1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật đến khả năng ra rễ bất định in vitro cây sâm bố chính abelmoschus sagittifolius kurz merr

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ∞0∞ -

NGUYỄN ĐĂNG QUỐC ANH

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN KHẢ NĂNG

RA RỄ BẤT ĐỊNH IN VITRO CÂY SÂM BỐ CHÍNH

ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS (KURZ) MERR

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ∞0∞ -

NGUYỄN ĐĂNG QUỐC ANH

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN KHẢ NĂNG

RA RỄ BẤT ĐỊNH IN VITRO CÂY SÂM BỐ CHÍNH ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS (KURZ) MERR

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là : Nguyễn Đăng Quốc Anh

Ngày sinh: 07/07/2000 Nơi sinh: Quảng Trị Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Nông nghiệp – Môi trường Mã học viên : 1853010004

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Trần Đông Phương

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Quốc Anh Lớp: DH18NN01 Ngày sinh: 07/07/2000 Nơi sinh: Quảng Trị

Tên đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật đến khả năng ra

rễ bất định in vitro cây sâm bố chính Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên được bảo vệ khóa luận trước

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất kể

cả trong hoàn cảnh đại dịch Covid – 19 xảy ra khắp nơi

Người thứ hai mà em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất là cô Nguyễn Trần Đông Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo và truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đồng thời, em cũng chân thành cảm ơn các bạn thành viên trong phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật đã giúp đỡ, hỗ trợ cũng như chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này

Và lời cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình Cảm ơn những tình cảm, những quan tâm lo lắng và những lời động viên giúp con có thêm động lực và tự tin bước tiếp trên con đường học vấn và đường đời

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2022

Người thực hiện

Nguyễn Đăng Quốc Anh

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng về quan chi Abelmoschus 3

1.2 Tổng quan về sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) 5

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sâm bố chính ở Việt Nam 7

1.3 Tổng quan về chất điều hoà tăng trưởng thực vật auxin và than hoạt tính 111.3.1 Tổng quan về chất điều hoà tăng trưởng thực vật Auxin 11

1.3.2 Tổng quan về than hoạt tính 13

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Vật liệu 15

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 15

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.3 Thiết bị, dụng cụ 15

2.1.4 Điều kiện nuôi cấy 15

2.1.5 Môi trường nuôi cấy 15

2.1.6 Hoá chất 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 16

Trang 7

2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật IAA đến khả

năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 17

2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 18

2.2.4 Phương pháp thu thập, tổng kết tài liệu 19

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MS Murashige & Skoog NAA α - Naphthaleneacetic acid AC Activated charcoal

IAA Indole-3-acetic acid

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 - 1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 16Bảng 2 - 2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật IAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 17Bảng 2 - 3: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính 18Bảng 3 - 1: Kết quả ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với đoạn thân 20Bảng 3 - 2: Kết quả ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với lá 22Bảng 3 - 3: Kết quả ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật IAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với đoạn thân 24Bảng 3 - 4: Kết quả ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật IAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với lá 26Bảng 3 - 5: Kết quả ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với đoạn thân 27Bảng 3 - 6: : Kết quả ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính đối với lá 30

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 - 1: Cấu trúc của các hợp chất sesquiterpenoid 7Hình 1 - 2: Cây sâm bố chính 8Hình 1 - 3: Cấu trúc của một số Auxin phổ biến 13

Hình 3 - 1: Đoạn thân sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường

MS có bổ sung NAA sau 60 ngày 21

Hình 3 - 2: Lá sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường MS có bổ

sung NAA sau 60 ngày 23

Hình 3 - 3: Đoạn thân sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường

MS có bổ sung IAA sau 60 ngày 25

Hình 3 - 4: Lá sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường MS có bổ

sung IAA sau 60 ngày 26

Hình 3 - 5: Đoạn thân sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường

MS có bổ sung than hoạt tính sau 60 ngày 29

Hình 3 - 6: Lá sâm bố chính được nuôi cấy in vitro trong môi trường MS có bổ

sung than hoạt tính sau 60 ngày 31

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa thay đổi quanh năm, có thể thấy hệ thực vật ở nước ta vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc Cây cỏ ở nước ta không chỉ được dùng làm thực phẩm cho con người mà còn là kho dược liệu quý, tạo nên nguồn dược liệu rất đa dạng và hữu ích Những loại thảo dược này vốn được sử dụng trong Đông y từ xa xưa, ngày nay vẫn được tin dùng do nguồn gốc tự nhiên và có lợi cho sức khỏe Hiện nay, trên toàn thế giới và ở Việt Nam, xu hướng nghiên cứu nhiều loài thực vật và sử dụng các sản phẩm tự nhiên đang ngày càng gia tăng Vì vậy, việc nghiên cứu để phát triển thuốc và các sản phẩm thuốc từ thực vật đang là một trong những xu hướng được quan tâm hiện nay

Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) thuộc chi Abelmoschus,

họ Bông (Malvaceae) Rễ loài cây này trong y học cổ truyền được sử dụng như một vị thuốc bổ cho cơ thể, dùng khi cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược,… Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở Ở Việt Nam, sâm bố chính được sử dụng như một loài dược liệu quý, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ để chứng minh những công dụng của loài cây này Gần đây, các nhà khoa học đã tìm được các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong sâm bố chính Các nghiên cứu của De-Li Chen (2016) tìm thấy trong thân củ của sâm bố chính chứa một hợp chất mới là sesquiterpenoid quinone - Acyl hibiscone B, hợp chất này gây độc tế bào đáng kể giúp chống lại các dòng tế bào ung thư ở người là Hela và HepG-2

Hiện nay, với lợi ích kinh kế và tiềm năng dược liệu to lớn thì nhu cầu khai thác sâm bố chính ngày càng tăng Từ trước đến nay, đa phần các cây dược liệu được khai thác chủ yếu từ thiên nhiên, tuy nhiên do việc khai thác quá mức làm cho sản lượng các cây dược liệu ngoài tự nhiên giảm dần Thêm vào đó, diện tích đất rừng và đất nông nghiệp canh tác cũng giảm theo do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất càng làm cho nguồn dược liệu bị thiếu hụt, trong đó có sâm bố chính

Trang 12

Thấy rõ những khó khăn và hạn chế về sản lượng của sâm bố chính ở Việt Nam cũng như là tiềm năng to lớn về tính dược liệu mà sâm bố chính mang lại nên chúng

tôi đã chọn đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật

đến khả năng ra rễ bất định in vitro cây sâm bố chính Abelmoschus sagittifolius

(Kurz) Merr.” với mục tiêu tìm được môi trường thích hợp giúp cây sâm ra rễ dài

nhất và nhiều nhất

Trang 13

1.1 Tổng về quan chi Abelmoschus

Từ Abelmoschus có nguồn gốc từ tiếng Ả-rập “abul-l-musk”, có nghĩa là “nguồn gốc của xạ hương” đại diện cho hạt giống của chi Chi Abelmoschus là chi thực vật

rất phổ biến và quan trọng do tiềm năng nông nghiệp Các loài thực vật thuộc chi

Abelmoschus được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có khí hậu

nhiệt đới và cận nhiệt đới Ban đầu, Abelmoschus được đa số các nhà thực vật học vào thế kỷ 18 và 19 xếp vào chi Hibiscus, mãi đến năm 1924, một nhà khoa học tên là Hochreutiner đã dựa trên đặc điểm của đài hoa để tách Abelmoschus và Hibiscus

thành 2 chi riêng biệt Điều này sau đó đã được chấp nhận trong cách sách phân loại thực vật (Patil, et al., 2015)

Theo “The plant list” (2022), cho thấy chi Vông vang (Abelmoschus) thuộc họ

Bông (Malvaceae) có khoảng 105 loài khác nhau Trong đó, có 10 loài được định

danh tên khoa học là các loài Vông nem (Abelmoschus angulosus Wall ex Wight & Arn.), Abelmoschus crinitus Wall.), (Abelmoschus ficulneus (L.) Wight & Arn.),

(Abelmoschus hostilis (Wall Ex Mast.) M.S.Khan & M.S.Hussain), (Abelmoschus magnificus Wall.), (Abelmoschus manihot (L.) Medik.), (Abelmoschus moschatus

Medik.), (Abelmoschus muliensis K.M.Feng), Đậu bắp (Abelmoschus esculentus (L.) Moench), sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.)

Các loài thuộc chi Abelmoschus hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều, hầu

hết mới chỉ sử dụng như những dược liệu cổ truyền Một số loài còn được sử dụng làm thức ăn từ những bộ phận như thân, lá, quả Các nghiên cứu chuyên sâu về các

loài này cho thấy chi Abelmoschus có chứa các hoạt chất tiềm năng để nghiên cứu tác

dụng sinh học, góp phần phát triển trong tương lai

Loài Abelmoschus esculentus (L.) Moench được các nhà khoa học nghiên cứu

cho thấy rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và các chất hóa thực vật quan trọng, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, chống ung thư, điều trị tiểu đường, bảo vệ cơ quan và các hoạt động thần kinh (Wahyuningsih, et al., 2020) Hơn nữa, loài này còn có tác dụng hạ lipid máu, ức chế trypsin, tạo huyết khối, chống kết dính và chống mệt mỏi Theo nghiên cứu của từ Trung Quốc (Yan, et al., 2020), một polysaccharide từ loài cây này được nghiên cứu

Trang 14

cho thấy có tác dụng chống trầm cảm, chống viêm và tái cân bằng hệ sinh thái đường ruột trên mô hình chuột Một nghiên cứu khác xác định tác dụng của chiết xuất

methanol vỏ đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) trên chuột bị ngộ độc gan do natri

nitrit gây ra Các hàm lượng flavonoid và tổng lượng phenolic, sinh hóa huyết thanh và mô học gan đã được kiểm tra Kết quả cho thấy chiết suất từ vỏ đậu bắp có tiềm năng như một chất bảo vệ gan tự nhiên chống lại sự tiếp xúc với natri nitrit Một tác dụng khác của loài này được cho là tác dụng chống khối u của một lectin mới được

phát hiện, được phân lập từ đậu bắp, Abelmoschus esculentus (AEL), đã được nghiên

cứu trên tế bào ung thư vú ở người (MCF7) và tế bào nguyên bào sợi ở da 1059 sk) AEL gây ra sự ức chế tăng trưởng tế bào đáng kể (63%) trong các tế bào MCF7 (Monte, et al., 2014)

(CCD-Loài Abelmoschus manihot (Linnaeus) Medicus là một loài cây thuốc cổ truyền

đã được dùng nhiều ở Trung Quốc Loài này đã được đưa vào sử dụng như một phương pháp y học cổ truyền để điều trị bệnh thận mạn tính ở Trung Quốc với thành phần có tác dụng chính là flavonoid (Chen, et al., 2016) Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc loài này rất hiệu quả và là chiến lược điều trị đầu tay cho bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 (Chen, et al., 2015)

Một nghiên cứu trên lá và hạt của loài Abelmoschus moschatus Medik cho thấy

có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể và đóng vai trò như chất chống gốc tự do, có thể là chất chống oxy hóa chính Chiết xuất từ lá và hạt bằng cồn hydroalcoholic cũng nhận thấy có khả năng chống tăng sinh hai dòng tế bào ung thư ở người là ung thư biểu mô tuyến trực tràng (COLO-205) và u nguyên bào võng mạc (Y79) (Gul, et al.,

2011) Nghiên cứu trên chuột cho rằng chiết xuất từ hạt của loài A moschatus làm

cải thiện đáng kể mức lọc cầu thận và bài tiết protein qua nước tiểu ở những con chuột gây sỏi thận Các chất này cũng làm giảm đáng kể sự lắng đọng của vi khuẩn xung quanh đĩa cấy ghép Các nghiên cứu khác làm rõ khả năng cải thiện độ nhạy insulin ở những con chuột được gây bệnh đái tháo đường đã chỉ ra rằng loài này được đề xuất như một liệu pháp bổ trợ tiềm năng hữu ích cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2

Trang 15

1.2 Tổng quan về sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.)

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.2.1.1 Khu vực phân bố

Theo “Plants of the World Online” (2022), trên thế giới, loài Abelmoschus

sagittifolius (Kurz) Merr phân bố ở khu vực châu Á và Đông Nam Á, cụ thể phân bố

ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, Hải Nam), Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar (Burma), Thái Lan, Việt Nam và miền bắc Australia, Thái Bình Dương

Cây tập trung phân bố vào khoảng độ cao: Từ mực nước biển lên độ cao khoảng 450m Có thể bắt gặp sâm bố chính ở rừng, đồi, bãi cỏ dốc, vùng đất hoang Ngoài ra còn phân bố trong các khu vườn, rừng trồng, cánh đồng lúa, và còn có dọc đường và trên các bìa rừng (Hoàng Tất Thành, 2016)

(Wight & Arn.) Hochr., Abelmoschus rhodopetalus F Muell., Abelmoschus

rugosus Wall ex Wight & Arn., Abelmoschus sharpei Copeland ex Merr., Abelmoschus todayensis Elmer, Abelmoschus vanoverberghii Merr.), các loài Râm

bụt (Hibiscus abelmoschus var Rugosus (Wight & Arn.) Hochr., Hibiscus bellicosus H Lév., Hibiscus bodinieri var Brevicalyculata H Lév., Hibiscus brevicapsulatus Hochr., Hibiscus esquirolii H Lév., Hibiscus longifolius var tuberosus Span.,

Hibiscus rhodopetalus (F Muell.) Benth., Hibiscus rugosus (Wall ex Wight & Arn.)

Trang 16

Steud., Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus sagittifolius var Septentrionalis Gagnep., Hibiscus sharpei (Copel ex Merr.) Hochr., Hibiscus subnudus Craib,

Hibiscus todayensis (Elmer) Hochr., Abelmoschus moschatus subsp Tuberosus

(Span.) Borss Waalk (Ambiguous) )

1.2.1.3 Thành phần hoá học và dược lý

Theo nghiên cứu của Nan Zhi Qi (2011), hàm lượng nước trong thân rễ của cây sâm bố chính là 14,97% ± 0,37%, Hàm lượng protein thô trong thân rễ của đậu bắp là 9,22% ± 0,09%, hàm lượng protein hòa tan là 2,04% ± 0,05% Tổng hàm lượng amino acid của các mẫu thủy phân là 6,18% (bao gồm cả tryptophan), và tổng hàm lượng amino acid của các mẫu tự do là 1,45% (chứa tryptophan), trong đó hàm lượng acid aspartic (Asp) là cao nhất; hàm lượng amino acid thiết yếu chiếm 28,93% tổng số amino acid và hàm lượng amino acid bán thiết yếu chiếm 13,45% tổng hàm lượng amino acid Hàm lượng chất béo thô của thân rễ sâm bố chính là 17,57% ± 0,11%, hàm lượng acid béo no chiếm 33,16% tổng hàm lượng acid béo, trong đó hàm lượng acid palmitic là 27,20%, hàm lượng acid stearic là 5,96%; không no Hàm lượng acid béo chiếm 42,24% tổng lượng acid béo, trong đó dầu hàm lượng acid 8,46%, acid linoleic 28,85%, acid linolenic 4,93%; acid béo chưa rõ chiếm 24,59% của tổng hàm lượng acid béo Hàm lượng đường tổng số trong thân rễ đậu bắp là 55,75% ± 0,80%, hàm lượng đường hòa tan 4,41% ± 0,23%, hàm lượng đường khử 2,08% ± 0,06%, hàm lượng xenluloza 4,35% ± 0,19%, hàm lượng đường tổng số cao hơn đậu tương, thấp hơn gạo và bột, tương tự như một số cây họ đậu, chẳng hạn như đậu xanh và đậu Hà Lan Hàm lượng các nguyên tố như Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, K và Mg trong thân rễ của sâm bố chính là 399,60 ± 25,55 mg/100g, 12,32 ± 1,28 mg/100g và 5,35 ± 0,07 mg/100g tương ứng., 1,40 ± 0.06 mg/100g, 1,15 ± 0,05 mg/100g, 341,43 ± 6,61 mg/100g, 129,78 ± 1,10 mg/100g

Gần đây, vào năm 2015, các nghiên cứu của De – Li Chen (Chen, et al., 2019) đã chỉ ra rằng trong thân củ của sâm bố chính có một hợp chất sesquiterpenoid

quinone mới - Acyl hibiscone B, hợp chất này gây độc tế bào đáng kể giúp chống lại

các dòng tế bào ung thư ở người Hela và HepG-2

Trang 17

Hình 1 - 1: Cấu trúc của các hợp chất sesquiterpenoid

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sâm bố chính ở Việt Nam 1.2.2.1 Nguồn gốc và phân loại

Hiện tại cây sâm bố chính có nhiều tên gọi khác nhau về tiếng phổ thông và cả danh pháp khoa học Tên gọi sâm bố chính thường được sử dụng cho xuất xứ ở Quảng Bình, từ “bố chính” có nguồn gốc từ địa danh Bố Chính (布政), trước là một châu của Chiêm Thành, năm 1069 sau trận chiến với Đại Việt, vua Chăm là Chế Củ bị Lý Thánh Tông bắt đem về Thăng Long Để được tha về nước, vua Chế Củ đã dâng 3 châu phía bắc Chăm Pa cho Đại Việt mà Bố Chính là một trong 3 châu đó Bố Chính bao gồm các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay Ngoài ra, cây còn có nhiều tên gọi khác là: “Bụp sâm” một loại bụp tốt như sâm, “Sâm thổ hào” cây thấy mọc ở núi Thổ Hào, Nghệ An, “Sâm báo” mọc ở núi Báo Thanh Hóa hay “Sâm Phú Yên” mọc ở Phú Yên Các tên gọi này đều có ý nghĩa chỉ loài hoặc giống có giá trị dược liệu dùng làm sâm đặc trưng cho từng vùng địa lý phân bố Các nhà khoa học cũng có những cách phân loại danh pháp khoa học

khác nhau về các loài trong chi Ablemochus này ở Việt Nam (Bùi Ngọc Sơn, 2015) Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), cho thấy chi Abelmoschus có 5 loài, đó là Bụp tóc (Abelmoschus crinitus Wall.), Đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench.), Bụp vang (Abelmoschus moschatus), Bụp mì (Abelmoschus manihot Medik.) và Sâm phú yên/Bố chính sâm/Bụp nhân sâm (Abelmochus moschatus ssp tuberosus Borss)

Theo Phan Văn Đệ, mặc dù có những khác biệt về hình thái ngoài nhưng các

Trang 18

cây sâm bố chính ở các địa phương trong nước ta chỉ có một loài (Abelmoschus

sagittifolius (Kurz), Merr.), có thành phần hóa học rễ củ tương đồng và đáp ứng các

chỉ tiêu trong dược điển Việt Nam V Vì thế, tác giả đề nghị cần phân loại và định danh và mở rộng đặc điểm phân loại màu sắc của hoa: Hoa đỏ, hoa hồng và vàng

Sâm bố chính thuộc vị trí phân loại sau: Giới: Thực vật ( Plantae ) Ngành: Ngọc lan ( Trachyopheta ) Lớp: Hai lá mầm ( Magnoliophyta ) Bộ: Bông ( Malvales )

Họ: Cẩm quỳ ( Malvaceale ) Chi: Vông vang ( Abelmoschus )

Loài: Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr

Tên: Sâm bố chính

1.2.2.2 Đặc điểm hình thái

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi thì sâm bố chính là cây thân thảo, sống dại, mọc đứng, yếu ớt, có khi dựa vào các cây khác xung quanh, cao khoảng 1 m hoặc hơn Rễ mầm, có màu trắng nhạt hay vàng nhạt, đường kính 1,5 – 2 cm, nhiều rễ có hình người, trông rất giống nhân sâm Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp Phiến lá chia 5 thùy theo các hình khác

Hình 1 - 2: Cây sâm bố chính

Trang 19

nhau Hoa màu hồng hay đỏ, hơi vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8 cm Cuống hoa dài 5 – 8 cm, có lông cứng Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông, khi chín quả nứt thành 5 mảnh vỏ Hạt hình thận, màu nâu

1.2.2.3 Đặc điểm sinh thái

Cây có thể lụi vào mùa đông Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mọc lên 1 - 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh Sâm bố chính mọc rải rác trong rừng thưa, ven rừng

Sâm bố chính ra hoa quả hàng năm, mùa hoa quả tập trung từ tháng 6 - 8, hoa nở từ tháng 3 - 7 Có thể trồng Bố chính sâm bằng hạt, sau 2 - 3 năm thu hoạch Ngoài ra có thể trồng sâm bố chính bằng đầu củ (sau khi thu hoạch rễ củ, bỏ thân, cắt lấy phần đầu củ làm giống (Lê Thị Diên, 2006)

Nơi sống và sinh thái: Cây sâm bố chính ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi được với nhiều loại đất như đất mùn dưới chân núi, đất mùn, đất pha cát, đất phù sa ven sông

sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (Bích và cs., 2006)

1.2.2.4 Những tác dụng về dược lý và công dụng

Trong Dược điển Việt Nam V (Bộ Y Tế, 2017) có nêu một số tiêu chí về củ sâm bố chính như sau: độ ẩm < 13%, tro toàn phần < 12%, tro không tan trong acid hydroclorid < 7%, tạp chất <1% và dược liệu phải chứa không ít hơn 25% chất chiết được bằng ethanol 25% (TT) tính theo dược liệu khô kiệt

Từ lâu người dân Việt Nam nói chung và người dân Phú Yên nói riêng đã được sử dụng củ sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, cơ thể suy nhược…

Trước đây, Hải Thượng Lãn Ông dùng rễ sâm bố chính phối hợp với các vị

thuốc khác để chữa ho, sốt nóng, gầy mòn Trong cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt

Nam”, tác giả Võ Văn Chi đã cho rằng sâm bố chính mới thấy dùng trong phạm vi

đông y Theo đó, đông y coi sâm bố chính có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch, sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, tăng thêm sức dẻo dai Ngày nay, nhiều người dùng sâm bố chính làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới Những bệnh ngoài da thì lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa Người ta còn gọi sâm bố

Trang 20

chính là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn

Phan Văn Đệ và cs (2001) đã khảo sát thành phần hóa học các mẫu sâm bố chính

mọc hoang ở các tỉnh Bình Phước, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Thuận và cây trồng ở Hồ Chí Minh cho thấy: Rễ củ của các mẫu nghiên cứu đều có chứa Saponin triterpen, coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử, polyphenol và các nguyên tố đa vi lượng Sự hiện diện của các Saponin triterpen, được xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình của các cây họ Nhân sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực, chống yếu sức

Theo từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) bộ phận sử dụng của cây sâm bố chính chủ yếu là toàn bộ phần rễ củ Rễ củ thu hoạch sơ chế, phơi hoặc sấy khô kết hợp với ý dĩ sao, hoài sơn, dương quy kết hợp mật ong hay mật nha dùng bổ khí huyết Ngoài ra, sâm bố chính nấu thành cao, hòa với sữa người hay cao ban long dùng tốt cho người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són Rễ bố chính sâm giã nhỏ và nấu với gạo nếp ăn chữa bệnh bạch đới

Theo Đào Thị Vui (2007), nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ rễ củ cây sâm bố chính cho thấy rằng từ phân đoạn chloroform của dịch chiết methanol của rễ sâm bố chính phân lập được 5 chất và bằng các phương pháp phân trên trên phổ có so sánh đối chiếu với tài liệu tham khảo và lần đầu tiên ghi nhận 5 chất trong rễ cũ cây sâm bố chính, đó là: ventricosin A (4(15), 7(11) –eudesmadien – 8 – on), 4 (15) – eudesmen -11 – ol, tagitinin A, β-sitosterol (stigmast – 5 – en - 3β – ol) và β – sitosterol - 3 – O – glucopyranosid Đồng thời những nghiên cứu của Đào Thị Vui về tác dụng ức chế loét và hồi phục loét dạ dày của dịch chiết nước rễ cây sâm bố chính cho thấy dịch chiết nước sâm bố chính liều 10g/kg dùng trước khi loét dạ dày bằng uống indomethacin 30mg/kg thể trọng, làm giảm 73,6% chỉ số so với đối chứng Ở thời điểm 24 giờ sau khi điều trị, dịch chiết nước sâm bố chính 10g/kg làm giảm chỉ số loét giảm 26,9% so với lô chứng cùng thời điểm, giảm 43,9% so với trước khi dùng thuốc điều trị 48 giờ sau khi điều trị, chỉ số loét tương ứng giảm 74,3% và 85,7% và làm hồi phục hoàn toàn các vết loét sau 72 giờ dùng thuốc

Trang 21

1.3 Tổng quan về chất điều hoà tăng trưởng thực vật auxin và than hoạt tính

1.3.1 Tổng quan về chất điều hoà tăng trưởng thực vật Auxin

Auxin là loại hormone đầu tiên được phát hiện trong thực vật có lịch sử nghiên cứu từ thời De Candolle (1832), người đã thực hiện những quan sát đầu tiên về hiện tượng quang dưỡng Ông quan sát thấy rằng cây trồng trong nhà tự quay về phía cửa sổ vì cây tìm kiếm ánh sáng (chứ không phải không khí) Vào cuối thế kỷ 19, Charles Darwin và con trai của ông là Francis đã nghiên cứu các hiện tượng sinh trưởng của thực vật liên quan đến các cây trồng Một trong những sở thích của họ là uốn cây theo hướng có ánh sáng Hiện tượng này gây ra bởi sự tăng trưởng khác biệt, được gọi là hiện tượng quang dưỡng Từ các thí nghiệm về quang dưỡng trên sợi coleoptile (Lá bao mầm), Darwin đã kết luận vào năm 1880 rằng một chất kích thích tăng trưởng được tạo ra trong đầu sợi coleoptile và được truyền đến vùng tăng trưởng Năm 1919, A Paál đã cung cấp bằng chứng rằng chất kích thích tăng trưởng được tạo ra ở ngọn cây có bản chất hóa học Năm 1926, F W Went đã chỉ ra rằng chất kích thích tăng trưởng hoạt động có thể khuếch tán thành một khối gelatin Ông cũng phát minh ra một thử nghiệm uốn cong coleoptile để phân tích định lượng auxin Bởi vì chất này thúc đẩy sự kéo dài của các phần sợi coleoptile, nên cuối cùng chất này được đặt tên là auxin – bắt nguồn từ chữ “auxein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tăng lên” hoặc “phát triển” (Taiz & Zeiger, 2010)

Auxin là chất sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh sinh trưởng, thân, rễ và được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây để kích thích sinh trưởng tế bào (Nguyễn Quang Phổ, 2008)

Vào giữa những năm 1930, người ta đã xác định rằng auxin là acid indole-3- axetic (IAA) Một số loại auxin khác được phát hiện sau đó, nhưng IAA cho đến nay là loại có phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu sinh lý thực vật Bởi vì cấu trúc của IAA tương đối đơn giản, có tính học thuật và các phòng thí nghiệm công nghiệp đã nhanh chóng có thể tổng hợp một loạt các phân tử có hoạt tính của auxin Một số trong số này được sử dụng làm thuốc diệt cỏ trong làm vườn và nông nghiệp (Taiz & Zeiger, 2010) IAA có một số tác dụng như kích thích kéo dài tế bào;

Trang 22

kích thích phân chia tế bào; kích thích phân hoá tế bào, phát sinh chồi và rễ; Kiểm soát tính hướng và ưu tính ngọn; Điều hoà phát triển nụ hoa và kiểu sắp xếp lá; Khởi phát ra hoa ở cây thơm và khởi phát tính cái ở hoa phân tính; Cảm ứng đậu trái và khởi phát tính cái ở hoa phân tính (Bùi Trang Việt, 2020)

Ngày nay, ngoài Auxin nội sinh là IAA thì còn nhiều loại auxin tổng hợp – những hợp chất có hoạt tính tương tự IAA nhưng không hoàn toàn tương tự về cấu trúc Auxin có thể chia thành những nhóm sau đây:

− Dẫn xuất indole: indole-3-acetic (IAA) và indole-3-butyric acid (IBA)

− Chlorophenoxyacetic acid: 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), 2,4,5- Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T)

− Picolinic acid: 4-amino-3,5,6-trichloropiconic acid (Tordon hay Pichloram) − Naphthalene acid: α và β-naphthaleneacetic acid (α và β-NAA)

− Naphthoxyacetic acid: α và β-naphthoxyacetic acid (α và β-NOA)

α – Naphthaleneacetic (còn gọi là NAA, α – NAA, 1 - NAA) là một chất điều hoà sinh trưởng thực vật thuộc nhóm auxin tổng hợp Chất này ở dạng rắn, không màu, hòa tan trong dung môi hữu cơ NAA có một nhóm carboxylmetyl được liên kết với vị trí thứ nhất của naphtalene NAA cũng có những tác dụng như các loại auxin khác là : Kích thích sự tạo rễ trong nhân giống bằng giâm cành và chiết s; Điều chỉnh sự ngủ nghỉ của hạt, củ; Điều chỉnh ra hoa của cây; Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt; Điều chỉnh sự chín của quả; Ngăn ngừa sự rụng lá, hoa, quả; Tăng tính chống chịu cho cây trồng (Nguyễn Minh Chơn, 2004)

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của Auxin đến việc tạo rễ có kể đến như: Sự phối hợp bổ sung IBA 0,5 mg/L và IAA 0,5 mg/L vào môi trường MS ½ kích thích

mạnh sự tạo rễ in vitro từ các khúc cắt chồi ngọn Hồng Nhung (Rosa hybrida L.) (Huỳnh Thị Xuân Quỳnh và cs, 2017); Ở cây gừng đen, môi trường MS bổ sung NAA

1 mg/L giúp cho chồi tạo rễ tốt nhất (Nguyễn Thị Thuý Diễm, 2017)

Trang 23

Hình 1 - 3: Cấu trúc của một số Auxin phổ biến

1.3.2 Tổng quan về than hoạt tính

Than hoạt tính (AC - Activated charcoal) có thành phần là các carbon được sắp xếp theo dạng chuẩn với kích thước hạt nhỏ Đây là một vật liệu xốp và không vị, được phân biệt với carbon sơ cấp bằng cách loại bỏ tất cả các tạp chất không phải carbon và quá trình oxy hóa bề mặt carbon Than hoạt tính có một mạng lưới các lỗ xốp rất mịn, diện tích bề mặt và thể tích cực lớn khiến than hoạt tính có khả năng hấp phụ độc nhất Than hoạt tính thường được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật để giúp tế bào sinh trưởng và phát triển Việc bổ sung than hoạt tính vào môi trường lỏng và bán rắn là một thực tiễn đã được công nhận và ảnh hưởng của than hoạt tính đối với sự tăng trưởng và phát triển có thể chủ yếu là do sự hấp phụ các chất ức chế trong môi trường nuôi cấy, giảm mạnh quá trình oxy hóa phenol hoặc tích tụ dịch tiết màu nâu, thay đổi pH môi trường đến mức tối ưu cho sự hình thành và thiết lập môi trường tối trong nuôi cấy và do đó thì mô phỏng được các điều kiện của đất (Thomas, 2008)

Trang 24

Mặc dù ảnh hưởng của than hoạt tính đối với sự hấp thụ chất điều hòa tăng trưởng thực vật (PGR) vẫn chưa rõ ràng, một số người tin rằng than hoạt tính có thể dần dần giải phóng một số sản phẩm được hấp thụ nhất định, chẳng hạn như chất dinh dưỡng và chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoài việc giải phóng các chất có trong than hoạt tính tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của cây do đó mô phỏng các điều kiện đất Các hóa chất ức chế tăng trưởng, như 5-hydroxymethyl- furfural được tạo ra trong quá trình hấp tiệt trùng từ sucrose bằng cách khử nước, sẽ bị loại bỏ bởi than hoạt tính Bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy riêng lẻ hoặc kết hợp với các chất điều hoà sinh trưởng thực vật có thể ảnh hưởng đến sự ra rễ, kéo dài chồi và phát sinh phôi (Thomas, 2008)

Một số nghiên cứu về việc tạo rễ trong môi trường có bổ sung than hoạt tính có thể kể đến như nghiên cứu của Joshi và Dhawan (2007) khi đã tạo rễ thành công

cho Swertia chirayita ở môi trường MS ½ bổ sung than hoạt tính 0,5 g/L than hoạt tính; Ở cây bụi thuộc họ rutaceae - Fortunella crassifolia, chồi được hình thành từ

các mẫu cấy epicotyl thể hiện sự ra rễ tối đa (75%) trong môi trường MS ½ bổ sung NAA, Kn và than hoạt tính 0,5 g/L (Yang et al., 2006); Ở cây trầu bà cánh phượng

(Philodendron xanadu), các chồi in vitro sau giai đoạn nhân nhanh sẽ được chuyển

sang môi trường MS bổ sung than hoạt tính 1 g/L cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ và chiều

dài rễ là tốt nhất trong các thí nghiệm (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2013)

Trang 25

2.1 Vật liệu

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện

• Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào Thực vật của khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh

• Thời gian thực hiện: tháng 4/2022 đến tháng 8/2022

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

• Cây sâm bố chính nuôi cấy in vitro trong phòng Công nghệ tế bào thực vật của

khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3 Thiết bị, dụng cụ

• Phòng chuẩn bị môi trường, phòng hấp khử trùng, phòng bảo quản hóa chất: nồi hấp, máy cất nước một lần, lò vi sóng, tủ lạnh, máy đo pH, cân kỹ thuật, cân phân tích, đĩa Petri, Erlen

• Phòng cấy vô trùng: tủ cấy, máy điều hòa, dao cấy, kẹp, đèn cồn • Phòng nuôi cấy: máy điều hòa, kệ sắt, nhiệt kế, đèn chiếu sáng

2.1.4 Điều kiện nuôi cấy

• Nhiệt độ phòng nuôi: 25 ± 2oC • Độ ẩm: 70 ± 5 %

• Cường độ chiếu sáng: 2000 – 3000 lux • pH môi trường nuôi cấy: 5,7 – 5,8

2.1.5 Môi trường nuôi cấy

• Sử dụng môi trường MS có bổ sung sucrose 30 g/L, agar 10 g/L và chất điều hòa tăng trưởng thực vật NAA, IAA và than hoạt tính (nồng độ thay đổi theo mục đích từng thí nghiệm)

2.1.6 Hoá chất

• Cồn 70o và 90o• Than hoạt tính • IAA

• NAA

Trang 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ chất tăng trưởng thực vật NAA giúp cây tạo

rễ bất định

Vật liệu thí nghiệm: Đoạn thân, lá in vitro cây sâm bố chính

Mô tả thí nghiệm: Cây sâm bố chính được nuôi cấy in vitro sẽ được dùng để lấy mẫu

thân, cành, lá in vitro Đối với mẫu đoạn thân sẽ được cắt thành các đoạn có chiều dài

1 – 2 cm; Mẫu lá sẽ chọn các lá có kích thước 2 – 3 cm Mẫu sẽ được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung sucrose 30 g/L, agar 10 g/L, pH 5,7, NAA ở các mức nồng độ khác nhau theo bảng 2 - 1

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 7 lần, 1 mẫu trên 1 bình thuỷ tinh 500 mL

Thời gian theo dõi: 60 ngày

Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng rễ và chiều dài rễ

Bảng 2 - 1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật NAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Trang 27

2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà tăng trưởng thực vật IAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ chất tăng trưởng thực vật IAA giúp cây tạo rễ

bất định

Vật liệu thí nghiệm: Đoạn thân, lá in vitro cây sâm bố chính

Mô tả thí nghiệm: Cây sâm bố chính được nuôi cấy in vitro sẽ được dùng để lấy mẫu

thân, cành, lá in vitro Đối với mẫu đoạn thân sẽ được cắt thành các đoạn có chiều dài

1 – 2 cm; Mẫu lá sẽ chọn các lá có kích thước 2 – 3 cm Mẫu sẽ được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung sucrose 30 g/L, agar 10 g/L, pH 5,7, IAA ở các mức nồng độ khác nhau theo bảng 2 - 2

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 7 lần, 1 mẫu trên 1 bình thuỷ tinh 500 mL

Thời gian theo dõi: 60 ngày

Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng rễ và chiều dài rễ

Bảng 2 - 2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất tăng trưởng thực vật IAA đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Trang 28

2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ thích hợp của than hoạt tính giúp cây tạo rễ

bất định

Vật liệu thí nghiệm: Đoạn thân, lá in vitro cây sâm bố chính

Mô tả thí nghiệm: Cây sâm bố chính được nuôi cấy in vitro sẽ được dùng để lấy mẫu

thân, cành, lá in vitro Đối với mẫu đoạn thân sẽ được cắt thành các đoạn có chiều dài

1 – 2 cm; Mẫu lá sẽ chọn các lá có kích thước 2 – 3 cm Mẫu sẽ được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung sucrose 30 g/L, agar 10 g/L, pH 5,7, than hoạt tính ở các mức nồng độ khác nhau theo bảng 2 - 3

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 7 lần, 1 mẫu trên 1 bình thuỷ tinh 500 mL

Thời gian theo dõi: 60 ngày

Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng rễ và chiều dài rễ

Bảng 2 - 3: Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ bất định của cây sâm bố chính

Trang 29

2.2.4 Phương pháp thu thập, tổng kết tài liệu

• Thu thập, nghiên cứu các tài liệu được công bố trong và ngoài nước về những nghiên cứu có liên quan

2.2.5 Phương pháp thống kê

• Sử dụng phần mềm Statgraphics Plus 3.0 và phần mềm excel

• Phân tích phương sai (ANOVA – analysis of variance) để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức

• So sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định Duncan

Trang 30

Số lượng rễ (rễ)

Chiều dài rễ (cm)

1 cho thấy sau 60 ngày nuôi cấy in vitro đoạn thân cây sâm bố chính trong môi trường

MS bổ sung 0 – 3 mg/L NAA không có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê Ở các

môi trường nuôi cấy, thân in vitro chỉ tạo ra được mô sẹo hoặc chồi con mà gần như

không tạo ra rễ hoặc rễ rất ngắn Giải thích cho kết quả này, theo sách "Sinh lý thực vật" của Bùi Trang Việt, tuỳ từng loại cây và cơ quan thì nồng độ auxin sẽ gây các ảnh hưởng khác nhau đến cây hay cơ quan đó NAA là một loại auxin tổng hợp, nên khi ở nồng độ cao, kết hợp với cytokinin nội bào, có sẵn trong thực vật sẽ gây kích

thích phân chia tế bào in vitro Kết quả này khác so với thí nghiệm của Trịnh Thị Hương và cs (2019) và thí nghiệm của Nguyễn Thị Huyền Trang và cs (2015), ở cả

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN