

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ công tác,

quản lý và điều tiết kính tế vĩ mô, Và rên hết, nguồn vốn tín dung đầu tư phát

triển của Nhà nước có tắc dụng tích cục trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa ~ hiện đại hóa

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước:

~ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều

Trang 21

1.3 Tổng quan về thắm định dự án đầu tr xây dựng

tu, cơ

“Thâm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tr, chủ

quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung edn thiết trong quá trìnhchuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, phê duyệt

1.3.1 Nội dung thẫm định

1.3.1.1 Thắm định báo cáo nghiên cứu tiền khả th và quyết định chủ trương đầu ne

4 Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thấm định Báo cáo nghiên cửu tiềnkha thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp uật về đầu tư công [6]

b Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác

(trừ các dự án quy định tại Khoản 1 của Điều này) chưa có trong quy hoạch.

ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tr phải báo cáo Bộ quản lý

ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp đẻ xem xét, chấp thuận bỏ.

sung quy hoạch theo thẳm quyển hoặc tình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổsung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiễn khả thi theo quy định [6]

Co quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiễnkhả th có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộquản lý ngành và các cơ quan có liên quan dé tong hợp và trình người quyết địnhđầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tu Thời hạn có ý kiến chấp thuận vềchủ trương đầu tư xây dựng không quá 20 (hai mươi) ngày kẻ từ ngày nhận đủ hồ

sơ |6]

e Thẩm định dy án đầu tư xây dựng gồm thấm định thiết kế cơ sở và nội dung

Khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng [6]

1.3.1.2 Nội dụng thắm định thiết k cơ cổ

- Sự phủ hop của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây đựng: tổng mặt bằngđược chấp thuận hoặc với phương án tuyển công trình được chọn đổi với công

Trang 22

- Sự phù hợp của thiết kể cơ sở với vị tr địa điểm xây đựng, khả năng kết ndi với

hạ ting kỹ thuật của khu vực; phương án công nghệ, day chuyên công nghệ được.

lựa chọn đ với công

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với các giải pháp thiết kế về đâm bảo an toàn xây

dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nd; giải pháp tổ chức thực hiện dự

án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cị

~ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

trong thiết kí

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ

chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vin lập thiết kế

- Sự phủ hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công,trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở [11]

1.3.1.3 Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu xây dựng được thẳm định

~ Đánh giá về sự cin thiết đầu tư xây dụng gm sự phù hợp với chủ trương đầu tơ,kha năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sirdụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninhtrong từng thời kỳ;

~ Đánh giá yéu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạchhát hiển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng dip ứng như cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dụng; như cầu sử dụng tôi nguyên (nếu cô), việc bảođảm các yếu tổ đầu vào và dip ứng các đầu ra của sin phẩm dự án; giải pháp tổchức thực hiện; kinh lệm quản lý của chủ đầu tu; các giải pháp bảo vệ môitrường: phòng, chéng cháy, nỗ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tổ khác;

= inh giá yêu tổ bao đảm tinh hiệu qua của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độthực hiện dự án; chỉ phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tién độ,

ph ích rủ ro, hiệu quả tải chính và hiệu qua kính tẾ - xã hội của dự án

10

Trang 23

1 1.4 Đối với đự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây đăng

~ Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện: ting mức đầu tư,hiệu quả về kinh tế - xã hội:

~ Xem xét các yêu tổ bảo đảm tinh khả thi gồm nhu cầu sử dụng dit, khả năng giảiphông mặt bằng; các yếu tổ ảnh hưởng đến công tỉnh như quốc phòng an ninh.môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự ân thủ tiêu chuẩn

áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử đụng vật liệu xây đưng

cho lựa chọn đây chuyển và thiết bị công ng

với thiết kế công trình có yêu cầu vỀ công nghệ: sự tuân thủ quy định về bao vệmôi trường, phòng, chống cháy nỗ:

- Đánh gi sự phủ hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo dam an toàn của công trình lân cận;

nh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết

kế, tinh đúng đắn, hợp lý của việc áp dung, vận dụng định mức, đơn giá xây đựng

công trình; xác định giá trị đự toán công trình;

- Điều kiện nang lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cả nhân thực hiện khảo sit,thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - ky thuật đầu tr xây đựng

1.3.2 Trình tự thâm định phê duyệt dự én đầu tư xây dựng

‘Trinh tự thm định dự án đầu tư xây dưng được khái quit theo tiền trình sau: Tiếpnhận hồ sơ => Thực hiện công việc thẳm định => Lập báo cáo kết quá thắm định >Trinh người có thim quyền quyết định đầu tư

“Trình tự thắm định dự án đầu tư xây dựng được cụ thể như sau: [8]

= Tiếp nhận hồ sơ: Chủ đầu tư gửi hỗ sơ dự án đến người quyết định đầu tư, đồng

thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựngtheo quy định để tổ chức thắm định.

- Lập Hội đồng thim định (ty theo quy mô từng dự án) + Người quyết định đầu

tư thành lập Hội đồng thắm định về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự.

Trang 24

án thông qua chủ trương đầu tư và các dự án khi yêu cầu Nhìn chung, việc thành lập hội đồng thắm định chỉ áp dụng đối với những dự Án khả thi và những

dự án có vốn đầu tư lớn

+ Đắi với dự dn quan trong quốc gia: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lậpHội đồng thắm định nhà nước để thẳm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo.cáo nghiên cứu khả thi theo quy định riêng của pháp luật

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý chuyênngành theo quy định chủ tr thẩm định đối với dự án nhóm A, nhóm B trử xuống

do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuốc Chính phủ, cơ quan trung ương của

tổ chức chính tr, tổ chức chính - xã hội quyết định đầu tr, Đối với các dự án

do Thủ tướng Chính phi giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

18 chức thẳm định thi cơ quan chuyên môn về xây dựng trục thuộc các Bộ thựchiện việc thấm định.

+ Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng, chuyên ngành theo quy định chủ trì thẩm định đối ví các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây

‘dung trên dja bản hành chính của tỉnh,

+ Theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựngthuộc UBND cắp huyện chủ tri thắm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế -

kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cắp xã quyét định đầu tơ

~ Đối với dự án đầu tự xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.

+ Cơ quan chu} môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định chủ trì thắm định thiết kế cơ sở dự án nhóm.

A, dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

hội, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư Đối với các dự án

do Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên

Trang 25

ngành tổ chức thẩm định thi cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bội thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.

+ §ở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dung chuyên ngành theo quy định chỉ

tr thấm định thiết kế cơ sở dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xâydựng trên địa bàn hành chính của tỉnh,

+ Theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựngthuộc UBND cấp huyện chủ tì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xâycưng (tre phần thiết kế công nghệ) đối với dự án có yêu cẫu lập Báo cáo kinh tế

kỹ thuật đầu xây dựng do UBND cấp huyện, cắp xã quyết định đầu tư

người quyết định đầu tư chủ tì tổ chức thẳm

9, các nội dung khác cũa Báo cáo nghiên cứu Khả

thi theo quy định tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án: chủ tr tổchúc thim định đự án sữa chữa ải tạo, bảo tr và nâng cấp cổ tổng mức đầu tơdưới 5 tỷ đồng.

Tổ chức thẳm định: Trong quá tình thẩm định, cơ quan chỗ tả thấm định có tríchnhiệm tổ chức thấm định t

cdự án, cụ thể như sau: [8]

kế cơ sở, tiết kế công nghệ và các nội dung khác của

+ Cơ quan chủ trì thâm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm

ham gia thẩm định từng phần dự án, từng phần thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và

các nội dung khác của dự án:

+ Trường hợp không đủ đi kiện thực hiện công tác thắm định, cơ quan chuyên môn

định tây dưng người gu tư được yêu cầu chủ đầu tr lựa chọn trực

chức, cá nhân có di điều kiện năng lực phù hợp đã đăng kỷ công khai thông tin năng

lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng

để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thâm tra phục vụ công tác thẳm định, Trường hợp tổchức, cá nhân tư vẫn thim tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ

Trang 26

quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chỉ thuận bằng văn bản, TỔchức tư ấn lập dự ấn không được thực hiện thẩm tra dự án do mình lập.

1.3.3 Sự cần thidt phải thẫm định dự án

Nhu vậy có thể nói, thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quan lý

vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư Nhà nước với chức năng công,quyền của mình s can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư,

Chủ tư muốn khẳng định quyết định đầu tr của

tài chính tiễn tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể,lãng phí vn đẫu tư thi cần kiểm tra lạ tính hiệu quả, t ih khả thi và tinh hiện thực của dự án.

Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải

định đầu tưđồng góp vào lợi ích chung của đắt nước Bởi vậy, trước khi ra quy

hay cho phép đầu tr, các cơ quan có thẳm quyền của Nhà nước cần biết xem dự ấn

đó có gop phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cáchnào và đến mức độ nào.

Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỳ lưỡng đến đâu cũng vẫn mangtính chủ quan cũa người soạn thảo Vì vậy, đễ đảm bảo tính khách quan của dự án.cần thiết phải thẩm định Các nhà thắm định thường có cách nhìn rộng trong việcđánh giá dự án, Họ xuất phát từ lợi ich chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại Mặt khác, khi soạn thảo dự

án có thể có những sai sót các ý kiến có thể có những mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những sơ h ay ra tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư

‘Tham định dự án là cần thiết và là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm biocho hoạt động đầu tư có hiệu quả

1.3.4 Các căn cứ pháp lý để: định dự án

“Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thé giới ngày nay, việc hoàn thiện hệthống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ rằng trong.lĩnh vực đầu từ xây dựng là hết súc cằn thiết và cắp bách nếu như chúng ta muốntận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như lực khác của các,

4

Trang 27

nước phat triển, đồng thời tết kiệm được nguồn vẫn đang rất han hẹp của nhà nướcViệt Nam.

Mỗi thời ky phát tiễn kinh t đều có những quy định cụ thể về công tác quản lýđầu tư và xây đựng nói chung và công tác thim định nói riêng Việc cập nhật cácvăn bản quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng và thẩm định rất quan trọng Vì

khuyếtcập của các văn bản trước đồ, tạo ra sự hoàn thiện din dẫn môi trường pháp lý cho

nh thực hi người quản lý, mang lại hiệu quả cao hon, điều đó cũng phủ hop với quá trình phát

sự ra đổi của những văn bản sau là sự khắc phục những khi những bắt

phù hợp với quá L thuật trong thực ti lợi cho người thực hiện và

triển

6 nước ta hiện nay, công tác thẩm định dự án dầu tư xây dựng căn cứ vào các văn

"bản pháp lý sau:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014;

= Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chỉ phí

đầu tr xây dung:

- Nghị định số 46/2015/NB-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng và bảo tì ng trình:

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng:

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chỉthi hành một số điều của Luật Đấu lựa chọn nhà thầu;

~ Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xácđình và quản lý chỉ phí khảo sát xây dựng Hướng dẫn số 983/SXD-QLKT của Sở Xâydụng tỉnh Thái Bình ve vige triển khai thực hiện thông tr số 17/2013/TT-BXD ngày30/10/2013 của Bộ Xây dung:

= Quyết định

định phân cắp quản lý quy hoạch xây đựng, quản lý đầu tư xây đựng công tỉnh, quân

21/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh Thái Bình quy

Trang 28

lý cắp giấy phép xây dựng, quán lý chỉ phí đầu ur xây dụng công tình và quản lý chấtlượng công trình xây dựng trên địa bản tỉnh Thái Binh;

lẫn chế độ

~ Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính hướng

thụ, nộp, quản lý và sử dụng pl lắm tra dự án đầu tư xây dựng công trình;

~ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 cúa Bộ Xây dựng về việc công bổ định.mức chỉ phí juan lý dự án và tư vẫn đầu tư xây dựng công trình;

= Bộ đơn giá xây dụng kèm theo Quyết định số 1109, 1110 ngày 31/5/2013 của UBND

~ Thông tư 09/2013/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định về sử dụng

ố vat liệu xây không nung trong các công trình xây dựng; Căn cứ hướng d

01/HD-SXD của Sở Xây đựng tỉnh Thai

liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bản tỉnh Thái Binh;

inh ngày 15/1/2013 về việc hướng dẫn sử dụng vật

- Thông tw số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 hướng dẫn xác định đơn giá nhân

sông trong quản lý chỉ phí đầu tư xây dụng: Quyết định số 64/QĐ-SXD ngày22/6/2015 của Sở xây đựng tinh Thái Bình về việc công bổ bảng đơn giá nhân côngtrên địa bàn tỉnh Thai Bình,

~ Thông tư 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25/7/2013 quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công tình xây dựng:

~ Thông tư 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016 hướng dẫn lập vàquản lý chi phi đầu tư xây đựng công trình:

Ứng với mỗi công trình đầu tư xây dựng cụ thể, ty từng lĩnh vực sẽ căn cứ vào các,

lo Nhà nước ban hành; các văn văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn định mức cụ

16

Trang 29

bản hướng dẫn của Bộ chủ quản: các quy hoạch phát triển ngành như: quy hoạch

phát triển ngành Giao thông- Vận tải, quy hoạch phát triển ngành Thuy lợi

tại và bit cập trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1.41 Nguyên nhân khách quan

Nam 2014 là một năm rat nhiều cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực xây dựng có.hiệu lực do vậy có ảnh hướng rất lớn đến ngành xây dựng nói chưng cũng nhưcông tác thẩm định nói riêng Có thể kể đến như Luật xây dựng, Luật đầu tư công,Luật đấu thiu, Kèm theo đó là các Nghị định hướng dẫn đi kèm theo gồm có Nghịđịnh 32/2015 về quản lý chỉ pl lầu tư xây dụng công trình; Nghị định 59/2015

lầu tư xây dựng; Thông Tư 06/2016 hướng dẫn Nghị định

về Quản lý dự án

32/2015.

Do áp dụng Luật xây dựng mới nên khong tránh khỏi vi vi sót, áp dụng khôngđúng cơ chế chính sách mới hoặc nhằm lẫn với cơ chế chính sách cũ

Luật xây dựng mới, và các Nghị định đi kèm đến nay cơ bản chưa có các Thông,

tu hướng dẫn di kèm do đồ gây ra rit nhiều khó khăn cho công tác thẳm địnhViệc Nghị định quy định các cách tính các loại chỉ phí trong tổng mức đầu tw

cũng như trong Dự toán xây dựng công trình khác so với Nghị định cũ trong khi

thông tr cũ vẫn có hiệu lực gây khó khăn, nhằm lã ip sai chế độ chính sách mới

Mỗi nơi áp dụng một kiểu, nơi thi theo Thông tư cũ nơi thi áp dụng theo Nghị

định, nơi thì áp dụng theo ic văn bản Dự thio xin ý kiến.

Sự chẳng chéo giữa văn bản cũ và mới, giữa các văn bản hiện hành Sự đa nghĩa khó hi ‘hua rõ rang trong các câu chữ trong Luật Luật và nghị định mới ban

hành trong khi địa phương vẫn chưa kịp tổng hợp để ra văn bản hướng dẫn chế độ

mới.

Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác Thẩm tra, thâm địnhcòn chưa thực sự gắn kết và phát huy vai trò của mình Do đó gây khó khăn khixin ý kiến các phòng ban liên quan, thời gian kéo dài, thủ tục phức tạp Chưa có.một văn bản nào để cập đến vin để này

Trang 30

1.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Năng lực của các cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư còn những bắt cập Diễu này thể hiện ở gần như mọi "công đoạn" từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án

Một số bộ phận còn thực hiện công việc theo tư duy rất ed mặc dù mỗi trường đầu

tư (chế độ, chính sách được đổi mới hàng ngày) Tính thụ động trong công việc

còn khá phổ biển, trách nhiệm cá nhân (cá nhân hoặc cơ quan) còn chưa được làmmình bạch nên dễ dẫn đến tình trạng "mọi người đều quan tâm một việc nhưngtrách nhiệm thì không ai là người chịu chính” Tình trạng này khá phổ biến ở cơquan công quyền các cấp chứ không riêng ngành ta

[Nang lực của các cơ quan của chủ đầu tư còn bị hạn chế bởi các quy định, quy chếvân hành hệ thống Việc thay đổi cơ chế vận hành cho phù hợp với Luật xây dựng

và những quy định kèm theo khá chậm Xác định vai trò trách nhiệm của "chủ đầu.

tư còn lông túng trong thời gian dai làm cho không ai là chủ thực sự, chịu trách nhiệm từ đầu cho đến khi kết thúc quá trình xây dựng công trình.

'Công tác chuẩn bj và thực hiện dự án xây dựng được quan tâm nhiều hơn công tác

giám sát đầu tư (trong đó bao gồm cả việc theo đồi, đánh giá hiệu quả dự án) còn

bị xem nhẹ Trai qua nhiều năm thực bị đầu tr kinh phí đáng kể nhưng chúng ta

cũng chưa có một đánh giá nào hoàn chỉnh dự án và vì vậy cũng chưa có cơ sở

cho những định hưởng đầu tư trong tương lai khi ma sự phát triển kinh tế-xã hội

của đất nước sẽ đến lúc đồi hỏi nhiễu hơn những giải pháp phi công trình, thânthiện với môi trường Mỗi liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rit hạn chế

“Thông tin vé dự én còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnhhưởng để nhận về và xử lý các phản hồi Nếu làm tốt vin đề này có thể sẽ tăngcường sự đồng thuận của dân ching cũng như sẽ tạo được kênh cho sự giám sắtcủa công đồng.

Nang lực của các nhà thầu Tw vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêucầu cả về lượng và chất Hệ quả của sự yêu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến Tiến

độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án Một thời gian rdài không ai chăm lo đến việc Tang cường năng lực cho các cơ quan tự vẫn Tuy

18

Trang 31

cũng là các đoanh nghiệp nhưng sản phẩm tư vấn có trình độ thấp thì xã hội chịuthiệt thời nhiều hơn.

vị Khảo s

nhiều chuyên gia Tw

sơ quan Tư vấn thực tế mới là sự chuyển đổi từ các đơn

còn chiếm phẫn lớn cho nên chúng ta thigu rt

in giỏi Để có một nhân lực tư vấn đủ năng lực cẳn thời

gian đào tạo và trưởng thành trong công việc trên 10 năm Cung cách đi

tư duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân Tư vấn đã làm chậm hoi

in thiết để mắt đi khả năng "Tự nâng cao năng lực" của Tư vấn (một yếu tổ tối

“Tư vin phát triển và hội nhập) Sự chậm phát triển của Tư vin phần nào cũng docác chính sách của Nhà nước và ngành chưa thực sự tạo động lực thúc diy Tư vẫn

phát triển Một khi chúng ta ý thức được rằng sự yếu kém của Tư vin sẽ dẫn đến

sản phẩm không tốt cho xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành thìcác cơ quan Chính phủ, Bộ chuyên ngành cần có những chính sách nhằm khuyến.khích Tư vin ning cao năng lực (vige chọn thầu tư vin với giá rẻ lâu nay khôngkhyến khích Tư vấn si to, tìm tòi gidi pháp tốt nhất cho dự án)

Tổ chức quản lý đầu tư xây đưng công trình của chúng ta còn châm đổi mới Đây

là nguyên nhân quan trọng nhất vì mô hình quản lý đầu tư tốt sẽ là động lực cảithiện các nguyên nhân nêu trên, Cũng cần nổi ring vin để này còn khá trì trẻ từsắc cơ quan Chính phủ Tuy nhiên xét vỀ mặt chủ quan thì mô hình quản lý hiện nay còn những bắt cập Dường như Bộ chưa mạnh dạn thành lập một nhóm.chuyên gia để nghiên cứu và tiết ké mô hành cho nên trong thời gian qua châmđưa ra được cơ chế tổ chức nào cho phù hợp Một số bộ phận quan lý còn sa đàvào các vẫn đỀ chỉ Hết kỹ thuật mà chưa quan tâm các vẫn để có tỉnh vĩ môNhững quy trình thực hiện các công việc dường như còn chưa chuẩn bị ốt Những

quy định này cần phải chỉ dẫn tường tận cho các cơ quan cùng tham gia thực hiện.

dự án ké cả Tư vấn và các nhà thầu x: dựng Ví dụ, Theo các Nghị định hướng

dẫn Hỗ sơ th + kế cơ sở công trình nhóm A phải được thẩm định trong thời gian

20 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ hợp lệ Như vậy cần quy định rõ thé nào là hồ

sơ hợp lệ và sau khi đã hợp lệ rồi thì phải được thẳm tra trong vồng 20 ngày

nhau là hồ sơ đã hợp

bổ sung tài liệu này, khác và thé là công tác thẩm tra

“Chúng ta thường bị chậm vì ngay từ đầu không xác định v

lệ chưa, giữa chừng yêu

kéo dài Dường như cách kiểm tra sơ bộ theo kiểu "check list" chưa được ấp dụng.

Trang 32

Sự quá tải của các cơ quan Thẩm tra, Thâm định ngoài yếu tổ thiểu nhân lực cũng còn do cách thức làm việc Khi đã ý thức được ring các cơ quan Thẩm định không

u 6 thời gian và sức lực xem kỹ hàng trim, ngân hi sơ th

‘Tham tra thẩm định đúng mức cần thiết sẽ làm giảm tải cho cán bộ đẳng thời tập trung đánh giá những điểm chính yếu nhu Sự tuân thủ quy hoạch, tuân thủ Quy chuẩn và Ti chun, sự an toàn công trình, kinh tổ, an tdan môi trường Tổ chức

quản lý đầu tư còn chưa thực sự quan tâm đến việc giám sit đầu tư và đánh giá

hiệu quả dự án.

Kết luận chương 1

‘Thue chất của việc thẳm định dự án là phân tích, đánh giá tính khả thi của dự ántrên tắt cả phương diện kinh tế, kĩ thuật, xã hội, trên cơ sở các quy định của luậtpháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản ly Nhà nước, tiêu chuẳn

va thông lệ quốc tế Những yêu cầu nói trên, đặt cho người làm công tác thẩm định

dy ấn không chỉ quan tâm xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hd sơ dự án, ma còntim các phương pháp, cách thức do lường, đánh giá để có những kết luận chính xác:

giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn và hiệu quả.

Hiện nay, Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn wong lĩnh vực xây đựng, thường xuyên thay đổi để phù hợp với thực tế và là cơ sở khoa học để chất

lượng thẩm định đạt hiệu quả cao Do vậy người làm công tác thẩm định phải

thưởng xuyên cập nhật, trau đồi kiến thức, chuyên môn, xác định rõ tim quantrọng của công tác thẳm định Để lim được điều đó, bản thân mỗi người thực hiệncông việc thẩm định cũng cần phải hiểu sâu, rõ được những yếu tổ ảnh hưởng trựctiếp, gián tiếp đến công việc của họ, cụ thé những nhân tổ đó sẽ được tác gia trình.bây trong chương 2.

20

Trang 33

CHUONG2 CO SỞ LÝ LUẬN NANG CAO CHAT LƯỢNG THÁM

ĐỊNH DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG

2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thim định dự án đầu tr xây dựng

“Thắm định dự án đầu tr là cin thiết bắt nguồn từ vai trd quản lý vĩ mô của Nhànước đổi với các hoạt động đầu tư Nhà nước với chức năng công quyền của mình

sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư

Chi đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tr của minh là đúng đắn, các tổ chức

đổ bê,

tài chính tiễn tệ mudn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặt

lãng phi vn đầu tư thi cần kiểm tra lại tính hiệu quả tính khả thi và inh hiện thực

của dự án

“Tắt cả các dự án đầu tr thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh té đều phảiđồng gốp vào lợi ích chung của đắt nước Bởi vậy, trước khi ra quyết định đầu tưhay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyển của Nhà nước cin biết xem dự án

đồ có gớp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cáchnào và đến mức độ nào

Một dự án đầu tw dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mangtính chủ quan của người soạn thảo Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của dự án,sẵn thiết phải thẩm định Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng trong việcđánh giá dự án, Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tí xã hội mà dự án đem lại Mặt khác, khi soạn thảo dự

ấn có thé có những sai sót, các ý kiến có thé có những mâu thuẫn, không logic,thậm chí có thể có những sơ hở gây ra tranh el

‘Tham định dự án là

giữa các đối tác tham gia đầu tư.

và là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảocho hoạt động đầu tư có hiệu quả.

2.2 Các nhân tố nh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Để có thé để xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự

ấn một cách hợp lý, luận văn tiễn hành phân tích nghiên cửu các nhân tổ ảnhhưởng đến chất lượng của công tác thẳm định dự án từ đó rút ra các vấn dé còn.tồn tại và những điểm nổi bật trong khâu thẩm định dự án ở Việt Nam Qua

Trang 34

nghiên cứu nhận thay có khoảng 13 nhân tổ chính ảnh hưởng đến công tác thẳm.định dự án, gồm: môi trường pháp lý, quản lý nhà nước đối với đầu tư, phương pháp thẳm định, thông tin phục vụ cho công tác thẳm định, quy trình thẩm định,đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác thẩm định, công tác tổ chức điều hành,

yếu lạm phát, phân cấp thắm định, quản lý dự án

2.2.1 Moi trường pháp lý

VỀ mặt vĩ mô, một nỀn xây dựng co bản tốt, có chất lượng cao được thể hiện ở thểchế chính trị và các văn bản pháp luật về xây dựng Môi trường pháp lý có tácdụng quan trọng trong việc định hưởng và kiểm soát chất lượng các công trình.xây dựng, Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thim định các dự án đầu

tư sử dụng von Nha nước đã được quy định cụ thé và gần đây đã được bé sung,sửa đổi dé ngày càng phù hợp và cập nhập hơn với thực tế hiện nay Những tiến

bộ hay những mat còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tổ ảnh.

lắp đến chit lượng của công tác thẩm định cũng như việc đưa ra quyếthưởng trực

định đầu tư,

Một số hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ vỀ quản lý dự én đầu tư xây dựng [8]

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ là sự thay th

¡nh và Nghị định

Nghị

định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu từ xây dựng công

33/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bỗ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ.CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định nảy quy định chỉ tiết một sốnội dung thi hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014,

về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thắm định, phê duyệt dự ấn: thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công tình của dự án vào khai thác sử dụng;hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tw xây đựng: Quy định rõ trách nhiệm,quyển hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư vàsắc tổ chức, cả nhân có liên quan đến thực hiện các hogt động đầu tr xây dựng của dự

án Trong đó, đáng chú ÿ việc phân loại dự án được dựa trên quy mộ, tính chất,

Trang 35

loại công trình cũa dự án gdm # loại: dự án quan trong quốc gia, dự ấn nhóm A,

dự án nhóm B và dy án nhóm C; Trưởng hợp phân loại theo nguồn vốn sử dunggốm: dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác Bên cạnh đó, những dự án sau chỉcần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm công trình sử dụng chomục dich tôn giáo và công trình xây đụng mới, sữa chữ, cdo tạo nâng cấp có tổngmức đầu tư dưới 15 tỷ đồng,

Ngoài ra, Nghị định 59/2015/NĐ-CP cia Chí

thắm định dự án cũng như cách thức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình tự xây

đựng, quản lý, thực hiện và nghiệm th dự án những quy định chặt chế này sẽ

góp phần tang cường công tác quản lý vốn nhà nước, đảm bảo chất lượng các dự

án đầu tu xây dựng, đồng thời tăng cường chức năng của các cơ quan quản lý nhà

dựng và các Sở để phù hợp với hực tế của các địa phương

ï định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất

lượng và bảo trì công trình xây dựng [7]

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình thay thé cho Nghị định số 114/2010/NĐ-CP về bảo trì

5/2013/NĐ-CP về quản lý chit lượng côngcông trình xây dựng và Nghị định

tình xây đựng Nghị định 46/2015/NĐ-CP khắc phục được một số tồn tại, hạnchế như việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng chưa phủ hop; quy địnhnghiệm thu công việc vẫn chưa tạo bước tiến đột phá nhằm giảm lượng hồ sơkhông cần thiết; quy định bảo hành công trình xây đựng còn cứng nhắc, gây khókhăn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, chưa rõ các quyết định, chế tài

về xử lý công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết niên hạn sử dụng; thiểu.các quy định vé đảnh giá an toàn đối với các công tình quan trọng quốc gia

nguyên tắc liên quan đến trách nhiệm của các chủ

Nghị định làm rõ thêm một

thể trong công tác quản lý chất lượng công trình xây đựng như trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng; phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình

Trang 36

xây dựng giữa chủ đầu tư và các chủ th tham gia hoạt động xây dựng Cụ thể, cơquan chuyên môn về xây dựng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tácquân lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây đựng công trình, thẳmđịnh thiết kể, kiểm tra công tắc nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiệngiám định chất lượng công trình; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng

xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.

= Nghị định số 33/2015/NĐ-CP về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng (6)

Nghị định nảy quy định về quản lý chỉ phí đầu te xây dựng gém tổng mức đầu tơxây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gồi thầu xây đựng, định mức xây dựng, giáxây dựng, chỉ số giá xây dựng, chỉ phí quản lý dự án và tư vin đầu tư xây đựng,

suy xây dụng công trình; quyển và nghĩa vụ của người quyết định

thanh toán toán hợp đồng xây dựng: thanh toán và quyết toán vốn đầu tư

tu, chủ đầu tư,nhà thầu xây dựng và nhà thầu tw vin trong quản lý chỉ phí đầu tư xây dụng Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể tử ngày 10 tháng 5 năm 2015 va thay thé Nghịđịnh số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 ei Chính phủ về Quán lýchỉ phi đầu tư xdy dựng công tình Với nhiều thay đỗi mới

+ Chi phí xây dựng sẽ gồm CP trực tiếp, CP chung, Thu nhập chịu thuế tinhtrước, Thuế VAT Chúng ta sẽ không còn thấy CP nhà tạm tại hiện trường để ở vàđiều hành thi công và CP trực tiếp khác trong CP xây dựng (bây giờ được chuyểnsang thuộc CP khác) Tuy nhién Nhà thầu s

thể nào, thanh toần như thể nào cũng là một vin để cần bàn trong thi gian ti

hào thầu khoản mục chi phí này như

+ Chi phí thiết bị cơ bản không có gi thay đổi, tuy nhiên khoản mục Chỉ phí lắp đặt thiết bị sẽ ảnh hưởng bởi cách tính gi 1g như Chỉ phí xây dựng ở trên.

+ Chi phí khác trong Dự toán cũng cơ bản, ống như Chi phí khác trong TMDT,tuy nhiên ta luôn phải lưu ÿ nhiều khoản mục chỉ phí đã tính trong TMĐT thi không còn trong Dự toán (ví dụ chỉ phí bảo hiểm, đo lún, kiểm toán, rà phá bom min, kinh đoanh )

pry

Trang 37

Điểm thay đổi lớn nhất ảnh hưởng để

Chi phí xây dung, Chỉ phí lắp đặt thiết bị sẽ không bao gồm CP nhà tạm tại hiện

người lập dự toán và công tác thẩm dink:

trường để ở và điều hành thi công, Chỉ phí trực tiếp khác:

2.2.2 Quản lý Nhà nước đối với đầu we

Các chủ trương chính sách của Nhà nước đổi với hoạt động đầu tư có ảnh hưởngtất lớn đến công tác thảm định Dé là phân cắp thấm định và ra quyết định đầu tư,khuyến khich đầu tư; các định hướng quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xãhội theo vùng, lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị, chuyển giao công

nghệ Các quy định này không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động

thẩm định mà côn tác động trực tiếp đến việc thực thi các dự án sau này Việc xâyđựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ sẽ góp phan nâng cao chất lượng và tiết kiệmthời gian cho công tác thẩm định

Phân cấp thẳm định là việc phan chia quyền hạn và trách nhiệm cho các cá nhân,

tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân thẩm định, quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phépđầu tr quy định về đầu tư Các cá nhân, tổ chức dựa vào quy chế quản lý đầu tư

và xây dựng cùng với các văn bản hướng dẫn chỉ tiết thi hành, quy chế hiện hành,thực hiện chúc năng, nhiệm vụ của mình trong phạm vi được Chính phủ phân cấp

và hướng dẫn

Chủ đầu tư (hoặc tư có trách nhiệm lập và chịu trách nhiệm về tính chuẩn

xác của các thông tin trong dự án, chuyển trực tiếp đến cá nhân, tổ chức có thẳmquề _ Cá nhân, tổ chức có thắm quyền thim định và phêduyệt chịu trách nhiệm về các ý kiến và quyết định của minh,

thắm định và phê duyệ

2.2.3 Phương pháp thẳm dink

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định diy da và chính xác khi có phương pháp thẳm.định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thục tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy Việc thẩm định dự án có thể tiền hành theo nhiều phương pháp

khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét Việc lựa chọn phương pháp thâm định phù hợp đổi với từng dự án là một yêu tổ quan trọng nângsao chất lượng thim định Các phương phúp thường được sử dụng đồ là phương

Trang 38

pháp so sinh, phương pháp thim định theo trinh tự, phương pháp phân tích độ

nhạy của dự án, Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiều

nội dung dự án đối với các chuẩn mục đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh té kỹ thuật thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực té

2.2.3.1 Phương pháp chung de hẫm định dự án

Phương pháp chung để thẩm định dự án là so sinh, đối chiếu nội dung dự án với

chuẩn, đạnh mức đạc được quy đỉnh với pháp luật Phương pháp này đồi

Nghị định hỏi công tác thẳm định dự án phải bám sát các căn cứ thắm định (L

và văn bản hướng dẫn thi hành luật) Vì vậy, tính thống nhất của chính những căn

cứ thẩm định này cùng với mức độ chính xác, đáng tin cậy của các thông tin trong

dự ấn sẽ mang lại hiệu quả của phương pháp chung trong thẩm định dự án đầu tư2.2.3.2 Một sễphương pháp thim định được dp dung hiện nay

Hiện nay có 5 phương pháp thim định dự án đầu tư được áp dụng sằm: phươngpháp so sánh chỉ tiêu, phương pháp thẩm định theo tình tự phương pháp phân

tích độ nhạy dự án, phương pháp dự báo và phương pháp triệt tiêu rủi ro [2]

a Phương pháp thẩm định theo trình tự.

nh tự từ tổng quát đến chỉ tiết, kết luận trước

‘Thm định một dự án đi theo một

làm tiền để cho kết luận sau

~ Tham định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thảm.

định của dự á qua đó đánh gi một cách chung nhất tính đầy đỏ, phi hợp và hợp

lý của dự án Thẩm định tổng quất giúp có cách nhìn tổng quất về dự án, các vẫn

để chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ ban, Từ

46 hình dung ra quy mô, tim cỡ của dự án, dự án liên quan đến đơn vị nào, bộphận nào là chính Thắm định tổng quát cơ sở, căn cứ để tiến hành các bước.thấm định tếp theo

~ Thẩm định chỉ tiết: Được tién hành sau thắm định tong quát Việc thẩm định nayđược tiến hành tỉ mi, chỉ tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án, từ việc thẳm định các điều kiện pháp lý đến việc thim định thị trường, ky thuật, tổ chức quản

26

Trang 39

„ tài chính, kinh tế xã hội của dự án Y du của việc thẳm định chỉ tiết là theo tng nội dung đẫu tư bit buộc phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, khôngđồng ý, nêu rõ những gì cin phải bd sung, sửa đổi Tuy nhiên, mức độ tập trungkhác nhau đối với từng nội dung thy thuộc vào đặc điểm của dự án và tinh hìnhthực tế khi tiến hành thảm định.

+ Dễ áp dung đập khuôn máy móc;

~ Điều kiện áp dụng: Thắm định các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, thẩmđịnh kỹ thuật, thẩm định tổ chức quản lý, thẩm định tài chính, thẩm định kinh

xã hội của dự án.

b Phương pháp so sánh chỉ tiêu

Trên thực tế, đây được xem là phương pháp đơn giản, phổ biến và được dùngnhiều nhất Các chỉ tiêu kinh tế kỳ thuật chủ yếu của dự ấn được so sánh với cácchỉ tiêu đã được định sẵn Các chỉ tiêu này thường là của các dự án đã và dang hoạt động, Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng din về dự án để đưa ra quyếtđịnh đầu tư được chính xác Phương pháp này được tiến hành theo một số các chỉ

Trang 40

- Các chỉ ti tổng hợp như: cơ cầu vốn đầu tư, suất đầu tư

= Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiễn

lương, chỉ phí quan lý của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức

hoặc các chỉ toạch va thực tế

~ Các chỉ tiêu về hiệu qua đầu tư

- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.

- Ưu điểm

+ Đây là phương pháp phổ biến, dip ứng tốt các yêu cầu thẳm định nên được sửdụng nhiều trong thực tế

+ Giúp cho việc đánh giá tinh hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án Từ

46 rút ra kết luận chính xác về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư.

= Nhược điểm

+ Nhược điểm đầu tiên chính nằm ở hệ thống các chỉ tiêu dé lam cơ sở so sánh vàđổi chiếu Việc xác định hệ thống các chỉ tiêu này với một dự ấn cụ thé đòi hỏitrình độ thim định cao và có khá nhiễu kinh nghiệm thực tế Hơn nữa hệ thốngchỉ tiêu này không thé sử dụng một cách máy móc mà phải được điều chỉnh linhhoạt và phù hợp với từng dự án cụ th

+ Quy trình thấm định phải tính toán phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

- Điều kiện áp dung

+ Phương pháp thẩm định này áp dụng cho các dự án mang nặng tính kỹ thuật, cócác số liệu cụ thể phục vụ cho việc tính toán

+ Ap dung đối với thắm định khía cạnh pháp lý, kỹ thuật, ti chính

© Phương pháp phan tích độ nhạy dự án

28

Ngày đăng: 14/05/2024, 12:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Quy tình thấm định chung - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Hình 2.1 Quy tình thấm định chung (Trang 47)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức phỏng Công thương, - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức phỏng Công thương, (Trang 62)
Hình 3.2. Các bước tiền hành thẩm định - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Hình 3.2. Các bước tiền hành thẩm định (Trang 64)
Bảng 3.2.Téng hợp các dự án được thẩm định tại Phòng Công thương - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Bảng 3.2. Téng hợp các dự án được thẩm định tại Phòng Công thương (Trang 75)
Bảng 3.3 Để xuất quy trình thắm định - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Bảng 3.3 Để xuất quy trình thắm định (Trang 83)
Hình 3.3: Đề xuất quy tình thẳm định - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án hạ tầng tại Uỷ Ban nhân dân huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Hình 3.3 Đề xuất quy tình thẳm định (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN