dây kia.Nguyên tắc phát âm khi biểu diễn: Khi chơi đàn tranh, sử dụng móng gảy để đàn vào dây đàn làmdây đàn rung để tạo ra âm thanhĐàn tranh có các kỹ thuật căn bản nhưNgón rung, ngón n
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Tuấn Kiệt
MSSV: CE171646
Mã môn học: ĐSA102
GVHD: Nguyễn VănQuyết
Trang 2MỤC LỤC
I Nh c c truyềền thốống ………3 ạ ụ
1.Sáo Trúc ……… 3 2.Đàn Tranh ……… 3 3.Đàn Bầầu ……….……….3 4.Đàn Nh ……….……… 3 ị 5.Đàn Tỳ Bà ….………3
về việc đưa nhạc cụ dân tộc vào trong các tác phẩm nhạc trẻ, nhạc II.Cảm nhận
đương đại hiện nay………3 III.Tài liệu tham khảo ……… 3
1Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 3Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.
Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanh theo nguyên tắc: Bịtđầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn
Cấu tạo sáo trúc
Người ta kể: Cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơi thấy một con ong đục thủngmột lỗ trên giông trúc Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai Sơn nhân bèn nảy
ra ý định chế tạo cây sáo Vì thế mà tiêu sáo làm say đắm lòng người
Cách sử dụng sáo
Nếu cầm sáo không đúng tư thế thì âm thanh phát ra không chính xác hoặc không ra âm
Cách cầm sáo đúng:
Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo
Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt đượckín lỗ sáo
Trang 4Cách lấy hơi và thổi ra âm
Vấn đề thường gặp phải của những người mới học thổi sáo là không ra âm thanh Nguyên nhân là do bạnlấy hơi và tư thế cầm sáo sai nên không ra tiếng
Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:
Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi
Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay rangoài một góc khoảng 90 độ
Mím môi và thổi
Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn
Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt đểđạt được tia hơi thật nhỏ gọn
Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén Lực hơi thổi âm trầm nhấtthì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao Âm càng cao thì môi lại càng phải
ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ,nhẹ và mạnh
3Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 5Tư thế thổi sáo trúc
– Với tư thế đứng : Đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20 cm, hai chân thẳng đều, mắt nhìn thẳng về phía trước
– Với tư thế ngồi : Lưng thẳng, hai chân không nên vắt chéo
Tư thế thổi sáo
Một vài Kỹ thuật thổi sáo trúc :
Sáo trúc có các kỹ thuật như lấy rung hơi, đánh lưỡi, láy, vuốt hơi, nhấn hơi… các kỹ thuật bấm như ngón láy ,ngón vuốt, ngón lướt, … Sáo trúc có khả năng diễn tấu nhanh và linh động.Lấy hơi
Đây là kỹ thuật đầu tiên, vô cùng quan trọng hiểu được cách lấy hơi thì hơi khoẻ, thổi được dài, thổi sáo không mệt Cách lấy hơi này còn được nhắc đên là lấy hơi bụng
Láy rền
Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật nhanh
Vuốt hơi
là thổi hơi khiến cho âm thanh nào đấy cao dần lên hay thấp dần xuống, đưa ngón tay lần lượt mở
từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt
Láy
Còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều lỗ, có công dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt quãng Láy tức là thổi phớt qua thật nhanh một âm phụ
Trang 6Ngựa đàn: dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,
…
Dây đàn:
Dây đàn ngày xưa là loại dây làm bằng tơ Ngày nay đa số làm bằng dây kim lại như đồng, sắt, inox,
…
Cấu tạo đàn tranh
Trục đàn: dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau Kết hợp cùng
sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên khả năng thiên biến vạn hóa cho đàn Tranh
Móng gảy đàn: Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay
Cách sử dụng đàn tranh
Tư thế ngồi và cách gảy đàn Tranh
Có 4 tư thế đánh đàn:
5Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 71 Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu
2 Ngồi thẳng hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt trên đùi, một đầu đàn gác trên giá hoặc đôn
3 Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay Người chơi đàn ngồi trên ghế
4 Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao
Các tư thế ngồi đều phải tự nhiên, thoải mái, đàn đặt gần sát người, mặt đáy đàn tì lên đùi phải, đầu đàn được lên đôn hoặc giá đàn (có chiều cao bằng ghế ngồi đàn) Hai cánh tay nâng mềm mại trên mặt đàn
Tư thế ngồi chơi đàn tranh
Tư thế tay phải:
Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn Khi đánh nhữngdây thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dây cao, cổ tay hạ đàn theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng gảy nhẹ nhàng, nâng lên hạ xuống gảy vào dâytheo chiều cong tự nhiên của bàn tay
Móng gảy vào dây không nên sâu quá hoặc hờ trên dây Điểm gảy nên cách cầu đàn khoảng 2cm Nếu gảy sát cầu, tiếng đàn đanh và sắc Nếu gảy xa cầu, tiếng đàn trầm, mềm mại
Tư thế tay trái:
Đầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum Ba ngón giữa (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) cụm lại, ngón cái và ngón út tách rời Dáng bàn tay vươn về phía trước tựa như cánh chim đang bay
Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại Ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang
Trang 8dây kia.Nguyên tắc phát âm khi biểu diễn: Khi chơi đàn tranh, sử dụng móng gảy để đàn vào dây đàn làmdây đàn rung để tạo ra âm thanh
Đàn tranh có các kỹ thuật căn bản như
Ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, ngón nhún, ngón vỗ, ngón vuốt, ngón gảy tay trái, ngón bịt chính đến kỹ thuật bàn tay trái hay là á lên, á xuống, á vòng, …
Ngón Á: Lối gảy phổ biến của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc Kỹ thuật gảy ngón á là cách gảylướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc
Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm thấp lên những
Ngón vê dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 Gảy trên dây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại Cổ tay cần kết hợp với ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn Cần lưu ý, móng gảy không nên đặt quá xuống xuống gây khi về đề móng gảy Bởi sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn
Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cùng di chuyển từ dây nàysang dây khác
Kỹ thuật
Ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn mà tay phải mới gảy
Ngón nhấn: Dùng để đánh thêm được các âm khác Chẳng hạn như 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống của dây đàn tranh không có
Sử dụng 3 đầu ngón tay trái nhấn xuống nhẹ 1/2 cung, nặng hơn nếu là 1 cung Cách nhấn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào yêu cầu của bài Người nghệ nhân phải dùng tai nghe để cảm âm rồi điều chỉnh tay nhấn
7Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 9Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác nhau Âm thanh khi sử dụng
kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần với thanh điệu của tiếng nói Ngón nhấn luyến
Ngón nhún: Nhấn liên tục trên 1 dây nào đó để âm thanh cao lên không quá 1 cung liền bậc Kỹ thuật ngón nhún sẽ tạo thành các làn sống có dao động lớn hơn ở ngón rung giúp âm thanh được mềm mại, tìnhcảm sâu lắng hơn
Ngón vỗ: Dùng 2 – 3 đầu ngón tay trỏ, giữa và áp út vỗ lên một dây nào đó bên trái nhạn đàn vừa được gảy Sau đó nhấc ngay các ngón tay lên để âm thanh cao lên đột ngột từ 1/2 cung – 1 cung
Ngón vuốt: Tay phải gảy đàn sau đó dùng 2 – 3 ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn ra đến trục dây hoặc người lại Cách đánh này sẽ làm tăng sức căng của 1 dây liên tục và đều đặn Âm thanh của đàn tranh khi đánh theo kỹ thuật này sẽ được nâng lên từ 1/2 – 1 cung
Ngón gảy tay trái: Ngón tay trái có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải của nhạn đàn để thay đổi màu sắc, âm thanh Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh sẽ êm và không vang bằng âm tayphải gảy
Ngón bịt chính là ngón vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên trên đầu nhạn đàn khi gảy 1 nốt Nếu gảy cả 1 đoạn nhạc với âm bịt thì người gảy dùng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên đầu đàn, sử dụng tay trái gảy thay cho tay phải
3.Đàn bầu
Cấu tạo
Đàn bầu thường có cấu tạo một ống tròn được làm từ tre, bương, luồng Có một đầu to và một đầu vót hơinhỏ Phần mặt đàn thường được thiết kế hơi cong một chút, đáy đàn thì phằng và có một lỗ nhỏ dùng để treo đàn Thành đàn cũng được thiết kế bằng gỗ cứng như cấm lai hoặc gỗ mun
Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy Dây đàn sẽ được luồn từ đây
và cột vào trục lên dây xuyên qua phần thành đàn Với những cây đàn bầu hiện đại, người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để phần dây được chắc chắn và không bị tuột
Cuối cùng là que gảy đàn, chúng được vót bằng tre, giang, thân dừa hoặc gỗ mềm Que gảy thời xưa thường dài khoảng 10cm, nhưng ngày nay với những kỹ thuật diễn tấu nhanh nên que gảy chỉ dài khoảng
4 – 4,5cm
Trang 10Cấu tạo đàn bầu
Cách sử dụng đàn bầu
Xác định âm chuẩn cho dây đàn
Đàn bầu giữ vị trí khá quan trọng trong các nhạc cụ gõ Vì vậy, để đánh được âm thanh hay chuẩn xác bạncần nghiên cứu kỹ lưỡng cách định âm cho dây đàn Thông thường, nhiều người định âm cho đàn bầ theo dây buông có âm tự nhiên Nhưng cũng tùy từng bài nhạc, thể loại bạn có thể điều chỉnh khác nhau Ngoài ra, bạn có thể xác định âm qua các nốt như 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt sigiáng
Cách sử dụng que gảy đàn
Để có thể gảy đàn bạn cần chú ý kỹ thuật đặc biệt này, tránh đánh sai nốt Bạn nên cầm que bằng tay phải
và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh bạn hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên
Tư thế ngồi diễn tấu
Bạn có thể thấy hình ảnh nghệ sỹ chơi đàn bầu qua tivi Đàn bầu được đặt trên cái bàn nhỏ còn người chơiđàn sẽ ngồi khoanh chân Lúc này, đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi
bị xê dịch Nếu thấy khá khó khăn khi ngồi bạn có thể tập tư thế đứng để chơi đàn bầu, nhưng chiếc bàn
để đàn nên chọn cao, phù hợp với vị trí ngồi của bạn
9Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 11Tư thế ngồi diễn tấu đàn bầu
Sử dụng tay trái trên cần và dây đàn
Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngón như ngón rung, ngón vỗ, ngón vuốt, luyến và tạo tiếng chuông Mỗi ngón có cách cầm chơi đàn khác nhau nên bạn cũng cần chú ý
- Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc
- Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định
- Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn
- Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động
Trang 12Ống nhị (bát nhị)
Đây là một bầu cộng hưởng có tác dụng khuếch đại âm thanh của đàn, dài 13,8cm Ống nhị có hình giốngbông hoa rau muống Một đầu được bịt kín bằng da rắn hoặc da kỳ đà Đầu còn lại không bịt và xòe ranhư rau muống đang nở Chất liệu làm ống nhị thường là gỗ cứng
Đàn có 2 dây có thể được làm bằng tơ, nilon, kim loại
Đàn bằng dây tơ và nilon cho âm mềm mại, dịu dàng,
còn đàn bằng dây kim loại có âm thanh rõ ràng Trong
2 dây đàn thì có 1 dây lớn nằm trong và 1 dây nhỏ nằm
ngoài
Cử nhị (Khuyết nhị, cái suốt)
Cử nhị chính là một vòng bằng đồng hoặc tơ, được
dùng để đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống Hai
dây đàn được xuyên qua vòng này trước khi buộc vào
ngựa đàn trên bá nhị Hai dây đàn không chạy thẳng,
song song từ trục nhị tới ngựa đàn mà bị cử nhị bóp lại
gần nhau Điều này sẽ giúp thay đổi độ cao của dây
11Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646
Trang 13Cách sử dụng đàn nhị
Tư thế người chơi đàn nhị:
- Tư thế ngồi: Khi chơi đàn nhị, hai ống chân dựng thẳng, úp bàn chân xuống đất, bầu cộng hưởng
để ngang, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng một phần mười, phần còn lạinằm phía trên đùi, lỗ loa bầu cộng hưởng phải để thấp Như vậy, khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùichân phải vào dây đàn dưới con ngựa
- Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải người chơi để ngửa, ống chân bêntrái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang, mặt bịt da của đàn
để lên bàn chân về phía ngón chân Ngón chân cái người chơi để sát dưới con ngựa để điều khiểntiếng bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa
- Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng người chơi
tư thế chơi đàn nhị
Trang 14Nguyên tắc phát âm khi biểu diễn:
Bạn dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay, tay phải cầm cung vĩ để kéo đẩy tạo ra âm thanh
Đàn Nhị có các kỹ thuật căn bản
Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón chuyền đến cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v Đàn nhị sở hữu âm vực nằm ở khoảng 3 quãng 8 Để chơi đàn nhị thường sử dụng cả hai tay nên và trái
Tay phải
Là tay được dùng để cầm cung vĩ Người chơi càng điêu luyện thì càng điều khiển được lựa chạm và kéo tạo ra âm thanh bay bổng, mềm mại hoặc mạnh mẽ, dứt khoát
Có 4 công nghệ chơi đàn nhị, đó là cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung
-Cung vĩ liền: Cầm cung vĩ kéo các nốt nhạc quyện từ nốt này sang nốt khác như lúc luyến láy giọng hát
-Cung vĩ rời: Cầm cung vi kéo những nốt nhạc, nốt nhạc này rời nốt nhạc kia Điều này với nghĩa
là không luyến
-Cung vĩ ngắn: Sử dụng cung vĩ kéo những nốt nhạc gãy gọn và dứt khoát
-Cung vĩ rung: Sử dụng cung vĩ kéo đi kéo lại liên tục một nốt thường để diễn tấu các đoạn cao trào, nguy cấp và vui vẻ
Tay trái
Sử dụng những kỹ thuật ngón rung, ngón vuốt, ngón nhấn, ngón lay và bật dây
Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây đàn để tạo độ ngân rung mềm mại
Ngón vuốt: Vuốt từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên dây đàn Âm vuốt có tác dụng làm tiếngđàn vươn lên là mềm mại, uyển chuyển gần giống như giọng hát
Ngón nhấn: Giúp âm thanh cao lên một cung
Ngón láy hay ngón vỗ: Sử dụng ngón mẫu bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏ thì ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái Sử dụng khoa học ngón láy để mô tả sự quyến luyến, bịn rịn, ngậm ngùi ko đang tâm chia xa
Bật dây: Người dây không sử dụng cung vĩ, thay vào ấy là dùng ngón tay khều khều dây đàn để tạo ra âm thanh
5.Đàn tỳ bà
Cấu tạo
1-Thùng đàn: hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng, 2-Mặt đàn : làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có bộ phận để mắc dây đàn.
3-Thân đàn: Ðàn Tỳ Bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà dọc đàn gắn liền với thân đàn, xưa
kia vẫn có phím nhưng là phím giả Ngày nay Ðàn Tỳ Bà có gắn 3 phím trên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra còn thêm 2 phím cho 2 dây cao Các phím đều thấp và gắn liền kề nhaudựa theo thang âm bảy cung chia đều
13Nguyễn Tuấn Kiệt – CE171646