1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam

107 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 5,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÈ ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu (0)
    • 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu (17)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (19)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (19)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (0)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.7 Đóng góp của nghiên cứu (22)
    • 1.8 Kết cấu của nghiên cứu (23)
  • CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu (25)
    • 2.1 Một số khái niệm cơ bản (25)
      • 2.1.1 Văn hóa an toàn (0)
      • 2.1.2 Thái độ an toàn (27)
      • 2.1.3 Hành vi công dân an toàn (0)
      • 2.1.4 Hành vi sai sót cá nhân (28)
      • 2.1.5 Lý thuyết trao đổi xã hội (0)
      • 2.1.6 Lý thuyết về hành vi hoạch định (31)
    • 2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan trong nước và ngoài nước (33)
      • 2.2.1 Nghiên cứu của Li et al. (2020) (33)
      • 2.2.2 Nghiên cứu của Erman Cakit et al. (2019) (0)
      • 2.2.3 Nghiên cứu của Mark Fleming et al. (2022) (36)
      • 2.2.4 Nghiên cứu của Yujingyang Xue (2020) (37)
      • 2.2.5 Nghiên cứu của Sari Tappura et al. (2022) (38)
      • 2.2.6 Nghiên cứu của Xiangcheng Meng et al. (2021) (39)
      • 2.2.7 Nghiên cứu của Hoàng Lê Tâm (2013) (41)
    • 2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (41)
      • 2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu (0)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 3 THIÉT KÉ NGHIÊN cúư (0)
    • 3.1 Tiến trình nghiên cứu (54)
    • 3.2 Xây dựng thang đo (56)
      • 3.2.1 Thang đo văn hóa an toàn (57)
      • 3.2.2 Thang đo thái độ an toàn (58)
      • 3.2.3 Thang đo Hành vi sai sót cá nhân (0)
      • 3.2.4 Thang đo Hành vi công dân an toàn (60)
    • 3.3 Mã hóa thang đo và biến quan sát (60)
    • 3.4 Phuong pháp nghiên cứu (0)
      • 3.4.1 Nghiên cứu định tính (63)
      • 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức (68)
    • 3.5 Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu (69)
      • 3.5.1 Công cụ thu thập dữ liệu (69)
      • 3.5.2 Xác định kích thước mẫu và phưong pháp chọn mẫu (0)
      • 3.5.3 Quy trình thu thập dữ liệu (70)
    • 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu (70)
      • 3.6.1 Kiểm định Cronbach’ s Alpha (0)
      • 3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (70)
      • 3.6.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo bang CFA (71)
      • 3.6.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) (72)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN cúư VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 4.1 Thực trạng an toàn trong ngành dầu khí Việt Nam (74)
    • 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng (77)
      • 4.2.1 Mô tả mẫu cho nghiên cứu (0)
      • 4.2.2 Kiểm định Cronbach’ s Alpha (78)
      • 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (81)
      • 4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (0)
      • 4.2.5 Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và giả thuyết nghiên cứu (0)
    • 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu (88)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỔ HÀM Ý QUẢN TRỊ (0)
    • 5.1 Kết luận (93)
    • 5.2 Một số hàm ý nghiên cứu (94)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TÊN ĐÈTÀI:Ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn, hành vi sai sótcánhân và hành vi côngdân an toàn: nghiên cứu trong ngành dầu khí Việt NamXác định mối quan hệ của các yếu tố

TỔNG QUAN VÈ ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu

Sự cần thiết của nghiên cứu

Ngành công nghiệp hóa dầu bao gồm balĩnh vực: "khâu đầu”, “khâu trung gian”, khâu sau” “Khâu đầu” bao gồm sản xuất các nguyên liệu thô co bản, “khằu trung gian” xử lý các sản phẩm trung gian, và “khâu sau” sản xuất các sản phẩm phụ khác nhau (Ọakit et al., 2019) Trong những thập niên gần đây, ngành dầu khí đóngvai trò rất quan trọng trong sự pháttriển kinh tế toàncầu (Mujtaba Asad etal., 2018) Dầu mỏ và khí tự nhiên là những năng lượng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, góp phần khoảng 57,5% năng lượng tiêu thụ trên thế giới (Tumanov, 2021) Ngoài ra, các dẫn xuất từ hydrocarbon trong dầu thô và khí tự nhiên làđầu vào của ngành công nghiệp hóa dầu. Ngành công nghiệp hóa dầu làngành chính yếu trong tăngtrưởng kinh tếcủa mỗi quốc gia Ngànhnày cung cấp nguyên liệu thôcơbản và hữu ích cho các công nghiệp và hàng hóacuối cùng cho ngườitiêu dùng cá nhân Ngày nay, các sản phẩm hóa dầu ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực như nhà ở, quần áo, nông nghiệp, xây dựng, ô tô, thủylợi, thiết bị y tế, điện và điện tử,v.v (Saisandhiya& Babu, 2020).

Mỗi khâu trong ngành công nghiệp dầu khí đều tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạngcủa người lao động, cũng như ảnh hưởng đến tài chính, danhtiếng của các công ty, tập đoàn trongngànhnày Chẳng hạn, trong “khâu đầu” của ngànhdầu khí, hoạt động chủ yếu là khai thác dầu thô và khí tự nhiên tạicác mỏ, có rấtnhiều mối nguy hiểm về sức khỏe và an toàn liên quan trong quá trình vận hành giếng khoan như nguy cơ về an toàn, nguy cơ về các chất hóa học, nguy cơ về công thái học và môi trường Công tác vận hành giếng khai thác dầu khí là một trong những hoạt động đầy thách thức và nguy hiểm trongtrong khai thác dầu khí (Asad et al., 2019) Hơn nữa, khi vận hành tốt, hầu hết các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng và mối nguy xảy ra do thiếu các biện pháp phòng ngừa và quy tắc an toàn, sức khỏe (Mujtaba Asad etal., 2018). Để phát triển một cách bền vững ngành công nghiệp chế biến dầu khí, phát triển văn hóa an toàn trong doanh nghiệp luôn được quan tâm trong chiến lược của các côngty dầu khí do tính chất phứctạp củaquy trình công nghệ chế biến và hậu quả lớn khi có sự cố xảy ra, vì vậy, có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề văn hóa an toàn trong ngành này Tiêu biểu là nghiên cứu của Ọakit et al., (2019), nghiên cứu này đánh giá nhận thức văn hóaan toàn trong ngành dầu khí tại Nhật Bản, trong đó,tác giảđãnghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn hóa an toàn và động lực an toàn, hành vi vi phạm và hành vi sai sót cá nhằn của người lao động Thái độ an toàn và hành vi công dân an toàn cũng được nghiên cứu bởi Li etal (2020), tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lãnh đạo an toàn đến thái độ an toàn và hành vi công dân an toàn của nhân viên Trong nghiên cứu của Gao et al (2019), tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống quản lý an toàn đến văn hóaan toàn trong ngành dầu khí tại Trung Quốc, trong đó, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa an toàn như: cam kết của lãnh đạo, trách nhiệm củatổ chức, hợp tác và chia sẻ thông tin, đào tạo an toàn, hoạt động giám sát và kiểm tra, đến sự tham gia củangười lao động Ngoài ra, nghiên cứu trong nước củaHoàng Lê Tâm (2013) đã tiến hành đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn thuộc liên doanhViệt Nga - VietsovPetro.

Như vậy, kể từ khi thuật ngữ văn hóa an toàn được phát triển sau sự cố hạt nhân Chernobyl năm 1986, ảnh hưởng của các khía cạnh của nó đến hành vi, thái độ của người lao động được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới (Remawi et al., 2011) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mộttrong những khía cạnh của văn hóaan toàn, và ảnh hưởng của nó đến thái độ, động lực an toàn, hành vi an toàn nói chung.

Tại Việt Nam, ngành khai thác, chếbiến dầu khí mặc dù pháttriển từ rất sớm, do đó, văn hóaan toàntrong công nghiệp luôn đượcưu tiên phát triển, tuy nhiên, do đặc thù là nước nông nghiệp, ý thức an toàn trongcông nghiệp của nhân viên chưa cao Ngoài ra, do điều kiện kinh tế, chính trị nên trong một thời gian dài, đất nước ta không tiếp cận được các máy móc thiếtbị, cũng như công nghệ mới từ các nước phát triển Ke từ sau khi đất nước đổi mói, nhiều nhàmáy công nghiệp trongnhiều lĩnhvực, trong đó có các nhà máy chế biếndầu khí đã được xây dựngphục vụ nhu cầu pháttriển đất nước, nhiều thiết bị máy móc, công nghệ mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo nhiều vấn đề về an toàn trong công nghiệp, văn hóa an toàn nói chung theo đó cũng ngày càng phát triển, tiệm cận với các chuẩn mực của thế giới, nhằm kiểm soát rủi ro, giảm tối thiểu thiệt hại về tài sản, con người do tai nạn công nghiệp, đặc biệt là các sự cố xuất pháttừ vấn đề văn hóa an toàn Tác giảnhận thấy lĩnhvực văn hóaan toàn được nghiên cứu ở mộthay nhiều khíacạnh, nhiều ngành nghề, khu vực địa lý cũng như trongnhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợpnhiều yếu tố văn hóa an toàn ảnh hưởng đến thái độ an toàn, cũng như có rất ít nghiên cứu về hành vi công dân an toàn của người lao động Các nghiên cứu trong nước về văn hóa antoàn,thái độ an toàn và hànhvi công dânan toàn còn khákhiêm tốn, đặc biệt làtrongbối cảnh ngành dầu khí.

Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trong văn hóaan toàn đặc thùtrong ngành dầu khí ảnh hưởng đếnthái độ an toàn, hành vi sai sótcá nhân và hành vicông dân an toàn.

Những kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở lý thuyết và hướng dẫn thực hành Thứ nhất là cung cấp các hướng dẫn, nâng cao nhận thức của nhân viên về văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, hạn chế sai sót, cũng như thực hiện một cách tự giác hành vi công dân an toàn, đó là mức độ mànhân viên chủ động tuân thủ an toàn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc đảm bảo cácchính sách an toàn của công ty được thực thi có hiệu quả, tự trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng và kiến thức trong côngviệc Thứ hai là kiến nghị chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các hành vi an toàn, cải thiện thái độ, hành vi an toàn của nhân viên.Từ đó, các nhàquản lý cóthểtổnghòa các chính sách phù hợp để góp phần khuyến khích các hành vi an toàn và cải thiện thành tích an toàn trong các doanhnghiệp dầu khí đểtiếptục pháttriển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến thái độ an toàn, từ đó dẫn đến những sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn Nghiên cứu này đề xuất những hàm ý quản trị để tăng cường công tác quản lý an toàn, nâng cao thái độ an toàn, tiến tới hoàn thiện hành vi công dân an toàn của cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí.

Xác định mối quan hệcủa các yếu tố trong văn hóaan toàn đến thái độ an toàn, hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn của người lao động trong ngành dầu khí tại Việt Nam.

Kiểm định, đánh giá mức độ tác động văn hóa an toàn đến thái độ an toàn, hành vi sai sót cá nhân và hành vicông dân an toàn của người lao động trong ngành dầu khítạiViệt Nam. Đe xuấtmột số hàm ý quản trị nhằm tăng cường thái độ an toàn, giảm hành vi sai sót cá nhân và tăng cường hành vi công dân an toàn trong ngành dầu khí Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu tổng quát trên, việc xem xét các yếu tố văn hóa an toàn là sự kết hợp của nhiều khái niệm nghiên cứu khác nhau trong các mô hình và lý thuyết liên quan, đặc biệt là trong ngành dầu khí, do đó tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu chi tiết bao gồm:

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa an toàn đến thái độ an toàn của nhân viên như thếnào?

Mức độ ảnh hưởng của thái độ an toàn đến hành vi sai sót cánhằn và hành vi công dân an toàn như thế nào?

Có cáchàm ý nào để đẩy mạnh vàhoàn thiện quy trình quản lý về an toàn trong ngành dầu khí?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn hóa an toàn, thái độ an toàn và hành vi sai sótcá nhân, hành vi công dân an toàn của nhân viên trongngành dầu khí. Đối tượng được khảo sát: người lao động đang làm việc tại các công ty khai thác, chế biến dầu khí tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không giannghiên cứu: Các công tykhai thác và chế biến dầu khí tại Việt Nam.

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: đề tài dùng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu khảo sát được gửi đến các nhân viêntại các công tychế biến dầu khí dự kiến thực hiện trong tháng 04/2023 Nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 2019 đến 2022 sẽ được sử đụng.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện với mụctiêu là kiểm định lý thuyết khoa học và đánh giá các khái niệm nghiên cứu trong môi trường cụ thể tại Việt Nam, do đó để thực hiện đề tài và mục tiêu nghiên cứu,tác giảsử dụng phươngpháp định tính kếthợpvới phương pháp nghiêncứu định lượng gồm 02 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nội dung cơbản của từng giai đoạn nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu định tính Đượcthực hiện thông qua phỏng vấn sâu với chuyên viên, lãnh đạo đang công tác ở một số phòng ban khác nhau, có liên quan mật thiết đến công tác an toàn, vận hành, bảo dưỡng, xây dựng, thi công kỹ thuật tại các công ty dầu khí dựa trên một dàn bài được thiết lập trước nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo và biến quan sát.

Sau nghiên cứu định tính, thang đo và bảng câu hỏi sẽ được điều chỉnh các nội dung cần thiếtcho phù hợp để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu là nhân viên của các công tydầu khí.

Sử dụng phần mềm SPSS 24 để xác định lại độ tin cậy của các thang đo và sự phù hợp của mô hìnhnghiên cứu.

Sử dụng phần mềm AMOS để thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyếtnghiên cứu.

Đóng góp của nghiên cứu

Neu đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: về mặtlý thuyết:

Khám phá vai trò của các yếu tố trong văn hóa antoàn trong ngành dầu khí, vai tròtrung gian của thái độ an toàn ảnh hưởng đến hành vi sai sót cánhân và hành vi công dân an toàn.

Hệ thống các lý thuyết về văn hóa an toàn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các khái niệm nghiên cứu, từ đó khẳng định văn hóa an toàn tác động đến thái độ và hành vi an toàn của người lao động Mối quan hệ này đóng vai trò định hướng cho các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp dầu khí, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn toàn diện, thúc đẩy hành vi an toàn của người lao động, giảm thiểu rủi ro và tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

Cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm chothấy việc sử dụng các thang đo liên quan đến văn hóa an toàn trong ngành dầu khí tại Việt Nam làphù hợp. về mặtthực tiễn:

Nghiên cứu đónggóp thêm hiểu biết về các ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn của các nhân sự thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng trong ngành dầu khí, vàảnh hưởng của thái độ an toàn đến các hành vi sai sót, cũng như hành vi côngdân an toàn Qua đó, doanhnghiệp có thểnhận diện được các yếu tố văn hóaan toàn còn thiếu sót, tập trung nguồn lực để cải thiện thành tích an toàn của tổ chức, vì khi và chỉ khi càng nhiều nhân sự trong doanh nghiệp có ý thứcđầy đủvềan toàn, pháttriển nhận thức cá nhân và thực hành các hành vi của một “công dân an toàn” thì doanh nghiệpmới có thể đạt đến sự kiểm soát hiệu quả các rủi ro đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều rủi ro như làngành dầu khí, nơi mà hậu quảthường làthảm khốc một khi sự cố đã xảy ra.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giátrị cho các nhànghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinhdoanh ở Việt Nam.

Kết cấu của nghiên cứu

Nội dung của nghiên cứu này gồm 05 chuông, cụ thể:

Chuông 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chuông 2: Co sở lý thuyết và môhìnhnghiên cứu.

Chuông3: Thiết kế nghiên cúu.

Chuông 4: Kếtquả nghiên cứu và thảo luận.

Chuông 5: Kết luận và một số hàm ý quản trị.

Nghiên cứu này đặt mục tiêu khám phá các yếu tố văn hóa an toàn trong ngành dầu khí ảnh hưởng tới thái độ an toàn của người lao động cùng tác động của thái độ an toàn tới hành vi phạm lỗi và hành vi tuân thủ an toàn Chương này trình bày những khía cạnh quan trọng như nhu cầu nghiên cứu, mục đích, phương pháp luận, phạm vi thực hiện, ý nghĩa và đóng góp của công trình nghiên cứu.

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu

Một số khái niệm cơ bản

Theo Remawi etal (2011), thuật ngữ văn hóaan toàn được pháttriển sau sự cốhạt nhân Chernobyl năm 1986 Nhiều định nghĩa về văn hóa an toàn đã xuất hiện trong các tài liệu học thuật nghiên cứu về an toàn Hầu hết các định nghĩaxuất hiện trong các ngành sản xuất, chế tạo, khai thác mỏ, hạt nhân McDonald & Ryan (1992) cho rằng, văn hóa an toàn là tập hợp các niềm tin, chuẩn mực, thái độ, vai trò, và các hoạt động xãhội và kỹ thuật liên quan đến việc giảm thiểu sự tiếpxúc của nhân viên, người quản lý, khách hàng và công chúng với các điều kiện nguy hiểm hoặc cóthể gây thương tích Meshkati (1997) thì định nghĩavăn hóaan toàn là tậphợp các đặcđiểm và thái độ của các tổ chức và cá nhân được thiếtlập như một ưu tiên hàng đầu, tầm quan trọng của các đặc điểm này đảm bảo cho các vấn đề an toàn nhận được sự chú ý của nhà máy hạt nhân Ngoài ra, Cox & Flin (1998) cho rằng văn hóa an toàn của một tổ chức là sản phẩm bao gồm giá trị,thái độ, nhận thức, năng lực củacá nhân, nhóm, và các hành vi thể hiện sự cam kết, phong cách chuyên nghiệp của hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn của tổ chức đó.

Hầu hết định nghĩa văn hóa an toàn xuất phát từ các ngành công nghiệp ngoài ngành hàng không (ví dụ: điện hạt nhân, khai thác mỏ và sản xuất)(Reason, 1997) Tuy nhiên, Remawi et al (2011) cho rằng có một số điểm tương đồng giữa các định nghĩa khác nhau này bất kể của ngành công nghiệp cụ thể Những điểm chung này bao gồm:

- Văn hóa an toàn là một khái niệm được định nghĩa ở cấp nhóm hoặc cao hơn đề cập đến các giá trị được chia sẻ giữatất cả các thành viên trong nhóm hoặc tổchức.

- Văn hóaan toàn quantâm đến các vấn đề an toàn chínhthức trong một tổ chức và liên quan chặt chẽ đến, nhưng không hạn chế, các hệ thống quản lý và giám sát

- Văn hóaan toàn nhấn mạnh sự đónggóp của mọi người ở mọi cấp độ của một tổ chức.

- Văn hóaan toàn của một tổ chức có ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên của tổ chức đó tại nơi làm việc.

- Văn hóa an toàn thường được phản ánh trong hệ thống quản lý thưởng/phạt và hiệu suất an toàn.

- Văn hóa an toàn được phản ánh sự sẵn sàng phát triển của một tổ chứcvà học hỏi từ các sai sót, sự cố và tai nạn.

- Văn hóaan toàn tương đối lâudài, bền vững và có khảnăng ítthay đổi (Westrum and Adamski, 1999).

Mô hình của Speegle (2012) gồm 8 khía cạnh văn hóa an toàn, bao gồm các nhân viên làm việc trong ngành dầu khí Ưu tiên hàng đầu của công ty là đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên Mối quan tâm về nguy cơ và rủi ro được xác định và giải quyết trước khi đưa ra quyết định, nhờ đó tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Hình 2.1 Mô hình các thànhphần của văn hóa an toàn của Speegle (2012)

Nguồn: Speegle (2012) 2.1.2 Tháiđộ an toàn

Theo Li et al (2020), thái độ an toàn đã được chứng minhlà có hiệuquả trong việc cải thiện antoàn củanhân viên Đặc biệt, thái độ an toàn là một loại hoạt động tâm lý, tiềm ẩn nhưng tác động, chi phốitrực tiếp hành vi của con người Thái độ an toàn được coi là sự phản ánh ổn định và tổng quát của người lao động đế làmviệc an toàn, điều này có thể giúp nhận ra tầm quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an toàn, và thúc đẩy hơn nữa việc cam kết thực hiện các quytắc, quy định về an toàn Monazzam & Soltanzadeh (2009) nhận thấy rằng nếu người lao động quá lạc quan rằng sẽ không có tai nạn nào xảy ra với họ, họ có thể dễ gặp rủi ro và kết cục là bị thương Rau et al (2020) đã chỉ ra rằng thái độ an toàn đã được chứng minh là có hiệu quảtrong việc dự đoántai nạn giao thông và nơi làm việc.

2.1.3 Hành vì công dân antoàn

Hành vi công dân an toàn, lần đầu tiên được Hofmann et al (2003) và Hofmann & Morgeson (1999) đưa ra, là hành vi tự nguyện của nhân viên nhằm đảm bảo hoạt động an toàn của nhóm, góp phần đạt được mục tiêu an toàn của dự án và tổ chức Hành vi này rất quan trọng đối với hiệu suất an toàn của nhóm, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhân viên để nâng cao hiệu quả của tổ chức (Li et al., 2020) Đặc biệt, Didla et al (2009a) nhấn mạnh vai trò của hành vi công dân an toàn trong việc cải thiện an toàn nhóm bằng hành động giúp đỡ các thành viên khác, ngoài công việc Việc thúc đẩy hành vi an toàn giữa các nhóm là yếu tố thiết yếu để giảm thiểu tai nạn trong xây dựng, nơi hành vi không an toàn là nguyên nhân chính gây ra tai nạn.

Hofmann et al (2003) đề xuất rằng hành vi của công dân an toàn là một cấu trúc đa chiều bao gồm cả việc giúp đỡ đồng nghiệp, đề xuất phưong án an toàn, ý thức trách nhiệm, tự giác traođổi về an toàn, đạo đứccông dân và tựthay đổi Curcuruto & Griffin (2018) đã đề xuất một mô hình bốn chiều của hành vi công dân an toàn theo bối cảnh cụ thể của ngành công nghiệp hóa chất, cụ thể là quản lý an toàn, cam kết mạnh mẽ, tiếng nói an toàn và tâm lý tính sở hữu Liu etal (2020) đềxuấtthêm một mô hìnhbốn chiều của hành vi của công dân an toàn: đề xuất phương án an toàn, nhận thức trách nhiệm, tham gia tích cực và giúp đỡ đồng nghiệp.

2.1.4 Hành visai sót cá nhân

Sai sót củacon người làyếu tố đầu tiên đo lường hiệu quả an toàn của nhân viên trong ngành xây dựngbên cạnh thái độcủa chính nhân viên đối với hànhvi vi phạm (Alrehaili, 2016) Hành vi không an toàn vàlỗi của con người là nhữngnguyên nhân quan trọng dẫn đến các sự cố nguy hiểm và thương tích nghề nghiệp Ví dụ, Shin et al (2015) ước tính rằng khoảng 88% sự cố tại nơi làm việctrongngành xâydựng là do hành vi không an toàn, 10% làdođiều kiện vật chất không an toàn và 2% do không lường trướcđược các yếu tố hoặc 'Hành độngcủa Chúa' Hầu hết các nhà nghiên cứu về an toàn dựatrên hành vi tập trungchủ yếu vàohành vi của người lao động mà cóthể trựctiếpngăn ngừa thưong tích tại nơi làm việc vàcải thiện an toàn lao động (Hermann et al., 2010) Tuy nhiên, các nghiên cứu đó không tập trungchínhvào hành vi cánhân bởi vìtrong một số trường hợp, các yếu tố trong tổchức có góp phần vào các hành vi không an toàn và sai sót, trực tiếp dẫn đến thương tích (Jitwasinkul et al., 2016).

2.í5 Lý thuyết trao đểì xã hội

Theo thuyết trao đổi xãhội (Blau, 1964),thì các hành vi tương tác xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi Mục đích của quá trình trao đổi là để tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa cái giá phải trả Theo họcthuyếtnày, conngười ta thườngcân nhắcnhững lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của các mối quan hệ xã hội Blau (1964) nhấn mạnh rằng khi con người nhận được lợi ích thì bên trong họ phát sinhmộtnghĩa vụ ngầm rằng họ cần tạo ranhững giátrị có lợi trongtương lai cho bên còn lại (cá nhân/tổchức).

Thuyết trao đổi xã hội cho rằng con người thường cân nhắc lợi ích và cái giá phải trả của mỗi mối quan hệ Lợi ích bao gồm những yếu tố tích cực như niềm vui, sự đồng hành và hỗ trợ xã hội Còn cái giá phải trả là những yếu tố tiêu cực như thời gian, công sức và tiền bạc Nếu lợi ích lớn hơn cái giá phải trả, con người có xu hướng duy trì mối quan hệ này Ngược lại, nếu cái giá phải trả lớn hơn lợi ích, mối quan hệ sẽ trở nên tiêu cực Quá trình trao đổi xã hội này cũng chịu ảnh hưởng của mong đợi xã hội và kinh nghiệm trước đây của mỗi người.

Mặt khác của quá trình trao đổi xã hội liên quan đến việc tìm hiểu các lựa chọn thay thế Cá nhân sẽ tìm kiếm những lựa chọn này sau khi xem xét chi phí và lợi ích, so sánh chúng với mức kỳ vọng của họ.

Theo quan điểm của thuyết trao đổi xã hội, nhận thức về sựhỗ trợ vàđầu tư của người sử dụng lao động tạoramộtnghĩavụ ngầm đối với người lao động, trong hình thứctuân thủ của nhân viên đối với cácchính sách, quy tắc và kỳ vọng của tổ chức.Như vậy, một tổ chức trong đónhân viên coi an toàn là ưu tiên hàng đầu và các nhà quản lý cam kết đảm bảo an toàn sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tíchcực, làm tăng cảm xúc của nhân viên về sự cam kết và sự hài lòng với tổ chức, hành vi củahọ về mặt an toàn, nhận thức của nhân viên về sự hỗ trợ của tổ chức đối với sức khỏe và an toàn cóthểkhiến họ cảm thấy có nghĩa vụ đáp lại sự quan tâm này bằng sự tham gia vào công tác quản lý an toàn (Galanti et al., 2021).

Do đó, khi người lao động cảm nhận được sự cam kết của tổ chức đối với an toàn của họ, thông qua việc lãnh đạo tham gia an toàn hoặc quan tâm an toàn thì từ sâu bên trong người lao động sẽ phát sinh động lực thúc đẩy người lao động đóng góp vào sự thành côngcủa chương trình an toàn của tổ chức thông qua việc tuân thủ an toàn và tham gia an toàn Điều đó cho thấy mối quan hệ tác động giữa lãnh đạo an toàn đến động lực an toàn và hành vi an toàn của người lao động Ngoài yếu tố lãnh đạo, ý thức an toàn của nhân viêncòn chịu tác động củanhiều yếu tố khác như: hệthống quản lýan toàn, chương trình đào tạo an toàn, Các yếu tốnày liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày, sự hiệu quả của công tác quản lý thông qua các yếu tố này phụ thuộc một cách mật thiết vào thái độ, hành vi an toàn của người lao động Như vậy, có thể thấy mối quan hệ qua lại giữa văn hóaan toàn và thái độ an toàn, khi người lao động được cảm thấy họ là một phần, có đónggóp tích cực của tổ chức thì họ sẽcàng nâng cao ý thứcan toàn và ngược lại, thành tích an toàn của tổ chức sẽ là những gì màngười lao động thể hiện trong công việc.

2.1.6 Lý thuyếtvề hành vi hoạch định

Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) được xây dựng bởiAjzen (1991) để chứng minh cách giảithích hành vi liên quan đến nhậnthức tâm lý củanhân viên TPB kết hợp khái niệm ý định là nguyên nhân gốc rễ tạo ra hành động của con người Ý định thực hiện công việc được định hướng bởi nhiều yếutốbao gồmthái độ đốivới một hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan Ajzen (1991) Các mô-đun chính của TPB củaAjzen được minh họa trong hình bên dưới

Hình 2.2 Lý thuyết về hànhvi hoạch định (Ajzen, 1991)

Lược khảo các nghiên cứu có liên quan trong nước và ngoài nước

2.2.1 Nghiên cứu củaLi et aL (2020)

Li et al (2020) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo, thái độ đối vói an toàn, và hành vi công dân an toàn trong ngành đường sắt ở Trung Quốc Kết quả cho thấy vai trò lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đếnthái độ vềan toàn,và nó có thểthúc đẩy hành vi công dân an toàn củacác nhân viên đường sắt Ngoài ra, thái độ về an toàn có tác độngtích cực đến hành vi công dân an toàn của người lao động.

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu củaMengjie Li et al (2019)

Nghiên cứu này đề xuất cảithiện hành vi công dân an toàn của công nhân đuờng sắt ở Trang Quốc và lấp khoảngtrống nghiên cứu về an toàn đuờng sắtthông quaphântích cơ chế tác động giữa thái độ an toàn, lãnh đạo an toàn vàhànhvi công dânan toàn Cả thái độ antoàn và lãnh đạo antoàn có thể thúc đayđáng kể hành vi công dân antoàn của công nhân đuờng sắt Lãnh đạo an toàn có thể ảnh huởng đáng kể đến thái độ an toàn củanguờilao động đuờng sắt Tác động của khả năng lãnh đạovàthái độ của nhân viên đối vớihanh vi công dân an toàn cũng đuợc thảo luận,từđó cung cấp một sốthông tin hữu ích cho việc quản lý an toàn củanhân viên đuờng sắt Ngoài ra, nghiên cứu có một số ý nghĩa thục tiễn và cung cấp tài liệu tham khảo về cách thúc đẩy các loại hình khác nhau củahành vi công dân an toàn trong ngành đuờng sắt Thái độ và quan điểm của nhân viên về vấn đề an toàn bị ảnhhuởng nhiềubởi lãnh đạo Hành vi của nguời lãnh đạo không hiệuquả trongviệc địnli huớng hành vi củanhân viên Các hành vi của nhân viên chủ yếubị chi phối bởi ý tuởng củariêng họ Vì vậy, ngươi quản lý phải chú ý đếnviệc cải thiện thái độ của nhânviên một cách hiệu quả, hình thành mộtquy định an toàn thống nhất và sau đó khuyến khích nhân viên thục hiện những các hành động trong công việc một cáchtụ nguyện

2.2.2 Nghiên cứu của Erman Cakư et al (2019) Ọakit et al (2019) đã tiến hànhnghiên cứu về ảnh huởng củacácyếutố của văn hóa an toàn đến động lục về an toàn, sai sótcá nhân, vi phạm an toàn, trong ngành hóa dầu tạiNhật Bản, với cácyếutố cấuthành văn hóa an toàn bao gồm: cam kết lãnhđạo, thái độ làm việc của người lao động, sụ hỗ trợ của đồng nghiệp, áp lục nơi làm việc, hệ thống quản lý an toàn của công ty Kết quảcủa nghiên cứu này đưa ra một số hàm ý choviệc đánh giánhận thức văn hóa an toàn trong ngành hóa dầu của Nhật Bản Đầu tiên, nhận thức văn hóa an toàn có ảnh hưởng đáng kể đến động lực an toàn của nhân viên Phát hiện này cho thấy sự cần thiết phải đánh giá và nâng cao nhận thức văn hóa an toàn trong ngành hóadầu.Nghiên cứunàykhẳng định vai trò chủ yếu của nhận thức văn hóa an toàn như mộtyếu tố dự đoán để nâng cao động lực an toàn của nhân viên Thứ hai, nhận thức văn hóaan toàn đã được chứng minhlà có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành hành vi an toàn Tại Nhật Bản, nhậnthức của nhân viên trongngành hóa dầu liên quan đến văn hóa an toàn là đủ để tác động đến hành vi sai sót Trong các nhà máy hóa dầu được khảo sát, nhận thức văn hóaan toàn có ảnh hưởngtrựctiếp và đáng kể đến sai sót cá nhân, và các hành vi vi phạm thông quađộng lực an toàn cánhằn.

Nhữngkết quả này cho thấy sự cần thiết của việc quản lý để giảm bớt hành vi không an toàn của nhân viên bằng cách cải thiện cácquy trình an toàn trongcông việc hàngngày. Kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm tra các hệthống quản lý an toàn và xác định xem các đặc điểm của tổ chức có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện công việc không an toàn Thứ ba, cả động lực an toàn và nhận thức văn hóa an toàn ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sai sót của nhân viên Hon nữa, ảnh hưởng của nhận thức văn hóa an toàn đối với lỗi của nhân viên đã chứng minh vai trò trung gian của động lực an toàn.

Những phát hiện của nghiên cứu này nhấnmạnh tầm quan trọngcủa nhận thức văn hóa an toàn như một thành phần quantrọng của văn hóa tổchức ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên và thái độan toàn Nghiên cứu này xác minhthêm tác động đángkể của nhận thứcvăn hóaan toàn công nghiệp trong công tác cải thiện động lực và thành tích an toàn cho nhân viên ngành hóa dầu.

Hình 2.4Mô hình nghiên cứu của Erman et al (2019)

Nguồn: Erman vàcộng sự(2019) 2.2.3 Nghiên cứu của Mark Fleming et al (2022)

Fleming et al (2022) đã nghiên cứu phát triển một khảo sát về nhận thức văn hóa an toàn trong ngànhnăng luợng hạt nhân Theo điều tra của Cơ quan Năng luợng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về thảm họa hạtnhân Fukushimaở Nhật Bản năm 2012 đã xác định vănhóa an toàn của cơ quan quản lý là một yếu tố ảnhhuởng Sụ thừanhận tầm quan trọng của văn hóa an toàn đã dẫn đến việc phát triển các huớng dẫn quốc tế phục vụ công tác đánh giá của IAEA và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Các huớng dẫn này khuyến khích các nhà quản lý hạt nhân tiến hành công tác tụ đánh giá văn hóa an toàn theo nhiều phuơng pháp, bao gồm khảo sát nhận thức về văn hóa an toàn Các yếutố văn hóa an toàn đuợc xem xét bao gồm: tâmlý an toàn trong công việc, học tập,họp tác và giao tiếp về an toàn,trách nhiệm và trách nhiệm giải trình.

2.2.4 Nghiên cứu của Yujingyang Xue(2020)

Xue et al.(2020) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố lãnh đạo an toàn của các nhà quản lý cấp cao vàhành vi an toàn trong ngành công nghiệp hóa dầu Trung Quốc Các nhà quản lý cấp cao trong tổ chứcđược ủy quyền và cónghĩavụ duy trì công tácan toàn trong hoạt động của công ty Tuy nhiên, ngày nay, rất ít nghiêncứuđã xemxét mối quan hệ của khả năng lãnh đạo an toàn của các nhà quản lý cấp cao với hành vi an toàn. Nghiên cứunày lấp đầy khoảng trống này bằng cách phân tíchmô hình có 6 yếu tố trong lãnh đạo an toàn ảnh hưởng đến hành vi an toàn thông qua môi trường an toàn trong ngành công nghiệp hóa dầu.

Kết quả chỉ ra rằng trong ngành hóa dầu, khả nănglãnh đạo an toàn của các nhà quản lý cấp cao có tác động tích cực đến hành vi an toàn và môi trường an toàn đóng vai trồ trung gian giữa chúng Từ quan điểm củacác khía cạnh về khảnăng lãnh đạo an toàn của các nhà quản lý cấp cao và hành vi an toàn, mối quan tâm về an toàn có tác động mạnh nhất đến việc tuân thủ an toàn Hon nữa, tầm nhìn an toàn có tác động tích cực lớn nhất đến việctham giaan toàn, trong khi việc truyền cảm hứng an toàn và cácphần thưởng và hình phạt an toàn có tác động tiêu cực đến việctuân thủ an toàn Tính cách của cá nhân không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khía cạnh nào của hành vi an toàn nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường an toàn Trên cơ sở những kết quả này, các biện pháp cải thiện khảnăng lãnh đạo an toàn củacác nhà quản lý cấp cao trong ngành công nghiệp hóa dầuđược trình bày đểgiúpcảithiện hiệu suất an toàn chung củangành Một cái nhìn mới được cung cấp cho ngành côngnghiệp hóa dầu ở Trung Quốc đểgợi ý rằng khảnăng lãnh đạo an toàn của các nhà quản lý cấp cao có thể được xem xét một cáchnghiêm túc.

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Yujingyang Xue etal (2020)

Nguồn: YujingyangXue và cộng sự(2020) 2.2.5 Nghiên cứu củaSari Tappura et aL (2022)

Tappura et al (2022) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn củangười lao động về văn hóa an toàn Theo tác giả, văn hóa an toàn là một yếu tố chính ảnh hưởng đến thành tích vềan toàn Tuy nhiên, còn rất ít các nghiên cứu vềsự hìnhthành văn hóaan toàntrong một tổchứchoặc về mối quan hệ giữa sự hoàn chỉnhcủa văn hóa an toàn và sự hài lòng của nhân viên Nghiên cứu này phân tích sự hài lòng của tất cả các nhóm nhân viên thông qua sựhoàn chỉnh của các khía cạnhkhác nhau của văn hóa an toàn trong một tổ chức Hơnnữa, nó so sánh ảnh huởng giữacác môi truờng có giao tiếp cao vàthấp.

Chúng tôi nhận thấy rằng mức độ hài lòng chung đối với văn hóa an toàn của nhân viên phụ thuộc chủ yếu vào cam kết của nhân viên Đổi lại, cam kết của nhân viên dựa vào cam kết của lãnh đạo cao nhất, yếu tố này chịu ảnh hưởng của cam kết đối với nhân sự giám sát an toàn và đào tạo an toàn Bằng cách hiểu cách hình thành văn hóa an toàn trong một tổ chức, có thể xác định các biện pháp hiệu quả hơn để cải thiện hơn nữa bằng cách sử dụng kết quả phân tích hoàn chỉnh Kết quả phân tích các mối quan hệ cho thấy các khía cạnh của văn hóa an toàn không nên được phát triển riêng lẻ vì chúng có mối liên quan với nhau Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy rằng giao tiếp cụ thể có thể hỗ trợ cho cam kết của nhân viên ngay cả khi không có cam kết của người quản lý trực tiếp.

Hình 2.6Mô hình nghiên cứu của Sari Tappuraet al (2022)

Nguồn: Sari Tappura và cộngsự(2022) 2.2.6 Nghiên cứu của Xiangcheng Meng etal (2021)

Nghiên cứucủa Meng et al (2021) tìm hiểu các yếutố chính ảnh huởng đếný thức an toàn vàhànhvicông dân an toàn củanguờilao động trong hoạt động xây dụngtạiHồngKông và Trung Quốc đạilục Sáu yếutốkhảo sátbaogồm: môi truờng an toàn, tính chủ động, tính xãhội, sự thay đổi của nhà lãnh đạo với thành viên, trao đổi ngang hàng và căng thẳng trong công việc và hai cấu trúcý thức an toàn và hànhvi công dân an toàn.

Kết quả nghiên cứu xác định bốn yếu tố tổ chức: môitrường an toàn, tính xã hội, sự thay đổi của nhà lãnh đạo vói thành viên, trao đổi ngang hàng và hai yếu tố riêng lẻ, căng thẳng trong công việc và tính chủ động ảnh hưởng đáng kể đến ý thức an toàn và hành vi công dân an toàn của công nhân xây dựng ở cả hai vùng Thứ hai, mối tưong quan giữa các yếu tố của tổ chức và cá nhân được làm rõ ỏ Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông Thứ ba, nghiên cứu này gợi ý một trọng tâm cụ thể của nghiên cứu sâu hon về sự so sánh ý thức an toàn và hành vi công dân an toàn của hai vùng để thiết kế các biện pháp và đề xuất có mục tiêu rõ ràng và hiệu quả để cải tiến ý thức an toàn và hành vi côngdân an toàn.

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu củaXiangchengMeng etal (2021)

Nguồn: XiangchengMeng và cộng sự(2021)

2.2.7 Nghiên cứu của Hoàng LêTâm (2013)

Nghiên cứu của Hoàng Lê Tâm (2013) đã sử dụng một bộ công cụ để đánh giá văn hóa an toàn bao gồm các yếu tố: (i) cam kết quản lý, (ii) truyền đạt, (iii) ưu tiên an toàn, (iv) nguyên tắc và thủ tục an toàn, (v) môi trường hỗ trợ, (vi) tham gia, (vii) ưu tiên cá nhân và nhu cầu an toàn, (viii) nhận thức cá nhân về rủi ro, (ix) môi trường làm việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn thiện văn hóa an toàn của xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn là rất cần thiết, mang ý nghĩa lớn trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thái độ, nhận thức giữa các cấp trong lực lượng lao động Từ đó, hiệu lực của

Hệ thống quản lý an toàn được nâng cao, tính phòng ngừa của công tác an toàn được đưa lên hàng đầu và có hiệu quả, việc khắc phục các hậu quả vì thếcũng nhanh chóng Trên cơ sở đánh giá đó, tácgiả đưa ranhữnggiải pháp mang tính thựctiễn, gắn liền với hoạt động sản xuất và tác nghiệp nhằm khắc phục những yếu kém đang tồn tại trong văn hóaan toàn của xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.3.1 Giả th uyet ngh ỉên cữu

Dựa trên nghiên cứu trước đó về văn hóa an toàn, bài viết xác định các yếu tố văn hóa an toàn phù hợp với ngành dầu khí Sau đó, các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực an toàn, vận hành và bảo dưỡng tại các đơn vị chế biến dầu khí được thực hiện để xây dựng thang đo cho nghiên cứu định tính.

Có thể thấy, các yếu tố văn hóa an toàn trong các ngànhnghề khác nhau sẽ có sự khác nhau Trong nghiên cứu của Flemingetal (2022), tácgiảđã nghiên cứu về mô hìnhvăn hóaan toàn của co quan quản lý an toàn hạtnhân (Khái niệm văn hóaan toàn đượcphát triển sau sự cố hạtnhân Chenobyl như đãđề cập trước đây) Từ sự tưong đồng về ngành công nghiệp rủi ro caogiữa ngành chế biến dầu khí và hạt nhân, chẳng hạn nhưcác yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường tiêu biểu là: hóachất, tiaphóng xạ, các tác nhân vậtlý (nhiệtđộ,áp suất,năng lượng điện,tiếngồn, ) Ngoài ra, nghiên cứu về nhận thức văn hóa an toàn trong ngành dầu khí tại Nhật Bản của Ọakit et al (2019) cũng lựa chọn yếu tố Cam kết của lãnhđạo, hệthống quản lý an toàn là các thành phần của văn hóa an toàn trong nghiên cứu của họ Kao et al (2008) đã xác định tám yếu tố văn hóa an toàn trong một tổ chứchóa dầu cụ thể: cam kết an toàn và hỗ trợ, thái độ và hành vi an toàn, giao tiếp và tham gia vềan toàn, đào tạo vềan toàn và năng lực, giám sát vàkiểm traan toàn,tổ chứcvà hệthống quản lýan toàn, điều tra tai nạn và lập kế hoạch khẩn cấp và cuối cùng là khen thưởng và lợi ích.

Trên cơ sở khảo sát các nghiên cứu trước và thực trạng của ngành Dầu khí Việt Nam, nghiên cứu này đã lựa chọn và kế thừa các yếu tố văn hóa toàn diện, bao gồm: Cam kết của lãnh đạo, tâm lý an toàn trong công việc, hợp tác và chia sẻ thông tin (từ nghiên cứu của Fleming et al (2022), Ọakit et al (2019)), đào tạo an toàn (từ nghiên cứu của Kao et al (2008)) và hệ thống quản lý an toàn (từ nghiên cứu của Kao et al (2008), Ọakitet al (2019)).

2.3.ỉ.ỉ Moi quanhệ giữa vănhóa an toàn và thái độan toàn

Steers (1981) đã định nghĩa thái độ là “một khuynh hưóng phản ứng tán thành hoặc không tán thành đối vói các đối tượng hoặccon người trong môi trường của người đó” (Loosemore& Malouf, 2019) (Biggsetal., 2007) chỉ ra, thái độ đóng một vai trò mạnh mẽ trong việcxác định hành vi và theo Langford et al (2000) và Lingard & Rowlinson(2004), thái độ đối với an toàn của một công nhân sẽ không chỉ quyết định liệu họ có ứng xử an toàn tại noi làm việc, mà họ cũng sẽ chấp nhận và tuân thủ các hướng dẫn chính thức tại nơi làm việc và khi cần thiết, chủ độngthực hiện các tác vụ không chính thức để đạt được cùng mộtmục tiêu.

Mohamed (2003) cho rằng văn hóa an toàn nằm trong văn hóa tổ chức, có ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của người lao động và đối với thành tích an toàn trong tổ chức (A He et al., 2012) đã tóm tat rằng văn hóa an toàn vềcơbản là khái niệm về quản lý an toàn trong bối cảnh văn hóa an toàn trong ngành xây dựng Choudhry et al (2007) cho rằng văn hóa an toàn là yếu tố chính ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân viên đối với hiệu suất an toàn của tổ chức và về cơbản nó được kếtnối với văn hóa tổ chức (Alrehaili, 2016).

Bên cạnh đó, văn hóa an toàn đóng vai trò là một hệ quả quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của nhân viên trong dự án xây dựng Văn hóa an toàn cũng là phần quan trọng của văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của nhân viên. Hơn nữa, tác động của văn hóa an toàn đến việc cải thiện động lực an toàn củanhân viên xây dựng, cũng như hiệu suất an toàn của họ trên công trường (Hale, 2000) xem văn hóaan toàn liênquan đến niềm tin, thái độ vànhận thứcchung của một nhóm, chung các chuẩn mực và quy tắc điều chỉnh các hành động và phản ứng liên quan đến việc kiểm soát cũng nhưcác hệthống loại bỏ mối nguy (Alrehaili, 2016) Theo ghi nhận của (Cox & Flin, 1998), các tổ chức có hiệu suất an toàn xuấtsắc có liên quan đến thái độ an toàn và tầm nhìn tíchcực.

Choudhry et al (2007) định nghĩa văn hóa an toàn, đặc biệt đối với ngành xâydựng là

“sản phẩm của hành vi của cá nhân vànhóm, thái độ, chuẩn mực và giátrị, nhận thức và suy nghĩ trong xác định các cam kết, phong cách và trình độ, hệ thống của một tổ chứcvàcách thức nhân viên hành động và phản ứng về thành tích an toàn củacông ty diễn ratrên công trường xây dựng” (Alrehaili, 2016).

Trongngành hóa dầu Nhật Bản,nghiên cứucủa Ọakitet al (2019) nhận thức của người lao động về văn hóa an toàn có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của chính họ đối với hành vi phạm an toàn (Ọakit et al., 2019) Một nghiên cứu khác trong các công ty dầu mỏ quốc tế và địa phương ở vùng đồng bằng Niger, Ekong et al (2021) cho rằng văn hóaan toàn có khả năngpháttriển các cơ hội cải thiện thành tích an toàn tại các công ty này Nghiên cứu này cũng khám phá ra nhận thức về văn hóa an toàn công nghệ ảnh hưởng đến thái độcủangười lao động đối với hành vi vi phạm an toàn trong ngành dầu khí (Ekong et al., 2021).

Tác giả nhận thấy trong các nghiên cứu được khảo sát, văn hóa an toàn vàthái độ an toàn có quan hệ mật thiết, qualại với nhau, văn hóa an toàn của 1 tổ chức cóthể ảnh hưởng đến thái độ an toàn của nhân viên Trong chiều ngược lại, văn hóa an toàn sẽ được nâng cao trong công ty nếu thái độ an toàn của nhân viên được cải thiện Hầu hết các nghiên cứu đều chưa đặcbiệt chỉ rõ ảnh hưởng của văn hóa an toàn ảnh hưởng thế nào đến thái độ an toàn.

2.3.ỉ 2 Cam kết của ỉãnh đạo

Theo Li et al (2020), lãnh đạo cóảnh hưởng sâu sắc đến thái độ an toàn cũngnhư cải thiện đáng kể hành vi an toàn của nhân viên Meng et al (2021) cũng cho rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên có ảnh hưởng lớn đến ý thức an toàn và hành vi công dân an toàn của người lao động Theo nghiên cứu của Xue et al (2020), sự lãnh đạo về an toàn của các nhà quản lý cấpcao cótác động tích cực đến môitrường an toàn và hành vi an toàn của nhân viên, mặt khác, các tổ chức với đặc điểm khác nhau cho thấy mối quan hệ khác nhau giữa lãnh đạo an toàn, môi trường an toàn vàhiệu suất an toàn Nghiên cứu của Chenget al (2020) cho thấy, hành vi lãnh đạo làyếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòngcủanhằnviên và sự hài lòng củanhân viên có liên quan tích cực đến hành vi an toàn lao động Những phát hiện này chỉ rarằng sự lãnh đạo hành vi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tuân thủ an toàn và hành vi tham gia an toàn thông qua sự hài lồng của nhân viên Tại Việt Nam, sự cam kết của lãnh đạo vềan toàn có tính chất định hướng, xác định chiến lược, cũng như hoạch địng nguồn lựccho công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu này sẽ làm rõ ảnh hưởng của yếu tố cam kết của lãnh đạo đối với thái độ an toàn của nhân viên, vì vậy, giảthuyết nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyếtHỉa: Cam két của ỉãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đen thái độ an toàn của người lao động

2.3.ỉ.3 Tâm ỉý an toàn trongcôngviệc

Tâm lý của người lao động trong công việc có ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc cũng như việc tuân thủ an toàn trong công ty Ngành dầu khí là ngành có áp lực thời gian và cường độ làm việc cao, để cóthể hoàn thành nhiệm vụ, nhân viên cần có tâm lý an toàn, họ luôn cần được lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng, giúp đỡ để tự tin thể hiện mình, cũng như được bảovệ khi báo cáocác sai phạm, từ đócải thiện thành tích an toàn của cá nhân, phòng ban, công ty cấu trúc của tâm lý an toàn được đặt nền tảng trong công trìnhchuyên đề được thựchiện bởi Schein& Bennis(1965)về sự thay đổitổ chức

Họ môtả nó làmức độmà các cá nhân cảm thấy an toàn và tintưởng vào khảnăng quản lý sự thay đổi của họ Kể từ đó, các nhà nghiên cứu khác đã khám pháý nghĩa của an toàn tâm lý trong môi trường làm việc Mộtphần tư thế kỷ sau, công trình nổi tiếng của Schein & Bennis (1965), công trình của Kahn (1990) đã dẫn đến sự tập trung mói vào tâm lý an toàn Trong việc khái niệm hóa tằm lý an toàn như là nhận thức của một cá nhân về việc liệu họ có thoải mái thể hiện và sử dụng bản thân mình hay không mà không sợ những hậu quả tiêu cực đối với hình ảnh bản thân, địa vị hoặc sự nghiệp, ông lập luận rằng mọi người cónhiều khảnăng cảm thấy an toàn về mặt tâm lý hon khi họ có mối quan hệgiữa các cá nhân đángtin cậy và hỗ trợ của đồngnghiệp Kahn (1990) Gần đây hon, Edmondson (1999) lập luận rằng tâm lý an toàn tốt hơn nên được coi là môi trường cấp độ nhóm và định nghĩa nó là “niềm tin được chia sẻ”, nắm giữ bởi các thành viên của một nhóm, rằng nhóm đó an toàn để chấp nhận rủi ro giữa các cánhân” (tr 350) (Zhang etal., 2010) Ở cấp độ cá nhân, một số nghiên cứu đã thiết lậpmối liên hệ tích cực và mạnh mẽ giữa tâm lý an toàn và thái độ làm việc của nhân viên, ví dụ như cam kết của tổ chức (Chen etal., 2020); (De Clercq & Rius,2007), sự gắn bó với công việc (May etal., 2004), và thái độ tích cực đối với tinh thần làm việcnhóm (RuizUlloa & Adams, 2004) Khixem xét mối liên hệ giữa tâm lý an toàn và thái độ làm việc của nhân viên, các nhà nghiên cứuthường dựa vào lýthuyết trao đổixã hội đểgiải thích làm thếnàomà tâm lý an toàn đượctạo rabởi các hoạt động hỗ trợ khiến nhân viên đáp lại với thái độ làm việc mong muốn (Chen etal.,2020); (De Clercq & Rius, 2007) Trong các doanh nghiệpViệtNam, xuất pháttừ vấn đề văn hóa xãhội, đặctính của người Việt,tâm lý an toàn trong công việcảnh hưởng đến ý thức và thái độ của người lao động, khi nhân viên có tâm lý thoải mái trong môitrường làm việc trong công ty thì ý thức của họsẽ được nằng cao Do đó, tác giả đềxuất giảthuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyếtHỉb: Tâm lý ve an toàn trong công việc có ảnh hưởng cùng chiều đen thái độ an toàn củangườiỉao động

2.3.ỉ 4 Đào tạo an toàn Đào tạo an toàn đượcnhấn mạnh bởi(Abas etal., 2020) vàNamian et al (2016, 2020), đàotạo được xem là một trong sốcác hoạt động quản lý an toàn quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến kết quả về hiệu quả bảo mật trong các tổ chức Huấn luyện thực hành trong các tổ chức được thực hiện thông qua sự chuẩn bị có hệ thống và các hoạt động hiệu quả liên tục làcác thành phần chính cóthể được sử dụng làm mục tiêu chiến lược về an toàn Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sức mạnh của đào tạo phòng ngừa trong việc mô tả hậu quả an toàn như là một cách hiệu quả để tránh tai nạn và dẫn đến ảnh hưởng đến hành vi an toàn của nhằn viên (Abas et ai., 2020) Cụ thể, Loosemore & Malouf(2019) chỉ ra rằng đàotạo an toàn đượcmô tả làquá trình chuyển đổi thông tin liên quan đến an toàn và làm thế nào điều này đạt được thông tin có thể làm cho nhân viên hoạt động an toàn nhấtcóthể mà không gây rủi ro Các khóa học an toàn cũng đã đượcmô tả làmộttrong những khóa học an toàn quan trọng nhấttrongthực hành quản lý và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả an toàn caotrongcác lĩnh vực(Ashour & Hassan, 2020; Choe & Leite, 2020; Abueisheh et al., 2020).

(Kao et al., 2019) chỉ ra rằng đào tạo an toàn đã có ảnh hưởng tích cực đến thái độ an toàn của người lao động trong ngànhxây dựng các hạtầng năng lượng Trong lĩnh vực dầu khí, các công nghệ, thiết bị được phát triển, nâng cấp liên tục do yêu cầu về lợi nhuận cũng như sự ổn định sản xuất, do đó, đàotạo an toàn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống quản trị nhằm đảm bảo người lao động có đầy đủ kiến thức thực hiện công việc một cách an toàn, hiệu quả Trong thựctế, các doanh nghiệptrong nước đều ítnhiều sử dụngcông nghệ,thiết bị từ các nước phát triển, vì vậy, công tác đàotạo diễn rathườngxuyên nhằm cậpnhật các quy trình vận hành, bảo dưỡng, song song với đó là các quy tắc an toàn khi làm việc với công nghệ, máy mócmói Ngoài ra, cần thấy rằng, yêu cầu của luật pháp về an toàn luôn được nhànước quan tâm đổi mới, ngàycàng yêu cầu chặt chẽ hon, vì vậy, để tránh các vi phạm mangtính luật định, đào tạo an toàn về mặt luật pháp luôn được các doanh nghiệp quan tâm triển khai Do đó, có thể thấy đào tạo an toàn góp phần ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, thái độ của nhân viên Từ các phân tích trên, giảthuyếtnghiên cứu được đưaranhư sau:

Giả thuyếtHỉc: Đào tạo về an toàn có ảnhhưởng cùng chiều đen thái độ an toàn của người ỉao động

2.3.ỉ.5 Hợp tác và chiasẻ thông tin

Lý thuyết trao đổi xã hội được ứng dụng rộng rãi để giải thích hành vi trong môi trường làm việc Hai dạng trao đổi xã hội chính là trao đổi giữa cấp trên và cấp dưới (LME) cũng như trao đổi ngang hàng (PPE) nhằm thể hiện tương tác giữa cấp dưới và cấp trên, cũng như giữa các đồng nghiệp Trong nghiên cứu về an toàn xây dựng, mối quan hệ xã hội chất lượng cao giữa các thành viên trong tổ chức đóng góp đáng kể vào việc cải thiện an toàn cho người lao động Nghiên cứu của Meng et al (2021) đặt giả thuyết về mối quan hệ tích cực giữa trao đổi xã hội (cả LME và PPE) và hành vi an toàn cho công nhân xây dựng do mối quan hệ trao đổi xã hội tốt có thể dẫn đến sự tham gia tích cực hơn vào các đề xuất, hỗ trợ lẫn nhau và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức.

THIÉT KÉ NGHIÊN cúư

Tiến trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu tiến hành qua hai bước:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ

Do đặc thù các nghiên cứu về văn hóa an toàn trong từng ngành nghề khác nhau sẽ có các yếu tố được lựa chọn khácnhau, do vậy bước nghiên cứu sơ bộ này nhằm để khám phá, điều chỉnh các yếu tố văn hóaan toàn có ảnh hưởng nhất trong ngành dầu khí Việt Nam Từ đó xác định các thang đo thuộc văn hóa an toàn cho phù hợp Bước này thực hiện thông qua nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm và phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia, nhà quản lý an toàn thuộc các đơn vị khác nhau Sau đó tiến hành phátthảo các biến quan sát cho từngthangđo và tiếp tụcthảo luận nhóm, phỏng vấn tay đôi nhằm tìm ra các biến quan sát phù hợp nhất Do phải phỏng vấn nhiều chuyên gia tại các công ty ngoài tỉnh nên tác giả áp dụng hình thức phỏng vấn/thảo luận trực tiếp và online.

Sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát Các phiếu hợp lệ được nhập vào phần mềm SPSS 24.0 để phân tích dữ liệu, bao gồm: thống kê mô tả mẫu, kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích CFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết Từ kết quả kiểm định, tác giả đã đưa ra các nhận định về các yếu tố văn hóa an toàn ảnh hưởng đến thái độ an toàn của người lao động, cũng như đánh giá ảnh hưởng của thái độ an toàn đến hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu các sai sót, tăng cường các hành vi công dân an toàn.

Bảng 3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu

Kỹ thuật thu thập Thời gian Địa điểm

1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu Tháng 4/2023 -

2 Chính thức Định lượng Khảo sát online

Các bước trong quy trình nghiên cứu được cụ thê hoá như sau:

Xây dựng thang đo

Các thang đo được xây dựng và pháttriểntừ co sở lýthuyết và các mô hìnhnghiên cứu từ nước ngoài đã được công bố, được dịch sang tiếng Việt đối với các thang đocủa các biến văn hóa an toàn,thái độ an toàn, hànhvi sai sótcá nhân, hành vi công dân an toàn.

3.2.1 Thang đo văn hóa an toàn

Văn hóaan toàn là biến ảnh hưởng đến thái độ an toàn của người lao động Như đã phân tích ỏtrên các yếu tố văn hóa an toàn đượcchọn trong nghiên cứu là: Camkết của lãnh đạo, Tâm lý vềan toàn trong công việc, Đào tạo về an toàn, Hợp tác và chia sẻ thông tin, Hệ thống quản lýan toàn Trong nghiên cứu này, các biến độc lập đượcchọntừ các nghiên cứu của Fleming et al (2022), Tappura et al (2022), Ọakitet al (2019) và sử dụng thang đo Likert quymô 5 điểm (1: Hoàn toànkhông đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ỷ).

Bảng 3.2 Thang đo Văn hóaantoàn

Cam kết của lãnh đạo

1 An toàn làmột nguyên tắcchỉ đạo ưu tiên trong côngty của tôi

2 Tất cả các lãnh đạo trong cơ quan thể hiện cam kết về an toàn trong các quyết định và hành viứng xử

3 Các lãnh đạo tạo ra một môi trường tích cực để pháttriển văn hóa an toàn

4 Các lãnh đạoxác định rõ ràng vai tròtrách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân

5 Các lãnh đạo đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ về an toàn Đào tạo về an toàn

1 Nhân viên được cung cấp khóa đào tạo an toàn theo yêu cầu pháp luật cho từng nhiệm vụ cụ thể

2 Nhân viên nhận được sự hướng dẫn về an toàn bao gồm luật pháp và chính sách an toàn của côngty

3 Nhân viên được đào tạo về quy trình thực hiện công việc một cách an toàn, như xác định các mối nguy, báo cáo về rủi ro và thực hiện giám sát công việc

4 Nhân viên được đàotạo để thực hiện quan sát, cung cấp thông tin về các hành động antoàn

Tâm lý an toàn trong côngviệc

1 Mọi người thoải mái nêu quan ngại mà không sợ bị trả thù

2 Tất cả nhân viên được đối xử mộtcách tôntrọng 2022

3 Tổ chứccủa tôi không tồn tại sự đe dọa

4 Có sự tin tưởng cao giữa cấp quản lý vànhân viên

5 Chúng tôi giải quyết xung đột một cách xây dựng

Họp tác và chia sẻthông tin l.Tổ chức của tôi giải quyết các mối quan tâm về an toàn một cách công khai

2.Thông tin đượctruyền đạt hiệu quả giữa các nhóm

3 Công ty chúng tôi lắng nghe mối quan tâm từ công chúng và các bên khác quan tâm về công tác an toàn

4.Tôi có thể tintưởng các đồng nghiệpcủa mình chia sẻ thông tin

5 Các quyết định an toàn được thông báo chocác bên liên quan

Hệ thống quản lý an toàn

1 Mọi người đều chịu trách nhiệm về an toàn, không chỉ nhân viên antoàn

2 Trách nhiệm an toàn và trách nhiệm giải trình được mô tả rõ ràng

3 Có các nhân viên an toàn chuyên trách và họ thường xuyên quan sát và sửa chữa các hành vi không an toàn của nhân viên hiện trường

4 Nhân viên hiện trường nhận thức được rằng việc thực hiện không an toàn sẽ bị trừng phạtvà không được dung thứ

5 Tôi sẽ chú ý đến an toàn lao động của đồng nghiệp hoặccông nhân tại hiện trường và nhắc nhở họtuân thủ các quy định về an toàn

3.2.2 Thang đo thái độ an toàn

Thái độ an toàn mô tả nhận thức củangười lao động về các công việc thực hiện hàng ngày trong ngành dầu khí Trong nghiên cứu này, thang đo Thái độ an toàn dựatheo thang đo trongnghiên cứu của Li et al (2020) gồm 05 biến quan sát Cácbiến độc lập sử dụngthang đo Likertquy mô5 điểm (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Khôngđồngý;3: Bỉnh thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồngý).

Bảng 3.3 Thang đo Thái độ antoàn

1 Tôi nghĩrằng công việc ngoài hiện trường làrất nguyhiểm

2 Tôi nghĩrằng các biện phápan toàndo công ty quy định sẽ làm giảm hiệu suất công việc của tôi

3 Tôi nghĩ tainạn trongcông việc hầu hết là do xui rủi.

4 Tôi nghĩ nếu nhân viên có thể tham gia các khóa đào tạo, họ có thể cải thiện hiệu quả an toàn.

5 Tôi sẽ chú ý đến an toàn lao động của đồng nghiệp hoặc công nhân tại hiện trường và nhắc nhở họ tuân thủ các quy định về antoàn

Nguôn: Tác giảtông hợp 3.2.3 Thangđo Hành vì sai sót cá nhân

Hành vi sai sót cá nhân là những hành vi vi phạm các nguyên tắc an toàn trong công việc thực hiện hàng ngày trong ngành dầu khí.

Bảng 3.4 Thang đo Hành vi sai sót cá nhằn

Hành vi sai sótcá nhân

1 Tôi đọccẩn thận các quy tắc an toàn và quy trình an toàn lao động khi được giao nhiệm vụ

2 Tôi cóthể thực hiện một công việc mà tôi đã quen thuộc mà không cần đọc kỹ quy trình và hướng dẫn

3 Tôi cố tìnhbỏ qua các quy trình để hoàn thành công việc đúng hạn

4 Tôi bỏ qua một số phần của quy trình và không ghi lại những phần này để làm cho công việc dễ dàng hon trong trường hợp bất thường

5 Tôi ý thứctrách nhiệm của mìnhvề an toàn lao động

Nguôn: Tác giả tông hợp

Trong nghiên cứu này, thang đoHành vi sai sótcá nhân dựa theothang đo trongnghiên cứu của Ọakit et al (2019) gồm 05 biến quan sát Các biến độc lập sử dụng thang đo

Likert quy mô 5 điểm (1: Hoàn toàn không đồng ỷ; 2: Không đồngỷ; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ỷ).

3.2.4 Thangđo Hành vi côngdân an toàn

Hành vi công dân an toàn là các hành vi tự nguyện của nhân viên để đảm bảo hoạtđộng an toàn của các thành viên khác trong nhóm và đạt được các mục tiêu an toàn của tổ chứctrong ngành dầu khí, hon nữa, nhân viên còn tích cực giúp đỡ đồngnghiệp nhận thức tốt hon về an toàn, tự nâng cao kiến thức an toàn, kiến nghị thay đổi khi thấy các quytrình, quy định không hợp lý, lỗi thời Trong nghiên cứu này, thang đo Hành vi sai sót cá nhân dựa theo thang đo trong nghiên cứu của Li et al.(2020) gồm 05 biến quan sát Các biến độc lập sử dụng thangđo Likert quy mô 5 điểm (1: Hoàn toànkhông đồng ý; 2: Không đồng ỷ; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đong ý).

Bảng 3.5 Thang đo Hành vicông dân an toàn

Hành vi công dân an toàn

1 Tôi sẽ hướng dẫncác quy trình làm việcan toàn củacông ty cho nhân viên mới.

2 Tôi sẽ báo cáo cấp trên kịp thời về những nguy cơtiềm ẩn về tai nạn mất an toàn lao động.

3 Tôi sẽ tíchcực học hỏi những kiến thức an toàn mới

4 Tôi sẽtích cực tìm hiểu việc cải tiến và cập nhật các chính sách và quy trình an toàn có liên quan.

5 Tôi sẽ báo cáo kịp thời những nội dung chưa thực tế trong quy định an toàn lên cấp trên và đề xuất các biện phápcải thiện.

Nguôn: Tác giả tông hợp

Mã hóa thang đo và biến quan sát

Từ cơ sỏ lý thuyết và cácmô hình nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm

05 thang đo độc lập, 02 thang đo phụ thuộc, 01 thang đo trung gian với 38 biến quan sát:

Bảng 3.6 Biến quan sát và mã hóathang đo

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

Yếu tố Cam kếtcủa lãnh đạo

1 CK1 An toànlà một nguyên tắcchỉ đạo ưu tiên trong công tycủa tôi

Tấtcả các lãnh đạotrong co quan the hiện cam kết về an toàn trong các quyết định và hành vi ứng xử

3 CK3 Các lãnh đạotạo ramộtmôi trường tích cực đế pháttriển văn hóa an toàn

4 CK4 Các lãnh đạo xác định rõ ràng vai trò trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân

5 CK5 Các lãnh đạo đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ về an toàn

Yếu tố Đào tạo về an toàn

Nhân viên được cungcấp khóađàotạoan toàn theo yêu cầu pháp luật cho từng nhiệm vụ cụ thể

Nhân viên nhận được sự hướng dẫn về an toàn bao gồm luật pháp và chính sách an toàn của công ty

Nhân viên được đào tạo về quy trình thựchiện công việc một cách an toàn, như xác định các mối nguy, báo cáo về rủi ro vàthực hiện giám sát công việc

9 DT4 Nhân viên được đào tạo đểthực hiện quan sát, cung cấp thông tin về các hành độngan toàn

Yếu tốTâm lý an toàn trong công việc

10 TL1 Mọi người thoải mái nêu quan ngại mà không sợ bị trảthù

11 TL2 Tất cả nhân viên được đối xử một cách tôn trọng

12 TL3 Tổ chứccủa tôi không tồn tại sự đe dọa

13 TL4 Có sự tin tưởng cao giữa cấp quản lý và nhân viên

14 TL5 Chúng tôi giải quyết xung đột một cách xây dựng

Yếu tố Hợp tác và chia sẻ thông tin

15 HT1 Tổ chức của tôi giải quyết các mối quan tâm về an toàn mộtcách công khai Fleming et al cộng sự, 2022

16 HT2 Thông tin được truyền đạt hiệu quả giữa các nhóm

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

Công ty chúng tôi lắng nghe mối quan tâm từ công chúng và các bên khác quantâm về công tác an toàn

18 HT4 Tôi có thể tin tưởng các đồng nghiệpcủa mình chia sẻ thông tin

19 HT5 Các quyếtđịnhan toàn được thôngbáo cho các bên liên quan

Yếu tố Hệ thống quản lý an toàn

20 QL1 Mọi người đều chịu trách nhiệm về an toàn, không chỉ nhân viên an toàn

21 QL2 Trách nhiệm an toàn và trách nhiệm giải trình đượcmô tả rõ ràng

Có các nhân viên an toàn chuyên trách và họ thường xuyên quan sát và sửa chữa các hành vi không an toàn của nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường nhận thức được rằng việc thực hiện không an toàn sẽ bị trừng phạt và không đượcdung thứ

Yếu tố Thái độ an toàn

24 TD1 Tôi nghĩ rằng công việc ngoài hiện trường là rất nguy hiểm

Tôi nghĩrằng các biện phápan toàn do công ty quy định sẽ làm giảm hiệu suất công việc của tôi

26 TD3 Tôi nghĩ tai nạn trong công việc hầu hết là do xui rủi.

Tôi nghĩ nếu nhân viên có the tham gia các khóa đào tạo, họ có the cải thiện hiệu quả an toàn.

Tôi sẽ chú ý đến an toàn lao động của đồng nghiệp hoặccông nhân tạihiện trường và nhắc nhở họ tuân thủ các quy định về an toàn

Hành visai sót cá nhân

29 SS1 Tôi đọc cẩn thận các quy tắc an toàn và quy trình an toàn lao động khi được giao nhiệm vụ

Tôi có thể thực hiện một công việc mà tôi đã quen thuộc mà không cần đọc kỹ quy trình và hướng dẫn

31 SS3 Tôi cố tình bỏ qua cácquy trình đểhoàn thành công việc đúnghạn

Phuong pháp nghiên cứu

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

Tôibỏqua một số phần của quy trình và không ghi lại những phần này để làm cho công việc dễ dàng hơn trong trườnghợp bất thường

33 SS5 Tôiý thức tráchnhiệm củamình vềan toàn lao động

Hành vi công dân an toàn

34 CD1 Tôi sẽ hướng dẫn các quy trình làm việc an toàn của công tycho nhân viên mới.

35 CD1 Tôi sẽ báo cáo cấp trên kịp thời vềnhữngnguy cơtiềm ẩn về tai nạn mấtan toàn lao động.

36 CD1 Tôi sẽ tích cực học hỏi những kiến thứcan toàn mới

Tôi sẽ tích cực tìm hiểu việc cải tiến và cập nhật các chính sách và quy trìnhan toàn có liên quan.

Tôi sẽ báo cáo kịp thời những nội dung chưa thực tế trong quy định an toàn lên cấp trên và đề xuất các biện pháp cải thiện.

Nghiên cứu định tính được thực hiện để hiệu chỉnh các khái niệm trong thang đo thông qua phỏng vấn chuyên sâu 5 chuyên gia, nhà quản lý vận hành sản xuất và an toàn tại các doanh nghiệp trong ngành dầu khí Việt Nam.

Kết quả thảo luận qua 2 vòng:

Vòng 1: Thảo luận về 5 yếu tố văn hóaan toàn, 03 biến phụthuộc trongmô hình nghiên cứu đề xuất.

Kết quả cho thấy 5 chuyên gia đều đồng ý rằng05 yếu tố văn hóaan toàn: Cam kếtcủa lãnh đạo, Tâm lý về an toàn trong công việc, Đào tạo về an toàn, Hợp tác và chia sẻ thông tin, Hệ thống quản lýan toàn, có ảnh hưởng đến thái độ antoàn vàthái độan toàn có ảnh hưởng đến hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn của người lao động.

Vòng 2: Thảo luận các biến quan sát cho từngthang đo

Bảng khảo sát ban đầu gồm 43 câu hỏi (Phụ lục 1), trong đó gồm: 5 câu hỏi vềthông tin cá nhân và 38 câu hỏi đánh giá ý kiến Sau khi được góp ý điều chỉnh, bảng câu hỏi nghiên cứu so bộ được chia làm 2 phần với tổng cộng 40câuhỏi Phần 1 vẫn giữnguyên gồm 05 cằu hỏi về thông tin cánhân Phần 2 được rút gọn còn 35 cằu hỏi đánh giá ý kiến theo thang đo Likert 5 mức độ.

Cụ thể, kết quả nghiên cứu định tính được thể hiện như sau:

Trongthang đo “Cam kết của lãnh đạo”, biến “Cáclãnh đạo xác định rõràng vai trồ của từngcá nhân, trách nhiệm và quyền hạn” được xem là có ý nghĩa chung chung, không liên quan trựctiếp đến vấn đềan toàn, nên được loại bỏ.

Trongthang đo “Tâm lý an toàn trongcông việc”, biến “ Mọingười thoải mái nêu quan ngại mà không sợ bị trảthù” đượcloại bỏ vì biến này cóý nghĩa tưong tự với biến “Tổ chứccủa tôi không tồn tại sự đe dọa”

Trong thang đo “Hợp tác và chia sẻ thông tin” , biến “Thông tin được truyền đạt hiệu quả giữa các nhóm” bị loại bỏ vì biến nàycó ý nghĩatươngtự biến “Các quyếtđịnh an toàn được thôngbáo cho các bên liên quan”

Trong thang đo "Hành vi sai sót cá nhân", biến "Tôi cố tình bỏ qua quy trình để hoàn thành công việc đúng hạn" được thay đổi thành "Tôi thường bỏ qua một số bước của quy trình để thực hiện công việc nhanh hơn" nhằm phản ánh thực tế hơn Biến trùng lặp với biến trên là "Tôi bỏ qua một số phần của quy trình và không ghi lại những phần này để làm cho công việc dễ dàng hơn trong trường hợp bất thường" nên bị loại bỏ Ngoài ra, các biến mới được thêm vào để phản ánh thực tế ngành dầu khí, như "Tôi chấp nhận rủi ro về an toàn phát sinh trong khi thực hiện công việc mà không báo cáo với các bên khác" và "Tôi tự tin có thể thay đổi thiết kế để thiết bị hoạt động tốt hơn mà không cần báo cáo cho các bên liên quan".

Bảng 3.7 Tổng hợpbảng thang đo sau nghiên cứu định tính

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

Yếu tố Cam kết của lãnh đạo

1 CK1 An toàn là một nguyên tắc chỉ đạo ưu tiên trongcông ty của tôi

Tất cả các lãnh đạo trong cơ quan thể hiện cam kếtvề an toàn trongcác quyết định và hành vi ứng xử

3 CK3 Các lãnh đạo tạo ra một môi trường tích cực để pháttriển văn hóaan toàn

Các lãnh đạo đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ về an toàn

Yếu tố Đào tạo về an toàn

Nhân viên được cung cấp khóa đào tạo an toàn theoyêu cầu phápluật chotừng nhiệm vụ cụ thể

Nhằn viên nhận được sự hướng dẫn vềan toàn bao gồm luật pháp và chính sách an toàn của công ty

Nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình thực hiện công việc an toàn, bao gồm khả năng xác định các mối nguy tiềm ẩn, báo cáo rủi ro và giám sát chặt chẽ các công việc được giao.

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

Nhân viên được đào tạo để thực hiện quan sát, cung cấp thông tin vềcáchành động an toàn

Yếu tố Tâm lýan toàn trongcôngviệc

9 TL1 Tất cả nhằn viên trong công tyđượcđốixử một cách tôn trọng

10 TL2 Công ty của tôi không tồn tại sự đe dọa

11 TL3 Có sự tin tưởng cao giữa cấp quản lý và nhân viên trong công ty

12 TL4 Chúng tôi giải quyết xung đột một cách xây dựng

Yếu tố Hợp tác và chia sẻthông tin

13 HT1 Công ty của tôi giải quyết các mối quan tâm về an toàn một cách công khai

Công ty chúng tôi lắngnghe mối quan tâm từ công chúng và các bên khácquan tâm về công tác an toàn

15 HT3 Tôi có thể tin tưởng các đồng nghiệp của mình chia sẻ thông tin

16 HT4 Cácquyết định an toàn được thôngbáocho các bên liên quan

Yếu tố Hệ thống quảnlýan toàn

17 QL1 Mọi ngườiđều chịutrách nhiệm vềantoàn, không chỉ nhằn viên an toàn

18 QL2 Trách nhiệm an toàn và trách nhiệm giải 2019 trình đượcmô tả rõ ràng

19 QL3 Có các nhân viên an toàn chuyên trách và họ thường xuyên quan sát và sửachữa các

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn hành vi không an toàn của nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường nhận thức được rằng việc thực hiện không an toàn sẽ bị trừng phạt và không đượcdung thứ

Yếu tố Thái độ an toàn

21 TD1 Tôi nghĩ rằng công việcngoài hiện trường làrất nguy hiểm

Tôi nghĩ rằng các biện pháp an toàn do công ty quy định sẽ làm giảm hiệu suất công việc của tôi

23 TD3 Tôi nghĩ tai nạn trong công việc hầu hết là do xui rủi.

Tôi nghĩnếu nhân viên có thể tham gia các khóa đào tạo, họ có thể cải thiện hiệu quả an toàn.

Tôi sẽ chú ý đến an toàn lao động của đồng nghiệp hoặc công nhân tại hiện trường và nhắc nhở họ tuân thủ các quy định về an toàn

Hành vi sai sótcá nhân

26 SS1 Tôi thường bỏ qua một số bước của quy trình đểthực hiện công việcnhanh hon

Tôi có thể thực hiện một công việc mà tôi đã quen thuộc mà không cần đọc kỹ quy trình và hướng dẫn

Tôi chấp nhận rủi ro về an toàn phát sinh trong khi thực hiện công việc mà không báo cáovới các bên khác

TT Mã hoá Diễn giải Nguồn

29 SS4 Tôi bỏ qua các lỗi nhỏ của nhà thầu mà mình cho là không quan trọng

Tôitự tin cóthể thayđổithiết kế để thiết bị hoạt động tốt hơn mà không cần báo cáo chocác bên liên quan

Hành vi công dân an toàn

31 CD1 Tôi sẽ hướng dẫncác quy trình làm việcan toàn của công tycho nhân viên mới.

Tôi sẽ báo cáo cấp trên kịp thời về những nguy cơtiềm ẩn về tai nạn mất an toàn lao động.

33 CD3 Tôi sẽ tích cựchọc hỏi những kiến thức an toàn mới

Tôi sẽ tích cực tìm hiểu việccải tiến và cập nhật các chính sách vàquy trình an toàn có liên quan.

Tôi sẽ báo cáo kịp thời những nội dung chưathực tế trong quy định antoàn lên cấp trên và đề xuất các biện pháp cải thiện.

3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đối tượng khảo sát là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các phòng ban liên quan trực tiếp đến công tác sản xuấtnhư: phòng sản xuất, bảo dưỡng, an toàn,tại các công ty chế biến dầu khí tại Việt Nam Nhân sự được chọn khảo sát đều liên quan đến công tác trực tiếp sản xuất, vận hànhtrựctiếp trên các máymóc, thiết bị, cũng như thực hiện sửa chữa, bảodưỡng, quản lý các nhà thầu phụ thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng trên công trường, tất cảcác tác vụ thực hiện hàng ngày đều có liên quan đến an toàn, do vậy, dữ liệu thu thập sẽ chính xác hon Nghiên cứu được thực hiện 05 công ty Dữ liệu thu thập được xử lýbằng phần mềm SPSS 24.0 với các phưong pháp như thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tíchtưong quan, phân tích yếu tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để tìm ra mô hìnhnghiên cứu chính thức.

Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu

3.5.1 Công cụ thu thập dữ liệu

Bảng khảo sát gồm 2 phần Phần 1 gồm những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhằn như giói tính, độ tuổi, vị trí làm việc, trình độ học vấn, số năm côngtác Phần 2 gồm những câu hỏi làcác biến quan sát Các biến quan sát này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ vói 1 = “hoàn toàn không đồng ý”, 2 = “không đồng ý”, 3 = “bình thường”, 4 = “đồng ý”, 5 = “hoàn toàn đồng ý” Ngoài ra, bảng khảo sát cũng hỏi thêm vềtên và số điện thoại củangười được khảo sát để liên hệnếu có thắc mắc.

3.5.2 Xác định kích thước mâu và phương pháp chọn mâu

Hiện nay có một số công thức tính mẫu điều tra, tùy theo từng nghiên cứumà cónhững phương pháp chọn mẫu phù hợp Đối vói một khảo sátthông thường, tỉ lệ cỡ mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Bentier& Chou, 1987) Trong nghiên cứu này, bảng khảo sát gồm 35 biến quan sát nên kích thước mẫu tối thiểu là 165 Tuy nghiên, số mẫu càng nhiều thì sai số thốngkê cànggiảm Do đó, kích thước mẫu đượcchọncho nghiên cứu này là 236.

Cáccông tyđượclựa chọn là nhữngcông ty lớn, có bề dày lịch sử trongngành dầu khí.Mau sẽ được lựa chọn theo phưong pháp thuận tiện và khảo sát được thực hiện qua mạng, phưong tiện googlesheet.

3.5.3 Quy trình thu thập dữ liệu Đầu tiên, dữ liệu thứ cấp được thuthậptừ nhiều nguồn khác nhaunhư từ sách, các công trình nghiên cứu đã được công bố và các dữ liệu trên Internet Sau đó, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Tổng số phiếu được phân phát là 250 phiếu, thu lại 240 phiếu Sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ, còn lại 236 phiếu (khoảng 94.4%) cóthể sử dụng được cho việcphân tích.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm mục đích đo độ tin cậy và loại những biến không phù hợp vì những nhân tố giả sẽ được tạo thêm và tạo ra các biến rác trong quá trình nghiên cứu TheoNguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang(Thọ & Trang,2009) thì kiểm định độ tin cậy của thang đonhằm kiểm tra sựchặt chẽvà sự tương quan giữacác biến quan sát và biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha cho phép đánh giá các biến quan sát có phù hợp không Theo đó sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và thang đo đạt tiêu chuẩn khi có độ tin cậy Cronbach’s Alphalớn hơn 0,6 (Hệ so Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao). Đánh giá Cronbach’s Alpha theo các tiêu chí:

- Cronbach’s Alpha 0,6 - 0,7: Chấp nhận đượcvới các nghiên cứu mới

- Cronbach’s Alpha 0,7 - 0,8: Chấp nhận được

- Cronbach’s Alpha > 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét lại các biến quan sátcó hiện tượng trùngbiến.

3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích yếu tố khám phá là để đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giátrị phân biệt (Hair et ai., 2010) Phương pháp phân tích nhằn tố khám phá thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩalà không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau Phân tích nhân tố khám phá dùng để rút gọn mộttập k biến quan sát thành mộttập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (FactorLoading), hệ số nàycho biết mỗi biến đo lường thuộc về nhân tố nào.

Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 < KMO < 1) thể hiện phân tíchnhân tố làphù hợp Phân tích nhân tốkhám phá phải thỏa mãn hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0,5 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig< 0,05)chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Các biến có trọng số không rõ cho mộtnhân tố nào thì cũng bị loại.

■ Factor Loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu.

■ Factor Loading > 0,4 được xem là quan trọng.

■ Factor Loading >0,5 được xem làcóý nghĩathực tiễn.

Tổng phương sai trích(Total Varicance Explained) đạt giátrịtừ 50% trở lên Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 thì nhân tố rút racó ý nghĩa tóm tắt thông tin tốtnhất (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.6.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo bang CFA

Phần này trình bày kết quả kiểm định các mô hình thang đobằng phương phápphân tích nhân tố khẳng định (CFA) thông qua phần mêm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS Đẻ đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu gồm: Chi-bình phương, Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do(CMIN/df), chỉ so GFI,chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparative fitindex), chỉ so TLI (Tucker & Lewis), chỉ so và chỉ số RMSEA Mô hình được xem làphù hợp với dữ liệu thực tế khi CMIN/df có giá trị < 2 (theo Carmines và McIver (1981) thì trong một số trường hợp vẫn có thể chấp nhận CMIN/df < 3), GFI, TLI và CFI > 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), chỉ so RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) có giá trị 0,9, CMIN/df < 3 và RMSEA < 0,08.

Trong chương 3, quytrình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để xâydựng và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết được trình bày Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứuchính thức Ngoài ra, chương này cũng mô tảvề dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu (công cụ thu thập, cách thức xác định và chọn mẫu) Bên cạnh đó, phương pháp phân tích dữ liệucũng được trình bày.

KẾT QUẢ NGHIÊN cúư VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng an toàn trong ngành dầu khí Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành Dầu khí làmột ngành kinh tế trọng điểm bao gồm các đơn vị như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), có đónggóp lớn cho sựpháttriển của đất nước Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng luôn có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhànước, chiếm tỷ trọng caotrong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và thu hút các nhà đầu tưnước ngoài mang vốn và công nghệ hiện đại vào Việt Nam Theo Báo Kiểm Toán, trong năm 2022, tổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN đạt 931,000 tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch năm và tăng 48% so với năm 2021 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 82,000 tỷ đồng, vượt 3,3 lần so với kế hoạch và tăng 60% so với thực hiện năm

2021, nộp ngân sách nhànước đạt trên 170,000 tỷ đồng, vượt 2,64 lần so với kế hoạch năm và tăng 52%sovới thực hiện năm 2021 Bên cạnh vaitrò làngành có đóng góp lớn trong GDP quốc gia, ngành dầu khí còn có vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Theo báo cáo về tình hình an toàn sức khỏe môitrườngcủa Tập đoàn dầu khíViệt Nam năm 2020 Tình hình tai nạn trong ngành dầu khí Việt Nam

Bảng 4.1 Thống kê số liệu an toàn sức khỏe giai đoạn 2016 - 2020

4 Số ngày công bị mất (ngày)

5 Số người bị bệnh nghềnghiệp

6 TRIR(tai nạn/triệu giờ)

7 LTIF (tai nạn/triệu giờ)

Nguồn: Báo cáo an toànsức khỏemôi trường 2020 (PVN)

Năm 2020, tổng số vụ tai nạn ghi nhận là 31 vụ, giảm 31% với năm 2019; chỉ số tổngtỉ lệ thư ong tật được ghi nhận (Total Recordable InjuryRate - TRIR) và tan suất so tainạn mat ngày công (Lost Time Injury Frequency - LTIF) trong toàn Tập đoàn cũng giảm đáng kể so với năm 2019, lần lượt giảm tưong ứng ở mức 33% và 76% Sự giảm đáng kể số lượng tai nạn và mức độ tổn thưong do tainạn lao độngcho thấy công tác quản lý ATSKMT củaTập đoàn trong năm 2020 đạt hiệu quả tốt.

Theo thống kê, tỷ lệ thư ong tật và tần suất tai nạn mất ngày công năm 2016-2020 có chiều hướng tăng Tuy nhiên, nửa cuối giai đoạn này lại có sự giảm về mức độ nghiêm trọng Điều này cho thấy các biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động toàn Tập đoàn đã phát huy hiệu quả cả trong việc bảo vệ lẫn giảm tác động của tai nạn đến sức khỏe người lao động.

Thông kê ty lệ thương tật và tăn sô' tai nạn mất ngày công giai đoạn 2016 - 2020

■ Số giờ làm việc (triệu giờ) ■ TRIR ■ LTIF

Hình 4.1 Thốngkêthương tậtvàtần số tai nạn mất ngày công giai đoạn 2016-2020

Nguồn:Báo cáo an toàn sire khỏe mòi trường 2020 (PVN)

Sovới năm 2020, tổng số lao động mắc bệnh nghề nghiệp giảm sovớinăm 2019 Nhìn chung, tổng số lao động mắc bệnhnghề nghiệp nằm ở mức trung bình so với giai đoạn

Hình 4.2 Số lao động bịbệnhnghề nghiệp giaiđoạn 2016-2020

Nguồn:Báo cáo an toàn sứckhỏe môi trường 2020 (PVN)

Thấu hiểu rằng đa phần sự cố, tai nạn công nghệ đều do hành vi không an toàn của con người gây ra chứ không phải do thiết bị hay điều kiện, PVN chú trọng phát triển văn hóa an toàn trong các đơn vị thuộc Tập đoàn, nỗ lực thay đổi hành vi của người lao động từ "phải tuân thủ" sang "mong muốn tuân thủ" các quy định an toàn.

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1 Mô tả mâu cho nghiên cứu

Theo kết quả phân tích, vói 236 người được khảo sát thì giới tính nam có 219 người chiếm tỷ lệ 92.8%, giói tính nữ có 17 người chiếm tỷ lệ 7.2% (Phụ lục 3.1) Như vậy, tỷ lệ nam và nữ trong cuộc khảo sát này khá chênh lệch do đặc thù trong ngành dầu khí, nhân sự trựctiếptham giasản xuấtthường là nam giói.

Số lượng người tham gia khảo sát theo độ tuổi từ 26-35 tuổi là34 người (14.4%) Tiếp đến là những người tham gia trong độ tuổi 36 đến 45 vói 180 người (76.3%) Tiếp theo là người tham gia có độ tuổi từ 46 đến 55 với 19 người (8.1%) Chiếm tỷ lệ ít nhất là 1.3% với 03 người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 56 trở lên (Phụ lục3.2) Sở dĩcó sự chênh lệch vềđộ tuổi là do ngành dầu khí cần nhân lực có tuổi đời trẻ,nhất là lực lượng sản xuấttrựctiếp (Vận hành, bảo dưỡng, an toàn).

Theo kết quả từ Phụ lục 3.3,những người tham gia khảo sát làtrưởng nhóm/Tổ trưởng có 47người (19.9%) Keđến, nhóm Nhân viênhiện trường/Nhân viên phòng điều khiển chiếm tỉ lệ lớn nhất 53.4% với 126 người, nhóm Kỹ sư giám sát/vận hành/trưỏng ca là

45 người (19,1%) tham gia khảo sát, trong đó 18 người (7,6%) là lãnh đạo cấp phó phòng trở lên Cuộc khảo sát có sự tham gia của mọi cấp bậc trong công ty, đặc biệt là nhóm nhân sự hoạt động trực tiếp tại hiện trường (tỷ lệ đáng kể) Nhóm này đóng vai trò chủ chốt trong công tác an toàn khi thực hiện hầu hết các nhiệm vụ vận hành sản xuất và bảo trì.

Những người tham gia có trình độ cao đẳng, đại học chiếm đa số với 70% (165 người) Xếp sau là nhóm có trình độ trên đại học với tỷ lệ 16,1% (38 người) Đối với trình độ trung cấp trở xuống, số người tham gia khảo sát là 33 người, chiếm 14%.

Như vậy, liên quan đến trình độ học vấn thì có sự chênh lệch lớn giữa trình độ cao đẳng/đại học với các nhóm còn lại.

Số lượng người tham gia khảo sát có kinh nghiệm làm việc trong khoảng 10-20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất, gần bằng thời gian tồn tại của các nhà máy chế biến dầu khí, cho thấy chất lượng trả lời của họ sẽ cao.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Trung bình thang đonếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cam kết của lãnh đạo (CK): Cronbach’s Alpha = 0.701

CK4 11.23 5.420 0.378 0.704 Đào tạo về an toàn (DT): Cronbach’s Alpha= 0.844

Tâm lý an toàn trong công việc (TL): Cronbach’s Alpha = 0.872

Hợp tác và chia sẻ thông tin (HT): Cronbach’s Alpha = 0.849

Hệ thống quản lý an toàn: Cronbach’s Alpha = 0.687

Thái độ an toàn (TD): Cronbach’s Alpha = 0.768

Hành vi sai sót cá nhân (SS): Cronbach’s Alpha = 0.783

Nguồn: Từ kết quả xử ỉý dữ ỉiệu thu thập

Hành vi công dân an toàn (CD): Cronbach’s Alpha =0.747

Nhìn chung, hầu hết các thang đo đều đạtyêu cầu về độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng của các biến quan sátđều có hệ số lớn hơn 0.3 Thang đo “Hệ thống quản lý an toàn” cho kết quả phân tích có hệ số tương quan biến tổng của biến quan sátQL4 là-0.027 1, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tốthì nhân tố rút racó ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Tổng phương sai trích = 72.402%chứng tỏ rằng 72.402% biến thiên của dữ liệu được giải thíchbởi 5nhân tố.

4.2.3.2 Phân tích nhân to khám phá cho biếnphụ thuộc

Kết quả từPhụ lục 5.3ccho thấy thành phần SS4 có hệ số tải nhân tofactor loading nhỏ hơn 0.5 Thành phần này bị loại vì khôngthuộc nhân tố nào cả.

Sau khi loại thànhphần SS4, phân tích lại thì thànhphần SS5 có hệ số tải nhân to factor loadingnhỏ hơn 0.5 Thành phần nàytiếp tục bị loại vì không thuộc nhân tố nào cả Kết quả từ Phụ lục 5.4c

Sau khi loại thành phần SS5, phân tích lại cho thấy kết quả tính hệ số đo luờng mức độ phù hợpcủa môhình phân tích nhân tố(KMO)và kiểm định mức ý nghĩa của mô hình phân tích nhân to (Bartlett’sTest) cho thấy hệ số KMO = 0.796 > 0.5 nên phân tích nhằn tố là thích hợp Giátrị Sig (Bartlett’s Test) = 0.000 1, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắtthông tin tốt nhất Tổng phưong sai trích = 73.967% chứng tỏ rằng 73.967% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 3 nhân tố Kết quả phân tích thể hiện các biến quan sát đều đã thỏa mãn các yêu cầu phân tích nhân tố là hệ so Factor Loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 Ma trận xoay nhân tố gom 11 biến quan sát thành 3 nhómnhân tố (Phụ lục 5.5c).

Như vậy, qua phân tích nhân tốkhám phá EFA, môhình vẫn giữnguyên 8 thang đo với

4.2.4 Phân tích nhân tổ khẳng định (CFA)

4.2.4 ỉ Đánh giá độphù hợp mô hình

Chi-squareA3.192; df22; P=.000 Chi-square/df=1.283; GFI=O 889 TLI=0.967; CFI=0.972; RMSEA=0.035 Hình 4.3 Môhình CFA của môhình nghiên cứu (chuẩn hóa)

Ket quả CFA của mô hình đuợc trình bày trong hình 4.3 Mô hình có 322 bậctụ do, các trọng số củacácnhântố đều >0.5, đạtgiátrịhội tụ Chi-bình phuơng bằng 413.192 với giá trịp = 0.000 Ket quả CFA cho thấy mô hìnhnày có độ phùhợp với dữ liệu khảo sát khi các chỉ tiêu đềuđạt yêu cầu vớiGFI = 0.889, TLI = 0.967, CFI = 0.972, CMIN/df

= 1.283 và RMSEA = 0.035 (TLI, CFI > 0.9; GFI * 0.9) CMIN/df < 2 và RMSEA

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1 Mô hình  các  thành phần của  văn hóa an toàn  của  Speegle  (2012) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 2.1 Mô hình các thành phần của văn hóa an toàn của Speegle (2012) (Trang 27)
Hình  2.2  Lý  thuyết  về  hành vi  hoạch  định  (Ajzen,  1991) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 2.2 Lý thuyết về hành vi hoạch định (Ajzen, 1991) (Trang 31)
Hình 2.3  Mô  hình  nghiên  cứu  của Mengjie  Li et  al. (2019) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Mengjie Li et al. (2019) (Trang 34)
Hình  2.4 Mô  hình  nghiên cứu của  Erman  et al. (2019) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 2.4 Mô hình nghiên cứu của Erman et al. (2019) (Trang 36)
Hình 2.5 Mô  hình nghiên cứu của  Yujingyang Xue et al.  (2020) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Yujingyang Xue et al. (2020) (Trang 38)
Hình  2.6 Mô  hình  nghiên  cứu  của  Sari Tappura et  al. (2022) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 2.6 Mô hình nghiên cứu của Sari Tappura et al. (2022) (Trang 39)
Hình 2.7  Mô hình nghiên cứu củaXiangcheng Meng  et al.  (2021) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu củaXiangcheng Meng et al. (2021) (Trang 40)
Hình  2.8 Mô  hình  nghiên  cứu  đề  xuất - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 52)
Bảng 3.1 Các  bước  tiến  hành  nghiên cứu - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu (Trang 55)
Hình 3.1  Quy  trình nghiên cứu - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 56)
Bảng  3.2 Thang đo  Văn  hóa an toàn - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 3.2 Thang đo Văn hóa an toàn (Trang 57)
Bảng  3.4 Thang đo Hành  vi sai  sót  cá nhằn - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 3.4 Thang đo Hành vi sai sót cá nhằn (Trang 59)
Bảng 3.5  Thang  đo  Hành  vi công dân  an toàn - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 3.5 Thang đo Hành vi công dân an toàn (Trang 60)
Bảng  3.6 Biến  quan sát và  mã hóa thang đo - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 3.6 Biến quan sát và mã hóa thang đo (Trang 61)
Bảng 3.7 Tổng  hợp bảng thang  đo  sau  nghiên cứu  định tính - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 3.7 Tổng hợp bảng thang đo sau nghiên cứu định tính (Trang 65)
Bảng  4.1 Thống kê  số  liệu an  toàn  sức khỏe giai đoạn 2016  - 2020 - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 4.1 Thống kê số liệu an toàn sức khỏe giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 75)
Hình  4.1 Thống kê thương  tật và tần  số  tai  nạn mất  ngày  công  giai đoạn  2016-2020 - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 4.1 Thống kê thương tật và tần số tai nạn mất ngày công giai đoạn 2016-2020 (Trang 76)
Hình  4.2 Số lao  động  bị bệnh nghề nghiệp giai đoạn  2016-2020 - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 4.2 Số lao động bị bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 (Trang 76)
Bảng  4.2 Kết  quả  kiểm định  Cronbach’ s  Alpha - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’ s Alpha (Trang 78)
Bảng  4.3  Tổng  hợp các  biến  sau  khi  phân  tích  Cronbach ’ s  Alpha trong nghiên  cứu định  lượng - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 4.3 Tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach ’ s Alpha trong nghiên cứu định lượng (Trang 80)
Hình  4.3  Mô hình  CFA  của  mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 4.3 Mô hình CFA của mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) (Trang 83)
Bảng 4.4 Bảng đánh  giá độ  tin  cậy  của thang đo - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 4.4 Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo (Trang 84)
Bảng 4.5 Các  hệ  sô  chưa chuân hóa và  đã  chuân  hóa - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 4.5 Các hệ sô chưa chuân hóa và đã chuân hóa (Trang 85)
Bảng 4.6 Giá  trị phân  biệt của  thang đo - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 4.6 Giá trị phân biệt của thang đo (Trang 86)
Hình  4.4 Mô hình cấu trúc tuyến  tính SEM - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 4.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Trang 87)
Bảng  4.7  Ket  quả phân  tích mô hình  cấu trúc  tuyến  tính  SEM - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
ng 4.7 Ket quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Trang 87)
Bảng 4.8 Kết quả  phân  tích  giả  thuyết - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
Bảng 4.8 Kết quả phân tích giả thuyết (Trang 88)
Hình  4.5  Kết  quả mô hình cấu trúc tuyến  tính Thảo  luận kết  quả nghiên cứu: - ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến thái độ an toàn hành vi sai sót cá nhân và hành vi công dân an toàn nghiên cứu trong ngành dầu khí việt nam
nh 4.5 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính Thảo luận kết quả nghiên cứu: (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w