0918755356-0936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ: - Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn Viết dự án vay vốn, dự án kêu gọi đầu tư - Lập báo cáo đánh giác tác động môi trường (ĐTM )sơ bộ cho dự án - Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, … Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ 0918755356 để được tư vấn Kính chúc Quý Khách Hàng sức khỏe và thành công! www.duanviet.com.vn
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6
I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6
II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6
III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 7
IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 11
V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 11
5.1 Mục tiêu chung 11
5.2 Mục tiêu cụ thể 12
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 13
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 13
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án 16
II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 20
2.1 Hệ thống bệnh viện tại Việt Nam 20
2.2 Thị trường y tế số Việt Nam: cơ hội cho các nhà đầu tư 21
2.3 Thách thức ngành y tế 23
III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 24
3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 24
3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 27
IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 31
4.1 Địa điểm xây dựng 31
4.2 Hình thức đầu tư 31
V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.31 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 31
Trang 45.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 32
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 33
I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 33
II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 34
2.1 Công trình bệnh viện Y học cổ truyền 34
2.2 Khu bệnh viện dưỡng lão 40
2.3 Hành lang cây xanh 43
2.4 Giao thông 44
2.5 Hạ tầng kỹ thuật xây dựng 44
CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 46
I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 46
1.1 Chuẩn bị mặt bằng 46
1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 46
1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 46
II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 46
2.1 Các phương án xây dựng công trình 46
2.2 Các phương án kiến trúc 47
III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 49
3.1 Phương án tổ chức thực hiện 49
3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 50
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51
I GIỚI THIỆU CHUNG 51
II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 51
III SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 52
IV NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 52
Trang 54.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 52
4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 54
V PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 56
VI BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 56
6.1 Giai đoạn xây dựng dự án 56
6.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 58
VII KẾT LUẬN 59
CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 61
I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 61
II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 63
2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 63
2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 63
2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 63
2.4 Phương ánvay 64
2.5 Các thông số tài chính của dự án 64
KẾT LUẬN 67
I KẾT LUẬN 67
II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 67
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 68
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 68
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 69
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 70
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 71
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 72
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 73
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 74
Trang 6Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 75 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 76
Trang 7“Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
Địa điểm thực hiện dự án:.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác
Tổng mức đầu tư của dự án: .000 đồng
(Năm trăm mười bốn tỷ, ba trăm hai mươi mốt triệu, ba trăm bốn mươi nghìn
Theo số liệu của Bộ Y tế, tại Việt Nam ước tính hàng năm chi tiêu cho y
tế chiếm xấp xỉ 7% GDP Theo hãng nghiên cứu thị trường BusinessInternational Monitor, tổng chi tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiệnchiếm đến 5,8% GDP, cao nhất ASEAN và sẽ đạt đến con số 24 tỉ USD vàonăm 2020 nhờ lộ trình xã hội hóa y tế mà Chính phủ đang tiến hành Chăm sócsức khỏe, khám chữa bệnh là lĩnh vực đặc thù, nơi mà người dân không muốnđặt cược rủi ro sức khỏe của mình vào các bệnh viện mới, ít tên tuổi Niềm tin
Trang 8vào chất lượng của các bệnh viện trong nước (kể cả công và tư) vẫn còn rất thấp,góp phần giải thích con số 1-2 tỉ USD chảy ra nước ngoài mỗi năm khi ngườiViệt xuất ngoại chữa bệnh Trong khi các nước chung quanh như Singapore,Malaysia, Thái Lan đang phát triển du lịch y tế tạo nên nguồn thu ngoại tệ đáng
kể cho đất nước, thì nước ta vẫn chưa có chiến lược nào để tham gia thị trườngnày dù những nhà quản lý luôn tự hào “bác sĩ Việt Namkhông thua gì bác sĩnước ngoài”
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, yếu kém đó là: Công tác quản lý,điều hành ở một số cơ sở khám, chữa bệnh thiếu tính khoa học, chưa chủ độngtrong việc xây dựng đề án, kế hoạch đảm bảo cho sự phát triển Số lượng, chấtlượng nguồn nhân lực, nhất là tuyến huyện, xã còn hạn chế; thiếu nhân lực cótrình độ chuyên môn giỏi, chuyên khoa sâu Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tưchưa mang tính đồng bộ dẫn đến hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao Tinhthần thái độ phục vụ người bệnh và thủ tục hành chính còn phức tạp, chưa thật
sự mang lại sự hài lòng cho người bệnh
Về y học cổ truyền
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại song song 2 trường phái y học, đó là yhọc cổ truyền và y học hiện đại Y học cổ truyền chữa bệnh bằng thảo dược theokinh nghiệm truyền lại từ thời cổ Y học hiện đại chữa bệnh bằng các hóa chất
và phương tiện do con người tạo ra trên cơ sở những kiến thức khoa học tiêntiến Trước đây, cố Bộ trưởng Bộ Y Tế – Giáo sư, Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng
đã đề ra phương hướng xây dựng nền y học Việt Nam trên cơ sở kết hợp Đông
y và Tây y Quan điểm của Bộ Y tế là hoàn toàn đúng đắn vì, xét hai trường phái
y học trên có thể thấy mỗi trường phái có những ưu và nhược điểm khác nhau,nếu ta loại bỏ những nhược điểm của 2 trường phái để tận dụng những ưu điểmthì chúng ta sẽ có một trường phái y học hoàn thiện, sẽ đem đến hiệu quả điều trịbệnh tốt nhất
Y học hiện đại chủ yếu học về Bệnh học chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản,Nhi, Truyền nhiễm, Phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Giải phẫu sinh lý, Kỹthuật điều dưỡng, Vi sinh – Ký sinh trùng, Vệ sinh phòng bệnh, Dược lý, Kỹnăng giao tiếp, Quản lý và tổ chức y tế và học thực hành lâm sàng thực nghiệm
Trang 9tại các bệnh viện đa khoa dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ Y học cổ truyềnngoài việc đào tạo các kiến thức y học hiện đại, như bệnh học đại cương, sinhviên sẽ phải học chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền Thựcvật dược, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc ĐôngDược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu(Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nộikhoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phươngthức dùng thuốc y học cổ truyền…)
Theo tiến sĩ Y Dược, Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chobiết: Ngành Y dược cổ truyền đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ bằng liệu pháp chữa bệnh dùng thuốc hoặc khôngdùng thuốc ở hầu hết các quốc gia Châu Á Chính vì sự tiện lợi, tính an toàn vàhiệu quả của Đông Y nên vai trò và giá trị sử dụng của Y dược cổ truyền ngàycàng được nhiều Quốc gia thừa nhận và áp dụng trong phòng, chữa bệnh vàphục hồi chức năng
Về Viện dưỡng lão
Kinh tế xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cảithiện, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng được Đảng, Nhà nước và
xã hội quan tâm, tuổi thọ trung bình ngày càng cao vì vậy số người già trong xãhội ngày càng nhiều Dân số của thành thị vẫn đang có xu hướng tăng nhưngtăng cả về số người trẻ và người già trong khi đó thì ở các vùng nông thôn mức
độ già hoá tăng cao hơn trong những năm gần đây do số người trẻ đang được thuhút đi lao động tại thành thị và các khu công nghiệp
Trong 50 năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới đãtăng thêm được 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi) Thống kê mới nhất của Tổ chứcWHO cũng ghi nhận: Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt được tiến bộđáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình, kể từ năm 1990, thông qua cácchương trình chăm sóc sức khỏe, việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nói chung
và người cao tuổi nói riêng khá thành công Theo thống kê của Tổ chức WHO,tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 75 tuổi, so với 72 tuổi năm 2000 và
68 tuổi của năm 1990 Tương tự, tuổi thọ trung bình của đàn ông Việt Nam cũngtăng từ 64, 68 lên 70 năm Cũng theo thống kê của Tổ chức WHO, tuổi thọ trungbình cho cả hai giới ở Việt Nam tăng từ 66 tuổi năm 1990 lên 70 tuổi năm 2000
và hiện nay là 72 tuổi (đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á vàđứng thứ 83 trên thế giới) nhưng có tới 95% người trên 60 tuổi có bệnh tật,trong đó khoảng 55% người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch,
Trang 10huyết áp; số cụ bà cô đơn đông hơn gấp 5 lần cụ ông Đó là những vấn đề đángquan tâm trong khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang tăng nhanh.
Số cụ trên 100 tuổi tăng từ 3.000 cụ năm 1999 lên 7.200 cụ năm 2009.Tuổi thọ bình quân tăng, số lượng người cao tuổi (NCT) tăng là biểu hiện đángmừng, cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cảithiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chấtcủa người dân được nâng cao Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân sốvới sự tăng tốc khá nhanh, hiện nay cừ khoảng 11 người dân đã có 1 người caotuổi, dự báo đến năm 2030 thì sẽ ở mức 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu Mỹ,châu Úc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc cho ngườigià, nếu như ở phương Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi cao sức yếu sẽđược con cái phụng dưỡng tại nhà, thì ở phương Tây, những người cao niênđược đưa vào sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc người caotuổi
Viện dưỡng lão phải là nơi các cụ được sống tập thể, còn minh mẫn, vẫntham gia công việc khác nhau Sớm dậy họ tập thể dục, về ăn sáng, ngồi đọcbáo, đi bộ, chơi thể thao Sau đó, các cụ kéo nhau đi làm công tác xã hội: Xuốngnhà trẻ, trại mồ côi, chia sẻ với các cháu sự thiếu hụt tình cảm… Viện lão phải
là nơi dưỡng tuổi già, phòng tránh bệnh cho họ, tạo đời sống vui vẻ để họ kéodài tuổi thọ Bên cạnh đó, viện dưỡng lão cũng là mái nhà chung nơi người già
có thể gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi côđơn vào tuổi xế chiều
Ngoài việc cho người già uống thuốc khi học có bệnh cần điều trị bệnhngoại trú theo đơn hoặc thuốc bổ mỗi ngày, các điều dưỡng viên còn giúp đỡ họtrong vấn đề vệ sinh cá nhân Mọi việc khác như giặt giũ quần áo, ra giường, ănuống, vui chơi giải trí cũng đều có các nhân viên lo liệu Ngoài chế độ chămsóc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất cũng rất tốt Các cụ ông, cụ bà được ở trongnhững căn phòng riêng tươm tất, đầy đủ các tiện nghi cơ bản như giường nệm,bàn ghế, tivi, tủ lạnh Họ có những không gian sinh hoạt chung như phòng tiếpkhách, nhà cầu nguyện, nhà ăn, phòng giải trí Hàng ngày, mỗi người đều cóthời khóa biểu sinh hoạt riêng như đi bộ ngoài trời, dự buổi lễ cầu nguyện
Ngoài ra, Viện Dưỡng lão còn là một nơi để các cụ có thể bầu bạn vớinhau, được chăm sóc y tế, được hỗ trợ về tinh thần Văn hoá ứng xử với ngườigià ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn khi dân trí xã hội ngày một tăng Xã hội vàgia đình luôn nhận thức được rằng người già cũng cần được đầu tư nuôi dưỡng,
Trang 11nghỉ dưỡng đầy đủ để kéo dài tuổi thọ để mang lại nguồn động viên tinh thầncho con cháu và xã hội.
Chính từ thực tế đó việc đầu tư xây dựng một bệnh viện như “Bệnh viện
y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”sẽ là rất cần thiết và mang
lại ý nghĩa thiết thực trong việc phục vụ các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻcho người dân tỉnh nhà Điều đáng quý hơn chăm sóc y tế cho người dân củatỉnh theo phương châm dịch vụ y tế hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao chấtlượng khám chữa bệnh Khác với các bệnh viện thông thường ở Việt Nam, vốnthường chủ yếu tập trung vào chẩn đoán và điều trị, mang đến một lộ trình chămsóc sức khỏe toàn diện mới, bao gồm: phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị, phục
hồi chức năng và nâng cao sức khỏe Khi đi vào hoạt động “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”sẽ là một đơn vị tiên phong thu hút
khám chữa bệnh tại tỉnh nói riêng và Việt Nam - nơi bệnh nhân có thể trảinghiệm các dịch vụ y tế chất lượng quốc tế ngay tại đất nước mình
Vì vậy, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Bệnh viện y học cổ
truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”tại huyện Quế Võ, tỉnh BắcNinhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phầnphát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục
vụ cho ngànhy tế tỉnh Bắc Ninh
III CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốchội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
Trang 12sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;
Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫnxác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốnđầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trìnhnăm 2020;
IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
IV.1 Mục tiêu chung
Phát triển dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏechất lượng, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành y
tế, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũngnhư của cả nước
Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh Bắc Ninh
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Bắc Ninh
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án
IV.2 Mục tiêu cụ thể
Phát triển bệnh viện đem lại dịch vụ khám chữa bệnh hằng ngày và nội trúbằng phương pháp y học cổ truyền chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhucầu khám chữa bệnh tại tỉnh nhà và các tỉnh lân cận, góp phần giảm tải cho cácbệnh viện trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Đầu tư các máy móc thiết bị y tế hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữabệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tỉnh nhà
Thu hút các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao từ các tỉnh, các thành
Trang 13phố lớn về địa phương thông qua chính sách đãi ngộ tốt nhất.
Liên tục đào tạo chuyên môn, đào tạo cung cách phục vụ chuyên nghiệpđội ngũ y bác sĩ để người dân địa phương được hưởng dịch vụ y tết tốt nhất cóthể
Liên kết điều trị và khám chữa bệnh với các bệnh viện lớn, có y tín trongngành
Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Trang 14CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang Thànhphố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km về phía đông bắc,
Trang 15Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô Ngoài ra, BắcNinh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh.
Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc
cổ xưa Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ýtrong năm được duy trì Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, HộiLim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho Con người Bắc Ninh với truyền thốngvăn hoá, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân giancủa vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy,tranh vẽ dân gian nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ
Địa hình
Địa hình của tỉnh không hoàn toàn là đồng bằng mà xen kẽ là các đồi thấp
có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiệnqua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Vùng đồngbằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ
và Tiên Du) có một số dải đồi thấp độ cao không quá 200 m Diện tích đồi núichiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ vàTiên Du
là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù
sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa Sông Cầu cóchiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn hữu ngạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70
km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 Sông Cầu có mực nước trongmùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn
Trang 16mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m) Sông Thái Bình thuộc vào loạisông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17km[19] Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đôngbắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Dođặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trongnhững sông bị bồi lấp nhiều nhất Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch
sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượnglớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệthống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi,sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽđóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh Trong khi đótổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượngnước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào.Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn,trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và
có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt Toàn bộ nguồn nước này có thểkhai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong
đó có các hoạt động của đô thị
Tài nguyên, khoáng sản
Trang 17Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tích đấtrừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95ha) Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừngđặc dụng 2916 m³.
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xâydựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế
Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữlượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - BắcNinh có trữ lượng khoảng 300.000 m³ Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phongvới trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn
I.2 Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Quý IV/2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng4,04% so với cùng kỳ năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất so với 3 quý trướctrong năm nhưng vẫn là con số tích cực Nguyên nhân, yếu tố cơ bản là dịchCovid tiếp tục diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sức mua và phải giảmthiểu các hoạt động thương mại - dịch vụ, xây dựng; đồng thời công nghiệp cómức tăng thấp Trong các bộ phận cấu thành GRDP, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản giảm 1,33%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 4,56%; khu vựcdịch vụ tăng 1,81%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,71%
Năm 2021, kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện sức chống chịu đáng kểtrong những giai đoạn khác nhau của đại dịch Covid-19, đã duy trì mức tăng4,38% quý I, tăng cao 11,71% quý II và 8,89% quý III và duy trì mức tăng4,04% trong quý IV như đã nêu trên Tính chung cả năm, GRDP của tỉnh vẫnđạt được mức tăng khá cao so với năm trước là 6,9% trong hoàn cảnh khó khăn.Việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội và một số biện pháp cấp bách đểchống dịch Covid-19 ở các cấp độ khác nhau đã ảnh hưởng đến mọi ngành kinh
tế, trong đó một số ngành dịch vụ bị kéo thấp nhiều nhất Trong tổng mức tăngchung GRDP: Khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng cao nhất; tiếp theo
Trang 18là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụtăng thấp nhất, lần lượt tăng là 8,22%; 5,75%; 3,47%; 2,12% Tuy là mức tăngthấp hơn mức trung bình của mục tiêu Đại hội XX của tỉnh đề ra nhưng trongbối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì đây là thành công lớn của tỉnh.Điều này cho thấy tính đúng đắn, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điềuhành phòng chống dịch bệnh, duy trì, khôi phục phát triển kinh tế, sự quyết tâmcủa cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng hành, cố gắng của người dân và cộngđồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép.
* Tăng trưởng kinh tế theo ngành:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Yếu tố chủ lực là chăn nuôi lợnphục hồi, sản lượng thịt lợn hơi tăng khá nên góp phần vào tốc độ tăng củangành chăn nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn (2015-2021) Tính chung, ngànhnông nghiệp tăng 3,9%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào GRDP trên địa bàntỉnh; ngành lâm nghiệp tăng 1,43% và thủy sản tăng 1,61%, 2 ngành này lại có
tỷ trọng nhỏ nên có đóng góp vào tốc độ tăng rất ít
- Khu vực công nghiệp - xây dựng: Ngành công nghiệp có mức tăng khácao +9,92%, đóng góp 7,02 điểm phần trăm vào GRDP trên địa bàn tỉnh Trong
đó, công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng củanền kinh tế Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn ra phứctạp, nhưng việc chuẩn bị công tác phòng chống dịch tốt ở những doanh nghiệplớn, đặc biệt các doanh nghiệp thuộc Tổ hợp Samsung trên địa bàn vẫn duy trìtốt là nhân tố quan trọng đưa hoạt động sản xuất ổn định và đạt được mức tăngkhá cao +10,03%, đóng góp 7,01 điểm phần trăm Trong ngành công nghiệp chếbiến chế tạo thì ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩmquang học tăng 10,03% đóng góp 4,45 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phânphối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấpnước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,88%, làm giảm 0,02điểm phần trăm trong mức tăng chung Ngành xây dựng, do phải giãn cách xãhội ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh trong thời gian cao điểm có dịch,
Trang 19các địa phương cũng bị động và phải ưu tiên về thời gian và nguồn lực conngười, vật chất cho công tác chống dịch; Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiếncác nhà thầu khó tìm nguồn cung về nguyên liệu, ảnh hưởng đến phương án tàichính khi triển khai dự án theo hợp đồng đã ký; sau giai đoạn đẩy mạnh đầu tư
cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị SXKD mà chủ yếu là ở các doanh nghiệp có vốnFDI (tổ hợp Samsung đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và mua sắm lắp đặt máymóc thiết bị ở năm trước), đến nay các doanh nghiệp này có mức đầu tư giảm.Đồng thời tỉnh cũng chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào Bắc Ninh trongnăm 2021 Do vậy ngành xây dựng có mức giảm nhiều -18,8%, làm giảm 0,84điểm phần trăm
- Khu vực dịch vụ: Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới khu vực nàynhiều nhất, trong đó ảnh hưởng trầm trọng là hoạt động thương mại, dịch vụ tiêudùng Tính chung khu vực dịch vụ đạt mức tăng thấp nhất 2,12%, đóng góp 0,38
4 điểm phần trăm Với cách ứng phó linh hoạt, phù hợp với diễn biến dịch nên
đã duy trì được mức tăng trưởng dương của nhiều ngành dịch vụ; hạn chế tối đamức giảm của các ngành chịu bất lợi Đóng góp của một số ngành dịch vụ có tỷtrọng lớn vào tốc độ tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy tăng 1,79%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm; vận tải kho bãi tăng4,35%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; thông tin và truyền thông tăng 2,21%,đóng góp 0,04 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,24%,đóng góp 0,1 điểm phần trăm; giáo dục và đào tạo tăng 2,04%, đóng góp 0,03điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức tăng caonhất +13,16%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm25,38%, làm giảm 0,33 điểm phần trăm
* Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăngcao tỷ trọng công nghiệp - xây dựng do những tác động tiêu cực của dịch Covid-
19 đã kéo giảm khu vực dịch vụ nhiều hơn: Khu vực công nghiệp - xây dựngchiếm 77,33%; dịch vụ chiếm 16,07%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm2,7%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,9% (Cơ cấu tương ứng của
Trang 20cùng kỳ năm 2020 là: 76,51% - 16,85% - 2,72% - 3,93%) Như vậy, tỷ trọngkhu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,82%, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷsản giảm 0,02%, riêng khu vực dịch vụ do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19nhiều nhất nên tỷ trọng giảm đi (-0,78%).
* Năng suất lao động: NSLĐ toàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2021 ước
286 triệu đồng/lao động, tăng 15,9 triệu đồng so với năm 2020 (tương đương12.416 USD/lao động, tăng 832 USD so với năm 2020); NSLĐ theo giá so sánhtăng 4,07% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ laođộng qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2021 đạt 28,1%, cao hơn mức27,8% của năm 2020)
Dân số
Năm 2021, dân số Bắc Ninh là 1,462,945 người, trong đó nam 725,237người chiếm 49,6% và nữ 737,708 người chiếm 50,4%; khu vực thành thị536,149 người, chiếm 36,6% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 926,796người, chiếm 63,4% Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2021 đã lên tới 1778,27người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương
có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân
số của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thờiđiểm 01/12/2021, so với tháng trước tăng 1,54% nhưng giảm 3,6% so với cùngthời điểm năm trước Xét theo loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước
so với cùng thời điểm tháng trước và cùng thời điểm năm trước lần lượt là
Trang 21(+0,36%) và (-1,55%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước (+0,18%) và (-2,46%);doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (+1,83%) và (-3,87%) Tại thờiđiểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệpchế biến, chế tạo (+1,54%) nhưng (-3,71%); ngành sản xuất và phân phối điện,khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí giữ nguyên và (+1,32%); ngành cungcấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+1,98%) và(+2,69%)
Tính chung cả năm 2021, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp côngnghiệp so với cùng kỳ năm trước giảm 5,45%, trong đó, lao động làm việc trongngành công nghiệp chế biến chế tạo (-5,45%); ngành cung cấp nước và hoạtđộng quản lý và xử lý rác thải, nước thải (-1,4%); riêng ngành sản xuất và phânphối 23 điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí (+2,41%) Xét theo loạihình doanh nghiệp, cả 3 loại hình đều có chỉ số giảm: Lao động làm việc trongdoanh nghiệp Nhà nước (-0,23%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước (-2,02%);doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (-6,25%)
II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
II.1 Hệ thống bệnh viện tại Việt Nam
Mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam khá rộng khắp Có tổng số 1.531 bệnhviện, trong đó hơn 86% là bệnh viện công và gần 14% là bệnh viên tư, chủ yếutập trung ở các khu vực đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.1.318 bệnh viện công được quản lý theo hệ thống phân cấp, được phân loại theotuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện hoặc tuyến xã
Mặc dù được thiết lập tốt nhưng các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang phảiđối mặt với một số thách thức lớn Hầu hết các bệnh viện công trong nước đãđược xây dựng cách đây hơn hai thập kỷ, cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu, cầnđược nâng cấp
Mặt khác, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ở các bệnh viện chuyênkhoa sâu hay một số bệnh viện nổi tiếng đầu ngành Số lượng bệnh nhân muốn
Trang 22được điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương quá đông do có đầy đủ trangthiết bị y tế và đội ngũ y bác sỹ tay nghề cao Kết quả là các bác sĩ và y tá bị quátải, phải phục vụ số lượng lớn bệnh nhân, làm việc nhiều giờ trong điều kiệncăng thẳng với mức lương khá thấp.
Do đó, hệ thống bệnh viện tại Việt Nam cần được nâng cấp cả về cơ sở vậtchất, trang thiết bị và dịch vụ Những khoảng cách y tế hiện tại tạo cơ hội chocác nhà đầu tư nước ngoài vào để tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe và nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng dịch vụ
II.2 Thị trường y tế số Việt Nam: cơ hội cho các nhà đầu tư
Tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế số (digital healthcare) có thểthấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 17 tỉ USDnăm 2019, tương đương 6,6% GDP (ước tính từ hãng nghiên cứu thị trườngFitch Solutions) Công ty cũng dự báo rằng chi tiêu cho y tế vào năm 2022 sẽđạt 23 tỉ USD với mức tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm khoảng 10,7%
Theo kết quả đánh giá của Fitch Solutions, việc áp dụng công nghệ viễnthông vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trongthời gian tới, một phần là nhờ các nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khíchtận dụng các dịch vụ viễn thông trong ngành y tế, giúp người dân tiếp cận nhiềuhơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công đồng
Ngày 22/6/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2628/QĐ-BYT phê duyệt
Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 - 2025, hướng đến mục tiêu:
"Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyênmôn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng
Trang 23dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới Các cơ
sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyếncuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh,giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữabệnh và sự hài lòng của người dân"
Theo Đề án, sẽ có 24 bệnh viện tuyến trên tham gia vào mạng lưới khám,chữa bệnh từ xa Các bệnh viện thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợchuyên môn khám chữa bệnh từ xa
Khu vực tư nhân cũng nhanh chóng tận dụng lợi thế của sự chuyển dịchsang các dịch vụ chăm sóc sức khỏe số Nhiều công ty khởi nghiệp đã nhảy vàolĩnh vực này ở Việt Nam trước khi dịch Covid-19 bùng phát Một số công tycung cấp dịch vụ đặt lịch cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn với bác sĩ mà khôngcần đến bệnh viện, do đó giảm thời gian xếp hàng và nguy cơ lây nhiễm Bệnhnhân có thể trao đổi và nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế về các mốiquan tâm sức khỏe
Tương tự như vậy, các công ty y tế kỹ thuật số cũng có nhiều cơ hội gópphần vào việc chăm sóc sức khỏe chất lượng cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn ởViệt Nam Với dân số hơn 90 triệu người và hơn 1.000 bệnh viện trên toàn quốc,tiềm năng ứng dụng CNTT trong y tế ở Việt Nam là rất lớn Các startup hoàntoàn có thể khai thác tiềm năng đó bằng cách tham gia giải quyết bài toán điện
tử hóa công tác quản lý khám chữa bệnh, đơn giản hóa các thủ tục, nâng caochất lượng cung cấp dịch vụ y tế
Theo một báo cáo của YCP Solidiance, các bệnh viện tư nhân hiện có hệthống quản lý y tế tương đối tiên tiến, hiện đại so với các bệnh viện công vì một
số lý do Các bệnh nhân có thu nhập cao hơn sẵn sàng chi trả cho các dịch vụchăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cao hơn Với số hóa là một lợi thếcạnh tranh, các bệnh viện tư nhân đã đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng
kỹ thuật số của họ Các bệnh viện này được trang bị các sản phẩm và dịch vụcủa các công ty công nghệ và thông tin hàng đầu như Oracle hoặc SAP với các
Trang 24hệ thống tiêu chuẩn hóa Do đó, việc triển khai các công cụ số tại bệnh viện tưnhân ít phức tạp hơn so với các bệnh viện công.
II.3 Thách thức ngành y tế
Mặc dù lĩnh vực y tế số ở Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng các rào cản vềchính sách và khung pháp lý yếu vẫn tiếp tục là thách thức đối với các nhà đầu
tư nước ngoài thiếu kinh nghiệm
Thứ nhất là thói quen các bác sỹ, chuyên gia y tế và bệnh nhân trong việc
sử dụng tài liệu giấy Thứ hai, các quy trình hành chính rườm ra và phức tạp làmchậm việc áp dụng kỹ thuật số, ví dụ việc ứng dụng chữ ký điện tử trong thanhtoán bảo hiểm y tế quốc gia
Thứ ba, các hệ thống CNTT y tế vẫn chưa chia sẻ dữ liệu người bệnh vớinhau, liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, hồ sơ sức khỏe Các bệnh việncũng sử dụng những giải pháp, phần mềm khác nhau nên việc kết nối dữ liệu vớinhau sẽ là một thách thức tương đối lớn
Thực tế, lĩnh vực y tế số tại Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng vớitiềm năng của nó, vốn đầu tư thu hút được ít hơn đáng kể so với các lĩnh vựcliên quan như thanh toán hoặc thương mại điện tử
Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chương trình số hóa tại các bệnh viện
và phòng khám trên cả nước Các giải pháp thông minh đang được khuyến khíchmạnh mẽ, như sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo(AI), điện toán đám mây và công nghệ di động để giúp giảm bớt tình trạng quátải của các bệnh viện công và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Mới đây, Chính phủ đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi 2020 số61/2020/QH14 gồm 7 chương và 77 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021,nhằm khuyến khích đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm bao gồm y tế Các dự ánthuộc các lĩnh vực này sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp,miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng
Nhìn chung, các giải pháp này khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam
Trang 25trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư,đồng thời để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càngphát triển.
I QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
I.1 Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Trang 26I.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT: 1000 đồng)
Ghi chú: Dự toán tổng mức theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020
Trang 27II ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
II.1 Địa điểm xây dựng
Dự án“Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Nhân Đức”
được thực hiệntại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Vị trí thực hiện dự án
II.2 Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới
III NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO
III.1 Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
III.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Vị trí thực hiện dự án
Trang 28Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sửdụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi choquá trình thực hiện.
Trang 29CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
II.4 Công trình bệnh việnY học cổ truyền
II.4.1 Mục tiêu
Dự án sau khi được đầu tư xây dựng sẽ đạt tiêu chuẩn với đội ngũ cán bộ
y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các thiết bị hiện đại và cơ sở vật chấtđạt tiêu chuẩn chất lượng, bệnh viện tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe cho người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế đang sinh sống và làm việc tạiđịa phương nói riêng và nhân dân các tỉnh lân cận nói chung, góp phần tham giacông tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Phối hợp với các bệnh viện nhà nước, tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nướcngoài để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phầnnâng cao trong công tác bảo vệ sức khỏe của cộng đồng
II.1.1 Hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện hoạt động với các dịch vụ sau:
Các dịch vụ ngoại trú:
- Dịch vụ tư vấn, quản lý và chăm sóc sức khỏe định kỳ
- Dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh ngoại trú
- Dịch vụ tư vấn, chuẩn đoán hình ảnh
- Các dịch vụ phụ trợ, cung cấp thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, tổ chức hộithảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ sở y tế trongvùng
Trang 30- Các dịch vụ khác: Ăn - Ở - Giặt giũ phục vụ bệnh nhân….
II.4.2 Chức năng - nhiệm vụ
Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
- Cấp cứu, khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú;
- Chuyển người bệnh khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện;
- Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, khám sức khỏe cho người ViệtNam đi lao động ở nước ngoài
Trang 31Nghiên cứu khoa học về y học
- Tham gia tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Kết hợp với các bệnh viện, viện tham gia các công trình nghiên cứu về điều trịbệnh, y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầucấp cơ sở, cấp Bộ
Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong bệnh viện, phối hợp với các cơ sở y tế
dự phòng ở địa phương tham gia phát hiện và phòng chống các bệnh dịch nguyhiểm Tham gia công tác truyền thong giáo dục sức khỏe thực hiện công tácphòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp
Hợp tác quốc tế về y học
Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế với các cá nhân, tổ chức nước ngoàitheo quy định của nhà nước
Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Quản lý kinh tế minh bạch, thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam
II.4.3 Bộ máy quản lý bệnh viện
▪ Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện
▪ Phòng Công nghệ thông tin
Trang 32▪ Khoa Đông Y thực nghiệm
▪ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
▪ Khoa Chẩn đoán hình ảnh
▪ Khoa Thăm dò chức năng
▪ Khoa Dinh dưỡng
▪ Khoa Thận tiết niệu và Nam học
▪ Khoa Đa khoa ngũ quan
▪ Khoa Hồi sức cấp cứu
▪ Khoa Châm cứu dưỡng sinh
▪ Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao
▪ Khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu
▪ Khoa Cơ xương khớp
Trang 33II.1.2 Mô hình tương tác với Khách hàng từ xa
Trang 34- Hồ sơ bệnh án:
o Mỗi khách hàng sẽ có một mã khách hàng duy nhất;
o Hồ sơ bệnh án điện tử;
o Hồ sơ bệnh án được cập nhật sau mỗi lần thăm khám/tương tác;
o Hồ sơ bệnh án được lưu trữ vĩnh viễn
Yêu cầu trong khai thác sử dụng
- Công trình tòa nhà bệnh viện được thiết kế theo hướng hiện đại, ứng dụng
mô hình thông tin xây dựng (BIM - Building Information Modeling) giúp tối ưuhóa chi phí quản lý vận hành khai thác sử dụng công trình
o Tối ưu chiếu sáng và thông gió tự nhiên, kết hợp với hệ thống điện điều khiểnthông minh giúp tiết kiệm năng lượng;
o Chú trọng đến sự phát triển bền vững: ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo vàtái sử dụng nước thải sinh hoạt
- Công trình tiện ích sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người khuyết tật
- Chất lượng công trình tương đương chuẩn 3 sao (riêng các nhà vệ sinh côngcộng đạt chuẩn tương đương 4 sao)
Trang 35II.1.3 Sơ đồ quy trình đón tiếp bệnh nhân
II.5 Khu bệnh viện dưỡng lão
Khối nhà dưỡng lão