Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực

285 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ ANH DŨNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN

CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ ANH DŨNG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN

CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Nguyễn Thị Tình TS Nguyễn Thanh Tùng

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

`LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong các tác phẩm được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Anh Dũng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi biết ơn tất cả những người đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án này Luận án này được hoàn thành với sự cộng tác, giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cá nhân và tập thể

Tôi xin đặc biệt dành sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS

Nguyễn Thị Tình và TS Nguyễn Thanh Tùng đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn

tôi hoàn thành Luận án này

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới quý thầy cô giảng dạy, giảng viên Khoa Quản lý giáo dục, lãnh đạo Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Ban lãnh đạo, cán bộ Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo - Học viện Cảnh sát nhân dân đã tạo điều kiện quan tâm, động viên tôi hoàn thành Luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo Học viện ANND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, Công an tỉnh Thanh Hóa, các chuyên gia, các đồng nghiệp, các sinh viên đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng dành lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành nhiều tình cảm, thời gian, lời động viên và tạo động lực cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Anh Dũng

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

8 Luận điểm bảo vệ 7

9 Đóng góp mới của luận án 7

10 Cấu trúc luận án 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực 9

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực 16

1.1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần giải quyết 21

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 22

1.2.1 Đánh giá kết quả học tập 22

1.2.2 Tiếp cận năng lực 24

1.2.3 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực 26

1.2.4 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 28

Trang 6

1.2.5 Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 30

1.3 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 33

1.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân 33 1.3.2 Hệ thống năng lực cần đạt được của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân 39 1.3.3 Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 46 1.3.4 Các thành tố của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 49

1.4 Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 55

1.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 55 1.4.2 Cách tiếp cận quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 57 1.4.3 Nội dung quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 61

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 67

1.5.1 Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội 67 1.5.2 Yêu cầu đổi mới đánh giá trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 68

Trang 7

1.5.3 Cơ chế, chính sách trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên các

trường đại học, học viện Công an nhân dân 68

1.5.4 Cơ sở vật chất, khoa học - công nghệ trong hoạt động quản lí đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân 69

1.5.5 Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lí, giảng viên về đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực 69

1.5.6 Nhận thức và tính tích cực của sinh viên về đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực 70

Kết luận chương 1 72

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 73

2.1 Khái quát về các trường đại học, học viện Công an nhân dân 73

2.2.1 Khái quát về Học viện An ninh nhân dân 77

2.2.2 Khái quát về Học viện Cảnh sát nhân dân 78

2.2.3 Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân 79

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 80

2.2.1 Mục đích khảo sát 80

2.2.2 Nội dung khảo sát 80

2.2.3 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 81

Trang 8

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên

các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 90

2.3.4 Thực trạng thực hiện và sử dụng hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 93

2.3.5 Thực trạng sử dụng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 98

2.3.6 Nhận xét chung về thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 99

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 101

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 101

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 107

2.4.3 Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 113

2.4.4 Thực trạng lấy ý kiến phản hồi, điều chỉnh và cải tiến hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 118

2.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 122

2.6 Nhận xét chung thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 125

2.6.1 Các điểm mạnh 125

2.6.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 126

Kết luận chương 2 129

Trang 9

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 130HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,

HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 130

3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 130

3.2.2 Tổ chức xây dựng và cụ thể hóa khung năng lực của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân 135

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực cho cán bộ quản lí và giảng viên trong trường đại học, học viện Công an nhân dân 141

3.2.4 Chỉ đạo phối hợp các lực lượng thực hiện hiệu quả đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học, học viện Công an nhân dân theo tiếp cận năng lực 144

3.2.5 Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực 149

3.2.6 Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch và quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực 152

3.3 Khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp đề xuất 156

3.3.1 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 156

Trang 10

3.3.2 Thử nghiệm biện pháp đề xuất 163

3.3.3 Phân tích kết quả thử nghiệm 166

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

13 QLĐT và BDNC Quản lí đào tạo và bồi dưỡng nâng cao

Trang 12

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực Ý nghĩa của đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 85 Bảng 2.4 Mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá quá trình của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 87 Bảng 2.5 Mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá tổng kết của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 89 Bảng 2.6 Mức độ thực hiện nội dung đánh giá quá trình của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 90 Bảng 2.7 Mức độ thực hiện nội dung đánh giá tổng kết của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 92 Bảng 2.8 Mức độ thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá quá trình

của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 94 Bảng 2.9 Mức độ thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá tổng

kết của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 96 Bảng 2.10 Mức độ sử dụng công cụ đánh giá KQHT của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 98 Bảng 2.11 Mức độ lập kế hoạch đánh giá quá trình của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 102 Bảng 2.12 Mức độ lập kế hoạch đánh giá tổng kết của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 105

Trang 13

Bảng 2.13 Mức độ tổ chức hoạt động đánh giá quá trình của sinh viên ở

các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 108

Bảng 2.14 Mức độ tổ chức hoạt động đánh giá tổng kết của sinh viên ở các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 110

Bảng 2.15 Mức độ kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá quá trình ở các trường đại học, học viện CAND theo TCNL 115

Bảng 2.16 Mức độ kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá tổng kết ở các trường đại học, học viện CAND theo TCNL 115

Bảng 2.17 Mức độ lấy phản hồi, điều chỉnh và cải tiến đánh giá tổng kết ở các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 121

Bảng 2.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 122

Bảng 3.1 Biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 156

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của 06 biện pháp 158

Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của 06 biện pháp 160

Bảng 3.4 Số lượng CBQL và giảng viên tham gia thử nghiệm 166

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về năng lực đánh giá KQHT của nhóm đối chứng 167

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về năng lực đánh giá KQHT của nhóm thử nghiệm 168

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát trình độ sau thử nghiệm về năng lực đánh giá KQHT của nhóm đối chứng 170

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát trình độ sau thử nghiệm về năng lực đánh giá KQHT của nhóm thử nghiệm 171

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 Nhận thức về ý nghĩa của đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 86 Biểu đồ 2.2 Mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá quá trình của sinh viên

các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 88 Biểu đồ 2.3 Mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá quá trình của sinh viên

các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 89 Biểu đồ 2.4 Mức độ thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá tổng kết

của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 97 Biểu đồ 2.5 Kết quả thực hiện quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên theo tiếp cận năng lực theo chu trình PDCA 122 Biểu đồ 2.6 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động

đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 125 Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của 06 biện pháp đề xuất 159 Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất 161 Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các

biện pháp 162 Hình 1.1 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực 71

Trang 15

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đánh giá KQHT của người học là một khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo ở các trường đại học Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó không chỉ phản ánh trực tiếp kết quả dạy và học mà còn tác động mạnh mẽ tới các khâu khác của quá trình này Thông qua đánh giá KQHT, các nhà QLGD có cơ sở đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng động dạy của người thầy và học của người học tốt hơn Do vậy, các trường đại học cần nhận thức được tầm quan trọng và có sự quan tâm đúng mức tới công tác đánh giá KQHT của người học và công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT của nguời học trong bối cảnh hiện nay

Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để giải quyết các công việc trong thực tiễn chứ không phải chỉ đơn thuần là để đánh giá những kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học Như vậy, đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực có tác động tích cực đối với người dạy và người học Đối với người học, phương pháp đánh giá này giúp người học nhận thức và rèn luyện khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân; thúc đẩy liên tục người học phải luôn nỗ lực cố gắng học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học tập qua đó phát triển năng lực toàn diện của họ Đối với người dạy, đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực giúp người dạy thu được những thông tin phản hồi của người học trong quá trình dạy học, thông qua đó đòi hỏi người dạy phải đổi mới phương pháp đánh giá để đánh giá được năng lực chung và năng lực riêng của người học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Để công tác đánh giá KQHT của người học đạt hiệu quả thì cần phải quan tâm đúng mức đến công tác quản lý đánh giá KQHT của người học, vì đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của quá trình đào tạo và đây cũng là khâu quan trọng có tác động hiệu quả nhất khi các trường đại học muốn cải tiến chất lượng đào tạo Vì vậy, đổi mới công tác đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT trong các cơ sở giáo dục đại học luôn được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ;

Trang 16

năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc” [3; tr7] Như vậy, để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo

dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo, trong đó, đặc biệt coi trọng đổi mới đánh giá KQHT của người học Theo đó, cần chuyển hướng sang đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực, tập trung đánh giá người học không chỉ về trình độ kiến thức, mà còn ở khả năng tư duy sáng tạo, liên hệ vận dụng thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống của người học sau khi ra trường

Hiện nay, tình hình quốc tế, khu vực và cả trong nước hiện đang có nhiều diễn biến mau lẹ, phức tạp và khó lường, khó dự báo; âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta ngày càng tinh vi, xảo quyệt; tình hình tội phạm có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp đặt ra yêu cầu là phải xây dựng lực lượng CAND vừa hồng vừa chuyên, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm TTATXH Thực tiễn đó đòi hỏi các trường đại học, học viện CAND phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong đó tập trung đổi mới quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ngành Công an đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao

Trong những năm qua, công tác quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó, chú trọng thực hiện nhiệm

vụ: “Nghiên cứu đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan, đánh giá đúng KQHT của người học” [6] Tuy nhiên, hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ở các trường

đại học, học viện CAND, có môn học, vẫn còn chủ yếu tập trung đánh giá việc nắm kiến thức của sinh viên, chưa chú trọng đến đánh giá năng lực người học; chưa thực sự quan tâm đến đánh giá quá trình của sinh viên; chưa sử dụng phối hợp nhiều hình thức đánh giá nên chưa phát triển năng lực toàn diện của người học Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực có mặt còn hạn chế; lập kế hoạch đánh giá quá trình ở một số đơn vị chưa thật chặt chẽ; chỉ đạo tổ chức đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, nhất là đánh giá quá trình có nơi còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát, điều chỉnh cải tiến đánh giá KQHT của sinh viên

có lúc chưa hiệu quả, chưa thường xuyên Do vậy, Quản lí hoạt động đánh giá

KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

là đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn hiện nay

Trang 17

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT và chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ CAND trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định song còn những mặt hạn chế Do vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực dựa trên quy trình PDCA sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, học viện CAND hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng, làm phòng phú cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi nội dung

- Nghiên cứu biện pháp của Hiệu trưởng/ Giám đốc và các cơ quan chức năng, đơn vị giảng dạy, giảng viên trong quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

Trang 18

- Tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần các môn học

- Quản lý đánh giá KQHT và năng lực chung của sinh viên hệ chính quy các trường đại học, học viện CAND mà không đi sâu vào các năng lực chuyên biệt theo các chuyên ngành đào tạo

6.2 Địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 03 trường đại học, học viện gồm: Học

viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND

6.2 Đối tượng khảo sát: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát bằng phiếu

điều tra 120 CBQL, 130 giảng viên và 345 sinh viên đào tạo hệ chính quy tại 03 trường là Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND Ngoài ra, đề tài còn phỏng vấn trao đổi với 30 CBQL, giảng viên, sinh viên và lãnh đạo, chỉ huy Công an tỉnh Thanh Hóa (đơn vị sử dụng cán bộ), cựu sinh viên các trường về các nội dung có liên quan đến đề tài Các đối tượng CBQL, giảng viên, cựu sinh viên được lựa chọn khảo sát có sự đa dạng về chức vụ lãnh đạo, quản lí, chức danh, học hàm, học vị, chuyên môn, chuyên ngành, độ tuổi và thâm niên công tác… Do số lượng sinh viên lớn, đa dạng các đối tượng, đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên hệ đào tạo chính quy

6.3 Thời gian khảo sát: Các số liệu đánh giá thực trạng phục vụ việc

nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 2018 đến nay

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện nghiên cứu, tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác giáo dục và đào tạo và hoạt động đánh giá KQHT Đồng thời, luận án sử dụng các cách tiếp cận: tiếp cận hệ thống, tiếp cận quản lí chất lượng, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận năng lực nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống quản lí đánh giá KQHT của sinh viên các trường

đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực là một hệ thống có tính đồng bộ, giải quyết các vấn đề quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên dựa trên quan điểm phát triển, mang tính khoa học, hiệu quả, thực tiễn Do vậy, cần phân tích toàn diện các

Trang 19

khía cạnh hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên, bao gồm đánh giá bộ phận và thi KTHP, đồng thời xem xét hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình đào tạo, từ đó phân tích tác động quản lí của Hiệu trưởng/ Giám đốc và các cấp quản lí đối với hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong trường đại học, học viện CAND

- Tiếp cận hoạt động: Xem xét quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên

các trường đại học, học viện CAND với tư cách là hoạt động với các thành tố cấu thành và vận hành theo quy luật của hoạt động Các yếu tố của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do đó, trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND đòi hỏi phải liên kết được các yếu tố của hoạt động

- Tiếp cận quản lí chất lượng: Quản lí hoạt động đánh giá KQHT thực chất

là hoạt động của chủ thể hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm (năng lực người học) của một cơ sở đào tạo Trong đề tài này, nghiên cứu sinh vận dụng vòng tròn Deming (PDCA) - một công cụ quản lí chất lượng nhằm xây dựng khung lý luận về quản lí đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND Do đó, quá trình quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND được diễn ra theo chu trình Lập kế hoạch (Plan) - Thực hiện (Do) - Kiểm tra (Check) - Cải tiến (Act) lặp đi lặp lại để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ngành Công an

- Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực phải dựa trên cơ sở thực tiễn về đối tượng, địa bàn nghiên cứu, đặc thù của ngành Công an, các điều kiện thực hiện cụ thể nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Tiếp cận năng lực: Dựa trên việc xác định khung năng lực của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND lấy đó làm cơ sở phương pháp luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 20

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các nguồn tài liệu có liên quan về giáo dục và đào tạo và công tác QLGD Nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành Công an về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo; các công trình khoa học, tài liệu, sách, tạp chí khoa học có liên quan đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quá trình quản lí hoạt động

đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND Nội dung quan sát tập trung vào, phương pháp quản lí chỉ đạo, thái độ trách nhiệm của các lực lượng có liên quan; cách thức quản lí, phương pháp, phương tiện quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tổ chức trao đổi với CBQL, giảng viên có kinh

nghiệm giảng dạy, đánh giá KQHT ở Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi với một số CBQL, giảng viên, sinh viên, lãnh đạo Công an địa phương và cựu sinh viên các trường đại học, học viện CAND về các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế các mẫu phiếu trưng cầu ý

kiến với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu (CBQL, giảng viên và sinh viên Học viện ANND, Học viện CSND, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND); tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi với CBQL, giảng viên có nhiều

kinh nghiệm trong hoạt động quản lí giáo dục và đào tạo Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia về lĩnh vực QLGD và đào tạo; quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các báo cáo tổng

Trang 21

kết về giáo dục và đào tạo, các nội dung về quản lí KTĐG qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực một cách chính xác và đầy đủ nhất

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này được sử dụng

để thu thập các thông tin thực tế, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lí hoạt động đánh

giá KQHT của các trường đại học, học viện có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tiến hành thử nghiệm một biện pháp

mà luận án đã đề xuất tại Học viện CSND Từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá làm cơ sở để kết luận và kiến nghị

- Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ xử lý

dữ liệu khảo sát đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu bảo đảm chính xác

và độ tin cậy cao

8 Luận điểm bảo vệ

8.1 Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực cơ bản được thực hiện khách quan, nghiêm túc, có chất lượng tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định, nội dung, hình thức, phương pháp chưa phong phú

8.2 Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực cơ bản được tổ chức chặt chẽ song còn bộc lộ những hạn chế, nhất là trong cải tiến, điều chỉnh hoạt động đánh giá Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này, trong đó nhận thức và tính tích cực của sinh viên, nhận thức và năng lực của CBQL, giảng viên, cơ chế, chính sách quản lí đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động này

8.3 Có thể giảm thiểu được các hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực nếu vận dụng quy trình PDCA vào quản lý hoạt động này

9 Đóng góp mới của luận án

Luận án đã xây dựng, làm phong phú cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực khi vận dụng chu trình PDCA

Trang 22

Xây dựng được hệ thống năng lực cần đạt được của sinh viên các trường đại học, học viện CAND trong quá trình đào tạo

Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực, từ đó có hướng khắc phục và cải tiến trong quá trình quản lý hoạt động này

Đề xuất và khẳng định tính hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực khi vận dụng PDCA nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường trường đại học, học viện CAND có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn

Luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại học, học viện CAND trong

đào tạo cán bộ ngành Công an Đây là tài liệu tham khảo cho các nhà trường

CAND nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công tác quản lí đánh giá KQHT trên cơ sở vận dụng vòng tròn Deming; là công cụ trợ giúp đắc lực cho CBQL, giảng viên trong điều hành đổi mới quản lí đánh giá hoạt động này

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN

CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực

1.1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Nghiên cứu về đánh giá KQHT trong giáo dục được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu từ rất sớm Trong đó, các hướng nghiên cứu về lý thuyết, các mô hình đánh giá KQHT của người học được đông đảo các nhà khoa học quan tâm, tiêu biểu

như J.A Comesnky, Bloom, Raizada, Frith và Macintosh, Nitko…

D.S Frith và H.G Macintosh (1998) trong cuốn A teacher’s Guide to Assessment đã nghiên cứu những lý luận cơ bản về đánh giá ở lớp học như

nguyên tắc lập kế hoạch trong đánh giá, kỹ thuật kiểm tra đánh giá và phương thức cho điểm một bài kiểm tra [106]

Anthony J Nitko (2004), thông qua cuốn Educational Assessment of Students đã xây dựng nội dung đánh giá hiện đại về KQHT của sinh viên đại học

Nội dung trọng tâm gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá, cách đánh giá về mục tiêu đào tạo, đánh giá hiệu quả học tập, đánh giá tổng thể sinh viên và các bài kiểm tra thành tích đạt chuẩn [102]

Heidi M Andeson (2005) cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu đánh giá KQHT của sinh viên ngành giáo dục dược phẩm đã xây dựng các bước đánh giá đó là: Thiết lập các thông báo về KQHT cho sinh viên; thiết kế giảng dạy/đánh giá để đạt được kết quả; thực hiện các hoạt động giảng dạy/đánh giá; phân tích các dữ liệu và chuẩn bị cho việc báo cáo [111]

HRK German Rectors’ Conference (2006) đã xây dựng 8 tiêu chí để kiểm tra - đánh giá KQHT gồm các vấn đề sau: Quy trình kiểm tra - đánh giá đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng, có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả kiểm tra - đánh giá; giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với

Trang 24

mục tiêu; các tiêu chí kiểm tra - đánh giá cần phổ biến rõ ràng cho sinh viên; kiểm tra - đánh giá phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của kết quả kiểm tra - đánh giá; các kiểm tra - đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm [112]

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về các phương pháp đánh giá

KQHT trong giáo dục như Erwin T.D, Hopkins K.D, Stanley K.D, Mehrens

W.A, Lehman I.J Các tác giả này đi sâu vào phương pháp đo lường từng lĩnh vực của mục tiêu giáo dục, phân biệt rõ từng loại đánh giá, đặc biệt đề cao hình

thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan

Norman E Gronlund (1996) trong cuốn Measuement and Evaluation in Teaching đưa ra nguyên tắc và qui trình đánh giá khả dĩ về hiệu quả dạy học

[122] Trong khi đó, Robert L Ebel “Measuring Educational Achievement” đã nêu một cách chi tiết về đo lường đánh giá KQHT của người học bằng định lượng Đây là một bước tiến thành công trong việc đánh giá KQHT của người học

Đi sâu về đánh giá, đo lường KQHT bằng cách sử dụng trắc nghiệm để đo lường các lĩnh vực của mục tiêu giáo dục còn có các công trình của các tác giả Boyatzis; R.E [105], W A Mehrens [120] Ở đó, các tác giả đã xây dựng nền tảng lý thuyết mới với những nguyên tắc, xác định và sử dụng toán học thống kê để phân tích giá trị của các kết quả thu được và thống kê cụ thể đáp ứng khả dĩ

yêu cầu mong đợi nhằm giúp cho đánh giá điểm số học tập được chính xác

Ngoài ra còn có các nghiên cứu theo hướng kỹ thuật đánh giá KQHT của các tác giả như: Robert L.Linn, Osterlind, Thomas A Angelo và K Patricia

Cross… Theo đó, các tác giả tổng hợp các đáp ứng của kỹ thuật về tính xác thực

của kiểm tra, đánh giá

Robert L.Linn (1995) đưa ra những khái niệm cơ bản về kỹ thuật đánh giá và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá theo mục tiêu; kỹ thuật đưa thông tin phản hồi và phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá người học để cải tiến việc dạy và học [134]

Nghiên về kỹ thuật đánh giá lớp học Classroom Assessment Techniques của

A Angelo và K Patricia Cross Theo các tác giả, đánh giá lớp học là một hình thức chứ không phải là một cách tiếp cận tổng kết để đánh giá Mục đích của nó là để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, không cung cấp bằng chứng để đánh giá hay phân loại sinh viên Nó cung cấp cho giảng viên thông tin của sinh viên

Trang 25

như thế nào và có phản hồi về hiệu quả của họ và nó mang lại cho sinh viên một thước đo của sự tiến bộ của họ [103]

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về trắc nghiệm tối ưu và được nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục biết đến là công trình của Marzano R.J [120], Ebel R.L [108], Boyatzis R.E [105] Các công trình này đi vào nghiên cứu những kỹ thuật cơ bản về đo lường KQHT bằng trắc nghiệm, trình bày những ưu điểm và nhược điểm của chúng trong đánh giá và đo lường

Ở Việt Nam, từ những năm cuối của thế kỷ XX, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá, phương pháp trắc nghiệm khách quan được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và áp dụng ở các cấp học, ở các kỳ thi Hiện nay, ở nước ta các công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT của người học khá phong phú, đa dạng với những cách tiếp cận khác nhau, song chủ yếu là các nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục, tiêu biểu là các công trình

Lê Đức Ngọc (2001) với đề tài Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học đã đưa ra một số khái niệm về đo lường, kiểm tra, đánh

giá trong giáo dục và nêu các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt Có thể áp dụng các loại hình thi trắc nghiệm cho qui mô đào tạo lớn do có thể chấm bài nhanh, chính xác [62]

Trần Bá Hoành (2006), trong công trình Đánh giá trong giáo dục cho rằng:

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Đánh giá không chỉ dừng lại ở việc giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ của học sinh mà còn khắc phục sai sót hoặc phát huy kết quả [26]

Tác giả Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (2016) với công trình Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông đã đưa ra cách

hiểu về KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học KQHT là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định; KQHT còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác [64]

Các nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật, công cụ kiểm tra,

Trang 26

đánh giá KQHT phải kể tới các công trình nghiên cứu của Trần Đình Tuấn, Nguyễn Công Khanh, Trần Thị Tuyết Oanh

Trần Đình Tuấn (2010) trong nghiên cứu Ứng dụng CNTT trong xây dựng, lựa chọn đề thi và đánh giá KQHT ở Học viện Chính trị đã khẳng định việc ứng

dụng CNTT trong dạy học nói chung, trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT nói riêng là xu thế tất yếu Tác giả đã luận giải, làm rõ quan niệm về ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi và quản lí đánh giá KQHT của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay [89]

Nguyễn Công Khanh (2014) trong cuốn: Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục

đã trình bày phương pháp luận, quy trình, các nguyên tắc và thiết kế công cụ đo lường, các phương pháp phân tích item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghi hóa dữ liệu đó, phần phụ lục còn đưa ra các mô hình xử lý số liệu và bảng hỏi để cho người đọc tham khảo [48]

Trần Thị Tuyết Oanh (2016), trong công trình Đánh giá và đo lường KQHT

đã luận giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận đánh giá và đánh giá KQHT Tác giả cũng đưa ra các loại hình đánh giá như: đánh giá chẩn đoán, đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết; đánh giá trên diện rộng, đánh giá trên lớp học; đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí; đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức Cùng với đó là các phương pháp đánh giá KQHT bao gồm: viết tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành [67]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được đề cập trong phần này đã gián tiếp hoặc trực tiếp khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá KQHT của người học ở những mức độ nông sâu khác nhau Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc đánh giá được các tác giả xem xét, phân tích, lí giải Một số đề xuất được đưa ra nhằm khắc phục những bất cập của thực trạng Những nghiên cứu này là cơ sở để tác giả tiếp thu, phát triển một số khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực

Từ những năm cuối của thế kỷ XX, kiểm tra, đánh giá KQHT của người học theo tiếp cận năng lực bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Nghiên

Trang 27

cứu sâu về đánh giá KQHT của người học tiếp cận năng lực, đó chính là xem người học thực hiện năng lực theo yêu như thế nào và đánh giá sự thực hiện năng lực đó

Tom Kubiszyn trong các cuốn sách của mình đã giải thích tường minh về cấu trúc, đặc điểm và vai trò của một bài đánh giá năng lực thực hiện, phương pháp luận và qui trình các bước cơ bản khi tiến hành đánh giá thực hiện Thực chất phương pháp đánh giá này có xuất xứ từ lâu và ngày nay được các nhà sư phạm, nhà QLGD cổ vũ và đề cao theo phong trào dạy học theo tiếp cận năng lực trên toàn nước Mỹ [116]

Shirley Fletcher (1995) với Kỹ thuật đánh giá theo năng lực đã xác định

một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kiểm tra đánh giá theo năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc [137]

Theo Jon Mueller (2005), người học cần được yêu cầu bộc lộ khả năng vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kỹ năng thiết yếu vào việc thực hiện

các nhiệm vụ thực sự diễn trong thực tế Để thực hiện chương trình đánh giá xác

thực phải trải qua 4 bước, gồm: thiết lập các chuẩn năng lực; xác định nhiệm vụ thực; xác định các tiêu chí cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thực; xây dựng các bảng đề mục theo chủ đề (rubics) nhằm đánh giá các mức độ hoàn thành, mức độ đạt được kết quả các tiêu chí [115]

Grant Viggins với nghiên cứu “Defining Assessment" về đánh giá thực

Theo đó, người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề mà một công dân trưởng thành, những nhà chuyên môn phải đối diện trong cuộc sống [110]

Martin Johnson (2008) giới thiệu và phân tích quan điểm của một số chuyên gia về xếp hạng trong đánh giá theo năng lực Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đánh giá

xếp hạng phải chăng chỉ là đề xuất thay đổi hệ thống nhị nguyên (có năng lực hoặc không có năng lực) và có thể làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của kết luận đánh giá

về năng lực Đồng thời cách phân hạng thành tích học tập cũng dễ gây nên những tác động tiêu cực đối với nhóm có kết quả thấp [119]

Ở Việt Nam, kiểm tra, đánh giá theo năng lực người học trong những năm

gần đây được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là:

Nguyễn Đức Chính (2012) với bài viết: “Kiểm tra - đánh giá trên lớp học tiếp cận năng lực, phù hợp định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ

Trang 28

thông sau 2015” đã nghiên cứu rất sâu sắc về kiểm tra đánh giá KQHT, cách

tiếp cận năng lực trong phát triển chương trình giáo dục, nghiên cứu kiểm tra đánh giá trên lớp học theo hướng rèn luyện năng lực quy trình tổ chức một kì

kiểm tra đánh giá KQHT [11]

Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên) với cuốn tài liệu: “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên các trường đại học sư phạm” Tác giả đã nghiên cứu năng lực sư phạm cần có đối với sinh viên

sư phạm trình độ đại học ở một số quốc gia trên thế giới như: chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp của Viện nghiên cứu giảng dạy Victoria - Australia, chuẩn đầu ra của sinh viên Zealand, chuẩn năng lực sư phạm cần có đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm của Việt Nam… [12]

Nguyễn Thị Thanh Trà (2016) về: “Đánh giá KQHT môn giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực” đã tổng hợp, hệ thống hóa và

phát triển lý luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực và xây dựng được hệ thống bài tập thực hành và các rubric đánh giá các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm trong quá trình dạy học môn Giáo dục học [85]

Trong các trường đại học, học viện CAND, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng tiếp cận năng lực người học, tiêu biểu có một số công trình:

Nguyễn Mạnh Thắng (2018) với bài viết: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá đánh giá KQHT của học viên các trường CAND theo hướng tiếp cận năng lực - yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ra những luận cứ để khẳng định kiểm tra,

đánh giá KQHT theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu tất yếu nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường CAND Tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế theo cách KTĐG truyền thống, đưa ra một số nội dung cần làm tốt trong công tác KTĐG; xây dựng 3 bước cần thực hiện khi xây dựng một bài KTĐG theo năng lực đó là: xác định tiêu chuẩn, xác định nhiệm vụ cần thực hiện, xác định các tiêu chí cần đánh giá [77]

Nguyễn Hồng Hải (2018), Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá năng lực người học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Học viện ANND [19] Trong bài viết

tác giả đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến công tác KTĐG năng lực người học theo hệ thống tín chỉ tại Học viện ANND; chỉ ra một số tồn tại, bất cập trong quá trình KTĐG năng lực của học viên như: đánh giá người học vẫn chỉ chú trọng đánh

Trang 29

giá kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng thuyết trình và thường chú trọng đánh giá KTHP; hình thức KTĐG chưa phát huy tính sáng tạo của người học; điểm đánh giá bộ phận (trong đào tạo theo tín chỉ) đôi khi còn mang tính hình thức, nhất là điểm chuyên cần và kiểm tra thường xuyên

Phạm Thị Thúy Hằng (2021), Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND [25] Tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của

học viên trong Nhà trường những năm qua, đồng thời đề xuất 6 biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường Đại học Hậu cần - Kỹ thuật CAND đó là: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, chỉ huy các cấp trong đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá KQHT; đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng tiếp cận năng lực của học viên, phải tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; xây dựng quy định kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên và xây dựng kết hoạch quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của Nhà trường; tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá; tăng cường kiểm tra, giám sát KQHT của học viên; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên

Vũ Thị Quyên (2021), Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực của học viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND [65] Theo tác giả, mục tiêu của giáo dục hiện nay không

chỉ hướng tới trang bị cho người học nhớ và hiểu được kiến thức theo mục tiêu đã đề ra mà quan trọng nhất là giúp người học biết vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Các năng lực quan trọng cần hình thành và phát triển trong học tập môn học này cho học viên gồm: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực học tấc, năng lực tuyết trình, năng lực phản biển, năng lực lập luận loogic, năng lực tuyên truyền vận động, năng lực vận dụng các

vấn đề vào thực tiễn công tác Công an

Có thể thấy, nghiên cứu về đánh giá KQHT của người học theo tiếp cận năng lực đã được đông đảo các tác giả quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây Đây là xu thế tất yếu trong sự phát triển của giáo dục hiện đại Các công trình đã khẳng định được sự cấp thiết của kiểm tra, đánh giá theo KQHT của người học theo tiếp cận năng lực, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp Những

Trang 30

khung năng lực theo CĐR đối với các ngành nghề đào tạo khác nhau bước đầu đã được các tác giả nghiên cứu chỉ ra Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh nghiên cứu, kế thừa, bổ sung, phát triển phù hợp với đề tài luận án, trong đó kế thừa và phát triển một số khái niệm về đánh giá KQHT; nghiên cứu các nguyên tắc, đặc điểm của hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực

1.1.2.1 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trên thế giới, trong những năm gần đây, các vấn đề quản lí việc đo lường chất lượng, so sánh các đánh giá thành quả, kiểm điểm khối lượng giảng dạy, giảm bớt thời gian học đạt bằng cấp, và các chiến lược tái phân bổ nguồn lực được tranh luận khá sôi nổi ở các nước có nền giáo dục phát triển

Để đánh giá các trường đại học, bang South Carolina đã sử dụng 37 chỉ báo trong 9 loại thành quả hoạt động khác biệt, bao gồm định hướng trọng tâm sứ mạng, chất lượng giảng viên, chất lượng giảng dạy, tinh thần hợp tác, hiệu quả quản lí, chất lượng sinh viên đầu vào, thành quả sinh viên tốt nghiệp, tinh thần thân thiện và kinh phí nghiên cứu mà đại học giành được [54]

Hội đồng giảng dạy các trường đại học Australian, đã xác định hoạt động đánh giá KQHT là nhiệm vụ trung tâm trong toàn bộ quá trình dạy học, không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học Hoạt động đánh giá KQHT phải bám theo mục tiêu học tập, phải đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin của học viên; có sự cân bằng giữa đánh giá trong quá trình và đánh giá tổng kết, có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ hoạt động đánh giá KQHT; đơn vị quản lí phải có văn bản hướng dẫn hoạt động đánh giá KQHT, phải làm cho người học nhận thức được tác động tích cực của việc đánh giá KQHT và việc thúc đẩy chất lượng và thành tích của mỗi người [83]

Tại Anh, để tiến hành kiểm định chất lượng các trường cao đẳng, đại học, người ta dựa trên 15 tiêu chí: quy định; quy trình; quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ biến quy định và các thông tin liên quan đến cán bộ và sinh viên; việc lưu giữ thông tin, dữ liệu; việc công bố điểm cho sinh viên nhằm đảm bảo đánh giá hiệu quả KQHT của sinh viên; phương pháp đánh giá; số lượng đánh giá; thời gian đánh giá; cơ chế chấm điểm và xử lý điểm; ngôn

Trang 31

ngữ dùng trong đánh giá; khuyến khích được sinh viên nâng cao thành tích của mình; phải cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho; không gây áp lực cho sinh viên; đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch, trung thực và an toàn [117]

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản lí kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục ở nước ta có các hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau Cụ thể là các công trình:

Ngô Quang Sơn (2009), trong công trình nghiên cứu Biện pháp quản lí công tác đánh giá KQHT của học viên trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở khảo sát thực trạng đánh giá KQHT của học viên ở Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội, từ đó tìm ra nguyên nhân và khó khăn gặp phải của đánh giá KQHT trong đào tạo trực tuyến; tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lí công tác đánh giá KQHT của học viên trong đào tạo trực tuyến [72]

Đặng Lộc Thọ (2014), cũng đã nghiên cứu về Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam Tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận, thực trạng và

đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam [80]

Phạm Thành Trung (2015), với đề tài Quản lí đánh giá KQHT khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường Đại học quân sự đã làm sáng tỏ một số

vấn đề lý luận và thực trạng quản lí đánh giá KQHT khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường Đại học quân sự, đồng thời rút ra những nguyên nhân, hạn chế trong quản lí đánh giá KQHT khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự; đề xuất các biện pháp quản lí đánh giá KQHT các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự [87]

Nhìn chung, quản lí đánh giá KQHT của người học đang được sự quan tâm nghiên cứu ứng dụng của nhiều tác giả ở nhiều quốc gia, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển Các công trình đã đánh giá tầm quan trọng của việc quản lí đánh giá hoạt động học tập của học sinh và sinh viên; xác định được các nội dung quản lí và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của người học phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu Các tác giả đã cung cấp một lượng tri thức phong phú và mới mẻ, cùng cách tiếp cận đa chiều Đây là cơ sở giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở lý luận để xây dựng một số khái niệm công cụ; xây dựng các yếu tố của hoạt động đánh giá; xác định nội dung, các yếu tố

Trang 32

ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

1.1.2.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực

Ở Mỹ, kiểm định chất lượng giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm, nhằm khẳng định chất lượng của các trường, tạo sự thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp của sinh vien từ trường này sang trường khác, tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng Vì vậy, tình trạng được kiểm định công nhận là một tín hiệu cho công chúng về chất lượng của một trường hoặc một chương trình đào tạo và là điều kiện để các trường đại học được cấp các nguồn tài trợ của Chính phủ liên bang dựa vào sự đánh giá của các cơ quan kiểm định Họ đã xây dựng 11 tiêu chuẩn đánh giá trường đại học được cơ quan giáo dục Mỹ chấp nhận thì thành quả học tập của sinh viên được xem như là một chỉ số quyết định chất lượng [78]

Tại Canada gần đây cũng chấp nhận mô hình tài trợ trên cơ sở thành quả hoạt động như là một cơ chế quản lí để đánh giá hiệu quả và chất lượng thành quả học tập trong đào tạo của đại học với ba chỉ báo đo lường: tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp; tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp và mức độ vừa lòng về nhà trường của sinh viên, người tuyển dụng và cựu sinh viên Những trường đại học xếp hạng trong nhóm thứ nhất được nhận thêm phần tài trợ gấp đôi những trường đại học xếp hạng trong nhóm thứ hai, còn những trường đại học xếp hạng trong nhóm cuối thì không được nhận thêm tài trợ gì [54]

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, viết tắt là AUN) đã đưa ra các tiêu chí để quản lí kiểm tra, đánh giá KQHT trong đó quan tâm đến các vấn đề như: quy trình KTĐG đảm bộ độ tin cậy và công bằng; có quy định về thủ tục khiếu nại kết quả KTĐG; giảng viên cần sử dụng nhiều hình thức KTĐG đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; các tiêu chí KTĐG cần phổ biến rõ ràng cho học viên; KTĐG phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp KTĐG; các phương pháp KTĐG mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm

Ở Viện Công nghệ Naynang, Singapor, quản lí đánh giá KQHT của học viên đại học, được thực hiện quản lí đánh giá KQHT theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ Quy trình chấm thi đảm bảo tính chính xác cao bằng việc: mỗi môn học quy

Trang 33

định có một bài kiểm tra giữa kỳ; giảng viên dạy lớp nào chấm bài lớp đó, sau đó nộp kết quả chấm cùng bài kiểm tra cho nhà trường; Các thành viên của hội đồng chấm lại toàn bộ các bài kiểm tra và nếu có sai sót, hội đồng đối thoại trực tiếp với giảng viên chấm, việc giảng viên chấp nhận kết quả của hội đồng tức là thừa nhận mình sai và sai sót của giảng viên được ghi nhận để làm căn cứ đánh giá giảng viên đó [48]

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một vài tác giả bước đầu nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá KQHT của người học theo tiếp cận

năng lực thực hiện, tiêu biểu là các tác giả: Trần Trung Dũng, Chu Văn Hạc,

Nguyễn Văn Đồng, Đào Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Phương

Tác giả Chu Văn Hạc (2017) với nghiên cứu Quản lí kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo định hướng phát triển năng lực đã chỉ rõ việc thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu, quy trình, nguyên tắc

của quá trình đánh giá trong thi, kiểm tra là sự đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng như việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay Để giải quyết được cơ bản thực trạng đó đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quản lí đồng bộ liên quan đến chức năng, quyền hạn giải quyết của nhiều cấp nhiều chính sách có liên quan Luận án chỉ ra 5 biện pháp cơ bản nhằm đánh giá đúng KQHT của học viên [20]

Nguyễn Thị Thu Phương (2021) nghiên cứu về Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng phát triển năng lực đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quản

lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng phát triển năng lực Tác giả đã xác định nội dung và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng phát triển năng lực [71]

Nguyễn Thị Loan (2021) với đề tài: “Quản lí đánh giá KQHT của sinh viên ngành giáo dục học theo tiếp cận năng lực” đã đưa ra khái niệm đánh giá KQHT

theo tiếp cận năng lực, quản lí đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực; xác định khung năng lực của sinh viên ngành quản lí giáo dục Tác giả đã xác định nội dung và đề xuất các biện pháp quản lí đánh giá KQHT của sinh viên ngành giáo dục học theo tiếp cận quá trình [56]

Nguyễn Thị Hà Phương (2021) với đề tài: “Quản lí đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực” đã hệ thống hóa được những khái

Trang 34

niệm cơ bản của đề tài như đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực; quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực Tác giả đã đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực; đề xuất được quy trình đánh giá, xây dựng được chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên về đánh giá KQHT và quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, xây dựng khung năng lực để làm cơ sở đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực [69]

Nguyễn Thu Trang (2022) với đề tài: “Quản lí đánh giá KQHT của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc” đã hệ thống hóa được những khái niệm công cụ của đề tài như: năng

lực, tiếp cận năng lực, đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực; quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực Luận án đã khái quát bản chất của quản lí đánh giá KQHT của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực; phân tích vòng tròn Deming và vận dụng vòng tròn Deming (hay chu trình PDCA) trong quản lí đánh giá KQHT của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực [86] Đây là cách tiếp cận cho thấy sự phù hợp trong quản lí đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, được nhiều nhà khoa học đồng tình, ủng hộ Do đó, chúng tôi có thể nghiên cứu, kế thừa, vận dụng cách tiếp cận theo vòng tròn Deming để xây dựng khung lý luận và giải quyết những nhiệm vụ của luận án

Nguyễn Văn Hải (2022) với đề tài: “Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh” đã bổ sung và làm sáng rõ các

vấn đề lý luận về quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh dựa trên các đặc trưng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, công cụ và các điều kiện đánh giá quá trình; mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, chủ thể quản lý đánh giá quá trình Đặc biệt, tác giả đã xây dựng nội dung quản lý đánh giá quá trình dựa trên quy trình PDCA của Deming gồm: lập kế hoạch (P), tổ chức thực hiện kế hoạch (D), kiểm tra, giám sát, đánh giá (C) và điều chỉnh đánh giá quá trình (A) [23]

Có thể thấy, quản lí đánh giá KQHT của sinh viên tiếp cận theo năng lực đang được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong những năm qua Nhìn chung, các công trình nghiên cứu bước đầu đã xây dựng được chuẩn năng lực của

Trang 35

các đối tượng đào tạo trong phạm vi nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực Bên cạnh đó, các công trình đã đề xuất được hệ thống các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao, nhiều công trình đã tiến hành thực nghiệm các biện pháp Đây là cơ sở giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để để xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài; xây dựng hệ thống năng lực cần đạt được của sinh viên ở các trường đại học, học viện CAND Đồng thời tác giả nghiên cứu kế thừa, vận dụng và phát triển các biện pháp quản lí đánh giá KQHT

của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

1.1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần giải quyết

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thấy rằng, đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực có vai trò rất quan trọng trong giáo dục Đây là vấn đề được đông đảo các tác giả nước ngoài và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu lý luận về kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên hướng tới xây dựng những mô hình đánh giá, nghiên cứu về phương pháp và kỹ thuật đánh giá và đề xuất hệ thống năng lực phù hợp với mỗi đối tượng nghiên cứu

Những nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực được nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên; chỉ ra nội dung quản lí, phân tích thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực ở những đối tượng khác nhau Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, nghiên cứu, xây dựng cấu trúc của luận án, trong đó, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, luận án tập trung giải quyết các vấn đề như: xây dựng khái niệm công cụ, đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trường đại học, học viện CAND, các thành tố đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực; xây dựng hệ thống năng lực của

sinh viên các trường đại học, học viện CAND; xây dựng nguyên tắc, quy trình,

Trang 36

nội dung, phân cấp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá KQHT và quản lí hoạt

động đánh giá KQHT của sinh viên các trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực

- Xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên các

trường đại học, học viện CAND theo tiếp cận năng lực một cách khoa học, hiệu quả, khả thi

- Tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

và tiến hành thử nghiệm một biện pháp có tác động cơ bản đến các khâu của quá trình tổ chức, thực hiện, đánh giá KQHT và phù hợp với thời gian thực hiện luận án

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Đánh giá kết quả học tập

* Đánh giá

Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là một khâu rất quan trọng không thể tách rời quá trình giáo dục và đào tạo, có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học và công tác quản lí điều hành quá trình đào tạo Qua đánh giá sẽ xác định được mục tiêu giáo dục đặt ra là phù hợp hay không phù hợp, xác định được mức độ đạt được mục tiêu giáo dục cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu Nếu đánh giá đúng sẽ bồi dưỡng động cơ, kích thích tính tích cực học tập cho người học và là động lực cho quá trình dạy học phát triển Ngược lại, đánh giá thiếu chính xác sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu động lực học tập của người học và kìm hãm sự phát triển của quá trình dạy học Đã có nhiều tác giả với các cách tiếp cận khác nhau quan niệm về đánh giá, tiêu biểu như:

Ralf Tyler lần đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá giáo dục, ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo

các mục tiêu đạt được Theo đó, ông quan niệm rằng: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” [129]

Tiếp cận dưới góc độ quá trình thu thập thông tin của người học để đối

Trang 37

chiếu với các tiêu chí ban đâu, tác giả Jean - Marie Deketele cho rằng: “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các tiêu chí định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình điều chỉnh thông tin nhằm ra một quyết định” [99]

Nhấn mạnh quá trình nhận định, phân tích, phán đoán về những thông tin thu

được của người học, tác giả Trần Bá Hoành đã đưa ra định nghĩa: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc" [26]

Cũng đồng quan điểm đó, tác giả Đặng Bá Lãm cho rằng: “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học” [51]

Có thể thấy các quan điểm trên cho rằng đánh giá không chỉ là xác nhận kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra mà còn nhằm để cải tiến học tập, nâng cao

chất lượng dạy và học Trong luận án này, có thể cho rằng, đánh giá là quá trình thu thập, xử lí, phân tích thông tin về đối tượng đánh giá nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu so với các tiêu chí đã đề ra để đưa ra những nhận định, dự báo, những phán xét qua đó góp phần cải tiến học tập, nâng cao chất lượng dạy và học

* Kết quả học tập

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng, “KQHT được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất là mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định Thứ hai là mức độ mà người học đạt được so sánh với những người cùng học khác như thế nào KQHT thể hiện ở kết quả các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì và kết quả các kì thi…” [67, tr.11]

Theo Nguyễn Đức Chính thì: “KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học) [10]

Từ các quan điểm trên, trong luận án này, có thể hiểu, KQHT là mức độ mà người học đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu đã xác định trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường

Trang 38

Như vậy, các tác giả đều thống nhất đánh giá KQHT là đánh giá quá trình, thu thập thông tin của người học để xác định mức độ năng lực đạt được so với

mục tiêu đã đề ra Với cách tiếp cận đó, trong luận án này có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin từ hoạt động học tập của người học từ đó so sánh với mục tiêu dạy học theo từng giai đoạn để đưa ra kết luận về KQHT của người học và thông tin phản hồi, trên cơ sở đó điều chỉnh quá trình dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học

1.2.2 Tiếp cận năng lực

* Năng lực

Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa năng lực là: “phẩm chất sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [93]

Tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng: “Năng lực là tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức từ nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết vấn đề, hoặc có cách ứng xử phù hợp với bối cảnh phức tạp của cuộc sống” [11, tr.81]

Có thể thấy, năng lực là bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ được con người huy động để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ, trong những lĩnh vực nhất định Do đó, người học có năng lực không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ kiến thức mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, các tình huống cụ thể để sử dụng những tri thức học được để giải quyết hiệu quả các tình huống do cuộc sống đặt ra Thước đo của năng lực dựa trên hiệu quả giai quyết các tình huống, các nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống Năng lực thường gắn với một lĩnh vực hoạt động nhất định Từ những quan niệm trên, trong luận án này, có

Trang 39

thể cho rằng: Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ của một người để có thể giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ trong một lĩnh vực nhất định

* Tiếp cận năng lực

Tiếp cận theo Tiếng Anh là “Approach” có nghĩa là tiến tới, hướng tới và

cũng có nghĩa là phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó Tiếp cận cũng có nghĩa là từng bước tới gần đối tượng, bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó

Trong hoạt động đánh giá, cách tiếp cận khác nhau sẽ định hướng khác nhau đối với các thành tố của quá trình đánh giá, từ việc đề xuất mục tiêu đánh giá, lựa chọn nội dung đánh giá, lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá, cho đến xây dựng công cụ đánh giá và công cụ chấm điểm Tiếp cận năng lực là quan điểm về việc hình thành và phát triển năng lực của người học Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Đánh giá KQHT đối với các học phần/ môn học và hoạt động thực hành là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện KQHT của người học

Tiếp cận theo năng lực là tiếp cận dần đến mục tiêu năng lực, và phải gắn với thực tiễn đời sống Nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết Theo đó, nói đến tiếp cận năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know - how), chứ không chỉ biết và hiểu (know - what)

Paprock (1996) chỉ ra các đặc trưng cơ bản của tiếp cận năng lực như sau: tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học làm trung tâm; tiếp cận năng lực việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách; tiếp cận năng lực là định hướng và cuộc sống thật; tiếp cận năng lực có tính linh hoạt và năng động; những tiêu chuẩn sử dụng của năng lực được hình thành một cách rõ

Như vậy, đánh giá theo tiếp cận năng lực là một quan điểm về đánh giá, chú trọng vào kết quả đầu ra, là hệ thống các năng lực cần đạt Đánh giá theo tiếp cận năng lực thực chất là quá trình thu thập bằng chứng và đưa ra nhận định xem người học có đạt được những năng lực cấp thiết không, so sánh với mục

Trang 40

tiêu đề ra, làm cơ sở xác nhận năng lực của người học sau một giai đoạn học tập và cung cấp thông tin phản hồi giúp cải thiện việc học tập của người học cho những giai đoạn tiếp theo Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là quá trình thu thập thông tin của người học, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, so sánh với năng lực cần đạt được Đây cũng là phương pháp giúp cho người dạy, người học liên tục điều chỉnh, cải tiến phương pháp dạy, phương pháp học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của mình

1.2.3 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực

Hiện nay, đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực là một xu hướng đánh giá mới nhằm đánh giá các biểu hiện năng lực sinh viên trên cơ sở quan điểm mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá, kỹ thuật đánh Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực không chỉ xác định mức độ đạt được năng lực gì mà còn mô tả trạng thái sự phát triển năng lực của mỗi sinh viên so với các hệ thống chuẩn năng lực đầu ra Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực chú trọng sự vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp

Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực bảo đảm khách quan, chính xác hơn; luôn thúc đẩy sự sáng tạo của sinh viên, giúp họ có cơ hội được thể hiện các quan điểm, phát triển nhận thức của bản thân Trong đánh giá theo phương pháp này, giảng viên được khuyến khích để dạy cho sinh viên những gì để họ thi và thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập theo CĐR của học phần và chương trình đào tạo Trên cơ sở đó, sinh viên biết cần làm gì để hoàn thành tốt một nhiệm vụ, do đó, sẽ phát huy những kiến thức, kĩ năng cấn thiết đã được học để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó Tuy vậy, hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực tốn nhiều thời gian, công sức để người học thực hiện bài tập, các nhiệm vụ Trong khi đó, người dạy tiến hành đánh giá mất nhiều công sức, thời gian soạn bài tập, soạn tiêu chí đánh giá, quan sát và chấm bài Mặt khác, đánh giá theo tiếp cận năng lực khi các phán xét chịu yếu tố chủ quan của người đánh giá

Trên cơ sở quan niệm về tiếp cận năng lực và đánh giá KQHT và những

phân tích trên đây, trong luận án này, có thể quan niệm rằng: Hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là quá trình thu thập và phân tích thông tin từ hoạt

Ngày đăng: 10/05/2024, 09:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan