BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: KHẢO SÁTNỒNG ĐỘGLUCOSE MÁU ĐÓI VÀ HBA1C TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN T
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là đái tháo đường và được phát hiện lần đầu tiên
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và không có trong tiêu chuẩn loại trừ
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa
Theo ADA năm 2015, bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường khi thỏa mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau, trong đó tiêu chuẩn 1, 2, 3 làm lại 2 lần nếu có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng [25]
- Tiêu chuẩn 1: HbA1c ≥ 6,5% Xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp được NGSP (National Glycohemoglobin Standardization Program) và tiêu chuẩn đánh giá DCCT
- Tiêu chuẩn 2: glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l Tức là không cung cấp năng lượng ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm
- Tiêu chuẩn 3: glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháo dung nạp glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l Xét nghiệm phải được thực hiện theo tiếu chuẩn WHO
- Tiêu chuẩn 4: glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l có kèm theo các triệu chứng tăng glucose máu điển hình hoặc triệu chứng của cơn tăng glucose máu cấp
Mặc dù theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của ADA chỉ cần thỏa mãn
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, chỉ cần đáp ứng một trong bốn điều kiện là đủ để kết luận bệnh nhân mắc bệnh Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện cả hai xét nghiệm nồng độ glucose máu lúc đói và chỉ số HbA1c để tăng độ chính xác trong chẩn đoán.
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường
- Bệnh nhân đang mang thai
- Bệnh nhân mắc bệnh về máu
- Bệnh nhân suy thận, bệnh gan nặng
- Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa protein
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng kèm theo
- Bệnh nhân có huyết tán
- Bệnh nhân có bệnh nội tiết khác
- Bệnh nhân mới được truyền máu
- Nồng độ hemoglobin dưới ngưỡng bình thường (nam < 13 g/dl, nữ < 12 g/dl)
- Bệnh nhân có dùng một số thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose máu đói hay chỉ số HbA1c
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 18/02/2019 đến ngày 25/05/2019 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chọn bệnh vừa mới được chẩn đoán đái tháo đường lần đầu tiên và có đủ tiêu chuẩn được chẩn đoán là đái tháo đường Bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
Bệnh nhân không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ nêu trên
2.3.2 Phương pháp thu nhận thông tin Điều tra và thu thập thông tin những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và phù hợp với tiêu chí chọn lựa
- Tuổi: được tính bằng năm Đối tượng nghiên cứu được chia làm 4 nhóm tuổi theo thang tuổi FINDRISC tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2 chưa được chẩn đoán: dưới 45 tuổi, từ 45 đến 54 tuổi, từ 55 đến 64 tuổi và trên 64 tuổi
- Giới tính: có hai biến là nam và nữ
- Nghề nghiệp: là nghề mà bệnh nhân đang làm hoặc bệnh nhân mất sức lao động
- Tiền sử gia đình: có 2 giá trị có hoặc không Có là khi bệnh nhân có cha, mẹ, anh, chị, em mắc bệnh đái tháo đường
- Các thói quen trong cuộc sống như hút thuốc lá, hoạt động thể dục thể thao, ăn uống chất ngọt thường xuyên, sử dụng thức uống có cồn
- Các chỉ số sức khỏe khác:
BMI: được tính theo công thức BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)] 2 Đánh giá cân nặng: Sử dụng cân điện tử Akiko TZ120 có gắn thước đo chiều cao Cân đặt tại vị trí ổn định, bệnh nhân đi chân trần, không cầm bất cứ vật dụng gì Mức cân từ 0,5 kg đến 120kg Đánh giá chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng người, hai gót chân sát mặt sau của cân, mắt nhìn về phía trước, kéo thước đo gắn sẵn trên cân qua khỏi đỉnh đầu sau đó dần dần hạ xuống cho đến khi chạm đỉnh đầu, kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm Đánh giá tình trạng béo phì thông qua chỉ số BMI, theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á năm 2004 [63]: BMI < 18,5: gầy, BMI từ 18,5 đến 22,9: bình thường và BMI ≥ 23: thừa cân, béo phì
Số đo vòng bụng: sử dụng thước dây không dãn Yêu cầu đối tượng đứng thẳng, mặc quần áo thật mỏng, hai chân đứng cách đều nhau 10 cm, trọng lượng phân bố đều Vòng bụng được đo ngang rốn Đơn vị đo là centimet (cm) Theo tiêu chuẩn WHO 2002 về vòng bụng người Châu Á thì bòng bụng nam ≥ 90 cm và nữ ≥
80 cm được xem là béo bụng hay béo phì kiểu trung tâm [11]
2.3.3 Phương pháp định lượng chỉ số hóa sinh
Những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu phải đảm bảo thực hiện các điều kiện đưa ra tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
Nhịn đói trước đó ít nhất 8 giờ
Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống EDTA để định lượng HbA1c Lấy thêm 2 ml máu vào ống Chimgly chuyên dụng chứa NaF và Heparin để xét nghiệm đường huyết có chứa chất chống đông, đảm bảo đường huyết không thay đổi trong vòng 36 - 48 giờ sau khi lấy máu.
2.3.4 Phương pháp định lượng glucose máu đói và chỉ số HbA1c
Các xét nghiệm sinh hóa tại Phòng Xét nghiệm Sinh Hóa – Miễn Dịch Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, TP.HCM tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn và chỉ số bình thường được áp dụng tại bệnh viện, đảm bảo chất lượng và độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose máu đói (G0): bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch khoảng
1 ml vào buổi sáng lúc nhịn đói ít nhất 8 giờ để định lượng glucose huyết thanh bằng phương pháp hexokinase trên hệ thống máy sinh hóa tự động Mindray BS-
800 Tuy nhiên, trước khi mẫu được sử dụng phải qua bước ly tâm 4000 vòng/phút trong vòng 5 phút ở máy ly tâm Centrifuge Eppendorf 5702 để thu nhận phần huyết thanh trong mẫu máu
Xét nghiệm được tiến hành theo nguyên lý sau: glucose bị phosphoryl hóa bởi hexokinase cùng với sự hiện diện của adenosine triphosphate (ATP) và các ion
Mg 2+ tạo thành glucose-6-phosphate và adenosine diphosphate (ADP) Glucose -6- phosphate dehyrogenase (G6PDH) oxy hóa đặc hiệu glucose-6-phosphate tạo thành gluconate-6-phosphate cùng với sự giảm đồng thời của nồng độ NAD+ để tạo NADH Sự gia tăng độ hấp thụ của NADH được đo ở bước sóng 340nm tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong mẫu đo Giá trị bình thường: 3,5 - 6,0 mmol/l
Glucose + ATP glucose-6-phosphate + ADP
Glucose-6-phosphate + NAD+ gluconate-6-phosphat + NADH + H +
Xét nghiệm HbA1c: bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch khoảng 1ml xác định chỉ số HbA1c Áp dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) trên máy đo HbA1c G8-Toshoh Phương pháp HPLC được thực hiện dựa theo nguyên lý sau: mẫu được pha động (dung môi hữu cơ) dẫn qua cột sắc ký chứa pha tĩnh dưới áp suất cao Tùy thuộc vào ái lực của chất phân tích với pha tĩnh mà thời gian lưu lại khác nhau Kết quả được xác định bằng thời gian lưu (thời gian khi bơm mẫu và đến khi mẫu phân tích được tách ra khỏi pha tĩnh) và diện tích pic tạo ra Mỗi chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau và nồng độ khác nhau sẽ tạo ra pick có diện tích khác nhau Với kỹ thuật này có thể tách riêng từng loại HbA ra và định lượng được nồng độ của chúng một cách chính xác Giá trị bình thường: 4,0% - 6,4%
2.3.5 Thu thập, xử lý số liệu:
- Tìm kiếm và đọc những tài liệu liên quan đến nghiên cứu
- Chuẩn bị các vật liệu cho nghiên cứu
- Chọn đối tượng cần cho nghiên cứu
- Thu thập các chỉ số: tuổi, giới tính, glucose máu đói và HbA1c
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20
- Thống kê mô tả tình hình chung của số liệu nghiên cứu và tính toán kết quả dựa trên giá trị trung bình và tỷ lệ %
- So sánh các giá trị trung bình bằng phép thử T-test và so sánh tỷ lệ % bằng phép thử Chi bình phương
- Xác định mối tương quan giữa hai đại lượng với hệ số tương quan r:
|r| > 0,7: tương quan rất chặt chẽ
|r| = 0,5 – 0,7: tương quan khá chặt chẽ
|r| = 0,3 – 0,5: tương quan mức độ vừa
|r| < 0,3: rất ít tương quan r dương: tương quan thuận r âm: tương quan nghịch
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 : Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
Thấp nhất Cao nhất Trung bình p- value = 0,043 < 0,05
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.1, với số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu là
64 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân lớn tuổi nhất là 84 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 26 tuổi Đối với kiểm định t, p-value = 0,043 < 0,05 , có thể kết luận sự khác biệt về tuổi trung bình của hai giới có ý nghĩa thống kê
Biểu đồ 3 1 Tỉ lệ phân bố theo giới
Bảng 3.2 : Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi và giới
Nhận xét: Từ bảng kết quả 3.2, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nam giới cũng như nữ giới tăng theo độ tuổi Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm ≥ 65 tuổi là cao nhất, 26 bệnh nhân trên tổng số 64 bệnh nhân (tương đương vói 40,6%) Với độ tuổi < 45 tuổi, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường là thấp nhất, 4 bệnh nhân trong tổng số
64 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (tương đương chiếm 6,3%) Nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 55 – 64 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (31,3%) cao hơn nhóm từ 45 – 54 tuổi (21,9%)
3.1.2 Kết quả các chỉ số nghiên cứu
3.1.2.1 Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán
Bảng 3.3: Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.2, ta nhận thấy có 62,5% bệnh nhân với kết quả xét nghiệm glucose máu đói làm lần 1 và lần 2 ≥ 7 mmol/l và chỉ số HbA1c ≥ 6,5%
Có 17,2% bệnh nhân có glucose máu đói làm lần 1 và lần 2 ≥ 7 mmol/l nhưng lại có chỉ số HbA1c < 6,5% Ngoài ra còn có 20,3% bệnh nhân có glucose máu đói làm lại lần 2 < 7,0 mmol/l nhưng chỉ số HbA1c ≥ 6,5%
3.1.2.2 Nồng độ trung bình của G 0 và HbA1c
Bảng 3.4 : Nồng độ trung bình của G 0 và HbA1c
Nữ (N9) Nam (N%) Chung (Nd) p-value
HbA1c (%) 7,93 ± 2,14 8,8 ± 2,38 8,27 ± 2,26 0,134 > 0,05 Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.4, ta thấy nồng độ trung bình của G 0 = 9,70 ± 4,30 mmol/l tương ứng với nồng độ trung bình của HbA1c = 8,27 ± 2,26% Qua kiểm định t, ta nhận thấy sự khác biệt về nồng độ Go và HbA1c giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê (p-value > 0,05)
Bảng 3.5 : Đặc điểm HbA1c th eo G 0
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.5, có 3,1% bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có chỉ số HbA1c < 5,7%, tức là HbA1c ở mức bình thường, 14,06% bệnh nhân có chỉ số HbA1c ở mức tiền đái tháo đường Có 82,84% bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn glucose máu đói ≥ 7,0 mmol/l tương ứng với chỉ số HbA1c ≥ 6,5%
Biểu đồ 3.2 : Phân loại chỉ số HbA1c Bảng 3.6: Nồng độ trung bình HbA1c theo G 0
Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy nồng độ trung bình của HbA1c tăng khi nồng độ G 0 tăng Với nồng độ 7,0 ≤ G 0 < 8,0 mmol/l thì nồng độ HbA1c trung bình là 7,17 ± 1,04 %, khi G0 ≥ 8,0 mmol/l thì nồng độ trung bình của HbA1c là 10,1 ± 2,57 %
Bảng 3.7 : Hệ số tương quan giữa HbA1c và G 0
Biểu đồ 3.2 : Mối tương quan giữa HbA1c và G 0
Nhận xét: Từ bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy có sự tương quan rất chặt chẽ giữa chỉ số HbA1c và nồng độ glucose máu đói với r = 0,76 và p < 0,01 Phương trình thể hiện mối tương quan giữa HbA1c và glucose máu đói là: y = 0,402x + 4,371
3.1.3 Một số yếu tố liên quan
3.1.3.1 Yếu tố liên quan về dân số học
Bảng 3.8 : Yếu tố liên quan về dân số học, tiền sử gia đình Đặc điểm n %
Mất sức lao động 38 59,4 Đang có nghề nghiệp 26 40,6
Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn đáng kể ở nữ giới (60,9%) so với nam giới (39,1%), đặc biệt gia tăng ở người cao tuổi với tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi trên 65 (40,6%) Trong số các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mất sức lao động cao hơn so với nhóm có nghề nghiệp (59,4% so với 40,6%) Đáng chú ý, chỉ có 7,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh, trong khi phần lớn (92,2%) không có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.
3.1.3.2 Yếu tố về thói quen trong cuộc sống
Bảng 3.9 : Thói quen sinh hoạt của những đối tượng nghiên cứu
Thói quen n % Ăn uống chất ngọt Thường xuyên 17 26,6
Hoạt động thể thao Thường xuyên 19 29,7
Hút thuốc lá Thường xuyên 30 46,9
Uống rượu bia Thường xuyên 31 48,4
Nhận xét: Theo bảng 3.9, có 17 trong tổng số 64 đối tượng nghiên cứu sử dụng chất ngọt thường xuyên trong các bữa ăn chiếm 26,6% Có 70,3% đối tượng hạn chế trong việc tập thể dục thể thao Ngoài ra, vấn đề hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích cũng chiếm tỉ lệ cao, có 46,9% đối tượng hút thuốc lá thường xuyên và 48,4% đối tượng thường xuyên có thói quen sử dụng chất có cồn Qua khảo sát cho thấy rằng những thói quen như sử dụng nhiều chất ngọt, ít luyện tập thể dục thể thao, sử dụng thuốc lá và thức uống có cồn đều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường
3.1.3.3 Về các chỉ số sức khỏe
Bảng 3.10 : Trị số trung bình BMI theo giới tính
BMI (kg/m 2 ) 20,64 ± 2,14 19,59 ± 2,02 20 ± 2,12 0,051 > 0,05 Nhận xét: thông qua số liệu của bảng 3.10 ta nhận thấy, trị số BMI trung bình ở nữ giới là 19,59 ± 2,02 kg/m 2 , ở nam giới là 20,64 ± 2,14 kg/m 2 , và trị số BMI trung bình ở cả hai giới là 20 ± 2,12 kg/m 2 Sự khác biệt về BMI trung bình ở cả hai giới không có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.11 : Đánh giá tình trạng thể trạng theo BMI
Biểu đồ 3.3 : Phân bố BMI của các đối tượng
Nhận xét: Theo bảng 3.11 và biểu đồ 3.4 ta thấy, đối tượng có thể trạng gầy có tỉ lệ thấp nhất (chiếm 20,3%), đối tượng nghiên cứu có thể trạng bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (51,6%) và có 28,1% bệnh nhân có thể trạng béo phì
Bảng 3.12 : Phân bố giá trị trung bình vòng bụng của các đối tượng
Vòng bụng trung bình (cm)
Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.12, vòng bụng trung bình của nam là 81,4 ± 8,7 cm, ở nữ là 81,6 ± 3,4 cm, điều này thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì kiểu trung tâm ở nữ
Bảng 3.13 : Tỉ lệ béo bụng của các đối tượng
Thừa cân Bình thường Gầy
Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.13 ta thấy, tỉ lệ béo bụng ở nam giới là 15,6%, tức là có 10 bệnh nhân có tình trạng béo bụng trên tổng số 64 bệnh nhân Ở nữ giới, tỉ lệ béo bụng chiếm đa số hơn nam giới, có 23 bệnh nhân trên tổng số 64 bệnh nhân bị béo bụng, tương ứng với 35,9%
3.1.4 Mối tương quan giữa HbA1c với BMI, số đo vòng bụng
Bảng 3.14 : Tương quan giữa HbA1c với các chỉ số
Nhận xét: Không có mối tương quan giữa HbA1c với BMI và số đo vòng bụng (p > 0,05)
BÀN LUẬN
Nghiên cứu với cỡ mẫu là 64 bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường được chia thành 3 nhóm tuổi: nhóm < 45 tuổi, nhóm từ 45 – 65 tuổi và cuối cùng là nhóm > 65 tuổi Theo thống kê ở bảng 3.1, độ tuổi trung bình của tuổi nam nằm ở mức 58,0 ± 11,32 tuổi và ở nữ có độ tuổi trung bình là 63,97 ± 11,27 tuổi, trong đó độ tuổi trung bình chung của cả hai giới là 61,64 ± 11,58 tuổi Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 84 tuổi và bệnh nhân thấp tuổi nhất là 26 tuổi
Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Anh Dũng trên 142 bệnh nhân đái tháo đường nhập viện lần đầu tiên ở Bệnh viện Trung Ương Huế, tuổi trung bình của các bệnh nhân này là 66,04 ± 15,28 tuổi [14], kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Dũng tương đương với kết quả trong nghiên cứu này Tuy nhiên, trong nghiên cứu của ông Tạ Văn Bình, tuổi trung bình phát hiện đái tháo đường là 50,0 ± 10 tuổi [4]
Do sự khác biệt về cỡ mẫu, giới hạn độ tuổi được lựa chọn để nghiên cứu nên dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả của tác giả Tạ Văn Bình với kết quả nghiên cứu mà tôi đưa ra
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng tăng cao theo độ tuổi ở cả nam và nữ Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm người trên 45 tuổi, lên tới 92,17% Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe và tầm soát bệnh đái tháo đường khi tuổi tác ngày càng cao.
65 tuổi cũng chiếm tỉ lệ khá cao (32,8%) Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác, đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở những người đứng tuổi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao [7] Những kết quả trên cho thấy số người mắc bệnh đái tháo đường tỉ lệ thuận theo độ tuổi, điều đó chứng tỏ sự chuyển hóa đường trong cơ thể thay đổi theo độ tuổi Ngoài ra, có một số người trẻ tuổi vẫn mắc bệnh đái tháo đường, có thể nguyên nhân là do một số yếu tố như sự mất cân bằng trong dinh dưỡng hằng ngày, ít vận động, khối lượng mỡ tăng dẫn đến tăng kháng insulin ngoại biên,…
3.2.1.2 Về giới tính Ở bài nghiên cứu này, nam gồm 25 bệnh nhân, chiếm 39,1% và nữ có 39 bệnh nhân, chiếm 60,9%
Tỷ lệ bệnh nhân nữ và nam trong nghiên cứu này là 1,6/1 Một số nghiên cứu ở Mỹ về tỷ lệ đái tháo đường nữ cao hơn nam, điều này phù hợp với với kết quả đã nêu trên Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Rathmann W., Haastert B., Icks A., Lowel H., và các cộng sự đã nghiên cứu tỉ lệ bệnh nhân mới chẩn đoán đái tháo dường tại Đức có tỉ lệ nam (51%) cao hơn nữ (49%) [45] Sự khác biệt về cỡ mẫu, khác biệt về tỷ lệ giũa nam và nữ còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như thói quen sinh hoạt, ăn uống, sự vận động và điều kiện sống, về chủng tộc và về gen
3.2.2 Về các chỉ số nghiên cứu
3.2.2.1 Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán
Dựa và kết quả ở bảng 3.3, có 17,2% bệnh nhân có chỉ số HbA1c < 6,5% và có 20,3% bệnh nhân có nồng độ glucose máu đói làm lại lần 2 < 7,0 mmol/l Nếu chỉ dựa vào nồng độ glucose máu đói để chẩn đoán đái tháo đường thì nghiên cứu này sẽ bỏ sót 20,3% bệnh nhân Còn nếu chỉ sử dụng HbA1c để chẩn đoán thì có 17,2% bệnh nhân chưa đủ điều kiện để chẩn đoán là đái tháo đường Vì vậy với việc kết hợp giữa HbA1c và glucose máu đói, tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường sẽ tăng thêm
Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm khác nhau Ưu điểm của việc xét nghiệm glucose máu đói là chi phí thấp, thuận tiện, dễ thực hiện với tất cả các cơ sở y tế với máy sinh hóa tự động hay bán tự động Theo điều tra NHANES III đã chứng minh rằng chỉ có 70,4% bệnh nhân có glucose máu khi đói ≥ 126 mg/dl trong lần xét nghiệm thứ nhất và với lần xét nghiệm thứ 2 cách đó 2 tuần thì vẫn có trị số glucose máu đói ≥ 126 mg/dl [48] Glucose huyết khi đói còn thay đổi hằng ngày trên cùng một cá thể và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, việc sử dụng thuốc làm thay đổi đường huyết cũng như tình trạng căng thẳng thoải mái của cá nhân đó Vấn đề nhịn đói 8h trước khi xét nghiệm cũng khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái Glucose huyết sẽ giảm từ
Mức glucose trong máu thường giảm 5 – 7% mỗi giờ do quá trình phân giải glucose Tuy nhiên, khi sử dụng ống chứa máu Chimgly để hạn chế sự phân giải này, một số phòng thí nghiệm không sử dụng ống này dẫn đến giá trị xét nghiệm glucose máu lúc đói có thể giảm từ 126 mg/dl xuống chỉ còn khoảng 110 mg/dl sau 2 giờ lưu giữ ở nhiệt độ phòng.
Xét nghiệm HbA1c giúp theo dõi lượng đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua, tiện lợi hơn xét nghiệm glucose máu lúc đói vì không cần nhịn ăn Kết quả HbA1c không bị ảnh hưởng bởi stress, dinh dưỡng hoặc thuốc, nên được coi là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán đái tháo đường Tuy nhiên, xét nghiệm HbA1c đòi hỏi thiết bị chuyên dụng, chi phí cao, có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác, chủng tộc và cần tuân thủ chặt chẽ quy trình chuẩn hóa.
Vấn đề sử dụng HbA1c trong tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều ý kiến tranh luận Khuyến cáo cập nhật gần đây của Hiệp hội Đái tháo đường và Nội tiết Việt Nam (VADE) cũng đề nghị sử dụng tiêu chí này một cách thận trọng để chẩn đoán đái tháo đường do xét nghiệm này chưa được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn xét nghiệm trong các nghiên cứu DCCT và UKPDS
Trong nghiên cứu nồng độ glucose máu đói và HbA1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường của Wenyu Wang, Elisa T Lê, Barbara V Howard và cộng sự (2014) đã cho kết quả HbA1c ≥ 6,5% thì xác định được 54% ca có G0 ≥ 7,0 mmol/l Trong khi đó, G0 xác định được 89% trong những người chẩn đoán đái tháo đường bằng HbA1c Khi sử dụng G 0 một mình thì xác định được tới 94% trường hợp của tất cả các chẩn đoán G0 và HbA1c Còn nếu sử dụng một mình HbA1c trong chẩn đoán thì phát hiện 57% trường hợp Nhóm tác giả đã kết luận rằng việc sử dụng HbA1c một mình trong sàng lọc lại xác định được ít hơn khi sử dụng glucose máu đói một mình Việc kết hợp cả hai phương pháp HbA1c và glucose máu đói đem lại kết quả xác định được một lượng lớn các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường [60]
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Hữu Dũng (2014) nghiên cứu tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Độ nhạy trong chẩn đoán đái tháo đường dựa vào HbA1c ≥ 6,5% là 89,9%, trong khi đó, nếu chỉ sử dụng tiêu chí G0 ≥ 7,0 mmol/l sẽ cho độ nhạy cảm thấp hơn là 78,3% Và độ nhạy trong chẩn đoán đái tháo đường nếu sử dụng cả hai tiêu chí G0 ≥ 7,0 mmol/l và HbA1c ≥ 6,5% thì sẽ cho kết quả cao nhất 92,4% [13]
Qua những dẫn chứng trên, có thể nhận thấy rằng việc sử dụng kết hợp các xét nghiệm một cách linh hoạt trong chẩn đoán sẽ góp một phần nào đó làm giảm chi phí và thời gian đi lại của bệnh nhân, rút ngắn thời gian xét nghiệm và đặc biệt tránh bỏ sót một số trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác bệnh tình của mình
3.2.2.2 Nồng độ glucose máu đói
Nồng độ glucose máu đói trung bình của mẫu nghiên cứu là 9,70 ± 4,30 mmol/l, trong đó nam là 10,30 ± 4,55 mmol/l và nữ là 9,32 ± 4,15 mmol/l Sự khác biệt về nồng độ glucose máu đói giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Kết quả có giá trị tương đương với kết quả nghiên cứu của M W Spijkerman và cộng sự (2003) trên đối tượng mới phát hiện đái tháo đường là 9,0 ± 1,35 mmol/l [54] Tuy nhiên, kết quả trung bình glucose máu lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Kim Cúc (2010) ở 82 bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường ở Bệnh viện Trung Ương Huế có nồng độ glucose máu đói trung bình là 10,88 ± 2,57 mmol/l [8] Sự khác biệt giữa hai nghiên cứu có lẽ do sự khác nhau của thời gian, sự tiến triển bệnh ở nghiên cứu của Đinh Thị Kim Cúc (2010) đã kéo dài lâu hơn so với các đối tượng trong nghiên cứu này, cho đến khi xét nghiệm thì bệnh của họ đã tiến triển mạnh hơn nên nồng độ glucose máu đói cũng cao hơn tại thời điểm xét nghiệm