1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn sáo thể loại đờn ca tài tử ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

Nó mang lại cho mọingười một sự gắn kết, xua tan cái mệt mỏi khi tất cả cùng nhau ngồi đờn ca.Xuất hiện từ hơn 100 năm trước khoảng cuối thế kỷ 19, trong một ban nhạc đờnca tài tử, người

Trang 1

Họ và tên: Đỗ Đức Đạt

Mã số sinh viên: CE171299

Mã môn học: ĐSA102.4.B1

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Quyết

Trang 2

FPT UNIVERSITY- CAMPUS CAN THO



TIỂU LUẬN MÔN SÁO

Thể loại đờn ca tài tử ở Việt Nam

Cần Thơ, 2/ 10/2022

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỘT THỂ LOẠI ĐỜN CA TÀI TỬ 2

I NGUỒN GỐC 2

II CÁC LOẠI NHẠC CỤ THƯỜNG DÙNG 4

1 ĐÀN KÌM 4

2 ĐÀN TRANH 5

3 ĐÀN CÒ 7

4 ĐÀN TAM 9

5 ĐÀN TỲ BÀ 10

6 SÁO 11

III MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỜN CA TÀI TỬ TIÊU BIỂU 12

PHẦN HAI CẢM NGHĨ BẢN THÂN 13

PHẦN BA TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.1

Trang 4

PHẦN MỘT THỂ LOẠI ĐỜN CA TÀI TỬ

I NGUỒN GỐC

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian của vùng Nam Bộ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, đờn ca tài tử miền Nam đã gắn liền với mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư Nam Bộ ở hơn 21 tỉnh thành phía Nam

(Nguồn ảnh: VietnamPlus)

Nhắc đến đờn ca tài tử không chỉ là về chất hay, chất giản dị, chất phác mà còn là cái sự gần gũi, đọc đáo mà nó tạo ra trong lòng người thưởng thức Nó mang lại cho mọi người một sự gắn kết, xua tan cái mệt mỏi khi tất cả cùng nhau ngồi đờn ca

Xuất hiện từ hơn 100 năm trước (khoảng cuối thế kỷ 19), trong một ban nhạc đờn

ca tài tử, người nhạc công ít khi độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu.Đờn ca tài

tử hình thành và phát triển từ các thể loại đương thời như nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian nhờ có sự du nhập vào miền Nam của ba nhạc sư gốc Trung Bộ: Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị (biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo với mục đích nghe chơi với nhau

Sau sự kiện Kinh đô Huế của triều đình Hàm Nghi thất thủ vào năm 1885, ông Nguyễn Quang Đại phải chạy về phương Nam để lánh nạn, với vốn kiến thức về ca nhạc

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.2

Trang 5

Huế của mình ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ

Ra đời trong hoàn cảnh nước ta bị nước Pháp xâm lược, đờn ca tài tử xuất hiện như nguồn động viên tinh thần cho nhân dân ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, đồng thời tiếp thêm bản lĩnh kiên cường, ngăn chặn các trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới từ phương Tây du nhập vào nước ta Nó vẫn tiếp tục phát triển từ khi sân khấu Cải lương

“lên ngôi” cho đến nay, vẫn thích nghi với thời đại mới, sẵn sàng đón nhận những phát triển mới đồng thời kiên quyết giữ được nét độc đáo cần thiết của riêng nó Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn tồn tại song song ở cả hai hình thức truyền thống và hiện đại, có thể kể đến như trong sinh hoạt thính phòng hay trình diễn sân khấu, được thực hiện trước đông đảo công chúng hoặc qua phương thức thu, phát trên các phương tiện truyền thông

Hầng năm, liên hoan đờn ca tài tử được tổ chức ở tỉnh Đồng Tháp (Nguồn ảnh: baotintuc.vn)

Các bài bản dựa vào các bài sẵn có của ca nhạc Huế rồi cải biên lại hoặc dựa theo các tác phẩm thời bấy giờ, cùng với đó là sự kết hợp của 20 bài bản và 72 bài nhạc cổ đã mang đến cho đờn ca tài tử tính ngẫu hứng sáng tạo vốn có Trong đó, 20 bài bản tiêu biểu được chọn ra cho 4 hơi điệu, gồm: 06 bài Bắc (tượng trưng cho sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (có tính trang nghiêm, dùng trong tế lễ), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả những cảnh sầu não, chia ly) Tất cả được giới chơi nhạc gọi chung là “20 bài bản tổ”

Một trong những tác phẩm Đờn ca tài tử nổi tiếng và được ưa chuộng nhất là Dạ

cổ hoài lang do tác giả Cao Văn Lầu sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ 20

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.3

Trang 6

II CÁC LOẠI NHẠC CỤ THƯỜNG DÙNG

Một ban nhạc diễn tấu đờn ca tài tử thường thường được gọi là ban ngũ nguyệt với các nhạc cụ là đàn kìm (đàn nguyệt), đàn tranh, đàn cò và đàn tam, đàn tỳ bà, đến khoảng năm 1903 thì được cải biên và thêm vào một số loại nhạc cụ khác như đàn ghi-ta phím lõm, đàn vi-o-lon, đàn ghi-ta hawaii Đôi khi có ống sáo ngang hay ống tiêu thổi dọc kèm song loan

1 ĐÀN KÌM

Đàn kìm có hai dây, thuộc bộ dây gảy trong danh sách nhạc cụ Việt Nam Ngoài tên đàn kìm còn có nhiều tên gọi khác như đàn nguyệt, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm Đàn được đưa vào sử dụng rộng rãi từ âm nhạc dân gian cho đến biểu diễn trong cung đình

Được đánh giá là có thể phát ra những tiếng đàn trong, vang, khi bổng, khi trầm, cũng như diễn đạt được nhiều sắc thái khác nhau mà đàn kìm thường được xem là lĩnh xướng trong dàn nhạc, cũng như các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung bậc của đàn kìm

(Nguồn ảnh: dancanambo123) Đàn kìm được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, mặt đàn tròn, với đường kính khoảng 30cm Trên mặt đàn là ngựa đàn đẻ mắc dây Thành đàn được làm bằng gỗ cứng cao khoảng 5cm – 6 cm, thường để trơn hoặc có khảm trai, khác với các loại đàn dạng gảy khác, hộp đàn kìm kín hoàn toàn, không có lỗ thoát âm tạo độ vang Cần đàn làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 1m có gắn các phím đàn bằng tre với khoảng cách không đều nhau theo thang 5

âm

Người chơi có thể chọn dùng tơ se hoặc dây ni-lon để làm dây đàn, một cây đàn kìm có hai dây, dây cao (còn gọi là dây ngoài hay dây tang) có kích thước mỏng hơn dây trầm (dây trong hoặc dây tồn) thường được lên dây theo một quãng năm đúng hoặc có thể chỉnh tùy theo từng bài

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.4

Trang 7

Bộ phận lên dây có 4 trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn của đầu đàn, nhưng chỉ dùng hai trục để mắc và lên dây (Thực chất 4 trục của đàn kìm là do khởi thủy đàn nguyệt vốn sử dụng hai dây kép, về sau do nhấn không thuận tiện nên đã bị bỏ bớt hai dây) Trục lên dây được làm bằng gỗ cứng xuyên qua hai lỗ phía đầu cần đàn

Người chơi đàn thường để móng dài hoặc dùng miếng gảy bằng nhựa nhằm thực hiện các động tác gảy, hất, phi, luyến và đặc biệt là vê ngón,…

(Nguồn ảnh: Báo Kiên Giang)

2 ĐÀN TRANH

Với tư cách là nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa nghệ thuật của dân tộc, đàn tranh - vốn được xem là “thú vui quý tộc” trong cung đình, đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử và từng bước xuất hiện, len lỏ vào từng ngõ ngách của đời sống lao động, từ đó cũng trở nên gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân đất Việt qua nhiều thế kỷ

(Nguồn ảnh: dancanambo123)

Được xếp thứ 3 trong bộ tam huyền của dàn nhạc tài tử, đàn trành được sử dụng khi hòa tấu, độc tấu, đệm hát, ngâm thơ, cũng như là sử dụng cho nhiều loại nhạc khác nhau

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.5

Trang 8

Tương tự như các nhạc cụ khác như sáo, đàn bầu,… đàn tranh giữ cho mình một kiểu dáng gọn nhẹ, cùng với âm điệu giầu sức biểu cảm cũng như khả năng diễn tấu phong phú Cho tới nay, đàn không chỉ dừng lại ở 15 dây mà còn được thay đổi, phát triển lên 17 dây, 19 dây hay 21 dây để đáp ứng nhu cầu biểu diễn, với quy tắc là đàn càng

to thì âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu

Đàn tranh có dạng hộp dài, bất kể số lượng dây, khung đàn hình thang với chiều dài từ 110cm – 120cm, chiều rộng khoảng 25cm – 30cm Cần đàn hẹp, rộng 15cm – 20cm và có thể chứa 16 – 25 khóa lên

(Nguồn ảnh: dayhocnhac.vn) Mặt đàn làm bằng nhiều loại gỗ khác nhau với độ dày 0.05cm uốn thành hình vòm Ngựa đàn (con nhạn) đặt ở giữa đàn có tác dụng gác dây và điều chỉnh âm thanh Dây đàn tranh chủ yếu làm từ kim loại với kích cỡ khác nhau, trong khi các nghệ nhân khi xưa thường dùng dây tơ làm dây đàn

Nghệ nhân khi trình diễn sẽ đeo các móng đàn riêng biệt vào ba ngón cái, ngón tor

và ngón giữa tay phải để thực hiện gảy đàn trong khi kết hợp tay trái để tạo nên những hiêu ứng âm thanh khác nhau

(Nguồn ảnh: tatham.vn)

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.6

Trang 9

3 ĐÀN CÒ

Đàn cò là loại nhạc cụ 2 dây nên nó còn có tên khác là đàn nhị Xuất hiện lần đầu nước ta khoảng thế kỷ thứ 10 và được người dân nhiều vùng dân tộc sử dụng rộng rãi Đàn còn có nhiều tên gọi khác là đàn líu hay Cò Ke

(Nguồn ảnh: xuongdancuong.com)

Cái độc đáo của đàn nhị nằm cách tạo ra cao độ không chỉ ở cử nhị và trục dây mà còn ở cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị (khi ngồi ghế cao) hay dùng ngón cái bàn chân để tác động lên đầu bịt da rắn của bát nhị (khi ngồi chiếu) để tạo các sắc thái

âm thanh khác nhau Nhờ đó mà âm thanh của đàn diễn tả được nhiều loại tâm trạng của con người Đàn cò góp phần của mình vào nhiều hình thức độc tấu, song tấu, hòa tấu trong các ban nhạc

Tùy từng dân tộc mà cấu tạo của đàn cò sẽ có đôi chút khác biệt, nhưng tổng quan thì vẫn giữ nguyên một kiểu cấu trúc

Ống nhị (bát nhị) có dạng giống như bông hoa rau muống, thường làm bawgnf gỗ cứng, dài 13cm – 14cm Một đầu bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, đầu còn lại xòe ra như hoa rau muống nở và không bị bịt Có chức năng khuếch đại âm thanh

Cần nhị (cán nhị) có dáng thẳng, dài khoảng 75.5cm, đến gần đầu cán thì uốn ngược về hướng của ông nhị, tạo nên hình một chú cò Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.7

Trang 10

(Nguồn ảnh: adammuzic.vn)

Trục dây có 2 trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và cùng hunogws với ống nhị, văn trục để điều chỉnh độ thăng trầm của âm thanh

Cử nhị (khuyết nhị, cái suốt) là một vòng bằng đồng hoặc tơ nhằm giữ cần đàn có thể trượt lên xuống Mục đích là để thay đổi độ cao của dây đàn

Dây nhị bao gồm 2 dây, một dây nhỏ và một dây lớn, thường làm bằng tơ, ni-lon hoặc kim loại

Cung vĩ bao gồm phần cứng làm từ tre, gỗ được uốn cong, và phần dây được dùng

để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh

Khi biểu diễn, người chơi dùng tay phải cầm cung vĩ điều khiển lực chạm và kéo tạo ra âm thanh trên đàn, trong khi các ngón tay trái bấm vào dây đàn tạo nên độ cao cho nốt

(Nguồn ảnh: adammuzic.vn)

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.8

Trang 11

4 ĐÀN TAM

Đàn tam là nhạc khí dây gảy của người Việt Nam, được chơi với tiết tấu nhanh bằng cách đánh láy đầu, lấy đuôi hoặc biến tấu Ngoài ra, đàn tam có thể cộng hưởng với hai đàn dây gảy khác, trong khi đàn tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc

(Nguồn ảnh: hocguitarcoban.com)

Âm thanh đàn tam thường phù hợp với nhịp điệu sôi nổi, khỏe khoắn, trầm hùng Đàn tam thường được chơi trong Phương Bát âm, Dàn nhạc Sâu khấu chèo, nay đã được thêm vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu gọi là Tam 1 với 4 dây Ngoài ra còn các loại khác như đàn tam 2 hay đàn tam đại

Đàn tam bao gồm thùng đàn hình bầu dục, làm bằng gỗ cứng, khá nặng, đáy bịt

gỗ, có lỗ thoát âm, mặt đàn bị bằng da rắn hay da lợn, trên mặt đàn là ngựa đàn Dọc đàn (cần đàn) khá dài, bằng gỗ cứng, mặt cần đàn không có phím

Dây đàn làm bằng tơ se hoặc ni-lon, kích cỡ khác nhau, được mắc vào cuối bầu đàn, được xỏ qua miếng xương đục ba lỗ dể điều chỉnh độ trầm bồng của âm thanh

Bộ phận lên dây có 3 trục gỗ để lên dây, được cải tiến đển dây không bị chùng xuống

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.9

Trang 12

(Nguồn ảnh: tatham.vn) Người chơi đàn sẽ dùng phím nhựa để thực hiện gảy, hất, vê, đồng thời ấn vào các

vị trí nốt trên dọc

5 ĐÀN TỲ BÀ

Đàn tỳ bà là một dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc, dần dần được du nhập vào Việt Nam từ trước thời nhà Trần

(Nguồn ành: vmef.vn) Với âm thanh trong trẻo, cùng dải âm rất rộng khiến đàn tỳ bà mang trong mình khoảng âm thanh vô cùng phong phú, thể hiện được nhiều đề tài và cảm xúc khác nhau, được mệnh danh là nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian

Là một trong những nhạc khí có sức biểu cảm phong phú nhất khiến cho kỹ thuật chơi đàn tỳ bà có độ khó khá cao, đòi hỏi người chơi đàn phải có trình độ kỹ thuật cao Đàn tỳ bà có chiều dài khoảng 11,6 cm, có 4 dây (có thể xem như 3 thước, 5 tấc, 4 dây tượng trưng cho tam tài, ngũ hành và tứ quý), được chế tác bằng nhiều loại gỗ khác nhau, có dáng hình quả lê bổ đôi Phía cuối thân đàn là ngựa đàn

Đầu đàn (thủ đàn) cong, thường được chạm khắc rất cầu kì, có gắn bốn trục gỗ để lên dây Phần cần đàn có 4 miếng ngà voi cong vòm lên được gọi là Tứ Thiên Vương Dây đàn làm bằng ny-lon hoặc kim loại

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.10

Trang 13

(Nguồn ảnh: vmef.vn)

Người chơi đàn tỳ bà sử dụng miếng gảy đàn để thực hiện các động tác gãy đàn, trong khi tay còn lại sẽ bấm các nốt trên đàn

6 SÁO

Sáo trúc Việt Nam là một nhạc cụ thuộc bộ hơi, là loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam

(Nguồn ảnh: saotrucbuigia.com) Sáo có âm thanh thánh thót, ngân vang, là một phần không thể thiếu trong rất nhiều thể loại nhạc, được sử dụng khi độc tấu và hòa tấu Âm thanh của tiếng sáo gắn liền với hình ảnh những vùng quê cùng những giai điệu, câu hò dân gian của người Việt Cùng với song loan, tiêu dọc, sáo cũng góp phần hòa tấu, tạo nên sự đa dạng, đặc sắc về giai điệu cho các buổi biểu diễn đờn ca tài tử

Sáo ngang thông dụng thường làm bằng trúc, nứa, có độ dài tùy biến, tùy thuộc người sử dụng Một bên thân sáo là lỗ thổi, bên còn lại là lỗ bấm, được khoét thẳng hàng

vs nhau

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.11

Trang 14

Số lỗ trên sáo có thể dao động từ 6 đến 10 lỗ, tùy thuộc vào mục đích khả năng của người chơi

(Nguồn ảnh: cand.com.vn)

Người chơi đặt khẩu hình môi phù hợp vào lỗ thổi, căn chỉnh hơi thổi cũng như các ngón tay bấm để tạo ra âm thanh khác nhau

III MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỜN CA TÀI TỬ TIÊU BIỂU

Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm cổ nổi tiếng do tác giả Cao Văn Lầu sáng tác năm

1919, qua đó người nhạc sĩ muốn lên những suy nghĩ, tâm tư của người vợ nhớ chồng lúc

về đêm Theo ông Trần Phước Thuận –“Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản ca cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải Lương.”

(Nguồn ảnh: baotintuc.vn) Vốn có mỗi câu 2 nhịp, Dạ cổ hoài lang sau này chuyển lên 4 nhịp, 8 nhịp rồi trở thành bài vọng vổ đầu tiên

Link video: https://youtu.be/zow5qXg0XM0

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.12

Trang 15

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm đờn ca tài tử phổ biến khác như Tứ Bửu (bốn món báu vật) của tác giả Nhạc Khị bao gồm 4 bản: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên, Ái tử kê

Ngự giá đăng lâu: https://www.youtube.com/watch?v=A5XX2rJi1fU

Minh hoàng thưởng nguyệt: https://www.youtube.com/watch?v=v3t_o9c67mk Phò mã gia duyên: https://www.youtube.com/watch?v=GrF6ViEh038

Ái tử kê: https://www.youtube.com/watch?v=vp_D-laaWXo

Cũng như không thể không kể đến 20 bài bản tổ, được chia làm bốn loại:

Sáu bài bắc – tượng trưng cho mùa xuân, nhịp điệu vui, ngắn gọn, người chơi quay mặt về hướng Bắc

Bảy bài nhạc Lễ - tượng trưng cho mùa hạ, giọng nhạc bực tức, hùng hồn, người chơi quay mặt về hướng Đông

Ba bài nam – tượng trưng cho mùa thu, giọng nhạc trầm buồn ai oán, người chơi quay mặt về hướng Nam

Bốn bài oán: tượng trưng cho mùa đông, giọng nhạc hiền hòa, thanh bình, người chơi quay mặt về hương Tây

(Nguồn ảnh: youtube) Link video: https://www.youtube.com/watch?v=7I0ywlIUKco

PHẦN HAI CẢM NGHĨ BẢN THÂN

Trong xã hội hiện nay, thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người chính là khao khát được xoa dịu tâm hồn, được giải bày nỗi lòng của mình, được nhận lại những gì mà mình cho là đáng có, những gì mà mình có thể xem như một thú vui tao nhã sau những giờ làm việc, hoạt động mệt mỏi Những nỗi lòng, tâm tình ấy không những xuất phát từ câu văn, lời nói mà hoàn toàn có thể xuất phát từ âm

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.13

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w