1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây Fragaria ananassa L.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trần Đông Phương
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • sau 8 tuần nuôi cấy (0)
    • 1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DÂU TÂY (14)
      • 1.1 Sơ lược về họ Hoa hồng Rosaceae (14)
      • 1.2 Sơ lược về cây Dâu Tây Fragaria ananassa L (15)
        • 1.2.1 Vị trí phân loại (15)
        • 1.2.2 Nguồn gốc, phân bố (15)
        • 1.2.3 Đặc tính sinh học (16)
        • 1.2.4 Thành phần và công dụng (17)
        • 1.2.5 Giá trị kinh tế (20)
      • 1.3 Phương pháp nhân giống Dâu tây (20)
        • 1.3.1 Phương pháp truyền thống (20)
        • 1.3.2 Phương pháp nhân giống in vitro (20)
      • 1.4 Phát sinh hình thái (21)
        • 1.4.1 Phát sinh hình thái chồi bất định (21)
        • 1.4.2 Sự phát sinh hình thái rễ bất định (22)
        • 1.4.3 Sự tạo mô sẹo (23)
      • 1.5 Nuôi cấy mô thực vật (24)
        • 1.5.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô thực vật (24)
        • 1.5.2 Vai trò của nuôi cấy mô thực vật (25)
      • 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật (25)
        • 1.6.1 Yếu tố vô trùng (26)
        • 1.6.2 Kỹ thuật vô trùng (26)
      • 1.7 Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng thực vật (27)
        • 1.7.1 Auxin (28)
        • 1.7.2 Cytokinin (29)
      • 1.8 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô (31)
        • 1.8.1 Ánh sáng (31)
        • 1.8.2 Nhiệt độ (32)
        • 1.8.3 pH (32)
        • 1.8.4 Sự thoáng khí (32)
        • 1.8.5 Muối khoáng (32)
        • 1.8.6 Nguồn Carbon (33)
        • 1.8.7 Vitamin (33)
        • 1.8.8 Agar (33)
        • 1.8.9 Oligosacharide (33)
    • 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP (35)
      • 2.1 Vật liệu (35)
        • 2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện (35)
        • 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu (35)
        • 2.1.3 Thiết bị và dụng cụ (35)
        • 2.1.4 Hóa chất (35)
        • 2.1.5 Điều kiện nuôi cấy (0)
        • 2.1.6 Môi trường nuôi cấy (0)
      • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (37)
        • 2.2.1 Thí nghiệm 1: Tạo cây con vô trùng từ nguồn vật liệu ban đầu (hạt được tách từ quả Dâu tây tươi) (37)
        • 2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật BA đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro (38)
        • 2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết đậu nành đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro (40)
        • 2.2.5 Thí nghiệm 5: Giải phẫu rễ, thân, lá của cây Dâu tây in vitro và ngoài tự nhiên dưới kính hiển vi quang học (41)
        • 2.2.6 Xử lý số liệu (42)
    • 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (44)
      • 3.1 Tạo cây con vô trùng từ nguồn vật liệu ban đầu (hạt được tách từ quả Dâu tây tươi) (44)
      • 3.2 Sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật BA đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro (45)
      • 3.3 Sự ảnh hưởng của nước dừa đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây (47)
      • 3.4 Sự ảnh hưởng của dịch chiết đậu nành đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro (49)
      • 3.5 Hình thái, cấu trúc các cơ quan sinh dưỡng cây Dâu tây in vitro và ngoài tự nhiên dưới kính hiển vi quang học (50)
      • 4.1 Kết luận (54)
      • 4.2 Đề nghị (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)

Nội dung

Dựa trên những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô và vấn đề cấp thiết từ thực tế trong việc nhân giống, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chi

tuần nuôi cấy

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DÂU TÂY

Họ Hoa hồng là một họ lớn trong thực vật, với khoảng 2.000 - 4.000 loài trong khoảng 90 - 120 chi, tùy theo hệ thống phân loại Hiện tại hệ thống APG II công nhận 2.520 loài trong 90 chi Theo truyền thống nó được chia thành 4 phân họ: Rosoideae, Spiraeoideae, Maloideae, Amygdaloideae Quan điểm hiện đại hơn gần đây, chia họ này thành 3 phân họ, một trong đó là Rosoideae gần như không thay đổi Hai phân họ kia là Dryadoideae và Spiraeoideae (bao gồm một phần các phân họ Spiraeoideae, Maloideae và Amygdaloideae cũ)

Phân họ Rosoideae: Theo truyền thống bao gồm các chi có quả nhỏ, là dạng quả bế hay quả hạch nhỏ và thường có phần cùi thịt của quả (ví dụ Dâu tây) là hypanthium (ống hoa) hay cuống mang các lá noãn

Phân họ này khá đa dạng, gồm cây gỗ, cây bụi, cây cỏ nhiều năm Chúng rất khác nhau về hình dạng bên ngoài, có lá mọc cách hay mọc đối, đơn hoặc kép, có lá kèm, đôi khi lá kèm dính với cuống lá Hoa đều, lưỡng tính, hoa mọc đơn độc hay thành cụm Đế hoa lồi (Rubus) hay đế hoa bằng (Ma.1.lus) hoặc đế hình nõn chén (Rosa), phần trên đính với gốc đài và cánh hoa Bao hoa 5 mẫu đôi khi mẫu 3 - 4 hoặc nhiều hơn 5 Nhị thường phát triển hướng tâm, có khi có số lượng cố định (5 hoặc 10) hoặc tiêu giảm, xếp vòng Bộ nhụy có noãn rời, một số chi có một lá noãn Bầu trên hoặc dưới Trong mỗi lá noãn hoặc mỗi ô của bầu có một vài noãn đảo hay cong Quả gồm nhiều quả nhỏ rời nhau hoặc quả mọng hay quả hạch Quả có khi là quả giả do đế hoa phát triển thành Công thức hoa: *K5C5 A∞G∞ Hạt thường không nội nhũ

1.2 Sơ lược về cây Dâu Tây Fragaria ananassa L

Trong hệ thống phân loại thực vật, Dâu tây thuộc

Họ: Họ Hoa Hồng (Rosaceae)

Cây Dâu tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó được người châu Âu đưa về lai tạo và trồng ở châu Âu vào thế kỷ 18 Đến thập niên 1940, người Pháp đưa vào Việt Nam, trồng ở Đà Lạt

Có khoảng 10 loài thuộc chi Fragaria, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới Ở Việt Nam, chi này có 3 loài, trong đó có 2 loài là cây nhập nội và đều có tên là Dâu tây Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788 Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới Dâu tây được ưa chuộng nhờ có mùi thơm hấp dẫn cùng vị ngọt lẫn chua

Dâu tây là loài cây ưa sáng và ưa khí hậu ẩm mát Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác nên Dâu tây được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng vào khoảng 15 - 20 o C Nhiệt độ xuống thấp dưới 0 o C sẽ làm cho quả bị đen Do đó, ở các nước nhiệt đới như Malaysia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam, Dâu tây chỉ trồng được ở vùng núi cao trên 1000 m và điều kiện thời tiết quanh năm mát mẻ Dâu tây có có khả năng mọc chồi từ các mấu của thân bò Cây thường phát triển dày đặc và khó phân biệt từng cá thể Ở Đà Lạt, cây thường ra hoa vào vụ đông xuân Năng suất và chất lượng của quả phụ thuộc vào từng loại giống khác nhau

Hình 1.1 Giống Dâu Tây New Zealand

Dâu tây thuộc loại cây thân thảo, sống đa niên, thân ngắn với nhiều lá mọc rất gần nhau Chồi nách được mọc từ nách lá, tuỳ vào điều kiện môi trường và đặc tính ra hoa của từng giống, các chồi nách có thể phát triển thành thân nhánh, thân bò hoặc phát hoa (Trần Lê Minh Phúc, 2015)

Lá: lá có hình dạng, cấu trúc, độ dày và lượng lông tơ thay đổi tùy theo giống Hầu hết các giống Dâu tây đều có lá kép với 3 lá chét, một số giống có lá kép với 4 hoặc 5 lá chét Mép lá có răng cưa Cuống lá dài, cuống lá thường có màu trắng khi lá còn non và chuyển sang màu đỏ của đất khi lá già Lá hầu hết của tất cả các giống chỉ sống được vài tháng rồi rụng, vào mùa lạnh giá, cây vẫn tồn tại nhưng không có lá (Trần Lê Minh Phúc, 2015)

Hoa: hoa Dâu tây phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa Bao hoa mẫu 5 Hoa có 5 cánh tràng mỏng, màu trắng, hơi tròn Hoa lưỡng tính Dâu tây là loài giao phấn nhưng thông qua hình thức tự thụ phấn để gia tăng tần suất các gen mong muốn và tạo ra một số loài (Phan Thị Mỹ Trâm và cs, 2012)

Nhị có số lượng là bội số của 5 Bộ nhụy thường gồm 2 - 5 lá noãn rời nhau ở giữa Khi thành quả thì dính vào nhau và dính cả vào đế hoa làm thành một quả giả mà phần ăn được là do đế hoa phát triển Sự thụ phấn của dâu tây phụ thuộc vào côn trùng, thông thường do loài ong thụ phấn Phấn hoa không bị phán tán ra bên ngoài trước khi hoa nở Hạt phấn có thể sống được từ 2 - 3 ngày và núm nhụy có thể tiếp nhận hạt phấn trong vòng 8 - 10 ngày Sự thụ phấn xảy ra sau 24 - 48 giờ tính từ lúc nhụy tiếp cận hạt phấn (Dương Tấn Nhựt và cs, 2004)

Quả: là một loại quả giả do đế hoa phình to, quả thật nằm ở bên ngoài quả giả Quả có hình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín, quả có màu hồng hoặc màu đỏ tuỳ từng giống (Phan Thị Mỹ Trâm và cs, 2012) Quả Dâu tây có mùi thơm, vị ngọt lẫn vị chua Phụi của Dõu tõy chứa 2 lỏ mầm hỡnh ẵ elip, bờn trong chứa protein và chất béo, không chứa tinh bột, phía chính giữa là lõi Sau khi 2 lớp vỏ được tách ra bởi các bó mạch thì hạt yêu cầu chất dinh dưỡng để phôi phát triển (Dương Tấn Nhựt và cs, 2004)

Rễ: hệ thống rễ chùm, rễ phát triển ở độ sâu cách mặt đất khoảng 30 cm Rễ cơ bản được phát sinh từ đỉnh sinh trưởng và sau đó mọc trực tiếp xuống đất Phẫu hình của rễ thuộc dạng mầm (hai lá mầm) Những rễ mọc thêm cũng mọc xung quanh từ đỉnh sinh trưởng Những rễ nhánh thường dài 2 - 5 cm nếu được cung cấp nước đầy đủ chúng sẽ chuyển sang dạng bó sợi Thông thường, cây Dâu tây có từ 20 - 30 rễ chính và hàng trăm rễ thứ cấp Rễ chính có thể sống được từ 2 - 3 năm phụ thuộc vào chủng loài và điều kiện môi trường Rễ Dâu tây thường bị các loài nấm tấn công để làm nơi phát triển và sinh sản

1.2.4 Thành phần và công dụng

Dâu tây là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao Trong phần thịt của quả dâu có chứa các loại vitamin A, B1, B2 và đặc biệt là có hàm lượng vitamin C khá cao, cao hơn cả Cam, Dưa hấu Nhờ có hàm lượng vitamin C khá cao nên mang đến nhiều lợi ích cho con người: Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm, chống stress, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, phòng chống ung thư và ngăn ngừa các nếp nhăn giúp làm đẹp da

Quả Dâu tây là nguồn chất xơ, iốt tốt cho cơ thể, có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol và chứa các hợp chất chống oxi hóa (Bùi Trang Việt, 2003) Loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn Cà chua (Dâu tây chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 10 lần Cà chua), Kiwi, hoa lơ xanh hay những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa dùng Bên cạnh đó, Dâu tây còn tác dụng chữa bệnh Theo đông y, Dâu tây có vị ngọt, chua, tính mát, bổ phổi, điều hòa chức năng tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc Vì vậy, quả Dâu có thể điều trị các chứng: ho do phổi nóng, cổ họng sưng đau, chán ăn, tiểu ngắn, tiểu gắt, thiếu máu suy nhược, ung nhọt, say rượu Ở một số nước như Mỹ, Đức, quả Dâu tây còn được sử dụng để làm thuốc ổn định tiêu hóa, chống sỏi mật, chữa bệnh về thần kinh, mất ngủ, tạo sự thèm ăn, … Quả Dâu tây giàu các hợp chất chống oxy hóa quan trọng và cũng là nguồn cung cấp chính acid ellagic và các flavonoid mà đặc biệt là hai anthocyanin, peonidin - 3 - glucoside và cyanidin - 3 - glucoside có tác dụng giảm nguy cơ ung thư (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002)

Giá trị dinh dưỡng của quả Dâu tây (Hannum S M., 2002)

Bảng 1.1 : Thành phần dinh dưỡng của quả Dâu Tây (Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ USDA, 2018)

Thành phần dinh dưỡng Đơn vị 100g ăn được

Nhờ có giá trị dinh dưỡng trên nên Dâu tây mang nhiều lợi ích cho con người như: Đốt cháy chất béo: Màu đỏ của Dâu tây thể hiện chất anthocyanins, chất này có tác dụng đốt cháy chất béo Theo nghiên cứu trên động vật cho thấy, những loài động vật ăn chất béo có thêm anthocyanins trong thức ăn giảm 24% trọng lượng so với các loại động vật ăn chất béo nhưng không thêm anthocyanins

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

− Thời gian: từ tháng 05/2020 đến tháng 08/2020

− Địa điểm: phòng thí nghiệm Công Nghệ Tế Bào Thực Vật – Khoa Công nghệ sinh học – Cơ sở 3 Bình Dương – Trường đại học Mở Tp Hồ Chí Minh

Mẫu chồi cây Dâu Tây có nguồn gốc từ hạt được nuôi cấy in vitro tại phòng thí nghiệm Công Nghệ Tế Bào Thực Vật – Khoa Công nghệ sinh học – Cơ sở 3 Bình Dương – Trường đại học Mở Tp Hồ Chí Minh dùng làm vật liệu khởi đầu nuôi cấy in vitro

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ

− Phòng chuẩn bị môi trường, phòng hấp khử trùng, phòng bảo quản hóa chất: nồi hấp, máy cất nước một lần, lò vi sóng, tủ lạnh, máy đo pH, cân kỹ thuật, cân phân tích, đĩa petri, erlen,

− Phòng cấy vô trùng: tủ cấy, máy điều hòa, dao cây, kẹp, đèn cồn,

− Phòng nuôi mẫu: máy điều hòa, kệ sắt, nhiệt kế, đèn chiếu sáng,

− Các hóa chất pha môi trường nuôi cấy thực vật MS

− Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật: BA với các nồng độ 0,25 – 1,75mg/L

− Nước dừa non với các nồng độ từ 0,625 – 4,375%

− Dịch chiết đậu nành với các nồng độ từ 0,625 – 5%

− Cường độ chiếu sáng: 2000 - 3000 lux

− Thời gian chiếu sáng: 12 giờ/ngày

Môi trường nuôi cấy được sử dụng là môi trường cơ bản MS có bổ sung:

− Chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng để khảo sát khả năng nhân nhanh chồi in vitro là BA

− Sử dụng nước dừa và dịch chiết đậu nành để khảo sát khả năng nhân nhanh chồi in vitro Sử dụng chai thủy tinh 500 mL, cho vào mỗi chai 50 mL môi trường, được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất 1 atm trong vòng 20 phút

Bảng 2.1 : Thành phần môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962)

Thành phần môi trường MS Nồng độ (mg/L) Đa lượng

Bảng 2.2 : Thành phần vitamin Morel

2.2.1 Thí nghiệm 1: Tạo cây con vô trùng từ nguồn vật liệu ban đầu (hạt được tách từ quả Dâu tây tươi).

■ Mục đích thí nghiệm: Tạo cây con vô trùng từ nguồn vật liệu ban đầu để tiến hành khảo sát.

■ Bố trí thí nghiệm: Hạt Dâu tây sau khi được tách từ quả dâu tươi được cấy khử vào môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L.

Hình 2.1 Quả Dâu tây Hình 2.2 Hạt Dâu tây

Khử trùng mẫu hạt: hạt Dâu tây sau khi được tách từ quả dâu tươi đem phơi khô, loại bỏ bụi bẩn và hạt lép, sau đó được rửa bằng nước xà phòng loãng và rửa lại dưới vòi nước chảy Tiếp theo, hạt được khử trùng bằng Javel, cồn 70 ° và rửa lại 3 - 4 lần bằng nước cất vô trùng, sau đó được cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate

500 mg/L Sau khi cấy mẫu vào môi trường, giữ mẫu ở nhiệt độ 24 ± 2 o C

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, 50 hạt/bình

▪ Thời gian nuôi cấy: 6 tuần

▪ Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng cây con được tạo thành và chiều cao cây

2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật BA đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro

▪ Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ BA tối ưu nhất, phù hợp nhất để bổ sung vào môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L nhằm tạo ra số lượng chồi Dâu tây nhiều nhất

▪ Bố trí thí nghiệm: Mẫu cấy được đặt vào môi trường MS + casein hydrolysate

500 mg/L có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật BA với các nồng độ thay đổi như sau:

Bảng 2.3 : Tạo chồi trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L được bổ sung các nồng độ BA thay đổi

Tên nghiệm thức Nồng độ BA (mg/L) Đối chứng 0

Mỗi mẫu chồi Dâu tây với chiều cao 2 cm cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L bổ sung với các nồng độ BA thay đổi: 0,25 mg/L, 0,5 mg/L, 0,75 mg/L, 1 mg/L, 1,25 mg/L, 1,5 mg/L, 1,75 mg/L Sau khi cấy mẫu vào môi trường, giữ mẫu ở nhiệt độ 24 ± 2 o C

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, 3 mẫu trên 1 bình

▪ Thời gian theo dõi: 8 tuần sau khi cấy

▪ Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng chồi được tạo thành và chiều cao chồi

2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nước dừa đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro

▪ Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ nước dừa tối ưu nhất, phù hợp nhất để bổ sung vào môi trường MS + casein hdrolysate 500 mg/L nhằm tạo ra số lượng chồi Dâu tây nhiều nhất

▪ Bố trí thí nghiệm: Mẫu Dâu tây được cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L có bổ sung nước dừa với các nồng độ thay đổi như sau:

Bảng 2.4 : Tạo chồi trên môi trường MS + casein hydrolysate được bổ sung nước dừa với các nồng độ khác nhau

Nước dừa Nồng độ (ml/L) Đối chứng (BA1,25) 1,25

Mỗi mẫu chồi Dâu tây với chiều cao 2 cm cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate bổ sung với các nồng độ nước dừa thay đổi: từ 0,625 – 4,375% Sau khi cấy mẫu vào môi trường, giữ mẫu ở nhiệt độ 24 ± 2 o C

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, 3 mẫu trên 1 bình

▪ Thời gian theo dõi: 8 tuần sau khi cấy

▪ Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng chồi được tạo thành và chiều cao chồi

2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết đậu nành đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro

▪ Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nồng độ dịch chiết đậu nành tối ưu nhất, phù hợp nhất để bổ sung vào môi trường MS + casein hydrolysate nhằm tạo ra số lượng chồi Dâu tây nhiều nhất

▪ Bố trí thí nghiệm: Mẫu Dâu tây được cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate có bổ sung dịch chiết đậu nành với các nồng độ thay đổi như sau:

Bảng 2.5 : Tạo chồi trên môi trường MS + casein hydrolysate được bổ sung dịch chiết đậu nành với các nồng độ khác nhau

Dịch chiết đậu nành Nồng độ (ml/L) Đối chứng (BA1,25) 1,25

Mỗi mẫu chồi Dâu tây với chiều cao 2 cm cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate bổ sung với các nồng độ dịch chiết từ đậu nành thay đổi: từ 0,625 – 5% Sau khi cấy mẫu vào môi trường, giữ mẫu ở nhiệt độ 24 ± 2 o C

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, 3 mẫu trên 1 bình

▪ Thời gian theo dõi: 8 tuần sau khi cấy

▪ Chỉ tiêu đánh giá: Số lượng chồi được tạo thành và chiều cao chồi

2.2.5 Thí nghiệm 5: Giải phẫu rễ, thân, lá của cây Dâu tây in vitro dưới kính hiển vi quang học

▪ Mục đích thí nghiệm: So sánh hình thái, cấu trúc cơ quan sinh dưỡng cây Dâu tây in vitro và cây Dâu tây ngoài tự nhiên

▪ Bố trí thí nghiệm: Mẫu Dâu tây được giải phẫu và nhuộm bằng thuốc nhuộm đỏ carmin, xanh iod; sau đó được đặt dưới kính hiển vi quang học và quan sát dưới vật kính 4 x 10

Hình 2.3 Sơ đồ nhuộm mẫu bằng đỏ carmin, xanh iod

▪ Thời gian thực hiện: 6 tuần

▪ Chỉ tiêu đánh giá: Hình thái, cấu trúc cơ quan sinh dưỡng

Mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần

Kết quả thí nghiệm xử lý số liệu bằng phần mềm Stagraphics Plus 3.0 Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05 phân hạng Duncan.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tạo cây con vô trùng từ nguồn vật liệu ban đầu (hạt được tách từ quả Dâu tây tươi)

Hạt dâu tây được cấy vào môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L đã nảy mầm (Hình 3.1)

Sau 6 tuần nuôi cấy, trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L đã tạo được cây con vô trùng có đủ điều kiện để tiến hành khảo sát (Hình 3.2)

Hình 3.1 Cây con vô trùng

Hình 3.2 Cây Dâu tây in vitro sau 6 tuần nuôi cấy

Hình 3.5 Cây Dâu tây in vitro sau 6 tuần nuôi cấy1 cm

3.2 Sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật BA đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro

Sau thời gian nuôi cấy 8 tuần, chồi đơn của Dâu tây in vitro trên các nghiệm thức trong môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L kết hợp với các nồng độ

BA thay đổi khác nhau cho thấy các tác động kích thích lên sự thay đổi hình thái về số chồi và chiều cao chồi ở từng nghiệm thức (Hình 3.3) (Bảng 3.1) Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa Ở nghiệm thức đối chứng, cây không sử dụng BA nhưng vẫn mọc chồi, tuy nhiên số chồi còn thấp và không hiệu quả cho việc nhân giống Ở nghiệm thức BA1,25 (MS + casein hydrolysate 500 mg/L + BA 1,25 mg/L) cho thấy rằng lượng chồi được hình thành, chiều cao chồi và cây đều cao nhất (13 chồi và 9,57 cm) so với các nồng độ BA khác cùng khảo sát và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại trong cùng điều kiện và thời gian 8 tuần nuôi cấy

Bảng 3.1 : Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L được bổ sung BA với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy

Nghiệm thức Số chồi Chiều cao (cm) Trạng thái chồi Đối chứng 4,67 d 5,50 d Chồi thấp

Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05

BA0: Đối chứng BA1: 1 mg/L

So sánh kết quả số lượng chồi của thí nghiệm 2 với kết quả thí nghiệm của Bùi Thị Thu Hằng và cs (2017), cho thấy có sự không tương đồng về số lượng chồi Thí nghiệm của Bùi Thị Thu Hằng và cs (2017) kết quả cho thấy số lượng chồi tạo ra ở môi trường bổ sung BA 0,6 mg/L, số lượng chồi nhiều nhất (6,75 chồi/mẫu) Tuy lượng BA (1,25 mg/L) sử dụng cao hơn gấp đôi nhưng số chồi (13 chồi/mẫu) tạo ra trong thí nghiệm này cũng cao hơn Điều này cho thấy, ở nghiệm thức BA1,25 (MS + casein hydrolysate 500 mg/L + BA 1,25 mg/L) cho lượng chồi được hình thành, chiều cao chồi và cây đều cao nhất (13 chồi và 9,57 cm) so với các nồng độ BA khác cùng khảo sát, cùng điều kiện và thời gian nuôi cấy

Hình 3.3 Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L dược bổ sung BA với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy

3.3 Sự ảnh hưởng của nước dừa đến quá trình nhân nhanh chồi Dâu tây in vitro

Sau thời gian nuôi cấy 8 tuần, chồi đơn của Dâu tây in vitro trên các nghiệm thức trong môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L kết hợp với các nồng độ nước dừa thay đổi khác nhau cho thấy các tác động kích thích lên sự thay đổi hình thái về số chồi và chiều cao chồi ở từng nghiệm thức (Hình 3.4) (Bảng 3.2) Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa

Nghiệm thức ND0,4375 (MS + casein hydrolysate 500 mg/L + nước dừa 43,75 ml/L) cho thấy

Số lượng chồi được hình thành là 9,33 chồi ít hơn so với nghiệm thức Đối chứng (BA1,25) là 13 chồi, nghiệm thức này có sự thay đổi khác biệt so với Nghiệm thức Đối chứng (BA1,25)

Chiều cao chồi của nghiệm thức là cao nhất với 9,73 cm, cao hơn nghiệm thức Đối chứng (BA1,25) là 9,57 cm và so với các nồng độ nước dừa khác cùng khảo sát và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại trong cùng điều kiện và thời gian 8 tuần nuôi cấy

Bảng 3.2 :Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L và được bổ sung nước dừa với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy

Nghiệm thức Số chồi Chiều cao (cm) Trạng thái chồi Đối chứng (BA1,25) 13,00 a 9,57 ab Chồi cao

ND0,625 8,00 bc 8,13 c Chồi trung bình

ND3,125 5,33 de 8,4 c Chồi trung bình

ND3,75 7,33 bcd 8,73 bc Chồi trung bình

Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 (P

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giống Dâu Tây New Zealand - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 1.1. Giống Dâu Tây New Zealand (Trang 15)
Hình 1.3. Một số chất điều hòa tăng trưởng thuộc cytokinin - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 1.3. Một số chất điều hòa tăng trưởng thuộc cytokinin (Trang 30)
Bảng 2.1 : Thành phần môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Bảng 2.1 Thành phần môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) (Trang 36)
Bảng 2.2 : Thành phần vitamin Morel - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Bảng 2.2 Thành phần vitamin Morel (Trang 37)
Hình 2.1. Quả Dâu tây Hình 2.2. Hạt Dâu tây - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 2.1. Quả Dâu tây Hình 2.2. Hạt Dâu tây (Trang 37)
Bảng 2.3 : Tạo chồi trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L được bổ  sung các nồng độ BA thay đổi - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Bảng 2.3 Tạo chồi trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L được bổ sung các nồng độ BA thay đổi (Trang 38)
Hình 3.2. Cây Dâu tây in vitro sau 6 tuần nuôi cấy - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 3.2. Cây Dâu tây in vitro sau 6 tuần nuôi cấy (Trang 44)
Hình 3.1. Cây con vô trùng - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 3.1. Cây con vô trùng (Trang 44)
Hình 3.3. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500  mg/L dược bổ sung BA với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 3.3. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L dược bổ sung BA với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy (Trang 46)
Bảng 3.2 :Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500  mg/L và được bổ sung nước dừa với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Bảng 3.2 Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L và được bổ sung nước dừa với các nồng độ khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy (Trang 47)
Hình 3.4. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + 500 mg/L casein  hydrolysate được bổ sung các nồng độ nước dừa khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 3.4. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + 500 mg/L casein hydrolysate được bổ sung các nồng độ nước dừa khác nhau sau 8 tuần nuôi cấy (Trang 48)
Hình 3.5. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein  hydrolysate 500 mg/L được bổ sung dịch chiết đậu nành với các nồng độ - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
Hình 3.5. Tạo chồi từ chồi in vitro trên môi trường MS + casein hydrolysate 500 mg/L được bổ sung dịch chiết đậu nành với các nồng độ (Trang 49)
3.5  Hình thái, cấu trúc các cơ quan sinh dưỡng cây Dâu tây in vitro và  ngoài tự nhiên dưới kính hiển vi quang học - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
3.5 Hình thái, cấu trúc các cơ quan sinh dưỡng cây Dâu tây in vitro và ngoài tự nhiên dưới kính hiển vi quang học (Trang 50)
3.5.2  Hình thái, cấu trúc Thân Dâu tây ngoài tự nhiên và thân Dâu tây in vitro - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
3.5.2 Hình thái, cấu trúc Thân Dâu tây ngoài tự nhiên và thân Dâu tây in vitro (Trang 51)
3.5.3  Hình thái, cấu trúc lá Dâu tây ngoài tự nhiên và lá Dâu tây in vitro - khảo sát ảnh hưởng của các loại dịch chiết tự nhiên đến sự tạo chồi in vitro từ hạt cây dâu tây fragaria ananassa l
3.5.3 Hình thái, cấu trúc lá Dâu tây ngoài tự nhiên và lá Dâu tây in vitro (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN