1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kinh tế chính trị mác lênin

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Kinh tế Chính trị Mác - Lênin
Tác giả Nguyễn Thị Tường Vy, Lê Thị Ngân, Nguyễn Thị Anh Thy, Trương Thị Trúc Mơ, Nguyễn Ngọc Khánh Linh, Trần Uyển Trâm, Nguyễn Ngọc Khánh Uyên
Người hướng dẫn Trương Trần Hoàng Phúc
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Vai trò của người lao động đối với mộtdoanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và sử dụng các tư liệu laođộng khác cho tổ chức mà còn quyết định đến sự thành công của tổ chức doan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên: Trương Trần Hoàng Phúc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tường Vy 72200304

Lê Thị Ngân 72200274 Nguyễn Thị Anh Thy 72200295 Trương Thị Trúc Mơ 72200343 Nguyễn Ngọc Khánh Linh 72200288 Trần Uyển Trâm 72200334 Nguyễn Ngọc Khánh Uyên 72200289 Nhóm: 37

TP.HCM, tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 3 3

A Vấn đề thảo luận 3

1 Giả định từ vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận trong nhóm và cảm nhận vai trò đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do bạn sở hữu? 3

2 Nếu có một chủ thể chuyên lo khâu tiêu thụ hàng hóa cho đơn vị của bạn, làm thế nào để chia sẻ lợi ích với họ ? 4

3 Nếu giả định vốn kinh doanh cần phải đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì với những chủ thể này? 5

B Câu hỏi ôn tập 6

1 Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư? Ý nghĩa thực tiễn? 6

2 Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy? Liên hệ và vận dụng? 9

 Năng suất lao động 9

 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng 9

 Quy mô của tư bản ứng trước 9

3 Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản? Ý nghĩa thực tiễn? 10

CHƯƠNG 4 12

A Vấn đề thảo luận 12

1 Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền KTTT? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường? 12

2 Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy vì sao cần kiểm soát độc quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức này trong quan hệ lợi ích với xã hội bằng những phương thức nào? 14

B Câu hỏi ôn tập 16

1 Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản? Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản ngày nay 16

2.Phân tích nguyên nhân hình thành và đặc điểm của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa? Vai trò và hạn chế phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày nay .18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

CHƯƠNG 3

A Vấn đề thảo luận.

1 Giả định từ vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận trong nhóm và cảm nhận vai trò đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do bạn sở hữu?

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi vật

chất tự nhiên thành vật phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người Đây làmột điều kiện không thể thiếu, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới của sựtrao đổi giữa tự nhiên và môi trường

- Người lao động bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc tại công ty ở

tất cả các vị trí khác nhau Có thể nói, đây là nguồn chính quyết định đến lợinhuận và sự phát triển của công ty Vai trò của người lao động đối với mộtdoanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và sử dụng các tư liệu laođộng khác cho tổ chức mà còn quyết định đến sự thành công của tổ chức doanhnghiệp

- Vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do bạn

sở hữu có thể được thảo luận từ nhiều khía cạnh khác nhau như:

Đóng góp lao động: Người lao động làm thuê đóng góp sức lao động và

kỹ năng của mình cho doanh nghiệp Họ thực hiện các nhiệm vụ và côngviệc cụ thể, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêusản xuất

Tạo ra giá trị: Người lao động làm thuê tham gia vào quá trình sản xuất

và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ Công việc của họ đóng góp vàodoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Đóng góp ý tưởng và sáng tạo: Người lao động làm thuê có thể đề xuất

cải tiến quy trình làm việc, giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp

Đảm bảo chất lượng: Người lao động làm thuê đóng vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Trang 4

Họ thực hiện các quy trình kiểm tra chất lượng và tuân thủ các quy định

và tiêu chuẩn liên quan

Đóng góp vào phát triển kinh tế: Người lao động làm thuê tạo ra thu

nhập và tiêu dùng Thu nhập của họ có thể được sử dụng để mua hànghóa và dịch vụ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong tổ chức, doanh nghiệp Bởi, chỉ cócon người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quátrình sản xuất kinh doanh đó Tài nguyên nhân lực – con người là nhân tốđặc biệt quan trọng Không có nhân lực làm việc hiệu quả thì tổ chức đókhông thể nào đạt tới mục tiêu và phát triển bền vững lâu dài

Tạo ra giá trị mang tính chiến lược: Nhân tố tri thức của con người

ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tri thức Bởi vì,nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của conngười sẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển,mang tầm nhìn sứ mệnh cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, vai trò của người lao động làm thuê cũng có thể thay đổi tùy thuộcvào ngữ cảnh và điều kiện làm việc Điều này có thể bao gồm các yếu tố nhưquyền lợi và bảo vệ lao động, mức lương và điều kiện làm việc và quyền thamgia vào quyết định của doanh nghiệp

2 Nếu có một chủ thể chuyên lo khâu tiêu thụ hàng hóa cho đơn vị của bạn, làm thế nào để chia sẻ lợi ích với họ ?

Việc chia sẻ lợi ích với một chủ thể chuyên lo khâu tiêu thụ hàng hóa chodoanh

nghiệp của bạn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:

Hợp tác dài hạn: Xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài với chủ thể

này có thể giúp đảm bảo lợi ích cho cả hai bên Bạn có thể cung cấp chochủ thể thông tin về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và cùngthảo luận về các giải pháp tối ưu để đáp ứng nhu cầu đó

Trang 5

Chia sẻ thông tin: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ

của doanh nghiệp cho chủ thể, giúp chủ thể hiểu rõ hơn về giá trị và lợiích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại cho họ

Tạo giá trị gia tăng: Tìm cách tạo ra giá trị gia tăng cho chủ thể bằng

cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc giải pháp tùy chỉnh như: cung cấphướng dẫn sử dụng, bảo hành mở rộng hoặc dịch vụ hậu mãi chất lượngcao

bằng cách duy trì liên lạc và cập nhật thường xuyên về các sản phẩmhoặc dịch vụ mới Điều này giúp tăng cường lòng tin và sự hỗ trợ giữahai bên

Đáp ứng nhu cầu: Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của chủ thể một cách tốt

nhất như: cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tùy chỉnh, giảm thiểu thờigian giao hàng hoặc cung cấp các giải pháp linh hoạt để đáp ứng yêu cầu

cụ thể của chủ thể

Lưu ý: các cách trên chỉ mang tính chất chung và cần được điều chỉnh phù hợpvới ngữ cảnh và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và chủ thể Việc thiết lập một

mô hình hợp tác lợi ích cho cả hai bên là mục tiêu cuối cùng

3 Nếu giả định vốn kinh doanh cần phải đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì với những chủ thể này?

- Đối với chủ thể cho vay: Vốn vay là một phần quan trọng trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp Khi vay vốn, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại sốtiền vay cùng với lãi suất theo thỏa thuận Doanh nghiệp cũng phải đảm bảorằng vốn vay được sử dụng một cách hiệu quả và tuân thủ các điều kiện và camkết đã được thỏa thuận với chủ thể cho vay

- Đối với chủ thể trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê: Doanh

nghiệp có trách nhiệm đảm bảo rằng hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gianthương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chất

Trang 6

lượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đồng thời cũng đảm bảo rằngdoanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với các chủ thể này và đáp ứng nhu cầucủa thị trường

Tuy nhiên, trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp đối với những chủ thể này có thể thayđổi tùy thuộc vào các điều kiện và cam kết đã được thỏa thuận Điều này có thể baogồm việc tuân thủ các điều khoản hợp đồng, đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ,

và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài

B Câu hỏi ôn tập.

1 Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư? Ý nghĩa thực tiễn?

- Nguồn gốc: Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu

sản xuất Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quátrình sản xuất, người công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng giá trị sức laođộng của chính mình Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tưliệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừutượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đóđược gọi là giá trị thặng dư Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trịthặng dư

=> Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động docông nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm khôn

- Bản chất:

 Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động

 Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư, người lao động làm thuê phải

 bán sức lao động cho nhà tư bản

 Trong điều kiện ngày nay, quan hệ đó vẫn diễn ra nhưng với trình độ vàmức độ rất khác

=> Nhà tư bản bóc lột sức lao động của công nhân để tạo nhiều thặng dư cho bản thân.Bóc lột càng nhiều thì giá trị thặng dư càng cao Vì vậy người giàu thì vẫn giàu, ngườinghèo thì vẫn nghèo

Trang 7

- Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trongkhi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếukhông đổi

Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian

lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% Nếu nhà tưbản tăng thời gian lao động thêm 2 giờ thì với mọi điều kiện không đổithì giá trị thặng dư sẽ là 6 giờ

 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp

sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách

hạ thấp giá trị sức lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao độngnhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày laođộng, cường độ lao động không đổi

- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư:

+ Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần

trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá

trị thặng dư đó Nếu ký hiệu m' là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng công thức:

Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao độngtạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt baonhiêu Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phầnthời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bảnchiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm chomình Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thứckhác:

Trang 8

+ Khối lượng giá trị thặng dư: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa

tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư thì M được xác định bằng công thức:

Trong đó:

● v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động

● V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức laođộng

=> Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càngtăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng

- Ý nghĩa thực tiễn:

 Giá trị thặng dư được đề cập và nghiên cứu trong học thuyết kinh tế củaC.Mác đã phơi trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong nhữngthời kỳ trước đây Giúp khơi nguồn cho phong trào đấu tranh giữa giaicấp vô sản chống lại chủ nghĩa tư bản

 Giá trị thặng dư không chỉ giúp tồn tại xã hội tư bản chủ nghĩa, giá trịthặng dư còn có thể giúp kinh tế, xã hội phát triển và đổi mới của chủnghĩa xã hội

 Giá trị thặng dư cấu thành động lực để giúp kinh tế tăng trưởng và pháttriển

Trang 9

 Giá trị thặng dư thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất

2 Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy? Liên hệ

và vận dụng?

- Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, là việc biến một bộ phận

giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nóđơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định

và lưu kho của chính phủ và tư nhân)

- Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:

 Trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng

dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân

 Năng suất lao động

 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

 Quy mô của tư bản ứng trước

- Liên hệ và vận dụng: Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước (Việt Nam).

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, haiyếu tố này luôn đi cùng và tác động qua lại với nhau Khi quá trình tích tụ và tậptrung hiệu quả, nó sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế bởi những yếu

tố kéo theo như tăng năng suất lao động, tăng quy mô sản xuất… Ngược lại,một nền kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản tiếp tục tíchlũy thêm nhiều vốn để tái sản xuất mở rộng Càng nhiều vốn thì quy mô sảnxuất càng lớn, càng thúc đẩy nhanh cho các hoạt động trong nền kinh tế Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bất cứ quốc gia - dân tộc nào muốn trở nênthịnh vượng đều phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục

vụ cho phát triển Nguồn lực đối với cả một đất nước mà chúng ta cần ở đâykhông chỉ biểu hiện ở tiền mặt mà còn là nhân lực, tài nguyên, chất xám…, vàkhai thác được các tiềm lực này càng nhiều thì dòng chảy lợi nhuận sẽ càng thu

về nhiều, càng có lợi cho nền kinh tế

Trang 10

3 Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản? Ý nghĩa thực tiễn?

- Các hình thức biểu hiện:

+ Lợi nhuận thương nghiệp: là một phần giá trị thặng dư được tạo ra

trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bảnthương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình

Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá

trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộphận lao động của công nhân không được trả công

+ Lợi tức và tỷ suất:

● Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản

đi vay trả cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để đượcquyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định Ký hiệu là z

● Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bảntiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định Ký hiệu z’

+ Địa tô:

● Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bìnhquân của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nôngnghiệp tạo ra, mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp chođịa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất

● Các hình thức địa tô TBCN: địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối

- Liên hệ thực tiễn: nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh

nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa:

Trang 11

Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiến bộvượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản Nước ta nói riêng

và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực trên con đường của mình

để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới Riêng với nước ta, chúng ta đangtrong giai đoạn quá độ lên XHCN từ chế độ phong kiến, bỏ qua giai đoạn tư bảnchủ nghĩa Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu

là dựa vào nông nghiệp Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Vì vậy, chúng ta phải học tập những thànhtựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơbản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kiaxây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kế hoạch hoá tập trung Ngày nay chúng

ta thực hiện chính sách kinh tế mới: chuyển sang kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

Trang 12

CHƯƠNG 4

A Vấn đề thảo luận.

1 Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các

tổ chức độc quyền trong nền KTTT? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

* Những hệ lụy kinh tế sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền KTTT:

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền Khi xuấthiện các tổ chức độc quyền đã đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang một giaiđoạn mới cao hơn – giai đoạn độc quyền

Xét về bản chất, nếu không có sự định hướng và điều chỉnh, cạnh tranh sẽ pháttriển theo quá trình: từ cạnh tranh lành mạnh sang cạnh tranh không lành mạnh,

đi tới cạnh tranh mang tính độc quyền, cuối cùng là xuất hiện độc quyền làmtriệt tiêu cạnh tranh trên thị trường và gây ra một số hệ lụy cho nền kinh tế vàđời sống xã hội

- Đối với Doanh nghiệp:

+ Giảm sức cạnh tranh và tăng giá cả: Các tổ chức độc quyền thường sử dụngquyền lực của mình để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và giảm sức cạnh tranhtrên thị trường Khi không có đối thủ cạnh tranh, tổ chức độc quyền sẽ có sựkiểm soát lớn hơn đối với giá cả sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp đến kháchhàng

+ Giảm sự đổi mới và phát triển của sản phẩm: Khi tổ chức độc quyền khôngđối mặt với sự cạnh tranh, họ sẽ không có động lực để nghiên cứu và phát triểncác sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có để giữ cho khách hàngđược hài lòng Điều này có thể dẫn đến sự mất mát của sự đổi mới và sự pháttriển trong công nghiệp

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w