1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo công nghệ sản xuất may công nghiệp

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công nghệ sản xuất may công nghiệp
Tác giả Trinh Phạm Thị Trinh
Người hướng dẫn PTS. Phạm Thị Quỳnh Hương
Chuyên ngành Công nghệ sản xuất may công nghiệp
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

- Nhảy cỡ: Trong ngành công nghiệp may, sản phẩm được sản xuất theo cỡ số.. - Định mức phụ liệu khác: đối với các loại phụ liệu khác được tính theo số lượng ngay trênsản phẩm: dây viền á

Trang 1

Mục lục Lời cảm ơn b Lời nói đầu c

1 Phân tích đặc điểm sản phẩm 1

1.1 Vẽ đặc điểm hình dáng sản phẩm 1

1.2 Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 1

1.2.1 Mô tả nguyên phụ liệu 1

1.2.2 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 2

1.3 Thiết kế mẫu 2

1.3.1 Bảng thông số kích thước sản phẩm 2

1.3.2 Thiết kế 3

1.3.3 Bảng thống kê chi tiết 6

2 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu 6

2.1 Định mức phụ liệu 6

2.2 Định mức nguyên liệu 9

2.2.1 Tác nghiệp cắt 9

2.2.2 Giác sơ đồ 9

2.2.3 Định mức tiêu hao nguyên liệu 13

3 Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm 14

4 Xây dựng quy trình công nghệ may 16

5 Viết tiêu chuẩn cắt 18

6 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm 20

Kết luận 22 Danh mục tài liệu tham khảo d

a

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong thời gian làm và hoàn thành báo cáo:“Công nghệ sản xuất may công nghiệp’’ em

xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Thị Quỳnh Hương, giảng viên bộ môn “Công

nghệ sản xuất may công nghiệp” đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em nghiên cứu về

đề tài và hoàn thành báo cáo này

Mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn có hạn nên bàilàm của em còn nhiều thiếu sót trong việc trình bày và đánh giá Em rất mong nhận được sựthông cảm của quý thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trinh

Phạm Thị Trinh

b

Trang 3

Lời nói đầu

Khi nền kinh tế hòa nhập với nền kinh tế thị trường và nền kinh tế quốc tế các ngành nghềtrong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển Ngành dệt may cũng nằmtrong số các ngành có mức tăng trưởng cao

Muốn nâng cao năng suất lao động tăng trưởng và phát triển kinh tế mà chỉ có phương tiệncông nghệ thì chưa đủ, mà cần phát triển mọt cách tương xứng năng lực của con người sử dụng

những phương tiện đó Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã góp phần tạo ra cơ cấu

nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong ngành

Là sinh viên khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang – Trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội để bổ sung kiến thức thực tế trong sản xuất em đã thực hiện báo cáo môn “Công nghệ

sản xuất may công nghiệp” với sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Quỳnh Hương.

Nội dung báo cáo gồm:

1 Phân tích đặc điểm sản phẩm

2 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu

3 Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm

4 Xây dựng quy trình công nghệ may

5 Viết tiêu chuẩn cắt

6 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm

c

Trang 4

1 Phân tích đặc điểm sản phẩm

1.1 Vẽ đặc điểm hình dáng sản phẩm

- Mặt ngoài:

o Sản phẩm là áo nỉ dài tay; cổ, gấu, tay bo

o Thân trước có in hình phía bên trái khi mặc

o Thân sau có hình nằm giữa thân

- Mặt trong

o Nhãn HDSD nằm ở bên sườn trái khi mặc

o Logo tay nằm ở tay bên trái khi mặc

o Nhãn cổ nằm ở chân cổ thân sau

o Chun viền nằm ở chân cổ sau

1.2 Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

1.2.1 Mô tả nguyên phụ liệu

- Vải

o Vải chính nỉ da cá: vải dệt kim, thành phần 65% polyester và 35% cotton

Vì vải dày dặn, ấm áp, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi rất thích hợp cho sản phẩm may mặcmùa đông

o Vải bo: là vải dệt kim, thành phần 95% cotton và 5% spandex

Vì: vải không bị quăn mép, tính chất co giãn và đàn hồi cao, chất liệu dày dặn, giữ formdáng tốt

1

Trang 5

1.2.2 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

Trang 6

CAO BẢN CỔ 2.2 2.2 2.2 2.2

1.3.2 Thiết kế

(1) Bản thiết kế mẫu chuẩn

Từ bảng thông số kích thước thành phẩm các cỡ số và mẫu áo cỡ M (cỡ trung bình), ta tiếnhành thiết kế mẫu:

(2) Nhảy cỡ

- Cơ sở để nhảy cỡ

o Dựa trên mẫu cỡ trung bình: cỡ M

o Dựa vào độ chênh lệch của các số đo từ cỡ này sang cỡ khác

o Dựa vào phương pháp dựng hình và những công thức tính toán dựng hình

- Nhảy cỡ: Trong ngành công nghiệp may, sản phẩm được sản xuất theo cỡ số Vì vậythường thì chỉ xây dựng bản vẽ thiết kế và thiết kế mẫu mỏng cho một cỡ số là cỡ sốtrung bình Để có được mẫu mỏng các cỡ số còn lại người ta áp dụng nhảy mẫu từ mẫumỏng cỡ số trung bình

chi

tiết

Nhảy mẫu

Trang 7

1 Thân

trước

2 Thân

sau

Trang 8

1.3.3 Bảng thống kê chi tiết

Trang 9

 Bảng thông số kích thước đường may cỡ trung bình

Trang 10

Định mức (cm)

1 Đường may 1 kim Các loại nhãn,

3 Đường may trần đè Diễu vai con 18 35,76 643,68

Trang 11

- Định mức phụ liệu khác: đối với các loại phụ liệu khác được tính theo số lượng ngay trênsản phẩm: dây viền áo, nhãn cỡ, nhãn chính, logo tay, nhãn sử dụng thì sẽ được thống kêđếm số lượng và nhân lên theo sản phẩm đặt hàng của khách hàng theo cỡ số sản phẩm.

ĐỊNH MỨC PHỤ LIỆU

KIỂM TRA LẠI TỔNG 140 490 560 380

 Số lá tối đa cho 1 bàn cắt là 70 lá

Trang 12

Hình 2.1 Bàn giác vải chính S/2 + M/2 + L/2 + XL/2

Hình 2.2 Bàn giác vải bo M/3 + L/3 + XL/2

Trang 13

Hình 2.3 Bàn giác vải chính M/3 + L/3 + XL/2

Hình 2.4 Bàn giác vải bo M/3 + L/3 + XL/2

Trang 14

Hình 2.5 Bàn giác vải bo M/2 + L/3 + XL/1

Hình 2.6 Bàn giác vải chính M/2 + L/3 + XL/1

Trang 15

Hình 2.7 Bàn giác vải chính XL/1

Hình 2.8 Bàn giác vải bo XL/1

2.2.3 Định mức tiêu hao nguyên liệu

Đối với nguyên liệu thì việc định mức dựa trên cơ sở sơ đồ giác

o Lượng vải tiêu hao cho mỗi bàn cắt

H bc = (Dm + 3)l +B

Trong đó: Hbc: số lượng vải của 1 bàn cắt

Dm: chiều dài sơ đồ3: độ dư cho phép ở 2 đầu bàn cắt (cm)L: số lớp vải trong 1 bàn cắt

B: lượng vải cấp dự phòng cho những phát sinh đầu tấm (3-10%)

o Định mức trung bình trên 1 sản phẩm

H = H bc /T sp

Trang 16

Trong đó: H: số mét vải tiêu hao trung bình trên 1 sản phẩm

Nguyên liệu S

ơđồ

Tác nghiệp Số

bàn

Sốlá

Sốlượn

g cỡgiác

Sốlượn

g sảnphẩm

Dàisơđồ

Lượn

g vảitiêuhao(m)+Haophí(3%)

Địnhmức /1sảnphẩm(m)

Địnhmứctrungbình /1sảnphẩm

3 Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm

Trang 17

(1) Đặc điểm

Áo sweater dài tay vải nỉ (65% polyeste và 35% cotton), cổ áo, gấu áo, cửa tay bo chun.Thân trước có in hình phía bên trái khi mặc, thân sau có hình nằm giữa thân

(2) Yêu cầu kĩ thuật

- Kiểm tra an toàn bán thành phẩm trước khi sản xuất Dùng kim 9 đến 12 để sản xuất Sảnphẩm may xong phải đảm bảo các thông số

- Mật độ mũi chỉ 4 mũi/1 cm Đầu và cuối các đường may phải lại mũi 1 cm 3 lần chỉ trùngkhít, đường may không được đứt chỉ, sểnh tuột

- Các chi tiết đối xứng phải cân đối 2 bên Nhã may cân đối, thành phẩm đều nhau

- Các đường may, đường diễu phải êm phẳng, thẳng đều, không vặn déo, không nổ chỉ

- Vệ sinh công nghiệp: nhặt sạch chỉ, tẩy sạch dấu phấn, dầu máy Khi là không làm bóngmặt vải

Chú ý:

- Xem bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu trước khi sản xuất

- Trong quá trình sản xuất, nếu thấy có gì bất hợp lí giữa áo mẫu và tiêu chuẩn Đề nghị cóthông tin phản hồi lại

(3) Lắp ráp

 Sườn – vai con – bụng tay:

- Vai con: may vắt sổ 2 kim, đường may 1 cm, diễu vai con 2.5 cm

- Sườn và bụng tay: may vắt sổ 2 kim, đường may 1 cm

- Nhãn sử dụng theo mã, PO: gấp đôi cài vào đường chắp sườn bên trái khi mặc, nhãn nằm

về phía thân sau Cạnh nhãn phía gấu cách mép thành phẩm gấu 15 cm

- Logo tay: nằm ở tay bên trái khi mặc, mí 0.15 cm xung quanh phần chân nhãn, chỉ để mínhãn hợp màu nhãn, chỉ dưới thân hợp màu thân Vị trí may nhãn theo mẫu dấu

- Nhãn chính: gập đôi, may dấu đầu đường may vào trong dây dệt chân cổ ở giữa sau, mặt

có chữ ở trên

- Nhãn cỡ: gập đôi, may dấu đầu đường may vào trong dây dệt chân cổ ở giữa sau, mặt có

cỡ ở trên Nhãn may cách nhãn chính cạnh bên trái khi mặc 0.3 cm

 Tay – gấu áo – cổ:

- Chắp bo cửa tay – gấu – cổ: may can rẽ đường may 1 cm Bản bo cửa tay đều, thẳng tăm

- Tra bo cửa tay – gấu – cổ: may vắt sổ 2 kim, đường may 1 cm, đường may lật về thân

- Tra cổ: tra cổ đúng form mẫu dấu, bản cổ đều, các vị trí đối xứng phải bằng nhau

o Điểm can bo cổ từ tính đường chắp vai con về thân sau trái khi mặc là 5cm, vịtrí theo mẫu dấu, chắp bo cổ đúng fom mẫu dấu

o Kê mí 1/16” dây viền vào chân cổ sau, vị trí theo dấu, cách đường chắp vai con =4cm

o Hai đầu dây gập gọn vuông góc Mí 1/16” 3 cạnh dây viền, nhìn bên ngoài diễu

¼” chân cổ

Trang 18

o Yêu cầu : kiểm tra độ kéo dãn = 30% không nổ chỉ.

Trang 19

4 Xây dựng quy trình công nghệ may

- Số thứ tự: viết theo số thứ tự của công đoạn trong quy trình may

- Công đoạn may: viết theo trình tự phân tích sản phẩm

- Thời gian của các công đoạn may: để tiện cho việc cân đối lao động trong chuyền cũngnhư việc tính đơn giá cho mỗi công đoạn, kế hoạch của đơn hàng, thì việc xác định thờigian đòi hỏi phải chính xác nên ta phải thực hiện bấm giờ cho các công đoạn trong quytrình

- Cấp bậc thợ: dựa vào mức độ phức tạp của công việc để xác định cấp bậc thợ cho mỗicông đoạn

Trang 20

CÔNG TY MAY

ABC

BM.13.01.02

SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ TRANG THIẾT BỊ CÁC LOẠI

Khách hàng: KOREAN Tổng lao động: 22 người

(lao động thực tế 1 chuyền)Mã: N234USW Cấp bậc thợ bình quân: 2

Đơn hàng: N234USW210 Tổng thiết bị:

Chủng loại: Áo sweater Máy 1 kim: 5

Thời gian dự phòng Máy vắt sổ: 10

Tổng thời gian: 791.66 giây Bàn là: 2

Thời gian bình quân: 35.98 giây Kéo: 3

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

TT Tên các bộ phận và nguyên công Thời

gian chế tạo (s)

Công cụ và thiết bị sử dụng

Bậc thợ

Ghi chú

7 May nhãn HDSD + đếm nhận nhãn 19.2 1 kim 3

13 Ghim chập lộn bo gấu + gọt sửa 8 1 kim+kéo 2

19 Ghim chập lộn bo cổ + gọt sửa 6 1 kim + kéo 2

Trang 21

22 Ghim nhãn cỡ + nhãn chính + đếm nhận 33 1 kim 2

23 May chắp bo tay + ghim chập lộn 34.94 1 kim 3

29 Thu hóa chi tiết mặt trái + cổ + viền + nhặt

5 Viết tiêu chuẩn cắt

- Kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào trải

- Kiểm tra khổ vải trước khi trải lên bàn cắt để đảm bảo thông số khổ rộng sơ đồ giác

Trang 22

- Mặt phải trải lên trên, trải vải êm phẳng, không nhăn nhúm, không được co kéo trong quátrình trải vải, 2 mép bàn bằng nhau, đứng thành không đổ sệ.

- Khi trải vải phải kiểm tra số lớp vải, ghi vào phiếu theo dõi số lượng

- Chiều cao tối đa của bàn vải tối đa 20 cm

(4) Cắt phá, cắt gọt

- Kiểm tra định vị sơ đồ, độ ăn khớp giữa sơ đồ và bàn vải

- Cắt đúng, đủ chi tiết theo sơ đồ giác

- Yêu cầu các chi tiết khi cắt phải đứng thành, đường cắt trơn đều, các chi tiết đôi phải đốixứng với nhau

- Cắt phá: dùng máy cắt đẩy tay để cắt các chi tiết lớn: thân trước, thân sau, tay

Cắt gọt đối với tất cả các chi tiết yêu cầu độ chính xac cao: cổ áo, gấu áo, gấu tay

- Bấm dấu phải chính xác, độ sâu bấm dấu 0.3 cm

- Bấm dấu mang tay trước và mang tay sau

- Mỗi tập bán thành phẩm phải được bó buộc với mẫu giấy của sơ đồ giác

(5) Đánh số, phối kiện

Bán thành phẩm sau khi được cắt sẽ được đánh số đồng bộ, tránh sai nhầm chi tiết trongsản xuất Yêu cầu khi đánh số:

- Dùng máy dập số để đánh số thứ tự

- Số viết phải rõ ràng, cao không quá 0.5 cm, cách mép vải 0.1 cm

- Số viết trên mặt phải của vải

- Vị tri viết số

o Thân trước, thân sau: dọc sườn bên trái

o Tay: dọc bụng tay bên trái

- Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếuhoạch toán bàn cắt hay không

- Đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết từng màu một

Phối kiện: khi phối kiện phải hiểu rõ sản phẩm gồm bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào có đôi.Trước khi phối kiện phải kiểm tra số mặt bàn giữa thân và chi tiết nhỏ có khớp nhau không Khibuộc, thân to để ở trên và dưới, các chi tiết nhỏ để giữa, bó chặt gọn gàng cả số mặt bàn cắt vàodây buộc Mỗi bó bán thành phẩm đều được buộc một phiếu mặt bàn cắt trong đó ghi các thôngtin: tên mã hàng, màu, cỡ số, số lượng, số bàn cắt,

Trang 23

6 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm

- Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh công nghiệp trước khi là gấp

o Sản phẩm sau khi hoàn thiện phải được nhặt hết các đầu chỉ thừa

o Tẩy sạch các vết bẩn

- Là phẳng tất cả các đường may theo đúng hướng lật đường may

- Xì hơi phẳng toàn bộ mặt vải

- Bàn là phải được đeo tất tránh bóng vải

- Là đập êm form áo

Chú ý: Không làm bóng mặt vải, không hằn đường may Không là vào hình in trên áo

(3) Gấp

Bước 1: Cho sản phẩm lên bề mặt phẳng, úp mặt trước của áo xuống, vuốt sản phẩm chothẳng thớm và ổn định

Bước 2: Gấp hai tay áo vào bên trong

Bước 3: Gấp 1/3 phần áo vào trong Bên còn lại gấp tương tự

Bước 4: Chia áo làm 2 phần, gấp đôi áo, từ phần gấu áo lên đến cổ áo theo đường màu đỏ.Lật lại và căn chỉnh các góc

Trang 24

(4) Đóng gói

1 áo/1 túi nylon, chiều của cổ áo hướng về phái đáy túi nylon, mặt trên của túi nylon là mặttrước của áo

(5) Đóng thùng

- 24 áo đồng màu, đồng cỡ, xếp trở đầu đuôi/1 thùng

- Kích thước thùng (7 lớp) đo ngoài: D24”xR15”xC8”

o Trọng lượng tối đa của thùng là 18kg khi đã chứa hàng

o Tất cả các thùng có lót miếng bìa cứng ở mặt trên và đáy thùng để tránh các vếtkhi rạch mở thùng

- Dán thùng: dùng băng dính to do hãng cung cấp, dán 6 cạnh (4 cạnh bên, 2 cạnh giữa)

- Nhãn dán thùng carton dùng theo mã, màu, số thứ tự: được dán vào mặt chính, cạnh dàibên phải, phần dưới cách đáy thùng 1”, cách cạnh bên phải 1”

- Nhãn dán thùng carton: đề nghị ghi đầy đủ thông tin: số lượng, cỡ, trọng lượng Số thứ tựđánh theo mỗi PO

Trang 25

Kết luận

Sau một thời gian tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã học và những kinh nghiệm thực

tế cùng với sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Quỳnh Hương, em đã hoàn thànhbáo cáo của mình với đề tài “Quy trình chuẩn bị triển khai đơn hàng mới”

Nội dung em đã thực hiện trong bài báo cáo của mình như sau:

- Vẽ đặc điểm hình dáng sản phẩm

- Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

- Thiết kế mẫu

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu

- Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm

- Xây dựng tiêu chuẩn cắt

- Xây dựng tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm

Đây là cơ hội giúp em sau này ra trường bắt nhịp được với yêu cầu của doanh nghiệp Emrất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung báo cáo của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 26

Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Kim Hòa - Phạm Quỳnh Hương - Đỗ Thị Thủy, “Giáo trình công nghệ may II,” Hà Nội, 2017

[2] P T Q Hương, “Tài liệu tham khảo thiết kế và điều hành dây chuyền may,” Hà Nội, 2023-2024

1

Ngày đăng: 11/05/2024, 06:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w