1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO BÀI THƯỜNG XUYÊN SỐ 2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG MỚ

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG

BÁO CÁO BÀI THƯỜNG XUYÊN SỐ 2CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆPCHỦ ĐỀ CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG MỚI

Giảng viên: Phạm Thị Quỳnh Hương Sinh viên: Ngô Thị Cẩm Ly

Mã sinh viên: 2021607127 Lớp: May 3 – k16

Hà nội: 12/2023

Trang 2

2.3 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu 21

2.4 Xây dựng định mức tiêu hao phụ liệu 22

3 VIẾT TIÊU CHUẨN THÀNH PHẨM 25

4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY 27

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bài báo cáo của bộ môn Công nghệ sản xuất may công nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thiết bị hỗ trợ hiện đại, đa dạng các tư liệu tham khảo, các tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu và thực hành.

Em xin được cảm ơn giảng viên bộ môn là cô Phạm Thị Quỳnh Hương đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo chi tiết cho em, hỗ trợ em trang bị những kiến thức từ cơ sở cho đến nâng cao, những kiến thức chuyên ngành phù hợp để em có thể áp dụng vào bài báo cáo này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như còn hạn chế về mặt kiến thức, trong bài tiều luận của em khó tránh khỏi có nhiều thiếu sót Em mong sẽ nhận được sự nhận xét, những lời góp ý , phê bình từ phía cô để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn nữa.

Lời cuối cùng em xin chúc cô nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.

Người hoàn thiện báo cáo Ngô Thị Cẩm Ly

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, xuôi theo dòng phát triẻn của thời đại, ngành thời trang- may mặc càng ngàng càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống, công nghệ dệt, may còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước Là một ngành mang tính cạnh tranh cao, công nghệ may được coi là ngành chủ lực trong việc xuất khẩu của nền công nghiệp Việt Nam qua nhiều năm Sinh viên theo học ngành Công nghệ dệt, may của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói chung đều sẽ được trang bị những kiến thức từ nền tảng cho đến chuyên sâu theo chuyên ngành may và thiết kế thời trang, được trang bị các thiết bị máy móc tiên tiếp phù hợp nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu học tập của sinh viên điều đó làm cơ sở phát triển, giúp sinh viên nắm bắt được các kiến thức chuyên ngành như giác sơ đồ hay những kỹ năng quản lý và tổ chức trong dây chuyền sản xuất.

Mặc dù nỗ lực và tìm hiểu nhưng chắc chắn bài báo cáo vẫn sẽ còn nhiều điểm sai sót không thể tránh khỏi Vì vậy em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 5

1 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM

1.1 Phân tích đặc điểm sản phẩm

* Tên sản phẩm: Áo sơ mi nam cộc tay

- Áo sơ mi là một loại trang phục phổ biến, dựa theo phong cách cá nhân mà áo sơ mi có thể phù hợp với hầu hết các trường hợp Thiết kế kiểu dáng tối giản, dễ mặc mang lại sự linh hoạt, thoải mái, người mặc dễ dàng phối áo sơ mi với nhiều loại trang phục khác

* Đặc điểm sản phẩm

- Áo sơ mi nam, tay ngắn, cổ đức

- Thân trước áo có nẹp cúc 2cm, nẹp khuyết 3cm Thùa khuyết bằng đầu bằng ngang - Thân sau có cầu vai rời

- Có 1 túi ốp ở bên trái thân trước - Vạt gấu đuôi tôm

- Áo không có xếp ly, không có măng sét

 Vật liệu sử dụng

Trang 7

5 Cầu vai a Cầu vai chính b.Cầu vai lót c Thân sau 1 Mí cầu vai

2 Chắp cầu vai vào thân sau

1 Đường may cuốn gấu

1.2 Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

1.2.1 Mục đích của bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu + Hướng dẫn cách sử dụng nguyên phụ liệu

+ Đảm bảo độ chính xác trong các khâu khi sử dụng nguyên phụ liệu: màu sắc, chất liệu sao cho đúng với tài liệu kỹ thuật

1.2.2 Yêu cầu của một bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

+ Đảm bảo đầu đủ các nguyên phụ liệu có trong đơn hàng: vải chính, vải lót, mex dựng, nhã mác… 1.2.3 Quy trình để tạo ra một bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu

+ Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm

+ Bước 2: Chọn các loại nguyên phụ liệu của mã hàng

+ Bước 3: Kiểm tra đối chiếu các nguyên phụ liệu lấy được so với sản phẩm + Bước 4: Lập khung bảng màu, dán nguyên phụ liệu làm mẫu, ký duyệt xác nhận 1.2.4 Phân tích đặc điểm các nguyên phụ liệu có trong sản phẩm

- Vải chính:

+ Thành phần 70% cotton, 30% polyester

+ Có tính chất bền, chắc, giữ nhiệt tốt và chống nhăn + Nguyên liệu dễ tìm kiếm

- Chỉ may:

+ Thành phần: 100% polyester

Trang 8

+ Chỉ may sử dụng được xem là loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc bởi độ bền cao, dễ may mặc, chịu được độ co dãn, đàn hồi tốt, sử dụng được cho cả máy may có công suất lớn, có khả năng

Trang 9

CÔNG TY MAY AXIS BM.21.12.23

Nhãn chính Nhãn thành phần và hướng dẫn sử dụng

Nhãn đính cúc dự phòng

Trang 11

- Dài áo: AE=Das-2=68-2=66 (cm)

- Hạ xuôi vai: AB=Xv+0.5=5+0.5=5.5 (cm)

- Hạ sâu nách trước: BC=(Vn+Cđn)/5 –(1÷2) = 106/5-1= 20.2 - Hạ ngang eo: AD=Des-2=39-2=37

- Rộng ngang cổ: AA1=1/6Vc-1= 5.5

Trang 12

- Hạ xuôi vai thân sau: G’G’3 = Xv-2,5cm=2.5 - Xác định điểm đầu vai ngoài: G’3B’1= 1/2Rv+1=22

Trang 13

1.3.2.2 Bản thiết kế

STT Tên chi tiết Thiết kế 1 Thân trước phải

2 Thân trước trái

Trang 14

2 Thân sau

3 Tay áo

4 Lá cổ

13

Trang 15

5 Chân cổ

Trang 16

1.3.3 Nhảy cỡ

STTTên chi tiếtNhảy mẫu

1 Thân trước phải

2 Thân trước trái

15

Trang 18

STTTÊN CHI TIẾTKÍ HIỆU x SỐ LƯỢNGGHI CHÚ

17

Trang 19

2 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN PHỤ LIỆU

Sử dụng phương pháp giác đối đầu, phương pháp này chỉ cần căn đúng tiêu chuẩn canh sợi cho phép, không cần chú ý tới hướng đặt của các chi tiết, sao cho sơ đồ kín, giác trên hệ Lectra Phương pháp này có thể hạn chế tối đa sự nhầm lần chi tiết giữa các cỡ, nhất là các chi tiết cỡ nhỏ.

Nguyên tắc giác mẫu - Trình tự thực hiện:

Kiểm tra cỡ số và số lượng các bộ mẫu cứng sẽ giác lên sơ đồ.

Kiểm tra số lượng chi tiết của mỗi bộ mẫu cứng.

Sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ: từ mẫu lớn, trung bình, nhỏ.

-Yêu cầu:

Đặt mặt phải của mẫu lên trên.

Độ lệch canh sợi thực tế nhỏ hơn hoặc bằng độ lệch canh sợi cho phép.

Kết hợp các mẫu lớn và mẫu trung bình để tạo thành những vùng trống sơ đồ để giác mẫu nhỏ.

Các đường cắt thẳng của mẫu lớn phải quay ra mép ngoài của sơ đồ, các đường cắt cong quay vào trong.

Các chi tiết có thể sắp xếp theo cả 2 chiều.

Trang 20

Đảm bảo các chi tiết đối xứng phải đối xứng.

Đảm bảo diện tích sơ đồ là ít nhất.

Đảm bảo sự thuận tiện khi cắt.

Giữ nguyên tính chất bề mặt vải, tính chất đặc biệt của quá trình giác

2.2.2 Giác sơ đồ 2.2.2.1 1S 1M 1XL

19

Trang 21

2.2.2.2 1S 1M 1L

2.2.2.3 1M 1L 1XL

Trang 22

2.3 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu

Trang 23

2.4 Xây dựng định mức tiêu hao phụ liệu

2.4.1 Xây dựng định mức tiêu hao chỉ Định mức tiêu hao chỉ may

L= n.l.Dm

L: lượng chỉ tiêu hao (m, cm)

n: mật độ mũi may (số mũi may/1cm) l: chiều dài đường may (m, cm) Dm: lượng chỉ tiêu hao của 1 mũi may L= 4

Định mức tiêu hao chỉ đính cúc:

Lchỉ đính 1 cúc = (Rmũi chỉ + Dcúc + 2Dvải + 2Dxốp) x 2 x số mũi Định mức tiêu hao chỉ thùa khuyết:

Lchỉ 1 khuyết = (R1 mũi/ bờ + 2Dvải + 2Dxốp) x 2 x số mũi

(Định mức tiêu hao chỉ cho một sản phẩm sze M)

Trang 25

2.4.2 Xây dựng định mức tiêu hao phụ liệu khác Chủng loại: Sơ mi nam cộc tay

STTTÊN PHỤ LIỆUĐƠN VỊ

Trang 26

3 VIẾT TIÊU CHUẨN THÀNH PHẨM

Áo sơ mi nam cộc tay vải trơn màu đen, cổ đức, nẹp khuyết và nẹp cúc liền thân, thân sau cầu vai rời, thân trước bên trái có 1 túi ốp không nắp, vạt gấu đuôi tôm không có xếp ly hay xẻ.

2.Yêu cầu kỹ thuật

- Mật độ mũi may: + Máy 1 kim: 4 mũi/1cm

+ Máy vắt sổ: 3 mũi/1cm (bờ vắt sổ to 0.5cm) + Máy thùa: 120 mũi/1 khuyết

- Quy cách đường may:

+ Đường may mí 0.15cm: miệng túi, nẹp,

+ Đường may diễu 0.5cm: vai, vòng nách, lá cổ, nẹp khoá + Đường may chắp 1cm: sườn áo, vai con, tay áo

+ Đường may 2.5cm: Gấu tay, gấu áo

- Các đường may phải đảm bảo êm phẳng, không bùng, đường may mũi chỉ đều, không hỏng lỗi

3 Lắp ráp

3.1 Cổ áo

- Lá cổ và chân cổ có 1 lần dựng, Quay cổ lên dựng xong thì sửa nhỏ đường may còn 0.7 cm Sau đó mí xung quanh sống cổ 0.15 cm

- Bọc chân cổ: May cặp 3 lá Tra mí đều xung quanh 0.15cm

- Nhãn cỡ: đầu trên cài vào đường mí chân cổ sau, đầu dưới gắn vào đường chắp giữa cầu vai sau sao cho khi thấy chữ đọc suôi theo chiều áo.

3.2 Thân trước và túi

- Thân trước bên phải khi mặc: nẹp cúc liền thân, gấp đường may 0.8cm và mí 0.15cm sao cho bản to thành phẩm là 2.5cm

- Thân trước bên trái khi mặc: Nẹp khuyết liền thân, gấp đường may 0.8 và mí 0.15cm sao cho bản to thành phẩm là 2.5 cm

25

Trang 27

- Túi ngực: Miệng túi gấp 1 lần về phía mặt trái kích thức 1 cm sau đó gấp tiếp kích thước 2 cm bằng bản to miệng túi sau đó may mí 1 đường 0.1 cm Đáy túi vát, may dán mí 0.1cm vào thân.

3.3 Thân sau và cầu vai

- Thân sau cầu vai rời 1 lớp không có xếp ly

- May chắp cầu vai vào với thân sau 1 cm đường may sau đó mí 1 đường bên ngoài 0.1 cm.

- Tra tay: Vắt sổ bằng máy 2 kim 5 chỉ, đường may 1cm sau đó diễu đè 1 đường lên vòng nách phía mặt phải của thân áo.

3.6 Sườn và vạt gấu

- Sườn và bụng tay: may thân trước cuốn thân sau, đường may nằm trên thân trước - Gấu: vạt gấu gập kín mép 1cm, bản to gấu thành phẩm là 1cm

3.7 Thùa khuyết và đính cúc

- Thùa khuyết đầu bằng, bên thân trái, lỗ khuyết gọn gàng không sơ tướp chỉ Khích thước khuyết là 1,8cm - Đính cúc bên nẹp phải, cúc 4 lỗ, đính chắc chắn và đảm vảo êm khớp với khuyết.

Trang 28

4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY

Số: 217/TT-209SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ TRANG THIẾT BỊ CÁC LOẠI

Khách hàng: SAMWON Tổng lao động: 23 người Mã hàng: COO8144 Cấp bậc thợ bình quân: 3

Chủng loại: Sơ mi nam cộc tay Máy 1 kim: 14

Tổng thời gian 762 (giây) Máy chuyên dụng 4, 5 chiếc Thời gian bình quân: 26(giây) Bàn thủ công: 2

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY

Trang 30

Chủng loại: Áo sơ mi nam

5.1 Bảng liệt kê các chi tiết

STTTÊN CHI TIẾTKÍ HIỆU x SỐ LƯỢNGGHI CHÚ

5.2 Xác định mặt vải.

- Vải: mặt phải vải mịn và bóng hơn so với mặt trái

- Mex: mặt không dính là mặt phải, mặt dính hoặc có các hạt keo nổi sần là mặt trái 5.3 Trải vải.

- Cần xả vải 24 giờ trước khi trải vải và cắt vải

- Trước khi trải lớp vải đầu tiên, phải trải lớp giấy lót bàn để tránh các lỗi bẩn, rách vải, đồng thời giúp dễ dàng cho việc cắt và kéo bàn vải.

29

Trang 31

- Trong quá trình trải vải cần kiểm tra xem vải có bị loang màu, phát hiện lỗi khổ vải và lỗi trên bề mặt vải để xử lý kịp thời.

- Hết 1 cây vải phải trải 1 lớp giấy mỏng để phân biệt giữa các cây - Vải chính trải tối đa 80 lá/ bàn

- Mex trải tối đa 60 lá/ bàn 5.4 Cắt phá, cắt gọt.

- Bán thành phẩm cắt đúng theo quy định tiêu chuẩn - Cắt đúng, đủ chi tiết BTP được in trên sơ đồ.

- Cắt đúng đường phấn, đường cắt phải đứng thành không gồ ghề, dùng mẫu carton để kiểm tra sau khi cắt - Cắt chính xác những chi tiết lớn bằng máy cắt đẩy tay và cắt phá những chi tiết nhỏ sau đó cắt chính xác bằng máy cắt vòng.

- Tất cả các chi tiết khi cắt xong phải đứng thành, đường cắt trơn đều, đảm bảo đúng thông số kích thước và hình dạng bán thành phẩm

- Cắt gọt:

+ Vải: 2 thân trước, thân sau, lá cổ, chân cổ, 2 mang tay, tất cả các chi tiết cắt gọt theo mẫu + Mex: bản cổ, chân cổ cắt theo mẫu

5.5 Phối kiện.

- Bó buộc phải đúng quy định, chặt chẽ, tránh rơi vãi, mất mát, tất cả các sản phẩm bó buộc chặt rồi xâu với nhau thành 1 cụm.

- Các chi tiết có ép mùng buộc riêng và cài số mặt bàn, đối với bàn vải có 2 cỡ trở lên cần chú ý tên các cỡ, tránh nhầm lẫn, thừa hoặc thiếu.

5.6 Ép

Các chi tiết ép mex: lá cổ, chân cổ - Sơ chế:

+ Các chi tiết ép dựng sơ chế vào mặt trái của chi tiết + Sơ chế đảm bảo độ kết dính, không bong lật khi ép máy - Ép máy:

+ Yêu cầu khi ép xong phải đảm bảo độ kết dính, không trào nhựa, không biến dạng mặt vải, biến màu Nếu có hiện tượng biến màu thì phải phủ vải hoặc giấy

+ Mỗi màu ép thử theo chế độ sau, khi kiểm tra đảm bảo chất lượng mới ép hàng loạt  Nhiệt độ băng ép (kiểm tra trước khi ép thử): 1300C

 Lực ép: 12N/m  Tốc độ: 10s

5.7 Đánh số.

Trang 32

* Lưu ý: Không dùng bút mực để đánh dấu, phải đánh dấu theo vị trí theo hình vẽ, số đánh bằng phấn nến nét nhỏ vào mặt trái vải hoặc sử dụng bút chỉ viết mờ, chiều cao số là 0,5 cm, cách mép vải 0,1 cm

- Các chi tiết (lá cổ và chân cổ) ép dựng màu vải tối có thể đánh số vào dựng, số không in hẳn ra mặt vải

Trang 33

6 TIÊU CHUẨN HOÀN THIỆN SẢN PHẨM

- Chất liệu vải dễ bóng nên phải chú ý nhiệt độ là 120-160oC, cần có miếng lót trên bề mặt để mặt vải không bị bóng, đặc biệt là các vị trí túi, chân cổ… - Chú ý gấu áo êm phẳng, không bị co rúm.

- Sử dụng máy là phom cho bộ phận tay áo - Là đồng bộ sản phẩm trước khi gấp.

- Sản phẩm sau là phải được đảm bảo về thông số, kĩ thuật - Sản phẩm là xong treo lên giá và chuyển cho gấp gói 6.2 Gấp

- Áo cài hết cúc, trải phẳng sản phẩm và áp thân áo trước xuống dưới, thân sau ngửa lên trên - Đặt bìa lưng sát chân cổ cân đối giữa thân sau, mặt bóng quay lên trên

- Hai tay, sườn áo gấp sát bìa lưng về phía sau, sống tay gấp dọc theo áo,, sau đó gấp gấu và cửa tay lên trên phía cổ

- Gấp áo theo kích thước bìa lưng 29 x 20 cm, độ hở cổ 0,5cm

- Yêu cầu sản phẩm gấp xong phải êm phẳng, cân đối, bề mặt không bùng, không bị nhăn dúm

Trang 34

- Mỗi áo có:

+ 1 bìa lưng hình chữ T + 1 ghim cài vạt trước + 2 ghim cài vai trước

+ 2 ghim cài gập gấu lên vai sau, cách vai 1cm

+ 2 ghim cài đầu chân cổ: ghim cài thẳng xuống từ phía trong + 1 khoanh cổ bìa theo cỡ (đặt cân đối sát chân cổ)

+ 1 túi PE trơn 6.3 Đóng gói - 1 áo/ 1 túi nylon

- Cổ áo quay về phía đáy túi, miệng túi gấp về phía mặt sau áo dán dính 6.4 Đóng thùng

- Sản phẩm trước khi đóng gói phải được kiểm tra đạt tiêu chuẩn và được là phẳng toàn bộ chi tiết theo yêu cầu của mã hàng.

Thẻ bài treo ở nhãn mác liền size

- Yêu cầu đóng thùng: 20 sản phẩm trên một thùng.

33

Trang 36

KẾT LUẬN

Sau quá trình học tập cố gắng, bằng sự nỗ lực của bản thân, vận dụng những kiến thức đã học và những kinh nghiệm thực tế tiếp thu sau lần thực tập đồng thời được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Quỳnh Hương đến nay em đã hoàn thành báo cáo môn học Công nghệ sản xuất may công nghiệp

Hoàn thiện bài tập này là một trong những cơ hội giúp em sau này ra trường bắt nhịp được với yêu cầu của doanh nghiệp Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô để nội dung báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

35

Trang 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Công nghệ may 1 - Giáo trình Công nghệ may 2 - Giáo trình Công nghệ may 3

Ngày đăng: 08/04/2024, 05:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w