1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn Vingroup
Tác giả Phạm Minh Chung
Người hướng dẫn Lê Thụy Xuân Dương
Trường học Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
Chuyên ngành Nhập môn quan hệ công chúng
Thể loại Báo cáo dự án môn học
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 18,57 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu dự án nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Ý nghĩa nghiên cứu (12)
  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP (15)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (15)
    • 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty (16)
    • 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận PR (17)
    • 1.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty (0)
    • 1.5. Tìm hiểu thực trạng hoạt động PR của doanh nghiệp đang lựa chọn (0)
  • PHẦN 2. MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ LỘ TRÌNH CÔNG DANH TRONG HOẠT ĐỘNG PR CỦA DOANH (39)
    • 2.1. Mô tả công việc và yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ ở từng vị trí công việc (39)
    • 2.2. Mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc trên tại doanh nghiệp (43)
  • PHẦN 3. PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU CÔNG VIỆC NGÀNH PR (44)
    • 3.1. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với nghề PR (44)
    • 3.2. Đánh giá năng lực bản thân đối với yêu cầu công việc ngành PR (58)
      • 3.1.1. Đánh giá bn th愃Ȁn qua c漃Ȁng c甃⌀ tr'c nghiẹ뤂m đ椃⌀nh h甃◌ᬀ ơꄁng ngh- nghiẹ뤂p ................................. 3.1.2. Tư뀣 xác đ椃⌀nh như뀃ng đi3m m愃⌀nh, đi3m y Āu c6a bn th愃Ȁn. ................................................................. PHẦN 4. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH CỦA BẢN THÂN TẠI DOANG NGHIỆP ĐÃ CHỌN (0)
    • 4.1. Mục tiêu nghề nghiệp (60)
    • 4.2. Xây dựng lộ trình công danh (60)
    • 4.3. Chương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu nghề nghiệp (60)
  • PHỤ LỤC (61)

Nội dung

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin với xu hướng bùng nổ của mạng xãhội trong đời sống dẫn đến các hoạt động PR phải thay đổi theo, nhất là thế hệđang trong giai đoạn trưởng thành

Lý do lựa chọn đề tài

Quan hệ công chúng (PR) là hoạt động thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp trong thời đại ngày nay PR đóng vai trò như cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng Thông qua các hoạt động PR, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp và hình ảnh tích cực đến công chúng, xây dựng mối quan hệ bền chặt với các bên liên quan và nâng cao danh tiếng của mình.

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin với xu hướng bùng nổ của mạng xã hội trong đời sống dẫn đến các hoạt động PR phải thay đổi theo, nhất là thế hệ đang trong giai đoạn trưởng thành thế hệ Y (Young generation) và thế hệ trẻ Z (Zoomers) nhiều khách hàng mới thì Công ty phải có chính sách PR phù hợp, có kế hoạch lâu dài để thích ứng với hoàn cảnh mới và phát huy thế mạnh của mình.

Bên cạnh đó việc vạch sẵn cho mình một lộ trình rõ ràng và cụ thể trong một doanh nghiệp là một việc hết sức cần thiết trong bối cảnh nhiều bạn trẻ hiện nay đang dần trở nên mơ hồ và mất định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc

Vì vậy, việc xây dựng cho bản thân một lộ trình công danh cụ thể sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ được bản chất của công việc, môi trường làm việc cũng như khả năng của bản thân đối với công việc có thật sự phù hợp hay không. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dưng lộ trình công danh của bản thân trong một doanh nghiệp, nên tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG LỘ TRÌNH

CÔNG DANH BẢN THÂN TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP”

Mục tiêu dự án nghiên cứu

M甃⌀c tiêu nghiên cứu c6a đ- tài nhằm:

Nghiêm cứu và tổng hợp thông tin về tập đoàn Vingroup

Tìm hiểu và đánh giá năng lực của doanh nghiệp từ đó đưa ra mức độ phù hợp của bản thân đối với tập đoàn Vingroup.

Xây dựng lộ trình công danh cho bản thân khi được vào làm việc tại tập đoàn Vingroup.

Hiểu biết những cái hay và những mặt hạn chế còn tồn tại trong hoạt động PR tại Tập đoàn Vingroup. ix

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: nghiêm cứu định tính,sưu tầm và thu thập dữ liệu.

Ý nghĩa nghiên cứu

Thông qua bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ có được một cái nhìn tổng quan và bao quát về cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động và chiển khai các chiến dịch PR ngay cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp Bên cạnh đó việc xây dựng một lộ trình công danh rõ ràng sẽ giúp chúng ta chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang vững vàng để đương đầu với những thử thách trong môi trường doanh nghiệp thực tế

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Người chịu trách nhiệm chính

(20/9 – 22/9) Hoàn thành PHẦN 1 TỔNG QUAN

- Hoàn thành PHẦN 2 MÔ TẢ TÍNH

CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ

CÔNG VIỆC VÀ LỘ TRÌNH CÔNG

DANH TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ

- Hoàn thành PHẦN 3 PHÂN TÍCH

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NĂNG

LỰC BẢN THÂN ĐỐI VỚI YÊU

CẦU CÔNG VIỆC NGÀNH PR

- Hoàn thành PHẦN 4 XÂY DỰNG

LỘ TRÌNH CÔNG DANH CỦA

BẢN THÂN TẠI DOANH NGHIỆP ĐÃ CHỌN

(4/10 – 5/10) Hoàn thành các phầần ph trong đềầụ tài - Chung

(6/10 – 10/10)- Xem l愃⌀i và chỉnh sửa toàn bộ nội dung - Chung

(ký và ghi rõ họ tên)

Nhóm Sinh viên thực hiện

(ký và ghi rõ họ tên)

NỘI DUNG BÁO CÁO DỰ ÁN

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom được thành lập năm 1993 tại Ukraine Sau đó, Technocom trở về Việt Nam và bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản Những thương hiệu chiến lược ban đầu của Technocom là Vinpearl và Vincom Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”), là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường Việt Nam, đạt 69,7 nghìn tỷ đồng – tính đến ngày 24 tháng 06 năm 2015. Tại ngày 30/09/2016, tổng tài sản Vingroup đạt 173.234 tỷ đồng, tăng 27.680 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 41.905 tỷ đồng, tăng 4.320 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015

Tại ngày 31/12/2016, tổng tài sản Vingroup đạt 180.451 tỷ đồng, tăng 34.896 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 45.266 tỷ đồng, tăng 7.681 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015

Tại ngày 30/9/2017, tổng tài sản Vingroup đạt 204.938 tỷ đồng, tăng 24.482 tỷ đồng so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu đạt 49.718 tỷ đồng.( theo baodautu). Tại ngày 31 tháng 12 năm 2017, tổng tài sản Vingroup đạt 214.855 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu đạt 52.306 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2019, tổng tài sản Vingroup đạt 357.159 tỷ đồng tương đương 15,5 tỷ USD, vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt là 24% và 26,7% so với năm 2018 Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 92.614 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với cùng kỳ

Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản Vingroup đạt 422.504 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 135.853 tỷ đồng, tăng lần lượt 4,6% và 12,7% so với cuối năm 2019. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng tài sản Vingroup đạt 427.324 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 159.147 tỷ đồng, tăng lần lượt 1% và 17% so với cuối năm 2020.

Tại ngày 30 tháng 06 năm 2022, tổng tài sản Vingroup đạt 508.609 tỷ đồng, tăng 19% so với 31 tháng 12 năm 2021

Nhìn lại hành trình 29 năm qua, quy mô Vingroup đã thay đổi chóng mặt Từ khoảng 1,7 tỷ USD năm 2010, tài sản Vingroup đến tháng 9/2020 đã lên tới 18,5 tỷ USD và gần đây nhất là tháng 6/2022 tổng tài sản Vingroup đã đạt gần 22 tỷ USD Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Vingroup từ một thanh niên buôn áo gió tại Moscow, doanh nhân trẻ kinh doanh nhà hàng và mì gói tại Ukraine, giờ đây đã trở thành tỷ phú đô la, đứng trong top 300 người giàu nhất hành tinh và là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam nhiều năm liên tiếp

Hình 1.1: Logo của tập đoàn Vingroup ( https://rubee.com.vn/logo- vingroup.html )

Sơ đồ tổ chức công ty

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của tập đoàn Vingroup

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận PR

Nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và xử lý các tình huống khủng hoảng truyền thông, Vingroup đã thành lập ban truyền thông chuyên nghiệp Ban này có trách nhiệm theo dõi, ứng biến, quản lý rủi ro một cách hệ thống Ngoài ra, ban truyền thông còn đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tập đoàn và khách hàng, đồng thời đảm bảo hình ảnh tích cực của Vingroup trong mắt công chúng Qua đó, Vingroup kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh và gia tăng hiệu ứng tích cực, góp phần hoàn thành các kế hoạch của tập đoàn.

Mỗi ngày, các thành viên trong bộ phận có nhiệm vụ liên tục theo dõi thông tin trên báo chí viết về Vingroup để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn, sử dụng công cụ social listening để “lắng nghe” trên các kênh mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Google+, Blog, Forum,…, công chúng đang đối thoại như thế nào, nhận định tốt hay xấu về các sản phẩm, dịch vụ của Vingroup, từ đó có những động thái kịp thời trước khi một vấn đề tiêu cực về thương hiệu bị phát tán và trở thành khủng hoảng Bên cạnh đó, ban quản trị rủi ro cũng tiếp nhận báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng của từng P&L trong tập đoàn Vingroup trình bày về những khiếu nại trực tiếp của khách hàng, thông tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông, căn cứ theo đó đề xuất lên cấp trên những thay đổi cần thiết để tình trạng tương tự không diễn ra hoặc lập tức chỉ đạo các bộ phận liên quan trong P&L giải quyết vấn đề nếu không quá phức tạp Trong khi đó, mỗi thành viên của ban truyền thông tập đoàn lại chịu trách nhiệm về hình ảnh thương hiệu của 1 – 2 P&L, có chức năng hỗ trợ, giám sát và tư vấn việc cập n

Bộ phận truyền thông bao gồm 4-5 nhân sự phụ trách toàn bộ công việc liên quan đến truyền thông của từng P&L Đội ngũ này bao gồm: trưởng phòng chịu trách nhiệm chính, nhân viên thiết kế, nhân viên biên tập, nhân viên viết bài và nhân viên quan hệ báo chí Ngoài việc thực hiện hoạt động tin tức, ấn phẩm nội bộ và tổ chức sự kiện, bộ phận truyền thông còn đóng vai trò thẩm định, phê duyệt các quyết định có liên quan và triển khai các chiến dịch truyền thông nội bộ của cả tập đoàn.

01 nhân sự phụ trách mảng digital marketing (chạy google adwords, facebook ads, quảng cáo banner online,…), liên hệ quảng cáo tại các tòa nhà, hợp tác khuyến mãi với các đối tác và tổ chức sự kiện Mỗi nhân viên đều được yêu cầu về khả năng thích ứng và linh hoạt rất cao, vì sẽ luôn có sự linh động trong việc luân chuyển ở nhiều vị trí và chức vụ khác nhau.

1.4 Tìm hiểu thực trạng hoạt động PR của doanh nghiệp đang lựa chọn

V- truy-n th漃Ȁng đối nội:

Thấu hiểu người lao động là nguồn lực và là yếu tố quyết định liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp, Tập đoàn Vingroup luôn quản lý và đánh giá người lao động theo năng suất và hiệu quả công việc, đem lại cơ hội công bằng cho tất cả các cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc, cống hiến và tạo điều kiện để họ phát huy năng lực tối đa Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng cơ cấu nhân sự của Vingroup năm 2015 có tới 19.652 người trong độ tuổi 20 – 30 và trình độ dưới đại học là 18.978 người.

Vingroup chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết thông qua truyền thông nội bộ Khi gia nhập Vingroup, nhân viên nhận được "hộ chiếu" mô tả các khóa đào tạo bắt buộc về tầm nhìn, sứ mệnh, kỹ năng giao tiếp và chuyên môn Các khóa đào tạo này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tổ chức các hoạt động team building để tăng tính gắn kết Vingroup đầu tư mạnh vào đào tạo, sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên đạt kết quả cao Chi phí đào tạo giáo viên và nhân viên của Hệ thống Giáo dục Vinschool là minh chứng cho sự đầu tư liên tục của Vingroup trong xây dựng đội ngũ tài năng và gắn kết.

Bên cạnh đó, nhằm lan tỏa tuyên ngôn về giá trị người Vingroup đến từng cán bộ nhân viên, ban truyền thông của tập đoàn còn cho ra mắt 2 ca khúc: “Tự hào Vingroup” do nhạc sĩ Đức Cường sáng tác (xem phụ lục 1) Và “Bài ca Vingroup” do nhạc sĩ Phú Quang sáng tác (xem phụ lục 2) Một công ty, doanh nghiệp sở hữu bài hát mà nhân viên nào cũng biết, cũng thuộc, không ngoa nếu nói rằng đây là một tài sản lớn Bởi bản thân những ca khúc này không chỉ dừng lại ở tính giải trí mà còn tạo ra được sự tương tác, phản ánh tinh thần, văn hóa doanh nghiệp rất cao Ngoài ra, tập đoàn Vingroup còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi và đời sống tinh thần của toàn thể CBNV Có thể kể đến “Ngày hội sống khỏe” được tổ chức thứ 6 hàng tuần thu hút hàng trăm CBNV tham gia với các hoạt động rèn luyện thể chất như: bóng đá, tennis, cầu long, nhảy Flashmob, nhảy Zumba, Thái cực quyền, yoga…; “lễ kỷ niệm ngày truyền thống tập đoàn” mùng 8/8 hàng năm với các hoạt động thi đua, đại nhạc hội, tăng lương toàn Tập đoàn và trao thưởng, vinh danh các tập thể xuất sắc; “tiệc mừng công” vào dịp cuối năm; “ngày hội cuối Quý”, “Giải chạy Vingroup” và các cuộc thi văn nghệ với các tiết mục được đầu tư kỹ lưỡng, giàu tính nghệ thuật và thể hiện tài năng của con người Vingroup như “Hợp ca tranh tài” Hàng năm, tập đoàn Vingroup cũng kêu gọi CBNV tham gia các hoạt động thiện nguyện, như hiến máu nhân đạo, cứu trợ cấp phát lương thực, quần áo ấm, sách vở cho nhà trẻ mồ côi, các hộ nghèo tại vùng sâu vùng xa, tặng quà Tết tới các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều địa phương trên mọi miền Tổ quốc.

5 Đặc biệt, năm 2015, nhằm truyền thông liên tục, kịp thời mọi thông tin, hoạt động của tập đoàn từ các cơ sở trên cả nước, website nội bộ mang tên “Ngôi nhà Vingroup” đã ra đời tại địa chỉ: https://www.vinclub.vn/ Với giao diện thiết kế tương tự mạng xã hội Facebook, đây là không gian chung để CBNV dễ dàng tìm hiểu về lịch sử tập đoàn, cập nhật tin tức của các P&L nhanh chóng và tiện lợi hơn, được giao lưu, kết nối với các thành viên của đại gia đình Vingroup thông qua hội, nhóm có chung sở thích/đam mê hay chia sẻ và bày tỏ quan điểm bản thân một cách dễ dàng, sinh động Tại đây, sau khi lựa chọn được hơn 60 hạt nhân văn hóa làm đội ngũ tiên phong với mục tiêu lan tỏa các giá trị văn hóa Vingroup sâu và rộng tới từng cơ sở, ban các chiến dịch cấp tập đoàn, thu hút đông đảo CBNV tham gia Nếu “Tự hào Vingroup” là cuộc thi để các cá nhân/hội nhóm thông qua việc chụp ảnh, viết bài, sáng tác thơ, hát hợp xướng, biểu diễn nghệ thuật… thể hiện lòng tự hào với các giá trị văn hóa của Vingroup thì “Sáng kiến thời chiến” lại nhận được rất nhiều bài dự thi đưa ra các sáng kiến giúp thúc đẩy tăng trưởng thị phần và doanh thu, làm gọn nhẹ hệ thống và gia tăng hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động, xây dựng văn hóa trách nhiệm, chủ động ở CBNV…

Hình 1.4.1-1.4.2: Một vài hình ảnh giao diện “Ngôi nhà Vingroup” ( https://www.vinclub.vn/)

Cuối năm 2015, Vingroup cũng bắt đầu triển khai dự án “Talent Pool” với mục tiêu quy hoạch và tạo nguồn nhân lực kế cận từ bên trong và bên ngoài cho các vị trí cán bộ lãnh đạo chủ lực từ cấp cơ sở, cấp công ty và cấp tập đoàn Ngoài các chương trình đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận trong nội bộ, dự án “Talent Pool” còn tập trung vào hai chương trình nổi trội là: (1) Chương trình học bổng

“Tài năng trẻ Vingroup” dành cho sinh viên xuất sắc, giúp các em sinh viên có cơ hội thực tập theo chương trình đặc biệt tại Vingroup và (2) Chương trình

“Nhà Lãnh đạo tương lai” nhằm tìm kiếm, đào tạo và phát triển các em sinh viên mới tốt nghiệp để trở thành nguồn lãnh đạo kế cận cấp cơ sở cho Vingroup Bên cạnh những đãi ngộ hấp dẫn thì CBNV khi bắt đầu làm việc tại Vingroup đều được xác định rõ tư tưởng về môi trường làm việc áp lực, đề cao hiệu quả, là nơi chỉ có những con người có năng lực, bản lĩnh, chung chí hướng mới có thể ở lại Điều này thể hiện rõ nhất ở việc vào các ngày 10, 20, 30 hàng tháng Chủ tịch, Tổng giám đốc các P&L, các Trưởng ban của Tập đoàn đều phải báo cáo cho Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng việc rà soát, đánh giá lại năng lực làm việc của các CBNV dưới quyền về năng suất, hiệu quả công việc, khả năng

7 chủ động trong công việc, tốc độ xử lý công việc, thái độ và tinh thần dịch vụ…, từ đó sàng lọc các CBNV không đáp ứng được yêu cầu Việc tôn thượng kỷ luật ở Vingroup cũng được thực hiện rất chặt chẽ Đơn giản như việc các cá nhân thường xuyên, liên tiếp muộn giờ chấm dấu vân tay giờ làm hoặc mặc đồng phục sai quy định đều bị lập biên bản, phạt tiền từ 500.000 VNĐ trở lên và áp dụng mức hình phạt cao hơn nếu tiếp tục tái diễn.

V- truy-n th漃Ȁng đối ngo愃⌀i:

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận, tôi không thể trình bày hết tất cả hoạt động truyền thông đối ngoại của tập đoàn Vingroup mà chỉ có thể đi vào phân tích một số lĩnh vực kinh doanh nổi bật như sau:

1.4.1 Lĩnh vư뀣c bất động sn (Vinhome & Vincom) a Vinhomes – Hẹ뤂 thống căn hộ và biẹ뤂t thư뀣 d椃⌀ch v甃⌀ đẳng cấp

Hiện nay, Vinhomes được đánh giá là thương hiệu bất động sản số 1 tại Việt Nam Hoạt động trong lĩnh vực phát triển, bán và vận hành bất động sản nhà ở phức hợp phân khúc trung và cao cấp, các dự án của Vinhomes đều được xây dựng tại những vị trí đắc địa của tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc, hội tụ đẳng cấp về: sản phẩm nhà ở chất lượng cao; dịch vụ tại gia chuyên nghiệp tiêu chuẩn 5 sao; môi trường sống xanh, sạch; văn hóa cộng đồng nhân văn; an ninh – an toàn được đảm bảo và tiện ích đồng bộ, đầy đủ.

Mặc dù tới nay, hệ thống Vinhomes đã có tới 8 cơ sở song thông điệp truyền thông cốt lõi của tất cả các khu căn hộ, biệt thự xa hoa này đều là “nơi hạnh phúc ngập tràn” Bởi Vinhomes cho rằng một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, đẳng cấp xứng tầm với sự phát triển của thành phố sẽ mang đến sự thoải mái, những phút giây thăng hoa, tiện nghi cho gia chủ và là khởi đầu may mắn cho việc xây dựng một tổ ấm hạnh phúc Ngoài website chính thức ở địa chỉ: http://vinhomes.vn/ (duy trì đăng 2 bài PR/tuần), Vinhomes còn triển khai nhiều hoạt động truyền thông trên fanpage Vinhome: https://www.facebook.com/vinhomes.vn và kênh youtube Vinhomes cũng lập các fanpage riêng cho từng dự án như: Vinhomes Central Park, Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia,Vinhomes Times City, (duy trì đăng trung bình

Tìm hiểu thực trạng hoạt động PR của doanh nghiệp đang lựa chọn

Vậy thì, dựa trên những thành tựu đạt được, có thể thấy, hoạt động truyền thông của Tập đoàn Vingroup luôn được quan tâm và chú trọng Các sự kiện, chương trình trước khi được triển khai đều được lên kế hoạch, kịch bản, quản trị rủi ro rõ ràng Bên cạnh đó, với đội ngũ các chuyên gia hàng đầu của mình, Vingroup luôn tiến hành những nghiên cứu về môi trường, con người một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện các dự án, chiến dịch.

MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ LỘ TRÌNH CÔNG DANH TRONG HOẠT ĐỘNG PR CỦA DOANH

Mô tả công việc và yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ ở từng vị trí công việc

Bảng 1: Bảng mô tả vị trí, công việc và yêu cầu của doanh nghiệp

Vị trí Mô tả công việc Yêu cầu của doanh nghiệp

- Hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông của công ty

Sáng tạo các ý tưởng truyền thông độc đáo, phù hợp với mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp là chìa khóa dẫn đến hiệu quả truyền thông như mong đợi Những ý tưởng này có thể bao gồm các chương trình truyền thông chuyên biệt hoặc các hoạt động truyền thông nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

- Hỗ trợ quản trị các kênh truyền thông của công ty: Website, facebook, Linkedin, …

- Sử dụng tiếng anh thành thạo tương đương IELTS 6.5

- Tốt nghiệp: Ngoại Thương, Cử nhân báo chí, truyền thông cộng đồng là lợi thế

- Năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, có khả năng đa năng đa nhiệm

- Nghiên cứu xây dựng content theo yêu cầu, hướng đến khách hàng mục tiêu của công ty

- Phân tích hiệu quả của các chiến

- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói tốt

- Có khả năng xử lý tình huống, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt

25 dịch truyền thông và lập báo cáo theo yêu cầu

- Chỉnh sửa các tạp chí, bài báo và bài phát biểu nội bộ.

- Thực hiện xây dựng chiến lược cùng team digital marketing; góp ý về hình ảnh quảng cáo, video sẽ đăng tải trên các kênh truyền thông

- Lên kế hoạch và tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, khai trương…

- Quản lý và cập nhật thông tin trên các trang web của công ty, mạng xã hội

- Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và giúp công ty thực hiện các hoạt động cộng đồng ý nghĩa thiết thực để nâng cao hình ảnh

- Khả năng chịu đựng áp lực cao trong công việc

- Đề ra các chiến lược quan hệ

-công chúng sáng tạo phù hợp với hồ sơ công ty

- Phát triển các kế hoạch PR hiệu quả bằng các chiến lược và chiến thuật phù hợp

- Tổ chức và phối hợp cùng với các phòng tổ chức các hoạt động

- Sử dụng nhiều kênh khác nhau

(TV, báo chí, internet, v.v.) để tối đa hóa độ hiển thị của công ty

Sắp xếp cho các cuộc phỏng vấn hoặc các sự kiện công chúng và

- Có khả năng đọc và dịch Tiếng Anh sang tiếng Việt, am hiểu về truyền thông

- Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm tại các vị trí tương đương

- Kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc và giải quyết vấn đề tốt

- Kiến thức vững chắc về truyền thông xã hội (blog, Facebook, Twitter, v.v.) xây dựng các thông cáo báo chí

- Tư vấn cho công ty xử lý các vấn đề công cộng nhạy cảm để duy trì danh tiếng

- Phân tích kết quả của các chiến dịch PR và chuẩn bị báo cáo

Trưởng phòng PR - Kiểm tra và xử lý các hoạt động

PR khi có khủng hoảng.

- Xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty, đưa ra các thông cáo báo chí, quản lý những tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.

- Chuẩn bị tài liệu cho các chiến dịch quảng cáo.

- Làm việc với truyền thông và báo chí, đảm bảo duy trì hình ảnh tích cực của công ty Bằng cách viết các bài đánh giá, nhận xét, sắp xếp các cuộc phỏng vấn, họp báo, những câu chuyện sáng tạo và mở rộng mối liên hệ với các kênh truyền thông khác nhau.

- Quản lý hoạt động tuyển dụng và giám sát công việc của các thành viên trong nhóm.

- Xây dựng ngân sách cho các hoạt động PR.

- Theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty để đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và hình ảnh của công ty, cũng như cập nhật xu hướng phát triển ngành mới nhất.

- Bằng Cử nhân về lĩnh vực Marketing, Quảng cáo, Truyền thông hoặc một ngành có liên quan

- Có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Có kinh nghiệm 5 năm trở lên ở vị trí nhân viên PR, 2 năm làm quản lý ở những công ty có quy mô tương đương

- Nhạy bén và hiểu biết thị trường

Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Hiểu biết về tiếng Anh

- Thành thục trong việc sử dụng MS Word, Excel, PowerPoint

- Báo cáo kết quả các kế hoạch, chiến dịch PR cho Ban Giám đốc.

Giám đốc PR - Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp;

- Nâng cao nhận thức về doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh doanh;

- Quản lý mối quan hệ với khách hàng và các đối tác của doanh nghiệp;

- Đại diện cho doanh nghiệp tại các hội nghị, hội thảo, sự kiện và giới truyền thông;

- Thường xuyên cập nhật tin tức và xu hướng truyền thông;

- Phân tích thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, đề xuất hướng phát triển mới cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;

- Quản lý cơ sở dữ liệu thông tin truyền thông của doanh nghiệp, phân quyền tiếp cận thông tin;

- Giám sát việc quản lý nội dung, hệ thống thông tin của doanh nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và xử lý rủi ro thương hiệu, chuẩn bị các phương án giải quyết tình huống phát sinh tốt nhất nhằm đảm bảo danh tiếng của doanh nghiệp;

- Có kiến thức về sản xuất và truyền thông

- Khả năng thuyết trình, Khả năng thuyết phục tốt

- Kỹ năng giao tiếp xuất chúng

- Tính tình cởi mở linh hoạt.

- Biết giảm bớt cái tôi.

- Xây dựng ngân sách cho hoạt động truyền thông phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc trên tại doanh nghiệp

- PR Intern: Thực tập full time trong thời gian từ 3 – 6 tháng, tối thiểu 3 ngày/ tuần

- Nhân viên - Chuyên viên PR: Gắn bó với công ty tối thiểu 2 năm

- Trưởng bộ phận PR: Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm ở vị trí nhân viên – chuyên viên PR

- Trưởng phòng PR: Đã có 2 - 3 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí nhân viên - chuyên viên PR và tối thiểu 2 năm kinh nghiệm ở vị trí trưởng bộ phận PR

- Giám đốc PR: Đã có tổng 7 - 8 năm kinh nghiệm tại các vị trí trên và tối thiểu

2 năm ở trị trí trưởng phòng PR

Hình 2: Hình ảnh mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc

PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU CÔNG VIỆC NGÀNH PR

Đánh giá cơ hội và thách thức đối với nghề PR

Trên thĀ giơꄁi nói chung:

Ngành quan hệ công chúng (PR) và truyền thông nói chung đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu Ba thị trường truyền thông lớn nhất xét theo doanh thu là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản Tiếp theo là Đức và Anh (số liệu năm 2015).

Sự phát triển của cả ngành kéo theo đó là sự đầu tư mạnh tay hơn trong việc

PR, quảng cáo, Marketing… của các công ty – tập đoàn truyền thông, từ đó tạo ra một sức hút vô cùng lớn đối với nhân sự trong ngành, đặt biệt là những tập đoàn làm về truyền thông có sức ảnh hưởng lớn và đã khẳng định được tên tuổi trên thế giới như: Walt Disney (Mỹ), Twenty-First Century Fox, Inc (Mỹ), WPP (Anh)…

Hình 3.2: Twenty-First Century Fox, Inc (Mỹ)

Bên cạnh đó, có những cơ hội chung vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới mà chúng ta phải kịp thời nắm bắt và cập nhật nếu muốn tồn tại cũng như là làm việc trong ngành nghề PR – Truyền thông như:

Trong bối cảnh giao thông, bán lẻ, du lịch vẫn đang trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, tiêu dùng trực tuyến đã trở thành "người chiến thắng" với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng Các lĩnh vực như đào tạo trực tuyến, trò chơi điện tử, livestream, làm việc từ xa đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian gần đây.

Sư뀣 chuy3n d椃⌀ch hành vi mua s'm đối vơꄁi th甃◌ᬀơng m愃⌀i điẹ뤂n tử khi dịch bùng phát và mọi người được đề nghị hạn chế ra khỏi nhà, dẫn đến các hành vi mua sắm trước đây đã dần dần được thay đổi Thương mại điện tử là lựa chọn tối ưu và an toàn cho tất cả mọi người tại thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và khó lường Cho đến thời điểm hiện tại sàn thương mại điện tử vẫn đang rất phát triển, với sự đa dạng các loại sản phẩm cùng nhiều chương trình khuyến mãi được đưa ra là ưu điểm nổi bật của loại hình mua sắm này.

Nhi-u d椃⌀ch v甃⌀ Digital mơꄁi ra đời trong kỷ nguyên công nghệ số lên ngôi,những công cụ kỹ thuật số từ đó có vị thế cao chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong công tác truyền thông của nhiều thương hiệu, đặc biệt là công cụ SocialMedia Trong thời điểm này, mạng xã hội được coi là các kênh truyền thông hiệu quả tới công chúng, khi ngày càng nhiều người dùng tiếp nhận thông tin từ những bài đăng trên Facebook, TikTok, Instagram hay Lotus…

( Hình 3.4-3.5-3.6: Một vài hình ảnh về cơ hội trong ngành PR )

T愃⌀i Viẹ뤂t Nam nói riêng:

Trên thế giới, nhiều quốc gia tại Châu Âu như Anh, Đức và cả các nước tại Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản đang nắm giữ vô số tiềm năng phát triển ở nhiều ngành nghề khác nhau.

PR và truyền thông, đặt biệt là Mỹ được mệnh danh như “cái nôi” của ngành truyền thông Chịu sự tác động của hội nhập quốc tế vì vậy tại Việt Nam, cơ hội về ngành nghề PR khá rộng mở và đang xu hướng phát triển trong những năm gần đây Mặc dù tuổi đời còn non trẻ cũng như có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng, song vẫn còn đó những dấu cộng tích cực đối với ngành, tiêu biểu như:

Chính ph6 đang có như뀃ng b甃◌ᬀơꄁc đầu phối hợp cùng các ban ngành tích cư뀣c thúc đẩy và nêu ra những chính sách, chương trình có lợi cho các công ty – tập đoàn trong lĩnh vực truyền thông, báo chí tại Việt Nam Bắt nhịp với các cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước khuyến khích, các công ty truyền thông Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc Với sự có mặt của nhiều tập đoàn kinh tế và các công ty nước ngoài ở Việt Nam, các công ty truyền thông Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mà trước đây chủ yếu do các công ty PR nước ngoài hoạt động.

Hình 3.7: Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thông điệp của chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia

Nhu cầu v- nh愃Ȁn sư뀣 c6a ngh- PR t愃⌀i Viẹ뤂t Nam đang thật sư뀣 cao khi nghề PR len lỏi vào nhiều ngành khác nhau, từ khối doanh nghiệp đến khối xã hội, thậm chí cơ quan nhà nước, Chính phủ Nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài, các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân và các cơ quan của chính phủ đang rất quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ PR, vì vậy cơ hội việc làm đối với nghề PR tại Việt Nam đang rất rộng mở

Theo thống kê, mức l甃◌ᬀơng trung bình cho một chuyên viên PR thuộc top cao, khởi điểm ở mức 7-15 triệu/tháng, và khi đạt được những vị trí quản lý tầm trung trở lên, mức lương đạt được của ngành này là hàng nghìn đô tùy vào khả năng và kinh nghiệm Cụ thể, mức lương của nhân viên mới tại các công ty PR chuyên nghiệp trung bình hàng tháng là từ 250 – 500 USD (từ 5 đến 10 triệu VNĐ) Nhóm chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD (12- 20 triệu VNĐ); còn nhóm quản lí cấp cao thì có mức lương là từ 1000-2500 USD (khoảng 20-50 triệu VNĐ) …

( Hình 3.8-3.9: Một vài hình ảnh minh họa ) b Thách thức

Trên thế giới nói chung

Chúng ta hằng ngày phải tiếp nhận rất nhiều thông tin từ các kênh Social media, trong số đó có rất nhiều những thông tin thiếu chính xác, nhầm mục đích gây hoang mang và dắt mũi dư luận Vì vậy sư뀣 b愃⌀ch th漃Ȁng tin và có cái nhìn khách quan là vô cùng quan trọng, ngay cả khi những điều sai trái xảy ra, đó là thách thức của ngành nghề PR nói riêng và người làm PR nói chung Không chỉ là vấn đề cung cấp nhiều thông tin mà còn làm sao để tiếp cận chúng dễ dàng.Nhằm đảm bảo sự minh bạch, các doanh nghiệp cần công khai hoá dữ liệu,chứng từ và các chiến lược có hệ thống phù hợp với chính sách quản lý và lập trường của mình ngay cả khi khủng hoảng xảy ra.

Ngày nay, kiểm soát và định hướng thông điệp rất dễ thực hiện thông qua các quảng cáo trả phí hoặc thông cáo báo chí Điều này giúp định hình cách công chúng tiếp nhận thông tin, qua đó xây dựng uy tín và thiện cảm Tuy nhiên, lựa chọn một kênh uy tín để truyền tải thông tin, tìm ra người đại diện phù hợp và khai thác thông điệp hiệu quả vẫn là những thách thức cần giải quyết.

Trong thời đại bây giờ, chúng ta có đa dạng sự lựa chọn về các kênh truyền thông từ truyền thống đến cả hiện đại, nhưng nổi bật nhất trong thời đại bây giờ vẫn là các kênh truyền thông thuộc các nền tảng công nghệ số Tuy nhiên việc lư뀣a chọn đ愃Ȁu là kênh truy-n th漃Ȁng phù hợp lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Nhóm đối tượng nào phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp?

Có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu ở đâu? Nội dung họ quan tâm hàng đầu?Kênh nào phù hợp với thể loại nội dung như vậy?

( Hình 3.10-3.11-3.12: Một vài hình ảnh minh họa về thách thức của ngành PR trên thế giới nói chung )

Tại Việt Nam nói riêng

Có rất ít hẹ뤂 thống đào t愃⌀o chuyên nghiẹ뤂p v- PR và truy-n th漃Ȁng: Mặc dù nhiều trường đại học ở Việt Nam có các khoa đào tạo nhân lực cho ngành này như khoa đào tạo quan hệ công chúng, khoa truyền thông, quảng cáo, truyền thông đa phương tiện…nhưng năng lực hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn Khoảng cách giữa đào tạo trên ghế nhà trường và hành nghề trên thực tế dường như vẫn còn một khoảng trống.

Đánh giá năng lực bản thân đối với yêu cầu công việc ngành PR

3.1.1 Đánh giá b^n th 愃Ȁ n qua c 漃Ȁ ng c 甃⌀ trcc nghiệm đ 椃⌀ nh hướng nghề nghiệp

Thông qua công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp (phụ lục 3), bản thân tôi có thể thấy rõ mình còn nhiều thiếu xót và khả năng phù hợp với nghề PR chưa thật sự ổn với số tổng điểm là 44 Tuy nhiên thông qua công cụ trắc nhiệm này, tôi đã phần nào hiểu rõ hơn về bản thân, cảm thấy bản thân đang thiếu những yếu tố nào và cần bổ sung, duy trì, khắc phục những điểm gì, những yếu tố cốt lõi của người làm nghề PR.

Để thành công trong lĩnh vực quan hệ công chúng, tôi cam kết đáp ứng các yêu cầu nền tảng như bằng cấp chuyên ngành, khả năng giao tiếp hiệu quả Qua quá trình rèn luyện và nỗ lực không ngừng, tôi sẽ trau dồi các yếu tố này Ngoài ra, tôi đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn để trở thành một nhà lãnh đạo, người cố vấn dẫn dắt đội nhóm, góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

3.1.2 Tự xác đ 椃⌀ nh như 뀃 ng đihm mạnh, đihm yếu cja b^n th 愃Ȁ n

Bảng 2: Bảng xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

PHẦN 4 XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH CỦA BẢN THÂN TẠIDOANG NGHIỆP ĐÃ CHỌN

Mục tiêu nghề nghiệp

Tôi sẽ luôn tìm cách làm việc trong một môi trường nhiều thử thách và cơ hội để từ đó có thể tôi luyện bản lĩnh cho bản thân ngày càng vững vàng và mạnh mẽ; đồng thời cho phép tôi được đóng góp vào sự phát triển và thành công liên tục của tổ chức.Không những vậy, tôi muốn mình có thể trở thành một người leader, một người mentor dẫn dắt cả đội nhóm, tổ chức đi đến sự thành công và phát triển bềnh vững.

Xây dựng lộ trình công danh

- Nhân viên - Chuyên viên PR: sau 6 tháng

- Trưởng bộ phận PR: từ 1,5 – 2 năm tiếp theo

- Trưởng phòng PR: từ 2 – 3 năm kế tiếp

- Giám đốc PR: 2 – 4 năm tiếp theo

Chương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu nghề nghiệp

Bảng 3: Mô trả chương trình hành động

Vị trí Hành động Mốc thời gian

Nhân viên – chuyên viên PR Cố gắng hoàn thành và trở thành thực tập sinh xuất sắc, đóng góp nhiều ý kiến có ích đến đội nhóm.

Trưởng bộ phận PR Trở thành một nhân viên – chuyên viên

PR có năng lực tốt nhất trong đội nhóm.

1-2 năm sau khi trở thành nhân viên chính thức, Trưởng phòng PR cần tích cực học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết, nhằm đóng góp và mang lại những lợi nhuận, doanh thu, các mối quan hệ có giá trị cho công ty.

2 – 2,5 năm sau khi trở thành Trưởng bộ phận PR Giám đốc PR Học thêm về kĩ năng quản trị nhân sự, quản trị khách hàng… Bên cạnh đó luôn

2 – 4 năm sau khi trở thành Trưởng không ngừng phát triển và tìm kiếm những cơ hội thăng tiến trong công việc phòng PR

Ngày đăng: 11/05/2024, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Bảng mô tả vị trí, công việc và yêu cầu của doanh nghiệp - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Bảng 1 Bảng mô tả vị trí, công việc và yêu cầu của doanh nghiệp (Trang 9)
Hình 1.4.3: Dự án Vinhomes Central Park ( https://vinhomeshcm.vn/vinhomes- https://vinhomeshcm.vn/vinhomes-central-park-2020-noi-dau-tu-an-toan ) - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Hình 1.4.3 Dự án Vinhomes Central Park ( https://vinhomeshcm.vn/vinhomes- https://vinhomeshcm.vn/vinhomes-central-park-2020-noi-dau-tu-an-toan ) (Trang 23)
Bảng 1: Bảng mô tả vị trí, công việc và yêu cầu của doanh nghiệp - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Bảng 1 Bảng mô tả vị trí, công việc và yêu cầu của doanh nghiệp (Trang 39)
Hình 2: Hình ảnh mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Hình 2 Hình ảnh mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc (Trang 44)
Hình 3.7: Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thông điệp của chính  phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Hình 3.7 Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thông điệp của chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia (Trang 50)
Bảng 2: Bảng xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Bảng 2 Bảng xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (Trang 59)
Bảng 3: Mô trả chương trình hành động - tiểu luận đề tài xây dựng lộ trình công danh bản thân tại tập đoàn vingroup
Bảng 3 Mô trả chương trình hành động (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w