1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Một số công thức tính bảo hiểm (huha napa)

9 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số công thức tính bảo hiểm xã hội
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 416,47 KB

Nội dung

Ví dụ: Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau: • Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 4.500.000 đồng • Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 8.500.000 đồng • Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 9.500.000 đồng Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau: Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm Thời gian tham gia BHXH của A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau: - Giai đoạn đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000*1,08*3 = 14.580.000 đồng - Giai đoạn đóng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,05*12 = 107.100.000 đồng - Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,03*12 = 105.060.000 đồng - Giai đoạn đóng từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,00*6 = 51.000.000 đồng - Giai đoạn đóng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*6 = 57.000.000 đồng - Giai đoạn đóng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*3 = 28.500.000 đồng - Tổng tiền đóng BHXH = 14.580.000 + 107.100.000 + 105.060.000 + 51.000.000 + 57.000.000 + 28.500.000 = 363.240.000 đồng Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 363.240.000/42 = 8.648.571 đồng 3. Mức hưởng BHXH một lần: Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 8.648.571 x 3,5 năm x 2 = 60.539.997 đồng Như vậy, tổng tiền BHXH 1 lần được nhận là 60.539.997 đồng *Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá năm 2023 Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH 1 lần tại thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và tổng thời gian tham gia BHXH trước đó. VÍ DỤ: Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016. Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?

Trang 1

2 CÁCH TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN MỚI NHẤT

Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) có sự khác biệt nhất định giữa các

đối tượng tham gia Cụ thể như sau:

1.1 CÔNG THỨC TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN

* Công thức tính BHXH 1 lần của người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

(Căn cứ: Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 01 năm trở lên:

Tiền BHXH 1

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

x Thời gian đóng BHXH

từ 2014)

- Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm:

Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH

* Công thức tính BHXH 1 lần của người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

(Căn cứ: Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)

- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 01 năm trở lên:

Tiền BHXH

1 lần =

(1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

- Nhà nước Số tiền

hỗ trợ (*)

- Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm:

Tiền BHXH 1 lần = 22 % x nhập tháng đã đóng Tổng các mức thu

-Số tiền Nhà nước

hỗ trợ (*)

(*) Trường hợp rút BHXH 1 lần do mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.

1.2 HƯỚNG DẪN TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN

* Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Trang 2

Người có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 01 năm trở lên được áp dụng công thức tính:

Tiền bảo

hiểm xã hội

1 lần =

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

x Thời gian BHXH từ

2014)

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức bình quân tiền

lương tháng đóng

(Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm)

: tháng đóng Tổng số

BHXH

Hệ số trượt giá được ấn định theo từng năm, do Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội quyết định Năm 2023, hệ số trượt giá được áp dụng theo Thông

tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH một lần được tính theo năm Trường hợp thời gian đóng lẻ tháng được xác định như sau:

+ Thời gian đóng có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng thì tính là ½ năm, lẻ từ

07 - 11 tháng thì tính là 01 năm

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH của giai đoạn trước năm 2014 có tháng

lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm

2014 trở đi

Người có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 01 năm được áp dụng công thức tính:

Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương

Trang 3

tháng đã đóng BHXH

Trong đó:

- Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH = Tiền lương tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng

- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

* Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Người có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 01 năm trở lên được áp dụng công thức tính:

Tiền BHXH

1 lần =

(1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

- Nhà nước Số tiền

hỗ trợ (*)

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức bình quân thu

nhập tháng đóng

(Thu nhập tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm)

: tháng đóng Tổng số

BHXH

Hệ số trượt giá được ấn định theo từng năm, do Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội quyết định Năm 2023, hệ số trượt giá được áp dụng theo Thông

tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm Trường hợp thời gian đóng lẻ tháng được xác định như sau:

+ Thời gian đóng có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng thì tính là ½ năm, lẻ từ

07 - 11 tháng thì tính là 01 năm

Trang 4

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH của giai đoạn trước năm 2014 có tháng

lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm

2014 trở đi

- Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày

01/01/2018) được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng

đã đóng BHXH tự nguyện:

Số tiền Nhà nước

hỗ trợ tháng i = 22% x

Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i

x

30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)

- (*) Trường hợp rút BHXH 1 lần do mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Người có thời gian đóng BHXH dưới 01 năm được áp dụng công thức tính:

Tiền BHXH 1 lần = 22 % x nhập tháng đã đóng Tổng các mức thu

-Số tiền Nhà nước

hỗ trợ (*)

Trong đó:

- Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH = Thu nhập tháng chọn đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng

- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

2 CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU BẢO HIỂM MỚI NHẤT

2.1 MỨC HƯỞNG ĐỐI VỚI NLĐ THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45% Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:

Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014

Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015

Trang 5

Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

- Trợ cấp 1 lần

Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ

lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn

số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

2.2 MỨC HƯỞNG ĐỐI VỚI NLĐ THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45% Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính trung bình các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ

- Trợ cấp 1 lần

Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

BÀI TẬP VÍ DỤ:

Ví dụ: Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ

tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau:

 Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 4.500.000 đồng

 Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 8.500.000 đồng

 Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 9.500.000 đồng

Trang 6

Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm

Thời gian tham gia BHXH của A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm

Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000*1,08*3 = 14.580.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,05*12 = 107.100.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,03*12 = 105.060.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,00*6 = 51.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*6 = 57.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*3 = 28.500.000 đồng

- Tổng tiền đóng BHXH = 14.580.000 + 107.100.000 + 105.060.000 + 51.000.000 + 57.000.000 + 28.500.000 = 363.240.000 đồng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng =

363.240.000/42 = 8.648.571 đồng

3 Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

8.648.571 x 3,5 năm x 2 = 60.539.997 đồng

Như vậy, tổng tiền BHXH 1 lần được nhận là 60.539.997 đồng

*Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá năm 2023

Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH

1 lần tại thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và tổng thời gian tham gia BHXH trước đó

Trang 7

VÍ DỤ:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016 Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016 Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.200.000đ

- Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.445.000đ

- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ

- Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ

- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ

- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2011 2016, mức lương đóng BHXH là: 2.515.000đ

Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày

28/12/2016 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2013, 2014,

2015, 2016 tương ứng là 1,08; 1,03; 1,03; 1,00 Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của công nhân A được tính như sau:

- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng):

1.200.000 x 12 x 1,08 = 15.552.000 đồng

- Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng):

1.445.000 x 9 x 1,03 = 13.395.150 đồng

- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng):

2.140.000 x 3 x 1,03 = 6.612.600 đồng

- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng):

2.140.000 x 6 x 1,03 = 13.225.200 đồng

- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng):

2.140.000 x 2 x 1.00 = 4.280.000 đồng

- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng):

Trang 8

2.515.000 x 5 x 1.00 = 12.575.000 đồng

Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng

Tổng mức lương đóng BHXH của công nhân A là:

15.552.000 + 13.395.150 + 6.612.600 + 13.225.200 + 4.280.000 + 12.575.000 = 65.639.950 đồng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:

65.639.950/37 = 1.774.052 đồng

Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm

Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là:

1.774.052 x 1 x 1,5 = 2.661.078 đồng

Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng

Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là:

1.774.052 x 2,5 x 2 = 8.870.260 đồng

Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần công nhân A được hưởng là:

2.661.078 + 8.870.260 = 11.531.338 đồng

VÍ DỤ:

Bạn Nguyễn Văn A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2016 đến tháng 06/2019 như sau:

Từ tháng 10/2016 - 12/2017: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng

Từ tháng 01/2018 - 03/2019: Mức lương 5.500.000 đồng/tháng

Tháng 04/2019 - 06/2019: Mức lương 7.000.000 đồng/tháng

=> Mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần mà Bạn A có thể nhận được sẽ được tính toán theo công thức tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH: 02 năm 9 tháng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Giai đoạn đóng từ T10/2016 đến T12/2016: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng: 5.000.000 x 1.16 x 3 = 17.400.000 đồng

Giai đoạn đóng từ T1/2017 đến T12/2017: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng: 5.000.000 x 1.12 x 12 = 67.200.000 đồng

Giai đoạn đóng từ T1/2018 đến T12/2018: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.500.000 đồng: 5.500.000 x 1.08 x 12 = 71.280.000 đồng

Giai đoạn đóng từ T1/2019 đến T3/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.500.000 đồng: 5.500.000 x 1.05 x 3 = 17.325.000 đồng

Trang 9

Giai đoạn đóng từ T4/2019 đến T6/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7.000.000 đồng: 7.000.000 x 1.05 x 3 = 22.050.000 đồng

=> Tổng tiền đóng BHXH = 17.400.000 + 67.200.000 + 71.280.000 + 17.325.000 + 22.050.000 = 195.255.000 đồng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 5.916.818 đồng

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 5.916.818 x 3 năm x 2 = 35.500.908 đồng

=> Tổng tiền BHXH một lần mà Bạn A sẽ được nhận là 35.500.908 đồng

1 MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC HIỆN NAY

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ)

cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động Người lao động

BHXH

BHTN BHYT

BHXH

BHT

HT

14

Tổng cộng 32%

Ngày đăng: 12/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w