1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm áp dụng cho công ty

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Để đảmbáo tính tuân thủ pháp lý, tính hợp lý, hợp lệ, công khai, minh bạch của các số liệutài chính trên Báo cáo Tài chính, Kiểm Toán ra đời để thực hiện trách nhiệm này.Hiện nay đã xuất

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN

TRẦN VÂN ANH

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢNCỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCHVỤ TIN HỌC TP.HCM ÁP DỤNG

CHO CÔNG TY ABC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH KẾ TOÁN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 3

Lời nói đầu tiên, tôi xin gửi lời chào cùng lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thểquý thầy cô của khoa Kế Toán của trường Đại học Tôn Đức Thắng!

Trải qua gần bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kế Toán – Trường Đạihọc Tôn Đức Thắng, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều dưới sự giúpđỡ và dìu dắt tận tâm, tận tình của quý thầy cô Những người lái đò đã hướng dẫn,chỉ đường cho tôi từ bước chân đầu khi tôi còn bỡ ngỡ bước vào một môi trườnghoàn toàn mới, không những truyền cảm hứng cho tôi trong học tập mà còn truyềnđạt cho tôi rất nhiều kiến thức hay và bổ ích Với lòng biết ơn sâu sắc và tận đáylòng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, đặc biệt là ThS ĐồngQuang Chung – người đã trực tiếp dìu dắt tôi trong Khóa Luận Tốt Nghiệp năm học2021 - 2022

Để có sự thành công của ngày hôm nay, tôi không thể nào quên được côngơn của đội ngũ lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Dịchvụ Tin học TP.HCM (AISC) Mọi người luôn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn vàtruyền đạt những kinh nghiệm hữu ích để tôi trang bị thật tốt cho hành trang tươnglai của mình Gắn bó với các anh chị trong một thời gian ngắn nhưng những bài họcanh chị mang lại, tôi sẽ luôn ghi nhớ và khắc sâu Tôi chân thành cảm ơn Ban TổngGiám Đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM (AISC) đã tạocho tôi một cơ hội trải nghiệm một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năngđộng.

Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo, vớilượng kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầycô để hoàn thiện bài báo cáo này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS Đồng Quang Chung

(Ghi rõ học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của ThS Đồng Quang Chung Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trướcđây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánhgiá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệutham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như sốliệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồngốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Tôn Đức Thắng không

liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trìnhthực hiện (Nếu có).

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022Tác giả

Trang 6

Lý do chọn đề tài

Thế giới hàng ngày vẫn luôn thay đổi một cách nhanh chóng Chỉ hơn haithiên niên kỷ, xã hội đã khoác cho mình một chiếc áo mới, từ thời kì đồ đá đến hiệnđại văn minh Từng giây từng phút trôi qua, thế giới vẫn đang chuyển mình, vươnlên tầm cao mới để đi đến một mục tiêu cao nhất: Một xã hội loài người tân tiếnnhất trong lịch sử.

Sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường với những ưu điểm vượt bậc đã tạomột trang giấy mới với nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cácdoanh nghiệp nói riêng phát triển Kế toán là cánh tay đắc lực cho công tác quản lýcác hoạt động của doanh nghiệp, nhờ vào các số liệu trên sổ sách kế toán mà nhữngnhà quản trị có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa racác chính sách tối ưu nhất để mang lại lợi ích tối đa cho công ty của mình Để đảmbáo tính tuân thủ pháp lý, tính hợp lý, hợp lệ, công khai, minh bạch của các số liệutài chính trên Báo cáo Tài chính, Kiểm Toán ra đời để thực hiện trách nhiệm này.Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kiểm toán và Công ty TNHH KiểmToán và Dịch vụ Tin học TP.HCM (Hay còn được gọi tắt là AISC) là một trong sốcác công ty kiểm toán ra đời sớm và có bề dày kinh nghiệm Chương trình kiểmtoán AISC áp dụng và tuân theo là chương trình kiểm toán theo chuẩn VACPA.AISC hiện đang từng bước tiến lên hội nhập quốc tế, luôn cập nhật những điều mớimẻ của thị trường và pháp luật để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, để hợp thành một Báo cáo Tài chính (BCTC) hoàn thiện cần cósự đóng góp rất nhiều nhân tố, khoản mục như: Tài sản ngắn hạn / dài hạn, Nợ phảitrả ngắn hạn / dài hạn, Vốn chủ sở hữu phục vụ cho Bảng Cân đối kế toán; Doanhthu / Thu nhập, Các khoản chi phí phục vụ cho Bảng Kết Quả Hoạt Động KinhDoanh và các khoản mục chi tiết khác để làm dữ liệu lập Thuyết Minh Báo Cáo TàiChính Trong đó, khoản mục Tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò quan trọng nhấtđịnh và không thể thiếu đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có

Trang 7

doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đặc thù, TSCĐ có thể chiếm một tỷ trọng rấtlớn Điều này dẫn đến việc kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTCđóng vai trò vô cùng quan trọng và cần được chú trọng để tránh những sai sót trọngyếu

Cũng chính vì những tác động mạnh mẽ ấy, tôi mong muốn được tìm hiểu vàphân tích sâu hơn về khoản mục TSCĐ và hoàn thành bài luận với tiêu đề “Quytrình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH KiểmToán và Dịch vụ Tin học TP.HCM áp dụng cho Công ty ABC”.

Mục tiêu nghiên cứu

– Tìm hiểu về các quy định, chuẩn mực kế toán, kiểm toán có liên quan đến TSCĐ.– Vận dụng kiến thức Kế Toán Tài Chính và bộ môn Kiểm Toán đã được học ởtrường để áp dụng thực tế vào kiểm toán phần hành TSCĐ trong quy trình kiểmtoán BCTC.

– Hiểu rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHHKiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM (AISC) bằng cách áp dụng quy trình vàomột công ty khách hàng để trải nghiệm thực tiễn Từ đó đưa ra sự so sánh giữa lý

Trang 8

– Đánh giá chủ quan và khách quan về những ưu – nhược điểm tồn tại quy trìnhkiểm toán tại AISC.

– Nêu một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện cho quy trình kiểm toán TSCĐ tạiAISC.

Phương pháp nghiên cứu

– Các tài liệu tham khảo bao gồm: Các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán,quy trình kiểm toán mẫu theo chuẩn VACPA, quy trình kiểm toán của AISC thôngqua các tài liệu nội bộ có được sau quá trình thực tập.

– Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các chuyến công tác kiểm toán – Học hỏi từ các anh chị trong văn phòng thông qua việc hoàn thành các công việcđược giao như thu thập các bằng chứng kiểm toán, hoàn thiện giấy tờ làm việc, trìnhký các loại văn bản,….

– Rút kinh nghiệm từ những chia sẻ thực tế giữa nhóm kiểm toán và khách hàng.– Nghiên cứu các khóa luận tốt nghiệp của các anh chị của khoa Kế Toán trườngĐại học Tôn Đức Thắng cùng các trường khác được cung cấp tại doanh nghiệp thựctập.

Kết quả nghiên cứu

– Hiểu rõ về toàn bộ quy trình của một cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toánTSCĐ nói riêng tại AISC.

– Nắm được các văn bản pháp luật có liên quan đến kiểm toán TSCĐ.

– Khi trực tiếp thực hiện các bước kiểm toán, tôi có thể liên tưởng lại được các lýthuyết đã được học trên trường Trên thực tế, việc vận dụng các thủ tục kiểm toán sẽ

Trang 9

– Nhận định được những thiếu sót thực tế trong quy trình kiểm toán thường xảy ra.– Các ý kiến cá nhân mang tính góp ý cải thiện đã được phía công ty cân nhắc, ghinhận và làm dữ liệu để khắc phục.

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4

1.1 Cơ sở lý luận về tài sản cố định 4

1.1.1 Tổng quan 4

1.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 6

1.1.3 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ 6

1.1.4 Khấu hao tài sản cố định 8

1.1.5 Sự khác biệt về chế độ kế toán giữa VAS và IFRS 10

1.2 Tổng quan về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 12

1.2.1 Mục tiêu 12

1.2.2 Đặc điểm 14

1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định 15

1.2.4 Các rủi ro về gian lận và sai sót liên quan đến khoản mục TSCĐ 15

1.2.5 Các thủ tục kiểm toán 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM ÁP DỤNG CHO CÔNG TY ABC 18

2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM 18

2.1.1 Thông tin cơ bản 18

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 19

2.1.4 Quy mô hoạt động 20

2.1.5 Văn hóa doanh nghiệp 21

2.1.6 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 21

Trang 11

2.2.1 Giới thiệu về Phòng KTDN5 28

2.2.2 Quá trình thực tập tại phòng KTDN5 29

2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM 31

2.3.1 Quy trình kiểm toán chung tại AISC 31

2.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 32

2.3.1.2 Thực hiện kiểm toán 34

2.3.1.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo 37

2.3.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM 38

2.3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 38

2.3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 40

2.3.2.3 Hoàn thành kiểm toán 44

2.3.3 Thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại công ty ABC 44

2.3.3.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty ABC 44

2.3.3.2 Quy trình kiểm toán TSCĐ 46

2.3.3.3 Đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm toán tài sản cố định 64

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 66

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Logo của AISC 15

Hình 2.2 Một số khách hàng tiêu biểu của AISC 22

Hình 2.3 Danh sách tăng TSCĐ năm 2020 54

Hình 2.4 Danh sách thanh lý TSCĐ năm 2020 55

Hình 2.5 Bảng phân tích biến động TSCĐ 56

Hình 2.6 Bảng so sánh chi phí khấu hao giữa 2 niên độ 56

Hình 2.7 Sơ đồ chữ T các tài khoản có biến động 57

Hình 2.8 Bảng tính khấu hao năm 2020 của công ty ABC 59

Hình 2.9 Bảng kiểm tra phân loại chi phí khấu hao 59

Hình 2.10 Trình bày số dư TSCĐ vô hình trên thuyết minh BCTC 61

DANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý tại AISC 19

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ phận kiểm toán 24

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu nhân sự phòng KTDN5 25

Sơ đồ 2.4 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 29

Sơ đồ 2.5 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 31

Sơ đồ 2.6 Hoàn thành kiểm toán 34

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 So sánh chế độ kế toán TSCĐ hữu hình giữa IFRS và VAS 8

Bảng 2.2 So sánh chế độ kế toán TSCĐ hữu hình giữa IFRS và VAS 9

Bảng 2.3 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 9

Bảng 2.4 Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao 10

Bảng 2.5 Các thủ tục kiểm toán TSCĐ và mục tiêu kiểm toán tương ứng 13

Bảng 2.6 Thủ tục kiểm toán chi phí khấu hao và mục tiêu kiểm toán tương ứng 14

Bảng 2.7 Kế hoạch đánh giá kiểm soát nội bộ chu trình TSCĐ 36

Bảng 2.8 Số lượng mẫu chọn 37

Bảng 2.9 Xác định mức trọng yếu kế hoạch 44

Bảng 2.10 Xác định mức trọng yếu 44

Bảng 2.11 Đánh giá kiểm soát nội bộ chu trình TSCĐ tại công ty ABC 46

Bảng 2.12 Mục tiêu kiểm toán 47

Bảng 2.13 Chương trình kiểm toán 48

Bảng 2.14 Chọn mẫu - cỡ mẫu kiểm toán 51

Bảng 2.15 Đánh giá rủi ro cấp độ cơ sở dẫn liệu 62

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀQUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH1.1 Cơ sở lý luận về tài sản cố định

1.1.1 Tổng quan

a Khái niệm

Theo Điều 2 – Thông tư 45/2013/TT-BTC:

– Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chấtthoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

– Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiệnmột lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vôhình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh

– Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công tycho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mualại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồngthuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tàichính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.b Phân loại

– Tài sản cố định hữu hình thường được phân thành 6 loại như sau: Nhà xưởng, vậtkiến trúc – Máy móc thiết bị – Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn – Thiết bị,dụng cụ quản lý – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm – Các tài sản cốđịnh khác.

Cập nhật kiến thức theo Thông tư 147/2016/TT-BTC về việc “sửa đổi, bổsung một số điều của thông tư số 45/2013/TT-BTC”, trong đó, điểm a khoản 1 Điều6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Trang 16

Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại thành 7 loại như sau: Nhàxưởng, vật kiến trúc – Máy móc thiết bị – Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn –Thiết bị, dụng cụ quản lý – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm – CácTSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồnngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng – Cáctài sản cố định khác.

– Tài sản cố định vô hình bao gồm các loại như: Quyền sử dụng đất có thời hạn –Nhãn hiệu, tên thương mại – Quyền phát hành – Chương trình phần mềm – Giấyphép và giấy phép nhượng – Bản quyền, bằng sáng chế - Công thức và cách thứcpha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu – Tài sản cố định vô hình đang trong giaiđoạn triển khai.

– Khi phân loại theo nguồn gốc hình thành nên tài sản, gồm 6 loại: TSCĐ hìnhthành do mua sắm – TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng – TSCĐ được giao nhận,điều chuyển – TSCĐ được tặng, cho, khuyến mãi – TSCĐ khi kiểm kê phát hiệnthừa chưa được xử lý – TSCĐ được hình thành từ các nguồn khác.

c Nguyên tắc quản lý TSCĐ

Theo Điều 5 – Thông tư 45/2013/TT-BTC:

– Tất cả TSCĐ trong doanh nghiệp phải có một bộ hồ sơ theo dõi riêng trước –trong – sau khi được công nhận là TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.– Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý riêng và quy trình chứng từ cũng sẽkhác nhau tùy vào quy mô của doanh nghiệp và quy mô TSCĐ mà doanh nghiệp sởhữu Một số chứng từ thiết yếu để phục vụ cho bộ hồ sơ TSCĐ gồm: Hợp đồng muabán / Hợp đồng kinh tế; Biên bản giao nhận; Biên bản nghiệm thu; Hóa đơn muaTSCĐ và các giấy tờ khác liên quan.

– Mỗi TSCĐ đều phải được phân loại vào đúng nhóm, được đánh số / mã số, có thẻTSCĐ riêng biệt và được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng trên.

Trang 17

– Đối với những TSCĐ không còn dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu haohoặc những TSCĐ đã khấu hao hết thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo dõi vàquản lý như thông thường.

1.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

Theo khoản 1 Điều 6 – Thông tư 45/2013/TT-BTC:

Tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau đây:1 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.2 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

3 Nguyên giá được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trởlên.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cảba tiêu chuẩn quy định trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi làTSCĐ vô hình.

1.1.3 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ

a Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tàisản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theodự tính Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tàisản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dosử dụng tài sản đó Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chiphí trong kỳ.

Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan

Trang 18

Trong đó, giá quyết toán công trình xây dựng sẽ tuân theo quy định tại Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

Trường hợp khi đã đưa TSCĐ từ đầu tư xây dựng vào sử dụng thực tế nhưngchưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp sẽ hạch toán nguyên giá theo giá tạmtính và tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toánvào nguyên giá sau khi quyết toán công trình.

b Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cóTSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm:

Trong đó:

+ Giá mua thực tế: Không bao gồm các khoản được chiết khấu thương mại hoặcgiảm giá hàng bán.

+ Các khoản thuế: Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.

Nguyên giá = Giá quyết toán + Lệ phí trước bạ + Các chi phí liên quan trực tiếp

Nguyên giá = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan

Trang 19

+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng, như chi phí lắp đặt, chạy thử, chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếpkhác.

Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

Tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trịquyền sử dụng đất được xác định riêng biệt và ghi nhận là tài sản cố định vô hình.Căn cứ vào Điểm đ – Khoản 2 – Điều 04 – Thông tư 45/2013/TT-BTC

“Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi rađể có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng với các chi phí cho đền bù giải phóng mặtbằng san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xâydựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.”Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình là chương trình, phần mềm:

Căn cứ vào Điểm g – Khoản 2 – Điều 04 – Thông tư 45/2013/TT-BTC

“Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ cácchi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trongtrường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng cóliên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sởhữu trí tuệ.”

1.1.4 Khấu hao tài sản cố định

a Khái niệm

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC

Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyêngiá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao củaTSCĐ Hiểu một cách đơn giản, trong quá trình sử dụng TSCĐ cho các hoạt độngtạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, TSCĐ sẽ bị hao mòn dần, và phần giá trịhao mòn này sẽ được tính vào chi phí dưới hình thức trích khấu hao.

Trang 20

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệpthực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.

b Khung thời gian khấu hao

Thời gian ước tính hữu dụng của các TSCĐ như sau:+ Nhà xưởng, vật kiến trúc: 05 – 15 năm

+ Máy móc, thiết bị: 03 – 20 năm

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 04 – 30 năm+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: 05 – 10 năm+ TSCĐ vô hình: 04 – 20 năm.

+ Quyền sử dụng đất có thời hạn được khấu hao phù hợp với thời hạn trên giấychứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Quyền sử dụng đất vô thời hạn được ghi nhận theo giá gốc và không tính khấuhao.

Tham khảo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để biết chi tiếttừng loại tài sản ứng với thời gian khấu hao cụ thể.

c Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao TSCĐ

– Việc tính hao mòn TSCĐ sẽ được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khikhóa sổ kế toán.

– Tất cả các TSCĐ do doanh nghiệp sở hữu có phục vụ hoặc có liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trích khấu hao Đối với các TSCĐ đãkhấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn được sử dụng thì không được tiếp tục trích khấuhao nữa, mà vẫn phải theo dõi trên sổ TSCĐ.

– Quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình đặc biệt, không được trích khấu hao.– Chi phí khấu hao TSCĐ phải được phân bổ cho từng hoạt động cụ thể: Kinhdoanh, cho thuê, liên doanh, liên kết,… để hạch toán tương ứng.

Trang 21

2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Đây là phương phápkhấu hao được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệđòi hỏi phải thay đổi và phát triển nhanh.

3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Để được thực hiệnphương pháp khấu hao này cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Là các loại máy móc thiết bị;– Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất;

– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiếtkế;

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn100% công thức thiết kế.

Lưu ý: Doanh nghiệp khi quyết định phương pháp, thời gian trích khấu haothì phải tuân theo quy định tại Thông tư 45 và phải thông báo cho cơ quan thuếtrước khi bắt đầu thực hiện Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi phương pháp tríchkhấu hao một lần duy nhất trong quá trình sử dụng.

1.1.5 Sự khác biệt về chế độ kế toán giữa VAS và IFRS

– VAS (Vietnam Accounting Standards): Chuẩn mực kế toán Việt Nam Ở VAS, cácchuẩn mực liên quan đến khoản mục TSCĐ bao gồm: VAS 03, 04 và 05.

Mức hao mòn hằng năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (%)

Trang 22

– IFRS (International Finance Report Standards): Chuẩn mực báo cáo tài chínhQuốc tế, là chuẩn mực kế toán do tổ chức IFRS và Hội đồng Chuẩn mực kế toánQuốc tế ban hành Ở IFRS, các chuẩn mực liên quan đến khoản mục TSCĐ baogồm: IAS 16, 38 và 40.

Dưới đây là sự khác biệt trong kế toán TSCĐ giữa 2 hệ thống Việt Nam và QuốcTế.

Bảng 2.1 So sánh chế độ kế toán TSCĐ hữu hình giữa IFRS và VAS

Nguyên giá TSCĐ

IAS 16 cho phép các khoảnước tính ban đầu của chi phíphá hủy, điều chuyển, hoàn trảmặt bằng và khôi phục hiệntrạng khi mua tài sản đượctính vào nguyên giá.

VAS 03 chưa đề cập đếncác khoản ước tính này.

Phân loại TSCĐ Phụ thuộc vào cách thức sử

dụng tài sản của doanh nghiệp Phụ thuộc vào nguyên giá

Xác định giá trị saughi nhận ban đầu

TSCĐ hữu hình của doanhnghiệp có thể được ghi nhậnvà trình bày theo mô hình giágốc hoặc mô hình đánh giálại.

VAS 03 hiện nay chỉ mớiquy định việc ghi nhận banđầu và sau ghi nhận banđầu của TSCĐ hữu hìnhđều theo mô hình giá gốc.Giảm giá trị tài sản IAS 16 cho phép ghi nhận tổn

thất do suy giảm giá trị TSCĐ

VAS 03 hiện nay chưa đềcập đến vấn đề này

Thời gian khấu hao

Không quy định cụ thể về thờigian khấu hao do khấu haophụ thuộc vào cách thức sửdụng và thu hồi tài sản củatừng doanh nghiệp.

Quy định khung thời giankhấu hao đối với các nhómTSCĐ cụ thể.

Trang 23

Bảng 2.2 So sánh chế độ kế toán TSCĐ vô hình giữa IFRS và VAS

Phân loại Quyền sửdụng đất

Được phân loại là TSCĐhữu hình

Được phân loại là TSCĐ vôhình

Xác định giá trị

IAS 38 cho phép sử dụngmô hình giá gốc hoặc môhình đánh giá lại sau khi ghinhận ban đầu

Theo VAS 04, chỉ có môhình giá gốc được sử dụngđể ghi nhận

Thời gian khấu hao

Doanh nghiệp được quyền tựchủ khi xác định thời giankhấu hao đối với từng tài sảncủa doanh nghiệp

Theo VAS 04, thời gian sửdụng hữu ích không quá 20năm, trừ khi có bằng chứngthuyết phục rằng thời giansử dụng hơn 20 năm phùhợp.

1.2 Tổng quan về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

1.2.1 Mục tiêu

Đối với TSCĐ:

Bảng 2.3 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ

Tính hiện hữu TSCĐ thể hiện trên BCTC là có thật.

Quyền TSCĐ thể hiện trên BCTC thuộc quyền sở hữu/quyềkiểm soát của đơn vị.

Tính đầy đủ TSCĐ thuộc quyền sở hữu/quyền kiểm soát của đơnvị đã được ghi chép đầy đủ.

Trang 24

Đánh giá và phân bổ TSCĐ thể hiện trên BCTC được tính giá và ghi nhậnphù hợp với chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành.

Trình bày và thuyết minh

TSCĐ thể hiện trên Bảng thuyết minh:– Có thật và thuộc quyền sở hữu của đơn vị;– Đầy đủ;

– Được trình bày, diễn giải, thuyết minh hợp lý, rõràng, dễ hiểu;

– Được ghi nhận chính xác và theo giá trị phù hợp.Ở một doanh nghiệp, TSCĐ rất nhiều và được hình thành từ các nguồn khác nhau,nên việc xác định nguyên giá tài sản rất dễ xảy ra sai sót Vì thế, cơ sở dẫn liệuđược kiểm toán quan tâm nhiều nhất là tính hiện hữu, đánh giá và phân bổ.Đối với chi phí khấu hao:

Bảng 2.4 Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao

Tính hiện hữu Chi phí khấu hao được ghi nhận là thực sự phát sinhtrong kỳ.

Tính đầy đủ Chi phí khấu hao của TSCĐ đang sử dụng được ghinhận đầy đủ.

Tính chính xác Số liệu khấu hao được tính toán và ghi chép chínhxác về mặt số học.

Đúng kỳ Chi phí khấu hao được ghi nhận đúng kỳ.

Phân loại Chi phí khấu hao được ghi nhận đúng vào tài khoảnliên quan.

Trình bày và thuyết minh Các thuyết minh liên quan đến chi phí khấu hao đượctrình bày diễn giải rõ ràng và dễ hiểu.

Trang 25

Chi phí khấu hao là một ước tính kế toán nên việc xảy ra sai sót được đánh giá ởmức cao Vì vậy, cơ sở dẫn liệu mà kiểm toán quan tâm là tính chính xác và phânloại.

1.2.2 Đặc điểm

TSCĐ thường sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng số tài sản trên Bảng Cânđối kế toán, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực côngnghiệp nặng, dầu khí,… Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ lại không chiếm nhiềuthời gian so với các khoản mục khác vì một số lý do sau:

– Số lượng TSCĐ thường không nhiều và từng đối tượng có giá trị lớn;– Các nghiệp vụ tăng/giảm TSCĐ trong niên độ thường không nhiều;

– Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp do khả năng nhầm lẫn được đánh giákhông cao.

Việc kiểm toán chi phí khấu hao có bản chất là kiểm tra một khoản ước tínhkế toán, nghĩa là không thể dựa vào chứng từ cụ thể để tính toán chính xác như cáckhoản chi phí thông thường khác Ngoài ra, kiểm toán chi phí khấu hao còn mangtính chất là kiểm tra sự tuân thủ áp dụng phương pháp kế toán do sự phân bổ của chiphí khấu hao là có hệ thống và phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanhnghiệp lựa chọn sử dụng Cuối cùng, đa số các TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dàisẽ phát sinh thêm các chi phí hậu kỳ như chi phí sửa chữa, tân trang, cải tạo,…Những chi phí này có thể được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ hay là vốn hóasẽ phụ thuộc vào đánh giá của doanh nghiệp Nếu sự xét đoán này không thích hợpthì sẽ ảnh hưởng đến cả khoản mục TSCĐ và chi phí liên quan.

1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Mục tiêu của việc kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vàoTSCĐ thông qua việc đầu tư đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả giá trị củaTSCĐ.

Kiểm soát nội bộ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

Trang 26

1 Nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng

Để tuân thủ nguyên tắc này, doanh nghiệp cần phân chia trách nhiệm rõ ràng và đầyđủ ở các chức năng sau: Bảo quản, ghi sổ, xét duyệt và Thực hiện các giao dịchTSCĐ như mua bán, thanh lý, thuê….

2 Lập kế hoạch và các dự toán về việc sử dụng TSCĐ

Hàng năm, các doanh nghiệp sẽ thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho khoảnmục TSCĐ bao gồm việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán và nguồn vốn tài trợ.Việc lập kế hoạch và dự toán sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình TSCĐ hiện tạivà mức độ sử dụng để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn,

3 Sử dụng các công cụ hỗ trợ kiểm soát

– Mở hệ thống Sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại TSCĐ, bao gồm Sổ chi tiết, Thẻ chitiết và Hồ sơ liên quan đính kèm.

– Thiết lập chính sách chung về mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản.– Thiết lập quy trình chi tiết và các chính sách về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.– Thiết lập các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giácủa TSCĐ và tính vào chi phí của niên độ.

– Chế độ kiểm kê TSCĐ định kỳ.

– Các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐ, trích khấu hao ….

1.2.4 Các rủi ro về gian lận và sai sót liên quan đến khoản mục TSCĐ

Một số cách thức gian lận nhằm điều chỉnh giá trị TSCĐ và chi phí khấu hao đểtăng giảm lợi nhuận mà các doanh nghiệp thường dùng là:

– Thay đổi thời gian hữu dụng ước tính của tài sản

– Vốn hóa các chi phí không hợp lệ, ghi nhận vốn hóa ngay cả khi không đạt đủđiều kiện.

Trang 27

– Ghi nhận sai nguyên giá TSCĐ Trường hợp thường thấy là các chi phí sửa chữađược hạch toán vào nguyên giá TSCĐ hoặc các chi phí đáng lẽ được ghi nhận lànguyên giá thì lại được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kỳ.

– Không ghi nhận đầy đủ các TSCĐ tăng – giảm trong kỳ.

– Đánh giá không đúng các tài sản mua lại, trao đổi ngang giá hoặc không nganggiá.

– Tiếp tục trích khấu hao đối với các tài sản đã khấu hao hết.

– Mức khấu hao ước tính không hợp lý do áp dụng phương pháp tính khấu hao vàước tính thời gian hữu dụng tài sản không phù hợp.

1.2.5 Các thủ tục kiểm toán

Thử nghiệm cơ bản đối với TSCĐ:

Bảng 2.5 Các thủ tục kiểm toán TSCĐ và mục tiêu kiểm toán tương ứng

Thủ tụcphân tích

cơ bản

Tính tỷ số từng loại TSCĐ / Tổng số TSCĐ vàso sánh với năm trước.

Tính hiện hữuTính đầy đủĐánh giá và phân bổTính tỷ số Doanh thu / Tổng TSCĐ và so sánh

với năm trước

Tính tỷ số Tổng TSCĐ / Vốn chủ sỡ hữu và sosánh với năm trước.

Tính tỷ số hoàn vốn của TSCĐKiểm tra

chi tiếtTSCĐ

Lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổicủa TSCĐ và đối chiếu với Sổ cái

Tính hiện hữuQuyền và sở hữu

Tính đầy đủĐánh giá và phân bổKiểm tra việc ghi tăng – giảm TSCĐ trong kỳ

Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tăng trong kỳKiểm tra quyền sở hữu của TSCĐ

Kiểm tra giá trị TSCĐ ghi tăng sau lần ghinhận đầu tiên

Trang 28

Xem xét phân loại và thuyết minh TSCĐ trênbáo cáo là đầy đủ, hợp lý, rõ ràng, đầy đủ

Trình bày và thuyếtminhThử nghiệm cơ bản đối với chi phí khấu hao

Bảng 2.6 Các thủ tục kiểm toán chi phí khấu hao và mục tiêu kiểm toán tương ứng

Thủ tụcphân tích

cơ bản

Tính tỷ số khấu hao trung bình của từng nhómTSCĐ / Nguyên giá.

Tính hiện hữuTính đầy đủSo sánh mức khấu hao giữa các tháng trong

niên độ và so sánh với kỳ trước.

Kiểm trachi tiếtTSCĐ

Lập bảng phân tích tổng quát về chi phí khấuhao và hao mòn lũy kế

Tính hiện hữuChính xácTính đầy đủ

Đúng kỳPhân loạiXem xét chính sách liên quan đến khấu hao,

kiểm tra mức khấu hao.

Kiểm tra các khoản ghi tăng / giảm giá trị haomòn lũy kế trong kỳ.

Xem xét phân loại và thuyết minh TSCĐ trênbáo cáo là đầy đủ, hợp lý, rõ ràng, đầy đủ.

Trình bày và thuyếtminhKTV sẽ dựa vào tình hình riêng biệt của đơn vị được kiểm toán mà linh động ápdụng các thủ tục kiểm toán trên, nghĩa là, có thể thêm – bớt các thủ tục, miễn là đápứng đủ mục tiêu kiểm toán.

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐTẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC

TP.HCM ÁP DỤNG CHO CÔNG TY ABC

2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM2.1.1 Thông tin cơ bản

Tên công ty bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TINHỌC

Tên công ty bằng Tiếng Anh: AUDITING & INFORMATIC SERVICESCOMPANY LIMITED

Tên viết tắt: AISCMã số thuế: 0300513041

Địa chỉ: 389A Điện Biên Phủ, phường4, quận 3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3832 9129Fax: (028) 3834 2957

Website: http://www.aisc.com.vnEmail: info@aisc.com.vnVốn điều lệ: 15.000.000.000 VNĐ

Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

AISC là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Thông báo số637/TC/CĐKT ngày 21/3/1994 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1292/QĐ-UB-TM của UBND TP.HCM ngày 29/4/1994 theo giấy phép kinh doanh số 103020

Hình 2.1 Logo của AISC

Trang 30

được cấp bởi Trọng tài Kinh tế TP.HCM ngày 04/05/1994 Trụ sở chính giao dịchlúc này là 142 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM.

Theo Quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/06/2000 của Chủ tịch ỦyBan Chứng Khoán Nhà Nước, AISC đã được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nướccông nhận đủ năng lực kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán.

Theo Quyết định số 5029/QĐ-UBND ngày 07/11/2007 của UBND TP.HCMvề việc phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức công ty thành trách nhiệm hữuhạn và theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184 ngày 13/08/2008của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, công ty đã chính thức chuyển thành Công tyTNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM (AISC).

Xuất phát điểm là một trong ba công ty kiểm toán Việt Nam được thành lậpđầu tiên, AISC đã có một quá trình dài để tích lũy kinh nghiệm và phát huy tối đatiềm lực nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Năm 1994: AISC thành lập và trực thuộc quản lý của Sở Tài Chính TP.HCM.Năm 2000: Kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.Năm 2005: Trở thành thành viên Tổ chức Kế toán – Kiểm toán Quốc tếInpact Asia Pacific.

Năm 2008: Đạt Giải thưởng Sao Vàng Chất Lượng Quốc Tế do Tổ chức BIDtrao tặng.

Năm 2012: Trở thành thành viên của Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề ViệtNam (VACPA).

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động

AISC cung cấp đa dạng các loại dịch vụ như:

Dịch vụ Kiểm toán Báo Cáo Tài Chính: Cung cấp các dịch vụ mang tính đảmbảo về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện chấtlượng báo cáo tài chính cung cấp ra bên ngoài và đảm bảo tuân thủ theo Chế độ kế

Trang 31

toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS).

Dịch vụ Kiểm toán Xây dựng cơ bản: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán cácBáo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án, kiểm tra tính đầy đủ và phù hợpcủa công tác kế toán, kiểm tra tính đúng đắn của các chỉ tiêu về tài sản, tiền vốn,công nợ; tính hợp pháp của các chứng từ gốc, các hợp đồng kinh tế và biên bảnnghiệm thu.

Thẩm định giá và tư vấn: Cung cấp dịch vụ định giá về: Lợi thế thương mại;Tài sản vô hình; Tài sản tài chính và nợ phải trả; Bất động sản; Máy móc, thiết bị;Tranh chấp, trọng tài, tranh tụng.; Tư vấn đầu tư – tài chính; Tư vấn phương án cổphần hóa doanh nghiệp…

Các dịch vụ khác: Tư vấn về hệ thống Kiểm soát nội bộ; Dịch vụ kế toán; Tưvấn thuế; Tư vấn tài chính.

AISC cung cấp dịch vụ ở đa dạng các ngành nghề như:Dịch vụ y tế

Công nghệ thực phẩm và nước giải khátNông nghiệp

Giáo dục

Tài chính và Ngân hàngBất động sản và Xây dựngCông nghệ thông tinSản xuất, logisticsThương mại, Truyền thôngNăng lượng và công nghệ sạch

Trang 32

2.1.4 Quy mô hoạt động

AISC hoạt động rộng khắp các tỉnh thành của Việt Nam, bao gồm 1 trụ sởchính và 3 chi nhánh ở các miền khác nhau Nhân lực ở AISC đã đạt hơn con số 200nhân viên Điều này cho thấy, sự phân bổ mạng lưới các văn phòng đại diện rộngkhắp và lực lượng nhân viên đông đảo sẽ hỗ trợ kịp thời và mọi nơi mọi lúc cho cáckhách hàng của AISC.

Đại diện miền Nam:

– Trụ sở chính: 389A Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM.Đại diện miền Bắc:

– Chi nhánh Hà Nội: Tầng 6, số 36, Ngõ Hòa Bình 4, Phố Minh Khai, phường MinhKhai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đại diện miền Trung:

– Chi nhánh Đà Nẵng: 350 Hải Phòng, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, ĐàNẵng.

Đại diện miền Tây:

– Văn phòng đại diện Cần Thơ: P9019, A200 Nguyễn Hiền, phường An Khánh,quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

2.1.5 Văn hóa doanh nghiệp

– Thời gian hoạt động: 8:00 đến 17:00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Nghỉ trưa từ11:30 đến 13:30).

– Trang phục: Trang phục tự do công sở, riêng thứ 2 và thứ 3 mặc đồng phục áo sơmi xanh kết váy đen (đối với nữ) và quần tây đen (đối với nam).

– Có hệ thống vân tay để kiểm soát điểm danh.– Đeo khẩu trang, kiểm tra Covid 1 lần/tuần.– Thân thiện, lịch sự, nho nhã.

Trang 33

2.1.6 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

a Nhân sự chủ chốt

Mô hình tổ chức nhân sự có sự phân tầng rõ ràng giữa các cấp, các chức vụ.Nhân sự tham gia vào bộ máy lãnh đạo của AISC đều là những người có kinhnghiệm dày đặc và kiến thức sâu rộng, bên cạnh đó, họ còn có cái tầm – cái tâm đểdẫn dắt AISC đi từ con số 0 đến những thành tựu đáng nể như hiện nay.

Bộ máy điều hành bao gồm: 1 Tổng Giám Đốc – 7 Phó Tổng Giám Đốc – 1Giám Đốc (Chi nhánh Hà Nội) – 1 Phó Giám đốc (Chi nhánh Đà Nẵng) – 4 Trưởngphòng – 11 Phó phòng.

Các bộ phận phòng/ban nội bộ doanh nghiệp gồm: Phòng Tổng Giám Đốc –Phòng Kế Toán – Phòng Hành Chính – 07 Phòng Kiểm Toán Doanh Nghiệp(KTDN 1 đến KTDN 7), 4 Phòng Xây Dựng Cơ Bản (XDCB 1 đến XDCB 4) –Tiếp Tân – Nhân Sự – IT.

b Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý tại AISC

Trang 34

Hội đồng thành viên:

– Cơ quan đầu não mang tính quyết định cao nhất của toàn bộ công ty – Ra quyết định các chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm.– Quyết định và xét duyệt giải pháp phát triển thị trường.

– Quyết định lương thưởng và các quỹ lợi ích khác đối với Ban Tổng Giám Đốc.– Bầu hoặc miễn nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên.

– Bổ/miễn nhiệm, ký/chấm dứt hợp đồng với các thành viên thuộc Ban Tổng GiámĐốc.

Ban kiểm soát:

– Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, trung thực và thận trọng trongquản lý điều hành kinh doanh, công tác kế toán và quá trình thiết lập BCTC.– Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính cũng như công tác thực hiện các quy định,quy chế của công ty.

– Chịu trách nhiệm báo cáo giải trình với Hội Đồng khi được yêu cầu.Ban Tổng Giám Đốc:

– Trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm đối với các phòng ban cũng như các bộphận của công ty.

– Xây dựng giá trị công ty và các chính sách kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việckinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật.– Xây dựng mục tiêu chiến lược phù hợp, mang lại lợi ích cho công cuộc thực hiệnkim chỉ nam của công ty ngay từ lúc mới thành lập.

– Chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan Nhà Nước về kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty.

Phòng hành chính:

– Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám Đốc.

Trang 35

– Thực hiện các thủ tục hành chính như: Lưu trữ tài liệu, quản lý nguồn nhân sự,soạn thảo hợp đồng, quản lý văn phòng phẩm, giữ ấn mộc đỏ của công ty,….– Là đầu mối liên lạc mọi thông tin cho Ban Giám Đốc.

Phòng kế toán:

– Hỗ trợ cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc tổ chức các công tác kế toán.– Đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình của côngty, quy định của pháp luật.

– Tổng hợp các báo cáo nội bộ, các báo cáo phục vụ cho cơ quan Nhà nước.Phòng kiểm toán doanh nghiệp: Sẽ giới thiệu chi tiết ở chương 2.

Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản

– Kiểm tra việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng xây dựng, thi công, dự toán đấuthầu cho các công trình trong và ngoài nước.

– Kiểm tra quy trình xác định giá thành của công trình xây dựng để hỗ trợ ra quyếttoán công trình và đảm nhận chức năng thuyết minh lên báo cáo tài chính.Phòng tư vấn và thẩm định giá

– Đề chiến lược phát triển khách hàng hướng đến khách hàng mục tiêu.– Thiết lập mối quan hệ với khách hàng thông qua các hợp đồng.– Đề xuất chính sách giá phù hợp với từng khách hàng.– Hỗ trợ chăm sóc và phát triển khách hàng.

– Tư vấn về quản lý theo yêu cầu.Các chi nhánh và văn phòng đại diện

– Hoạt động độc lập và nắm giữ thị trường riêng.

– Giám đốc các chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về cácquyết định và tình hình hoạt động của chi nhánh.

Trang 36

2.1.7 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty

a Khách hàng

Với kinh nghiệm hành nghề hơn 20 năm, AISC đã gầy dựng được lòng tin từkhách hàng bởi dịch vụ chất lượng cao và uy tín của mình Nhiều năm giữ vững vịtrí đầu các doanh nghiệp kiểm toán trong nước về số lượng khách hàng, AISC ngàycàng khẳng định vị thế và làm đẹp tên tuổi của mình trên thị trường kế – kiểm hiệnnay

AISC đã và đang cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hơn 1.000 khách hàng trênkhắp mọi miền Tổ Quốc, trong đó có nhiều khách hàng là đơn vị có lợi ích côngchúng, ngân hàng và các tập đoàn lớn.

Một số khách hàng tiêu biểu của AISC:

b Tình hình hoạt động kinh doanh của công tyMục tiêu hoạt động:

AISC hướng đến mục tiêu cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn và đào tạonghiệp vụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của khách hàng Bên cạnh đó, côngty còn cung cấp các dịch vụ về tin học, phần mềm của AISC đáp ứng được các nhucầu về quản lý doanh nghiệp Nhiều phần mềm hướng tới lĩnh vực xây dựng cơ bản– thế mạnh của công ty.

AISC hoạt động trên nguyên tắc độc lập – khách quan – chính trực – bảo vệquyền lợi – bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở đạo đức và tuân thủ phápluật

Hình 2.2 Một số khách hàng tiêu biểu của AISC

Trang 37

Kết quả hoạt động kinh doanh:

Dưới sự dìu dắt của cơ quan đầu não cùng đội ngũ nhân viên AISC có trìnhđộ chuyên môn cao, được đào tạo từ nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Bỉ,…,AISC đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng nể

c Phân tích SWOTĐiểm mạnh:

– Là một trong những công ty kiểm toán độc lập ra đời sớm nhất Việt Nam nên cónhiều kinh nghiệm thâm niên trong ngành.

– Nhân sự có hồ sơ năng lực rõ ràng, có bằng cấp, kinh nghiệm dày dặn.– Cơ quan đầu não có đầu óc chiến lược thông minh.

– Công ty phân cấp bậc và phối hợp điều hành nhịp nhàng.Điểm yếu:

– Tọa độ nằm trên đường một chiều dẫn đến việc khó khăn trong việc di chuyển.– Phân chia nhân sự chưa đều giữa các phòng.

– Chưa tiếp cận được thị trường quốc tế.Cơ hội:

– Nhu cầu kiểm toán ở các doanh nghiệp ngày càng nhiều và vai trò của trợ lý kiểmtoán/kiểm toán viên trở nên quan trọng và cần thiết.

– Ở Việt Nam còn ít các công ty kiểm toán có tên tuổi trên thị trường.

– AISC có danh sách khách hàng đa dạng đến từ nhiều vùng miền khác nhau ở đấtnước.

Thách thức:

– Sự cạnh tranh khốc liệt từ BIG4 và các công ty kiểm toán NONBIG.

Trang 38

– Thời gian dịch bệnh dẫn đến các khó khăn và tăng rủi ro khi hoạt động kiểm kê –kiểm toán qua hình thức trực tuyến.

2.2 Giới thiệu về bộ phận kiểm toán tại AISC

Bộ phận kiểm toán tại AISC được chia thành 7 phòng kiểm toán chính gồm: PhòngKTDN 1 đến Phòng KTDN 7 Mỗi phòng sẽ có một chế độ quản lý khác nhau,nhưng nhìn chung thì đều có 1 trưởng phòng và được quản lý bởi 1 người trong BanTổng Giám Đốc.

Nhiệm vụ chung của các phòng kiểm toán gồm:

– Tiếp nhận những hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng – Phân bổ lực lượng kiểm toán phù hợp cho một cuộc kiểm toán.

– Thực hiện các cuộc kiểm toán, giúp các đơn vị kinh tế xác định đúng quyền lợi vàtrách nhiệm.

– Dựa vào các cơ sở dẫn liệu và kiểm định các khoản mục trên báo cáo tài chínhtrên cơ sở các chuẩn mực được luật định.

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHÒNG

TRƯỞNG NHÓM

TRỢ LÝ KIỂM TOÁN

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ phận kiểm toán

Trang 39

– Giám định kế toán tài chính nhằm giúp các công ty trong việc tranh chấp, kiệntụng và thanh lý tài sản.

2.2.1 Giới thiệu về Phòng KTDN5a Cơ cấu nhân sự

Nhân sự ở phòng KTDN5 gồm :– 1 trưởng phòng.

– 4 trưởng nhóm và 5 trợ lý kiểm toán.

b Chức năng của từng nhân sự

Trưởng phòng:

– Quản lý chung các công việc trong phòng.

– Phụ trách sắp xếp chốt nhân sự và sắp xếp lịch công tác.– Đàm phán và chịu trách nhiệm chung trước khách hàng.

– Xét duyệt BCTC kiểm toán dự thảo trước khi trình lên ban Tổng giám đốc.

TRƯỞNG PHÒNG

TRƯỞNG NHÓM

TRỢ LÝ KIỂM TOÁN

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu nhân sự phòng KTDN5

Trang 40

Trợ lý kiểm toán viên:

– Là nhân sự kiểm toán chính trong các cuộc kiểm toán.– Thực hiện công việc dưới sự phân công của nhóm trưởng.

2.2.2 Quá trình thực tập tại phòng KTDN5a Điều kiện thực tập

– Là sinh viên năm 4 có chuyên ngành kế - kiểm đến từ các trường cao đẳng, đạihọc.

– Tiếng Anh đọc hiểu cơ bản: Mặc dù đối tác của AISC phần lớn là các doanhnghiệp Việt, nhưng họ vẫn đòi hỏi phát hành báo cáo ở cả hai ngôn ngữ Việt vàAnh.

– Thông thạo tin học văn phòng: Công việc của một kiểm toán viên hoặc trợ lýkiểm toán đa số được thực hiện trên máy tính, đặc biệt là phần mềm Excel và cácứng dụng Microsoft Thành thạo tin học văn phòng là một điều kiện thiết yếu khilàm kiểm toán.

– Có sức khỏe tốt và sẵn sàng đi công tác xa: Lịch trình công tác trong và ngoạithành kéo dài vài tháng nên đòi hỏi sinh viên có một sức khỏe tốt để có thể đảmnhận được.

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w