1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Du Lịch - Đề Tài - Phát Triển Du Lịch Dựa Trên Cơ Sở Phát Triển Bền Vững

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Dựa Trên Cơ Sở Phát Triển Bền Vững
Trường học Trường Đại Học Phú Xuân
Chuyên ngành Quản Trị Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 480,78 KB

Nội dung

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai..." Trái ngược với hiểu biết phổ b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN

… …

Đề tài:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA TRÊN CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Học phần: Quản trị du lịch

Chuyên ngành: VĂN HÓA DU LỊCH

Trang 2

A Phần mở đầu

Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế rất quan trọng không chỉ

ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia trên thế giới Hàng năm nó mang lại một lợi nhuận khổng lồ và tạo việc làm cho nhiều người Vì vậy, việc phát triển du lịch là vấn đề tất yếu Nhưng nó phát triển ra sao và như thế nào thì là rất là khó khăn Và người ta dựa trên tiêu chí là phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển bền vững

Trang 3

B Nội dung

1 Các khái niệm

1.1 Phát triển bền vững là gì ?

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế

hệ tương lai "

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì

sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên

Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hội bước vào thế kỉ 21 Vấn để ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt

Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao

Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :

 Môi Trường Bền Vững

 Xã Hội Bền Vững

 Kinh tế Bền Vững

Trang 4

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào

sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người,

không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những

quyền cơ bản của con người

1.2 Tại sao phát triển du lịch ?

Trang 5

Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước này đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước Tổng cục Du lịch Việt Nam dự báo con số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm

2010 là 4,5-4,6 triệu lượt, số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu lượt năm 2010, tăng 12% so với năm 2009.

Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng

Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành

du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization),

một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác

Trang 6

nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

1.3 Tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm

khoảng 70% di tích của Việt Nam Tới năm 2011, có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh

Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Trang 7

Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ Cà Mau và biển Kiên Giang

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ Nhiều suối có

hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang

Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79 Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là

Trang 8

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch

2 Hiện trạng của ngành du lịch Việt Nam

Một trong những tiêu chí cho biết đâu là một bãi biển đẹp chính

là tầm nhìn Nhưng khắp các bãi biển ở ta, tầm nhìn đã bị che khuất bởi xây dựng Chẳng hạn như Mũi Né, Vũng Tàu, các bãi biển ở

Quảng Nam…

Du khách nước ngoài đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở vịnh Hạ Long khi nơi đây tận thu khai thác du lịch

Váng dầu từ tàu thuyền, nhất là rác thải, chai lọ, túi ni-lông trong vịnh… đến nay vẫn chưa được xử lý bài bản để hạn chế Sông Dương Đông ở Phú Quốc có rất nhiều rác

Ở vịnh Nha Trang, dịch vụ đi tàu ra đảo ngắm san hô ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường Các bản người dân tộc ở Sapa đã bị

bê tông hóa để tiện phục vụ du khách, mất đi bản sắc vốn đã tạo nên

sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế Tình trạng này cũng giống ở Hội

An, khi ngày càng nhiều người dân ở địa phương khác đến đây mua nhà để làm du lịch Do đó góp phần đánh mất bản sắc của cư dân bản

Trang 9

địa Nhưng du lịch làm cho xấu đi nhanh nhất có lẽ là ở Đà Lạt Rất nhiều thắng cảnh ở đây đến nay không còn do chịu sự tác động của con người… "Nhiều người nghĩ làm du lịch ở ta dễ quá, nên làm một cách manh mún, chủ yếu "ăn" vào thiên nhiên, nên không bền vững", ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, bình luận

Đi cùng với phát triển du lịch là những trả giá về cảnh quan môi trường, xã hội, nhưng vấn đề là chúng ta phải biết cách hạn chế những trả giá đó Theo các doanh nghiệp lữ hành, để tránh phải trả giá nặng

nề, họ cần có chính sách để thực thi cho phù hợp Chẳng hạn, vấn đề

sử dụng bao ni-lông ra sao; tuân thủ quy định môi trường du lịch biển như thế nào… Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng cần phải rà soát lại tất

cả những quy hoạch hiện nay để có điều chỉnh hợp lý

3 Phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển bền vững

Qua những khái niệm cả về “ Phát triển bền vững” và “ Du lịch”

ở các mục trên Ta có thể thấy rõ ràng là du lịch muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững Điều đó sẽ được chứng minh qua những nhận định sao

Chúng ta biết Du lịch là ngành công nghiệp không khói, đem lại hàng năm một lợi nhuận khổng lồ và tạo điều công ăn việc làm cho hàng triệu người

Trang 10

3.1 Ngành công nghiệp không khói

Đã là ngành công nghiệp không khói Tức là ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận nhưng lại thân thiện với môi trường, đưa con người gần gũi với thiên nhiên hơn Du lịch là ngành dựa vào các yếu

tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của một vùng, một quốc gia hay lãnh thổ để đưa vào khai thác du lịch Các du khách liệu có muốn đến một đất nước mà dù tài nguyên thiên nhiên rất là đẹp, rất hùng vĩ nhưng lại bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh hoặc do chính sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng ở những vùng đó Chắc chắn một điều rằng, du khách sẽ không bao giờ đến những nơi như vậy Vì vậy khi chúng ta phát triển du lịch thì yếu tố môi trường tự nhiên là yếu tố hàng đầu, là ưu tiên số một

3.2 Yếu tố xã hội

Khi phát triển du lịch thì yếu tố xã hội cũng không kém phần quan trọng và có thể xem đó là vấn đề mấu chốt Một khi Xã hội bền vững thì việc phát triển du lịch cũng dễ dàng hơn Làm du lịch không phải chỉ vì lợi ích của một cá nhân mà là vì một tập thể, không phải dựa vào ý chí hay sức lực của 1 người hay một nhóm nào đó mà của

cả dân cư ở nơi chúng ta muốn phát triển Điều đó đã nói lên việc phát triển du lịch cần phải phối hợp với các cư dân địa phương đó cùng họ làm du lịch Người dân có việc làm, cùng chung sức đóng góp cho tài nguyên ở đó và cơ quản chủ quan thì có lợi nhuận

3.3 Yếu tố kinh tế

Yếu tố này không thể thiếu trong việc phát triển du lịch Vì chúng ta kinh doanh một cái gì thì yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu Rõ ràng một điều, phát triển bền vững ở mặt kinh tế thì phải kết hợp cả 2 yếu tố xã hội và môi trường Khi đó, không chỉ kinh tế phát triển, môi trường được đảm bảm, xã hội công bằng và văn minh Thì việc phát triển du lịch cũng vậy Một khi đã có một nền cơ bản của phát triển bền vững ở một vùng nào đó thì việc phát du lịch cũng

sẽ được tiến hành một cách dễ dàng hơn

Trang 11

C Kết luận

Qua những nhận định trên, chúng ta có thể thấy việc phát triển

du lịch phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững Những yếu tố phát triển bền vững rất là quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam nói chung mà của còn thế giới

Ngày đăng: 12/05/2024, 13:47

w