Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT và chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ CAND trong giai đoạn hiện nay.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu : Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định song còn những mặt hạn chế Do vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực dựa trên quy trình PDCA sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học,học viện CAND hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực là nền tảng thiết yếu để cải tiến quản lý hoạt động đánh giá trong các trường đại học, học viện CAND Cơ sở lý luận này cung cấp khuôn khổ lý thuyết và phương pháp luận, hướng dẫn việc thiết kế, triển khai và đánh giá các hoạt động đánh giá, đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện và công bằng các năng lực của sinh viên.
- Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
- Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện nghiên cứu, tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác giáo dục và đào tạo và hoạt động đánh giá KQHT Đồng thời, luận án sử dụng các cách tiếp cận: tiếp cận hệ thống, tiếp cận quản lí chất lượng, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận năng lực nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
-Tiếp cận hệ thống: Hệ thống quản lí đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực là một hệ thống có tính đồng bộ, giải quyết các vấn đề quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên dựa trên quan điểm phát triển, mang tính khoa học, hiệu quả, thực tiễn Do vậy, cần phân tích toàn diện các khía cạnh hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên, bao gồm đánh giá bộ phận và thi KTHP, đồng thời xem xét hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình đào tạo, từ đó phân tích tác động quản lí của Hiệu trưởng/ Giám đốc và các cấp quản lí đối với hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong trường đại học, học viện CAND.
- Tiếp cận hoạt động: Xem xét quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND với tư cách là hoạt động với các thành tố cấu thành và vận hành theo quy luật của hoạt động Các yếu tố của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do đó, trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND đòi hỏi phải liên kết được các yếu tố của hoạt động.
- Tiếp cận quản lí chất lượng: Quản lí hoạt động đánh giá KQHT thực chất là hoạt động của chủ thể hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm (năng lực người học) của một cơ sở đào tạo Trong đề tài này, nghiên cứu sinh vận dụng vòng tròn Deming (PDCA) - một công cụ quản lí chất lượng nhằm xây dựng khung lý luận về quản lí đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND Do đó, quá trình quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND được diễn ra theo chu trình Lập kế hoạch (Plan) - Thực hiện (Do) - Kiểm tra (Check) - Cải tiến (Act) lặp đi lặp lại để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ngành Công an.
-Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực phải dựa trên cơ sở thực tiễn về đối tượng, địa bàn nghiên cứu, đặc thù của ngành Công an, các điều kiện thực hiện cụ thể nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
-Tiếp cận năng lực: Dựa trên việc xác định khung năng lực của sinh viên các trường đại học, học viện CAND lấy đó làm cơ sở phương pháp luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các nguồn tài liệu có liên quan về giáo dục và đào tạo và công tác QLGD Nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành Công an về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo; các công trình khoa học, tài liệu, sách, tạp chí khoa học có liên quan đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quá trình quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND Nội dung quan sát tập trung vào, phương pháp quản lí chỉ đạo, thái độ trách nhiệm của các lực lượng có liên quan; cách thức quản lí, phương pháp, phương tiện quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tổ chức trao đổi với CBQL, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá KQHT ở Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi với một số CBQL, giảng viên, sinh viên, lãnh đạo Công an địa phương và cựu sinh viên các trường đại học, học viện CAND về các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập thông tin từ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên tại Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND Sau khi thu thập và tổng hợp dữ liệu, tiến hành phân tích và đánh giá hiện trạng đánh giá kết quả học tập (KQHT) và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường CAND theo tiếp cận năng lực.
Phương pháp chuyên gia thực hiện trao đổi với cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên giàu kinh nghiệm trong quản lý giáo dục và đào tạo Thu thập ý kiến từ các chuyên gia về lĩnh vực quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý đánh giá kết quả học tập (KQHT) của sinh viên các trường đại học, học viện thuộc CAND theo hướng tiếp cận năng lực.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết về giáo dục và đào tạo, các nội dung về quản lí KTĐG qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin thực tế, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lí hoạt động đánh giá KQHT của các trường đại học, học viện có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu.
- Tiến hành thử nghiệm thực tế biện pháp mà luận án đã đề xuất tại Học viện CSND.- Rút ra các nhận xét, đánh giá làm cơ sở để đưa ra kết luận và kiến nghị trong luận án.
Luận điểm bảo vệ
8.1 Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực cơ bản được thực hiện khách quan, nghiêm túc, có chất lượng tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định, nội dung, hình thức, phương pháp chưa phong phú.
8.2 Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực cơ bản được tổ chức chặt chẽ song còn bộc lộ những hạn chế, nhất là trong cải tiến, điều chỉnh hoạt động đánh giá Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này, trong đó nhận thức và tính tích cực của sinh viên, nhận thức và năng lực của CBQL, giảng viên, cơ chế, chính sách quản lí đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động này.
8.3 Có thể giảm thiểu được các hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực nếu vận dụng quy trình PDCA vào quản lý hoạt động này.
Đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng, làm phong phú cơ sở lý luận về hoạt động đánh giáKQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học,học viện CAND theo tiếp cận năng lực khi vận dụng chu trình PDCA.
Xây dựng được hệ thống năng lực cần đạt được của sinh viên các trường đại học, học viện CAND trong quá trình đào tạo.
Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập (KQHT) của sinh viên theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học, học viện CAND cần được phân tích nhằm xác định những tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục, cải tiến Việc quản lý hoạt động đánh giá KQHT phải phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên Do đó, đề xuất áp dụng vòng tròn PDCA vào quá trình quản lý hoạt động này là giải pháp khả thi, được khẳng định tính hiệu quả trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo CAND nhằm xây dựng hệ thống quy định về quản lý đánh giá kết quả học tập (KQHT) dựa trên vòng tròn Deming Đây còn là công cụ hỗ trợ hữu ích cho cán bộ quản lý và giảng viên trong quá trình đổi mới quản lý đánh giá hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Công an.
Cấu trúc luận án
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực
1.1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Nghiên cứu về đánh giá KQHT trong giáo dục được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu từ rất sớm Trong đó, các hướng nghiên cứu về lý thuyết, các mô hình đánh giá KQHT của người học được đông đảo các nhà khoa học quan tâm, tiêu biểu như J.A Comesnky, Bloom, Raizada, Frith và Macintosh, Nitko…
D.S Frith và H.G Macintosh (1998) trong cuốn A teacher’s Guide to
Assessment đã nghiên cứu những lý luận cơ bản về đánh giá ở lớp học như nguyên tắc lập kế hoạch trong đánh giá, kỹ thuật kiểm tra đánh giá và phương thức cho điểm một bài kiểm tra [106].
Anthony J Nitko (2004), thông qua cuốn Educational Assessment of
Students đã xây dựng nội dung đánh giá hiện đại về KQHT của sinh viên đại học.
Nội dung trọng tâm gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá, cách đánh giá về mục tiêu đào tạo, đánh giá hiệu quả học tập, đánh giá tổng thể sinh viên và các bài kiểm tra thành tích đạt chuẩn [102].
Heidi M Andeson (2005) cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu đánh giá KQHT của sinh viên ngành giáo dục dược phẩm đã xây dựng các bước đánh giá đó là: Thiết lập các thông báo về KQHT cho sinh viên; thiết kế giảng dạy/đánh giá để đạt được kết quả; thực hiện các hoạt động giảng dạy/đánh giá; phân tích các dữ liệu và chuẩn bị cho việc báo cáo [111].
HRK German Rectors’ Conference (2006) đã xây dựng 8 tiêu chí để kiểm tra - đánh giá KQHT gồm các vấn đề sau: Quy trình kiểm tra - đánh giá đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng, có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả kiểm tra - đánh giá; giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; các tiêu chí kiểm tra - đánh giá cần phổ biến rõ ràng cho sinh viên; kiểm tra - đánh giá phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của kết quả kiểm tra - đánh giá; các kiểm tra - đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm [112]. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về các phương pháp đánh giá KQHT trong giáo dục như Erwin T.D, Hopkins K.D, Stanley K.D, Mehrens W.A, Lehman I.J Các tác giả này đi sâu vào phương pháp đo lường từng lĩnh vực của mục tiêu giáo dục, phân biệt rõ từng loại đánh giá, đặc biệt đề cao hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
Norman E Gronlund (1996) trong cuốn Measuement and Evaluation in
Teaching đưa ra nguyên tắc và qui trình đánh giá khả dĩ về hiệu quả dạy học
[122] Trong khi đó, Robert L Ebel “Measuring Educational Achievement” đã nêu một cách chi tiết về đo lường đánh giá KQHT của người học bằng định lượng. Đây là một bước tiến thành công trong việc đánh giá KQHT của người học. Đi sâu về đánh giá, đo lường KQHT bằng cách sử dụng trắc nghiệm để đo lường các lĩnh vực của mục tiêu giáo dục còn có các công trình của các tác giả Boyatzis; R.E [105], W A Mehrens [120] Ở đó, các tác giả đã xây dựng nền tảng lý thuyết mới với những nguyên tắc, xác định và sử dụng toán học thống kê để phân tích giá trị của các kết quả thu được và thống kê cụ thể đáp ứng khả dĩ yêu cầu mong đợi nhằm giúp cho đánh giá điểm số học tập được chính xác. Ngoài ra còn có các nghiên cứu theo hướng kỹ thuật đánh giá KQHT của các tác giả như: Robert L.Linn, Osterlind, Thomas A Angelo và K Patricia Cross… Theo đó, các tác giả tổng hợp các đáp ứng của kỹ thuật về tính xác thực của kiểm tra, đánh giá.
Robert L.Linn (1995) đưa ra những khái niệm cơ bản về kỹ thuật đánh giá và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá theo mục tiêu; kỹ thuật đưa thông tin phản hồi và phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá người học để cải tiến việc dạy và học [134].
Nghiên về kỹ thuật đánh giá lớp học Classroom Assessment Techniques của
A Angelo và K Patricia Cross Theo các tác giả, đánh giá lớp học là một hình thức chứ không phải là một cách tiếp cận tổng kết để đánh giá Mục đích của nó là để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, không cung cấp bằng chứng để đánh giá hay phân loại sinh viên Nó cung cấp cho giảng viên thông tin của sinh viên như thế nào và có phản hồi về hiệu quả của họ và nó mang lại cho sinh viên một thước đo của sự tiến bộ của họ [103].
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về trắc nghiệm tối ưu và được nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục biết đến là công trình của Marzano R.J [120], Ebel R.L [108], Boyatzis R.E [105] Các công trình này đi vào nghiên cứu những kỹ thuật cơ bản về đo lường KQHT bằng trắc nghiệm, trình bày những ưu điểm và nhược điểm của chúng trong đánh giá và đo lường. Ở Việt Nam, từ những năm cuối của thế kỷ XX, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá, phương pháp trắc nghiệm khách quan được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và áp dụng ở các cấp học, ở các kỳ thi Hiện nay, ở nước ta các công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT của người học khá phong phú, đa dạng với những cách tiếp cận khác nhau, song chủ yếu là các nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục, tiêu biểu là các công trình.
Lê Đức Ngọc (2001) với đề tài Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học đã đưa ra một số khái niệm về đo lường, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục và nêu các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt Có thể áp dụng các loại hình thi trắc nghiệm cho qui mô đào tạo lớn do có thể chấm bài nhanh, chính xác [62].
Trần Bá Hoành (2006), trong công trình Đánh giá trong giáo dục cho rằng: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Đánh giá không chỉ dừng lại ở việc giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ của học sinh mà còn khắc phục sai sót hoặc phát huy kết quả [26].
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (2016), kết quả học tập (KQHT) được hiểu theo hai quan niệm khác nhau Thứ nhất, KQHT là mức độ thành tích đã đạt được của học sinh, xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian bỏ ra và mục tiêu xác định Thứ hai, KQHT là mức độ thành tích của học sinh so sánh với các bạn học khác.
Các nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật, công cụ kiểm tra, đánh giá KQHT phải kể tới các công trình nghiên cứu của Trần Đình Tuấn, Nguyễn Công Khanh, Trần Thị Tuyết Oanh.
Trần Đình Tuấn (2010) trong nghiên cứu Ứng dụng CNTT trong xây dựng, lựa chọn đề thi và đánh giá KQHT ở Học viện Chính trị đã khẳng định việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT nói riêng là xu thế tất yếu Tác giả đã luận giải, làm rõ quan niệm về ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi và quản lí đánh giá KQHT của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay [89].
Nguyễn Công Khanh (2014) trong cuốn: Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đã trình bày phương pháp luận, quy trình, các nguyên tắc và thiết kế công cụ đo lường, các phương pháp phân tích item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghi hóa dữ liệu đó, phần phụ lục còn đưa ra các mô hình xử lý số liệu và bảng hỏi để cho người đọc tham khảo [48].
Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đánh giá kết quả học tập
Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là một khâu rất quan trọng không thể tách rời quá trình giáo dục và đào tạo, có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học và công tác quản lí điều hành quá trình đào tạo Qua đánh giá sẽ xác định được mục tiêu giáo dục đặt ra là phù hợp hay không phù hợp, xác định được mức độ đạt được mục tiêu giáo dục cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu Nếu đánh giá đúng sẽ bồi dưỡng động cơ, kích thích tính tích cực học tập cho người học và là động lực cho quá trình dạy học phát triển Ngược lại, đánh giá thiếu chính xác sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu động lực học tập của người học và kìm hãm sự phát triển của quá trình dạy học Đã có nhiều tác giả với các cách tiếp cận khác nhau quan niệm về đánh giá, tiêu biểu như:
Ralf Tyler lần đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá giáo dục, ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được Theo đó, ông quan niệm rằng: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” [129].
Tiếp cận dưới góc độ quá trình thu thập thông tin của người học để đối chiếu với các tiêu chí ban đâu, tác giả Jean - Marie Deketele cho rằng: “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các tiêu chí định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình điều chỉnh thông tin nhằm ra một quyết định” [99].
Đánh giá là quá trình nhận định, phân tích, phán đoán về những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm mục đích xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học.
Có thể thấy các quan điểm trên cho rằng đánh giá không chỉ là xác nhận kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra mà còn nhằm để cải tiến học tập, nâng cao chất lượng dạy và học Trong luận án này, có thể cho rằng, đánh giá là quá trình thu thập, xử lí, phân tích thông tin về đối tượng đánh giá nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu so với các tiêu chí đã đề ra để đưa ra những nhận định, dự báo, những phán xét qua đó góp phần cải tiến học tập, nâng cao chất lượng dạy và học.
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng, “KQHT được hiểu theo hai nghĩa.
Thứ nhất là mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định Thứ hai là mức độ mà người học đạt được so sánh với những người cùng học khác như thế nào KQHT thể hiện ở kết quả các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì và kết quả các kì thi…” [67, tr.11].
Theo Nguyễn Đức Chính thì: “KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học) [10].
Từ các quan điểm trên, trong luận án này, có thể hiểu, KQHT là mức độ mà người học đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu đã xác định trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
* Đánh giá kết quả học tập
Theo tác giả Ralf Tyler, “Quá trình đánh giá KQHT chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong quá trình dạy học” [129].
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, “Đánh giá KQHT là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên, cho nhà trường và bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn” [67].
Như vậy, các tác giả đều thống nhất đánh giá KQHT là đánh giá quá trình, thu thập thông tin của người học để xác định mức độ năng lực đạt được so với mục tiêu đã đề ra Với cách tiếp cận đó, trong luận án này có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin từ hoạt động học tập của người học từ đó so sánh với mục tiêu dạy học theo từng giai đoạn để đưa ra kết luận về KQHT của người học và thông tin phản hồi, trên cơ sở đó điều chỉnh quá trình dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học.
Năng lực là sự kết hợp giữa đặc điểm sinh lý và trình độ chuyên môn giúp đủ khả năng chất lượng cho một loại hoạt động nào đó.
Tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng: “Năng lực là tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức từ nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết vấn đề, hoặc có cách ứng xử phù hợp với bối cảnh phức tạp của cuộc sống” [11, tr.81].
Có thể thấy, năng lực là bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ được con người huy động để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ, trong những lĩnh vực nhất định Do đó, người học có năng lực không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ kiến thức mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, các tình huống cụ thể để sử dụng những tri thức học được để giải quyết hiệu quả các tình huống do cuộc sống đặt ra Thước đo của năng lực dựa trên hiệu quả giai quyết các tình huống, các nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống Năng lực thường gắn với một lĩnh vực hoạt động nhất định Từ những quan niệm trên, trong luận án này, có thể cho rằng: Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ của một người để có thể giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ trong một lĩnh vực nhất định.
Tiếp cận theo Tiếng Anh là “Approach” có nghĩa là tiến tới, hướng tới và cũng có nghĩa là phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó Tiếp cận cũng có nghĩa là từng bước tới gần đối tượng, bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó.
Trong hoạt động đánh giá, cách tiếp cận khác nhau sẽ định hướng khác nhau đối với các thành tố của quá trình đánh giá, từ việc đề xuất mục tiêu đánh giá, lựa chọn nội dung đánh giá, lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá, cho đến xây dựng công cụ đánh giá và công cụ chấm điểm Tiếp cận năng lực là quan điểm về việc hình thành và phát triển năng lực của người học Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Đánh giá KQHT đối với các học phần/ môn học và hoạt động thực hành là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện KQHT của người học.
Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
1.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục - đào tạo của các nhà trường Vì vậy, cần có sự quan tâm, tham gia, phối hợp của các đơn vị trong nhà trường, theo đó, trong công tác quản lí cần phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn quản lí hoạt động này giữa các chủ thể quản lí, giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường và cần phải có cơ chế phối hợp nhịp nhàng Nghiên cứu về phân cấp trong quản lý có một số tác giả [56], [69], [71], [86] Trong luận án này, tác giả xác định cấp quản lí và các chủ thể quản lí liên quan trực tiếp, gián tiếp đến quản lí đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực như sau:
* Cấp trường/ Cấp Học viện (Ban Giám hiệu/ Ban Giám đốc)
Trách nhiệm quản lí cao nhất trước hết thuộc về lãnh đạo nhà trường đó là Ban Giám đốc/ Ban Giám hiệu đối với tập thể (còn về cá nhân là Giám đốc, Hiệu trưởng) Ban Giám đốc/ Ban Giám hiệu xác định mục tiêu quản lí hoạt động và trực tiếp quản lí hoạt động đánh giá KQHT Thường xuyên lãnh đạo/chỉ đạo, theo dõi bám sát xây dựng mục tiêu đào tạo, chỉ đạo tổ chức phát triển CTĐT, lập kế hoạch đánh giá KQHT theo mục tiêu đã đề ra Chỉ đạo ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Thường xuyên dự giờ, thanh kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT trên lớp học của giảng viên.
* Cấp phòng (Phòng QLĐT và BDNC, Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo) Đây là những đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc trong việc chỉ đạo, quản lí và triển khai các hoạt động đào tạo của nhà trường nói chung (như: xây dựng, quản lí và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy, lịch giảng dạy và học tập, bố trí giảng đường…); quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên (bao gồm: xây dựng kế hoạch, phân công và tổ chức các kì thi; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá KQHT; quản lí KQHT của sinh viên; xây dựng và quản lí ngân hàng câu hỏi thi; thẩm định các điều kiện về thi; công bố và xác nhận KQHT của sinh viên…); quản lí các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên, phối hợp với giảng viên xét điều kiện dự thi cho sinh viên…
* Các đơn vị giảng dạy
Lãnh đạo các đơn vị giảng dạy trong các trường đại học, học viện CAND thường xuyên chỉ đạo giảng viên của đơn vị xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực cho từng môn học Các đơn vị giảng dạy là đơn vị quản lí trực tiếp cán bộ, giảng viên, quá trình giảng dạy trên lớp và sinh viên Các đơn vị giảng dạy căn cứ vào chương trình và kế hoạch năm học để lập kế hoạch giảng dạy, theo dõi tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy của đơn vị trong lịch trình chung của nhà trường; xây dựng, cập nhật và bảo mật đề thi, giúp Trưởng đơn vị giảng dạy tổ chức đánh giá quá trình (đánh giá điểm bộ phận); giao nhận bài thi KTHP; phối hợp trong quản lí điểm và KQHT của sinh viên, phối hợp công tác với đơn vị chức năng khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quá trình KTĐG các môn học.
Giảng viên là một trong những lực lượng đầu tiên và trực tiếp tham gia quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT Giảng viên tự quản lí quá trình đánh giá học viên các học phần chuyên ngành phụ trách, bao gồm quản lí các điểm bộ phận của học phần (điểm chuyên cần, điểm thảo luận, điểm thực hành, điểm làm bài điều kiện…) Những công việc này đòi hỏi giảng viên phải có hồ sơ theo dõi chi tiết và cụ thể theo quy định của nhà trường Giảng viên không tự ý đặt ra các luật lệ riêng hoặc áp dụng chủ quan của mình trong việc đánh giá quá trình học tập các môn chuyên ngành của học viên.
Việc công khai kết quả học tập (KQHT) cho phép học viên tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau, góp phần hạn chế gian lận Quá trình kiểm tra và đánh giá KQHT có sự tham gia của cả giảng viên và học viên, đảm bảo sự minh bạch, trung thực và khách quan trong quá trình đánh giá, từ đó nâng cao chất lượng đánh giá.
Sinh viên vừa là khách thể vừa là chủ thể của hoạt động giảng dạy trong trường đại học Vì vậy, trong quản lí hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, cần phát huy vai trò chủ thể của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào quá trình đánh giá như tự nhận xét, đánh giá KQHT của mình, tự xác định các tiêu chí đánh giá, chấm điểm lẫn nhau trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện bài tập mà giảng viên giao Sinh viên phải có nhận thức đúng đắn, có kỹ năng đánh giá và có thái độ tích cực trong hoạt động tự đánh giá. Để thực hiện được vai trò chủ thể của mình trong hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, trước hết sinh viên cần tự quản lí KQHT của mình trên cơ sở đối chiếu với các quy định chung Trong trường hợp sinh viên có những thắc mắc về KQHT của mình thì phải báo cáo cụ thể cho các cấp quản lí phụ trách (chủ nhiệm lớp/cố vấn học tập, giảng viên, khoa giảng dạy)…
* Cấp đơn vị phục vụ (Phòng Quản lý học viên, Phòng Quản lí Nghiên cứu khoa học, Phòng Hậu cần, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện, Trung tâm Ngoại ngữ
Là các đơn vị đảm bảo phục vụ các nội dung liên quan trong quá trình đánh giá KQHT của sinh viên.
1.4.2 Cách tiếp cận quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
Hiện nay, có một số tác giả [87], [86] nghiên cứu về các tiếp cận trong nghiên cứu quản lí giáo dục theo đó, trong quản lý giáo dục có các cách tiếp cận như tiếp cận quá trình, tiếp cận theo các chức năng quản lí giáo dục, tiếp cận PDCA.
Tiếp cận quá trình là cách tiếp cận khá phổ biến trong QLGD nói chung, đánh giá KQHT nói riêng Ở cách tiếp cận này, quản lí là sự tác động có chủ đích nhằm đạt tới kết quả Quá trình quản lí đó được thông qua các khâu, bước và được điều khiển, hoạt động chặt chẽ Các bước quản lí ở tiếp cận này gồm:
Quản lí đầu vào; quản lí quá trình; quản lí đầu ra Tiếp cận quá trình trong quản lí gồm các nội dung: Quản lí đầu vào (Input); quản lí quá trình (Proccess); quản lí đầu ra (Output).
Biến đầu vào (Input) Biến quá trình (Process) Biến đầu ra (Output)
Mức độ sẵn sàng cho học tập của sinh viên
Mức độ đáp ứng các yêu cầu học tập
Trình độ đạt được của người học
Chất lượng tuyển chọn đầu vào Mức độ nắmkiến thức thực tế Kiến thức Năng lực của người học Khả năng vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra
Thái độ ý thức trong học tập Phương pháp đánh giá của giáo viên
Nội dung, thời gian, phương pháp, phương tiện học tập
Kĩ năng tự đánh giá của sinh viên
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn công việc
Vật chất, phương tiện bảo đảm cho học tập
Quản lý đánh giá bao gồm quản lý toàn bộ quá trình đánh giá, đảm bảo hiệu quả và tính chính xác của việc đánh giá Quản lý mục tiêu đánh giá (CĐR) liên quan đến việc xác định rõ ràng các mục tiêu của quá trình đánh giá Các phương pháp đánh giá phù hợp cần được chọn dựa trên các mục tiêu và bối cảnh cụ thể Quản lý quá trình sử dụng các phương pháp đánh giá đảm bảo việc thu thập và sử dụng dữ liệu một cách có hệ thống, khách quan Quản lý phản hồi tập trung vào việc cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa, hữu ích và kịp thời cho những người liên quan.
Mỗi khâu được quản lí tốt thì cả quá trình mới đạt được kết quả tốt Để đạt được điều đó, đối với mỗi khâu, nhà quản lí phải xác định được mục tiêu, yêu cầu công việc, thời gian và cách thức tiến hành, thời hạn hoàn thành, sau đó phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân Cụ thể: Quản lí việc xác định mục tiêu đảm bảo cho mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể để có thể đo được, do đó, đảm bảo đánh giá đúng mục tiêu; quản lí việc lựa chọn phương pháp đảm bảo cho phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập đã xác định, phù hợp với mục đích của đánh giá, đồng thời phù hợp với điều kiện của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị…; quản lí việc sử dụng các phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác (độ giá trị, độ tin cậy), công bằng ở một số công việc cụ thể như ra đề, giám sát, chấm bài;quản lí việc cung cấp thông tin phản hồi đảm bảo tác động tích cực đến người học, người dạy và đặc biệt thông tin phản hồi phải có tác dụng thúc đẩy việc học tập theo hướng nâng cao chất lượng học tập của người học.
* Tiếp cận theo các chức năng quản lí giáo dục
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Khái quát về các trường đại học, học viện Công an nhân dân
Triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW Bộ Chính trị và Đề án số 106 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Công an đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc
Bộ Công an Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 106/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND Theo đó, Bộ Công an hiện có 08 cơ sở giáo dục đại học, bao gồm 04 học viện và 04 trường đại học:
- Học viện An ninh nhân dân;
- Học viện Cảnh sát nhân dân;
- Học viện Chính trị CAND;
- Đại học An ninh nhân dân;
- Đại học Cảnh sát nhân dân;
- Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND;
Các trường đại học, học viện CAND với những nét đặc thù riêng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước thành lập và quản lí, chịu sự quản lí mọi mặt của Bộ Công an, nhưng tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục và quy chế, quy định theo chức năng quản lí nhà nước của BộGiáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trình độ đại học trong CAND; CBQL, giảng viên và học viên đều trong biên chế của lực lượngCAND, được quản lí tập trung theo quy định và điều lệnh của lực lượng CAND(tuyển sinh đồng nghĩa với tuyển dụng); CTĐT, ngành đào tạo theo đặc thù của từng cơ sở dựa trên phân định của Bộ Công an (khối ngành An ninh và khối ngành
Cảnh sát); với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho lực lượng CAND; tài liệu, giáo trình và các sản phẩm khoa học được bảo quản theo chế độ tài liệu mật; nguồn kinh phí và đầu tư CSVC phụ thuộc vào nguồn kinh phí được phân bổ Vì vậy, về cơ bản, mọi hoạt động của các cơ sở giáo dục trong CAND ngoài thực hiện theo cơ chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn tuân thủ theo các quy định của Bộ Công an.
* Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quy mô đào tạo các trường đại học, học viện Công an nhân dân
Sau khi triển khai Đề án 106, ngày 24/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ sở giáo dục đại học trong CAND.
- Về chức năng: các trường đại học, học viện CAND có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; bồi dưỡng chức danh, nghiệp vụ an ninh, cảnh sát, tham mưu, xây dựng lực lượng, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ của lực lượng CAND theo quy định; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo theo chương trình, kế hoạch của Bộ Công an; là các trung tâm nghiên cứu khoa học của Bộ Công an.
- Về nhiệm vụ: các trường đại học, học viện CAND có 17 nhiệm vụ chính.
- Về tổ chức bộ máy: số lượng các đơn vị tại các trường đại học, học viện CAND có sự khác biệt, đối với các đơn vị giảng dạy được thiết kế theo Khoa (không còn Bộ môn) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
Bên cạnh đó, các trường CAND còn thành lập các Hội đồng tư vấn (Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng xét thăng cấp, bậc hàm, nâng lương…) hỗ trợ Hiệu trưởng/Giám đốc thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tuy nhiên, do là cơ sở giáo dục đại học thuộc lực lượng vũ trang, các trường CAND không tổ chức Hội đồng trường theo quy định tại Điều
16 Luật Giáo dục đại học Các công việc chiến lược, quan trọng của Nhà trường sẽ do Đảng uỷ Nhà trường xem xét, quyết định
Bảng 2.1 Thống kê tuyển sinh, lưu lượng học viên đại học chính quy của các cơ sở giáo dục đào tạo trong CAND (Từ tháng 8/2018 đến hết tháng 12 năm 2022)
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy
Lưu lượng học viên đại học chính quy
Số cán bộ khảo thí
Tỷ lệ giữa lưu lượng học viên đại học chính quy và số lượng cán bộ khảo thí
(Nguồn: X02, học viện, trường đại học CAND)
Như vậy, quy mô đào tạo của các trường đại học, học viện CAND là khá lớn, ngày càng tăng trong những năm gần đây, trong khi đó, số lượng cán bộ quản lí, giảng viên gia tăng chưa tương xứng, nên áp lực trong công tác giáo dục đào tạo nói chung, quản lí đánh giá KQHT nói riêng ở các trường đại học, học viện CAND ngày càng lớn Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 785/QĐ-BCA ngày 08/3/2016 về quy mô đào tạo của các học viện, trường CAND đến năm 2020 và dự trữ phát triển đến năm 2030 Theo đó, quy mô đào tạo tại các trường là 33.700 học viên và quy mô đào tạo liên kết ngoài trường là 23.800 học viên; quy mô đào tạo dự trữ phát triển đến năm 2030 là 65.500 học viên Do đó, càng đặt ra áp lực yêu cầu cao về đánh giá KQHT của sinh viên.
* Ngành, chuyên ngành đào tạo
Trong thời gian vừa qua, Bộ Công an đã triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống ngành đào tạo ở các cấp trình độ trong CAND cho phù hợp với sự phát triển của khoa học nghiệp vụ Công an; xác định cụ thể mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,thái độ, trong đó, chú ý khả năng đánh giá, tổng hợp, phát hiện, tham mưu đề xuất,năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường, nhiệm vụ công tác trong tương lai của người học; phân định rõ khối kiến thức các trình độ đào tạo theo nhu cầu sử dụng và cơ cơ cấu bố trí nhân lực Đồng thời, chủ trương đào tạo ngành rộng, không phân chuyên ngành nhỏ, để cán bộ Công an có khả năng phát huy và bố trí sử dụng được ở nhiều vị trí khác nhau.
Ngày 27/8/2021, Quyết định 7712/QĐ-BCA (X02) của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo trong CAND, tiếp đến là Thông báo 528/X02 (P2) ngày 07/3/2023 của Cục Đào tạo về phân công đào tạo cho các học viện, trường CAND Dù danh mục trên được xây dựng dựa trên nhu cầu cán bộ Công an và năng lực đào tạo của các trường, hiện vẫn còn những ngành, chuyên ngành chưa được đào tạo đầy đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế Tuy nhiên, các ngành chung như tin học, ngoại ngữ vẫn được bố trí sử dụng ở nhiều lĩnh vực, vị trí công tác trong lực lượng CAND, bao gồm cả nghiệp vụ công an.
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường đại học, học viện CAND trong những năm qua liên tục được nâng cao về trình độ, năng lực, phương pháp sư phạm… cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy và quản lí theo mục tiêu đào tạo.
Tính đến tháng 12/2022, tổng số cán bộ, giảng viên của các trường đại học, học viện CAND là 3.477 người Trong đó, giảng viên chiếm tỷ lệ 47,4% với 1.648 người, cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) chiếm 19,76% với 687 người và cán bộ khác chiếm 32,84% với 1.142 người.
- Về trình độ: trình độ tiến sĩ là 656 người chiếm tỷ lệ 18,87% (giảng viên:
402 người, cán bộ QLGD: 124 người); trình độ thạc sĩ là 1.884 người chiếm tỷ lệ 53,03% (giảng viên: 971 người, cán bộ QLGD: 411 người); trình độ đại học chiếm tỷ lệ 23,61% (giảng viên: 275 người, cán bộ QLGD: 133 người); 155 người có trình độ đại học chiếm 4,49%.
- Về độ tuổi: độ tuổi cán bộ, giảng viên đến 30 tuổi là 356 người chiếm tỷ lệ 10,24% (giảng viên: 205 người), cán bộ QLGD: 56 người); từ 31 đến 50 tuổi là 2.976 người chiếm tỷ lệ 85,59% (giảng viên: 1.399 người, cán bộ QLGD: 599 người); trên 50 tuổi là 145 người chiếm tỷ lệ 4,17% (giảng viên: 44 người, cán bộ QLGD: 32 người).
2.2.1 Khái quát về Học viện An ninh nhân dân
Học viện ANND tiền thân là Trường Huấn luyện Công an được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là
Tổ chức khảo sát thực trạng
Tiến hành hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thu thập các thông tin cấp thiết để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên tại Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận năng lực, để từ đó có căn cứ, cơ sở thực tiễn đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phù hợp, cấp thiết và khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên tại Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận năng lực.
Khảo sát tiến hành đối với các nội dung cụ thể sau:
Khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực;
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực;
Khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực.
2.2.3 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
Tác giả sử dụng một số phương pháp sau đây để điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên tại Học viện ANND, Học viện CSND, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận năng lực:
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu tài liệu quản lí liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, báo cáo tổng kết năm học của các trường đại học, học viện CAND.
Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn đội ngũ CBQL, giảng viên, học viên và cựu học viên, Công an các đơn vị, địa phương sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường CAND và các bên liên quan khác về các nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bản hỏi: tiến hành điều tra, khảo sát thông qua phiếu khảo sát đã xây dựng.
Phương pháp quan sát hoạt động: tiến hành quan sát thực tế hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên tại các nhà trường để có thêm những thông tin khách quan nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được của hoạt động.
2.2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu được dùng là thống kê toán học: Các số liệu thu được sau điều tra được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS cho Window phiên bản 20.0, nhằm thu được các số liệu định lượng tin cậy, chính xác phục vụ phân tích thực trạng và khảo nghiệm Tất cả các phép phân tích, đều chọn mức độ ý nghĩa ≥ 95%, hay p ≤ 0,05.
Sau khi xử lý số liệu (bằng phần mềm SPSS 20.0), căn cứ vào ĐTB của thang đo, từng nội dung trong thang đo, từng tiểu thang đo trong bảng hỏi sẽ được phân loại theo công thức L= (n-1)/n Cụ thể:
Các mức độ của nội dung được phân hạng theo ĐTB: Đối với thang mức độ quan trọng
Không quan trọng/không cấp thiết/không khả thi: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 1.80 Ít quan trọng/ít cấp thiết/ít khả thi: 1.80 < ĐTB ≤ 2.60
Bình thường: 2.60 < ĐTB ≤ 3.40 Quan trọng/cấp thiết/khả thi: 3.40 < ĐTB ≤ 4.20 Rất quan trọng/rất cấp thiết/rất khả thi: 4.20 < ĐTB ≤ 5.00 Đối với thang về chất lượng:
Rất tốt: 4.20 < ĐTB ≤ 5.00 Đối với thang đo yếu tố ảnh hưởng:
Không ảnh hưởng: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 1.80 Ít ảnh hưởng: 1.80 < ĐTB ≤ 2.60
Bình thường: 2.60 < ĐTB ≤ 3.40 Ảnh hưởng: 3.40 < ĐTB ≤ 4.20
Các phép toán thống kê được sử dụng trong luận án:
Phân tích sử dụng thống kê mô tả: ĐTB cộng (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề Độ lệch chuẩn (SD - standardizied deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay sự phân tán của các câu trả lời của mẫu.
Phân tích tương quan nhị biến sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson (r) và Spearman để xác định mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Kiểm định này giúp xác định sự thay đổi ở một biến số có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự thay đổi ở biến số còn lại hay không, cũng như hướng thay đổi đó là thuận hay nghịch Hệ số tương quan có thể chỉ ra mức độ tương quan, trong đó: 0,0