1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập cơ sở sản xuất đơn vị thực tập đội quản lý điện số 3 công ty điện lực đống đa

47 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập cơ sở sản xuất đơn vị thực tập đội quản lý điện số 3 công ty điện lực Đống Đa
Tác giả Nguyễn Văn Dũng
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Kỹ Thuật Điện
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 6,09 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu về Công Ty Điện Lực Đống Đa (5)
  • 3. Giới thiệu về đội quản lý điện số 3 thuộc Điện Lực Đống Đa (9)
  • PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐỘI QUẢN LÝ ĐIỆN SỐ 3 (11)
    • 1. Các thiết bị trong trạm biến áp trong nhà (11)
    • 2. Quá trình đo công suất các đường dây phụ tải để tính toán cân bằng công suất giữa các tải (17)
    • 3. Quá trình thay công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử - 1 pha định kì (18)
    • 4. Quá trình lắp mới công tơ kiểu điện tử - 3 pha cho hộ gia đình (19)
    • 5. Quá trình thống kê các vị trí cột, các hòm công tơ của một số trạm biến áp hạ thế thuộc địa bàn quản lý của đội 3 (20)
    • 6. Đo tiếp địa chống sét (30)
    • 7. Một số loại trạm biến áp (32)
    • 8. Thiết bị điện (38)
    • 9. Sơ đồ quản lí điện trung thế 24kV công ty Điện lực Đống Đa (42)
    • 10. Những quy định tối thiểu cần phải nhớ khi công tác ở TBA phân phối (42)
    • 11. Sơ đồ TBA do đơn vị thực tập quản lý (43)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (45)
    • 1. Nhận thức của bản thân sau khi kết thúc thực tập sản xuất (45)
    • 2. Lời cảm ơn. ................................................................................................................. 44 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................... Error! Bookmark not defined (45)

Nội dung

Cụ thể: - Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Văn phòng Công ty: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác hành chính, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ; truyền thông,

Giới thiệu về Công Ty Điện Lực Đống Đa

- Chi nhánh Điện Lực Đống Đa được thành lập từ tháng 4/1979 (tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội) đến tháng 1/1999 được chuyển đổi thành Điện lực Đống Đa (theo quyết định số 20/ĐVN-HĐQT-TCCB ngày 13/1/1999 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam), đến tháng 4/2010 được đổi tên thành Công ty Điện lực Đống Đa (theo quyết định số 237/EVN-

QĐ ngày 19/4/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng

- Công Ty Điện Lực Đống Đa được giao nhiệm vụ quản lý , vận hành, sửa chữa lưới điện, kinh doanh điện năng công cộng đảm bảo ổn định, thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, an ninh trên địa bàn quận Đống Đa

- Công Ty Điện Lực Đống Đa được đặt trụ sở chính ở số 274 Phố Tôn Đức Thắng – Hàng Bột – Quận Đống Đa – Hà Nội

-Công Ty Điện Lực Đống Đa gồm :

-Hiện nay Công ty Điện lực Đống Đa có 15 đơn vị trực thuộc trong đó :

- 01 Đội Quản lý khách hàng F9

- 01 Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện

- 01 Đội Dịch vụ khách hàng

- 7 phòng ban chức năng : phòng Tổ chức Hành chính, Tài chính kế toán, Quản lý đầu tư, Điều độ vận hành, Kỹ thuật và An toàn, Kinh doanh, Kế hoạch Vật tư Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong điều hành hoạt động sản xuất của Công ty

- Cơ cấu nhân sự năm 2022:

- Số CBCNV có trình độ Thạc sỹ : 9

- Số CBCNV có trình độ Đại học : 122

- Số CBCNV có trình độ Cao đẳng, trung cấp : 90

- Số Đảng viên trong Công ty :77 người

- Quy mô lưới điện đang quản lý:

Công ty đang quản lý khối lượng TB trên lưới như sau:

+ Đường dây trung thế: 249,61km

- Đường dây trung thế nổi: 0 km

+ Đường dây hạ thế 1.197,85 km

+ Trạm biến áp: 950trạm /1040 MBA/tổng dung lượng: 770.645KVA

2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty Điện Lực Đống Đa :

- Mô hình quản lý điện của Công ty Điện lực Đống Đa và mối liên quan giữa các phòng ban được thể hiện trên sơ đồ, một cách chặt chẽ và gắn kết, giữa các phòng ban

+ Giám đốc công ty chịu trách nhiệm hoàn thành các công việc mà Tổng công ty giao cho điều hành mọi công việc chung của Công ty

+ Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Giám đốc Kinh doanh, Phó Giám đốc Sản xuất có nhiệm vụ, hoàn thành những công việc thuộc quyền quản lý và thực hiện các công việc mà Giám đốc Công ty giao cho

+ Phòng Kế hoạch và Vật tư, Phòng Kỹ thuật và An toàn, Phòng Điều Độ vận hành tham mưu cho Phó Giám đốc Kỹ thuật

+ Phòng Quản lý Đầu tư và Đội Dịch vụ khách hàng tham mưu cho Phó Giám đốc Sản xuất

+ Phòng Điều độ vận hành chịu trách nhiệm QLVH và sửa chữa lưới điện trung áp do Công ty Điện lực Đống đa quản lý đến hàm trên SI hoặc cầu giao cao thế các TBA Báo cáo và trình phương án cho Phó Giám đốc Kỹ thuật để đưa ra biện pháp xử lý

+ Phòng Kế hoạch và Vật tư, Phòng Kỹ thuật và An toàn trình những phương án kỹ thuật và phương án giải quyết cho Phó Giám đốc Kỹ thuật xử lý và giải quyết

+ Phòng Tổ chức và Nhân sự, Phòng tài chính kế toán và Văn phòng tiến hành, thực hiện các công việc được giao thuộc quyền quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Công ty và tham mưu cho Giám đốc Công ty

+ Phòng kinh doanh, Đội kiểm tra giám sát sử dụng điện tiến hành các công việc được giao và tham mưu cho Phó Giám đốc Kinh doanh Cụ thể:

- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Văn phòng Công ty: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác hành chính, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ; truyền thông, quảng bá thương hiệu và điều phối xe phục vụ SXKD; tổ chức thực hiện và phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Phòng kế hoạch và vật tư: Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng và dịch vụ khách hàng; mua sắm, tiếp nhận, điều động, cấp phát vật tư, thiết bị nhằm phục vụ công tác SXKD và ĐTXD của Công ty; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Phòng

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Phòng Tổ chức và Nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; lao động tiền lương và các chế độ chính sách cho CBCNV; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động; công tác thực thi văn hóa doanh nghiệp; công tác thanh tra, pháp chế, bảo vệ, quân sự quốc phòng

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Phòng Kỹ thuật và An toàn: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý kỹ thuật, an toàn, bảo hộ lao động, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa trong sản xuất kinh doanh; nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin và môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Phòng

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, giá cả, thuế, phí, lệ phí, bảo toàn và phát triển vốn, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê thông tin kinh tế; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh điện năng, quản lý điện nông thôn, dịch vụ khách hàng; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng

Giới thiệu về đội quản lý điện số 3 thuộc Điện Lực Đống Đa

- Đội quản lý điện số 3 nằm có địa chỉ tại số 1 ngõ 123 Phố Khương Thượng – Phường Khương Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội, nằm cách Điện Lực Đống Đa gần 2 km Số điện thoại 02435643229

- Đội quản lý điện số 3 được Điện Lực Đống Đa giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sửa chữa lưỡi điện, kinh doanh điện năng công cộng đảm bảo ổn định Thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, an ninh trên địa bàn phường Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Quang Trung và Trung Liệt

- Đội quản lý điện số 3 gồm:

+ 6 Nhân viên chăm sóc khách hàng

- Đội quản lý điện số 3 có số lượng khách hàng là 24300 khách hàng 1 pha, 1336 khách hàng 3 pha, 7236 hòm công tơ và 140 km đường dây chìm nổi hạ thế cùng với đó doanh thu cao điểm 1 tháng là 24 tỉ

 Công tác quản lý vận hành của đội quản lý điện 3:

- Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất và bất thường đường dây và trạm biến áp theo quy định của EVN

- Cập nhật, theo dõi các thông số vận hành

- Bảo dưỡng, thay thế các thiết bị hư hỏng

- Vệ sinh công nghiệp, chống động vật vào các thiết bị

- Thực hiện thi công các phương án sửa chữa thường xuyên

 Công tác quản lý kinh doanh của đội quản lý điện 3:

- Thực hiện quản lý, chăm sóc khách hàng theo các dịch vụ theo quy định của EVN

- Thực hiện lấy dữ liệu, phúc tra chỉ số điện năng

- theo dõi, đôn đốc nợ khách hàng tư gia và cơ quan

- Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh; khai thác hiệu quả hệ thống đo xa lắp đặt cho các phụ tải lớn; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các khách hàng sử dụng quá công suất vào giờ cao điểm đã đăng ký theo biểu đồ phụ tải thoả thuận trong Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ), yêu cầu khách hàng ký cam kết sử dụng đúng công suất đã thỏa thuận trong HĐMBĐ, phạt vi phạm HĐMBĐ với các khách hàng dụng quá công suất

- Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ mới trong khâu chốt chỉ số, tính toán, giám sát tỷ lệ tổn thất điện năng theo chương trình của Tổng Công ty:

+ Áp dụng chương trình để tính toán tổn thất, góp phần đồng bộ hóa dữ liệu và chỉ số chốt công tơ;

+ Công tác quản lý thiết bị đo đếm, biên bản treo tháo bằng mã vạch;

+ Thay công tơ điện tử 1 pha ứng dụng công nghệ ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử; + Hoàn thiện chương trình chuẩn hóa công tơ hai cấp theo kế hoach của Tổng Công ty

- Giải pháp triệt để đồng bộ thời gian chốt chỉ số là sử dụng hoàn toàn công tơ điện tử đo xa để lấy số liệu cùng thời điểm Việc này phải tiến hành dần đồng thời giảm đáng kể được tổn thất do điện năng tiêu hao trong công tơ cơ khí, nâng cao năng suất lao động Công ty đã hoàn thành thay thế toàn bộ công tơ cơ khí thành công tơ điện từ trong năm

2018, đảm bảo công tác chốt chỉ số tự động, chính xác, tiết kiệm sức người

- Phối hợp với Tổng Công ty và đơn vị cấp phần mềm hỗ trợ sử dụng hệ thống dữ liệu dùng chung báo cáo công tác kinh doanh, khắc phục những tồn tại của phần mềm ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử

QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ở ĐỘI QUẢN LÝ ĐIỆN SỐ 3

Các thiết bị trong trạm biến áp trong nhà

- Trạm biến áp là nơi được xây dựng để truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng cách chuyển đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác Dòng điện khi đi vào trạm biến áp sẽ được chuyển từ điện áp thấp lên điện áp cao hoặc ngược lại tùy vào mục đích sử dụng Vì vậy, trạm biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cung cấp điện năng

- Trạm biến áp trong nhà tối ưu hóa về vật liệu sử dụng và an toàn cho người sử dụng, máy có thể có nhiều sự lựa chọn thích hợp, không bị giới hạn về công suất xây dựng; tiết kiệm được thời gian nghiên cứu và thiết kế, hệ số an toàn cao do là trạm kín, tin cậy độc lập với các công trình xung quanh Tuy nhiên, Trạm biến áp trong nhà lại chiếm diện tích lớn và tổng mức đầu tư cao hơn so với các trạm biến áp khác có cùng công suất, chỉ phù hợp với những khu dân cư có diện tích lớn, các nhà máy, xí nghiệp,…

- Trong trạm biến áp trong nhà thường có những thiết bị sau:

+ Tủ điện hạ thế được đặt ngay sau các trạm hạ thế với chức năng chính là đóng cắt và bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải Tất cả các loại tủ điện được lắp đặt trong dân dụng cũng như trong công nghiệp ở sau trạm đều được gọi là tủ điện hạ thế

+ Máy biến áp phân phối:

Công dụng: Máy biến áp phân phối kiểu MBA điện áp đến 35kV được sử dụng để cấp điện cho các thiết bị điện trong các mạng điện xoay chiều 3 pha điện áp đến 35 kV Máy có thể đặt trong nhà và ngoài trời

+ Tủ trung thế : Được sử dụng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế Tủ điện trung thế thường được lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện của các công ty điện lực, hay các trạm phân phối điện trong khu công nghiệp, khu dân cư …

Tụ bù là nhóm vật dẫn đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện, có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện Tụ bù còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi

Tụ bù có khả năng tích điện tại một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung.Trong toàn bộ các thiết điện, tụ bù được sử dụng nhằm bù công suất phản kháng để tăng hệ số công suất cosφ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền công suất phản kháng Chính vì vậy, việc lắp tụ bù là rất cần thiết, giúp tiết kiệm và giảm được rất nhiều tiền điện đóng cho cơ quan điện lực

+ Tủ điều khiển tụ bù:

Tủ điện bù công suất phản kháng được lắp đặt trong các hệ thống điện sử dụng các tải phụ có tính cảm kháng cao, hay lắp ở phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho những công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp, các khu văn phòng, khu chung cư đông đúc, bệnh viện…

+Cầu chì tự rơi : Cầu chì tự rơi là một thiết bị bảo vệ cho mạng trung thế, nó được phối hợp giữa một cầu chì và dao cắt, được sử dụng ở các đường dây trên không và nhánh rẽ để bảo vệ cho các máy biến áp phân phối khỏi sự cố quá tải, bảo vệ an toàn cho máy biến áp và phụ tải

Chống sét van hay còn được gọi theo tên nước ngoài là Lightning Arrester là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện truyền tải, máy biến áp và các công trình điện ngoài trời khác

15 với mức điện áp cao trên 1000V Thiết bị này sẽ được lắp song song với thiết bị cần bảo vệ

Quá trình đo công suất các đường dây phụ tải để tính toán cân bằng công suất giữa các tải

Sau khi có quyết định kiểm tra cân bằng công suất giữa các tải định kì từ Công ty Điện lực Đống Đa, đội trưởng đội 3 tiếp hành họp đội, đưa ra lịch kiểm tra và cân bằng tải trên địa bàn đội quản lý

- Những trang thiết bị, vật tư cần thiết cho công việc:

+ Tô vít, ghíp, găng tay cách điện, thang, máy vặt vít, giày, mũ, dây đeo an toàn

- Quá trình đo công suất, thực hiện cân bằng pha nếu cần thiết:

+ Người trực tiếp đo công suất phải trang bị quần áo bảo hộ, giày, mũ, găng tay cách điện đúng quy định

+Thực hiện mở khóa tủ điện hạ thế, xác định đúng các đường dây phụ tải cần đo

+ Sử dụng máy đo công suất, đo từng phụ tải cần đo, ghi chép lại thông số các phụ tải phục vụ quá trình cân bằng công suất giữa các lộ nếu cần thiết

Quá trình thay công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử - 1 pha định kì

Ảnh: Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha

- Sau khi có quyết định thay công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha định kì của Công

Ty Điện lực Đống Đa thì đội trưởng đội Quản lý điện 3 sẽ họp đội, đưa ra lịch kiểm tra và nhập công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha về đội cũng như lịch thay công tơ điện tử 1 pha trên địa bàn mà đội quản lý

- Những trang vật dụng, vật tư cần thiết cho công việc:

+ Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha

+ Biên bản treo tháo công tơ

+ Kìm, tô vít, găng tay cách điện, thang, máy khoan vặn vít, mũ, giày, dây an toàn khi làm trên cao, kìm kẹp chì

 Quá trình thay công tơ cũ thành công tơ mới kiểu điện tử 1 pha

- Công tác thay công tơ định kì phải có ít nhất 2 người thực hiện,ngắt hết nguồn điện và kiểm tra lại xem còn điện không, để quá trình thay đổi công tơ mới một cách an toàn

- Người thực hiện trưc tiếp thay công tơ phải trang bị quần áo bảo hộ đúng quy định

- Người trực tiếp lên cột thay công tơ trước khi lên phải dựng thang chắc chắn thắt dây an toàn theo đúng quy định

- Khi lên đến hòm công tơ thì cố định dây an toàn để dễ dành thao tác, đảm bảo an toàn kĩ thuật

- Mở nắp hòm công tơ ra để thay thế công tơ mới vào công tơ cũ

- Khi xác định được công tơ cần thay dùng máy khoan vặn vít nới lỏng các chân vít của đồng hồ rồi tách 4 dây gắn vào đồng hồ cũ ra, tháo đồng hồ cũ ra trao cho người đứng dưới, đồng thời người dưới trao đồng hồ mới lên cho người trên cột

- Cho đồng hồ mới vào vị trí của đồng hồ cũ và cố định nó, lắp đặt đúng thứ tự các dây vào 4 chân của đồng hồ mới và dùng máy khoan vặn vít xiết chặt vít lại để cố định các dây Sau đó kẹp chì và đậy nắm hòm lại như ban đầu và dán tem vào đai hòm

- Người ở dưới sau khi nhận công tơ cũ đối chiếu số công tơ theo biên bản treo tháo Rồi ghi lại chỉ số công tơ cũ vào biên bản

- Trong biên bản lưu ý số hiệu của công tơ cũ tháo ra và công tơ mới lắp vào phải khớp với số liệu thực tế tại hiện trường.

Quá trình lắp mới công tơ kiểu điện tử - 3 pha cho hộ gia đình

- Sau khi đội quản lý điện 3 nhận được đơn xin lắp đồng hồ - 3 pha trong khu vực mình quản lý và đủ tiêu chuẩn để lắp điện 3 pha Thì đội sẽ lên kế hoạch nhập công tơ 3 pha về đội và cho người của đội trực tiếp đến hộ gia đình để lắp

- Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc lắp đặt:

+ Hòm công tơ, Công tơ xoay chiều 3 pha kiểu điện tử, đai hòm (để cố định hòm trên cột), biên bản giữa điện lực và hộ gia đình, aptomat

+ Đồ bảo hộ, kìm, thang, dây an toàn, máy khoan vặt vít, dây điện (có ghi rõ độ dài trong biên bản),

 Quy trình lắp đồng hồ kiểu điển tử 3 pha

- Treo hòm 3 pha cố định vào vị trí cần lắp

- Trỏ gọt dây cáp 3 pha (lưu ý tránh làm rách lớp bảo vệ dây bên trong khiến điện bị hở sẽ gây nguy hiểm) Sử dụng kìm kẹp giữ chặt đầu dây tránh gây lỏng Sau đó siết chặt tiếp xúc đầu dây cáp với đồng hồ điện

- Tiến hành mở nắp đồng hồ điện Sau đó tiến hành đấu nối như sau:

Như trên sơ đồ có 8 điểm đánh số thứ tự từ 1-8 ta có thể chia thành 4 nhóm

 Nhóm A: 1 là vào 2 là ra

 Nhóm B: 3 là vào 4 là ra

 Nhóm C: 5 là vào 6 là ra

 Nhóm D: 7 là vào 8 là ra ( nhóm D là dây trung tính)

Quá trình thống kê các vị trí cột, các hòm công tơ của một số trạm biến áp hạ thế thuộc địa bàn quản lý của đội 3

- Thống kê số hòm công tơ, hòm 3 pha, số hộp phân dây, loại cột (cột H, cột ly tâm) và chiều cao, vị trí dựng cột, đặc điểm nhận dạng của nó (lánh đơn, lánh kép, chiều dài lánh)

 Một số hình ảnh về các cột tại các trạm biến áp hạ thế nằm trong địa bàn quản lý của đội 3

Vị trí xuất tuyến, số 3 ngõ 123 Khương Thượng

Vị trí tại số 2 ngõ 123 Khương Thượng

Vị trí tại số 16 ngõ 139 Khương Thượng (phố Tam Khương)

Vị trí tại số 4 ngõ 149 Khương Thượng

Vị trí xuất tuyến, nhà 111 A6 Thuỷ Lợi

Vị trí trước nhà A5 Thuỷ Lợi

Vị trí trước nhà 6 5E sau nhà A5 Thuỷ Lợi

Các hòm công tơ trên các tầng cầu thang

Vị trí tại nhà 76 - 78 ngõ Thịnh Quang

Vị trí đầu ngách 103 ngõ Thịnh Quang

Vị trí đầu ngách 36 ngõ Thịnh Quang

Vị trí đầu ngách 121 ngõ Thịnh Quang

Vị trí nhà số 10 ngách 121 ngõ Thịnh Quang

Vị trí tại bãi gửi xe ĐH Thuỷ Lợi

Vị trí gần sân bóng ĐH Thuỷ Lợi

Vị trí: khu tập thể nhà A5 Thuỷ Lợi

Đo tiếp địa chống sét

Đo tiếp địa chống sét bằng phương pháp ampe kìm

Phương pháp này áp dụng cho hệ thống tiếp địa liên hợp không có kết nối ngầm với nhau Mục đích của cách đo là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần với điểm thu sét nhất mới có khả năng thoát khỏi dòng sét hiệu quả.

Mặc dù phương pháp tiếp địa với điện trở cố định thấp, duy trì được một số tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không có khả năng chống sét cao.

Ampe kìm đo điện trở đất giúp đánh giá và đo đạc điện trở đất dễ dàng, tiện lợi ở nhiều thiết bị điện khác nhau Bởi hầu hết các thiết bị đo hay hệ thống truyền tải, phân phối điện đều cần hệ thống nối đất

Cách đo điện trở nối đất bằng ampe kìm sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra điện áp pin của ampe kìm Hãy đảm bảo pin của ampe kìm được nạp đầy để đảm bảo độ chính xác cho phép đo Nếu ampe kìm có âm thanh cảnh báo xuất hiện hoặc trên màn hình có dấu hiệu +- có nghĩa là máy ở chế độ pin yếu, cần khắc phục và đảm bảo pin máy hoạt động tốt

Bước 2: Chú ý quá trình đấu nối các đầu đo chính xác và cẩn thận theo đúng yêu cầu của hệ thống tiếp địa chuẩn Ảnh: Ampe kìm đo tiếp địa chống sét

Bước 3: Đo điện trở đất với ampe kìm có chức năng đo Hãy bật ampe kìm đo điện trở về thang EARTH VOLTAGE nếu đồng hồ chỉ thị giá trị đo nhỏ hơn 10V là được

Bước 4: Bật chuyển mạch ampe kìm về thang 2000 Ohm, sau đó ấn và xoay phím PRESS

TO TEST Nếu đồng hồ của ampe kìm chỉ thị nháy chớp liên tục tức là các que đo hoặc cọc đất chưa tiếp xúc tốt cần tiếp tục đổ nước vào cọc đất

Bật chuyển mạch về 20 Ohm và bật phím PRESS TO TEST để kiểm tra chỉ thị trên giá trị điện trở của tổ đất

Quy tắc đo điện trở đất bằng ampe kìm:

Khi tiến hành đo điện trở đất bằng ampe kìm bạn cần đảm bảo các quy tắc:

 Quá trình đo điện trở đo của ampe kìm phải khép vòng Điều này có nghĩa là phải có một nối với hệ thống điện trở song song và giá trị càng thấp càng tốt Càng nhiều điện cực hoặc đường đất trong hệ thống thì kết quả phép đo càng gần với điện trở

31 nối đất Trong trường hợp điện trở đo không khép vòng, ta có thể tạo mạch vòng tạm thời

 Phải có đường đất trong mạch đo điện trở đất Việc không có đường đất sẽ khiến vòng mạch đo của ampe kìm không thể khép lại Trong trường hợp, có vật kim loại kết nối thông qua đất sẽ tốt hơn là đất.

Một số loại trạm biến áp

Trạm biến áp ngoài trời:

Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn Vì máy biến áp, thiết bị phân phối có kích thước lớn nên có đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị này, tiết kiệm được chi phí xây dựng khá lớn

Bao gồm các trạm: trạm treo (< 3×75 KVA), trạm kín (lắp đặt trong nhà), trạm trọn bộ (nhà lắp ghép) Tùy theo giá thành và nhu cầu mà ta lựa chọn các loại biến áp khác nhau

Là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên cột MBA thường là loại môt pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha Tủ hạ áp được đặt trên cột

Trạm này thường rất tiết kiệm đất nên thường được dùng làm trạm công cộng cung cấp cho một vùng dân cư Máy biến áp của trạm treo thường có công suất nhỏ (3 x 75 kVA), cấp điện ỏp 15á22 / 0,4 kV, phần đo đếm được trang bị phớa hạ ỏp

Tuy nhiên loại trạm này thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này không được khuyến khích dùng ở đô thị

Trạm biến áp kiểu treo

Trạm biến áp trong nhà

Trạm biến áp trong nhà là một trong những dạng máy biến áp được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay bởi những ưu điểm mà nó mang lại rất lớn:

Tối ưu hóa về vật liệu sử dụng và an toàn cho người sử dụng, máy có thể có nhiều sự lựa chọn thích hợp từ các kiểu lắp đặt có thể Trạm biến áp này tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và những tiêu chuẩn dự định trong tương lai

Tiết kiệm được thời gian nghiên cứu và thiết kế, giảm giá thành, giảm được chi phí lắp đặt là do loại bỏ được nhu cầu kết nối tạm thời tại thời điểm bắt đầu thi công công trình, tin cậy độc lập với việc xây dựng công trình chính Khi thi công được đơn giản hóa tới mức tối đa, chỉ cần cung cấp một móng làm bằng bê tông chịu được lực

Khi sử dụng trạm biến áp việc lắp đặt và kết nối được đơn giản hóa một cách tối đa Những kiểu trạm này thường gọn đẹp, có tính thẩm mỹ và được sử dụng ở những nơi quan trọng như cơ quan, văn phòng, nhà khách…

Trạm biến áp trong nhà

- Đối với nhiều trạm phức tạp đòi hỏi sử dụng cấu trúc nối mạng nguồn kiểu vòng hoặc tủ đóng cắt chứa nhiều máy cắt, gọt, không chịu ảnh hưởng của thời tiết và chịu được va đập, trong những trường hợp này các trạm trọn bộ kiểu kín được sử dụng Các khối của trạm được chế tạo sẵn và được lắp đặt trên nền nhà bê tông

- Ưu điểm của trạm trọn bộ là tối ưu hóa về vật liệu và sự an toàn do có sự chọn lựa thích hợp từ các kiểu lắp đặt có thể; tuân theo toàn bộ các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành và các tiêu chuẩn dự định trong tương lai; giảm thời gian nghiên cứu và thiết kế, giảm chi phí lắp đặt; dễ dàng cho đồng bộ và kết nối; kết cấu chắc chắn, gọn đẹp Trạm trọn bộ thường được dùng ở các nơi quan trọng như cơ quan ngoại giao,văn phòng, khách sạn…

Trạm biến áp một cột :

Trạm biến áp một cột là dạng trạm biến áp kiểu mới với nhiều ưu điểm vượt bậc so với các kiểu trạm biến áp truyền thống trước đây Để khắc phục điều này cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường, trạm biến áp 1 cột đã trở thành phương án giải quyết tối ưu nhất, đồng thời cũng tiết kiệm diện tích đất đai và chi phí

Trạm biến áp hợp bộ : là dạng trạm biến áp được sản xuất sẵn, được chế tạo đồng bộ giữa máy biến áp và tủ điều khiển điện Trạm biến áp hợp bộ được thiết kế kín và chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tiết kiệm diện tích xây dựng và được dùng chủ yếu ở những nơi công cộng hay những nhà máy công xưởng và các hộ phụ tải nội thị

Thiết bị điện

 Thiết bị đo điện trở :

Thiết bị đo điện trở cách điện là thiết bị đo điện trở có thang đo và giới hạn đo rất lớn dùng để để đo, phân tích, kiểm tra, thử nghiệm điện trở cách điện của các thiết bị hay vật liệu cách điện

Thiết bị báo sự cố:

38 Đồng hồ ampe kìm: Ampe kìm là thiết bị đo chuyên dụng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A Một số model Ampe kìm được tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo: điện áp, điện trở, tần số Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe

Máy đo nhiệt độ ảnh nhiệt hồng ngoại cầm tay: Phát hiện và thể hiện vấn đề nhanh hơn với công nghệ Fluke IR-Fusion với chế độ AutoBlend™ đã được cấp bằng sáng chế Liên lạc nhanh hơn nhờ tính năng truyền hình ảnh không dây trực tiếp vào máy tính của bạn, Apple iPhone hay iPad Thu thập được đến 5 thông số đo bổ sung nhờ Hệ thống Không dây CNX™ Giao diện dễ sử dụng, thao tác với một tay Màn hình cảm ứng điện dung siêu bền, độ phân giải cao 640x480 giúp thao tác menu nhanh chóng Chụp thêm ảnh kỹ thuật số để thể hiện vị trí hoặc thông tin chi tiết bổ sung về địa điểm chụp với Hệ thống Ghi chú IR- PhotoNotes™ Khả năng hiển thị tiên tiến để chiếu hình ảnh trực tiếp qua video streaming lên máy tính hoặc màn hình phân giải cao (USB và HDMI) Ghi âm giọng nói và chú giải để lưu thêm các chi tiết và ghi chú vào file ảnh Các ống kính có thể thay đổi tùy chọn để linh hoạt hơn trong các ứng dụng khác nhau Pin sạc thông minh có thể tháo lắp nhanh, với đèn báo LED cho biết dung lượng pin để dùng linh hoạt nhất trên hiện trường Đo nhiệt độ cao lên đến 1.200 ° C Camera kỹ thuật số 5 MP chuẩn công nghiệp cho ảnh thật độ nét cao

Sơ đồ quản lí điện trung thế 24kV công ty Điện lực Đống Đa

Sơ đồ quản lý điện trung thế 24Kv

Với địa bàn rộng và phức tạp nhiều ngõ hẻm và là 1 trong 4 quận đông hộ tiêu dùng nhất

Hà Nội nhưng với việc quản lý chặt chẽ , cùng với bộ máy hoạt động hiệu quả với phương châm” Chuyên nghiệp- Văn minh-Hiệu quả “ nên việc quản lý đường dây và TBA trung thế trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Những quy định tối thiểu cần phải nhớ khi công tác ở TBA phân phối

- Người không nhiệm vụ không được vào trạm Đối với người được tham quan, nghiên cứu do đơn vị hướng dẫn, công nhân vào trạm phải từ bậc 2 an toàn, nhóm trưởng phải từ bậc 3 an toàn trở lên Người vào trạm một mình phải đạt bậc 5 an toàn và có tên trong danh sách đã được đơn vị trưởng duyệt

- Vào trạm làm việc phải tôn thủ nội quy của trạm Vào trạm như công tác sửa chữa thiết bị, hiệu chỉnh rơle, đồng hồ phải có nhất thiết 2 người trở lên và chỉ được phép làm việc trong phạm vi cho phép

- Khi vào trạm tiến hành công việc sửa chữa nhỏ , quan sát , kiểm tra vận hành phải đảm bảo khoảng cách an toàn :

+ Khi không có rào chắn : Điện áp: ≥ 3m Điện áp từ 1 đến 15 Kv: ≥ 0.7m Điện áp từ

+ Khi tiến hành công việc mà người khác có khả năng vi phạm khoảng cách quy định thì phải rào chắn ( trong trường hợp không thể cách điện ) Khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện là: 0.35m đối với cấp điện áp đến 15Kv, 0.6m đối với cấp điện áp đến 35Kv

- Đối với công việc sửa chữa lâu dài hoặc có vận chuyển thiết bị cồng kềnh , phải lập phương án kĩ thuật và biện pháp an toàn cụ thể trước khi tiến hành công việc

- Mỗi lần vào trạm công tác bất cứ ai không phân biệt chức vụ đều phải ghi vào sổ nhật kí vận hành trạm những công việc đã làm

- Chìa khóa trạm phải ghi tên rõ ràng và được quản lý theo nội quy riêng

- Mỗi khi rời trạm đều phải khóa và kiểm tra xem cửa đã khóa chặt chưa

- Khi thiết bị trong trạm bị sự cố phải đứng xa trước thiết bị đó tối thiểu 5m nếu đặt trong nhà, 10m đối với trạm đặt ngoài trời Chỉ được phép đến gần khi biết chắc chắn thiết bị đó hoàn toàn không có điện nữa,

- Khi sắp có giông sét phải ngừng mọi công tác đang làm trong trạm ngoài trời và trên các cầu dao của đường dây trên không đấu vào trạm xây.

Sơ đồ TBA do đơn vị thực tập quản lý

- Được sự chỉ đạo bởi tổng công ty điện lực Đông Đa , toàn bộ Quận Đống Đa được chia làm 7 đội quản lý , các đội được phân công nhiệm vụ quản lý từng khu vực trên địa bàn để tiện cho việc theo dõi , xử lý các sự cố , cháy nổ Đội 3 là 1 trong những 7 đội được phân công nhiệm vụ quản lý khu vực: Tây Sơn , Thái Hà , Thái Thịnh , Khương Thượng , Vĩnh

Sơ đồ TBA và lưới điện trung thế thuộc quản lý Đội 3

Các TBA được chia ra từng khu trải đều trên địa bàn do Đội 3 quản lý và tiện lợi cho việc cung cấp điện đến từng hộ khách hàng việc quản lý địa bàn còn gặp những khó khăn nhất định nhưng với sự làm việc chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc thì Đội 3 xử lý những tình huống sự cố 1 cách nhanh nhất

Ngày đăng: 14/05/2024, 05:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2  Hình thức: Báo cáo trình bày  sạch, đẹp, ít lỗi - báo cáo thực tập cơ sở sản xuất đơn vị thực tập đội quản lý điện số 3 công ty điện lực đống đa
2 Hình thức: Báo cáo trình bày sạch, đẹp, ít lỗi (Trang 2)
9. Sơ đồ quản lí điện trung thế 24kV công ty Điện lực Đống Đa - báo cáo thực tập cơ sở sản xuất đơn vị thực tập đội quản lý điện số 3 công ty điện lực đống đa
9. Sơ đồ quản lí điện trung thế 24kV công ty Điện lực Đống Đa (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w