1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hương Trình Hành Động Với Vai Trò Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hàng Hàng Hải(Vimadeco).Pdf

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương Trình Hành Động Với Vai Trò Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hàng Hàng Hải (Vimadeco)
Tác giả Phan Nhân Thảo
Thể loại Đề Án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,73 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ NGHÀNH DỊCH VỤ HÀNG HẢI (5)
    • 1. Đánh giá tình hình kinh tế và thị trường quốc tế (5)
    • 2. Đánh giá tình hình kinh tế, thị trường trong nước (5)
    • 3. Sơ lược về sự hình thành phát triển của VIMC (6)
  • PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI VIMADECO NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP (9)
    • I. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHÍNH VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG (9)
      • 3. Cơ cấu số lượng lao động (10)
    • II. C Ơ SỞ HẠ TẦNG, KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÀNG HẢI (10)
      • 1.1. Depot Chùa Vẽ - Văn phòng Hải Phòng (10)
      • 1.2. Depot Đông Hải – Văn phòng Hải Phòng (11)
      • 1.3. ICD Gia Lâm - Chi nhánh Hà Nội (12)
      • 1.4. ICD Phước Long - Chi nhánh Hồ Chí Minh (12)
      • 1.5. Depot Nam hòa 1 - Chi nhánh Hồ Chí Minh (14)
      • 1.6. Depot Nam Hòa 2 -Chi nhánh Hồ Chí Minh (14)
      • 1.7. Depot Long Bình -Chi nhánh Hồ Chí Minh (14)
      • 1.8. Trạm kinh doanh xăng dầu - Chi nhánh BRVT (14)
      • 2.1. Đối với hoạt động khai thác kinh doanh kho bãi (15)
      • 2.3. Dịch vụ cung cấp nhiên liệu (18)
      • 2.4. Dịch vụ đóng và cho thuê container (19)
      • 2.5. Dịch vụ đại lý tàu (19)
      • 3.1. Một số nguyên nhân và hạn chế tồn tại (19)
      • 3.2. Phân tích ma trận SWOT (21)
      • 3.3. Một số giải pháp (22)
        • 3.3.1 Giải pháp về thị trường và sản xuất kinh doanh (22)
        • 3.3.2 Giải pháp về hợp tác, liên kết để phát triển sản xuất kinh doanh/dịch vụ chuỗi với các DN thành viên trong cùng Tổng công ty (25)
        • 3.3.3 Giải pháp về chính sách khách hàng (25)
        • 3.3.4 Giải pháp về quản trị và đổi mới doanh nghiệp (26)
        • 3.3.5 Giải pháp về tài chính và đầu tư (26)
        • 3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực (26)
        • 3.3.7. Giải pháp về Công nghệ - Kỹ thuật (28)
        • 3.3.8. Giải pháp khác (28)
        • 3.3.9. Giải pháp ứng phó rủi ro (29)
  • PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI (30)
    • 1. Xác định mục tiêu (30)
    • 2. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu (30)
      • 2.2. Xác định khách hàng mục tiêu và các bước triển khai thực hiện (30)
        • 2.2.1. Xác định khách hàng mục tiêu (30)
        • 2.2.2 Các bước triển khai thực hiện (32)
      • 3.2. Tập trung cơ cấu và tối ưu hóa các sản phẩm, dịch vụ khai thác tại các kho bãi và các dịch vụ logistics (33)
      • 4.1. Nâng cao về công tác quản trị tài chính và tối ưu hóa chi phí (34)
      • 4.2. Tái cơ cấu cơ cấu tổ chức và lao động (34)

Nội dung

KIẾN THỨC CHUNG VỀ NGHÀNH DỊCH VỤ HÀNG HẢI

Đánh giá tình hình kinh tế và thị trường quốc tế

Nền kinh tế thế giới đang đứng trước bờ vực suy thoái khi nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ và Châu Âu ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây cùng với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina kéo dài và việc Trung Quốc thực hiện nghiêm ngặt chính sách zero Covid khiến thế giới đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi Bên cạnh đó việc Mỹ và Liên Minh Châu Âu áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vàoNga khiến thị trường năng lượng toàn cầu rơi vào khủng hoảng vì Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina dự kiến còn kéo dài cùng với tỷ lệ lạm phát cao ở hầu hết các nền kinh tế lớn khiến năm 2023 được dự báo là sẽ còn nhiều khó khăn hơn nữa đối với nền kinh tế thế giới.

Đánh giá tình hình kinh tế, thị trường trong nước

Tại Việt Nam: Môi trường kinh tế, kinh doanh nhìn chung sẽ vẫn tích cực cho hoạt động logistics của nghành Hàng hải trong những năm tới; tuy nhiên các thách thức mới đang xuất hiện, đơn hàng chững lại ở một số lĩnh vực ngành hàng kèm theo những dấu hiệu đáng lưu ý về nhu cầu dịch vụ logistics trong thời gian tới Nghiên cứu thị trường logistics Việt Nam và thế giới cập nhật những thông tin, dữ liệu mới nhất về thị trường; đồng thời thảo luận về một số nút thắt, vướng mắc cần tháo gỡ cũng như những khuyến nghị của các doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, dịch vụ logistics trong thời gian tới Đối với thị trường trong nước, với nhiều chính sách phát triển và hồi phục sau dịch bệnh, tình hình kinh tế xã hội trong những tháng đầu năm 2022 ghi nhận nhiều kết quả tích cực Hầu hết các ngành nghề nói chung và lĩnh vực giao nhận vận tải nói riêng đều có xu hướng phục hồi Xu hướng kinh doanh từ năm 2023 trở đi được dự đoán khởi sắc và tăng trưởng trở lại.

Ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, y tế, văn hóa, an sinh xã hội cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Theo kịch bản dự báo khả quan nhất, nếu không có các chính sách và giải pháp quyết liệt, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 chỉ khoảng 5,7%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra Nền kinh tế đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức như lạm phát, thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân lớn, lao động việc làm, an sinh xã hội, an ninh, trật tự xã hội

Mặc dù Chính phủ đã rất cố gắng, nỗ lực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp, chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế.

Sơ lược về sự hình thành phát triển của VIMC

Ngày 29/04/1995, Tổng Công ty Hàng Hải (VIMC) được thành lập với sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành quốc gia - điểm đến quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới Năm 2020, VIMC chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần, tập trung hoạt động vào ba lĩnh vực chính: khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

Công ty có trụ sở tại tòa nhà Ocean Park - Số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Với 12.005 tỷ vốn điều lệ và 34 Công ty thành viên, VIMC là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ Hàng hải trên phạm vi toàn cầu đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam

Năm 2000, Vinalines (tên cũ) sở hữu đội tàu lên tới 79 chiếc, tổng trọng tải hơn 844.000 DWT Cũng vào thời gian này, VIMC đã mở tuyến vận tải container nội địa tạo ra một bước phát triển lớn trong vận tải container và vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Đến năm 2005, đội tàu của Vinalines tăng lên 104 chiếc với tổng trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình 17,4 năm Tổng số mét cầu cảng gần 9.000m, số vốn nhà nước hơn 2.900 tỷ đồng Chỉ 5 năm sau, đội tàu mà Vinalines sở hữu là 150 chiếc, tổng trọng tải gần 2,7 triệu DWT, tuổi trung bình 16,2; Tổng số m cầu bến hơn 16.000 m, sản lượng hàng thông qua cảng gần 70 triệu tấn Với vốn nhà nước là 8.087 tỷ đồng, Vinalines cũng nộp Ngân sách Nhà nước hơn 3.900 tỷ đồng Đến năm 2015, Vinalines đã thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên Tập trung hoạt động vào 3 lĩnh vực: Vận tải biển, Khai thác cảng biển, Dịch vụ hàng hải & Logistics.

Năm 2018, Vinalines hoàn thành Cổ phần hóa và IPO đối với Công ty mẹ -Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Năm 2020, doanh nghiệp này đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần công ty mẹ và ngày 18/08/2020 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với bộ nhận diện thương hiệu mới VIMC

Những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải… Đó là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giao thương, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế Là một doanh nghiệp nhà nước với vai trò nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) hoạt động trong cả 3 lĩnh vực vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải Với những diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm đến từ giá nhiên liệu, lạm phát tăng cao do xung đột thế giới, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng tới các hoạt động của VIMC. Tuy nhiên, nhờ khả năng tận dụng cơ hội thị trường đã giúp VIMC có được kết quả kinh doanh khả quan, tạo đà cho hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2022.

Về tình hình kinh doanh năm 2022, doanh thu hợp nhất của tổng công ty ước đạt 15.041 tỷ đồng (đạt 120% kế hoạch) Trong đó, doanh thu khối vận tải biển ước đạt 4.619,7 tỷ đồng (tăng 50%), tương đương 1.544 tỷ đồng so với kế hoạch); doanh thu khối cảng biển ước đạt 6.613 tỷ đồng (đạt 102% kế hoạch) và doanh thu khối dịch vụ hàng hải ước đạt 2.173 tỷ đồng (tăng 13%, tương đương 242 tỷ đồng so với kế hoạch). Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 3.129,5 tỷ đồng (đạt 124% so kế hoạch năm 2022) Kết quả kinh doanh tích cực là nhờ vào việc tổng công ty đã áp dụng đồng bộ các giải pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hiệu quả của công tác tái cơ cấu mạnh mẽ trong những năm gần đây, bên cạnh đó là nhờ thị trường vận tải biển phục hồi mạnh mẽ từ giữa năm 2021 Ngoài ra, VIMC cũng tăng cường các biện pháp để giảm chi phí, giảm thời gian dừng tàu, áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh…

VIMC đang tập trung nguồn lực để phát triển đội tàu container chuyên nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường và tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải quốc tế Đồng thời, tránh tình trạng các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước một cách bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ hàng và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước. Tập trung phát triển các cảng nước sâu có đủ năng lực để đảm nhận vai trò trung chuyển container trong khu vực (các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, Cần Giờ - TP

Hồ Chí Minh và Lạch Huyện - Hải Phòng) và điều tiết các hoạt động trong dịch vụ chuỗi logistics trọn gói của VIMC Phát huy tối đa vai trò và vị thế của các cảng lớn nằm tại các cửa ngõ, khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của cả nước, giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia Đầu tư phát triển để hình thành ít nhất 03 trung tâm logistics lớn tại khu vực miền Bắc (Hải Phòng, Hà Nội), miền Trung (Đà Nẵng, Quy Nhơn), miền Nam (khu vực Cái Mép - Thị Vải, ĐBSCL) Đồng thời đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, lan tỏa mạnh mẽ văn hóa

“Lấy khách hàng làm trung tâm”, tận dụng tối đa cơ hội thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh phát triển dịch vụ chuỗi trên nền tảng hệ sinh thái cảng biển - vận tải biển - dịch vụ hàng hải.

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI VIMADECO NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHÍNH VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG

1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban chi nhánh:

2.Chức năng và nhiệm vụ chính của các chi nhánh:

- Chi nhánh Hà Nội: Hoạt động chính là cho thuê kho bãi (ICD Gia Lâm) và dịch vụ vận chuyển nội địa, dịch vụ Hải quan.

- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM): Hoạt động chủ yếu là cho thuê kho bãi tại Nam Hòa 1, ICD Phước Long, Depot Long Bình và tự khai thác Leasing tại Depot Nam Hòa 2, khai thác vận chuyển xe container, dịch vụ vận chuyển nội địa, dịch vụ cho thuê container.

- Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh doanh nhiên liệu xăng dầu

- Chi nhánh Quảng Ninh: Không hoạt động

Note: Quý 3 năm 2022, công ty đã thực hiện sát nhập Phòng Khai thác kinh doanh và Phòng Thương vụ Công ty; Sát nhập ban quản lý dự án phía Nam vào ban quản lý dự án chung của toàn công ty.

3 Cơ cấu số lượng lao động:

Hiện tại Công ty có khoảng 126 lao động (tạm tính đến hết 30/09/2022), tuy nhiên chất lượng lao động tại một số vị trí còn chưa đảm bảo về trình độ, năng lực chuyên môn, đồng thời hiện nay tại một số đơn vị vẫn chưa đạt tối ưu về việc sử dụng lao động, năng suất lao động chưa cao và có dấu hiệu dư thừa lao động, như phòng khai thác kinh doanh tại Hải Phòng, Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Vũng Tàu.

C Ơ SỞ HẠ TẦNG, KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÀNG HẢI

1.Cơ sở vật chất đang khai thác:

1.1.Depot Chùa Vẽ - Văn phòng Hải Phòng

- Địa điểm: Số 308 Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

- Diện tích sử dụng đất: 24.560m 2

- Tình trạng pháp lý: Đất thuê của Nhà nước 30 năm từ 1998 (năm 2028 hết hạn), trả tiền thuê đất hàng năm, bao gồm:

+) Thửa đất 20.215,92 m : Thửa đất được UBND Tp Hải Phòng cho Công ty 2 thuê theo Quyết định số 510 QĐ/UB ngày 06/4/1998 với thời hạn thuê đất 30 năm, đóng tiền sử dụng đất hàng năm Vimadeco đã ký hợp đồng thuê đất, được cấp GCNQSD đất.

+) Thửa đất 4.443,08 m : Thửa đất được Vimadeco nhận bàn giao từ Công ty 2 Vật tư đường biển theo quyết định số 47/KH-TC ngày 11/01/2001 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam về việc điều chuyển tài sản và vốn giữa Vimadeco và Công ty Xuất nhập khẩu vật tư đường biển (biên bản bàn giao giữa 2 đơn vị ngày 02/3/2001).

+) Kho: Diện tích 1.440m2 được xây dựng từ trước năm 1992, Công ty choCông ty TNHH khai thác container Việt Nam (Vinabridge) thuê để khai thác CFS Tình trạng nhà kho rất cũ, tường bong tróc, tôn mái cũ, gỉ sét, không có hệ thống PCCC trong kho.

+)Bãi container: Bãi container được xây dựng từ năm 1998, kết cấu sử dụng lỗi thời (nền đá tổng hợp), mặt bãi láng nhựa thấm nhập Thiết kế bãi ban đầu sử dụng để chứa vỏ container, trong quá trình khai thác, Công ty đã đưa container hàng và xe nâng hàng vào hoạt động Tình trạng bãi rất xấu: Bãi bị lún cục bộ, bề mặt hố ga cao hơn mặt bãi dẫn đến đọng nước nhiều vị trí, trên diện rộng, có vị trí đọng nước trên 10cm, sau mỗi lần mưa, tình trạng đọng nước kéo dài nhiều ngày; Mặt bãi bị phá nhiều vị trí tạo thành các ổ trũng lớn, nước mưa ngấm vào nền bãi khiến các vị trí bị phá mở rộng.

Do chịu tải xe nâng hàng nên kết cấu bãi xuất hiện các vị trí cao su (kết cấu nền bãi bị phá hoại sâu).

Công ty cho Vinabigde thuê 1.440m kho và 2.931m bãi để khai thác kho CFS 2 2 Ngoài Vinabridge, Công ty cho Công ty Long Vũ, Công ty cổ phần Cảng Nam Hải Đình Vũ, Công ty TNHH RCE - VINA thuê bãi để khai thác Diện tích còn lại của bãi là đường chung, trạm cấp dầu, công trình phụ trợ do Công ty quản lý.

1.2.Depot Đông Hải – Văn phòng Hải Phòng

- Địa điểm: Số 242 Chùa Vẽ, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng.

- Diện tích sử dụng đất: 53.808m 2

- Tình trạng pháp lý: Đất thuê của Nhà nước 50 năm từ 1998, trả tiền thuê đất hàng năm Đã ký hợp đồng thuê đất và được cấp GCNQSDĐ.

+)Kho: Có diện tích 2.329 m2 do Gemadept đầu tư xây dựng trên đất của Công ty, sử dụng làm kho ngoại quan

+)Bãi container: Bãi container được xây dựng từ đầu những năm 2000, kết cấu sử dụng lỗi thời (nền đá tổng hợp), mặt bãi láng nhựa thấm nhập Thiết kế bãi ban đầu sử dụng để chứa vỏ container, trong quá trình khai thác, Công ty đã đưa container hàng và xe nâng hàng vào hoạt động Tình trạng bãi rất xấu: Hệ thống thoát nước chạy xung quanh bãi kích thước nhỏ (rộng 30cm, sâu 60cm) không đủ khả năng thoát nước nên khi có mưa lớn, bãi bị ngập, có vị trí ngập 20 cm đến 30 cm Toàn bộ mặt bãi vị võng nên khả năng thoát nước kém, thời gian ngập kéo dài, có thể đến vài ngày Mặt bãi bị phá nhiều vị trí tạo thành các ổ trũng lớn, nước mưa ngấm vào nền bãi khiến các vị trí bị phá mở rộng.

Từ nhiều năm nay, Công ty cho Gamadept thuê toàn bộ 2.329 m2 kho Kho do Gamadept đầu tư xây dựng trên đất của Công ty, sử dụng làm kho ngoại quan, thủ tục Hải quan đứng tên Gamadept nên giá thuê kho do hai bên thỏa thuận thấp hơn giá thuê kho trên thị trường Bãi hiện đang được Công ty cho Công ty Tân Hoàng Hiệp thuê 16.000m2, Gamadept thuê 3700m2, Công ty Trường Thịnh thuê 9.000m2, diện tích còn lại làm đường chung và Công ty tự tổ chức khai thác (cung cấp dịch vụ lưu giữ container leasing, ô tô và dịch vụ phụ trợ vận tải).

1.3.ICD Gia Lâm - Chi nhánh Hà Nội

-Địa điểm: Số 41 Nguyễn văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

-Diện tích sử dụng đất: 8.852,5 m (sau khi bị thu hồi 1.288m đất) 2 2

-Tình trạng pháp lý: Đất thuê của Nhà nước hàng năm, trả tiền thuê đất hàng năm.

- Tình trạng kho bãi: Được đưa vào khai thác từ 1996, đến nay ICD Gia Lâm đã mất lợi thế cạnh tranh do nằm xa các khu công nghiệp, diện tích nhỏ, hạ tầng khai thác lạc hậu, chi phí thuê đất tăng cao ICD Gia Lâm đã chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan theo Quyết định số 2733/QĐ-BTC ngày 23/12/2019 của Bộ Tài Chính.

+) Kho số 1 diện tích 700 m 2 : Công ty TNHH STC và Công ty Quang Thành thuê kho và hành lang 740m2

+) Kho số 2 diện tích 360 m 2 : Công ty Thuận Khánh Hưng thuê kho và hành lang 375m2.

- Bãi: Công ty STC thuê 4.000 m2, Công ty Thuận Khánh Hưng thuê 1.200 m2,. Phần còn lại là đường nội bộ, các công trình phụ trợ và Vimadeco Hà nội khai thác tập kết vỏ container.

1.4.ICD Phước Long - Chi nhánh Hồ Chí Minh

-Địa điểm: Km9 Xa Lộ Hà Nội, Phước Long A, quận 9, Tp.HCM.

-Diện tích sử dụng đất: 44.236 m2 (diện tích theo hợp đồng HTKD).

-Tình trạng pháp lý: bao gồm 18581,1m thuê của nhà nước, 7321,9 m2 đất đã 2 đền bù nhưng chưa có thủ tục pháp lý và một phần bãi thuộc dự án Chung cư PhướcLong A; phần còn lại là bãi thuộc dự án Phước Long A.

Tổng diện tích bãi chỉ có 18581,1m2 được Nhà nước ký hợp đồng cho thuê đất và thu tiền sử dụng đất hàng năm Phần diện tích còn lại không có hồ sơ pháp lý và chưa đóng tiền sử dụng đất, tiềm ẩn rủi ro cao bị truy thu thuế nếu bị phát hiện vi phạm.

- Tình trạng kho bãi: Từ khi đưa vào sử dụng, ICD Phước Long được Công tyHTKD với đối tác để khai thác

1.5.Depot Nam hòa 1 - Chi nhánh Hồ Chí Minh

- Địa điểm: Km9 Xa Lộ Hà Nội, Phước Long A, Tp Thủ Đức, Tp.HCM.

-Diện tích sử dụng đất: là 22.000 m2 (diện tích theo hợp đồng HTKD).

-Tình trạng pháp lý: đất đã đền bù nhưng chưa có thủ tục pháp lý, là một phần dự án Chung cư Phước Long A.

Công ty HTKD hợp tác với Công ty CP vận chuyển VINALINK, theo thoả thuận, đối tác sẽ ứng trước kinh phí sửa chữa và trừ dần vào lợi nhuận hợp tác Tuy nhiên, một khu đất nằm trong phạm vi hợp đồng đã xảy ra tranh chấp với các hộ dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khai thác Bên thuê và Công ty HTKD đã phải tạm dừng khai thác, dẫn đến thiệt hại cho cả hai bên.

+) Kho CFS diện tích 2.100 tại bãi Nam Hòa đã cũ, xuống cấp, nền kho trũng, ngập nước Chi phí nâng nền kho cao nên hiện Chi nhánh đang khắc phục cho Hải quan thuê để sử dụng tạm thời.

+) Toàn bộ diện tích bãi chưa có hồ sơ pháp lý, chưa nộp tiền sử dụng đất 1.6.Depot Nam Hòa 2 -Chi nhánh Hồ Chí Minh

-Địa điểm: Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.

-Diện tích sử dụng đất: là 21.315 m2.

-Tình trạng pháp lý: Vimadeco thuê của Cty Vạn Cường hợp đồng hàng năm.

-Tình trạng tài sản: Bãi thuê của doanh nghiệp khác để khai thác container leasing

1.7.Depot Long Bình -Chi nhánh Hồ Chí Minh

-Địa điểm: Phường Long Bình, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

-Diện tích sử dụng đất: là 53.440 m2.

-Tình trạng pháp lý: Vimadeco thuê đất 12 năm của đơn vị khác từ 2014, Vimadeco làm mặt bãi và thực hiện HĐ HTKD với PIP.

-Tình trạng tài sản: Do đất thuê của đối tác khác nên Công ty đã tiết giảm chi phí đầu tư, kết cấu sử dụng tạm dẫn đến tình trạng bãi phải duy tu, sửa chữa liên tục. Chi phí duy tu, sửa chữa do đối tác chịu trách nhiệm.

1.8.Trạm kinh doanh xăng dầu - Chi nhánh BRVT

- Địa điểm: Xã Quảng Thành, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Diện tích sử dụng đất: 2.000 m , bao gồm 260m đất thương mại dịch vụ và 2 2 1.740m 2 đất trồng cây lâu năm.

- Tình trạng pháp lý: Đầy đủ.

- Tình trạng tài sản: Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu đang kinh doanh nhiên liệu theo quy định.

2.Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm

1 Tổng doanh thu, thu nhập Tr.đ 238.805 237.170 217.359

3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tr.đ 14.240 13.388 12.756

2.1.Đối với hoạt động khai thác kinh doanh kho bãi:

*)Tại khu vực Hải Phòng :

Năm 2020, sản lượng vận chuyển của các hãng tàu sụt giảm nên lượng vỏ off hire của các hãng leasing tăng dần Tại thời điểm tháng 7 năm 2020, hoạt động khai thác bãi đã hết công suất khai thác với sản lượng lưu bãi đạt 2,476 teu Từ tháng 7/2020, Công ty đã cơ cấu lại các khách hàng cho thuê bãi không có hiệu quả, tìm kiếm các khách hàng mới thay thế và chủ động khai thác bãi với các dịch vụ gia tăng khác như trông xe và sửa chữa Năm 2020 hoạt động có lợi nhuận âm.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Xác định mục tiêu

Với các thực trạng như hiện nay của Công ty Cổ phần Phát Triển Hàng Hải, sự cấp thiết cần phải thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm dịch vụ và quy mô hoạt động SXKD Công ty trong giai đoạn 2023 – 2025 là cấp bách, đây là mục tiêu chiến lược và sống còn khi mà các dịch vụ hiện tại không còn dư địa phát triển do sự biến động về thị trường logistics trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid

Với định hướng tái cơ cấu về dịch vụ sản phẩm, Công ty Vimadeco cần đặt mục tiêu nằm trong 50 đơn vị đầu ngành giao nhận vận tải, dịch vụ logistics 3PL, 4PL, khai thác kho bãi trong giai đoạn 2022-2025 Vimadeco cũng xác định mục tiêu chiến lược của công ty là trở thành một mắt xích logistics quan trọng sử dụng thế mạnh về CSHT và kinh nghiệm khai thác kho bãi lâu năm kết nối các đơn vị thành viên của Tổng công ty, như các đơn vị cảng, tàu biển, tàu container… Trở thành đơn vị cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, chiếm lĩnh được thị phần, lấy công nghệ làm cốt lõi cho sự phát triển, cho nền móng của một dịch vụ logistics hiện đại, tham gia sâu vào hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng quốc tế, phát triển mạnh mẽ trở thành một nhà cung cấp 4PL có thương hiệu, có công nghệ logistics và các hệ thống phần mềm chuỗi cung ứng, kết nối với khách hàng đảm bảo các giá trị cốt lõi, vươn tới tầm nhìn và mục tiêu đã đặt ra.

Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

2.1.Nghiên cứu thị trường: Duy trì và phát triển thị trường container leasing, container shipping, cho thuê container nội địa, mua bán container, kinh doanh khai thác kho, bãi, logistics, vận tải bộ và cung cấp nhiên liệu.

2.2.Xác định khách hàng mục tiêu và các bước triển khai thực hiện:

2.2.1 Xác định khách hàng mục tiêu:

+ Duy trì các khách hàng truyền thống lớn như PIP, Vinalink, các hãng Leasing như TRITON, CAI, SAECUBE, BEACON, BLUE SKY… đồng thời là các hãng vận tải nội địa trong nước đang thuê container nội địa như Hải An, Vinafco Shipping, VSICO, GLS, Biển Đông, Vân Sơn, Tân Phong…

+ Tìm kiếm thêm các khách hàng là các hãng tàu Shipping lines, hãng Leasing có nhu cầu mở thêm bãi cũng như cung cấp dịch vụ sửa chữa container nếu khách hàng có yêu cầu tại khu vực Tp HCM cũng như khu vực lân cận

+ Tìm kiếm thêm khách hàng vận tải có uy tín, khả năng thanh toán tốt để giảm thiểu công nợ.

+ Phát triển thị trường logistics, tích cực tham gia dự thầu các gói thầu cung cấp dịch vụ logistics cho các khách hàng lớn như Canon, Nitori, Vinfast, VNPost, Ford Việt Nam, An Việt Phát, Tổng công ty Hồng Nga

*) Đối với vận tải đường bộ: Vận tải là mắt xích trọng nhất trong các hoạt động logistics Chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics Vimadeco tập trung phát triển chất lượng và số lượng đội xe vận tải tại hải phòng, kết hợp với các đơn vị thành viên vận tải và các đơn vị vận tải vệ tinh để có thể tham gia đấu thầu các nhà máy, xí nghiệp có quy mô tại các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên…

Để phát triển năng lực vận tải đường biển, Vimadeco tập trung xây dựng dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế cho hàng nguyên container, hàng lẻ và nội địa Quyết định số 1579/QĐ-Ttg ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050 đã tạo động lực cho Vimadeco hướng tới trở thành một trong các nhà NVOCC tại Việt Nam Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của Vimadeco tận dụng thế mạnh của đơn vị lâu năm trong việc cho thuê container.

*) Đối với vận tải thuỷ nội địa: cố gắng duy trì các khách hàng truyền thống lâu năm của Công ty như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, đồng thời phát triển thêm các khách hàng tiềm năng với ưu điểm vận chuyển được khối lượng hàng lớn với chi phí cạnh tranh, góp phần giảm thiểu chi phí logistics cho sản phẩm Đây là dịch vụ mà Công ty cần tập trung phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

*) Đối với dịch vụ khai báo hải quan: đây là một trong các dịch vụ gắn kết cơ bản với các dịch vụ giao nhận, logistics Trong thời gian qua, khu vực phía Bắc của Công ty đã phát triển loại hình dịch vụ này cho các nhà máy lớn của Toyota, Nitori rất tốt và thuận lợi, tuy nhiên dịch vụ này phát triển chưa đồng bộ tại tất cả các chi nhánh của công ty, do vậy định hướng Công ty trong thời gian tới sẽ phát triển dịch vụ này tại khu vực miền Nam, Hải phòng và các tỉnh lân cận, tạo được giá trị gia tăng cho khách hàng củaCông ty.

2.2.2 Các bước triển khai thực hiện

Với mục tiêu chiến lược trên, Công ty cần xác định khách hàng tiềm năng của Công ty trong giai đoạn sắp tới sẽ là các nhà máy sản xuất lớn tại các khu công nghiệp(KCN), với sự biến động của thị trường vận tải biển nội địa và quốc tế, thì đây là cơ hội để Công ty Vimadeco cung cấp được cho các đối tượng khách hàng tiềm năng này các giải pháp về chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức, nhằm đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đúng thời gian (JIT) bắt đầu từ vận tải đường bộ và vận tải biển, sau đó cung cấp các giải pháp toàn diện và tổng thể hơn.

- Sử dụng thế mạnh về kho bãi depot và dịch vụ cho thuê container lâu đời của Công ty để hỗ trợ cho các giải pháp chuỗi cung ứng được hoàn thiện, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường và quốc tế.

- Xây dựng Trung tâm Quản lý chất lượng dịch vụ Khách hàng

Thực hiện các chương trình khảo sát định kỳ để nắm bắt ý kiến khách hàng là cách doanh nghiệp lắng nghe được phản hồi về chất lượng sản phẩm/dịch vụ Từ đó, các ý kiến phản hồi sẽ được tổng hợp và lưu trữ, sử dụng làm cơ sở để cải thiện sản phẩm/dịch vụ Đặc biệt, phản ánh từ các trường hợp khiếu nại sẽ được tiếp nhận và chuyển đến các phòng ban chuyên môn để xử lý và giải quyết, nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu từ khách hàng.

- Thực hiện các chương trình thăm hỏi chăm sóc Khách hàng định kỳ theo tháng/quý/năm bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau như thăm hỏi, zalo, gọi điện, trực tiếp… Thực hiện việc nhập liệu, phân tích dữ liệu, xây dựng chân dung khách hàng nhằm duy trì các khách hàng hiện hữu và thiết lập danh sách các khách hàng trung thành.

- Xây dựng các chương trình phát triển khách hàng tiềm năng định kỳ cho công ty, tiếp nhận các nhu cầu cung cấp dịch vụ, sản phẩm hoặc các giá trị gia tăng của khách hàng, từ đó tư vấn các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các dịch vụ vận tải đa phương thức cho khách hàng.

- Kết nối giải pháp dịch vụ chuỗi tại các chi nhánh của Công ty và xây dựng bảng chào giá tổng thể các dịch vụ cho khách hàng Tìm kiếm và thiết lập các đối tác cung cấp dịch vụ hiệu quả cho các dịch vụ đang thực hiện hoặc sẽ phát triển tại Công ty.

- Xây dựng các chỉ tiêu KPI về khách hàng cho các phòng ban chuyên môn thực hiện.

- Xây dựng các chiến lược chăm sóc khách hàng cụ thể để báo cáo Công ty phê duyệt và thực hiện.

- Thực hiện các báo cáo hàng tháng về các kết quả thực hiện dịch vụ khách hàng, các sự cố bất thường (nếu có) và phương hướng khắc phục để đảm bảo lòng trung thành của Khách hàng đối với Công ty Phân tích thị trường định kỳ và đưa ra các đề xuất, phương hướng nhằm cải tiến dịch vụ cho Công ty.

3.Về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ khai thác kinh doanh.

3.1.Cắt lỗ một số lĩnh vực khai thác kinh doanh thua lỗ kéo dài, lợi thế kinh doanh hạn chế đối với thị trường, cụ thể:

Ngày đăng: 13/05/2024, 15:12

w